Bộ kinh này quả thật không giống với các kinh điển khác. Các kinh điển khác, Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ giảng một lần trong đời vì thế khi kinh điển được kết tập thì chỉ có một bản. Duy có bộ kinh này là Phật Thích Ca Mâu Ni giảng nhiều lần nên khi kinh điển được kết tập thì có nhiều bản gốc khác nhau. Khi truyền đến Trung Quốc thì có 12 lần phiên dịch. Từ điểm này chứng minh tính quan trọng của pháp môn niệm Phật. Nếu không rất quan trọng, khi ấy Phật giảng một lần trên đời, không thể giảng lại lần thứ hai.
Quý vị phải biết rằng: trong “Đại Tạng Kinh” có rất nhiều kinh điển, mỗi một bộ kinh chỉ khế hợp với một loại căn cơ, chứ không khế hợp rộng khắp. Nói chính xác là có loại khế hợp với bậc cao, có loại khế hợp với bậc trung, có loại khế hợp với bậc thấp. Giống như sách giáo khoa trong nhà trường, có loại phù hợp cho tiểu học, có loại phù hợp cho trung học, có loại cho đại học, viện nghiên cứu. Duy có bộ kinh này, một quyển là đủ, khế hợp với tất cả căn cơ, từ lớp nhà trẻ đến lớp tiến sĩ, thật là không thể nghĩ bàn. Đây là điều rất kỳ lạ! Kỳ lạ ở chỗ nào? Người trình độ thấp niệm [bộ kinh này] thì có lãnh hội thấp, nhận thấy ý nghĩa cạn; người có trình độ cao niệm thì nhận thấy ý nghĩa sâu.
Điểm hay của pháp môn niệm Phật ở chỗ nào? Căn cơ nào dùng pháp môn này cũng đều chỉ có lợi, không có hại. Mọi người chúng ta có thể yên tâm tu học, đây là sự thật. Nếu tu học các pháp môn khác, chưa chắc đã phù hợp (khế cơ); tu học pháp môn niệm Phật thì lại tuyệt đối phù hợp (khế cơ).
Pháp môn này viên mãn vô cùng, nhanh chóng vô cùng. “Nhanh” là một niệm thành Phật; “viên” là tất cả mọi người đều làm được, không có một ngoại lệ nào. Chỉ cần bạn tin, chỉ cần bạn y theo phương pháp tu học thì không ai là không thành tựu cả.
Pháp môn này không phải là tu nhân chứng quả mà là trực tiếp tu từ trên quả. Phật A Di Đà chính là quả giác vậy nên đây là nguyên nhân chủ yếu cho việc thành tựu nhanh chóng hơn các pháp môn khác.
Tuy rằng thực hành theo bộ kinh này, pháp môn này đơn giản, dễ dàng nhưng chúng ta tuyệt đối không được xem thường bộ kinh này, pháp môn này. Cho rằng pháp môn này không rốt ráo, không viên mãn, không cao diệu thì đã hiểu sai rồi. Nói thật ra, pháp môn càng rốt ráo, viên mãn thì tất nhiên lại càng đơn giản, dễ dàng. Ai ai cũng phải tu được, ai ai cũng phải thành tựu được thì mới là pháp môn thù thắng nhất. Trong tất cả pháp môn, pháp môn niệm Phật đúng là phù hợp với điều kiện này.
Trích Niệm Phật Thành Phật
Lão pháp sư Tịnh Không giảng
Một vị cư sĩ Diệu Âm biên soạn
Chúng đệ tử Diệu Âm (Sen Vàng) chuyển ngữ
A Di Đà Phật
Lúc niệm Phật thì mình không nghĩ gì cả. Đầu óc trống rỗng. Mình cũng không cầu xin gì cả. Khi xong thời khóa thì mình hồi hướng về Tịnh độ. Xin hỏi vậy có đúng không? Vì theo mình biết thì muốn vãng sanh thì phải có tâm mong cầu về Tịnh độ thì mới được.
A Di Đà Phật chào Đức Huy,
Sau khi bạn niệm Phật xong thì bạn phát nguyện vãng sanh và hồi hướng là đúng rồi. Khi phát nguyện hoặc hồi hướng nên dùng tâm chân thành tha thiết trong từng câu từng chữ. Trong khi niệm Phật thì tâm không nghĩ gì, chỉ dùng tai nghe lại âm thanh niệm Phật của chính mình thì đúng pháp rồi đó bạn ạ. TLPT khi niệm Phật vẫn còn tạp niệm xen vào chứ chưa được như bạn đâu. Xin chúc mừng bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Cảm ơn bạn TLPT. Thật ra mình mới tu có 1 tháng à. Công phu chưa cao đâu. Bằng chứng là khi được bạn khen thì mình lại vui mừng. Mình chỉ giữ được tâm bình lặng khi ngồi trước bàn thờ Phật ở nhà thôi, khi ra ngoài làm việc thì mình cũng còn nóng tính lắm.
A Di Đà Phật,
Đức Huy à, tập khí tham sân si ai mà lại không có. Làm sao nói dứt là có thể dứt ngay được, nếu có thể dễ dàng như vậy thì thành Thánh hết rồi, chúng ta đâu cần phải tu hành đâu. Bởi vậy học Phật hay ở điểm này nè, Phật dạy chúng ta lấy bố thí để trị lòng tham lam keo kiệt; Lấy từ bi nhẫn nhục để xóa bỏ sân hận; Lấy trì giới độ phá giới; Lấy tinh tấn trị giãi đãi; Lấy trí tuệ trị ngu si; Lấy thiền định trị tâm tán loạn. Chuyển những thứ xấu này thành tốt thì ta mới có được thành tựu.
Nhớ hồi chưa học Phật, TLPT rất thường khởi tâm sân hận. Hễ ai làm trái ý một chút là nổi cơn tam bành lên rồi, người nóng nảy hay phiền não. Sau khi học Phật một thời gian thì giảm được một ít, cứ một thời gian tiếp theo nó bào mòn cái tính sân hận đi một ít. Giờ so ra với hồi trước giảm rất nhiều (cái này nghe những người xung quanh nhận xét chứ tự mình nhận xét chưa chắc đúng). Giờ mà cơn sân sắp nổi lên thì TLPT nhìn ra nó sắp bành trướng. Khi đó TLPT chắp tay nói vài câu: A Di Đà Phật, A Di Đà Phật…rồi lánh đi chỗ khác. không tiếp xúc với duyên được nữa, nó sẽ từ từ xẹp và biến luôn. Do đó muốn làm việc gì cần phải có thời gian, cứ chịu tu sửa điều chỉnh từ từ thì chắc chắn có hiệu quả.
Vài chia sẻ cùng Đức Huy, chúc bạn tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Con niệm Phật con hồi hướng cho cha con đã chết và phát nguyện cho mẹ con được bình an và sau khi mẹ chết mẹ đuoc vãng sanh có được không thưa thầy?
A Di Đà Phật, Chúc Linh thân mến
Những câu hỏi tương tự như bạn có rất nhiều ở các comment trong bài viết này và đã được giải đáp, đầy đủ hết bạn có thể vào Đây xem dùm bạn nhé. Chúc bạn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Phật nói ai cũng có Phật tánh thì liệu một ngày nào đó vô cùng xa xôi trong vô lượng kiếp sau này, chúng sinh tìm được Phật tánh hết thì có còn thế giới ta bà này không nhỉ?
A Di Đà Phật
Gửi Hướng về Tây Phương,
Câu hỏi của bạn thật vô cùng hay. Nguyên văn câu Phật nói thế này: „Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, vì phiền não che ngăn nên không thấy biết, nên phải siêng năng tu tập để dứt trừ phiền não“ (Kinh Đại Niết Bàn).
Như vậy sở dĩ còn có cõi Ta Bà này là vì còn có vô lượng vô biên kiếp chúng sanh còn sống, thích sống trong phiền não. Tham=sanh phiền não; Sân=sanh phiền não; Si=sanh phiền não; Ngã mạn=sanh phiền não; Chấp trước=sanh phiền não. Người sống trong phiền não đó=người sống trong vô minh. Trong Kinh Bát Nhã Phật từng nói: „Vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận“. Nghĩa là: Không có cái vô vinh, cũng không có hết cái vô minh; Không có già chết, cũng không có hết cái già chết.
Thế nào là không có cái vô minh? Điều này chúng ta có thể làm một quán chiếu nhỏ: Tham=sanh phiền não; Sân=sanh phiền não; Si=sanh phiền não; Ngã mạn=sanh phiền não; Chấp trước=sanh phiền não. Người sống trong phiền não đó=người sống trong vô minh.
Ví thử bạn rót một ly trà, hay ly cà phê mời ông sếp. Vì một lý do nào đó tâm trạng của sếp bữa nay không được vui (tâm bất an, bị vợ mắng chẳng hạn), vì thế ông ý uống trà, cà phê nhưng thấy lạt nhách. Bình thường, không ngon, thì thôi khỏi uống, nhưng sẵn lòng không vui, ông sếp đó liền gọi bạn tới, „sạc“ cho bạn một thôi một hồi, toàn những lời nhức nhối, khó nghe.
