Theo kinh luận, người niệm Phật nên y theo ba lượng để củng cố lòng tin.
I. Thánh Ngôn Lượng: là giá trị lời nói của Phật, Bồ Tát trong các kinh luận. Đức Thế Tôn đã dùng tịnh nhãn thấy rõ y báo, chánh báo cõi Cực Lạc, và diễn tả cảnh giới ấy trong các kinh Tịnh Độ. Các bậc đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền đều ngợi khen cõi Cực Lạc và khuyên nên cầu vãng sanh. Người Phật tử nếu không lấy lời của Phật, Bồ Tát làm mực thước, thử hỏi còn phải tin ai hơn?
II. Hiện Chứng Lượng: là lối tìm hiểu do sự thấy biết hoặc chứng nghiệm hiện thật, để khởi lòng tin. Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục đã chứng minh rất nhiều vị niệm Phật được vãng sanh, và ở Việt Nam ta cũng có nhiều Phật tử tu Tịnh Độ được về Cực Lạc. Chẳng những thế, mà hiện tiền khi tịnh niệm các vị ấy cũng thấy cảnh Tịnh Độ hiện bày. Nếu không có cõi Cực Lạc, và không có Phật A Di Đà tiếp dẫn, thì làm sao những vị ấy thấy rõ và được kết quả vãng sanh?
III. Lý Trí Lượng: là sự suy lường tìm hiểu của lý trí. Chẳng hạn như suy nghĩ: Các thế giới đều do tâm tạo, đã có cõi người thuộc phân nửa nghiệp thiện ác, tất có tam đồ thuộc nhiều nghiệp dữ, và các cõi trời thuộc nhiều nghiệp lành. Như thế tất cũng có cõi Cực Lạc do nguyện lực thuần thiện của Phật, và công đức lành của chư Bồ Tát cùng những bậc thượng thiện nhơn.
Trên đây là ba lượng mà hành giả Tịnh Độ phải y cứ để giữ vững lòng tin. Lại theo Ấn Quang pháp sư, người niệm Phật không nên đem sự tu Tịnh Độ thỉnh giáo các vị thiện tri thức bên Thiền Tông. Bởi lối đáp của những vị ấy đều đi về bổn phận, tức là nói về lý tánh, mà Tịnh Độ thì thuộc về tướng tông. Vì chỗ chủ trương khác nhau như thế, nếu kẻ sơ học chưa dung thông tánh tướng, e không được lợi ích chi, mà còn tăng thêm lòng nghi ngại phân vân bất nhứt.
Trích Niệm Phật Thập Yếu
Cố hòa thượng Thích Thiền Tâm
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ! Kinh DƯỢC SƯ có nhắc đến 12 NGUYỆN LỚN của Ngài,H.N có người thân lâm bệnh,suốt ngày tụng kinh DƯỢC SƯ,kết cục vẫn về cát bụi (ở tuổi khá trẻ) tại sao vậy?
Xin đừng nói “kiếp trước”-bởi lẽ kiếp này NGƯỜI THÂN đã được LÀM NGƯỜI,có PHÚC,lại thường xuyên tu tập,vậy tại sao về cát bụi sớm vậy?
Nam mô Dược Sư Lưu ly Quang Như Lai Phật!
Tại sao! Hu ….hu………….!
Xin chào Hồng Nga,
Đối với kinh Dược Sư thì lúc trước VT có đọc sơ qua, muốn hết bệnh thì ngoài việc tụng kinh Dược Sư và chú Dược Sư ra nghe nói là còn phải dựng đàn, làm 7 hình tượng Phật Dược Sư rồi đốt 49 ngọn đèn cháy suốt 49 ngày không được tắt…khó nhất là phải phóng sanh 49 loài sinh vật cho nên rất khó thực hiện. Nếu như mình làm không đúng pháp, không được hiệu nghiệm rồi không tin Phật Pháp nữa thì là điều đáng tiếc.
Thành thật chia buồn cùng bạn nhé. Cách đây không lâu, VT có nghe chú Sang nói:” Nếu là :
1/- THÂN BỆNH: Dùng Dược lý trị liệu.
2/- TÂM BỆNH: Dùng tâm lý trị liệu.
2/- NGHIỆP BỆNH: Dùng phước báo trị liệu.
