Lỗi thế gian có liên quan gì tới hành giả niệm Phật? Đây là một nan đề khá vi tế, nếu trong quá trình tu hành chúng ta không để ý hoặc dễ dãi để hợp pháp hóa, cho qua thì nó sẽ trở thành một trở lực lớn cho việc an trụ tâm khi niệm Phật. Thông thường, ở đời, chúng ta hay nhìn, hay thích hướng tâm ra phía bên ngoài và coi đó như một sự thụ hưởng bất khả kháng.
Tai thích tiếng mật đường dua nịnh
Mũi thích ngửi mùi thơm bất tịnh
Lưỡi dệt thêu những chuyện gay go
Thân ham dùng gấm vóc sa sô
Ý mơ tưởng bao la vũ trụ…
(Sám Quy Y)
Vì thế hễ chuyện lớn, chuyện bé của thiên hạ đập vào mắt, lọt vào tai, ngay lập tức nó đã trở thành những đề tài hấp dẫn, nhiều khi lôi cuốn chúng ta đến những cái đích vô cùng tận. Cũng chính vì sự thích hướng tâm ra bên ngoài ấy nên chúng ta dễ, thậm chí thích nhìn thấy những lỗi lầm, khiếm khuyết của người đối diện, hoặc xung quanh chúng ta hơn là tự nhìn nhận ra những lỗi lầm, khiếm khuyết của chính mình. Đây cũng chính là điều mà ngoài đời chúng ta có thể bàn tán, nói về những tật xấu, những sai lầm, những khiếm khuyết của người khác tới thâu đêm, suốt sáng không thấy mỏi mệt. Nguyên nhân? Bởi nói xấu, chê bai người khác là một chất xúc tác làm thăng hoa bản ngã của chúng ta, vì thế bản ngã càng cao cũng đồng nghĩa: chất xúc tác càng phải đậm đặc (như nhiều người ưa nói: thêm mắm, thêm muối).
Liệu có ai trong chúng ta biết được đó là những điều xấu, là tạo nghiệp (nghiệp nói dối; nói lưỡng thiệt; nói thêu dệt, nói ác khẩu)? Ai trong chúng ta cũng đều biết cả, nhưng nói theo lý lẽ của người đời thì nó đã thành thói quen, thành một lối sinh hoạt, giao lưu bất khả kháng, hay còn gọi là Văn Hoá Xã Giao nơi cửa miệng mỗi khi gặp nhau. Vì lẽ đó, thiếu nó mọi người ai cũng đều cảm thấy hình như những buổi gặp gỡ, giao lưu có cái gì đó trống vắng, tẻ nhạt. Đây cũng là lý do khiến những buổi sinh hoạt, giao lưu mang tính chiều sâu, đặc biệt là sinh hoạt Phật sự, không ít người trong chúng ta cảm thấy không mấy hào hứng khi đến tham dự. Đơn giản là vì đến đó không có Văn Hoá Xã Giao nên nhạt nhẽo lắm, chẳng đến.
Vấn đề cần nghiêm túc đặt ra là vì sao chỉ có người khác có lỗi, còn ta không có lỗi? Tại sao ta nói về lỗi người khác thấy dễ, thuận miệng, thậm chí trôi chảy hơn là khi nói về lỗi của mình? Đơn giản vì cái Ta trong mỗi chúng ta nó quá lớn – lớn đến độ ta thấy cái Ta đó trùm lớp lên mọi người, lên tất cả. Vì thế chỉ có Ta là hoàn mĩ, còn những người khác đều xấu, đều sai quấy, đều không hoàn thiện…
Pháp Sư Tịnh Không thường nói: Người niệm Phật là phải Tu. Tu điều gì? Bỏ tất cả những điều xấu, điều bất thiện. Nói khác đi: chúng ta phải tu tất cả những thiện nghiệp (Từ tâm bất sát, hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự Sư trưởng, tu thập thiện nghiệp, quy y Tam bảo, thọ trì ngũ giới…) và xa lìa tất cả những nghiệp ác. Thập Thiện Nghiệp bao gồm những nghiệp có liên quan tới Thân-Khẩu-Ý.
– Thân nghiệp: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.
– Khẩu nghiệp: Không nói dối, không nói lưỡng thiệt, không nói lời đâm thọc, không nói ác khẩu.
– Ý nghiệp: Không tham, không sân, không si.
Quán chiếu 10 Thiện Nghiệp này liệu mấy ai trong chúng ta dám phạm lỗi? Quan trọng là: Có lỗi chúng ta nhất định phải sửa lỗi, sửa bằng được, sửa thật rốt ráo; nhưng nhất quyết không nên nhìn vào lỗi người khác. Họ có lỗi là chuyện của họ; Họ tạo nghiệp là chuyện của họ. Nói vậy không có nghĩa: Họ phạm lỗi, ta làm ngơ, mặc họ tiếp tục sai lầm, hoặc ta cũng sai lầm như họ. Trái lại, muốn giúp người ta phải có phương tiện (phải độ mình trước đã), mà phương tiện cứu cánh nhất là ta phải hoàn thiện mình trước đã.
Tổ Huệ Năng dạy: Khi chưa ngộ (giác ngộ) thì thầy độ. Nhưng ngộ rồi thì mình phải độ chính mình. Sự hoàn thiện chính mình (tự độ) chính là một biểu pháp tối thượng gián tiếp giúp cho người xung quanh chúng ta (độ tha) thấy được, nhìn được mà họ tự hồi đầu, tự sửa chữa. Đó là ý nghĩa tối thượng của việc niệm Phật là xa lìa lỗi thế gian.
Huệ Tâm
03.12.2013
|
|
Kính bạch các Thiện Hữu Tri Thức,
Xin các Thiện Hữu Tri Thức cho biết phương cách đối trị căn bệnh buồn ngủ và hay ngáp vặt khi ngồi niệm Phật.
Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT
Xin chào Trung Đạo,
Điều này lúc trước VT có nghe cư sỉ Hữu Minh trình bày ở đây. Ngoài ra, VT thấy có hai bài này cũng nói sơ qua về chủ đề đó:
1:Làm Sao Trị Được Bệnh Hôn Trầm?
2:Cách Đối Trị Hôn Trầm Tán Loạn
Hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM – QUYỂN VIII
A Nan! Như vậy chúng sanh trong mỗi loài, đều gồm đủ 12 thứ điên đảo, cũng như dụi mắt thấy hoa đốm lăng xăng; thảy đều từ Diệu Tâm sáng tỏ vọng sanh điên đảo, nên có đủ thứ tư tưởng hư vọng tán loạn như thế. Nay người tu chứng Tam Ma Địa, đối với Bản Nhân của tư tưởng tán loạn ấy, phải lập ba tiệm thứ mới có thể diệt trừ, cũng như muốn trừ mật độc trong bình để đựng cam lồ thì phải dùng nước sôi và tro rửa sạch cái bình, rồi mới đựng cam lồ.
– Thế nào gọi là ba tiệm thứ? Một là tu tập trừ các trợ nhân; hai là chơn tu, nạo sạch chánh tánh (tánh dâm dục); ba là tinh tấn, xoay ngược hiện nghiệp.
1. Sao gọi là trợ nhân?
– A Nan! 12 loại chúng sanh trong thế giới chẳng thể tự sống, phải nhờ bốn cách ăn để nuôi dưỡng, ấy là: ăn bằng cách nhai xé như con người; ăn bằng ngửi mùi hơi như quỷ thần; ăn bằng niệm tưởng như cõi Tứ thiền và ăn bằng ý thức như cõi Tứ Không, cho nên Phật nói tất cả chúng sanh đều nhờ sự ăn mà tồn tại.
– A Nan! Tất cả chúng sanh, ăn ngọt thì sống, ăn độc thì chết. Vậy chúng sanh cầu Tam Ma Địa, nên dứt bỏ ngũ tân của thế gian, ngũ tân này hễ ăn chín thì phát lòng dâm, ăn sống thì thêm sân hận. Những người ăn ngũ tân, dù biết giảng giải mười hai bộ kinh, nhưng mười phương thiên tiên đều chê mùi hôi thối ấy mà tránh xa; các loài ma quỷ, thừa lúc đang ăn ngũ tân, liếm môi của họ, người ấy thường ở chung với quỷ, phước đức ngày càng tiêu mòn, chẳng được lợi ích.
– Người ăn ngũ tân mà tu Tam Ma Địa thì Bồ Tát, Thiên Tiên, mười phương thiện thần chẳng đến hộ vệ. Đại lực ma vương có cơ hội hiện ra thân Phật, thuyết pháp cho họ, chê bai giới cấm, tán thán dâm dục và sân si. Người ấy chết thành quyến thuộc ma, khi hết phước báo của ma, liền đọa ngục A Tỳ.
– A Nan! Người tu đạo Bồ Đề phải dứt hẳn ngũ tân, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ nhất.
2. Sao gọi là Chánh Tánh?
– A Nan! Chúng sanh muốn vào Tam Ma Địa, trước tiên phải giữ giới trong sạch, dứt hẳn lòng dâm, chẳng dùng rượu thịt, chỉ ăn đồ nấu chín, chẳng ăn đồ sống.
– A Nan! Người tu hành nếu chẳng dứt dâm dục và sát sanh, mà muốn ra khỏi ba cõi thì chẳng có chỗ đúng. Nên phải xem sự dâm dục như rắn độc, như kẻ thù.
– Trước tiên phải giữ gìn Tứ khí, Bát khí của giới Thanh văn, trì thân chẳng động, sau hành theo luật nghi trong sạch của Bồ Tát, trì tâm chẳng khởi. Giới cấm đã thành tựu, đối với thế gian, trọn chẳng còn những nghiệp tương sanh tương sát; đã chẳng trộm cắp thì chẳng mắc nợ nhau và khỏi phải trả nợ của thế gian.
Người trong sạch ấy tu Tam Ma Địa, với cái thân của cha mẹ sanh, chẳng cần thiên nhãn, tự nhiên thấy được mười phương thế giới, gặp Phật nghe pháp, vâng lãnh thánh chỉ, được đại thần thông, dạo khắp cõi mười phương, túc mạng trong sạch, chẳng còn những điều khó khăn nguy hiểm, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ hai.
3. Sao gọi là Hiện Nghiệp?
– A Nan! Người giữ giới trong sạch như thế, tâm chẳng tham dâm thì chẳng dong ruỗi, theo lục trần bên ngoài, do sự chẳng dong ruỗi tự xoay về bản tánh; đã chẳng duyên theo cảnh trần thì lục căn chẳng chỗ nương tựa, ngược dòng về Nhất, lục dục chẳng thành mười phương quốc độ sáng suốt trong sạch, ví như lưu ly, bên trong có trăng sáng (tự chiếu vô năng sở), thân tâm an lạc, diệu viên bình đẳng, được đại yên ổn, tất cả mật viên tịnh diệu của Như Lai đều hiện trong đó người ấy liền được vô sanh pháp nhẫn. Từ đó dần dần tùy theo cấp bậc tu chứng an lập thánh vị, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ ba.
– A Nan! Thiện nam tử ấy, dục ái khô cạn căn và cảnh chẳng duyên nhau, cái báo thân hiện tiền này chẳng còn tiếp tục sanh nữa, giữ tâm rỗng sáng, thuần là trí huệ; tánh trí huệ sáng suốt, chiếu mười phương cõi. Chỉ có cái huệ khô cạn ấy gọi là Càn Huệ Địa.
khai thị của hòa thượng Hư Vân
Hạ thủ công phu – biết chủ khách. – Hạ thủ công phu thế nào ư? Trên hội Lăng Nghiêm ngài Kiều-trần-như nói hai chữ Khách Trần, chính là chỗ sơ tâm chúng ta hạ thủ công phu vậy. Ngài nói: “Ví như người hành khách dừng nghỉ nơi quán trọ, hoặc ngủ hoặc ăn, ăn ngủ xong gói hành lý ra đi, đi không trở về nghỉ lại. Nếu thật người chủ thì không đi đâu. Như thế suy xét, không ở lại gọi là khách, ở lại gọi là chủ. Bởi không ở lại nên nghĩa là khách. Lại như buổi sáng trời tạnh, mặt trời vượt lên, ánh sáng soi qua các kẽ hở, soi rõ các vi trần trong hư không, vi trần diêu động, hư không yên lặng. Yên lặng là Không, diêu động là nghĩa Trần.” Khách và trần dụ vọng tưởng, chủ và hư không dụ Tự tánh. Người chủ thì thường ở, không phải như khách hoặc đi hoặc đến, đó là dụ Tự tánh thường trụ vốn không theo vọng tưởng chợt sanh chợt diệt. Nên nói: “Chỉ tự vô tâm với vạn vật, ngại gì vạn vật thường nhiễu loạn.” Tính chất vi trần tự diêu động vẫn không làm ngại được cái yên lặng của hư không. Dụ vọng tưởng tánh nó sanh diệt vẫn không làm ngại được Tự tánh như như bất động. Nên nói: “Một tâm không sanh, muôn pháp chẳng lỗi lầm.”
Trong đây chữ Khách so phần thô, chữ Trần so phần tế. Người mới phát tâm trước nhận rõ Chủ và Khách, tự không bị nó kéo lôi; tiến lên nhận rõ ràng Không và Trần, vọng tưởng không thể làm chướng ngại. Nên nói: “Biết được, không phải oán.” Người hay xét kỹ lãnh hội được chỗ này, sự dụng công tu hành rất chóng tiến.
A Di Đà Phật
Mình tên HUY. Mình mới nhập môn Tịnh Độ được 1 tuần. Mấy ngày đầu sau khi mình niệm A Di Đà Phật theo công khóa là buổi tối 2 tiếng trước khi đi ngủ thì mình ngủ rất ngon. Nhưng dạo gần đây (khoảng 6,7 ngày sau) mình hay nằm mơ. Thấy những chuyện đời thường, toàn chuyện nam nữ bậy bạ. Những lúc đó mình cố nhiếp tâm niệm A Di Đà Phật. Mình sợ niệm Phật mà lại mơ như vậy thì tội lỗi quá
Xin chào Huy,
Người ta nói vạn sự khởi đầu nan mà, chớ nên nản chí, cố gắng lên. Hám Sơn Đại Sư nói:”Lúc bình thường tự chủ được thì khi ngủ mới tự chủ được. Khi ngủ mà tự chủ được thì khi bệnh nặng, khi lâm chung mới tự chủ được.”
