Tỉnh Hiệp Tây có ông họ Đậu, có 1 đứa con trai đặt tên là Đậu Phương. Phương rất thông minh, sách vở chỉ liếc mắt qua là thuộc, nhưng đáng tiếc là có tánh kiêu ngạo khác thường, không coi ai vào đâu, lại luôn chống lại phụ thân. Hễ Đậu lão bảo trắng thì Phương bảo đen, bảo đi Đông thì Phương đi Tây. Phương thường gọi phụ thân là lão ngoan cố, cổ hủ không bắt kịp thời đại. Đậu lão đối với đứa con ngỗ nghịch không sao dạy dỗ được chỉ lắc đầu than thở. Một hôm bảo con :
– Đạo hiếu cốt yếu là vâng lời cha mẹ, nay ta bảo gì con cũng không nghe sao gọi là có hiếu?
– Thời đại đã thay đổi, nay bảo con phải nghe lời lão ngoan cố chẳng là đi ngược lại thời đại sao?
Đậu lão chán nản từ đó mặc kệ không nghe, không nói gì nữa, để cho Đậu Phương toàn quyền xử lý. Thân bằng có chuyện thương lượng đều do Đậu Phương quyết định. Do đó mọi người chỉ biết Đậu Phương, chẳng ai thèm để ý gì đến Đậu lão nữa. Đậu Phương có 1 bà chị đã đi lấy chồng, nhưng nhà chồng rất nghèo, về nhà mẹ mong được giúp đỡ. Đậu lão thương con bảo Đậu Phương giúp đỡ.
Đậu Phương đối chị ruột hầu như chẳng có chút tình cảm nào, nhất định không giúp, mặc cho chị đói rách.
Một hôm Đậu Phương theo bạn đến Báo Ân Tự chơi, thấy chùa có quyển “Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh” trong có ghi chuyện Quang Mục cứu mẹ bèn bình luận:
– Chết là hết chuyện làm gì có linh hồn với địa ngục; hơn nữa mẹ Quang Mục lúc sống ăn thịt, cá, không coi trọng Tăng, Ni có tội lớn lao gì mà phải đọa dưới 18 tầng địa ngục, chỉ là nói bậy không à!
Nói rồi xé nát quyển kinh. Lúc đó cảm thấy hơi mệt bèn mượn 1 tăng phòng để ngủ trưa. Khi ngủ thấy đến một tịnh xá, có một đồng tử ra mời vào:
– Bồ Tát mời ông vào.
Khi vào thấy Bồ Tát Địa Tạng, tay cầm gậy giống hệt như tượng trong chùa, dạy rằng:
– Quang Mục cứu mẹ là chuyện thật, được chép trong kinh. Lời Phật là thật không dối. Ngươi xé kinh Phật là tội đại bất kính. Quang Mục cứu mẹ là đại hiếu, còn ngươi không nghe lời phụ thân là đại bất hiếu. Ngươi vừa bất kính vừa bất hiếu há đáng làm người sao ? Nếu không chịu sám hối, sửa đổi e rằng ác báo sẽ khó tránh.
Bồ Tát từ bi khuyên dạy, nhưng Đậu Phương nghiệp ác quá nặng không tỏ lòng sám hối. Ít lâu sau trở nên si khờ, phải có 2 người săn sóc cho ăn uống. No, đói cũng không tự biết, lúc khóc, lúc cười. Một người thông minh lanh lợi, bỗng chốc trở thành si khờ há chẳng là do ác báo sao?
Theo Nhân Quả Dữ Luân Hồi
Trích Những Chuyện Nhân Quả
Dương Đình Hỷ dịch thuật
- Lời bình:
Không tin nhân quả, hủy báng Tam Bảo là nhân của tam ác đạo. Lúc sống làm người si dại, chết sẽ đọa ngục A Tỳ. Xin hãy cảnh tỉnh.
Có một câu chuyện quả báo nhãn tiền tương tự:
BỞI CHÊ NGỌC LỊCH BỊ PHẠT NHÃN TIỀN
Phan ngưỡng Chí là học nho, không tin Ngoc lịch, viết bậy vô mà kiêu ngạo.
Phê tại câu :’ Đâu thấy hồn ma mang gông ‘. Đề ba chữ son rằng :’ Thị chi chỉ ‘. (rất phải lắm). Bởi mực mấy bài từ Nhứt điện tới thất điện.