( Để hiểu rõ hơn, xin quý vị nhập vào đường link dưới đây để tham khảo bài THÂN BỆNH – TÂM BỆNH – NGHIỆP BỆNH: ) “
Sanh lão bệnh tử là điều khó tránh. Đã là người tu hành nhưng vẫn còn mang trọng bệnh có lẻ là vì còn phải trả nghiệp từ tiền kiếp, tuy nhiên nghiệp nặng đã chuyển thành nhẹ. Khi xưa Ngài Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất, đắc quả A La Hán còn phải trả nghiệp bị ngoại đạo đánh chết nhưng Ngài vẫn hoan hỉ chấp nhận.
Nếu như bạn đã có duyên lành đến với nơi đây là đạo tràng tu Tịnh Độ thì VT nghĩ…có thể tham khảo thêm ở các bài viết sau:
1:Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư
2:Niệm Phật Chuyển Hóa Bệnh Ung Thư Bao Tử
3:Ăn Chay + Niệm Phật = Hết Bệnh
4:Niệm Phật Cảm Ứng Hết Bệnh Kinh Niên
5:Hai Lần Hết Bệnh Ung Thư Nhờ Niệm Phật [Video]
6:Niệm Phật Cầu Hết Bệnh Sẽ Mất Phần Vãng Sanh
VT vốn không phải thầy gì cả, cũng chỉ là một người bạn đồng tu. Xin mạn phép gửi đến bạn đôi lời chia sẻ, hy vọng giúp ích phần nào.
Nam Mô A Di Đà Phật
Mến chào các bạn đồng tu! Minh tu theo pháp môn Tịnh Độ, hàng ngày chỉ niệm hồng danh A Di Đà Phật nhưng mình nghe có người khuyên nên tụng kinh Vô Lượng Thọ nưa. Mình đang rất phân vân mà mình chưa có điều kiện lập ban thờ phật, mà nếu tụng thì phải dùng cả chuông mõ nưa dung ko vây? Mong các bạn đồng tu hoan hỷ cho mình lời khuyên!
Xin chào Hoa Sen,
Trong Tam Phúc Của Người Tu Tịnh Nghiệp trích từ kinh Quán Vô Lượng Thọ thì điều thứ 3: “Phát bồ đề tâm, Tin sâu lý nhân quả, ĐỌC TỤNG KINH ĐẠI THỪA, Khuyến tấn người tu hành.” Cho nên nếu có điều kiện thuận tiện thì đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ là rất tốt. Nếu như vì hoàn cảnh không thuận lợi, thời gian eo hẹp thì có thể đọc tụng kinh A Di Đà (ngắn gọn hơn) cũng được. Đa phần thì ở những phần cuối của mỗi bộ kinh, Phật thường hay có câu nói đại khái như thế này:” Nếu như có thiện nam tử, thiện nử nhân nào ở nơi kinh này có thể thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng nói, đúng như lời mà tu hành thì công đức rất lớn “. Chính vì thế cho nên nếu mình không có điều kiện để đọc tụng kinh thì vẫn còn cách khác để vun bồi thêm công đức bằng cách:
Thọ trì: Gìn giử, bảo quản cẩn thận, cách tốt nhất là thuộc lòng nguyên văn nhưng nếu không được thì nhớ nội dung, ý chính. Khi thọ trì thì hãy xem quyển kinh như là hình tượng Phật, để ở nơi thanh tịnh trang nghiêm, chư Phật, Bồ Tát, Hộ Pháp thảy đều hoan hỉ.
Biên chép: Thời nay người ta thường hay dùng tiền để đặt nhà in in ra, sau đó phân phát đi các chùa, đạo tràng để phật tử gần xa có kinh sách mà đọc tụng gọi là ấn tống. Khi các Phật Tử khắp nơi nhận được kinh sách do mình ấn tống, khiến họ vì thế mà chuyển mê khai ngộ, phát tâm tinh tấn tu hành thì mình sẽ được công đức rất lớn, chư Phật tán thán.