Hôm trước VT nhớ đọc ở đâu đó (cũng ở trang nhà này) thấy có vị liên hữu nào đó có ví dụ rất hay:” Tâm mình lúc đầu giống như là lu nước dơ (có những suy nghĩ bất chánh) nhưng khi niệm Phật thì mỗi ngày như là đổ vào đó một thùng nước sạch, một phần nước sạch và nước dơ sẽ bị văng ra ngoài, lâu ngày chày tháng thì lu nước dơ trở thành lu nước sạch vậy. ”
Có thể tham khảo thêm ở bài Nằm Mộng Không Niệm Phật Được Khó Vãng Sanh. Hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
Mình tên là Độ, mình bị bệnh suy nhược thần kinh đã 10 năm hơn nhưng vẫn cứ bị SNTK tái đi tái lại hoài. Mình đang tu Tịnh Độ nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn, thắc mắc và trở ngại. Các bạn đồng tu có thể giúp mình được không? Mình thực sự rất cần các huynh đệ tỷ muội trợ giúp, làm ơn gọi cho mình qua số điện thoại: 1(386)383-8806. Bởi vì mình không giỏi về email. Cư sĩ Viên Trí gọi cho mình nhé. Cám ơn rất nhiều. A Di Đà Phật…
Xin chào Nguyen do,
Đã là con người thì sanh lão bệnh tử là điều khó tránh. Hôm trước chú Sang có nói:”Nếu là thân bệnh thì dùng thuốc để trị, nếu là tâm bệnh thì dùng tâm lý trị liệu, nếu là nghiệp bệnh thì dùng phước báo để trị bệnh”. Chính vì thế cho nên VT nghĩ điều mà bạn cần làm là:
Đi bác sĩ để khám và uống thuốc theo đúng lời dặn của bác sĩ. Nên nghỉ ngơi và thả lỏng tinh thần, tránh làm việc quá độ, đọc sách nhiều, xem phim nhiều hay thức khuya. Không nên quá lo lắng, quá sợ hãi hay quá buồn bã, chán nản…
Nên làm các việc thiện lành như ăn chay, niệm Phật, tụng kinh, phóng sanh, ấn tống kinh sách…rồi hồi hướng công đức đến các chư vị oan gia trái chủ của mình. Quan trọng nhất là phải dùng tấm lòng chân thành để sám hối, để hồi hướng thì hy vọng sẽ cảm hóa được chư vị oan gia trái chủ và cũng nhờ tấm lòng chân thành mà cảm ứng được sự gia trì của Tam Bảo. Nói chung thì bệnh khổ hoành hành có thể là do ác nghiệp từ đời trước mà chiêu cảm lấy cho nên mình phải thật lòng sám hối, sau đó làm các việc thiện lành để vun bồi thêm công đức phước báo (lấy công chuộc tội), chỉ có công đức phước báo mới thực sự là áo giáp vô hình che chở cho mình được tai qua nạn khỏi.
Có những trường hợp vì ác nghiệp đời trước quá nặng, công đức phước báo mà mình mới tạo ra không đủ sức hóa giải thì cũng hãy nên hoan hỉ chấp nhận tại vì trong phước có họa, trong họa có phước. Cho nên điều thứ nhất trong 10 điều tâm niệm trích từ luận Bảo Vương Tam Muội:” Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh tật, vì không bệnh tật thì tham dục dễ sanh (dục vọng dễ sanh ). Chính vì thế hãy lấy bệnh khổ làm thuốc thần.” Khi được mạnh khỏe, giàu sang phú quý, chức cao quyền trọng…thì người ta dễ sanh tâm tham luyến hồng trần, không lo tu, ăn chơi hưởng lạc, vô tình tạo thành ác nghiệp, cuối cùng thì đời sau bị sa đọa vào tam ác đạo cho nên vô tình phước trở thành họa. Khi bị bệnh khổ hoành hành thì người ta sẽ sanh tâm nhàm chán thế gian và muốn xả bỏ vạn duyên để quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Khi vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc rồi thì lúc này nhìn lại mới thấy thì ra là nhờ họa mà được phước. Đó cũng là lý do vì sao những người bị bệnh ung thư người ta niệm Phật không bao lâu được vãng sanh, là vì thật sự chán cõi Ta Bà, (xả bỏ vạn duyên) quyết lòng cầu sanh Tịnh Độ với niềm tin sâu sắc, nguyện lực tha thiết và thực hành chuyên cần không gián đoạn.
Nói tóm lại, bệnh khổ cũng là một hình thức trả nghiệp, tùy theo nghiệp của mình nặng hay nhẹ cũng như mức công phu tu tập của mình sâu hay cạn mà có sự chuyển biến từ bệnh nặng thành bệnh nhẹ, bệnh nhẹ thành không bệnh. Tuy nhiên nếu rơi vào trường hợp nghiệp lực quá nặng mà đạo hạnh của mình quá yếu, không thể chuyển nổi thì cũng hãy nên hoan hỉ chấp nhận. Nếu là hành giả tu Tịnh Độ thì thiết nghĩ chỉ nên cầu vãng sanh, không nên cầu hết bệnh bởi vì Niệm Phật Cầu Hết Bệnh Sẽ Mất Phần Vãng Sanh. Là hành giải tu Tịnh Độ thì cũng không nên sợ chết bởi vì Nếu Có Tâm Sợ Chết Sẽ Không Được Vãng Sanh.
Thành thật xin lỗi bạn vì đối với VT thì việc trả lời qua điện thoại sẽ có phần không được thuận tiện cho lắm (điều này hôm trước VT có đề cập sơ qua ở đây,) mong là bạn có thể thông cảm dùm nhé. Hy vọng là sẽ có vị liên hữu nào đó có duyên lành với bạn sẽ hoan hỉ phát tâm gọi cho bạn để rộng kết thiện duyên và cùng dìu dắt nhau về Tây Phương Cực Lạc vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Gởi Viên Trí,
Cảm ơn lời chia sẻ của VT. Bệnh suy nhược thần kinh Độ đang uống thuốc, chẳng lẽ uống thuốc suốt đời. Không khổ gì bằng khổ tâm bệnh. Suy nhược thần kinh làm tâm điên đảo không biết lúc đó có niệm Phật, cầu vãng sanh được không? Nhiều lúc không muốn sống (tự tử) vì nhàm chán cõi ta bà quá rồi. PS Tịnh Không dạy đừng bao giờ quyên sinh.
Viên Trí, pháp danh của mình là Tịnh Độ, VT có hồi âm nhớ viết là Tịnh Độ nhé. Hiện mình ăn chay, niệm Phật, nguyện vãng Sanh cực lạc. Nguyện gần 10 năm chưa thấy Phật rước. Chắc chưa bỏ được tình, tiền? Mình đã ly dị có đứa con gái. Sau đó kết hôn và có 2 đứa con trai.
Viên Trí nhớ hồi âm cho Tịnh Độ.
A di đà Phật…
Xin chào Nguyễn Độ (Tịnh Độ)
Bạn có tâm nhàm chán cõi Ta Bà là tốt rồi, đó cũng là thuận duyên bởi vì Hành Giả Niệm Phật Phải Có 2 Tâm: Ưa Và Chán.
PS Tịnh Không khuyên không nên tự tử là đúng rồi bởi vì người tự tử sẽ mang tội sát sanh (giết bản thân mình) và sẽ nhận lấy hậu quả khó lường cho việc này. Liệu người tự tử có được vãng sanh không? Rất khó trả lời, bởi vì sẽ có chướng ngại lớn. Thuở Phật còn tại thế thì có một người tu thập thiện đến hỏi Phật đại khái như sau:” Kính bạch Đức Thế Tôn, con đã tu thập thiện nghiệp rất tốt, khi xả bỏ xác thân thì chắc chắn sẽ sẽ sanh về cõi trời hưởng phước rất là sung sướng, con ở đây khổ quá, chán quá, con muốn tự tử, có được không?”. Sau đó Đức Bổn Sư đã trả lời bằng một ví dụ đại khái như sau:” Có một người phi tần đã mang thai, trong bụng là con trai, nhà vua nói nếu là con trai thì sau này sẽ phong làm thái tử và mẹ của thái tử cũng sẽ phong làm hoàng hậu. Các phi tần khác vì ganh tỵ, đố kỵ cho nên đã tung tin đồn nhảm, nói rằng thai nhi trong bụng là gái chứ không phải trai và thách thức nếu không tin thì mổ bụng ra xem sẽ biết liền thôi. Người phi tần kia vì nóng lòng, muốn chứng minh cho những người khác biết trong bụng chắc chắn là con trai cho nên đã mổ bụng để chứng minh. Khi đã chứng thực thai nhi là con trai, mọi người đều tin rồi nhưng chỉ tiếc có điều là hai mẹ con đều chết hết cho nên có phong làm thái tử hay hoàng hậu thì cũng chỉ là hữu danh vô thực mà thôi”.
Suy nhược thần kinh làm tâm điên đảo không biết lúc đó có niệm Phật, cầu vãng sanh được không? Trong câu hỏi này đã âm thầm chứa đựng sự nghi ngờ (tín tâm dao động), nghi nơi tự lực. Không riêng gì bạn mà nhiều người sơ phát tâm vẫn thường hay suy nghĩ:”Không Cần Niệm Phật Nhiều Bởi Khi Lâm Chung Chỉ Niệm 1 Câu “A Di Đà” Liền Được Vãnh Sanh“. Chính vì thế cho nên để góp phần Phá Trừ Nghi Chướng Người Niệm Phật Lúc Lâm Chung thì VT xin mạn phép sơ lượt hai yếu tố căn bản là tích lũy nghiệp và cận tử nghiệp:
Ví như có một cây dừa bình thường nghiêng về hướng đông, khi người ta đốn (cưa đứt gốc) thì tự nhiên nó sẽ ngã về hướng đông. Nếu như có nhiều người cột dây vào ngọn cây rồi kéo về hướng Tây thì cũng có thể sẽ ngã về hướng Tây. Trong trường hợp này đòi hỏi lực kéo của sợi dây phải thật lớn và mạnh thì mới có hy vọng. Nếu như cây dừa bình thường đã nghiêng rất nhiều về hướng Tây thì khi ngã chắc chắn là nó sẽ ngã về hướng Tây rồi, nếu có thêm người cột dây trên ngọn kéo về hướng Tây nữa thì sẽ càng bảo đảm chắc chắn hơn. Tích lũy nghiệp cũng giống như là độ nghiêng của cây dừa còn cận tử nghiệp giống như là lực kéo của sợi dây cột trên ngọn cây dừa vậy. Chính vì thế cho nên đâu ai biết được giờ phút lâm chung mình có thể gặp Ban Hộ Niệm hay không? Điều mà hiện tại mình có thể làm chính là tu tập cho thật tốt để tích lũy nghiệp của mình chỉ thuần là Tịnh Nghiệp, tâm mình luôn hướng về Đức Phật A Di Đà và thế giới Tây Phương Cực Lạc thì nếu lỡ không may xảy ra sự cố thì liệu Người Niệm Phật Chết Bất Đắc Kỳ Tử Có Được Vãng Sanh?.
Nguyện gần 10 năm chưa thấy Phật rước là tại sao? Có người đã niệm Phật hơn 20 năm, 30 năm…vẫn chưa thấy Phật rước là tại sao? Một phần là bởi vì Biết Buông Xả Mới Có Thể Vãng Sanh còn nếu như Không Chịu Buông Xả Không Thể Vãng Sanh. Bên cạnh đó Phật cũng đã nói:”Không phải dùng chút ít nhân duyên phước đức mà được sanh về cõi kia” và ở trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật cũng đã có nói:” Muốn sanh về Cực Lạc phải tu ba thứ phước:
1:Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp.
2:Thọ trì tam quy, giữ vẹn các giới, đừng phạm oai nghi.
3:Phát bồ đề tâm, tin sâu lý nhân quả, đọc tụng kinh đại thừa, khuyến tấn người tu hành”.
Chính vì thế cho nên hiện tại Phật chưa rước mình thì mình hãy xem lại nơi tự tâm mình, có còn tham luyến ngũ dục lục trần của thế gian hay không? Nếu đã “buông xả” hết rồi mà vẫn chưa được vãng sanh vậy thì chắc là công đức chưa viên mãn cho nên cần phải nỗ lực tinh tấn hơn nữa, chớ nên sanh tâm hoài nghi. Khi tâm hoài nghi phát sanh thì tín tâm dao động, khi tín tâm dao động thì hạnh và nguyện cũng theo đó mà lui sụt.
Về chữ tình thì buông xả không có nghĩa là phải ly dị rồi lên núi ẩn tu như nhiều người lầm tưởng. Bạn đã có gia đình rồi, nếu như vợ con chưa biết Phật Pháp thì chữ “tình” ở đây cũng giống như chữ “từ bi” tức là mình tìm cách dìu dắt họ hướng về Phật Pháp. Khi họ đã biết Phật Pháp rồi thì chữ “tình” kia cũng giống như tình đồng đạo. Theo thế gian thì chữ tình chỉ thuần là tình yêu nam nữ về mặt thể xác, cho nên buông xả là ý nói nơi tự tâm không còn tham luyến chuyện nam nữ tư tình. Còn trong nhà Phật thì chữ “tình” rất là rộng lớn như kinh Pháp Hoa nói:” Người nào có tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh chính là đã vào nhà Như Lai, áo Như Lai chính là hạnh nhu hòa nhẫn nhục.”
Về chữ tiền thì buông xả không có nghĩa là mang hết tiền của, tài sản ra bố thí một lần hết trơn rồi sau đó nhịn đói. (Phần đó cao quá mình theo không nổi vì có thực mới vực được đạo). Phật dạy: “thiểu dục, tri túc”(ít muốn, biết đủ). Người không biết đủ thì cho dù trở thành triệu phú cũng muốn tìm cách làm sao cho trở thành tỷ phú. Trong quá trình đó rất gian nan vất vả, khi được thì vui, khi mất thì buồn và đôi khi không khéo, trong vô tình lại tạo thành ác nghiệp mà không hay. Người biết đủ thì có cơm ăn thanh đạm, áo mặc đủ ấm, không cần đẹp, nhà ở tuy nhỏ hẹp nhưng đủ che mưa che nắng thế là đủ. Khi biết đủ thì mình sẽ không có tham chấp nhiều cho nên tâm trí thảnh thơi, ít bị phiền não, có dư thì phóng sanh, bố thí để vun bồi thêm công đức phước báo.
Trên bước đường tu cũng chớ nên nôn nóng gấp được vãng sanh vì khi có tâm niệm nôn nóng thì khi chưa được vãng sanh sẽ sanh tâm hoài nghi, khi tâm hoài nghi phát sanh thì tín tâm lại dao động. Nói chung thì ai lại không muốn sớm được vãng sanh nhưng…cũng giống như hai người bộ hành trên đoạn đường xa diệu vợi. Người thứ nhất thì không trông cho mau tới nhưng cứ cắm đầu cắm cổ mà đi, không để ý đến thời gian và cũng không tham luyến những cảnh đẹp xảy ra bên vệ đường như là hoa thơm cỏ lạ, cứ tiếp tục đi thì cuối cùng đến lúc nào cũng không hay. Bằng ngược lại người thứ hai thì đi vài ba bước thì ngồi nghỉ, thấy có ca múa nhạc cũng dừng lại xem, đôi khi ở nán lại thật lâu thậm chí có lúc còn quay ngược đường lại thì như vậy sẽ rất lâu tới nơi, đã thế lại còn trông cho mau tới, khi không thấy đích ở đâu thì lại sanh hoài nghi, không biết có thật hay không? Có đi đúng đường không? Khi tâm hoài nghi phát sanh thì tín tâm dao động, khi tín tâm dao động thì hạnh và nguyện cũng sẽ lui sụt theo. Tổ Ngẫu Ích nói:”Được vãng sanh hay không là ở nơi Tín Nguyện, còn phẩm vị cao hay thấp là do Hạnh (trì danh) sâu hay cạn.” Chính vì thế cho nên bất luận là đã tu lâu hay mới bắt đầu tu thì lúc nào cũng cần phải giữ vững Tín tâm. Niềm tin là lối vào cửa đạo. Mất niềm tin thì cũng như mất gốc, hạnh và nguyện cũng sẽ mất luôn. Mình phải giữ vững Tín Hạnh Nguyện đến giờ phút lâm chung mới là chuyện khó chứ ngay bây giờ thì dễ rồi. Đến giờ phút tứ đại phân ly thì Phật ví như con rùa lột bỏ cái mai rồi nhúng vào nước sôi, khổ không thể tả, rất dễ nổi sân và có thể tâm hoài nghi sẽ phát sanh làm mất tín tâm:” Sao niệm Phật mà vẫn còn đau? Sao niệm Phật mà không hết bệnh? Sao niệm Phật lâu rồi mà Phật không đến rước?…” Chính vì thế cho nên ngay bây giờ mình phải xây dựng Tín Hạnh Nguyện cho thật lớn mạnh thì mới mong qua được kỳ thi cuối cùng này.
