Kinh Pháp Hoa nói:
Vào trong tháp miếu có thờ Phật tượng mà niệm một tiếng “Nam mô Phật” hay đưa tay lên hoặc cúi đầu xuống để tỏ lòng cung kính, đều được thành Phật.
Thế cho nên khi vào Phật điện cần phải nghiêm trang cung kính, không được mang đồ vật theo, và trông qua ngó lại, hoặc nói cười, khạc nhổ, nương tựa và ngồi nằm… Khi lễ Phật phải hết lòng chăm chú cho tỉnh thành để quán xét, không đặng thô tháo. Lúc đi nhiễu Phật phải đi quanh về phía phải (tay mặt), nhiễu tháp cũng thế.
Ngày xưa, khi Phật còn tại thế có một người dòng Phạm Chí tên Tu Bạt Đà La 120 tuổi ở ngoài thành Câu Thi Na tu theo ngoại đạo, chứng được năm phép thần thông và đặng phép định “Phi phi tưởng” thông minh đa trí, nhưng chưa xả được lòng kiêu mạn. Bấy giờ nghe đức Phật nhập Niết bàn lần đến thăm, nghe Phật thuyết pháp. Ông nhận rõ đặng lý đạo nhiệm mầu, liền chứng quả A La Hán. Đây là một vị đệ tử sau rốt của Phật. Nhắc lại khi ông Tu Bạt Đà La xin vào hầu Phật, ngài A Nan không cho, đức Phật xem biết ông này có căn lành tu hành trong nhiều kiếp lâu xa về trước, thường làm ông tiều đốn củi trên núi, cọp rượt, ông sợ hãi nhảy thót lên cây chỉ niệm một tiếng Nam mô Phật mà cũng chưa hết câu. Từ đó trải qua vô lượng kiếp cho đến ngày nay còn được gặp Phật độ cho.
Xem đây, thì sự niệm Phật hằng ngày của chúng ta nếu lòng thành không lui sụt thì chắc chắn được Phật độ và thành Phật không sai.
Trích GIÁO KHOA THƯ
Soạn giả : Cư sĩ THIỆN NHƠN (Người Trung Hoa)
Đính chánh : Ngài THÁI HƯ ĐẠI SƯ
Dịch giả : Tỳ Kheo THÍCH HÀNH TRỤ
Kính gửi các bạn đồng tu!
Theo Tâm Hoa được biết Thầy Thích Giác Nhàn chuẩn bị có chương trình hoằng pháp tại Mỹ.
CHƯƠNG TRÌNH HOẰNG PHÁP TẠI MỸ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH GIÁC NHÀN
(Từ 24-5-2014 đến 29-6-2014)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Nam Mô A Di Đà Phật,
Kính thưa toàn thể chư vị đồng tu. Nhân dịp Đại Đức Thích Giác Nhàn được quý Phật tử ở Mỹ mời qua để hoằng truyền Pháp môn Tịnh độ. Ban Tổ Chức chúng tôi xin trân trọng kính mời toàn thể chư liên hữu gần xa đến tham dự buổi giảng của Thầy tại 8 tiểu Bang ở nước Mỹ:
1. Quý Phật tử tại Seattle-Washington mở Pháp Hội cộng tu 2 ngày, kính mời toàn thể chư vị đồng tu đến tham dự:
+ Thời gian: 24-5-2014 và 25-5-2014 (Nhằm ngày 26-4 và 27-4 âm lịch)
+ ĐT: 425-221-1606 (Cô Tịnh Thanh)
778-986-4663 (Chú Thiên)
+ Địa Điểm: Jumbo Restaurant-4208 Rainier Ave S, Seattle, WA 98118, United States.