Giảng nói: Có thể vì người thân, bà con, bạn bè, hàng xóm láng giềng…mà vì họ giảng nói, khiến cho tất cả đều được giác ngộ, đoạn ác tu thiện, cải tà quy chánh, ăn năn sám hối, xả bỏ vạn duyên, niệm Phật cầu sanh Tây Phương để cuối cùng tất cả đều được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì công đức rất lớn. Khi làm điều này cũng chính là y giáo phụng hành lời Phật dạy:” pháp thí thắng mọi thí” và “khuyến tấn người tu hành”. Nhưng trong quá trình đó rất gian nan vất vả, đòi hỏi mình phải có kiên nhẫn, biết dùng phương tiện khéo, biện tài vô ngại…
Đúng như lời mà tu hành: Phần này chính là chỗ quan trọng nhất. Phật là đại y vương, có rất nhiều toa thuốc (kinh sách), chúng sanh là những người bị bệnh (tùy bệnh mà cho thuốc thích hợp). Cho nên ở những phần trên, toa thuốc kia mình đã thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng nói…thì đã có công đức rồi, khiến cho tất cả những người khác đều chuyển mê khai ngộ (hết bệnh) nhưng còn bản thân mình thì sao? Mình thật sự đã hết bệnh chưa? Muốn hết bệnh thì mình phải uống thuốc, uống thuốc chính là đúng như lời mà tu hành (y giáo phụng hành). Trong kinh Vô Lượng Thọ ý chính là khuyên chúng ta nên niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc cho nên khi mình niệm Phật chính là đúng như lời mà tu hành (y giáo phụng hành) hay gọi tắt là đang uống thuốc vậy.
Nói tóm lại, tùy theo hoàn cảnh của từng người mà tự sắp xếp thời khóa tu cho thích hợp. Người có thời gian nhiều thì có thể tụng kinh Vô Lượng Thọ, người thời gian ít hơn thì tụng kinh A Di Đà. Còn đối với người Quá Bận Rộn Không Có Thời Gian Niệm Phật thì Tu Tịnh Nghiệp Niệm Phật Tốt Hơn Tụng Kinh cho nên chỉ cần niệm Phật thôi là đủ rồi, khỏi phải kiêm thêm gì nữa.
Còn về việc bàn thờ Phật và chuông mỏ thì theo VT nghĩ sẽ là như thế này:
Bàn thờ Phật: Nếu có điều kiện thuận tiện thì cũng nên làm một bàn Phật thanh tịnh trang nghiêm với hương đăng hoa quả tươi tốt thì cũng rất nên. Hình tượng Phật chính là phương tiện để mình luôn nhớ đến Phật, niệm Phật và y giáo phụng hành lời Phật dạy và cũng để mình bày tỏ lòng thành kính đối với Phật. Khi thờ Phật thì mỗi khi nhìn thấy hình tượng Phật cũng xem như là nhìn thấy Phật thật vậy, cần phải nên thành tâm cung kính lể bái. Có câu :” Niệm một câu Phật phước tăng vô kể, Lể một lể Phật, tội diệt hà sa.” Nên biết rằng công đức phước báo phát sanh ra là do nơi tấm lòng chân thành, chí thành chí kính chứ không phải do nơi hình tượng Phật. Hình tượng Phật chỉ là phương tiện để trợ duyên. Chính vì thế cho nên nếu hoàn cảnh không thuận tiện thì chỉ cần hướng về phương Tây mà thành tâm cung kính lể bái thì cũng như là đã lể Phật rồi vậy. Quan trọng nhất chính là tấm lòng chân thành, chí thành chí kính vì tâm thành tất linh, Phật tại tâm, Phật tại Tây Phương hay có lòng thành thì Phật ở khắp mọi nơi không nhất thiết phải là Phật tại tượng hay Phật tại hình.
Chuông mỏ: Chuông mỏ cũng là phương tiện để trợ duyên, nếu có thêm thì càng tốt bằng như không có thì cũng không sao. Kinh Viên Giác nói:” Pháp là ngón tay chỉ mặt trăng, nương ngón tay để thấy mặt trăng, chớ nhận lầm ngón tay là mặt trăng”. Cho nên ngón tay tức là chuông mỏ, cũng tức là phương tiện để trợ duyên, còn mặt trăng là ý nói mục tiêu, là thứ quan trọng, chính yếu. Có những người niệm Phật hay tụng kinh, lâu lâu hay bị hôn trầm, tán loạn cho nên tạm dùng nhịp điệu chuông mỏ để giúp cho mình dể nhiếp tâm hay tạo sự hưng phấn trong thời khóa tụng niệm. Cho nên người khéo dùng phương tiện chính là nương nơi chuông mỏ mà giúp cảnh tỉnh tâm mình để cho tâm luôn gắn liền với câu niệm Phật không gián đoạn, không bị hôn trầm, không bị tán loạn. Ngược lại nếu tâm mình chỉ chuyên chú vào tiếng chuông tiếng mỏ mà quên mất câu niệm Phật nơi tự tâm như vậy tức là mình đã nhận lầm ngón tay là mặt trăng rồi. Chính vì thế cho nên người khéo dùng phương tiện thì sẽ được lợi ích, người không khéo dùng phương tiện thì dể “nhận lầm ngón tay là mặt trăng”. Người không có chuông mỏ thì có thể dùng phương tiện khác như là nương nơi xâu chuỗi, pháp thập niệm ký số, hơi thở…nhưng mục đích chung cũng là làm sao cho tâm mình luôn giử mãi câu Phật hiệu cho nên nếu không có chuông mỏ thì cũng không sao.