Bạn sẽ làm gì trong tình huống này? Chấm điểm hành vi ông sếp:
1. Vô duyên vô cớ mắng người=1 lỗi;
2. Dùng lời lẽ thô thiển mắng người=2 lỗi;
3. Mắng mình hơn cả con ở=3 lỗi…
4. Đưa hành vi ông sếp ra điều trần trước Hội đồng giám đốc…
Cứ như vậy, những lỗi của ông sếp sẽ được bạn nhân lên theo „cơn tăng xông“ của bạn và khi lên tới đỉnh điểm, bạn sẽ không cần cân nhắc nhiều, cũng sẽ dùng những lời lẽ khó nghe tương tự, đả lại ông sếp…
Như vậy một hành vi rất nhỏ, nhưng cả ông sếp và bạn đều đang sống trong trạng thái vô minh=không quán chiếu được hành vi tạo tác của mình. Nhưng đổi lại, khi bị ông sếp vô duyên, vô cớ mắng mỏ – ông sếp đang sống trong vô minh, bạn khởi nghĩ: A Di Đà Phật! Có người giúp mình trả nghiệp (nghiệp sân giận mắng người) rồi. Ngay lúc bạn khởi quán và khởi ngay tâm niệm Phật đó, bạn đã dứt mình ra khỏi cái vô minh của ông sếp, và bạn cũng giúp mình không sống trong sự vô minh đó. Từ đó ta thấy, khoảng cách của vô minh và không vô minh (tự tánh thanh lặng-tự tánh Phật) cách nhau trong một giây quán chiếu.
Nếu liên hệ tới những mối quan hệ, giao tiếp (gia đình, xã hội, bạn bè, chồng, vợ, con cái…) thì những vô minh trên xảy ra là thường xuyên, không ngưng nghỉ. Nhưng nếu mình biết đó là vô minh, mình dùng hồng danh A Di Đà Phật – A Di Đà Phật là vô lượng trí tuệ – để cắt phăng sự vô minh đó, tất mình sẽ luôn sống trong tự tánh Phật.
Quán chiếu về sự già-chết, và không hết cái già-chết cũng như thế. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều trải qua sự già-chết. Nhưng sự già-chết của một người luôn thường sống trong vô minh khác với sự già, chết của người luôn sống trong tỉnh giác.
Hãy lấy ví dụ ông sếp trên rồi nhân rộng ra xung quanh chúng ta là hằng hà sa số những người sống trong vô minh minh như vậy, đương nhiên, khi họ già, chết, cái nghiệp vô minh ấy sẽ tiếp tục mang theo họ đến đời sống kế tiếp… và nếu như đời sống mới họ vẫn tiếp tục như vậy, thì cái vô minh ấy sẽ là vô cùng tận.
Như vậy để trả lời cho câu hỏi của Tây Phương: liệu một ngày nào đó vô cùng xa xôi trong vô lượng kiếp sau này, chúng sinh tìm được Phật tánh hết thì có còn thế giới ta bà này không nhỉ? Điều này vốn phụ thuộc vào „sự siêng năng tu hành“ của mỗi chúng sanh đang sống trong thế giới Ta Bà này.
Thiện Nhân
Xin đọc lại bài kệ Đức Phật nói trong kinh Hoa Nghiêm
Nhược nhân dục liễu tri
Tam thế nhất thiết Phật
Ưng quán pháp giới tánh
Nhất thiết duy tâm tạo
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính xin các Đạo hữu khai thị cho Giác Thiện hiểu:
1. Làm Phật có gì hay?
2. Không làm Phật có gì hay?
3. Không tu pháp môn Niệm Phật có được vãng sanh không?
Xin tri ân công đức các Đạo hữu.
Xin chào Giác Thiện,
VT xin mạn phép được trình bày một vài khía cạnh nhỏ, hy vọng là sẽ có các liên hữu khác bổ sung thêm.
1. Làm Phật có gì hay? Phật là đấng tối cao giác ngộ, là thiên nhân chi đạo sư (thầy dạy khắp trời người), tứ sanh chi từ phụ (cha lành chung 4 loài:thai, noãn, thấp, hóa). Khi thành Phật rồi sẽ không còn sanh tử luân hồi, có thể kiến lập cõi Tịnh Độ để giáo hóa chúng sanh, cũng có thể nhập Niết Bàn, phân thân hằng hà sa số, biết được quá khứ vị lai và tâm niệm của mỗi chúng sanh…còn rất nhiều thứ không thể nói hết được, có thể xem trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (phẩm Như Lai Thọ Lượng và Như Lai thần lực).
2. Không làm Phật có gì hay? Nếu không làm Phật thì làm Bồ tát, Thanh Văn, Duyên Giác cũng có thần thông tự tại, thoát ly sanh tử luân hồi, phổ độ chúng sanh thì cũng hay hơn ở trong lục đạo luân hồi vậy.
Nếu ở cõi trời, làm thần tiên thì cũng được hưởng phước báo, có thần thông, thân tướng xinh đẹp, sống lâu mấy ngàn tuổi thì cũng hay hơn loài người mình vậy. Nhưng dù sao thì ở cõi trời vẫn chưa thoát ly sanh tử luân hồi (Ngọc Hoàng Thượng Đế Vẫn Chưa Thoát Khỏi Sanh Tử), khi được hưởng phước báo thì sẽ quên tu, khi hết phước thì lại bị rớt trở xuống. Muốn có được thân người đã rất khó rồi thì làm thần tiên sẽ càng khó hơn gấp bội (phải biết tu Thập Thiện).
Nếu làm được thân người thì phải nói là rất hay. Tại vì Phật nói số chúng sanh không có thân người như đất của đại địa, còn số chúng sanh có được thân người như đất dính nơi đầu ngón tay vậy. Có được thân người cũng giống như con rùa mù ở giữa biển mà tình cờ bám được bọng cây.
Nếu làm súc sanh ví dụ như con trâu, chỉ ăn chay trường (cỏ) mà phải cày ruộng cực khổ, chịu đựng đòn roi, bị người ta lấy dây xỏ mủi dẫn đi, khi già thì bị giết làm thịt để người ta ăn. Mình có làm được giống như con trâu vậy không? Như vậy thì con trâu quá hay rồi chứ còn gì nữa.
Nếu làm ngạ quỷ thì mấy ngàn, mấy vạn năm chịu đói lạnh, đủ thứ khổ sở như vậy là quá hay rồi vì mình chỉ nhịn đói có một hai ngày mà chịu còn không nổi.
Nếu ở địa ngục thì bị ôm cột đồng đỏ lửa, bị quỷ sứ dùng chỉa ba đâm…khi đói khát thì uống nước đồng sôi, ngày nào cũng như vậy, trãi qua mấy ngàn, mấy vạn năm thậm chí cả triệu năm là quá hay rồi vì mình đâu làm được giống như vậy, khi mà cái chảo chỉ nóng chút xíu, sơ ý đụng tay vô chừng 1,2 giây là mình giật tay ra liền chứ có dám để luôn nguyên bàn tay trong chảo suốt 5 phút đâu.
3. Không tu pháp môn Niệm Phật có được vãng sanh không? Không tu pháp môn niệm Phật thì không được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc nhưng có thể vãng sanh về một trong 6 nẻo của lục đạo luân hồi là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, người, trời. Nói chung thì ngoài pháp môn niệm Phật còn rất nhiều pháp môn khác có thể thoát ly sanh tử luân hồi chẳn hạn như Mật Tông hay Thiền Tông…nhưng thiết nghĩ Tu Thiền Thời Nay Khó Thành Tựu.
Hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
@ Cư sĩ Viên Trí
Phúc Bình trộm nghĩ đạo hữu viết “vãng sanh về một trong 6 nẻo của lục đạo luân hồi” là có nhầm lẫn thì phải.
Xin chào Phúc Bình,
Cám ơn bạn đã kịp thời nhắc nhở, đúng ra thì VT không nên nói câu đó vì rất dễ gây hiểu lầm. Trong câu đó chưa diễ đạt hết ý, chưa rõ ràng, minh bạch. Thôi thì cho VT xin đính chính lại nhé.
Nhưng ở câu trên cũng không phải là sai hoàn toàn vì nếu không tu pháp môn niệm Phật mà tu pháp môn khác lỡ như không được thành tựu thì sẽ bị nghiệp lực dẫn dắt vào lục đạo luân hồi. Còn nếu như được thành tựu nhưng người đó không muốn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc mà dùng nguyện lực ở lại Ta Bà để giáo hóa chúng sanh thì điển hình cũng giống như Di Lặc Bồ Tát ở cõi trời Đâu Suất, Địa Tạng Bồ Tát ở địa ngục. Ngoài ra cõi trời có tới 33 cõi, các vị tu Thiền Định thường thường sẽ sanh về các cõi Sắc Giới và Vô Sắc Giới.