+ Email: [email protected]
2. Quý Phật tử tại Oregon mở Pháp Hội cộng tu 2 ngày, kính mời toàn thể chư vị đồng tu đến tham dự:
+ Thời gian: 31-5-2014 và 1-6-2014 (Nhằm ngày 3-5 và 4-5 âm lịch)
+ ĐT: 503-949-5419 (Chú Minh Thành)
503-507-9194 (Chú Minh Tâm)
541-499-4442 (Cô Như Thủy)
+ Địa Điểm: 4000 Lancaster Dr NE Salem, OR 97309, United States. (Building 3)
+ Email: [email protected]
3. Quý Phật tử tại Chicago-Illinois mở Pháp Hội cộng tu 2 ngày, kính mời toàn thể chư vị đồng tu đến tham dự:
+ Thời gian: 7-6-2014 và 8-6-2014 (Nhằm ngày 10-5 và 11-5 âm lịch)
+ ĐT: 773-456-8207 (Cô Viên Anh)
773-456-1318 (Chú Đức Phúc)
+ Địa Điểm: VIA VENETO–6340 N Lincoln Ave, Chicago, IL 60659, United States.
+ Email: [email protected]
4. Ni Sư Thích Nữ Hoa Đạo (trụ trì Chùa Từ Bi) tại Missouri mở Pháp Hội cộng tu 1 ngày, kính mời toàn thể chư vị đồng tu đến tham dự:
+ Thời gian: 10-6-2014 (Nhằm ngày 13-5 âm lịch)
+ ĐT: 816-920-7633 (Chùa)
816-663-4147 (Ni Sư Hoa Đạo)
+ Địa Điểm: Tu Bi Temple – 1614 White Ave, Kansas City, MO 64126, United States.
+ Email: [email protected]
5. Quý Phật tử tại Atlanta-Georgia mở Pháp Hội cộng tu 2 ngày, kính mời toàn thể chư vị đồng tu đến tham dự:
+ Thời gian: 14-6-2014 và 15-6-2014 (Nhằm ngày 17-5 và 18-5 âm lịch)
+ ĐT: 678-216-6774 (Chú Nguyên Tuệ)
678-994-3622 (Cô Nguyên An)
+ Địa Điểm: Ambaji USA Temple-1450 Huie Road, Lake City, Georgia 30260, United States.
+ Email: [email protected]
6. Quý Phật tử tại Florida mở Pháp Hội cộng tu 1 ngày, kính mời toàn thể chư vị đồng tu đến tham dự:
+ Thời gian: 18-6-2014 (Nhằm ngày 21-5 âm lịch)
+ ĐT: 727-776-0126 (Cô Quảng Môn)
+ Địa Điểm: 4016 37th Ave N, Saint Petersburg, FL 33713, United States.
+ Email: [email protected]
7. Quý Phật tử tại Houston-Texas mở Pháp Hội cộng tu 2 ngày, kính mời toàn thể chư vị đồng tu đến tham dự:
+ Thời gian: 21-6-2014 và 22-6-2014 (Nhằm ngày 24-5 và 25-5 âm lịch)
+ ĐT: 319-217-8258 (Chú Trí Phạm)
281-558-5522 (Cô Giác Đạo)
+ Địa Điểm: Roses Garden Hall-10880 Bissonnet St, Houston, TX-77099, United States.
+ Email: [email protected]
8. Quý Phật tử tại Santana-California mở Pháp Hội cộng tu 2 ngày, kính mời toàn thể chư vị đồng tu đến tham dự:
+ Thời gian: 28-6-2014 và 29-6-2014 (Nhằm ngày 2-6 và 3-6 âm lịch)
+ ĐT: 951-271-1085 (Cô Minh Ngọc)
714-496-0558 (Cô Phụng Hạnh)
+ Địa Điểm: 16149 Brookhurst St, Fountain Valley, CA 92708.
+ Email: [email protected]
MỌI THẮC MẮC VỀ THÔNG TIN CHUYẾN HOẰNG PHÁP CỦA ĐĐ. THÍCH GIÁC NHÀN XIN LIÊN HỆ
Nhóm phát triển đạo tràng trên không trung.
http://voluongtho.vn
http://daotrangtinhdo.com
http://youtube.com/user/voluongthovn
Xin được chia sẽ với các bạn đồng tu tại Mỹ.Nếu có nhân duyên thì về tham dự.A Di Đà Phật.
Xin chào Tâm Hoa,
Cám ơn Tâm Hoa nhiều, lâu ngày không gặp, cứ tưởng đâu Tâm Hoa đã vãng sanh rồi chứ 🙂 .