Hy vọng giúp ích phần nào cho bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin cư sỉ Viên Trí hoan hỉ giải đáp cho tôi một thắc mắc:hiện nay trên mạng và bên ngoài thường lưu truyền văn bản 48 lời nguyện của A di đà Phật mà trong đó nhiều lời nguyện không giống hoặc còn thiếu,hoặc thừa,hoặc không khớp với trình tự nội dung so với 48 lời nguyện trong bản kinh VÔ LƯỢNG THỌ của hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH dịch.Xin cư sỉ cho biết vì sao có sự sai lệch này?
Nếu muốn tìm văn bản tổng hợp đủ 48 lời nguyện thật sát với bổn kinh thì phải tìm ở đâu? Xin chân thành cảm ơn cư sỉ Viên Trí.
A Di Đà Phật – Chào Quang Trí,
Nguyên nhân thì có lẻ là do tam sao thất bổn hay tại vì… cái vụ này VT mới nghe bạn nói lần đầu nên cũng không được rỏ tình hình bên ngoài ra sao. Vả lại người tu thì chỉ xét lỗi mình chứ không nói lỗi người cho nên dù có biết cũng không nói được đâu. Bởi vì Muốn Tâm Thanh Tịnh Đừng Nên Để Ý Đến Lỗi Người Khác.
Bạn đã có duyên lành đến với nơi đây thì theo VT nhận thấy các bạn đồng tu nơi đây đã chấp nhận 48 Đại Nguyện Của Phật A-Di-Đà. Còn nếu bạn muốn tìm bản gốc thì có lẻ phải tìm qua phần Hán Văn. Điều này VT cũng không biết giúp gì hơn, có lẻ khiến bạn phải thất vọng rồi, thành thật xin lỗi bạn.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Quang Trí thân mến,
Trong Kinh Đại Niết Bàn đức Phật đã dạy về Tứ Y Pháp như sau:
– Y pháp bất y nhân
– Y nghĩa bất y ngữ
– Y trí bất y thức
– Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa.
Sao gọi Y pháp bất y nhân? Nghĩa là y theo giáo pháp, chẳng y theo theo người giảng Pháp. Phật pháp là chân lý, quý giá và khó gặp, vì thế không nên đối chiếu, tỵ hiềm nơi tư cách người nói pháp để rồi bỏ lỡ cơ hội nghe pháp, tự thân mất sự lợi lạc. Cứ y theo giáo pháp của Phật mà tu hành, không mù quáng chỉ y theo người giảng Pháp cho mình. Một khía cạnh khác, y pháp bất y nhân có nghĩa là y chỉ vào Pháp tánh tức Phật tánh, không y chỉ vào người (nhân) vì nhân là hữu vi tức vô thường, sanh diệt. Minh sư phải không lấy tự ngã làm trung tâm, không vì mình giảng Pháp mà khai mở cho chúng sanh con đường tự vào đạo, không để chúng sanh sùng bái, nhất nhất theo thầy mình, theo chùa mình.
Sao gọi Y nghĩa bất y ngữ? Là y theo nghĩa lý, không y theo ngôn ngữ văn tự. Phật thuyết pháp với ý nghĩa sâu xa nhằm biểu đạt và thể nhập chân lý. Ngôn ngữ, văn tự chỉ là công cụ diễn đạt Trung đạo đệ nhất nghĩa, giúp người tu nhận ra chân lý để hành trì và thân chứng, bởi thế không nên bám víu và quá cố chấp vào văn tự, vì “ngôn dĩ tải đạo” mà thôi. Minh sư tự mình không vướng mắc, chìm đắm vào văn tự, chữ nghĩa, triết lý cao siêu, vừa khai mở cho chúng sanh vượt qua câu nệ trên mặt chữ mà thâm nhập nghĩa lý vi diệu đằng sau những ngôn từ ấy.