Nam Mô A Di Đà Phật
Gởi Viên Trí:
Cảm ơn những lời chia sẻ của bạn. Độ ăn chay trừơng được 4 năm, nhưng còn ăn trứng gà, hành, tỏi, hẹ có sao không? Mình đã quy y, nhưng chưa giữ 5 giới được. Bệnh SNTK làm mình điên đảo nhớ về quá khứ, như cuốn phim quay lại toàn là chuyện ác: tứ đổ tường… Độ đi đến gần thập tử nhất sanh. Sau đó gặp được thiện trí thức khuyên niệm Phật. Và bây giờ bỏ được tứ đổ tường rồi nhưng do bị SNTK nên khi mình khuyên người trong gia đình niệm Phật, cầu vãnh sanh rất khó vì ai cũng cho mình khùng?
VT hồi âm cho tịnh độ. Còn nhiều câu hỏi lắm có phiền bạn không?
Xin chào Tịnh Độ,
Bạn đã ăn chay trường được 4 năm là điều đáng quý. Nếu như muốn tốt hơn nữa thì cũng không nên ăn trứng và ngũ vị tân. Điều này có thể tham khảo thêm trong bài Ăn Chay Có Nên Dùng Trứng và bài Vì Sao Người Ăn Chay Không Được Ăn Hành Tỏi (Ngũ Vị Tân)?.
Về chuyện bệnh hoạn thì ở phần trên VT đã có nói sơ qua nhưng có lẽ bạn vẫn chưa được lợi ích gì vì bệnh tình vẫn còn y nguyên như cũ. Muốn hết bệnh thì phải tu nhưng bạn thì nghĩ rằng do bị bệnh nên không tu được như vậy là tự mình nhốt mình lại, tự mình trói mình lại. Cũng giống như có người nói muốn mua xe thì phải có tiền, muốn có tiền thì phải đi làm mà muốn đi làm thì phải có xe. Sao lại bị rơi vào thế kẹt như vậy? Không có cách gỡ sao? Bây giờ trở lại việc trị bệnh cho bạn nhé:
1:Thân bệnh: đi bác sĩ khám và mua thuốc uống, điều này bạn đã làm rồi, đây là việc mà phần đông đa số người đời đều biết nên thiết nghĩ không cần đi sâu vào vấn đề này.
2:Tâm bệnh: dùng tâm lý trị liệu, có nghĩa là mình đừng nghĩ là mình bị bệnh, cứ xem như mình không có bệnh gì cả. Tiếp tục sống và sinh hoạt như người bình thường, chớ nên âu lo buồn bã, cần phải phấn chấn tinh thần lại, phải vui vẻ lên vì “1 nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”.
3:Nghiệp bệnh: Điều này có thể là do ác nghiệp trong đời quá khứ mà chiêu cảm lấy hoặc do oan gia trái chủ nhiễu hại.
Không cần biết có phải là oan gia trái chủ nhiễu hại hay không nhưng mình cứ xem như là thật vì bất cứ ai ai cũng đều có oan gia trái chủ cả, chỉ là vì thời cơ chưa đến hoặc do người đó đang tu hành tinh tấn nên được chư vị hộ pháp bảo vệ nên tạm thời họ chưa ra tay đó thôi. Bây giờ mình phải thành tâm sám hối với họ và nguyện tu các công đức để hồi hướng cho họ thì hy vọng có thể cảm hóa được họ (nếu như họ thấy mình có lòng thành và thực sự sám hối, thực sự tu hành). Nếu như bạn không biết phải bắt đầu từ đâu, tiến hành như thế nào thì có thể đọc Văn Phát Nguyện Sám Hối và cố gắng tìm Cách Giải Trừ Oán Thù Của Oan Gia Trái Chủ thì hy vọng sẽ có chuyển biến tốt đẹp hơn.
Nếu là do ác nghiệp trong đời quá khứ thì kiếp này mình vẫn có thể chuyển được nếu biết tu. Khi xưa có một chú sa di lẽ ra chỉ còn sống có 7 ngày nhưng nhờ công đức cứu đàn kiến mà trở nên trường thọ. Cũng bởi vì Công Đức Phóng Sanh rất lớn, cứu một mạng còn hơn xây thất cấp phù đồ. Nếu chỉ nói khơi khơi nghe chơi thì có lợi ích gì, khi thật sự thực hành thì lòng từ bi sẽ tăng trưởng, lúc đó mới thấy rõ tiêu tai giải nạn cho chúng sanh cũng chính là tiêu tai giải nạn cho chính bản thân mình vì nhân nào quả nấy. Là người học Phật thì cần phải tin sâu nhân quả, một khi có thực hành trải nghiệm, thấy được báo ứng nhãn tiền, mầu nhiệm thì không cần nói, bạn cũng sẽ biết Vì Sao Chúng Ta Nên Phóng Sanh?.
Pháp môn niệm Phật còn gọi là “nan tín chi pháp” cho nên chỉ có những ai trong nhiều đời nhiều kiếp về trước có tích lũy nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên thì kiếp này mới có thể gặp và tin được. Người thân và gia đình nếu như không tin thì mình cũng không nên cãi vả làm gì. Tốt hơn hết là nên bắt chước chị Liên Hương trong Phim Nghịch Duyên. Khi mà chị được tự tại vãng sanh (biết trước ngày giờ) thì chẳng những độ được người thân, gia đình mà cả ngôi làng đó đều hướng về Phật Pháp (mặc dù trước kia những người đó không tin và hay mỉa mai, phỉ báng). Nếu như người ta có nói mình như thế nào thì cũng chớ nên chấp vào đó mà sanh buồn giận. Cần phải nên Cảm Ơn Người Mắng Ta Vì Họ Giúp Ta Tiêu Nghiệp.
Chuyện tứ đổ tường ngày xưa, bây giờ có thể buông xả được là điều đáng quý, chuyện cũng đã qua rồi, quá khứ hãy để nó vùi chôn trong dĩ vãng, đừng moi móc nó lên nữa bởi vì Người Tu Không Nên Mãi Nhớ Nghĩ Đến Lỗi Của Mình. Điều quan trọng nhất bây giờ là nên giữ tâm thanh tịnh (trong sạch) mà niệm Phật cầu sanh Tây Phương.
Người tu thì nên lấy giới luật làm thầy, 5 giới cũng như là 5 vị thầy, mỗi khi phạm giới cũng như đã phỉ báng thầy, bỏ thầy rồi vậy. Vạn sự khởi đầu nan, cố gắng lên, Nếu Mình Thương Mình Thì Hãy Lập Hạnh Niệm Phật.
Nếu còn thắc mắc thì cứ tự nhiên mà hỏi nhé, VT làm gì có phiền nè, chỉ có bạn bị phiền đó thôi. VT cố gắng giúp bạn biến phiền não thành bồ đề nhưng không biết có được không nữa, tại vì cái gút mắc nằm ngay chỗ của bạn, chỉ có bạn mới gỡ ra được thôi, người ngoài cuộc như VT thì chỉ thấy sao nói vậy, hy vọng giúp ích phần nào cho bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Đạo hữu Tịnh Độ này ắt do đời trước nghiệp sát quá nặng nên mới bị bệnh Suy Nhược Thần Kinh. Đạo hữu ngoài tu huệ là niệm Phật kiêm thêm tu phước là phóng sanh sám hối tội lỗi mình thì mới được, mà phải làm tận lực mới có kết quả. Ngoài niệm Phật, phóng sanh cầu vãng sanh ra thì không cầu gì hết kể cả khỏi bệnh, chết cũng không sợ ắt sẽ đến lúc thấy được lợi ích Phật pháp.
A Di Đà Phật
Xin chào Viên Trí, Tịnh Minh và Tịnh Thái:
Các bạn ở Mỹ hay Việt nam…? Độ rất thích phóng sanh nhưng mình ở Mỹ chưa tiện? Các bạn nếu ở Việt Nam thì cho mình xin số điện thoại để liên lạc phóng sanh. Lúc nhỏ mình chơi đá dế, đá cá, đá gà, bắt gián bán… Cho nên bị quả báo bệnh suy nhược thần kinh, viêm mũi dị ứng… Nghiệp sát đã tạo nên bị quả báo phải không các bạn ? Cảm ơn VT, TM …
Niệm Phật thế nào để tư tại vãng sanh? Có lần bị trúng thực, mình chỉ nhớ đau bụng mà không nhớ niệm Phật được. Chắc công phu niệm Phật còn kém lắm.
Có cư sĩ nói: Tín, Nguyện cho chắc vãng sanh, rồi nhớ Phật A Di Đà như nhớ người yêu và niệm Phật sẽ bảo đảm vãng sanh? Đang ăn chay trường bỏ ăn mặn, ăn con nào độ con đó? Các bạn cho ý kiến?
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật, xin chào liên hữu Tịnh Độ (phải chăng pháp danh này của bạn đã kết duyên sâu với A Di Đà Phật rồi chăng?)
Ở trên huynh VT và liên hữu Tịnh Minh đã trả lời cho bạn khá đầy đủ. Bạn chỉ cần cố gắng làm theo một cách chân thật thì sẽ tự cảm nhận được kết quả. Đây trong kinh hay gọi “y báo tùy theo chánh báo mà chuyển” là vậy.
Rõ ràng chúng ta đến thế gian này là để trả nghiệp, không chỉ nghiệp của một đời này mà còn vô số nghiệp trong nhiều kiếp quá khứ, trong đó sát nghiệp là nặng nhất. Quả báo của sát nghiệp là bệnh nan y, thọ mạng kém, chết yểu…..và có lẽ như bạn tự quán chiếu lại khi xưa bạn từng làm gì thì kể từ khi bạn biết lỗi lầm thì hãy chân thành sám hối, ăn chay, phóng sanh, tụng kinh, niệm Phật (văn phát nguyện sám hối huynh VT đã đưa link cho bạn vào xem).
Chân thành sám hối là quyết tâm từ đây về sau không còn tái phạm, làm được công đức thiện lành gì thì hồi hướng cho oan gia trái chủ trong đời này và nhiều đời quá khứ. Đừng nghĩ đến kết quả, hãy cứ làm thôi, trong tâm thì nghĩ rằng: “Bệnh này do ta tự chuốc lấy, là ta tự làm tự chịu, là do lúc trước ta vô minh ngu si nên giờ ta phải chấp nhận quả báo này thôi”, có thể gọi là an nhẫn trước chướng duyên. Bệnh của bạn cũng đừng nên nghĩ tới làm chi, buông bỏ nó (cố gắng). Hãy quán thân này bất tịnh thật đáng chán, mà cần gì quán, nỗi khổ vì đau bệnh bạn cảm nhận còn sâu hơn chúng tôi vì bạn đang trải qua.
Sanh, lão, bệnh, tử là 4 cái khổ mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng phải tiếp nhận, mục đích ta tu hành khác với người không tu ở chỗ là sau khi bỏ thân giả này ta biết mình sẽ đi về đâu. Bạn đã ăn chay trường, đã tha thiết niệm Phật cầu vãng sanh được 10 năm trời mà vẫn chưa được Phật rước, cho dù quá khổ vì bệnh suy nhược thần kinh. Xin hãy phản tỉnh lại chính mình xem Bạn Đã Thật Sự Buông Bỏ chưa? Thân tâm thế giới đã buông chưa? Ngũ dục lục trần đã buông chưa? Hễ buông hết những thứ này thì khi bạn niệm Phật cầu vãng sanh một cách tha thiết thì chắc chắn bạn sẽ không cần phải hỏi câu hỏi này.
Chữ Buông này quả thực rất khó, khó lắm bạn ơi. TLPT cũng đang tập buông từ từ, không phải nói một sớm một chiều là làm nổi. Nó đòi hỏi cả một quá trình phấn đấu lâu dài trong sự tu học, kể cả sự thử thách. Thực sự TLPT kiểm điểm lại nếu như trong một kiếp người này mà mình làm tốt được chữ Nhẫn, chữ Buông, rồi đầy đủ tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì mới có được một chút thành tựu, không được thì kiếp này lại thi rớt tiếp thôi, rồi lại trôi lăn trong sanh tử khổ vô lượng vô biên. HT Tịnh Không dạy: “Không được cũng phải được, chúng ta phải biết trân trọng cơ hội quý báu này, dứt khoát trong một đời phải vãng sanh bất thoái thành Phật”. Nhớ câu này của HT tự dưng như tiếp thêm sức lực vậy. Một câu A Di Đà Phật niệm cho tới cùng.
Bạn ơi, khi nghe bất kỳ vị nào nói về Phật pháp, hãy nghiệm xem lời người đó nói có đúng theo lời trong kinh Phật dạy không? Có đúng lý, đúng pháp không? Nếu có thì mới tin nhận được, còn nếu không đúng thì đừng nghe theo vì đó là tà tri, tà kiến (cái thấy, biết sai lầm của phàm phu). Phật là bậc Đạo Sư, thầy của trời người, cái Thấy Biết của Ngài mới là chánh tri chánh kiến, Phật là một tấm gương mô phạm cho chúng ta, những lời Đức Phật dạy đều nằm hết trong kinh giáo. Duongvecoitinh cũng có đầy đủ cho bạn xem, bạn tư duy một chút là tự hiểu ngay câu của vị cư sĩ nào đó nói có hợp lý hay không mà.
Nếu như bạn muốn chuyển khoản phóng sanh thì ở VN hiện tại có hai nơi mà Chủ Nhật hàng tuần đều có tổ chức.
1. Tịnh thất Quan Âm (thầy Thích Giác Nhàn)
Địa chỉ: tổ 15, Thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: (+84) 0909 998 300 – Email:[email protected]
Thông Tin Tài Khoản:
Chủ TK: Trần Văn Hơn
Số TK: 0071 002 295 605
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Đà Lạt.
2. Chùa Hương Quang Q.8 (Thầy Thích Giác Chỉ)
ĐC: Hẻm C3/26B2 Đường Phạm Hùng,Tổ 170
Ấp 4,Xã Bình Hưng,Huyện Bình Chánh,TPHCM
ĐT: 08.54311629-08.62524444-0908413750
Thông tin tài khoản:
Chủ tài khoản: Nguyễn Hoàng Minh (Đại Đức Thích Giác Chỉ)
Số tài khoản: 14001 48491 40662
Ngân hàng EXIMBANK, Chi nhánh Tân Định
Chúc bạn tinh tấn tu tập, vượt qua nhiều chướng ngại thử thách để tiến tới ngày càng gần hơn với Đức Từ Phụ A Di Đà.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Xin chào Tịnh Độ,
TLPT đã hướng dẫn tận tình chu đáo lắm rồi, VT chỉ xin mạn phép được bổ sung thêm phần phụ họa để góp phần…chen lấn & lòng thòng vậy 🙂
Nếu như VT đoán không lầm thì có lẽ bạn ở Florida thì phải. Chỉ cần nơi nào có biển, có hồ là có thể phóng sanh được. VT cũng nhìn nhận là ở Mỹ có phần bất tiện hơn (vì có những nơi cảnh sát cấm không cho thả) nhưng nếu cố gắng thì cũng sẽ tìm được nơi thích hợp thôi. Trước khi đi phóng sanh thì nơi tâm mình hãy khởi nghĩ như thế này:” Ngoài chợ có rất nhiều tôm, cua, cá, nghêu, ốc…đang đau khổ cầu cứu, nếu như mình không cứu chúng nó thì không bao lâu chúng nó sẽ bị chặt đầu, mổ bụng…rồi vô nồi, lên chảo, khổ không thể tả cho nên việc làm của mình cũng giống như cướp ngục thả tội phạm, khi mà chúng nó được ra hồ xuống biển thì sẽ được tự do, chúng nó sẽ cảm kích mình như một vị ân nhân cứu mạng”.