Bạn Minh Tâm nói: (ở phần dưới) “Nếu có nguyện về Tây Phương thì không tu pháp môn niệm Phật mà tu các pháp môn khác cũng vẫn có thể vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.” là đúng rồi, bởi vì:
1:Ngẫu Ích Đại Sư nói:” Được vãng sanh hay không là ở nơi Tín Nguyện, còn phẩm vị cao thấp là nơi hạnh sâu hay cạn “.
2:Nguyện thứ 19: Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
3:Nguyện thứ 20: Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
Chính vì thế cho nên có một số người không tu pháp môn niệm Phật nhưng tu các pháp môn khác như là có người Niệm Danh Hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm Cầu Vãng Sanh Cực Lạc, hoặc có người tụng kinh Pháp Hoa (Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự), hoặc có người tụng chú vãng sanh (mỗi ngày 6 thời, mỗi thời 21 biến), hoặc có người tụng chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni (mỗi ngày 21 biến) và những pháp môn khác…rồi hồi hướng phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thì vẫn có thể được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Tuy nhiên trong kinh A Di Đà nói:” Không phải dùng chút ít thiện căn, phước báo, nhân duyên mà được sanh về cõi kia“. Chính vì thế cho nên nếu lỡ như mình tụng kinh không được tam muội, trì chú không được tam mật tương ưng… Lỡ như công phu của mình chưa được thuần thục, công đức không được viên mãn, đến chừng đó thì khó bảo đảm. Trong gương vãng sanh cũng ít thấy có những trường hợp tu pháp môn khác được vãng sanh. Vả lại các pháp môn khác thì ít được phổ biến, ít người tu, khi mình chọn pháp môn khác, lỡ như trên đường tu có gặp thắc mắc, trở ngại gì thì biết hỏi ai đây?
Pháp môn niệm Phật thì :”Niệm một câu Phật, phước tăng vô kể, lễ một lễ Phật, tội diệt hà sa”. Hiện tại có rất nhiều người đã, đang và sẽ tu pháp môn niệm Phật cho nên nếu mình đi chung đường, khi có thắc mắc, trở ngại thì sẽ có người hướng dẫn, trợ giúp có phải tốt hơn không?
Hơn nữa ở kinh Đại Tập có nói: “Thời Mạt Pháp người chứng đạo rất hiếm. Nếu muốn liễu thoát sanh tử luân hồi người tu đạo chỉ tu theo pháp môn Tịnh Độ là được giải thoát rốt ráo”. Pháp môn khác cũng là Phật Pháp, không nên khinh thường tuy nhiên mình có quyền chọn lựa pháp môn tu thích hợp với mình mà. Nhưng dù sao thì trang nhà này lập ra để hoằng dương pháp môn niệm Phật cho nên nếu nói không khéo, lỡ như vô tình mình Khinh Chê Pháp Tịnh Độ Chính Là Khinh Chê Luôn Cả Chư Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Gửi Giác Thiện cùng các Đạo hữu,
Câu hỏi của Giác Thiện: Làm Phật có gì hay? Và Không làm Phật có gì hay? Thiện Nhân có thể chia sẻ ngắn gọn như sau:
1. Làm Phật có gì hay? Chữ „hay“ chúng ta nên hiểu theo hai nghĩa: „hay“ của người không tu đạo (phàm phu) và „hay“ của người tu đạo (người giác ngộ).
a. „hay“ của người không tu đạo: „hay“ này là „hay“ của sự phân biệt, chấp trước. Vì có „hay“ tất có dở. Do vậy sự hay-dở vốn phụ thuộc vào sự phân biệt, chấp trước của người đối cảnh.
b. „hay“ của làm Phật? Làm Phật không thể nói là „hay“ hay không „hay“. Bởi nếu còn có „hay“ tất có chẳng „hay“ (dở); còn có tốt, tất có xấu; còn có đen, tất có trắng; còn có chứng đắc, tất có không (chưa) chứng đắc; còn có xuất, tất có nhập; còn có thần thông, tất chẳng phải (chẳng có) thần thông, còn có người độ, tất có kẻ được độ… Tất cả những thứ đó không phải là cảnh giới của Chư Phật và chư Bồ Tát. Trong các giáo pháp và kinh pháp Phật dạy, chúng ta chưa hề nghe Phật nói: Pháp ta là hi hữu nhất, là hay nhất, là tối thượng nhất trong các pháp. Hay: Ta là tối thượng; Ta là hi hữu nhất; Ta là Thiên Nhân Sư; Ta là Vô Thượng Sư; Đại Pháp Sư; Cha của Trời Người… và Phật cũng chưa từng nói: Ta có thần thông, ta có lục thông, hay ta có thể thế này, ta có thể thế nọ… Giả như chúng ta có nghe thấy, đọc thấy ở đâu đó, cũng là do hậu thế sau này, hoặc vì quá sùng kính Phật, hoặc vì muốn thêm thắt cho kinh Pháp thêm màu nhiệm… nên đã tôn sưng, hay tô vẽ lên như vậy.
Thời còn tại thế Đức Phật thường hay quở, và nhắc nhở các đệ tử khi họ hay nói về sự chứng đắc, cũng như thần thông. Điều này trong kinh Kim Cang Phật đã nói: „Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ thế nào? Vị A La Hán có thể tự nghĩ rằng, mình chứng được quả A La Hán chăng? Ngài Tu Bồ Đề đáp: „Bạch đức Thế Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì thiệt không có pháp chi gọi là A La Hán. Bạch đức Thế Tôn! Nếu như vị A La Hán nghĩ thế này: Ta chứng được quả vị A La Hán, thời chính là còn chấp trước tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả“. Đức Phật nói thêm: „Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ thế nào? Thủa xưa, hồi ở chỗ đức Phật nhiên Đăng, đức Như Lai có chứng đắc nơi pháp chăng?“. Ngài Tu Bồ Đề đáp: „Bạch đức Thế Tôn! Không. Hồi ở chỗ đức Phật Nhiên Đăng, đức Như Lai thật không có chỗ chứng đắc“. Hay: „Tu Bồ Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như Lai có chứng được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng? Đức Như Lai có nói pháp chăng?“. Ngài Tu Bồ Đề đáp: „Như con hiểu ý nghĩa của Phật nói, thời không có pháp nhất định nào gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có pháp nhất định nào mà Như Lai có thể nói được. Bởi vì sao? Vì pháp của đức Như Lai nói, đều không thể vin lấy, không thể nói được, chẳng phải pháp, chẳng phải không phải pháp“.
Do vậy, nên chăng chúng ta nói: Làm Phật là sự rốt ráo, viên mãn, là kết quả thù thắng nhất của một kiếp tu hành. Tại sao? vì chúng sanh đã một đời phá mê, khai ngộ, lìa khổ được vui, chuyển phàm thành thánh…
2. Không làm Phật có gì hay?
Không làm Phật tất sẽ làm chúng sanh. Chúng sanh vì vô minh, vì phiền não, vì uế trược… nên sẽ luân chuyển trong lục đạo luân hồi. Do vậy làm chúng sanh „hay“ hay không „hay“ vốn phụ thuộc vào sự thẩm thấu đạo của mỗi chúng sanh.
Phật nói: Chúng sanh là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là quyến thuộc, là thai tạng, nghiệp quyết định chúng sanh trở thành kẻ hạ liệt, hay cao sang…
Làm Phật hay làm Chúng sanh hẳn các bạn đã có câu trả lời.
Thiện Nhân
@Viên Trí: Mình thấy đạo hữu bàn về cõi Tịnh độ rất hay, nhưng bàn về cõi trời thì dường như có nhầm lẫn. Mình nghe nói cõi trời có 28 cõi: 6 cõi thuộc dục giới, 18 cõi thuộc sắc giới và 4 cõi thuộc vô sắc giới. Trong dục giới có cõi trời Đạo Lợi (còn gọi là cõi trời Tam-Thập-Tam, vua trời Đế Thích ở cung chính giữa, còn bốn hướng đông tây nam bắc có 32 cung vây quanh, có lẽ đạo hữu nhầm ở điểm này:D)
Xin chào Nguyễn T Lựu,
Về cõi trời thì VT đọc trong sách từ lúc nhỏ nên bây giờ nhớ không rõ là có bao nhiêu nhưng vẫn nhớ có 6 cõi Dục Giới là:
1:Tứ Thiên Vương
2:Đao Lợi
3:Dạ Ma
4:Đâu Suất
5:Hóa Lạc
6:Tha Hóa Tự Tại
4 Cõi Vô Sắc Giới là:
1:Không Vô Biên Xứ
2:Thức Vô Biên Xứ
3:Vô Sở Hữu Xứ
4:Phi Tưởng Phi Phi Tưởng
18 Cõi Sắc Giới thì nhiều quá VT nhớ không nổi cho nên quên rồi. Như vậy thì cộng chung lại chỉ có 28 thôi à. Thì ra là vậy. Cám ơn bạn nhiều nhé. Tại vì lúc này VT chỉ nghiên cứu về Tịnh Độ mà thôi (như HT Tịnh Không nói: “một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”) cho nên các pháp khác thì lỡ quên rồi thì cho quên luôn, tạm gọi là xả bỏ vạn duyên vậy. Thành thật cám ơn bạn đã nhắc nhở và giải thích về cụm từ “tam thập tam thiên” nhé. Nói chung thì các pháp khác VT quên cũng gần hết, nếu nói sẽ bị sai sót, nhầm lẫn là điều khó tránh, thông cảm dùm nhé. Như vậy thì VT sẽ cẩn thận, dè dặt hơn, không dám “liều mạng” nữa. Thật là hổ thẹn. Xin được sám hối vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Cảm ơn Thiện Nhân đã nhiều lần chỉ bảo mình, mình còn nhiều thắc mắc cần bạn trợ giúp lắm, mình cũng mong có ngày còn thế giới ta bà này nữa.
