Mãi đến ngày hôm nay, pháp môn Thiền vẫn còn rất thịnh hành trên thế giới. Thiền độ hạng người nào? Lục Tổ Đại Sư nói rất rõ ràng trong “Đàn Kinh”: độ người căn bậc thượng thượng. Nói cách khác, người căn bậc thượng trung đều không được độ, bậc thượng trung căn trở xuống không có phần. Pháp môn Tịnh Độ là “phổ độ” [độ rộng khắp], từ căn bậc thượng thượng đến bậc hạ hạ đều được độ, đây chính là điểm khác. Chỉ cần bạn chịu tin, chịu phát nguyện, chịu thực hành thì không ai là không được độ.
Pháp môn này rộng lớn, tận hư không khắp pháp giới tất cả chúng sanh đều là đối tượng độ thoát của pháp môn này, đây chính là “rộng lớn”, không giống các pháp môn khác, chỉ độ một bộ phận chúng sanh. Thiền Tông do Tổ Đạt Ma truyền đến Trung Quốc chỉ phù hợp với người căn bậc thượng thượng, không phải là người căn bậc thượng thượng thì không có phần. Riêng pháp môn Tịnh Độ phổ biến, bình đẳng độ khắp tất cả chúng sanh.
Những bệnh mà hết thảy pháp môn đều trị không được thì câu “A Di Đà Phật” này vẫn có thể đối trị được vì vậy mà pháp môn này hiệu nghiệm, nên còn được lưu giữ ở thế gian một trăm năm. Thân bệnh, tâm bệnh của chúng ta từ đâu đến? Từ nhiễm ô đến, nhiễm ô của tinh thần, nhiễm ô của vật chất. Những bệnh lạ lùng khó hiểu mỗi năm một nhiều, nghiên cứu ra thuốc điều trị cũng không kịp. Thang thuốc Phật pháp này tuyệt vô cùng, trị khắp vạn bệnh mà lại chắc chắn hiệu nghiệm. Nếu bạn không tin thì người chịu thua thiệt là chính bạn, chứ không phải người khác.
Muốn nhanh chóng thành Phật chỉ có pháp môn niệm Phật. Bạn tu học các pháp môn khác không chắc chắn một đời này có thành tựu; duy chỉ có pháp môn này chắc chắn thành tựu vì thế mới là “phương tiện rốt ráo”. “Rốt ráo” chính là pháp môn này chắc chắn được thành Phật; “phương tiện” chính là pháp môn này dễ dàng, bất luận người nào cũng đều có thể tu học theo phương pháp này.
Phật Thích Ca Mâu Ni khuyên Phụ vương tu pháp môn nào trong tám mươi bốn ngàn pháp môn? Khuyên tu pháp môn niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ. Nên biết rằng trong vô lượng pháp môn, pháp môn niệm Phật chắc chắn là thù thắng nhất.
Phật Thích Ca Mâu Ni khuyên Phụ vương, Di mẫu đều là niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Có thể thấy rằng pháp môn này thật sự phương tiện, rốt ráo.
Trích Niệm Phật Thành Phật
Lão pháp sư Tịnh Không giảng
Một vị cư sĩ Diệu Âm biên soạn
Chúng đệ tử Diệu Âm (Sen Vàng) chuyển ngữ
A Di Đà Phật – Xin chào Độ,
Huệ Tịnh cho chim ăn hoàn toàn tuỳ theo duyên mà cho để mục đích gieo duyên cho chúng với câu niệm Phật “bất khả tư nghì” để kiếp sau chúng được cái duyên chủng tử lành ngay hôm đó mà sau này Phật sẽ độ sanh về Cực Lạc. HT có tâm nguyện vãng sanh thì cũng muốn chúng chim được như vậy không có gì đặc biệt chi cả. Nếu HT không tin mong ước đều đó thì nhiều khi có ngày trời mưa HT sẽ không cần bẻ bánh mì cho chúng ăn làm chi.
Hôm tuần vừa rồi, ngày hôm đó mưa thành ra ít thấy mấy con chim đâu cả. Nhưng duy nhất có một con đậu trong cái parking lot không sợ mưa gì cả. HT lái tới vừa bẻ xong mười mấy miếng bánh mì nhỏ rồi mở window xe xuống ném nhẹ ra kế bên chiếc xe hơi rồi đống window lại vì trời mưa. Khi đó con chim nó thấy mấy miến bánh mì rồi nó bay tới ăn một mình tội lắm. Sau đó HT bẻ hết ra bánh mì và ném nhẹ xuống kế xe rồi nhắm mắt ngồi ngủ chút trước khi đi tới tiệm làm vì lúc đó còn sớm 10 phút. Đang nằm ngủ tự nhiên giật mình dậy đúng cở 8 giờ sáng, thì quay đầu nhìn ra cái window thấy cả đám bầy chim (hơn 10 con) đang đứng đợi HT cho thêm bánh mì để ăn. Thấy tội quá nhưng biết sao vì đến lúc phải đi vào làm và cũng hết bánh mì rồi.
Trong xe HT có treo hình Phật Di Đà nhỏ để mỗi lần cho chim ăn xong là hồi hướng công đức khắp pháp giới để đồng nguyện đồng sanh về Cực Lạc. Có lẽ nhờ duyên cho chim ăn vậy mà đã giúp HT tư duy, yên tâm niệm Phật hơn. Xem phiền não vui mừng hờn giận lo lắng trong cuộc đời không quan trọng cho lắm. Ngày nào hết duyên ra đi ngày đó không còn cho chim ăn nữa, theo tâm nguyện mà theo Phật lai nghinh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Muốn nghi ngờ cũng không được.
Độ có hỏi làm sao buông xả vạn duyên lão thật niệm Phật gì đó ở comment khác.
Huệ Tịnh nghĩ tất cả không ngoài chữ “Duyên” Độ ơi. Đừng suy nghĩ vấn đề đó chi mà hễ thấy duyên nào lợi ích cho mọi người mọi chúng sanh thì cứ theo “tự tánh” mà làm đừng so đo tính toán. Lâu ngày Độ sẽ tự hiểu con đường của mình đi rõ ràng thảnh thơi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, Nghe bạn kể mình thấy tội nghiệp mấy con chim đó quá. Mình có thắc mắc là không biết tại sao Huệ Tịnh không mua cho bà xả của HT một chiếc xe để mỗi người một chiếc chạy tiện hơn, khỏi phải đưa đi đón về, nếu lở không chung đường hay khác giờ thì phải chờ đợi nhau?
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Tám,
Cảm ơn ý tốt của bạn nhiều. 🙂
1. Bà xả không thích lái xe.
2. Tài chánh không đủ sức muôn thêm chiếc xe. (Ít nhất $500-750/th tổng cộng hết chi phí).
3. Buổi sáng tiện đường thả đứa bé gái tới cô giữ trẻ gần chỗ bà xả làm. Bà xả tự đón xe bus về buổi chiều.
Kiếp này mang thân người thì khó, kiếp sau mang thân chim thì dễ. Bạn hãy xem biết bao nhiêu tuổi trẻ thế hệ sau này si mê, ghiền những thứ vui như game online, đi nhảy clubbing, suốt ngày lên social media chat, iPhone texting. Còn đàn ông bên nước VN số 1 về nhậu nhẹt. Uống bia uống rượu mất đi trí tuệ thì phải mang thân thú vật đáng thương. Các chim đó không khác gì mọi người cũng do si mê hưởng thụ thú vui nhất thời của ngụ dục mà bị đoạ khổ đau vô cùng bao nhiêu kiếp sau mà không hay biết.
Nam Mô A Di Đà Phật.