Khi dự định phóng sanh thì mình phải đi dọ thám xem trong vùng của mình có biển hồ nào gần nhất, tìm nơi vắng vẻ ít người trông thấy thì khi thả sẽ thuận tiện hơn. Vô trong walmark mua một cái thùng đựng nước (có nắp đậy, có quai xách thì càng tốt) rồi để sẵn trong xe (nếu xe có Window Tinting thì càng tốt).
Khi vô chợ mua xong thì mang ra xe bỏ vô thùng nước liền, chớ để lâu trong bao nilon dễ bị ngộp, khó chịu. Trên đường lái xe từ chợ ra biển/hồ thì mình niệm Phật cho chúng nghe để chúng được gieo duyên với Phật A Di Đà, đó chính là cứu lấy huệ mạng của chúng. Khi chúng nó được về nơi biển hồ thì sẽ vui mừng lắm, trong lòng sẽ cảm kích bạn như là một vị bồ tát vậy. Những lần đầu có lẽ bạn hơi e ngại và sợ bị “quê” nhưng nếu có ai đó phát tâm đi chung thì bạn sẽ mạnh dạn hơn và những lần về sau từ từ sẽ quen thôi.
Khi làm nhiều lần thì tâm từ bi càng thêm rộng lớn, công đức phước báo sẽ gia tăng, đến chừng đó tự nhiên tội nghiệp sẽ tiêu giảm và tự mình sẽ cảm nhận được những sự linh ứng mầu nhiệm của “thiện hữu thiện báo”.
Niệm Phật thế nào để tự tại vãng sanh? Đây là câu hỏi rất hay và cũng rất khó trả lời nhưng nó cũng chính là mục tiêu phấn đấu.
Lúc xưa thì đã có câu chuyện Sư Phá Giới Niệm Phật 3 Ngày 3 Đêm Cảm Phật A Di Đà Hiện Thân Báo Trước Ngày Vãng Sanh nhưng thời nay liệu có mấy ai làm được giống như vậy? Niềm tin thì phải tuyệt đối sâu sắc, không một chút nghi ngờ, chí nguyện thì phải tha thiết, chỉ cầu sanh Tây Phương Cực Lạc mà thôi, mọi thứ của thế gian không còn tham luyến nữa gọi là xả bỏ vạn duyên. Hạnh thì có lẽ đã đạt đến chỗ nhất tâm bất loạn thì phải.
Thời nay thì cũng có nhiều vị niệm Phật 3 tuần, 3 tháng hay 3 năm thì được tự tại vãng sanh. Một phần trong số đó cũng là do bị bệnh nan y (ung thư chẳng hạn). Khi bị bệnh thì Thân Đau Tâm Niệm( Nhờ thân đau nên nhắc nhở tâm luôn niệm Phật ). Khi bị bệnh thì tự nhiên mình sẽ sanh tâm nhàm chán Ta Bà, mọi thứ đều không còn tham luyến nữa. Mỗi lần thân bị đau đớn thì nơi tự tâm sẽ niệm Phật như một lời cầu cứu rất chân thành và tha thiết. Chính vì thế cho nên ở trong gương vãng sanh mình thấy rất nhiều trường hợp bị bệnh nan y, ung thư, niệm Phật không bao lâu được vãng sanh là như thế.
Lúc đầu VT chỉ nghĩ bị bệnh thì sẽ chết mà chết là được vãng sanh nên không có gì lạ nhưng khi tìm hiểu kỹ hơn thì VT được biết cũng một vài căn bệnh tương tự như vậy đối với những người không biết niệm Phật ở trong nursing home (y học tân tiến, hưởng phúc lợi medical, medicare của chính phủ), họ đã sống đến 9,10 năm. Sống trong đau khổ, sống để trả nghiệp, những người này rất muốn chết nhưng không chết được, cầu sống không được mà cầu chết cũng không xong, đây mới thực sự là địa ngục trần gian vậy. Cho nên những ai biết được pháp môn niệm Phật chính là đại diễm phúc, nhờ thế mà có thể sớm lìa khổ được vui.
Đề tài này sẽ còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, VT chỉ lượt sơ trong một góc độ nhỏ mà thôi. Ở khía cạnh khác, bạn cũng có thể tham khảo thêm ở bài Niệm Phật Đạt Niệm Lực Tương Tục Bảo Đảm Vãng Sanh. Hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin chào tìm lại Phật tánh, Viên Trí và các bạn đồng tu…:
Cống cao ngã mạn là gì?
Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả. Giải thích dùm? Độ không hiểu?
Vãng sanh cực lạc ở biên địa? Lý do? Tại sao?
Mình xin sám hối : ưa nói lỗi thầy xuất gia, và tại gia… A Di Đà Phật…
Xin các bạn đồng tu giải thich dùm?
VT mình ở Florida . Thank-you…
A Di Đà Phật liên hữu Tịnh Độ thân mến,
Người cống cao, ngã mạn là người coi trọng bản ngã của mình lên trên hết. Đó là biểu hiện của tâm hiếu thắng, kiêu ngạo, cống cao, thiếu nhã nhặn, thiếu khiêm tốn và không chịu nhún nhường bất cứ một ai.
Người ngã mạn thường song hành với các tâm lý cố chấp, bảo thủ và độc đoán, khinh người vì chấp ngã thân này là thật ta và của ta. Dù biết người khác thật sự hơn mình đủ về mọi mặt, nhưng vì chấp ngã, tự ái nặng nề, nên họ lúc nào nào cũng thấy mình hay, mình giỏi hơn thiên hạ nên dễ dàng miệt thị, coi thường người khác. Điều này khiến nhiều người không ưa thích, xa lánh và thù hằn, ghét bỏ.
Cống cao ngã mạn là một trong sáu món căn bản phiền não, đó là tham-sân-si-mạn-nghi-ác kiến, có gốc rễ sâu dày từ si mê, chấp ngã mà ra; không phải ai cũng có thể dễ dàng diệt trừ nó được; muốn đoạn trừ nó chỉ có cách là chúng ta phải cố gắng, ra sức nỗ lực tu học và hành trì buông xả ngay nơi từng ý niệm khi vừa phát sinh thì mới có thể lần hồi chuyển hoá chúng được.
Niệm Phật là Nhân, Thành Phật là Quả. Cũng giống như “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. Nếu bạn tin sâu nhân quả không nghi, bạn làm theo lời Phật dạy trong kinh thì chắc chắn bạn có được thành tựu. Vì quả báo của việc niệm A Di Đà Phật chính là Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.
Trong bài giảng A Di Đà Sớ Sao Diễn Nghĩa của Ngài Ngẫu Ích Đại Sư, HT Tịnh Không có giải thích rất tỉ mỉ:
” …Chân tâm không có quá khứ, hiện tại, vị lai; chỉ vọng tâm mới có quá khứ, hiện tại, vị lai, những tâm này đều chẳng thể được! Hiện tại, cái tâm niệm Phật của chúng ta là vọng tâm, vì sao? Cũng là cái tâm sanh diệt. Nam-mô A Di Đà Phật, niệm trước được nối tiếp bởi niệm sau, đó là tâm sanh diệt. Do đây có thể biết: Bản thể của câu Phật hiệu cũng là Không, trọn chẳng thể được. Vọng tâm khởi tác dụng, nếu khởi lên một niệm thiện thì đó là thiện nghiệp. Khởi lên một niệm ác, sẽ tạo ác nghiệp. Vì vậy, y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới do vọng tâm biến hiện, còn chân tâm hiện ra Nhất Chân pháp giới, đó là chân thật. Mười pháp giới chẳng phải là Nhất Chân, khác biệt với Nhất Chân pháp giới rất lớn.
Nếu vọng tâm ấy tạo ra nghiệp niệm A Di Đà Phật, quý vị hãy nghĩ xem: Nghiệp ấy là thiện nghiệp hay ác nghiệp? Thiện lẫn ác đều chẳng liên quan! Vì sao? Quả báo của một câu A Di Đà Phật chẳng ở trong ba ác đạo! Trong ba ác đạo không có A Di Đà Phật. Trong ba thiện đạo cũng chẳng có A Di Đà Phật. Trong Thanh Văn, Duyên Giác, cũng chẳng có A Di Đà Phật. Trong Quyền Giáo Bồ Tát cũng chẳng có A Di Đà Phật. Tuy dùng vọng tâm, nhưng tạo nghiệp rất kỳ diệu, nghiệp của A Di Đà Phật là Tây Phương Cực Lạc thế giới. Do vậy, quý vị phải hiểu đạo lý này. Nếu quý vị biết sử dụng vọng tâm, thì vọng tâm cũng có thể khiến cho quý vị thành Phật trong một đời. Dùng cái tâm sanh diệt để vãng sanh Phàm Thánh Đồng Cư Độ và Phương Tiện Hữu Dư Độ của Tây Phương Cực Lạc thế giới. Bỏ cái tâm sanh diệt, sử dụng chân tâm, sẽ vãng sanh từ cõi Thật Báo trở lên. Đủ thấy: Biết sử dụng cái tâm hay không là mấu chốt trọng yếu nhất để quyết định sự thành bại của chúng ta….”
Câu cuối cùng bạn hỏi nằm trong Phẩm thứ 40 (Biên địa – Nghi thành) kinh Vô Lượng Thọ, đại khái tu thì có tu, làm theo thì có làm theo nhưng mang Tâm nghi hoặc. Trong đó:
“Đức Phật bảo ngài Từ Thị: “Nếu có chúng sanh do tâm nghi hoặc làm các công đức, nguyện sanh về Cực Lạc, không rõ Phật trí, bất tư nghì trí bất khả xứng trí, Đại thừa quảng trí, Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí, đối với các trí này nghi ngờ không tin, nhưng vì tin tội phước mà tu tập hạnh lành, nguyện sanh về Cực Lạc.
Lại có chúng sanh chứa nhóm thiện căn, mong cầu Phật trí, phổ biến trí, vô đẳng trí, oai đức quảng đại bất tư nghì trí, đối với căn lành không sanh lòng tin, ý chí còn do dự đối với sự vãng sanh cõi Phật thanh tịnh, không có tinh chuyên, nhưng vì liên tục nhớ nghĩ không thôi kết thành thiện nguyện cũng được vãng sanh.
Do những nhân duyên đó, những hạng người này tuy được sanh về Cực Lạc, nhưng không thể đến thẳng cõi Đức Phật Vô Lượng Thọ được, chỉ đến biên giới cõi Phật, ở trong thành thất bảo thôi. Không phải Đức Phật muốn như vậy, mà vì chính họ tạo nên tâm đến đó vậy. Ở đó cũng có ao sen thất bảo, tự nhiên thọ thân, ăn uống sung sướng như cõi trời Đao Lợi, nhưng ở trong thành đó không thể ra khỏi, nhà ở trên đất, không thể tùy ý cao lớn.
Ở đó năm trăm năm không thấy Phật, không nghe được pháp, không thấy Thánh chúng Bồ Tát, Thanh Văn, trí huệ không sáng suốt, biết kinh pháp lại ít, tâm không mở mang, ý không vui vẻ, nên ở đó gọi là thai sanh….”
Những câu hỏi của bạn nêu đều phải lấy trích dẫn từ bài giảng của HT Tịnh Không hoặc lời dạy của Phật trong kinh. Mong rằng bạn xem xong có thể hiểu được ý nghĩ toàn bộ mà cố gắng hành trì.
Chúc bạn thân tâm thường lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Xin chào Tịnh Độ,
Những người niệm Phật nhưng niềm tin chưa vững (đủ 100%), tức là còn chút nghi hoặc, chẳn hạn như là :” Không biết có thật không? Đâu để tôi thử xem…” nhưng vẫn niệm Phật và phát nguyện sanh về Cực Lạc thì khi lâm chung không thấy Phật đến rước nhưng thần thức gá vào thai sen nơi vùng biên địa cõi Cực Lạc, sau 500 năm thì sẽ được chuyển vào hạ phẩm hạ sanh nơi Tây Phương Cực Lạc. Tuy là ở vùng biên địa nhưng cũng hưởng được sự vui vi diệu thù thắng hơn vị vua ở cõi trời và cũng đã thoát ly sanh tử luân hồi. VT nhớ đại khái là như vậy, muốn biết thêm chi tiết thì có thể tham khảo ở bài Niệm Phật Nhưng Không Tin Chính Mình Sẽ Vãng Sanh Về Biên Địa.
Kinh Hoa Nghiêm nói:”Tâm như họa sĩ khéo, vẽ thế giới muôn màu, không pháp nào không tạo“(nhất thiết duy tâm tạo). Chính vì thế cho nên nếu tâm mình khởi thiện niệm thì sẽ nói lời thiện và làm việc thiện sau đó tạo thành thiện nghiệp, cuối cùng sẽ sanh về tam thiện đạo (A tu la, người, trời). Bằng ngược lại, nếu tâm mình nghĩ điều ác thì sẽ nói lời ác sau đó làm việc ác, tạo thành ác nghiệp, cuối cùng bị đọa vào tam ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh).
Khi mình niệm Phật thì tâm mình luôn nghĩ nhớ đến Phật, hướng về Đức Phật, nơi tự tâm mình cũng có Phật Tánh, mình sẽ sống với Phật Tánh này tức là sẽ nói những lời giống như Phật đã nói, làm những việc giống như Phật đã làm và suy nghĩ những việc mà Phật cũng thường suy nghĩ, do đó đã tạo thành Tịnh Nghiệp, khi lâm chung được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Khi về Tây Phương Cực Lạc thì đã thoát vòng sanh tử luân hồi, chỉ trong một đời là sẽ thành Phật cho nên trong kinh niệm Phật ba la mật, Đức Bổn Sư đã nói:”vãng sanh tức là thành Phật”. Nếu không niệm Phật thì làm sao có thể vãng sanh được? Cho nên mới nói:”Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả” là như thế. Mọi việc đều có nhân quả (thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, nhược hữu bất báo, thị thời vị đáo) nhưng “Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả” chính là chỗ vi diệu thù thắng nhất của Nhân Quả vậy.
Cống cao ngã mạn là ý nói mình cao hơn người khác, chỉ có mình là hay nhất, giỏi nhất, đẹp nhất, giàu nhất, tốt nhất…nói chung thì mình là số một, không ai hơn được mình cả. Cống cao ngã mạn là thuật ngữ trong nhà Phật, người đời thường gọi là cà chớn, phách lối, hách dịch, ngang tàng, hống hách, hoành hành bá đạo, làm như ta đây, làm tài hay…
Trong đời sống thường ngày thì mình gặp người cống cao ngã mạn rất nhiều, nếu xem kỹ lại thì lúc chưa tu hầu như ai ai cũng đều có tâm đó cả. Những người dễ sanh tâm cống cao ngã mạn là do họ có phước báo lớn như là giàu sang phú quý, thân tướng xinh đẹp, chức cao quyền trọng, thông minh tài trí…
Ví dụ như người giám đốc khi bước vào công ty thì mọi người phải nghiêng mình chào đón, khi thấy có vũng nước dơ đổ dưới đất thì giám đốc liền quát :” Mấy đứa tụi bây làm ăn kiểu gì mà để như thế này…mau lấy đồ ra lau sạch đi! “. Người nhân viên dưới quyền sẽ làm nhưng trong lòng không phục và chửi thầm trong bụng:” Cái thằng cha này cà chớn quá “. Khi người giám đốc biết tu rồi thì khi gặp cảnh tương tự như vậy sẽ đích thân lấy khăn ra lau chùi quét dọn. Người nhân viên dưới quyền thấy giám đốc làm như thế nên sanh lòng cảm kích và áy náy trong lòng nên tự động bước ra dành lấy công việc lau chùi và nói:” Anh/chị hãy để đó em làm cho, đây là lỗi của em, do sơ ý bất cẩn, thật là ngại quá, thành thật xin lỗi “.