A Di Đà Phật
Gửi Hướng Về Tây Phương,
Hoằng pháp độ sanh là trách nhiệm của mỗi người Phật tử chúng ta, những vấn nghi mà HVTP đặt ra cũng chính là đang độ sanh vậy. Nếu có gì cần trao đổi, HVTP cứ hoan hỉ đặt ra, Thiện Nhân cùng các Liên hữu khác sẽ cùng HVTP gỡ rối tới khi nào thật thông suốt mới thôi nhé.
Chúc tinh tấn và an lạc.
TN
Kính gửi đạo hữu Viên Trí!
Tôi nghĩ rằng nếu có nguyện về Tây Phương thì không tu pháp môn niệm Phật mà tu các pháp môn khác cũng vẫn có thể vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Bạn Minh Tâm có suy nghĩ chính xác, vì trong Kinh Vô Lượng Thọ – Phẩm 24 – Đức Phật dạy rõ:
“…Nếu có chúng sanh tu học theo pháp đại thừa, đem tâm thanh tịnh, hướng về đức Vô Lượng Thọ, niệm đến mười niệm, nguyện sanh về Cực Lạc, nghe pháp rộng sâu hiểu rốt ráo, cho đến được một niệm thanh tịnh, phát một niệm nhớ nghĩ đến đức Phật đó, người này mạng chung thấy Phật A Di Đà như trong chiêm bao, nhứt định sanh về nước Cực Lạc, được Bất thối chuyển Vô thượng Bồ Đề…”
Tâm Phật A Di Đà là Thanh Tịnh, là Bình Đẳng – cho nên bất kỳ chúng sanh nào khởi tâm Tín, Nguyện đầy đủ, mong được sanh về Cực Lạc, dù tu học pháp môn nào, mà muốn nguyện sanh về nước Ngài, đem tâm thanh tịnh, hướng về đức Vô Lượng Thọ, niệm đến mười niệm, nguyện sanh về Cực Lạc, nghe pháp rộng sâu hiểu rốt ráo, cho đến được một niệm thanh tịnh, phát một niệm nhớ nghĩ đến đức Phật đó, người này mạng chung thấy Phật A Di Đà như trong chiêm bao, nhứt định sanh về nước Cực Lạc, được Bất thối chuyển Vô thượng Bồ Đề…
Còn có pháp nào có thể viên mãn bình đẳng, độ sanh rộng khắp hơn pháp môn này? Thật không thể tìm thấy pháp môn thứ hai giống như vậy. Do đó mười phương chư Phật đều xưng tán A Di Đà Phật là “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương” – Ánh sáng của Ngài là tôn quý nhất trong hết thảy chư Phật, là vua trong các Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chào các bạn đồng tu:
Độ van xin các bạn trong nước hay ngoài nước Việt Nam nếu các có xe hơi: Thì mình mua mấy chữ in bằng nhựa có keo (decal homedopot) khoảng 10 cm (1 inch), màu trắng , sau đó dán ở sau kính xe chữ ‘AMITABHA’ (nghĩa A Di Đà Phật) mình sẽ giúp rất nhiều người. Tổ Ấn Quang chỉ điểm, xin các vị hoan hỷ làm dùm ” chúng sanh vô biên thề nguyện độ”.
PS Tịnh Không giảng kinh vô lượng , mình đọc vài câu chưa hiểu nhờ các bạn giải thích dùm:
-“Học vi nhân sư, hành vi thế phạm”.
-“Từ bi đa hoạ hại, phương tiên xuất hạ lưu”.
Cảm ơn các bạn đồng tu…
A Di Đà Phật….
Hòa Thượng Tịnh Không giảng về:
“Học vi nhân sư, hành vi thế phạm”:
Ngày nay, tổng đề mục của chúng ta học là “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm”. Đây chính là Phật Bồ Tát. Chúng ta khởi tâm động niệm, lời nói việc làm có thể vì xã hội làm ra tấm gương tốt hay không? Có phải là một tấm gương tốt nhất hay không? Lý sự trong chỗ này đều rất sâu, chúng ta phải nên biết, chính mình phải nỗ lực, chịu làm, biết được chính mình phải nên làm bằng cách nào.
Sư là gương mẫu, phạm là mô phạm. Chư Phật Bồ Tát, tổ sư đại đức là gương mẫu, là mô phạm tốt nhất cho tất cả chúng sanh, cho nên chúng ta tôn xưng Thích Ca Mâu Ni Phật là “Thiên Nhân Chi Đạo Sư”. Chúng ta tuân thủ giáo huấn của Phật, thì chúng ta xem ý niệm trong lòng chúng ta nghĩ tưởng có thể làm ra tấm gương tốt cho tất cả đại chúng thế gian hay không? Nếu như cách nghĩ, cách nhìn này không thể vì xã hội đại chúng này làm ra tấm gương tốt, thì cách nghĩ cách nhìn này phải phế bỏ, phải buông bỏ đi; nếu có thể làm ra tấm gương tốt cho chúng sanh thì được. Đạo tràng phải làm ra tấm gương tốt nhất cho tất cả đạo tràng; cá nhân phải làm ra tấm gương tốt nhất cho mỗi cá nhân; đồng tu tại gia, gia đình của chúng ta phải làm ra tấm gương tốt nhất cho mọi gia đình. Đây gọi là học Phật. Chúng ta phải thường giữ tâm này, thường giữ ý niệm này, thường như giáo tu hành.
”Từ bi đa hoạ hại, phương tiên xuất hạ lưu”:
Cư sĩ Diệu Âm có chia sẻ một thí dụ về đề mục này khá hay:
“…Có một chuyện vừa mới phát hiện hồi sáng nay. Khi vị Sư Cô đó đến thông báo một tin tức. Thực ra thì trước đó tôi không hay biết. Khi nghe kể lại, tôi mới nói, tại sao không cho biết trước? Vị Sư Cô đó nói như thế này, bà Cụ này không chịu niệm Phật. Một lần khuyên bà Cụ niệm Phật thì bà Cụ nổi giận, bà la, bà nói rằng: “Tu hành tôi biết rồi, khỏi cần phải khuyên nữa…“. Và khi nhắc đến câu Phật hiệu “A-Di-Đà Phật” thì bà Cụ nổi giận!…
Khi nghe đến cái tin đó, thực sự là làm cho Diệu Âm này giật mình! Nếu trước đó biết được tin tức này, thì chắc chắn chúng ta không tham gia hộ niệm cho bà Cụ này đâu. Tại sao vậy? Tại vì, thứ nhất là niềm tin vào pháp niệm Phật hoàn toàn Cụ không có. Cụ không những không tin mà còn chống đối nữa, thì đây là một đại kỵ trong pháp hộ niệm!
Khi đi hộ niệm cho một người lúc người ta còn tỉnh táo, nếu người ta không đồng ý thì mình tìm mọi cách để hướng dẫn. Có nhiều khi mình dùng đến những phương tiện thiện xảo nào đó để giúp cho bà Cụ tỉnh ngộ. Nhưng giả sử như bà Cụ quyết lòng không chịu tin tưởng, thì nhất định chúng ta đành phải đình chỉ việc hộ niệm. Đây không phải là vấn đề từ bi hay không, nhưng nếu ta đem cái lòng từ bi ra mà tiếp tục hộ niệm, thì thế gian cũng thường có câu ngạn ngữ nói rằng: “Từ bi đa họa hại!”, là vấn đề này đây. Tại vì nếu người ta chống đối, người ta nổi giận vì mình niệm Phật, thì khi mình đi hộ niệm… nếu trước những giây phút tắt thở họ nổi giận, họ tức giận vì họ không muốn mình niệm Phật mà mình cứ niệm Phật, thì cái sự tức giận này sẽ chiêu cảm đến cảnh giới rất là xấu! Vì thế, khi nghe vị Sư Cô nói như vậy làm cho Diệu Âm thực sự bị ngỡ ngàng! Nếu Diệu Âm biết trước chuyện này thì chắc chắn không thể nào dám tham dự cuộc hộ niệm. Nhưng vì tâm của Sư Cô quá từ bi và Sư Cô giấu chuyện này…”
HT Tịnh Không cũng có nói về đề mục này – “Từ bi đa hoạ hại, phương tiên xuất hạ lưu” trong lúc Ngài giảng bộ “Cảm Ứng Thiên – tập 28): “…Đây là nguyên nhân gì vậy? Là do làm việc theo tình cảm, không có trí tuệ quyết đoán. Nếu như là sự quyết đoán của trí tuệ thì sự việc này có thể phòng ngừa…”
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A D Đà Phật
Cảm ơn CS Viên Trí đã hồi âm mau lẹ.