Không ngờ Tâm Hoa có thể thu thập tin tức mau lẹ đến thế. Thật đúng là “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”, âu cũng là duyên phận, phước phần của chúng ta. Tiện đây cũng xin cho VT gửi lời cầu chúc phước thể an khang, Phật sự viên thành đến toàn thể BHN Hoa Sen chùa Thanh Hà, Đà Nẳng nhé. Hy vọng rằng mai này chúng ta sẽ gặp nhau nơi Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
Cảm ơn Tâm Hoa nhiều lắm. Viên Trí nhớ lấy viết đánh dấu trên lịch sẵn chớ quên ngày nhé. 🙂
Hữu Minh chỉ hơi thắc mắc rằng 2 ngày cộng tu tại Seattle, WA được tổ chức tại nhà hàng Jumbo Restaurant: Không biết các ngày ấy nhà hàng có mở cửa đón khách trong lúc cộng tu không nhỉ?
HM ở Seattle thì đến Jumbo Restaurant mà hỏi chứ người ta làm sao mà biết được, không biết nhà hàng đó là chay hay mặn nữa? Chuyến đi của thầy bắt đầu từ chỗ của HM và sẽ kết thúc chỗ của VT quả là kỳ ngộ. 🙂
Chừng nào HM có đi thì nhớ quay phim về rồi upload lên youtube cho mọi người cùng xem với nghen. Xin hoan hỉ và tán thán công đức trước. A Di Đà Phật!
Hữu Minh đã liên lạc với chị Tịnh Thanh tại Seattle và được biết nhà hàng Jumbo vẫn mở cửa tiếp khách kế bên trong thời gian cộng tu. Có lẽ nhà hàng chia không gian thành 2 để tiện đôi bề.
Cảm ơn Tâm Hoa đã gửi hình nhà vãng sanh/đạo tràng Hương Sen. Hữu Minh mạn phép chia sẻ nơi đây cùng anh chị em liên hữu khắp nơi. Nhà ai có hữu sự xin đừng ngần ngại liên lạc BHN Hương Sen chùa Thanh Hà để giúp người thân. Hiện nay BHN Hoa Sen là nơi làm việc uy tín nhất, được giáo hội Phật giáo VN công nhận.
BHN Hương Sen Đà Nẵng Chùa Thanh Hà
Trưởng BHN: Nguyễn Thị Hương – PD Nguyên Hoa
Điện thoại: Chị Hoa -0905.141.444 – Anh Hùng -0976.765.812
Đ/C:127 Hoàng Văn Thụ, Quận Hải Châu,TP Đà Nẵng.
À, luôn tiện Tâm Hoa thưa đôi lời cùng chị Hương (Nguyên Hoa) rằng Hữu Minh (Mỹ quốc) gửi lời thăm chị. Lúc trước HM có thư từ với chị trong thời gian xây nhà vãng sanh. Xin Tâm Hoa thưa lại rằng chị khỏi cần gửi hình cho HM nữa vì đã có hình Tâm Hoa gửi rồi. Đạo tràng trông rất nghiêm trang, thanh tịnh. Ước gì Tâm Hoa có thể chụp tổng thể bên ngoài nhà vãng sanh nhỉ. 🙂
A Di Đà Phật.
Cư Sĩ Viên Trí ơi hôm bửa nghe bạn nói là bạn thấy Phật A Di Đà rồi phải không sao lúc đó Phật rước sao bạn không đi
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!!!