Tại Ngũ điện lấy son gạt tréo. Trên câu nói :’ Uống rượu lảng phí, ‘ nó đề hai chữ son lởn. ‘ Khả tiếu ‘ (Tức cười quá !).
Chỗ Thập điện nói câu :’ Đàn bà con gái bị học trò gật nên thuận theo thất tiết… ‘ Nó đề II chữ mực : ‘ Phụ nữ tự kỉ tầm tử, dữ nam tử hà thiệp?’ (Tại phụ nữ liều mình, đàn ông có can cớ gì ?’ Chỗ nói đầu thai, nó đề hai chữ son :’ Loạn họa !’ (nói bậy !)
Chỗ Mạnh bà, mấy câu ấy, nó chấm mực vài hàng. Trên bốn chữ ‘ Khổ căn nan đoạn ‘ ( còn đầu thai cõi trần cực khổ ) nó khuyên son trết ! Tới câu :’ Làm hồn ma mang thây nữa,’ nó khuyên son 9 khuyên.
Từ ấy sắp sau, chỗ bôi chỗ gạt tréo, cho tới chỗ câu : ‘ Hào quang chiếu sáng, Quan âm giáng hạ,’ nó vùng phát điên. Nửa đêm nó mở cửa chạy ra phố chợ , hai tay chống đất, bò càng, lật phao tay đổ máu, trầy đầu gối lả giò, bò một hồi làm như bị trói cẳng, mọp đó la lớn rằng: ‘ Bớ con ơi ! ! Mau đem cuốn kinh Ngọc lịch ra đây, đặng đưa cho lối xóm, đem cúng trong chùa Tây Nhạc đại đế ‘.
Con nó về lấy kinh trao cho xóm, trở vô thấy nhà phát hỏa, cóng cẳng chạy ra không kịp nên bị chết thiêu ! Nó nóng họng chạy về chữa lửa, thấy vợ nó là Hoăng thị lõa thể (trần truồng) chạy ra, Ngưỡng Chí mắc cở nói với xóm rằng : ‘ Người đời đừng bắt chước tôi ở độc nhiều năm, nay thấy Ngọc lịch, còn không tin mà chừa lỗi, lại phê ngạo nhiều câu, nên bị trời phạt nhãn tiền độc quá ! ‘ Nói rồi lửa cháy tới, cứng cẳng chạy không đặng, phải bị chết thiêu. Bầy chó nhảy vô kéo thây ra, xé ăn tới xương cốt !
Xóm coi thấy phê trong Ngọc Lịch như vậy, ai cũng rùng mình ! Mới biết tại tội nặng quá, nên trả lẹ lắm ! ! ! Còn vợ nó mắc cở trốn xứ nào bặt tin không biết !
(Trích từ Hồi Dương Nhơn Quả và Ngọc Lịch Minh Kinh – Sưu Tầm)
Chào cư sỹ Thiện Nhân cùng các bạn đồng tu. Mình có 2 câu hỏi cần hỏi các bạn
1. Mình thấy dạo này tâm tính hay nóng nảy và dễ cãi vã trong nội bộ gia đình lắm. Bữa trước mình nhịn để giữ khẩu nghiệp cho tốt nhưng hình như giữ mãi thành giọt nước tràn ly thì phải điều này. Mình rất buồn nhưng dù có nóng nảy đến mấy mình vẫn không quên câu Phật hiệu trong tâm, bên ngoài cãi vã bên trong vẫn niệm Phật chẳng biết tu thế có mất hết kết quả hay không mình thấy như thế này. Mình vẫn niệm Phật được trong mơ gần như đêm nào mình cũng niệm được và ý thức được mình đang tu. Gặp oan gia có lúc mình nhận ra có lúc mình không nhận ra, mình ít chạy theo trần cảnh trong mơ hơn mà hay tự làm chủ được trong mộng. Mình hay khuyên mọi người niệm Phật trong mộng, dạo này hay gặp ác mộng mình bình tĩnh hơn và lớn tiếng niệm Phật khi thấy ma quỷ, có lúc oan gia trá hình làm cha mình và ông mình họ đều đã mất rồi mình có biết được họ là oan gia và nói với họ rằng ” tôi biết bạn không phải là bố tôi, bạn không phải là ông tôi bạn là oan gia trái chủ của tôi”. Mình biết niệm Phật được trong mơ là có khả năng được vãng sanh nhưng cái tâm nóng nảy dạo này nó cứ hiện lên mỗi lần như thế mình đều sám hối tội lỗi như thế mình đã có kết quả nào chưa hả các bạn.