1. Giác Thiện thấy khi nói về Phật và Bồ tát nhiều người thường nói nhiều về thần thông. Chẳng lẽ làm Phật chỉ để chứng thần thông thôi sao?
2. Câu “Không làm Phật có gì hay”? Giác Thiện thấy câu trả lời có vẻ hơi mai mỉa. Thực ra thì “Không làm Phật có gì hay?”
3. Phật không có nói: các ngươi không niệm Phật tất không được vãng sanh. Điều này nên hiểu thế nào cho đúng?
4. Phật có nhập Niết Bàn không ạ?
Mong CS hoan hỉ khai thị cho Giác Thiện hiểu thật rõ ạ.
Cảm ơn CS ạ.
Xin chào Giác Thiện,
Câu hỏi cũ VT trả lời chưa xong bạn đã nêu câu hỏi mới rồi. Không ngờ hôm nay lại gặp vấn nạn rồi. Thôi thì câu hỏi mới để dành cho các liên hữu khác vậy. VT sẽ tiếp tục ở câu số 2 cho xong và nhất là hai chữ “mai mỉa” mà bạn đã nêu ra.
VT làm gì dám mai mỉa chứ, trong tâm hoàn toàn không có, khi bạn nêu hai chữ “mai mỉa” ra thì chứng tỏ là vọng tưởng đã phát sanh. Ý tại ngôn ngoại.
Đối với người sơ phát tâm thì có thể sẽ hiểu lầm là bạn đang mỉa mai (trong câu Làm Phật có gì hay?). Nếu như phỉ báng Phật thì mang tội, đọa địa ngục, điều này ai cũng biết. Nhưng VT đoán chắc có lẽ không phải bạn mỉa mai hay mai mỉa mà là như thế này:
Đa phần thì người biết không hỏi, người hỏi thì không biết nhưng thỉnh thoảng có trường hợp “biết mà còn hỏi” cũng giống như khi xưa trong pháp hội của Phật có các vị Bồ Tát vẫn thường nêu những câu hỏi, mục đích là vì chúng sanh hiện tại và đời sau, dụng tâm như thế thật là đáng quý.
Trong ba câu hỏi của bạn đã chứa đựng thiền cơ rất sâu sắc tức là “phá chấp”. Thấy người ta chấp cái gì thì phá cái nấy. Khi mà hết chấp trước, hết phân biệt thì Phật Tánh nơi tự tâm sẽ hiển lộ. Cho nên trong nhà Thiền có câu:” Phật tới chém Phật, ma tới chém ma “. Là bởi vì người tu Thiền không chấp vào bất cứ cảnh duyên nào bên ngoài (vọng nhận tứ đại làm tướng tự thân, duyên ảnh sáu trần làm tướng tự tâm). Người tu Thiền vốn dỉ không cầu thấy Phật bên ngoài cho nên bỗng dưng Phật xuất hiện thì chắc chắn là ma giả Phật rồi cho nên mới nói “Phật tới chém Phật” là như thế. Người tu Thiền chỉ biết có một ông Phật duy nhất chính là Phật Tánh, là Chơn Tâm, Tự Tánh, Bản Lai Diện Mục của mình.
“Làm Phật có gì hay? Không làm Phật có gì hay?” đích thực hai câu này chính là trực chỉ Chân Tâm vậy vì nếu chấp “có hay” và “không hay” đều lạc vào biên kiến (nhị biên). “Làm Phật” và “không làm Phật” cũng lại là biên kiến (nhị biên). Không tu pháp môn Niệm Phật có được vãng sanh không? là muốn phá chấp. Bởi vì người ta đang chấp trước:” Phải tu pháp môn Niệm Phật thì mới được vãng sanh “. Nếu muốn phá chấp tiếp thì sẽ thêm :” Vãng sanh có gì hay? Không vãng sanh có gì hay? ” Nhưng cho dù có phá hết những cái chấp đó thì cái chấp mà người ta không phá được chính là “vọng nhận tứ đại làm tướng tự thân, duyên ảnh sáu trần làm tướng tự tâm“. VT cũng rất cám ơn ý tốt của bạn là muốn khai thị cho người ta ngộ nhập “tri kiến Phật” tức là Phật Tánh, Chân Tâm, Bản Lai Diện Mục của chính mình nhưng chỉ e người ta không “ngộ” được mà còn hiểu lầm là bạn đang mỉa mai hay mai mỉa thì là điều không hay.
Thành ra giữa người tu Tịnh Độ và người tu Thiền có sự khác biệt rất xa. Người tu Tịnh Độ thì trong tâm luôn hướng về Đức Phật A Di Đà nơi cõi Tây Phương Cực Lạc. Khi Phật đến thì lễ Phật (chứ không phải chém Phật). Còn đối với người tu Thiền thì như kinh Kim Cang nói:” Nhược dĩ sắc kiến Ngã, Dĩ âm thanh cầu Ngã, Thị nhân hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai “. Hay :” Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai “. Cho nên chỉ xoay về nơi Phật Tánh của Chân Tâm mình chứ không được chấp vào bất kỳ âm thanh, tướng mạo gì (âm thanh là thinh trấn, tướng mạo là sắc trần đều thuộc về lục trần) cho nên mới nói “Phật tới chém Phật” là như thế. Cho nên khi bạn hiểu được ý này thì bạn không có bị mang tội phỉ báng Phật. VT chỉ lượt sơ để các bạn sơ cơ không hiểu lầm là bạn phỉ báng Phật là được rồi hay nói cách khác là bạn không có ý mỉa mai. Còn nếu như bạn nghĩ phần trả lời của VT mang ý mỉa mai thì VT xin thành tâm sám hối nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
TT cũng xin liều mạng đem vài hiểu biết cạn cợt xin được chia sẻ cũng đạo hữu:
1. Thần thông vốn dĩ đầy đủ từ trong tự tánh lưu lộ ra, khi thành Phật thì thần thông đạo lực liền đầy đủ viên mãn. Các bài viết về thần thông thì bạn có thể tham khảo tại đây:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/04/chung-than-thong-van-chua-thoat-luan-hoi/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/10/vang-sanh-ve-cuc-lac-se-dac-sau-thu-than-thong/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/02/lau-tan-thong-la-gi/
Còn mục tiêu để thành Phật thì được mô tả rõ ràng và rất sâu sắc trong 48 đại nguyện của Phật A Di Đà, bạn có thể tham khảo thêm tại:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/06/48-dai-nguyen-cua-phat-a-di-da/
Chúng ta niệm A Di Đà Phật thì nhất định phải lấy chí nguyện của A Di Đà Phật làm thành chí nguyện của chính mình, đây là mục tiêu để thành Phật.
2/ Xin trích lời dạy của HT Tịnh Không về đề mục này:
Cái gì gọi là “thành Phật”? “Thành Phật” có gì tốt? Thành Phật hay không thành Phật không như nhau sao? Xin thưa, không thành Phật và thành Phật khác biệt nhau rất lớn. Không thành Phật, chúng ta có phiền não, vọng tưởng, tai nạn, khổ, trên kinh Phật thường nói “sinh, lão, bệnh, tử khổ”, ba khổ tám khổ không cách gì rời khỏi. Sau khi học Phật rồi, chính là sau khi thành Phật, cái khổ này vĩnh viễn thoát ly, hết thảy khổ thế xuất thế gian đều xả bỏ, đây là ưu điểm của việc học Phật.
Ngoài ra một ưu điểm nữa, khi chưa thành Phật, vũ trụ nhân sinh đối với chúng ta là một mảng mù tịt, không biết được gì, đó là khổ. Sau khi thành Phật, tận hư không khắp pháp giới, kết quả hiện tại vị lai, quá khứ khôn cùng vị lai vô tận, không thứ nào không tường tận, không có thứ nào không thông suốt.