Xin chào Hoang An Khang,
Nói ra thật là hổ thẹn nhưng chuyện cũng đã qua lâu rồi, có lẻ bạn đã vô tình tìm được ở đây thì phải. Lúc đó VT còn nhỏ lắm (chỉ mới học lớp 4 mà thôi). Sau khi gặp pháp môn niệm Phật (xem trong quyển Hương Quê Cực Lạc) thì VT mừng lắm, sau đó ngày đêm niệm Phật không ngớt, vì tuổi ấu thơ như tờ giấy trắng, không vướng bận ưu tư muộn phiền gì nên niệm Phật rất là chuyên cần. Chỉ tiếc là lúc đó chưa tìm hiểu nhiều về giáo lý của pháp môn Tịnh Độ cho nên mới bị thất bại. Người tu Tịnh Độ thì phải giử chặt 3 món tư lương là Tín Hạnh Nguyện cho đến giờ phút cuối cùng. Nếu như khi gặp Phật đến mà tâm mình vẫn bình tỉnh sáng suốt để niệm Phật và nguyện “xin đức Phật A Di Đà cho con được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc” thì chắc là đã vãng sanh rồi. Ngược lại khi gặp Phật đến mà bỗng dưng mình khởi lên ý niệm sợ chết, ý niệm lưu luyến Ta Bà…thì đã mất đi NGUYỆN rồi. Trong lúc đó VT nghĩ thế này: “A!Phật đến rồi! Phật đến rước mình về Tây Phương Cực Lạc!Uhmm…Mình về Tây Phương Cực Lạc tức là mình đã chết rồi sao? Mình còn nhỏ quá. Mình còn phải đi học…mình còn có ba mẹ mai này phải trông nom, chưa làm tròn chữ hiếu, sao lại có thể chết sớm vậy chứ?…” VT vừa nghĩ đến đó thì Phật biến mất. Cho nên có thể nói đây chính là “gương không vãng sanh” do mất đi chữ NGUYỆN ở giờ phút quan trọng.
Sau này có dịp nghiên cứu kỹ về pháp môn Tịnh Độ thì mới thấy rỏ khi xưa mình đã sai lầm nên mới bị thất bại. Trong quyển Tây Phương Xác Chi, Bồ Tát Tịch Căn nói: ” Người nào vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì cha mẹ trong 7 đời của người đó nương nhờ công đức kia mà được sinh về cõi trời, ấy mới chính là đại hiếu “. Còn mình chăm sóc cha mẹ chu toàn về vật chất thì chỉ là tiểu hiếu vì chỉ giúp cho cha mẹ trong một đời này mà thôi. Và sự sai lầm khi xưa của VT cũng đã được tìm thấy qua các bài viết sau:
1:Nếu Có Tâm Sợ Chết Sẽ Không Được Vãng Sanh
2:Người Niệm Phật Phải Dứt Tâm Ái Để Vãng Sanh
3:Hành Giả Niệm Phật Phải Có 2 Tâm: Ưa Và Chán
4:Biết Buông Xả Mới Có Thể Vãng Sanh
5:Không Chịu Buông Xả Không Thể Vãng Sanh
Đường tu cũng giống như con cá bơi ngược dòng nước vậy. Nếu bơi nhanh thì sớm tới nơi, bơi chậm thì lâu tới, còn như đã sắp tới nơi nhưng lại bỏ cuộc, không bơi nữa (giống như VT khi xưa) thì nước sẽ cuốn trôi về phía sau, để rồi những con cá bơi sau vẫn có thể qua mặt mình và về trước vậy. Chính vì thế cho nên chớ bao giờ nghĩ rằng người tu lâu năm là sắp vãng sanh, người mới phát tâm tu thì còn lâu lắm. Nói mới phát tâm tu là do mình nhìn thấy trong đời này mà phân biệt vậy thôi chứ thật ra thì người nào gặp được pháp môn niệm Phật mà khởi được niềm tin chứng tỏ trong nhiều đời nhiều kiếp về trước đã tích lũy rất nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên…nói chung là đã phát tâm tu từ nhiều kiếp về trước rồi. Cho nên khi xem qua gương vãng sanh thì thấy rỏ, có người thì niệm Phật 3 ngày, 3 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm… vãng sanh là rất bình thường, cũng có người niệm Phật suốt cả đời, mấy mươi năm mới được vãng sanh.
Nói chung trên tinh thần y pháp bất y nhân thì mình cũng không nên so bì với các bạn đồng tu làm gì, ai về sớm thì mình chúc mừng, ai đi chậm thì mình khuyến tấn để người ta đi nhanh hơn, ai sa ngả thì mình dìu dắt, nâng đở để người ta đứng dậy đi tiếp. Đoạn đường tuy xa mà gần, tuy gần nhưng mà xa, cứ tiếp tục đi từng bước vững chắc thì cuối cùng sẽ đến nơi, càng trông cho mau tới thì sẽ càng thấy xa dịu vợi và dể sanh hoài nghi, nản chí. Còn nếu muốn biết dấu hiệu sắp tới nơi hay chưa thì không phải nhìn bên ngoài mà phải nhìn nơi tự tâm mình (Như là: đã bớt tham sân si chưa? Đã trở thành thuần thiện, thuần tịnh chưa? Đã xả bỏ vạn duyên chưa? Có còn đủ 3 món tư lương Tin Sâu, Nguyện Thiết, Hành Chuyên không?…).