À mình tu một mình, nơi mình ở không ai tu hết mỗi lần tâm sân nổi lên mình buồn lắm, chính vì buồn nên có đêm có người nói với mình rằng tu một mình mà giữ được câu Phật hiệu như vậy là quý lắm rồi. Có giấc mơ này nữa mình gặp 1 thầy tu hành rất đức độ nhưng hình như không khuyên chúng sinh tu Tịnh Độ, mình thấy thầy ấy lâm chung tạm biệt mọi người mình niệm Phật giúp thầy ấy và nói với thầy rằng ” con không biết thầy có tu Tịnh Độ không nhưng con tu pháp môn này nên con mong thầy được vãng sanh và con sẽ tu đến hơi thở cuối cùng con chỉ mong lâm chung được về thế giới của đức Phật không đi nơi nào hết”, thầy thấy mình nói thế thầy chúc mừng mình. Hai giấc mơ này thì mình không biết đó là oan gia trái chủ giả dạng lừa gạt mình hay mình được Bồ Tát động viên bạn có thể giải thích cho mình được không?
2. Câu hỏi thứ 2 là mình hỏi cho con trai mình nay bé chưa được 2 tuổi. Hồi mang thai bé mình chưa tu, nhưng mình rất tin Phật, chửa bé 7 tuần mình bị thủy đậu, đêm đầu tiên mắc bệnh mình cầu xin Phật che chở cho bé mình niệm cho bé suốt đêm và động viên bé. Khi khám thai bác sỹ bảo bé không sao mình nói với bé rằng nhờ Phật độ mà con không dị tật nên lớn lên phải tin Phật. Ngày nào mình cũng khuyên bé tin Phật và làm người tốt, ngày nào mình cũng niệm Phật để mẹ tròn con vuông, thấy ai bị tai nạn hay bị kẻ xấu hại chết là mình niệm Phật cho người đó được siêu thoát và khuyên bé làm điều đó, mình thường xuyên niệm Phật cho cả thai nhi bị mẹ bỏ khi ở trong bụng và cũng khuyên bé làm theo.
Ngày sinh bé ra thân thể mình bất tịnh loã lồ vì bác sỹ để mình trong phòng một mình, gọi mãi bác sỹ không vào mình sợ con ngạt thở vì không biết rặn đẻ nên đã lớn tiếng niệm Phật trong giây phút đó và nói với đức Phật rằng ” con biết bây giờ thân thể con bất tịnh, niệm Phật là mang tội lỗi nhưng con quá thương đứa bé này nên bất chấp thân thể bất tịnh con cứ niệm danh hiệu của người mong người hiểu cho con để mẹ tròn con vuông. Người từ bi tha tội cho con”. Trộm vía đẻ ra bé ngoan, nhanh nhẹn và rất dễ nuôi, bé rất thích niệm Phật bé chỉ nói được A Di À. Nhìn thấy ảnh đức Phật bé thích lắm, và cứ nói A Di À mãi khi thấy ảnh đức Phật, mình vào mạng bật trang web khác thì bé khóc vì muốn mẹ chơi cùng nhưng mở ảnh đức Phật ra bé lại cười mà không phản đối như những trang web khác, xin hỏi cư sỹ Thiện Nhân cùng các bạn đồng tu bé như vậy sau này dễ có duyên với Phật không? Cảm ơn các bạn đã lắng nghe câu hỏi của mình.
A Di Đà Phật
TT xin phép chia sẻ một chút với bạn:
1. Mình muốn kiểm tra công phu tu tập có kết quả hay không thì mình nên đối chiếu đời sống tu tập của mình với những gì Phật dạy trong Kinh Vô Lượng Thọ thì mình sẽ biết được rõ ràng, thí dụ trong Kinh VLT Phật dạy: “Khéo giữ khẩu nghiệp không nói lỗi người”, mình xem mình có làm được chưa? Hay là câu “đoan chánh tâm mình, đoan chánh thân mình, tai mắt mũi miệng đều phải đoan chánh. Thân tâm thanh tịnh cùng thiện tương ưng, đừng theo thị dục, không phạm điều ác, sắc mặt lời nói phải nên nhu hòa, thân hạnh phải chuyên, cử chỉ hành vi an định, từ tốn…” Mình xem mình làm được bao nhiêu phần?