Ví dụ khác là trường hợp một cô gái xinh đẹp đang bước đi tung tăng trên đường phố thì bỗng dưng gặp một anh chàng nào đó theo chọc ghẹo, cô gái liền quát:” xía, đồ cóc lá mà muốn ăn thịt tiên nga hử? “. Chàng trai nghĩ thầm:” cô này sao chảnh quá “. Nếu như cô gái đó biết tu, bớt đi tâm cống cao ngã mạn thì khi gặp hoàn cảnh tương tự có lẽ cô ta sẽ dùng lời lẽ khiêm nhường hơn:” Dạ hổng dám đâu, đại ca làm ơn tha cho em đi “.
Thêm một ví dụ khác là trường hợp của Lý Tiểu Long, một người rất giỏi về võ thuật, có thể nói là “thiên hạ vô địch”. Anh ta đã giao đấu với rất nhiều cao thủ và lúc nào cũng muốn thắng chứ không chịu thua bất cứ ai. Anh ta cũng là anh hùng, trọng nghĩa khí, giúp đỡ nhiều người, nói chung cũng là người tốt. Thành công rực rỡ của anh ta chính là đã trở thành minh tinh trong làng điện ảnh Hồng Kông và Hollywood (nổi tiếng với bộ phim Tinh Võ Môn).
Khi hơn người ta thì rất dễ sanh tâm cống cao ngã mạn, anh ta đã xem thường đối thủ và thách thức:” Trong vòng 30 giây tôi sẽ hạ đo ván anh “. Trong cuộc đời của anh ta chưa hề bại dưới tay ai nhưng có một lần sau khi dành chức vô địch ở Los Angeles xong thì có một người (có lẽ là bồ tát thị hiện) đã đến võ đường của anh ta và khiêu chiến. Người này chỉ đánh một tay thôi nhưng anh ta đỡ không nổi. Sau đó Lý Tiểu Long nói: “Anh giỏi như vậy sao không ra ngoài thi đấu”. Vị này đáp:” Tôi không thích hư danh, chỉ muốn nhắc nhở anh rằng chớ nên háo thắng vì thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân”. Trên võ đài thì Lý Tiểu Long lúc nào cũng đứng vững, còn các đối thủ thì phải nằm dài hết. Nhưng đến cuối cùng thì anh ta chỉ hưởng dương có 32 tuổi mà thôi. Khi xuống hoang mồ rồi thì vị anh hùng cái thế giờ đây cũng phải nằm dài để cho người không biết võ công vẫn có thể đứng vững trước ngôi mộ của anh ta.
Đối với người tu thì ngoài tham sân si ra còn có mạn, nghi, tà kiến…chữ mạn là ý nói cống cao ngã mạn. Thuở Phật còn tại thế thì có một vị tỳ kheo vừa mới xuất gia nhưng xuất thân từ giai cấp hạ tiện. Có một vị tỳ kheo khác đã khinh thường vị này, sau đó Đức Bổn Sư đã dạy cho vị tỳ kheo có tâm cống cao ngã mạn là hãy nên đảnh lễ vị tỳ kheo mới này, mục đích là để trừ tâm cống cao ngã mạn vậy.
Muốn diệt trừ tâm cống cao ngã mạn thì Ngài Tịnh Không dạy:” Hãy xem tất cả mọi người đều là bồ tát, chỉ mỗi mình mình là phàm phu “. Lời dạy này rất hợp với hạnh lễ kính chư Phật của bồ tát Phổ Hiền ở kinh Hoa Nghiêm và cũng khế hợp với kinh Pháp Hoa, phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát. Hơn nữa Muốn Về Tây Phương Hãy Nhìn Mọi Người Đều Là Bồ Tát bởi vì Nếu Tâm Còn Ghét Người Sẽ Không Vãng Sanh. Chính vì thế cho nên Người Tu Là Tập Làm Người… Ngu, bởi vì thông minh tài trí của mình vốn dĩ cũng chỉ là phàm phu trí, nếu chấp vào đó rất dễ sẽ sanh tâm cống cao ngã mạn cho nên có một vị Tổ đã nói:” Người nói đạo lý cao siêu không bằng người chân thật niệm Phật, người chân thật niệm Phật là người có đại trí tuệ, đại phúc báo”. Điển hình là tấm gương Chàng Ngốc Thật Thà Niệm Phật Được Vãng Sanh.
Tâm cống cao ngã mạn vốn dĩ là phàm tâm cho nên những người ngộ đạo thật sự thì lúc nào cũng khiêm nhường và cung kính. Tâm cống cao ngã mạn vốn dĩ từ vô minh mà sanh ra vì phân biệt và chấp trước vào ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.
Đối với những người đạo cao đức trọng thì mình khiêm nhường, cung kính là phải rồi, còn những người hiện tại đang ăn thịt, uống rượu, chửi thề…bảo mình phải khiêm nhường cung kính thì hơi khó, có phải không? Cũng bởi vì mình chỉ thấy hiện tại mà không thấy được quá khứ và vị lai. Vị mà đang ăn thịt uống rượu ấy trong đời quá khứ về trước có thể đã từng là vua, tiên nữ hay một vị cao tăng…cũng không chừng. Và tương lai, có thể là ngày mai, tháng sau hay năm tới vị đó bị bệnh nan y (ung thư chẳn hạn) hay tai nạn giao thông rồi đến giờ phút lâm chung lại gặp Ban Hộ Niệm khai thị niệm Phật, sau đó vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, thành bồ tát thật sự trước mình. Cho nên Ngài Tịnh Không nói họ chính là bồ tát nghịch hạnh, thị hiện để thử tâm mình, có vị thì làm ác rồi đọa địa ngục cho mình xem để mình thấy sợ rồi đừng bắt chước họ.
Nói tóm lại, tâm cống cao ngã mạn cũng là tâm xấu giống như tham sân si vậy, cách trừ khử nó cũng chỉ dùng một tuyệt chiêu duy nhất chính là niệm Phật. Khi tâm mình niệm Phật thì chỉ nhớ Phật tưởng Phật nên chỉ thuần là thanh tịnh (trong sạch) chứ không có bất kỳ ô nhiễm nào khác. Cho nên thiên ngôn vạn ngữ thì đúc kết lại chỉ còn là một câu duy nhất : Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin chào Tịnh Độ!
Lời khai thị này được Đạo Tràng Tịnh Độ nơi mình tu tập ấn tống in thành một cái khung hình lồng vào kính rất trang trọng, treo trong nhà hoặc phòng thờ để mình đọc và tự nhắc nhở mình.
Lời khai thị của Tổ Ấn Quang!
Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều mà người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được; thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm.
Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương. Chỉ nên chăm sóc việc nhà mình, đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp, đừng để mắt tới những hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người như Bồ-tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu.
Nếu quả có thể tu hành được như vậy thì nhất định được vãng sanh về Tây-phương Cực-lạc Thế-giới.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Xin chào Tìm lại Phật tánh, Viên Trí, Tâm Hoa, và các bạn đồng tu…
Vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà không chứng đắc Như Lai? Độ chưa hiểu?
Làm thế nào bỏ được sát, đạo, dâm, vọng?
Ăn chay trường, ăn trứng vegie được không?
Độ niệm Phật, cầu vãng sanh, không tụng kinh, không trì chú, ít lạy Phật các bạn cho ý kiến?
Cảm ơn… Các bạn đồng tu. A Di Đà Phật…
Xin mạn phép trả lời vài ý thô kệch cho các câu hỏi của bạn:
1. “…Vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà không chứng đắc Như Lai? Độ chưa hiểu?”
Để cho chúng ta hiểu được nghĩa câu này thì Đức Phật đã phải thuyết pháp hết 49 năm 🙂 chỉ để giúp chúng ta có thể NHÌN THẤU được nghĩa này và BUÔNG XẢ được Vọng Tưởng, Phân Biệt và Chấp Trước nhằm chứng được Như Lai Pháp Thân Thanh Tịnh của chính mình. Chúng ta mà thật hiểu rồi thì chúng ta không còn là phàm phu nữa, vì buông xả được Chấp Trước (chấp vào Bản Ngã – Cái Ta & cái của Ta) thì chứng được A La Hán rồi, nhà Phật gọi là đoạn dứt sạch Kiến Tư Phiền Não. Buông Xả được Phân Biệt thì chứng được quả vị Bồ Tát, phá một phần vọng tưởng (vô minh) thì chứng quả Bồ Tát Viên Giáo Sơ Trụ…Chúng ta ngày nay nghe qua rồi, cũng hiểu rõ nhưng cái hiểu đó chưa làm được thì vô dụng. Các Ngài thì khác, thật sự Nhìn Thấu, thật sự Buông Xả còn chúng ta thì cũng Nhìn Thấu nhưng còn…cạn, Buông xả cái này thì lại nắm lấy cái khác. Mỗi ngày đều là như vậy, do đó chúng ta tu hành công phu chưa có lực.
2. Làm thế nào bỏ được sát, đạo, dâm, vọng?
Thực hành Thập Thiện rốt ráo thì bỏ được sát đạo dâm vọng.
3. Ăn chay trường, ăn trứng vegie được không?
Trứng gà, trứng vịt hiện nay thì cũng ko an toàn rồi, có rất nhiều độc tố và chất hóa học nhiễm vào trong trứng, là do gà mẹ, vịt mẹ bị ép ăn những thứ hóa chất tăng trọng, độc hại nên chúng đẻ ra trứng cũng mang theo những mầm mống hóa chất độc hại này. Cho nên chúng ta ăn chay thì nên hạn chế ăn trứng cho đến ko ăn trứng luôn, như vậy vừa tốt cho sức khỏe lại bảo vệ môi trường.
4. Độ niệm Phật, cầu vãng sanh, không tụng kinh, không trì chú, ít lạy Phật các bạn cho ý kiến?
Niệm Phật như vậy gọi là chuyên, rất tốt. Như nếu có thời gian thì lạy Phật kết hợp với niệm Phật thầm thì thân vừa khỏe mà tâm lại an, cũng rất tốt. Hơn nữa mình cũng nên dành thời gian nghe pháp của HT Tịnh Không, vì nghe pháp giúp mình tường tận và rõ ràng, thông đạt các vấn đề, tín tâm kiên định, sáng suốt – khi đó thì mình niệm Phật công phu mới đắc lực, gọi là Giải & Hành tương ưng bổ trợ cho nhau, Giải là nghe pháp giúp cho Hành là niệm Phật.
Hi vọng với vài lời góp ý nhỏ ở trên có thể giúp cho Tịnh Độ được một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chào Tịnh Độ,
Trong 4 câu hỏi mà bạn nêu ra thì Tịnh Thái đã trả lời hoàn chỉnh hết rồi, VT chỉ xin mạn phép được bổ sung thêm ở câu số 2:”Làm thế nào bỏ được sát, đạo, dâm, vọng? Thực hành Thập Thiện rốt ráo thì bỏ được sát đạo dâm vọng.”. Thập Thiện như là một cái thang có 10 nấc, sát, đạo, dâm, vọng có thể nói là 4 nấc thang đầu tiên của Thập Thiện. Như vậy làm sao có thể bước qua 4 nấc thang này?
1.Sát: Giả sử như mình đang làm nghề đồ tể, bây giờ biết Phật Pháp rồi thì dĩ nhiên là phải tìm cách giải nghệ, chọn nghề khác lương thiện hơn. Đó chính là giải trừ sát nghiệp nơi thân.
Giả sử như mình làm chủ nhà hàng seafood, khi khách hàng order một con tôm hùm thì mình sẽ gọi đầu bếp đến bắt chúng đi làm thịt, đó chính là sát nghiệp nơi khẩu, cũng cần nên giải nghệ thì mới giải trừ được sát nghiệp nơi khẩu.
Giả sử như mình đang xem phim đến một đoạn chém giết, mình đã hoan hỉ với việc này, trong ý mình đã có thoáng nghĩ qua “giết đi, giết nó chết đi” thì đó chính là sát nghiệp nơi ý. Tâm sát của mình chưa trừ cho nên mới có suy nghĩ như vậy.
Muốn triệt để diệt trừ tâm sát thì mình phải tập ăn chay trường và phóng sanh để trợ giúp cho lòng từ bi sớm được tăng trưởng. Như kinh Pháp Hoa nói:” Người nào có tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh chính là đã vào nhà Như Lai, áo Như Lai chính là hạnh nhu hòa nhẫn nhục. “ Cũng bởi vì chúng sanh thương yêu nhất chính là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất chính là chúng sanh. Chính vì thế cho nên phóng sanh chính là làm tròn tâm nguyện của Phật, sẽ được chư Phật gia trì và hoan hỉ tán thán.
Chúng sanh trong nhiều đời nhiều kiếp về trước cũng có thể đã từng là ông bà cha mẹ, anh chị em, vợ chồng con cái với mình cho nên ngày hôm nay gặp lại, đâu lẽ nào làm ngơ, thấy chết không cứu đã là hổ thẹn lắm rồi, sao lại có thể sát hại, thậm chí còn ăn thịt nữa? Thật là tội lỗi.
Những buổi đầu thì mình nghĩ “cứu một mạng còn hơn xây thất cấp phù đồ” cho nên phóng sanh vì để tạo công đức, dùng công đức để tiêu tai giải nạn cho mình nhưng khi thực hành lâu rồi, khi mà tâm từ bi tăng trưởng thì lúc này mình chỉ nghĩ “thấy tội nghiệp quá cho nên phải cứu chúng nó thôi”.
2.Đạo: Ý nói là trộm đạo hay trộm cắp, trộm cướp. Giả sử như mình đang là một tên cướp thì với chủ trương:” Một đêm ăn cướp bằng 3 năm đi làm “. Bây giờ biết Phật Pháp rồi thì cũng hãy nên giải nghệ thì mới giải trừ được nghiệp trộm cắp nơi tự thân.
Giả sử như mình là người cầm đầu băng đảng, sai đàn em đi ăn trộm khắp nơi thì đó cũng là nghiệp trộm cắp nơi khẩu, cũng cần nên giải nghệ thì mới giải trừ được khẩu nghiệp trộm cắp.
Giả sử như mình đi vào một căn nhà hay căn tiệm không có người nhưng có nhiều đồ đạc quý giá, tuy mình chưa lấy, cũng không nói lời gì nhưng trong ý có thoáng nghĩ qua “bỏ túi vài món chắc không ai biết” thì đó chính là ý nghiệp trộm cắp đã phát sinh.
Muốn triệt để giải trừ nghiệp trộm cắp nơi thân khẩu ý thì phải diệt trừ tâm tham bằng cách tập sống theo lời Phật dạy: “thiểu dục tri túc”(ít muốn, biết đủ) và thực hành hạnh bố thí.
Những người ăn xin, ăn mày ở ngoài đường, trong nhiều đời nhiều kiếp về trước cũng đã từng là ông bà cha mẹ, anh chị em, vợ chồng con cái với mình, ngày hôm nay gặp lại, nếu như làm ngơ không giúp thì thật sự là hổ thẹn lắm vậy.