Nhanh hay chậm là ở nơi mình. Thuận duyên của đường đời sẽ là nghịch duyên của đường đạo và ngược lại cho nên những người còn trẻ, khỏe mạnh, giàu sang phú quý, chức cao quyền trọng, vợ đẹp con xinh, nhà cao cửa rộng…thì thường dể sanh tâm luyến ái Ta Bà cho nên không tu hoặc tu tà tà. Còn những người nghèo khổ, tật nguyền, tai nạn, bệnh ung thư nằm nhà thương chẳn hạn… thì người ta sẽ sanh tâm nhàm chán Ta Bà, quyết lòng xả bỏ vạn duyên niệm Phật cầu sanh Tây Phương nên không bao lâu được vãng sanh là như thế.
Như vậy thì nói tóm lại, người tu lâu năm chưa chắc gì đã sắp được vãng sanh và người mới phát tâm tu vài ngày hay vài tháng vẫn có thể vãng sanh trước. Hy vọng rằng với câu nói này sẽ góp phần giúp những bạn mới phát tâm thêm tự tin mà nổ lực cố gắng (chứ không phải sanh ỷ lại nhé). Còn những người đã tu lâu năm mà chưa có tiến bộ gì thì cũng nên xem lại, có phải tốc độ bơi của con cá bằng với tốc độ của dòng nước chảy ngược nên cứ đứng yên một chỗ?
Nam Mô A Di Đà Phật.
À phải rồi, VT còn bỏ sót một ý chính cũng rất quan trọng đó là có người nói nằm mơ thấy Phật có thể là ma giả Phật chứ không phải là Phật thật. Điều này là như thế nào? Ma là ma nào? Tại sao lại giả Phật? Làm sao để phân biệt đâu là ma giả Phật, đâu là Phật thật?
Đối với người đời thì chữ ma có nghĩa là người đã chết, vong hồn, cô hồn, linh hồn…nhưng nhà Phật thì gọi là thân trung ấm hay ngạ quỷ. Còn chữ ma trong nhà Phật ý nói những gì xấu xa, gian ác, bất chánh và làm trở ngại cho việc tu hành cho nên gọi chung là tà hay ma. Ma có nhiều loại như là nội ma (tâm ma của mình như là tham sân si mạn…) ngoại ma (những thử thách, cám dổ bên ngoài), ái ma (kêu gọi sự ham muốn, ưa thích), não ma (gây phiền não), bố ma (gây khủng hoảng, lo sợ). Trường hợp ma giả Phật có thể là oan gia trái chủ hoặc Thiên Ma ba tuần.
Có câu:” Vô ma khảo bất thành đại đạo “. Cho nên nếu tu bình thường, tà tà thì chắc là ma sẽ không có khảo mình làm chi. Khi mình đã qua hết những ma nhỏ như là nội ma, ngoại ma…thì cuối cùng mới gặp ma lớn nhất chính là Thiên Ma ba tuần. Thiên ma ba tuần chỉ xuất hiện khi mình có dấu hiệu sắp sửa thoát ly tam giới (thoát vòng sanh tử luân hồi, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc).
Mục đích của ma chính là ngăn cản không cho mình ra khỏi tam giới. Cho nên người niệm Phật nếu có tâm mong cầu thấy Phật thì ma sẽ lợi dụng giả làm Phật để gạt mình.
Muốn phân biệt được đâu là ma giả Phật và Phật thật thì VT nghĩ có hai cách như sau:
1:Nếu như ánh sáng đó tươi mát dịu êm thì chính là của Phật còn nếu như lập lòe, chói mắt thì là của ma vậy.
2:Nhìn lại tâm mình xem có còn giử được câu niệm Phật không? Nếu như trong tâm mình vẫn đang niệm Phật mà Phật vẫn còn ngay trước mắt thì chính là Phật thật. Còn nếu là ma giả Phật thì khi mình niệm Phật lập tức ma sẽ biến đi mất.