2. Với tất cả Người mà bạn cho là “oan gia” thì bạn phải nên phát tâm từ bi thương họ mà niệm Phật hồi hướng cho họ, chớ nên dùng câu Phật hiệu đuổi họ đi, vì làm như vậy sẽ ko giải quyết được vấn đề, “oan gia nên giải không nên kết”, bạn hãy cố gắng nhé, ko nên phân biệt hay nghi hoặc, Phật Bồ Tát hiện đến mình cũng niệm A Di Đà Phật, khuyên họ niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, hồi hướng công đức niệm Phật cho họ, ông bà cha mẹ hiện đến cũng là như vậy, oan gia trái chủ hiện đến cũng là như vậy. Tâm mình đối với mọi chúng sanh là bình đẳng thương yêu, không phân biệt, ko chấp trước.
3. Bạn nên nghe pháp của HT Tịnh Không nhiều hơn: http://tinhkhongphapngu.net
4. Con của bạn rất có duyên với Phật, hãy thường cố gắng khéo léo động viên bé hướng về Phật pháp bạn nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi Hướng Về Tây Phương,
Thiện Nhân và các Đạo hữu rất vui khi thấy HVTP thăm lại ngôi nhà Tịnh Độ. Qua những gì bạn chia sẻ, Thiện Nhân thấy bạn đã có những bước đi đáng kể trong tu học pháp môn niệm Phật. Đúng như CS Tịnh Thái đã trao đổi cùng bạn: Chúng ta tu hành pháp niệm Phật luôn phải lấy kinh Vô Lượng Thọ làm kim chỉ nam, bởi tất cả những gì tinh hoa nhất, cần thiết và quan trọng nhất, trong bộ kinh này Đức Phật Thích Ca đều đã nói rất cụ thể. Tuy nhiên vì chúng ta đều là người sơ tu, do vậy trong bước đường tu pháp không thể tránh những vướng mắc và những kiến chấp xảy ra. Kết hợp với những chướng duyên luôn xuất hiện trong quá trình tu hành, vì thế nếu chúng ta không tỉnh táo để nhìn nhận, hoặc chúng ta sẽ thoái lui; hoặc sẽ đi sai đường, và đương nhiên chúng ta không đạt được lợi ích thiết thực: Một đời vãng sanh Cực lạc.
Trở lại những điều bạn chia sẻ:
1. Mình thấy dạo này tâm tính hay nóng nảy và dễ cãi vã trong nội bộ gia đình lắm, bữa trước mình nhịn để giữ khẩu nghiệp cho tốt nhưng hình như giữ mãi thành giọt nước tràn ly thì phải điều này làm mình rất buồn nhưng dù có nóng nảy đến mấy mình vẫn không quên câu Phật hiệu trong tâm.
Chuyện trong gia đình vợ chồng cãi vã nhau là chuyện thường tình. Cổ nhân nói: Bát đũa còn có lúc xô, vỡ. Vấn đề cần đặt ra: Cãi vãi, xung đột trong gia đình từ đâu tới? Phần lớn đều xuất phát từ cái Ta nó còn lớn quá. Khi chưa lấy nhau, mọi chuyện đều hoa mĩ, bởi lúc ấy tâm chúng ta cuồng si, nên không nhìn thấy mọi chuyện. Phần vì thời gian gần gũi còn quá ít ỏi, nên hầu như chúng ta lúc ấy chỉ muốn đem cái vui, tốt nhất đến cho nhau… Nhưng khi về chung sống bên nhau, mọi tính cách: tham-sân-si-mạn-chấp trước lúc này có đất để phát triển. Chồng-vợ là cái duyên tiền định. Duyên có lành-dữ. Nếu như bạn và chồng bạn gặp lại kiếp này vì duyên lành, tất những chuyện xung đột chung gia đình sẽ giảm thiểu tối đa. Nhưng chúng ta hầu như gặp lại nhau đều là lành ít, dữ nhiều. Vậy khi nảy ra xung đột chúng ta phải làm gì? Người không (chưa) học Phật pháp, chưa học niệm Phật, thông thường khi có „biến“ ta thường rất dũng mãnh: đem hết cái Ta của mình đổ ập lên kẻ đối diện. Nghĩa