3/ Trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật Thích Ca rất nhiều lần nhắc nhở chúng ta phải niệm Phật:
…Phật bảo Di Lặc : “Tôn kính đức Phật là điều đại thiện. Vậy thật phải nên niệm Phật, dứt đoạn hồ nghi, đoạn hết ái dục, lấp hết nguồn ác, đi khắp ba cõi không bị chướng ngại. Khai thị chánh đạo, độ người chưa độ…”
Ngay cả chư vị trên thế giới Cực Lạc cũng thường niệm Phật không gián đoạn:…Phật bảo A Nan: “Các ông có thấy các chúng tịnh hạnh ở cõi Cực Lạc dạo trên hư không, nương nơi cung điện đi khắp mười phương cúng dường chư Phật không hề chướng ngại và họ niệm Phật không ngừng hay không?…
Dù người công phu tu tập hành trì niệm Phật chưa đủ sâu nhưng niệm Phật lợi ích cũng ko thể nghĩ bàn:”…Lại có chúng sanh tích tập thiện căn, mong cầu Phật trí cùng phổ biến trí với vô đẳng trí, oai đức quảng đại bất tư nghì trí; đối với thiện căn chính bản thân mình chẳng thể sanh khởi một niệm tịnh tín, ý chí do dự với việc vãng sanh cõi Phật thanh tịnh, chẳng thể chuyên tâm, nhưng do liên tục niệm Phật chẳng dừng, kết thành thiện nguyện, vẫn được vãng sanh…”
Với phần tử tri thức, học rộng hiểu nhiều – Phật lại càng thiết tha khuyên niệm Phật:
Hỡi các bậc học rộng trí cả
Phải tin lời ta dạy như thật.
Diệu pháp như thế may được nghe
Nên thường niệm Phật, sanh hoan hỷ
Thọ trì rộng độ dòng sanh tử
Phật bảo người ấy chân thiện hữu.
Do vậy có thể thấy niệm Phật vô cùng quan trọng, vô cùng trọng yếu đối với hành giả Tịnh Độ – do đó người đã tin sâu pháp môn này thì ko ai mà ko chịu phát tâm niệm Phật. Bạn cũng có thể nên xem qua bài này để hiểu về niệm Phật: Một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng
4/Phật có nhập Niết Bàn không?
Về Sự thì Có, về Lý thì Không – Trong Kinh VLT Phật dạy rõ về việc này: “…Qua khỏi quả vị Thanh Văn, Bích Chi. Chứng nhập ba pháp: Không, Vô Tướng, Vô Nguyện. Khéo dụng phương tiện, hiển thị ba thừa. Đối với hàng trung hạ căn, thị hiện có diệt độ. Chứng đắc vô sanh vô diệt…”
Bạn tham cứu kỹ đoạn Kinh Văn trên tất sẽ có lúc hiểu được cảnh giới của Lý Sự Vô Ngại, Sự Sự Vô Ngại của Chư Phật và Pháp Thân Đại Sĩ Bồ Tát. Thị hiện Nhập Niết Bàn cũng là như thế mà thôi.
Hi vọng bạn sẽ hài lòng với phần chia sẻ của TT. Nếu có chỗ nào thiếu sót mong đạo hữu góp ý thêm, TT cảm tạ vô cùng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thật ra mình thấy lời VT hoàn toàn chính xác /học Phật là để thành Phật, đó là mục tiêu tối thượng mà bất cứ người Phật tử chân chánh nào cũng đều tha thiết hướng tới, dù đó là thiền hay tịnh. Chúng ta hãy cùng khuyến tấn nhau hành trì trau dồi đức hạnh mau chứng quả vô thượng bồ đề cứu độ chúng sanh đền ơn chư Phật, ko nên rộng bàn nhiều thứ quá, ko chừng chúng ta lạc vào “thế trí biện thông” thì kẹt lắm…
Nam Mô A Di Đà Phật
Giác Thiện cảm ơn hai cs VT và TT đã dày công hồi đáp rất chi tiết ạ.
1. Giác Thiện nghĩ câu hỏi GT đặt ra đã bị hiểu sang một ý nghĩa khác rồi ạ. Nếu coi những câu hỏi có liên quan đến Phật là không tin Phật, mỉa mai hay phỉ báng Phật thì thật là tội lỗi ạ. Giác Thiện được nghe là sở dĩ chúng ta có Pháp của Phật để học thời nay, cũng đều nhờ vào những nghi vấn của các Phật tử của Phật thủa xưa đặt ra, nên Phật mới có lý giải ạ.
2. Vì căn cơ GT đơn giản, nên hai câu hỏi của GT cũng rất đơn giản, vì vậy GT cũng mong nhận được sự khai thị thật đơn giản thì GT và những người cùng căn cơ mới hiểu được ạ.
3. Người tu Tịnh Độ và tu Thiền không có sự khác biệt ạ. Bởi GT nghe nói là pháp của Phật là pháp không hai ạ. Nếu là hai thì đó chẳng phải pháp của Phật ạ.
4. Giác Thiện không hỏi về thần thông đâu ạ, nhưng trong hồi đáp lại được nghe nhiều về thần thông ạ.
5. Trong hồi đáp của cs TT có nói về Chứng nhập ba pháp: Không, Vô Tướng, Vô Nguyện. Xin cho GT được hiểu: Không, Vô tướng, vô nguyện là gì ạ?
GT xin cảm ơn rất nhiều ạ.
A Di Đà Phật, cư sĩ Giác Thiện thân mến
TLPT xin phúc đáp thay cho huynh TT về câu bạn hỏi: “Không, Vô tướng, Vô nguyện”. Thật ra câu hỏi này nếu giải thích tường tận chi tiết thì chỉ có HT Tịnh Không mới làm nổi việc này. Xin được trích bài giảng Ngài như sau:
“….“Vô nguyện”, có kinh gọi là Vô tác, ý nghĩa như nhau, đại tiểu thừa đều có. Lại gọi “tam giải thoát pháp môn”, cũng chính là ba loại pháp này. Trong tiểu thừa nói bạn có thể thoát khỏi sáu cõi luân hồi, nhất định từ ba pháp môn này mà thành tựu. Đại thừa pháp thì nói, ba pháp môn giúp bạn siêu việt mười pháp giới, chứng được pháp giới nhất chân. Cho nên “tam giải thoát pháp môn” thông cả đại tiểu thừa, danh tướng tuy như nhau nhưng cảnh giới không giống nhau.
Ví dụ nói “không môn”, người tiểu thừa chứng ngã không, siêu việt sáu cõi; người đại thừa chứng pháp không thì không chỉ ngã là không mà pháp cũng không, cho nên họ cũng siêu việt mười pháp giới, chứng pháp giới nhất chân. Cửa không là từ tự tánh, từ trên lý thể tất cả vạn sự vạn vật mà nói, cũng như trên kinh văn: “Tướng có tánh không, sự có lý không”; họ có thể từ tướng thấy tánh, từ sự quan sát lý, chân thật tường tận sự tướng chỉ là huyễn hoá như trên kinh Kim Cang nói: “mộng huyễn bào ảnh”. Bạn không thể nói nó không có, cũng không thể nói nó có. Nếu bạn nói không có, thì tại sao nó hiện tướng, đích thực có tướng tồn tại? Nếu bạn nói có, vậy thì cái tướng này là giả, không phải thật tướng mà là sát na sanh diệt không thực tại. Nếu như bạn cho rằng tướng là thật có thì bạn lại sai, bạn mê trên giả tướng đó. Tướng là giả, không phải thật, từ cửa này mà bước vào, cũng chính là từ pháp môn hay phương pháp này mà ngộ nhập, thoát sanh tử, siêu ba cõi. Đó là từ cửa không mà vào và chứng đạo. Nếu bạn không vào được thì học môn này không lợi ích, gọi là không khế cơ, hoặc không khế hợp căn cơ của mình. Không phải căn cơ thì tu học pháp môn sẽ không dễ gì khế nhập.
Một cửa nữa là “vô tướng”. Tướng là hữu môn, có thể từ hữu môn mà vào. Đã “hữu” thì vì sao gọi là vô tướng? Bởi vì tướng là duyên sanh, kinh Bát Nhã có câu: “Vạn pháp duyên sanh”. Phàm hễ pháp do nhân duyên sanh đều không có tự tánh, cho nên tỉ mỉ quan sát, ta thấy tướng là giả tướng. Nếu bạn chân thật thấy tất cả tướng đều là giả tướng thì bạn đã nhìn thấu, chân thật thông suốt, hay chân thật thông đạt. Sau khi nhìn thấu, bạn liền tự nhiên không còn chấp trước đối với hiện tướng, liền có thể buông bỏ chấp trước. Vừa buông bỏ chấp trước thì siêu việt sáu cõi, như vậy bạn từ cửa vô tướng mà vào.