Những buổi đầu thực hành hạnh bố thí thì mình thường hay nghĩ bố thí để kiếp sau được giàu sang, nói chung là vì công đức phước báo của mình mà làm, mặt khác vì sợ đời sau bị đói nghèo…nhưng khi thực hành quen rồi thì tâm từ bi tăng trưởng, lúc này nơi tự tâm chỉ nghĩ :”thấy tội nghiệp quá nên giúp họ đi”.
3.Dâm: Kinh Lăng Nghiêm nói chúng sanh nào tình càng nhiều thì càng dễ đọa xuống dưới, càng ít thì càng dễ siêu lên trên, muốn thoát ly sanh tử luân hồi thì phải diệt trừ tâm ái dục vì đó chính là cội gốc của sanh tử luân hồi. Muốn diệt trừ tâm ái dục thì phải biết quán thân bất tịnh. Phật ví dụ người có tâm ái dục giống như người bị bệnh cùi, thích gãi cho lở loét ra rồi hơ trên lửa để tìm cảm giác khoái lạc chứ không hề nghĩ đến trị cho lành bệnh. Nếu là Phật Tử tu tại gia thì chỉ cần không tà dâm là được rồi. VT không đi sâu vào vấn đề này nữa nhé, vì nó cũng hơi tế nhị chút xíu, nếu nói cao quá, người ta theo không nổi sẽ sanh nản chí. Tuy nhiên bạn cũng có thể tham khảo thêm ở bài viết sau:
1:Tu Là Cội Phúc Tình Là Dây Oan
2:Sự Tai Hại Nhất Trên Đời Là Ái Tình Sâu Đậm
3:Người Niệm Phật Phải Dứt Tâm Ái Để Vãng Sanh
4.Vọng: Tức là vọng ngữ, vọng ngôn, lời nói không chân thật, nguyên nhân cũng chỉ vì muốn có lợi cho bản thân mình. Nếu đã bước vào đường tu thì phải chấp nhận hy sinh, tổn thất mất mát về mình và cái của mình là lẽ thường tình. Xưa nay mình chỉ muốn lợi ích cho bản thân mình mà thôi nhưng khi biết Phật Pháp rồi thì Phật dạy:“Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Đó cũng chính là tinh thần “vô ngã, vị tha”(quên mình, vì người khác, vì chúng sanh khác). Cho nên mới nói “hy sinh tiểu ngã để hoàn thành đại ngã” là như thế. Tiểu ngã chính là cái thân tứ đại, bằng xương thịt, tuổi thọ chưa đầy 100 năm của kiếp người. Đại ngã chính là cái pháp thân, huệ mạng to lớn, là bổn nguyện muốn trở thành bồ tát, thành Phật để mai này phổ độ chúng sanh vậy.
Nói tóm lại, sát, đạo, dâm, vọng muốn dứt trừ ngay lập tức thì cũng có thể lên núi ẩn tu hay bế môn nhập thất nhưng cách này không thích hợp với thời nay, hơn nữa làm như thế cũng chỉ là vứt bỏ cái duyên chứ không phải cái nhân. Thân nghiệp và khẩu nghiệp là nương nơi ý mà phát sanh cho nên muốn “nhổ cỏ tận gốc” thì cột cái ý vào câu niệm Phật là cách thượng sách nhất. Khi tâm mình niệm Phật thì mọi suy nghĩ, hành động hay lời nói đều là thiện lành cả. Khi tâm mình niệm Phật thì tham sân si phiền não cũng không dấy khởi, ngay khi ấy chính là thanh tịnh.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin chào Tịnh Thái, Viên Trí, và các bạn đồng tu:
Cảm ơn Tịnh Thái, Viên Trí đã trả lời các câu hỏi.
Câu hỏi như sau trong kinh vô lượng thọ:
Hữu tình chưa độ khiến được độ,
Kẻ đã độ rồi khiến thành Phật.???
Dẫu cho cúng dường hằng sa Thánh,
Không bằng kiên dõng cầu Chánh Giác.???
Xin cảm ơn các bạn đồng tu… A Di Đà Phật….
A Di Đà Phật chào liên hữu Tịnh Độ,
Câu bạn hỏi là phần trích trong Phẩm thứ 4 – Pháp Tạng Nhân Địa – kinh Vô Lượng Thọ
Phần nghĩa thú của kinh từng câu từng chữ rất sâu xa, ý tứ trong đó với cái đầu phàm phu thì chỉ hiểu sơ “ngoài da”. Muốn hiểu thâm sâu một chút phải nhờ đến Phần chú giải kinh của Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ (ông chuyên tu, chuyên hoằng và đã vãng sanh).
Đại cư sĩ Hạ Liên Cư và Hoàng Niệm Tổ là Thầy của các vị xuất gia.
Ý của những câu kệ bạn hỏi là nói về Pháp Tạng Tỳ Kheo (tiền thân của Đức Phật A Di Đà) khi còn là Bồ tát, Ngài đã đối trước vị Cổ Phật là Thế Gian Định Tự Tại Vương Như Lai để đảnh lễ, tán thán công đức của Phật. Sau đó phát khởi thệ nguyện rộng lớn nguyện tự làm Phật, nguyện nhiếp trì Phật độ, lợi khắp chúng sanh chóng thành Chánh Giác.
Tỳ kheo Pháp Tạng nguyện được như hết thảy vô lượng chư Phật trong quá khứ: làm đại đạo sư cho hết thảy hữu tình, dẫn dắt chúng sanh lìa khổ được vui, từ mê được ngộ, thoát biển sanh tử, nhập Phật tri kiến, lại dùng các thứ phương tiện khiến hết thảy chúng sanh được sức vô úy. Vì thế, ngài nói: ‘Cứu độ hết thảy các thế gian, sanh, lão, bịnh, tử… các khổ não’.
Nói một cách thô thiển, Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới là ‘các thế gian’. Tam giới chẳng an ví như nhà lửa, đều thuộc trong biển sanh tử nên nguyện cứu độ. Nói ở mức độ cao hơn, ngay cả những vị ở bậc Ðịa Tiền (Bồ tát trước khi đạt đến Sơ địa) vẫn còn thuộc thế gian, vô minh chưa dứt, nên cũng cần phải độ thoát họ. Bốn câu từ chữ ‘thường hành Bố Thí’ trở đi nói đến bổn nguyện đại bi vô tận của Pháp Tạng Bồ Tát: nguyện thường hành Lục Ðộ phổ độ chúng sanh.
Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện chép: ‘Chư Phật Như Lai lấy đại bi làm thể, nên đối với chúng sanh khởi đại bi. Do đại bi nên sanh Bồ Ðề tâm. Do Bồ Ðề tâm thành Ðẳng Chánh Giác. Ví như trong chốn sa mạc có đại thọ vương, nếu rễ của nó hút được nước thì cành, lá, hoa, quả thảy đều sum xuê. Cây thọ vương Bồ Ðề trong chốn sa mạc sanh tử cũng giống như vậy: hết thảy chúng sanh là rễ cây, chư Phật, Bồ Tát là hoa quả. Lấy nước đại bi làm lợi chúng sanh thì thành tựu được hoa quả trí huệ của chư Phật, Bồ Tát’. Kinh Ðại Nhật cũng dạy: ‘Ðại bi làm rễ’. Ở đây, ngài Pháp Tạng cũng thế: Do đại bi nên rộng hành Lục Ðộ, phổ độ quần sanh.
‘Sáu ba la’ tức là Lục Ðộ, là chánh nhân để chứng Niết Bàn. Nguyện hành Lục Ðộ chính là: ‘Pháp môn vô biên thệ nguyện học’ và ‘Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành’. Hơn nữa, Bố Thí trị được keo tham, Trì Giới trị phá giới, Nhẫn Nhục trị nóng giận, Tinh Tấn trị biếng trễ, Thiền Ðịnh trị tán loạn, Trí Huệ trị ngu si. Thường hành Lục Ðộ thì chính là ‘phiền não vô biên thệ nguyện đoạn’. Tự giác, giác tha là dùng sự giác ngộ của chính mình để giác ngộ khắp các chúng sanh, dùng hạnh của chính mình để dẫn dắt chúng sanh, đem đức của chính mình hồi hướng đến chúng sanh. Ðấy chính là ‘chúng sanh vô biên thệ nguyện độ’. Do vậy, trong kệ tụng có câu: ‘Hữu tình chưa độ khiến được độ, kẻ đã được độ khiến thành Phật’. Cứu vớt, gánh vác cho họ đều đạt tới bỉ ngạn. Bốn câu kệ này đã chứa trọn ý nghĩa tứ hoằng thệ nguyện.
Trong hai câu ‘Giả sử cúng dường hằng sa Phật, chẳng bằng kiên dũng cầu Chánh Giác’, chữ ‘hằng sa’ chỉ cát trong con sông Hằng của Ấn Ðộ. Do sông Hằng lắm cát, đại chúng ai cũng thấy rõ như vậy, nên Phật thường dùng cát sông Hằng làm thí dụ. Ý nghĩa của hai câu kệ trên là: Giả sử cúng dường chư Phật nhiều như số cát của sông Hằng ‘chẳng bằng cầu Chánh Giác một cách kiên cố, dũng mãnh chẳng khiếp nhược’. Ðoạn kinh này giống hệt như ý nghĩa của đoạn kinh sau đây trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của kinh Hoa Nghiêm:
‘Này thiện nam tử! Trong các loại cúng dường, pháp cúng dường là bậc nhất. Pháp cúng dường là: cúng dường bằng cách tu hành đúng như lời dạy, cúng dường bằng cách lợi ích chúng sanh, cúng dường bằng cách nhiếp thọ chúng sanh, cúng dường bằng cách chịu khổ thay cho chúng sanh, cúng dường bằng cách siêng tu các căn lành, cúng dường bằng cách chẳng bỏ Bồ Tát nghiệp, cúng dường bằng cách chẳng rời Bồ Ðề tâm.
Này thiện nam tử! Công đức của vô lượng các thứ cúng dường trước đó (ý nói cúng dường bằng tài vật) đem so với công đức của pháp cúng dường dẫu trong một niệm thì chẳng bằng được một phần trăm, một phần ngàn [cho đến] cũng chẳng bằng nổi một phần trăm ngàn câu chi na do tha, ca la phần, toán phần, số phần, dụ phần, ưu bà ni sa đà phần. Vì sao vậy? Vì các đức Như Lai tôn trọng pháp, do tu hành đúng như lời dạy sẽ sanh ra chư Phật. Nếu các Bồ Tát thực hành pháp cúng dường thì chính là thành tựu việc cúng dường Như Lai. Tu hành như thế mới là cúng dường chơn chánh’.
Vì ‘kiên cố, dũng mãnh cầu Chánh Giác’ chính là pháp cúng dường, là cúng dường chơn chánh, là bậc nhất trong các cách cúng dường, nên cầu Chánh Giác vượt xa cúng dường hằng sa chư thánh bằng các tài vật khác.
Câu kệ ‘chẳng bằng kiên dũng cầu Chánh Giác’ chỉ rõ công đức ‘kiên cố, dũng mãnh cầu Chánh Giác’ của Bồ Tát Pháp Tạng vượt xa công đức cúng dường hằng sa chư thánh.
Sự chú giải của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ rất là tỉ mỉ, rõ ràng. Hi vọng bạn đọc qua sẽ cảm nhận được lòng đại từ đại bi của A Di Đà Phật khi phát đạt tâm thệ nguyện độ chúng sanh thoát khỏi biển khổ sinh tử (độ trên từ đẳng giác Bồ tát cho đến chúng sanh tận địa ngục vẫn được độ, thật sự không thể nghĩ bàn). Cho nên Ngài Đại Sư Ấn Quang (hóa thân của Thế Chí Bồ Tát) đã từng tán thán Pháp môn niệm Phật rằng: “Cửu giới chúng sanh rời pháp này thì trên là chẳng thể viên thành Phật đạo. Mười phương chư Phật bỏ pháp này thì dưới là chẳng thể lợi khắp quần sanh”.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Hữu tình chưa độ khiến được độ,
Kẻ đã độ rồi khiến thành Phật.???
Hai câu này HT Tịnh Không giảng kỹ ở:
Tập 56: http://tinhkhongphapngu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=299:kinh-dai-thua-vo-luong-tho-phan-56-tiep-theo&catid=27:kinh-vo-luong-tho&Itemid=37
Tập 57: http://tinhkhongphapngu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=300:kinh-dai-thua-vo-luong-tho-phan-57-tiep-theo&catid=27:kinh-vo-luong-tho&Itemid=37
Còn 2 câu sau:
Dẫu cho cúng dường hằng sa Thánh,
Không bằng kiên dõng cầu Chánh Giác.???
HT giảng kỹ ở:
Tập 58: http://tinhkhongphapngu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=301:kinh-dai-thua-vo-luong-tho-phan-58-tiep-theo&catid=27:kinh-vo-luong-tho&Itemid=37
Tập 59: http://tinhkhongphapngu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=302:kinh-dai-thua-vo-luong-tho-phan-59-tiep-theo&catid=27:kinh-vo-luong-tho&Itemid=37
Tập 60: http://tinhkhongphapngu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=312:kinh-dai-thua-vo-luong-tho-phan-60-tiep-theo&catid=27:kinh-vo-luong-tho&Itemid=37
Hi vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn sau khi đọc lời giảng của HT Tịnh Không.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chào Tìm Lại Phật tánh, Tịnh Thái và các bạn đồng tu:
Cảm ơn TLPT, Tịnh Thái đã trả lời các câu hỏi.
– Tu tâm là gì?
– Phật tại trong tâm là sao?
– Không niệm Phật là niệm Ma? Ý nghĩa như thế nào?
Xin các vị đồng tu giải thích dùm cảm ơn. A Di Đà Phật…
Xin chào bạn Tịnh Độ,
Trong tâm bạn dường như còn rất nhiều câu hỏi, mỗi ngày có lẽ do vọng tâm quá động + việc bạn niệm Phật, nghe pháp lại chưa được nhiều và chuyên nhất cho nên khi vừa buông câu Phật hiệu ra thì tâm ý liền vọng theo hoàn cảnh bên ngoài, người và sự vật bên ngoài luôn có ảnh hưởng mạnh đến nội tâm của bạn, khiến bạn suy nghĩ ko thôi, suy tư rất nhiều… Chính vì lẽ này cộng thêm nghiệp sát đời quá khứ cho nên bạn mới bị bệnh nhức đầu và suy nhược thần kinh. Hơn nữa như bạn nói trong những comment trước: bạn rất là ưa nói lỗi của người khác nhất là các vị tu hành xuất gia lẫn tại gia, trong tâm bạn thường là chứa đựng tất cả những thứ lỗi lầm của thiên hạ thì làm sao mà đầu óc bạn được thanh thản?
Do đó bạn cũng đang tu tâm nhưng đang tu tích phiền não vào trong tâm. Có lẽ Tâm bạn niệm Phật thì ít mà niệm Ma thì nhiều, Ma chính là tà niệm, Ma chính là luôn hay thích nói lỗi người, Ma chính là thường cho mình đúng người khác sai,…Hơn nữa với những người lớn tuổi trong gia đình bạn cũng không bằng lòng, cũng rất là hay mâu thuẫn, thậm chí đôi lần còn hay lớn tiếng với họ, làm cho họ rất buồn lòng…bạn thử lắng lòng lại nghĩ xem lời TT nói đúng hay không?
Nếu TT có nói lời khó nghe hay có chỗ chưa đúng thì rất mong bạn hoan hỉ thẳng thắn phê bình và bỏ qua cho lỗi lầm của TT, một phàm phu nông cạn.