Những người có tâm mong cầu thấy Phật thì khi gặp ma giả Phật liền khởi tâm vui mừng nên quên niệm Phật, vả lại trong giấc mơ thì thần trí như mơ mơ hồ hồ cho nên khó có thể nhớ để mà niệm Phật. (Thông thường thì VT để ý mỗi khi nằm mơ nếu mình gặp ác mộng hay ma giả Phật, nếu tâm mình chợt nhớ đến câu Phật hiệu, niệm khoảng 10 câu thì sẽ tỉnh dậy ngay).
Chính vì thế cho nên Ngài Hám Sơn dạy:” Lúc bình thường tự chủ được thì trong giấc mơ mới tự chủ được. Trong giấc mơ mà tự chủ được thì khi lâm bệnh nặng, khi lâm chung mới tự chủ được. “. Hai chữ tự chủ ở đây theo VT hiểu có lẻ là giử chánh niệm, niệm Phật.
HT Tuyên Hóa có nói “Người tu hành nếu như có được cái gì thì chớ nên khoe ra ngoài vì làm như thế sẽ dể bị ma chướng” cho nên chắc có lẻ khi xưa VT nhất thời hồ đồ nên mới kể câu chuyện đó. Thật là hổ thẹn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Thân chào Viên Trí!
Rất cám ơn Viên Trí đã gởi lời thăm đến tất cả chư vị đồng tu Tịnh độ Đạo tràng Hoa Sen Chùa Thanh Hà,Thành phố Đà Nẵng.Tâm Hoa ở Việt Nam mà cũng chưa có phước duyên được gặp Thầy Giác Nhàn.Mong là Viên Trí,Hữu Minh và các bạn đồng tu tại Mỹ có đủ phước duyên được gặp Thầy và được nghe những lời giảng pháp rất hay và lôi cuốn của Thầy về Tịnh Độ.Tâm Hoa cũng xin sự gia trì của Tam Bảo cho chuyến Hoằng pháp của Thầy Giác Nhàn tại Mỹ được viên mãn.Có gì hay Viên Trí nhớ kể cho Tâm Hoa với nhé.A Di Đà Phật!
Cám ơn cư sỉ Viên Trí những lời pháp của bạn sẽ giúp mình tinh tấn thêm rất nhìu A Di Đà Phật
Đọc những lời chia sẻ cũa Viên Trí mình hiểu biết thêm về pháp môn Tịnh độ và Niệm Phật. Diệu Minh có thể trao đổi về việc nằm mơ thấy Phật được không: đêm 6/9/2011 Diệu Minh nằm mơ thấy mình đang đi trên một con đường thấy bên phải mênh mông toàn là những vòng tròn ánh sáng màu vàng nhạt rất đễ chịu và cứ thế bước đi khoan thai , nhẹ nhàng và cảm thấy thanh thoát. Đến gần cuối đường (Ngã ba) thì cảm nhận có người xoa đầu bên trái rất dễ chịu khi quay lại thì thấy một người thanh niên độ khoảng 30 tuổi mặc nguyên bộ đồ vét màu trắng đi đằng sau phía bên trái, mặc dù nhìn nhau nhưng DM vẫn bước tiếp và hai bên không nói gì cả, DM cứ thế bước đi sau đó ngắt quãng và lại thấy mình đang quỳ chắp tay trước một vị cao lớn và đầu trọc và DM nghe hai lần vị đó nói với DM: Dù nhà ngươi có thịt nát xương tan cũng phải tin Phật đi theo Phật rồi DM tỉnh lại và vẫn cảm nhận được sự an lạc – Thật là tuyệt vời (Lúc đó DM tinh tấn lắm cả ngày lẫn đêm lúc nào cũng nghĩ tới Phật và sau này nhiều lúc mình nằm mơ thấy có 5 con hổ đang nhào về phía mình nhưng DM rất bình tĩnh và niệm phật ADiĐÀ thì những con hổ đó liền nổ tung và biến mất, lúc thì thấy một con rắn lớn rượt mình khi DM chạy hết đường thì gặp 3 cây như là cây liễu và DM trèo lên 1 cây tay cầm vào 1 cành nhỏ nhưng rất chắc và con rắn tính bò lên cây thì DM lại đeo vào cành của cây thứ hai nó không rượt mình nữa mà bỏ đi nhưng khi DM nhìn xuống thì con rắn không thấy mà thấy một người con gái khoảng 16-17 tuổi mặt buồn và bỏ đi, nhiều lúc mơ thấy minh niệm Phật và khi tỉnh giấc miệng vẫn đang niệm Phật (Có tiếng). DM rất muốn Viên Trí chia sẻ về những giấc mơ này. Rất cám ơn.