Nếu không cách gì vào được cửa vô tướng thì vẫn còn một cửa nữa là “vô nguyện”. Vô nguyện còn gọi là “vô tác”. Trong Phật pháp, việc thứ nhất là dạy bạn phát nguyện. Không có nguyện thì làm sao thành công? Một số đồng tu đến hỏi tôi, chúng ta làm việc tốt nhưng không cầu bất cứ thứ gì thì đó mới là việc tốt chân thật. Lời họ nói tuy không sai, nhưng trên thực tế, đúng mà sai. Bạn không mong cầu, nhưng bạn có thật đạt đến không mong cầu chăng? Bụng đói phải có cơm ăn, mệt rồi còn phải nghỉ ngơi thì sao bạn có thể nói vô sở cầu? Chân thật đạt đến vô cầu không phải là cảnh giới của phàm phu chúng ta. Mức độ thấp nhất phải là Pháp Thân Đại Sĩ mà kinh Hoa Nghiêm nói, đó là chân thật đến được vô niệm. Cho dù trong cảnh giới đó, họ vẫn thị hiện có sở cầu. Đừng nói Bồ Tát Viên Sơ Trụ, Bồ Tát Đẳng Giác, ngay chư Phật Như Lai thừa nguyện tái lai đến giúp chúng sanh chúng ta cũng phải thị hiện phát nguyện. Thích Ca Mâu Ni Phật không thị hiện tám tướng thành đạo hay sao? Ngài không dạy chúng ta phát tứ hoằng thệ nguyện hay sao? A Di Đà Phật phát bốn mươi tám nguyện, vậy vì sao vô nguyện? Vô nguyện thì làm sao có thể thành tựu? Cho nên chúng ta phải hiểu tường tận văn tự trong đây. Nếu cứ nhìn văn hiểu nghĩa thì ba đời chư Phật sẽ hàm oan.
“Vô nguyện” ở đây là “lìa tâm năng sở”, cái nguyện này mới là cái nguyện chân thật. Người thế gian đều có nguyện vọng nhưng nguyện vọng của người thế gian không dài lâu, qua vài ngày họ liền thay đổi, gặp được duyên họ lại thoái tâm, do nguyên nhân gì? Bởi vì cái nguyện họ phát ra là vọng tâm, không phải chân tâm. Người thế gian thường hỏi: vì sao phải phát nguyện? Vì bạn còn một đạo lý, một lý do. Khi nguyện không thoái chuyển đã thay đổi thì ta biết đó là giả, không phải thật.
Chân thật phát nguyện thì không có điều kiện. Chư Phật Như Lai “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”, cũng không có điều kiện. Đối với tất cả chúng sanh hữu tình hay vô tình, các Ngài đều quan tâm thanh tịnh bình đẳng, thương yêu bình đẳng. Phàm hễ có điều kiện đều là giả, đều không thật. Có điều kiện là có năng có sở. Năng sở là hai pháp. Lục tổ Huệ Năng đại sư từng nói, hai pháp thì không phải Phật pháp, hoặc Phật pháp là pháp không hai. Đoạn dứt hai bên năng sở mới gọi là vô nguyện hay vô tác. Sau đó chúng ta mới hiểu câu đại đức xưa: “Làm mà không làm, không làm mà làm”, lìa khỏi hai bên, hai bên đều không chấp trước.
Không phải nói vô nguyện thì không làm. Bạn phải làm. A Di Đà Phật phát bốn mươi tám nguyện, mỗi nguyện đều hiện thực. Chúng ta lại hỏi A Di Đà Phật có chấp trước đối với bốn mươi tám nguyện hay không? Không, tâm địa thanh tịnh không nhiễm một trần, Ngài liền vô nguyện. Có nguyện cùng vô nguyện là một, không phải hai.
Do đây có thể biết, cái cửa vô nguyện là pháp môn không hai. Cho nên vào đạo là từ cửa không, từ cửa có, từ cửa không hai mà vào. Vô tác vô nguyện chính là cửa không hai, hai mà không hai: “Nguyện tức vô nguyện, vô nguyện tức nguyện”. Rất nhiều Bồ Tát đại thừa từ cửa này mà khế nhập cảnh giới Như Lai quả địa, tức pháp giới nhất chân.
Chúng ta tu học tịnh độ, sanh vào thời kỳ mạt pháp, phải hiểu đạo lý này. Chúng ta có năng lực từ ba cửa mà vào hay không? E rằng bất cứ cửa nào trong ba cửa chúng ta cũng không thể vào. Ba cửa là con đường thông lộ. Hiện tại chúng ta phải mở con đường sau, không đi ba cửa này được. Thế mới nói, tịnh độ tông là pháp môn đặc biệt, “môn dư đại đạo”. Ngoài ba cửa chính qui vẫn còn một cửa đặc biệt mà rất nhiều Bồ tát không biết, nên cửa này gọi là pháp khó tin.
Nếu bạn nói cho người khác nghe “không, vô tướng, vô nguyện”, mọi người sẽ không hoài nghi, vì mọi người đều biết nên dễ dàng tin tưởng. Còn nếu bạn nói niệm Phật vãng sanh thì họ không tin tưởng. Niệm Phật vãng sanh dường như không có trong ba cửa này, nó là một pháp môn đặc biệt riêng biệt, “môn dư đại đạo” đại tiểu thừa đều có thể khế nhập. Kinh đại tiểu thừa thường nói, không luận họ tu học pháp môn nào, tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, đến sau cùng cũng quy nguyên không ngoài ba cửa này.
……..”
Thật ra, hỏi thì giải thích cho thỏa đáng chứ để thấu hiểu sơ lược thì cần đọc đi đọc lại bài giảng rất nhiều lần, đó là nói đến người học Phật hơi lâu lâu một chút, chứ đối với liên hữu sơ cơ đọc chưa chắc đã hiểu. TLPT đối với đoạn này chỉ nôm na hiểu ngắn gọn rằng: “Không” không có nghĩa là không có mà là “Có” nhưng nó không thật (hư vọng) nên “Có” mà thành ra xem như “Không”. “Vô tướng” cũng vậy, “Có tướng” mà do tướng là giả nên hễ giả thì có cũng như không nên gọi là “Vô tướng”. Kể cả “Vô nguyện” cũng vậy, có mà như không vì làm thì không chấp trước, không dính mắc. Cho nên đối với phàm phu căn cơ hạ liệt như chúng ta mà tu theo pháp môn này để khế nhập xem ra không làm nổi.
Cảnh giới đạt đến “Không, vô tướng, vô nguyện” chỉ có Chư Phật, Bồ-tát, A la hán hoặc bậc thượng thượng căn mới làm nổi, còn phàm phu chúng ta chỉ cần biết cách lão thật niệm Phật, tin tưởng phát nguyện cầu sanh Tây phương, hành trì không gián đoạn quyết một đời này về diện kiến A Di Đà Phật. Khi đó thì lo gì không đạt cảnh giới trên.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Xin chào Giác Thiện và các bạn đồng tu,
1. Nếu nương theo văn tự thì hiểu lầm là điều khó tránh cho nên Phật Pháp chú trọng là ở nơi tự tâm (tấm lòng chân thành) còn văn tự chỉ là phương tiện diển đạt mà thôi. Ví dụ như trong phim Mỹ Nhân Tâm Kế thì các cô mỹ nhân đã dùng lời đường mật, hoa mỹ với ánh mắt và nụ cười hiền hòa để mời rượu:” Em xin kính chị ly này để bày tỏ lòng cảm kích, ly rượu này thay cho lời cám ơn cũng như lời xin lỗi…”. Khi uống vô rồi thì mới hay trong rượu có độc. Ví dụ khác là khi có một cô bé thương chó đi xa về thấy cún con chạy ra mừng thì bế lên, vuốt ve nựng nịu và mắng nó :”Đồ quỷ sứ thấy ghét dễ sợ, đánh chết ngươi, đánh chết ngươi nè…” Tuy là lời lẽ cay cú nhưng tấm lòng cô ta rất mực thương yêu trìu mến cún con vậy.
Vấn đề phỉ báng Phật cũng sẽ được hiểu ở một khía cạnh khác như trong kinh Phật nói:”Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta“. Vậy phải hiểu như thế nào? Một khía cạnh khác, có thể hiểu rằng: “Niệm Phật Cầu Sanh Tịnh Độ Là Tâm Nguyện Của 10 Phương Chư Phật Như Lai “.
2. Càng đơn giản thì càng tốt. Thiền Tông nói:” Tâm bình thường là đạo “. Tịnh Độ Tông nói:” Xả bỏ vạn duyên, lão thật niệm Phật “. Điểm tương đồng là ở chỗ đơn giản. Đơn giản nhưng thành tựu còn cao hơn sự phức tạp. Lúc nhỏ VT có đọc trong sách Thiền, có một câu chuyện cũng vui vui, xin được chia sẻ:
Có một ông già cao thủ cờ tướng, đặt bàn cờ thế ra vỉa hè. Bất cứ ai đến chơi thì hai ván đầu ông ta thả cho khách thắng, để câu độ, đến ván thứ ba thì ông ta mới tung tuyệt chiêu ra, bất cứ ai cũng phải thua. Bởi vì ván thứ nhất cược là 100, ván thứ hai cược là 200, ván thứ ba cược là 500. Thông thường thì sau ba ván là khách bỏ đi hết, người nào tới cũng chơi rồi thua hết 200. Cứ mỗi ba ván cờ là ông già lượm gọn 200.
Trên gác chỗ ông cụ chơi cờ tướng thì có một cậu bé nhìn qua cửa sổ, cậu chơi cờ không khá nhưng biết được cái độ này cho nên cậu ta đã xuống đó chơi hai ván đầu, thắng được 300. Đến ván thứ ba, vừa sắp quân cờ xong thì cậu ta la toáng lên:” Dạ tới liền, con ở đây nè, mẹ chờ con chút…” Sau đó cậu ta xin phép ông cụ cho cậu về nhà vì mẹ cậu gọi.