Sao gọi Y trí bất y thức? Là y theo trí tuệ, không y theo vọng thức phân biệt. Chỉ có trí tuệ mới nhận chân được chân lý, thực tại còn vọng thức là thấy biết theo nghiệp, có tính tương đối và đa phần sai lầm. Chỉ có trí tuệ mới đầy đủ công năng quét sạch phiền não, thanh tịnh ba nghiệp. Còn thức dẫu thông minh, nhạy bén và lanh lợi đến đâu đi nữa cũng là sanh diệt, hư vọng và không đủ sức giác quán để chuyển hóa, diệt trừ phiền não. Vì vậy, “duy tuệ thị nghiệp” chính là phương châm tu học của hàng đệ tử Phật. Minh sư cũng phải tể nhập trí tuệ Thánh nhân, vô ngã đại trí, đồng thể đại bi rồi mới khai mở cho chúng sanh vượt qua những tri thức, nhận thức của mình mà thể nhận cái trí huệ đó.
Sao gọi Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa? Là y theo các kinh điển liễu nghĩa, chẳng y theo các kinh điển không liễu nghĩa. Kinh điển được Phật tuyên thuyết tùy căn cơ chúng sanh nên có cao thấp, khác biệt. Dù mục tiêu cứu cánh vẫn là giải thoát sanh tử, song trên tinh thần phương tiện thì những kinh điển thuyết minh về con đường thể nhập Nhân thừa, Thiên thừa, v.v… được gọi là kinh bất liễu nghĩa (chưa nói hết ý nghĩa thâm diệu, toàn triệt của giáo pháp). Những kinh điển chỉ thẳng đến quả vị giải thoát viên mãn (Phật quả) là kinh liễu nghĩa. Người tu hướng về Vô thượng Bồ đề, tất nhiên phải y cứ vào kinh liễu nghĩa để hành trì nhằm thành tựu giác ngộ rốt ráo, thành Phật. Minh sư luôn vô niệm, vô tướng, vô trụ, không vì cái gì, không có cái gì, chỉ theo đó ăn cơm, mặc áo, sinh hoạt, tự lợi, lợi tha, tinh tấn không giải đãi.(Kinh Đại Bát Niết Bàn)
Lời bàn: Nếu trong tay bạn đã có quyển kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác của Cố HT Thích Trí Tịnh dịch – Một Đại Tăng uyên thâm và khả kính chuyên tu Tịnh Độ của Việt Nam thời cận đại – Người đã để lại cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm Tịnh tu quý báu…, TN nghĩ đó là một hành trang cần và đầy đủ để giúp bạn tu hành và vững bước trên con đường về Tịnh Độ, bạn chẳng cần phải đối chiếu, hay so sánh thêm làm gì. Kinh, Chú chỉ là trợ hạnh, niệm Phật mới là Chánh hạnh. Nếu bạn có thể chuyên tâm và nhất tâm niệm Phật, đến một lúc nào đó – khi Chân Tánh hiện tiền – TN mọi chuyện bạn sẽ tự thông suốt và sáng tỏ.
Mấu chốt của hành giả tu Tịnh Độ là: Tín-Nguyện-Hành. Nếu bạn không hội đủ ba tư lương đó,chính bạn đã tự đánh mất cơ hội của mình.
Mong bạn đọc thật kỹ Tứ Y Pháp mà đức Phật đã dạy trên để biết mình đang vướng kẹt điểm nào rồi tự mình tháo gỡ.
Chúc bạn tỉnh giác.
Thiện Nhân
Phật Thích Ca nói có cõi Cực Lạc thì đúng là có cõi Cực Lạc ^^ Phật không nói dối bao giờ, vả lại bao nhiêu bằng chứng thấy các vị cư sĩ vãng sanh hết rồi, chúng ta không tin thì thật là bỏ mất một phước báu to lớn XD Một lòng tin tưởng vào lời Phật dạy ^^
Có nhiều người nói rằng Kinh Vô Lượng Thọ hay Kinh A Di Đà là do người Trung Hoa tự “chế” ra. Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc không hoàn toàn có thật. Và đây là câu trả lời:
https://www.facebook.com/NamMoADiDaPhat112/videos/1791547334315615