Xin chào Diệu Minh,
Muốn chia sẻ thêm về những giấc mơ thì cũng được thôi. Trước tiên thì VT nghĩ cũng nên lượt sơ qua về giấc mơ lớn nhất chính là đời người: “Nhân sinh như trường mộng”. Trong kinh Kim Cang Phật nói:” Nhất thiết hữu vi pháp, Như mộng huyển bào ảnh, Như lộ diệc như điện, Ưng tác như thị quán“. Chỉ có Phật mới thực sự là người tỉnh ngủ còn tất cả chúng ta đều là người nằm mơ, trong mộng cả. Từ vô thủy đến nay, cứ tính một kiếp là một giấc mơ thì thực sự mình đã trãi qua vô lượng giấc mơ, có khi rất là hãi hùng, nói chung là vui ít khổ nhiều. Khó khăn lắm mới tạo được chút phước lành nhưng cũng do phước mà trở thành họa, do có đại phước mà trở thành đại họa. Như là khi mình có nhiều phước báo thì được làm vua nhưng khi làm vua thì lại tạo vô số ác nghiệp. Một lệnh truyền xua quân xâm lấn nước khác là sát sanh vô kể. Trưng thu thuế má là lấy của dân làm của mình. Mọi người đều phải hầu hạ, quỳ lạy mình, tung hô “vạn tuế” thì ngả mạn lại càng cao…cho nên nghiệp ác chất chồng như núi, đến khi thọ mạng đã tận thì phải xuống địa ngục để thọ hình, núi đao, chảo dầu… khi ra khỏi địa ngục lại rơi vào ngạ quỷ chịu đói khát khổ sở, khi hết kiếp ngạ quỷ lại phải vào súc sanh để đền trả cho người, hết heo thì lại tới trâu bò gà vịt…khổ sở muôn trùng, không biết đến bao giờ mới xong.
Thông thường thì ngày nghĩ gì thì đêm mơ thấy cái đó. Ban ngày mình đã gặp những sự kiện gì khiến cho tâm thức sanh ra sự lưu luyến vương vấn thì sẽ in sâu vào bên trong nên tối đến thì sẽ “chiếu phim” lại vậy, vốn chỉ là hư ảo, hoàn toàn không có thật. Như người thất tình thì đêm nằm mơ thấy người yêu. Người thua cờ bạc thì nằm mơ thấy trúng vé số…
Cũng có những giấc mơ do người quá cố hiện về để báo mộng. Than khóc, dặn dò hay kể lể, tâm sự. Đôi khi trong giấc mơ mình cũng có thể gặp chư vị oan gia trái chủ của mình. Lúc chưa tu thì oan gia trái chủ của mình luôn tìm cách trả thù mình. Khi mình đã tu rồi, mỗi ngày đều hồi hướng công đức cho họ thì họ sẽ cảm kích cho nên một phần thì siêu thoát, một phần thì sẽ trở thành hộ pháp của mình, luôn động viên, an ủi và khuyến tấn mình. Cho nên người mặc bộ đồ vet màu trắng có thể là oan gia trái chủ đã cảm kích bạn nên dẫn dắt bạn đến một vị thầy để được nghe pháp vậy nhằm khuyến tấn sự tu hành.
Có đôi khi do lòng thành của mình được cảm ứng cho nên Phật và Bồ Tát cũng sẽ thị hiện vào giấc mơ để chỉ điểm mê tâm, soi đường dẫn lối cho mình, như là trong Câu Chuyện Cảm Ứng Chuyển Nghiệp Kỳ Diệu.