Cậu bé chơi cờ không khá nhưng thắng được ông cụ rất đơn giản vì hiểu được cái “bẫy” mà ông cụ đã gài. Còn những người thua cờ, thua tiền thì cũng không hiểu cái “bẫy” này, chỉ chú tâm vào những thứ phức tạp như là pháo đầu xuất tướng, xe đâm thọt…
3. “Người tu Tịnh Độ và tu Thiền không có sự khác biệt ạ”. Điểm khởi đầu thì giống nhau, là bởi vì pháp nào cũng do chính kim khẩu của Đức Bổn Sư nói ra (một là tất cả). Cho dù tu pháp môn nào thì tới cuối cùng vẫn gặp nhau ở điểm cuối cùng tức là thành Phật, như trăm sông đều đổ về biển (tất cả cũng chỉ là một). Hành giả tu Thiền giống như người tự bơi qua sông (biển khổ sanh tử luân hồi), chỉ nương nơi tự lực, cho nên đòi hỏi phải là người thượng căn. Phật nhìn thấy những người này có đủ khả năng bơi qua sông cho nên mới nói pháp này, chỉ dành riêng cho những người thượng căn mà thôi. Đến thời mạt pháp thì tất cả Chúng Ta Sanh Vào Thời Này Đều Thuộc Hạng Hạ Căn vì phước mỏng nghiệp dày, chướng sâu huệ cạn, không thể nương tự lực mà tự bơi qua sông, cần nương nơi tha lực là chiếc thuyền (48 đại nguyện của Phật A Di Đà) thì mới ra khỏi biển khổ sanh tử luân hồi vậy.
4. Như trong cờ tướng, mình cứ nghĩ khi bị chiếu tướng thì người ta sẽ chống xỉ nhưng đâu phải lúc nào cũng như vậy, người ta có thể chống tượng, dời tướng sang một bên hay ăn quân chiếu tướng… miển sao vẫn đúng luật cờ là được.
Cám ơn bạn Huy ở trên đã nhắc nhở qua 4 chữ “thế trí biện thông” nhé. Như là một vị Tổ đã nói:” Người nói đạo lý cao siêu không bằng người chân thật niệm Phật, bởi vì người chân thật niệm Phật là người có đại trí tuệ, đại phúc báo”. Cũng bởi vì pháp môn niệm Phật còn gọi là “nan tín chi pháp” cho nên phải là người có tích lũy nhiều thiện căn, phước báo nhân duyên từ những đời quá khứ về trước thì đời nay mới có hy vọng “gặp được” và “tin được” pháp môn này vậy.
Nếu như những gì VT đã trình bày có điều gì không ổn, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ các liên hữu khác để chúng ta có dịp trao đổi giáo lý (học thầy không tày học bạn).
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Xin chào quý liên hữu. Mình có một số thắc mắc xin các bạn có thể giải đáp giùm mình.
1) Mỗi ngày mình niệm Phật theo thời khóa là 1 tiếng. Ban đầu niệm thì vọng tưởng cứ nổi lên, niệm chừng 15p thì hết. Tâm mình lúc đó bình lặng. Lúc đó mình rơi vào một trạng thái rất lạ. Mình ngồi đó niệm phật nhưng lại giống như là mình không ngồi đó vậy. Nó cứ lâng lâng . Mình vẫn nghe thấy tiếng niệm Phật của mình . Vậy có phải mình đã rơi vào hôn trầm hay không?
2) Sau khi niệm phật xong thì mình hồi hướng về Tịnh Độ. Xong rồi mình ngồi thiền khoảng 10p. Tĩnh tâm và quán tưởng hình ảnh Phật. Vậy có phải mình đang tạp tu hay không (vừa niệm phật, vừa ngồi thiền)?
A Di Đà Phật, chào Đức Huy
Bạn ơi, bạn niệm Phật thời khóa hàng ngày như vậy là rất tốt. Tuy nhiên, HT Tịnh Không Ngài dạy chúng ta khi niệm Phật cần buông xả mọi thứ, kể cả tạp niệm, chỉ nên tập trung duy nhất vào một câu Phật hiệu. Miệng niệm rõ ràng rành rẽ, tai nghe rõ ràng ràng rảng. Không thì niệm thầm, tâm lắng đọng lại nghe tiếng niệm thầm. Không hoài nghi, không xen tạp, chỉ tập trung câu Phật hiệu mà thôi, không để ý gì nữa cả. Như vậy mới gọi là Lão thật niệm Phật.
Tâm nó thế nào cứ kệ nó, đừng chú ý đến nó, tham muốn tịnh cảnh sẽ dẫn đến việc không tốt. Tạp niệm lăng xăng nó đến cũng mặc kệ nó luôn, vì nó là vọng mà, nhận biết nó và mặc kệ nó thì mình yên. Cho nên cứ để tâm bình thường mà niệm, đừng để ý cảnh giới từ tâm thế nào bạn nhé.
Thời đại mạt pháp này muốn liễu thoát sinh tử cần nên chuyên tu, niệm Phật thì cứ “nhất môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đừng nghĩ gì đến vừa thiền vừa niệm Phật hay vừa quán tưởng vừa niệm Phật.
Khi chưa thâm nhập sâu Kinh tạng và chưa hiểu rõ về ma sự, nội ma Tam độc chưa hàng phục nhưng lại tham mê thần thông, chứng đắc, cảm ứng… nên không ít người tu đã bị “Tẩu hoả nhập ma”. Kinh dạy, như “Nhận giặc làm con”. Trong thiền định, khi tâm tịnh rất nhiều cảnh giới khác nhau của năm ấm, hay của ngoại ma rất có thể sẽ xuất hiện. Ma giả làm những hình tướng khủng khiếp để khủng bố người tu. Hoặc giả làm người thân, những cảnh đẹp, dục lạc mê hoặc, quấy nhiễu. Và chúng cũng có thể giả Phật, Bồ-tát phóng hào quang, thuyết pháp v.v… Chỉ cần thấy như thấy, biết chúng hư vọng, đừng quan tâm. Nếu khởi tâm tham đắm hoặc chán ghét cảnh giới, hành giả xem như đã tự mở cửa cho ngoại ma vào gá thân. Hành giả lúc ấy sẽ cảm thấy như mình tự nhiên biết thuyết pháp thông suốt, có thần thông mà không hề biết mình đã bị ngoại ma gá vào. Phật dạy, do công phu có thâm sâu thì những cảnh giới ấy mới hiện ra, nếu chỉ nhận biết thì không có lỗi. Nếu cho là chứng Thánh và nói với mọi người như vậy để cầu danh văn, lợi dưỡng v.v… Được sức, chúng ma sẽ hoành hành.
Còn về quán tưởng thì ngày xưa, khi Ngài Thiện Đạo trước tác quyển “Pháp Môn Quán Niệm A Di Đà Phật Tướng Hảo Công Ðức” để giải rõ phương pháp tu hành quán tưởng Niệm Phật, nhưng cũng không quên khuyên hành giả chuyên trì danh hiệu Phật. Lý do Ngài đưa ra là: “Vì chúng sanh, nghiệp chướng nặng, cảnh quán vi tế mà tâm thô tháo, thức bay nhảy, thần tản mác, nên quán tưởng khó thành tựu”. Mặc dù vậy, Ngài vẫn nói pháp quán tưởng, mục đích chính cốt để giáo hóa hàng lợi căn thượng trí mà thôi, chứ đối với quần chúng phổ thông thì Ngài khuyên nên trì danh hiệu Phật là hơn cả, đó chính là phương tiện thiện xảo của các bậc cổ đức sáng chế ra để dắt dẫn kẻ hậu tấn vậy.
Tốt nhất là chuyên tu niệm Phật một môn mà thôi. Khi niệm Phật thì chỉ lo tập trung miệng niệm tai nghe, đừng để ý đến tâm mình tịnh tâm hay tán tâm gì cả. Làm việc gì cũng cần có thời gian tu hành tập luyện thuần thục, hãy kiên nhẫn đừng mong cầu vội vã vì “dục tốc bất đạt”. Các chư Tổ dạy cứ chân thật niệm hoài đến khi tâm thấm dần câu A Di Đà Phật, niệm cho đến khi mà hoàn cảnh nào trong tâm cũng văng vẳng tiếng niệm Phật gọi là “bất niệm tự niệm” hay “công phu thành khối” thì coi như kiếp người này mình không uổng phí, công phu thành tựu thì nhất định vãng sanh.
Kính chúc các chư vị đồng tu đều thành tựu, đồng sanh Cực lạc, đồng kiến Di Đà, đồng ngộ vô sanh, đồng thành Phật đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
A di đà phật.
Xin chao mọi nguoi, mình muốn niêm phật thì minh niệm câu hiệu là gì, niệm như thế nào.