Còn nếu những lời của TT có thể giúp ích được cho bạn phần nào thì TT vô cùng hoan hỉ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chào Tịnh Độ,
Trong câu hỏi của bạn cũng tùy theo căn cơ mà có những câu trả lời khác nhau. Cũng giống như đối với tiểu học thì khác trung học thì khác, đại học thì khác. VT xin mạn phép trình bày ở phần mẫu giáo, vỡ lòng, hy vọng có thể giúp ích phần nào cho bạn nhé.
1:Tu tâm là gì? Tu là sửa, tâm là tâm tánh. Tức là sửa tánh ma thành tánh Phật. Nơi tự tâm mình hiện tại đang có tánh ma và tánh Phật nhưng tánh Phật đã bị vô minh che lấp, còn tánh ma thì mình đã quá quen thuộc rồi. Tánh ma tức là tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến…nói chung là xấu xa, gian ác. Tánh Phật chính là từ bi, hỉ xả, vô ngã vị tha, bình đẳng, chánh giác…nói chung là thanh tịnh, là chơn chánh, là thuần thiện.
2:Phật tại trong tâm là sao? Phật nói:”Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, đều sẽ thành Phật”. Vì vô minh che mờ nên không nhận thấy. Vô minh tức là không sáng hay có nghĩa là tối thui, âm u. Tánh Phật ví như ánh sáng mặt trời soi sáng khắp càn khôn vũ trụ (chỉ là ví dụ thôi chứ tánh Phật là siêu việt không gian thời gian, bất khả tư nghì). Ngày hôm nay mình tìm lại Phật Tánh nhưng không phải ngay nhất thời mà được sáng như mặt trời mà phải bắt đầu như là con đom đóm, rồi sau đó tiến lên như ngọn nến. Để cho cụ thể, dể hiểu hơn là như thế này nhé:
Lúc xưa vì vô minh, phân biệt, chấp trước cho nên khi nhìn con cá chiên mình nghĩ đó chính là đồ ăn, cho nên thèm chảy nước miếng. Khi giác ngộ rồi (có chút xíu ánh sáng đom đóm) thì mình thấy rõ ràng đây chính là xác chết. Dùng lòng từ bi để thấy con cá đã bị chặt đầu, mổ bụng rồi đưa lên chảo dầu sôi để chiên, khổ không thể tả cho nên khi nghĩ đến điều này thì người ta mời mình ăn, mình sẽ chắp tay lại và nói:” A Di Đà Phật! Tội lỗi! Tội lỗi! “.
Tiến lên một nấc nữa, nếu Phật Tánh hiển lộ như là ngọn nến hay ánh đèn điện thì mình sẽ thấy rõ con cá chiên đó trong những đời về trước đã từng là ông bà, cha mẹ, anh chị em, vợ chồng con cái với mình, do nhân duyên gì lại bị quả báo phải đọa làm loài cá rồi bị người ta chặt đầu, mổ bụng, đưa lên chảo dầu sôi?
Tiến lên một cấp cao hơn, nếu Phật Tánh hiển lộ như mặt trời, tỏ rõ mọi thứ thì mình sẽ thấy con cá chiên đó trải bao nhiêu kiếp về sau sẽ thành những thân phận gì, tu hành như thế nào? Sau đó thành Phật hiệu là chi? Quốc độ tên gì? Có bao nhiêu đệ tử là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát.
Chuyện đó còn rất xa vời, hiện tại chỉ mong sao mình có được ánh sáng lập lòe như đom đóm là hay lắm rồi. Tuy nhiên nếu không có được ánh sáng đom đóm, không thấy đường đi thì như người mù vậy. Tuy nhiên nếu người mù mà biết nghe lời người sáng mắt thì cũng sẽ đi đúng đường, không bị đạp trúng chông gai hay sa hầm sập hố. Người sáng mắt chính là thiện tri thức vậy.
3:Không niệm Phật là niệm Ma? Ý nghĩa như thế nào? Chữ ma trong câu này ý nói là ngũ dục (tài, sắc, danh, thực thùy) và lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Giống như người nằm mơ thì trong giấc mơ có ác mộng và mộng đẹp, trong đó cũng có đầy đủ ngũ dục, lục trần. Khi gặp ác mộng thì người ta sanh tâm hoảng sợ, tìm cách tránh né. Khi gặp mộng đẹp thì người ta đắm say triền miên, muốn hưởng thụ thật lâu, thật nhiều và không muốn mất đi. Và cứ như thế mà họ chìm sâu trong mộng mị, hết ác mộng rồi lại đến mộng đẹp thay phiên nhau, chưa bao giờ được thức giấc thật sự. Người niệm Phật chính là buông xả ngũ dục lục trần để cầu vãng sanh Tây Phương cũng giống như người trong mộng biết đó là giả nên không tham luyến, lo tìm cách thức dậy mới là thượng sách. Khi vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc rồi thì mình mới thật sự là thức tỉnh vì khi đó mình có thể nhớ được những kiếp về trước của mình. Mỗi một kiếp như là một giấc mộng, có khi thì làm thần tiên rồi xuống vua quan, dân thường, ăn mày, có khi thì làm cô hồn, ngạ quỷ, có khi làm trâu bò gà vịt, tôm cua cá…và tệ hại nhất là đã từng ở trong địa ngục với những núi đao, biển lửa, cột đồng, chịu đủ thứ cực hình khổ sở…
Nói tóm lại, kinh Hoa Nghiêm nói:”Tâm như họa sĩ khéo, vẽ thế giới muôn màu, không pháp nào không tạo” (nhất thiết duy tâm tạo). Chính vì thế cho nên nếu mình niệm Phật thì mai này sẽ thành Phật còn không niệm Phật thì sẽ niệm những chuyện trong lục đạo luân hồi (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, người, trời), mà nếu niệm những chuyện trong lục đạo luân hồi thì mình sẽ còn ở trong lục đạo luân hồi vậy. Trong lục đạo luân hồi cũng có thể tạm gọi là Ma Đạo vì vua ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại Thiên người ta còn gọi là Thiên Ma Ba Tuần vậy. Như vậy thì không niệm Phật thì sẽ niệm ma và thành ma là cái chắc rồi, không có gì lạ cả nhé. Hơn nữa mình cũng chính là ma, cũng đang có tâm ma. Chữ ma này nếu hiểu theo nghĩa là lục đạo luân hồi. Thôi thì hãy mau mau niệm Phật để sớm ngày được thoát ly ma đạo nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin chào Tịnh Thái, Viên Trí, Tìm lại Phật tánh, các bạn đồng tu (các bạn là sư phụ ‘thầy’ của Độ):
Cảm ơn TT, VT đã trả lời các câu hỏi. TT đã đoán đúng mình có mâu thuẫn trong gia đình mẹ mình, và mẹ vợ. Mẹ mình hơn 70 đã nghe pháp cũng nhiều: lúc trước thầy Thanh Từ, bây giờ như thầy Chân Tính, thầy Phước Tiến, thầy Trí Huệ, Đ.Đ Minh Thành… Mẹ mình thích tu Phước, ít tu huệ nên không vui khi mình mở các thầy giảng về tịnh độ như PS Tịnh Không, thầy Giác Nhàn, TT Minh Thành, sư cô Thích Nữ Như Lan, Cư sĩ Diệu Âm (Úc ), cư sĩ Vọng Tây… Vì các thầy giảng về vãng sanh Tây phương cực lạc (có lẽ mẹ mình sợ chết)?
Mình khuyên mẹ tu Tịnh độ cố gắng niệm Phật, nguyện vãng sanh, mẹ nói đã đi chùa, nghe pháp hơn 30 năm rồi, con mới tu 10 năm sao bằng mẹ? Mình rất buồn, TT có thể góp ý cho mình được không? Lúc trước mình bất hiếu lắm, giờ hiểu đạo mình phải hiếu xuất thế gian là ‘niệm Phật, cầu sanh tịnh độ’ để giúp mẹ.
Mẹ ở với Độ 2 năm về trước thì ăn chay trường, nhưng bây giờ ở với đứa em chỉ ăn chay 10 ngày/tháng vì sức khoẻ yếu? Mình đang tu trong nghịch cảnh vì tất cả trong gia đình chưa ăn chay trường, niệm Phật, cầu vãng sanh được? Mẹ vợ thích xem tin tức Việt Nam lúc tối trong khi mình ít thích xem tivi, thích ăn cá kho mình nghe mùi là muốn ói? Vợ chưa ăn chay, nhưng lại vui nấu đồ chay cho mình.
Sao mà khó khuyên được bà con và người trong gia đình? Mình bị SNTK nên uống thuốc mỗi đêm ‘làm trí nhớ lu mờ’. Vì mình chưa phải là thánh nên đôi khi cũng còn thấy lỗi người, mình đang trên đường tu nên cho mình sửa từ từ nhé TT.
Mình tên Độ, xưa thì gài độ, cá độ, gà độ, đá dế, cờ bạc…tự tư tự lợi. Nghe PS Tịnh Không giảng ‘độ’: là giúp đỡ, nên bây giờ mình hơi biết tu thì giúp đỡ cho người chưa tu, để chuộc lỗi lầm.
Các bạn đồng tu TT, VT, TLPT, HM… Các bạn đã trả lời tất cả câu hỏi mấy năm các bạn đang tu ‘bố thí pháp’ đó. Các bạn có công đức nên cho Độ ‘giúp đỡ’ cho những bạn không dám hỏi?
Các bạn xin kiên nhẫn cố gắng trả lời, vì công đức ‘bố thí pháp’ tốt lắm. Các câu hỏi (nếu lỡ có giống các câu hỏi trước thì xin các bạn tha lỗi):
– Cõi Diêm phù đề khởi tâm động niệm đều tạo tội?
– Sanh tử đại sự, tử sanh còn hơn đại sự?
Nhờ các bạn đồng tu giải thích dùm. Xin cảm ơn.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật xin chào liên hữu Tịnh Độ,
Thật ra thì khi liên hữu đặt câu hỏi đến lần thứ ba thì TLPT cũng đoán đoán là liên hữu đang tìm cách hỏi thay cho những đồng tu sơ cơ mới biết được Phật pháp. Vì dù gì liên hữu cũng đã học Phật pháp 10 năm rồi, cách khá xa so với TLPT mới chân ướt chân ráo vào đạo, cho nên chữ “Thầy” xin được không dám nhận, thật lắm hổ thẹn. TLPT chân thành cảm niệm công đức và tán thán liên hữu vì tâm luôn nghĩ lợi ích cho nhiều đồng tu khác.
Trước tiên nói về việc khi biết Phật pháp rồi muốn độ người nhà rất khó, các đồng tu ai cũng rơi vào tình huống này. Cần phải có thời gian, phải kiên nhẫn. HT Tịnh Không từng giảng rằng: “Quý vị học Phật ra ngoài độ người ngoài dễ hơn vì họ ít thấy được nhược điểm của bạn. Còn ở trong nhà thì thấy rất rõ những nhược điểm của mình cho nên khi mình khuyên thì người nhà thường không chịu nghe. Muốn người nhà tiếp nhận thì bản thân bạn phải tích cực nỗ lực làm thành một tấm gương thật tốt. Dùng tâm chân thành mà làm hoài thì nhất định sẽ có sự chuyển biến tốt”.
Trước đây TLPT cũng bất hiếu lắm, hay tranh cãi với mẹ và hay làm bà buồn lòng. Nhưng từ khi học Phật tới giờ hoàn toàn thay đổi ý niệm, tuy hiện tại cũng chưa được gọi là có hiếu nhưng có lẽ cũng bớt bất hiếu đi nhiều. Mẹ nói gì đúng thì nghe, sai thì cũng ừ hử cười cười rồi từ từ đợi lúc vui mới dám nói, vì “Vạn ác dâm vi thủ, bách thiện hiếu vi tiên”(Vạn điều ác dâm đứng đầu, trăm điều thiện hiếu trước tiên). Việc gì mẹ làm tốt thì tán thán, xấu thì thôi góp ý nhẹ thì góp, nhắm không được thì…quên luôn. Bản thân học Phật làm người tốt căn bản mà còn làm không được nói gì đến chuyện vãng sanh cho xa vời. Sau đó khuyến mẹ ăn chay, phóng sinh, niệm Phật cầu vãng sanh. Đi hộ niệm có những chuyện thế nào thì về kể cho mẹ và những người thân trong nhà được nghe, rồi mẹ cũng niệm Phật hàng ngày nhưng chưa trường chay được. Mẹ chỉ nói một câu này mà làm TLPT cảm động: “Sau này mẹ có mãn phần, con nhớ hộ niệm cho mẹ nha con”. Kinh nghiệm ở đây là hãy dùng tình thương chân thành và cố gắng làm một tấm gương tốt trong gia đình thì khả năng giúp đỡ người thân mới có hiệu quả.
Liên hữu ở chung với người nhà trong nghịch cảnh cần có sự nỗ lực nhiều hơn. Sau mỗi thời khoá hãy cầu Tam Bảo gia bị cho mình đủ dũng mãnh vượt qua chướng ngại.
1. Câu mà Tịnh Độ hỏi “Chúng sanh ở cõi Nam Diêm Phù đề khởi tâm động niệm đều tạo tội” nằm trong Kinh Địa Tạng Bồ tát Bổn nguyện. Để hiểu câu này bản thân mỗi người chúng ta hãy tự kiểm điểm lại xem trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn tạo bốn tội; sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối. Không những chỉ trong lời nói, hành động, cử chỉ, thậm chí đến cả khởi tâm động niệm (ý niệm) không biết đã phạm bao nhiêu tội lỗi. Mắt vừa thấy món ăn ưa thích liền khởi ý muốn ăn, tai thích nghe âm thanh khen ngợi, mũi thích ngửi mùi thơm….bắt đầu sinh ra Tham, từ tham sẽ dẫn đến Sân nhanh chóng. Chúng ta sáu căn tiếp xúc sáu trần sinh ra những ý niệm tạo sanh tử (luân hồi), bị cảnh giới bên ngoài mê hoặc, cho nên mới nói là “tâm tùy cảnh chuyển”.
Tu là chúng ta phải biết “thiểu dục tri túc” (ít muốn biết đủ), tránh được tham thì tránh được nhiều thứ, chuyển hóa dần dần được những ý niệm tham, sân, si (nghiệp luân hồi) thành những ý niệm thiện lành, cao hơn nữa là ý niệm Phật – là ý niệm thuần thiện nhất (quả báo của những ý niệm này chính là Tây phương Cực lạc thế giới). Tập hàng ngày khi đối người tiếp vật khởi lên ý niệm gì, cảm thấy sai liền nhận biết mà quay trở về với câu A Di Đà Phật là được rồi. “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Các đồng tu muốn biết hễ khởi lên ý niệm ác, quả báo địa ngục tương lai thế nào thì hãy Click vào đây xem thêm nữa nè.
2. Người xưa có câu: ” Sanh tử sự đại, vô thường tấn tốc” (sanh tử đại sự, vô thường nhanh chóng) để cảnh tỉnh tất cả chúng ta. Tại sao ? Việc lớn là Sống và Chết. Cái lớn này quan trọng và chủ yếu của tất cả vấn đề. Chúng ta biết rằng ai ai cũng có cái thân đang sống. Nhưng ai cũng biết chắc chắn rằng cái thân phải chết. Vừa sanh ra thì đã phải ôm lấy cái chết, phải bắt tay với cái chết ngay khi hiện hữu. Bởi vì có ai mà không biết cái thân này phải chết đi, nó sinh ra thì nó phải chết đi và chết liên tục khi người ta từ đứa bé trở thành ông già, từ ông già trở thành tro bụi.