Đối với người đời thì giấc mơ chỉ là chuyện hoang đường:”Nằm mơ thôi mà, không có gì đâu”. Nhưng đối với người tu thì như Ngài Hám Sơn đã nói:” Lúc bình thường tự chủ được thì trong giấc mơ mới tự chủ được. Trong giấc mơ mà tự chủ được thì khi lâm bệnh nặng, khi lâm chung mới tự chủ được “. Trong câu nói này có thể tạm chia thành 3 cấp bậc: tiểu học, trung học và đại học.
Ở bậc tiểu học: Là ý nói lúc bình thường. Ví như có người đưa dư tiền cho mình, mình có trả lại cho người ta hay không? Đây là thử thách tâm tham. Người ta mắng chưởi mình, mình có mắng chưởi lại người ta không? Đây là thử thách tâm sân. Muốn vượt qua được thì ngay lúc đó nơi tự tâm phải có niệm Phật. Câu Phật hiệu giúp cho mình bình tỉnh sáng suốt và không làm điều sai trái, không nói điều xấu ác và không nghĩ những việc bất thiện. Nói theo ý Ngài Hám Sơn chính là tự chủ.
Ở bậc trung học: tức là khá hơn một cấp. Khi vào trong giấc ngủ thì tai không còn nghe tiếng máy niệm Phật, mắt không còn nhìn thấy hình tượng Phật…cho nên trợ duyên đã giảm, chỉ còn có ý thức mà thôi. Ý thức xưa nay thường lăng xăng lộn xộn như khỉ chuyền cành, làm sao có thể bảo đảm được, cho nên thường ngày mình niệm Phật thường xuyên là chủ yếu để thuần hóa “con khỉ” này. Phải nổ lực tinh tấn công phu, lâu ngày chày tháng thì mới có hy vọng “tự chủ” được. Có những người khi bị tai nạn giao thông hay bệnh hoạn rồi vào nhà thương, trước khi phẩu thuật thì bác sỉ sẽ chụp thuốc mê. Nếu như ca phẩu thuật không thành công, mình chết đi trong lúc hôn mê vậy làm sao niệm Phật được? Cho nên nếu trong giấc mơ mà mình niệm Phật được thì sẽ bảo đảm vãng sanh hơn như là câu chuyện trong bài Nằm Mộng Không Niệm Phật Được Khó Vãng Sanh.
Ở bậc đại học: đến giờ phút lâm chung, Phật ví dụ như là con rùa, lột bỏ cái mai rồi nhúng vô nước sôi, khổ không thể tả. Cho dù khổ đau muôn trùng cũng phải nhẩn nhịn, không được nổi sân, cho dù bất kỳ cảnh giới gì hiện ra để cám dổ, thử thách, nơi tự tâm cũng phải “tự chủ” để mà giử câu Phật hiệu trong giờ phút quan trọng này. Cho nên người ta mới thiết lập Ban Hộ Niệm để trợ giúp. Tuy nhiên mình cũng chớ nên ỷ lại vì theo phước phần của mỗi người cho nên có người lâm chung thì gặp được Ban Hộ Niệm, có người thì không. Nhân nào thì quả nấy, muốn lâm chung có người hộ niệm cho mình vậy thì hiện tại mình hãy nên phát tâm gia nhập Ban Hộ Niệm để thường xuyên đi hộ niệm cho người ta. Hơn nữa sau khi tắt hơi rồi thì khoảng 8 tiếng sau thần thức mới xuất ra. Cho nên trong 8 tiếng này rất quan trọng, mình phải niệm Phật trong suốt 8 tiếng này mới là chuyện khó. (Theo luận Duy Thức nói con người mình có 8 thức, mỗi một tiếng là một thức xuất ra, tiếng đầu tiên là nhãn thức, tiếng thứ hai là nhỉ thức…vậy thì qua đến tiếng thứ 3, nhỉ thức đã xuất ra rồi, mình không còn nghe Ban Hộ Niệm niệm Phật nữa, chỉ còn lại ý thức đơn độc, nhưng nhờ trước đó có nghe niệm Phật nên vẫn còn cái trớn). Hy vọng là Phật rướt mình đi càng sớm càng tốt để khỏi phải lâm vào cảnh khổ như thế này.
Nam Mô A Di Đà Phật