Chúng ta dù mang thân ăn mày hay thân tỷ phú, thân của tổng thống hay thân của tội nhân, thân nam hay nữ, thân sang hay hèn, tàn tật hay không tàn tật……. thì thân cũng phải chết ; chết thì thân phải bỏ đi như phân tiểu hôi dơ. Cái thân chết thì chỉ hôi thối vứt bỏ, chôn vùi để đừng làm khổ người còn sống. Điều này thì có ai mà không biết chắc chắn như vậy đâu. Nếu không biết thì chỉ là cố tình quên để sống cho vui vẻ với cuộc sống này thôi.
HT Tịnh Không dạy:
“Phật pháp thường nói “ mạng người vô thường, cõi nước rủi ro”, “ thân người khó được Phật pháp khó nghe”; lại nói “ sanh tử việc lớn, vô thường mau chóng”.
Những lời cảnh tỉnh này, Thế Tôn đã hết lời khuyên bảo, từng giây từng phút đang nhắc nhở chúng ta, đều là muốn chúng ta phải nhận rõ chân tướng sự thật, nắm chắc cơ duyên hy hữu khó gặp này, ở ngay trong một đời này hiểu rõ việc lớn. Trên “ Kinh Pháp Hoa” nói rằng: “ Phật vì một nhân duyên lớn mà xuất hiện ở đời”.
Vì sao gọi là việc lớn? Sanh tử là việc lớn, có thể nói việc này ngòai Thế Tôn ra, không người nào có thể làm được. Những nhân sĩ thông minh tài trí thế gian, họ có năng lực sanh đến trời sắc giới, trời vô sắc giới, nhưng không cách gì vượt qua ba cõi, liễu thóat sanh tử. Cho nên, Thế Tôn xuất hiện ở thế gian, giúp đỡ chúng sanh giải quyết việc lớn này. Liễu thóat luân hồi, siêu việt mười pháp giới, làm Phật làm tổ, mỗi người đều có thể làm được, vấn đề là chính mình có chịu làm hay không? Như nhà Nho đã nói “ người người đều có thể làm Nghêu Thuấn”. Nghêu Thuấn là đại thánh đại hiền của Trung quốc, mọi người đều có thể làm được. Phật pháp cũng là như vậy, người người đều có thể làm Phật, làm Bồ Tát, vấn đề là bạn có chịu làm hay không, then chốt quan trọng chính ngay chỗ này.
Nếu như bạn bằng lòng làm, liền có thể làm được; bạn không chịu làm, chư Phật Như Lai cũng không thể giúp được. Thế nào gọi là làm được? Khổng Lão phu tử nói: “ Khắc niệm tác thánh”. Phật nói còn rõ ràng hơn, niệm là vọng niệm; hay nói cách khác, bạn có thể khắc phục được vọng niệm, bạn chính là Phật, bạn chính là Bồ Tát.
Nói lời thành thật, người hiện tại tu phước báo nhân thiên thì dễ, nếu muốn liễu thóat sanh tử, ra khỏi ba cõi thì rất khó. Hiện tại hoàn cảnh bên ngoài mê hoặc đối với chúng ta, hơn gấp ngàn lần vạn lần so với người xưa, lại thêm vào phiền não tập khí sâu nặng của chúng ta nữa, thì không khỏi bị mê hoặc, nếu muốn thành tựu đích thực là rất khó.
Chúng ta sống ở thế gian này là vì tất cả chúng sanh, không phải vì chính mình. Nếu như nói vì chính mình chính là hy vọng ngay trong một đời này thóat khỏi sanh tử thành Phật đạo. Nếu muốn thóat sanh tử thành Phật đạo bao gồm tất cả thế xuất thế gian pháp cần phải buông bỏ. Buông bỏ không phải là không làm gì cả, mà là buông bỏ vọng tưởng ở trong tâm, hồi phục tâm thanh tịnh của tự tánh, đây mới là chân đế của sự buông bỏ, quyết không thể hiểu sai chân thật nghĩa của Như Lai.
Mọi việc phải tùy duyên, có duyên thì giúp đỡ chúng sanh, không duyên thì đừng phan duyên, duyên chín muồi rồi, tận tâm tận lực vì chúng sanh phục vụ, chính là bố thí cúng dường. Nội tài, ngoại tài đều phải bố thí; nội tài chính là dùng năng, lực trí tuệ, chuyên cần của chính mình vì tất cả chúng sanh phục vụ.
Khi duyên chưa đủ, quyết không cưỡng cầu, nhưng nhất định phải có đại nguyện độ chúng sanh, cũng chính là nói nhất định phải có nguyện vì chúng sanh phục vụ. Chúng sanh nơi đây có thể tiếp nhận, chính là duyên đã chín muồi rồi, chúng ta phục vụ trước; nơi nào chưa chín muồi, thì đợi duyên chín muồi thì hãy nói. Nhất định phải tận tâm tận lực, phước huệ song tu. Phật Bồ Tát xem thấy chúng ta thật có tâm ý như vậy, có lẽ sẽ giúp chúng ta xây đạo tràng, thành tựu đạo nghiệp.
Làm thế nào để cảm ứng với Phật Bồ Tát, tâm bức thiết vì sanh tử, kỳ vọng ngay trong một đời này thóat sanh tử, ra khỏi ba cõi, thì liền cảm ứng Phật Bồ Tát đến giúp đỡ….”
Mong rằng các vị liên hữu đồng tu có thể hiểu khái quát được ý nghĩa câu hỏi qua bài viết thu thập lại của TLPT.
Chúc các liên hữu đồng tu tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chào Tịnh Độ,
Chúng sanh vì biệt nghiệp dị kiến nên mọi sự thấy biết đều không như pháp. Bạn nghĩ những người trả lời cho bạn là thầy, sư phụ của bạn thì tốt cho bạn nhưng VT thì không dám nhận như thế, nếu VT nghĩ như thế thì cái “mạn” nó lên là nguy. Cho nên mỗi khi trả lời bất kỳ câu hỏi của ai, VT xem người đó như là bồ tát thị hiện để thử thách, khảo hạch, trắc nghiệm trí huệ và đạo hạnh của mình, biết tới đâu thì trả bài tới đó, có sơ sót gì thì các liên hữu khác sẽ bổ sung. Qua đó chính là dịp để VT ôn lại lời Phật dạy cũng như trình bày cách suy nghĩ của mình, nếu mà đúng thì không ai nói gì, còn nếu như có vấn đề không ổn thì VT sẽ nhận được sự góp ý, bổ sung từ các bạn đồng tu khác, nhờ thế mà VT cũng được học hỏi thêm, lợi ích là chung cho tất cả. Chính vì thế cho nên giữa Cho Và Nhận cũng chỉ là tương đối.
Giống như khi xưa Đức Bổn Sư ôm bình đi khất thực, người sơ cơ chưa biết Phật Pháp thì nghĩ đi khất thực chính là đi xin ăn, người nào có dư đồ ăn thì mang ra bố thí, cứ nghĩ rằng người bố thí thức ăn là người CHO còn người đi khất thực là người NHẬN thức ăn. Khi nghiên cứu nhiều về giáo lý của Đức Bổn Sư thì chúng ta mới hiểu được tấm lòng từ bi của Ngài dành cho chúng sanh còn hơn cả tình cha mẹ. Ngài ở nơi Tịnh Độ hay Niết Bàn có phải vui hơn không? Tại sao lại phải thị hiện vào nơi Ta Bà (cõi uế độ) để dìu dắt chúng sanh? Ngài ôm bình đi khất thực chính là để CHO người ta có cơ hội cúng dường Ngài, nhờ thế mà người ta có thể NHẬN được công đức phước báo, qua đó cũng để gieo duyên với chúng sanh, khi có duyên thì mới dẫn độ họ được. Điều này hôm trước VT có nói sơ qua ở đây.
Trên bước đường tu cũng giống như con cá bơi ngược dòng nước cho nên chớ bao giờ nghĩ rằng người tu lâu là sắp vãng sanh còn người mới phát tâm thì còn lâu lắm. Nếu bơi nhanh, bơi trước rồi dừng lại, không bơi tiếp thì cũng bị nước cuốn về phía sau. Những con cá bơi sau vẫn có thể qua mặt. Hơn nữa cái thấy của mình cũng chỉ là hạn chế rất nhiều vì chỉ thấy trong đời này mà thôi cho nên khi so sánh người tu 10 năm, 20 năm, 30 năm là chỉ thấy trong đời này mà thôi. Có người cả đời không biết pháp môn Tịnh Độ, gần giờ phút lâm chung gặp Ban Hộ Niệm, khai thị niệm Phật vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc trước mình là tại sao? Là bởi vì trong đời quá khứ về trước họ đã có tu rồi, tích lũy rất nhiều thiện căn phước đức nhân duyên cho nên mới được như vậy. Chính vì thế cho nên đã là bạn đồng tu thì thiết nghĩ không nên so bì vấn đề tu trước tu sau, ai vãng sanh thì mình cũng mừng dùm cho người ta, ai đi chậm thì mình khuyến tấn để người ta đi nhanh hơn, ai vấp ngã, mất niềm tin thì mình nâng đỡ, dìu dắt giúp người ta đứng dậy lấy lại niềm tin, tiếp tục lên đường. Bên cạnh đó mình hãy cứ xem mình là người đi sau cùng, sau cuối thì như vậy mình mới chịu nỗ lực tinh tấn nhiều hơn và nhờ thế mà cái “mạn” cũng không lên được.
Phật chính là đại y vương, tam tạng kinh điển giống như là những toa thuốc, chúng sanh là những bệnh nhân. Ở vào thời mạt pháp này chỉ có pháp môn Tịnh Độ mới thích hợp với căn cơ của chúng sanh mà thôi. Chính vì thế cho nên người đọc tụng kinh cũng như đọc toa thuốc, cũng tốt. Nghe giảng pháp cũng như là học cách pha chế thuốc cũng tốt. Nhưng cái quan trọng nhất chính là phải uống thuốc thì mới hết bệnh. Uống thuốc tức là y giáo phụng hành lời Phật dạy, nói một cách cụ thể, dễ hiểu và ngắn gọn hơn tức là ăn chay, niệm Phật, làm lành, lánh dữ vậy.
Người mới bắt đầu tu thì học lý thuyết (đạo lý) để mở mang TRÍ tuệ là đúng rồi. Nhưng nếu là người đã tu lâu thì nên chú trọng thực hành (đạo hạnh) để chuyển hóa TÂM mình thành thuần thiện, thuần tịnh mới là điều quan trọng. Có thể nói “đạo lý là nhân, đạo hạnh là quả”, từ nhân thành quả cần phải có thời gian để trải qua những cám dỗ, thử thách thì mới tu luyện được.
Trên lý thuyết thì học là như vậy nhưng khi qua thực hành thì cần phải có cám dỗ và thử thách thì mới chứng minh đạo hạnh của mình có tiến bộ hay không. Đạo lý là ở nơi TRÍ còn đạo hạnh là ở nơi TÂM. Nếu như có người mắng chửi mình thì nơi trí liền biết Cảm Ơn Người Mắng Ta Vì Họ Giúp Ta Tiêu Nghiệp nhưng nơi tự tâm mình có nổi sân hay không? Phải nhìn lại xem thì mới biết. Khi có người đưa dư tiền cho mình thì trong TRÍ nhớ có học qua là “không nên tham” tuy nhiên nơi TÂM mình thật sự đã hết tham chưa? Cuối cùng thì mình quyết định trả lại người ta hay lấy luôn? Nếu số tiền nhỏ thì dể nhưng số tiền lớn thì sao? Còn phân vân suy nghĩ tức là tánh Ma và tánh Phật đang giao đấu nơi tự tâm. Nếu Tánh Ma (Tham) thắng thì mình sẽ lấy luôn. Nếu Tánh Phật thắng thì mình sẽ trả lại cho người ta. Nếu tâm đã thuần thiện rồi thì không suy nghĩ gì cả, tự động trả lại cho ngưới ta không một chút hối tiếc gì cả. Chính vì thế cho nên trong kinh Pháp Cú Phật nói:”Chiến thắng trăm quân không bằng chiến thắng bản thân mình”. Bản thân mình ở đây ý nói là cái “Tánh Ma” nơi tự tâm tức là tham, sân, si, mạn, nghi…
Khi xem trong Phim Nghịch Duyên thì ở đoạn mà chị Liên Hương gặp Lão Diêm đang chày cá thì nơi tự tâm, chị nghĩ tội nghiệp đàn cá cho nên mua hết để phóng sanh, không hề có suy nghĩ như là sợ uổng tiền, Lão Diêm nói mình có bệnh, Thái Thiên Úy sẽ quở trách…
Nói tóm lại học nhiều thì cũng tốt nhưng cần nên chú ý học phải đi đôi với hành. Có khi học là chuyện khác nhưng khi hành lại là chuyện khác vì “nói dễ làm khó”. Học là để mở mang TRÍ tuệ còn muốn hành cho được thì phải biết chuyển hóa TÂM mình (đổi tâm) thành thuần thiện, thuần tịnh (từ ác thành thiện, từ tà niệm thành chánh niệm…). Khi tâm đã thiện rồi thì suy nghĩ, lời nói hay hành động đều là thiện lành cả. Bí quyết để “đổi tâm” chính là cho dù thân ở bất cứ nơi đâu, gặp bất kỳ hoàn cảnh gì, nơi tự tâm vẫn luôn chấp trì danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Chính vì thế cho nên thiên ngôn vạn ngữ thì đúc kết lại cũng chỉ còn là một câu duy nhất:” Nam Mô A Di Đà Phật”.
Nam Mô A Di Đà Phật
Hoa nở tâm khai mở
Mưa hạ, vạn vật tươi.
Vãng lai trung quốc độ
Hưởng được mưa báu rơi.
Giờ đây con mới hiểu
Phật, Bồ Tát khắp nơi!
Nam mô Tận hư không giới
A Di Đà Phật!
Chào Tịnh Độ
Mình đọc các lời hỏi đáp, đàm đạo của các đạo hữu và rất kính nể những hiểu biết thâm sâu về Phật pháp cùng sự tận tâm chỉ bày của các đạo hữu, nhất là của đạo hữu Viên Trí ( mình đã được đọc rất nhiều ).
Và mình cũng muốn chia sẻ một chút về kinh nghiệm của mình.
Mình không biết nhiều về tử vi, nhưng căn cứ vào một vài điều trong tướng trạng thì mình thấy ( trước đây) mình là người đoản mạng. Vì : tất cả những cái mà người ta cho rằng thọ mạng ngắn thì mình đều có ( tai nhỏ, đường sanh mệnh đã ngắn mà về cuối còn nhạt nhòa, đứt quãng). Cách đây mười mấy năm mình cũng đã từng bị bệnh rất nặng.
Sau này có duyên may gặp Phật pháp, mình niệm Phật, giúp người ( bố thí tài, vật, bố thí pháp, học cách chữa bệnh giúp người,…) và đặc biệt mình phóng sanh tuy không nhiều nhưng đều đặn ( tháng Vu Lan vừa rồi mình không bỏ ngày nào).
Và một ngày gần đây, tình cờ nhìn vào đường sanh mệnh trên bàn tay mình thấy nó kéo thêm một đoạn rất dài và rất rõ nét. Điều này càng làm tăng thêm cho mình lòng tin tưởng mạnh mẽ vào Phật pháp,mình thấy tất cả những điều trong Kinh Phật đều tuyệt đối đúng.
Chúc Tịnh Độ và các đạo hữu sức khỏe và sự tinh tấn trên đường đạo.
(Mình có pháp danh là Nguyên Hân)