là: ông, bà chửi, mắng tôi, hạ nhục… tôi là không ổn đâu nghe. Hai chữ „không ổn“ chính là chấp trước, chính là tính ngã mạn trong chúng ta đang trỗi dậy. Pháp Sư Tịnh Không thường dạy: Chúng ta phải cảm ơn người chửi mắng, nhục mạ, người muốn cướp đoạt tài sản, thậm chí cả tính mạng của ta. Tại sao? Bởi họ đã giúp ta hoàn thành hạnh nguyện Nhẫn Nhục Ba La Mật. Bạn chửi tôi một tiếng=bạn tạo nghiệp. Tôi cũng chửi lại bạn một tiếng, thậm chí nhiều hơn thế=tôi đã tạo vô lượng tội nghiệp. Cứ thế mà suy rộng ra, bạn sẽ thấy câu chửi, mắng đối với mình là thảm hoạ hay là một nhân duyên tốt để mình chứng tỏ: mình đã biết tu, và đang thực tu? Việc người khác chửi mắng, nói xấu, xiên móc mình… bạn hãy coi đó là sự thử thách công phu tu hành của bạn. Những lúc ấy nếu bạn khởi tâm hoan hỉ mà niệm Phật được, tất lời chửi mắng… sẽ không thể làm khó dễ bạn; ngược lại bạn sẽ lâm vào khổ cảnh: Miệng không đối đáp, nhưng tâm lại hừng hực lửa. Khi tâm bạn rơi vào cảnh giới đó, tất bạn đang dồn nén những oán giận trong tâm (thu nhập dữ liệu vào A lại da thất), và ngày qua ngày, khi nhân duyên hội đủ, những oán hận này sẽ cùng lúc bột phát=thật khủng khiếp.
„Giọt nước tràn cốc“ mà bạn nói, chính là sự dồn nén những tức tối, oán hận trong tâm mà bạn đang ngỡ mình vẫn chịu đựng được, vẫn niệm Phật được. Chịu đựng khác với nhẫn nhục. Chịu đựng=dồn nén và chất chứa. Nhẫn nhục=hoan hỉ, buông xả=mọi chuyện như gió thoảng. Hãy quán chiếu lại tâm bạn đang chất chứa hay đang buông xả?
2. bên ngoài cãi vã bên trong vẫn niệm Phật chẳng biết tu thế có mất hết kết quả hay không?
Một trong 10 thiện nghiệp thì Khẩu nghiệp giữ vị trí quan trọng thứ hai. Khẩu nghiệp gồm: Không nói dối; không nói lời lưỡng thiệt; không nói đâm thọc; không nói lời sân hận. Nếu đối cảnh sân giận mà miệng bạn nói lời sân, tất trong tâm chẳng thể niệm Phật. Nếu nói tâm tôi lúc ấy vẫn có thể niệm Phật là tâm ma niệm, chứ không phải tâm Phật niệm=sai đấy bạn ạ. Bởi tâm tịnh cõi Phật tịnh. Vì tâm bạn bất tịnh nên khẩu bạn cũng sanh bất tịnh=mới cãi vã. Chư Tổ nói: Miệng niệm tâm hành. Khi đối cảnh, tiếp vật, (những chuyện buồn, vui, sân, si, mạn, chấp trước…) mà tâm bạn vẫn như như bất động=tâm tịnh. Ngược lại là tâm bất tịnh. Điều này trong hành vi đối cảnh, tiếp vật, bạn phải thường xuyên quán chiếu thì sẽ thấy và mới thấy được. Như vậy kết quả có hay không phụ thuộc vào sự quán chiếu tâm của chính bạn.
3. Mình vẫn niệm Phật được trong mơ gần như đêm nào mình cũng niệm được và ý thức được mình đang tu, gặp oan gia có lúc mình nhận ra có lúc mình không nhận ra, mình ít chạy theo trần cảnh trong mơ hơn mà hay tự làm chủ được trong mộng, mình hay khuyên mọi người niệm Phật trong mộng, dạo này hay gặp ác mộng mình bình tĩnh hơn và lớn tiếng niệm Phật khi thấy ma quỷ, có lúc oan gia trá hình làm cha mình và ông mình họ đều đã mất rồi mình có biết được họ là oan gia và nói với họ rằng ” tôi biết bạn không phải là bố tôi, bạn không phải là ông tôi bạn là oan gia trái chủ của tôi”.
Không tu cũng gặp mộng cảnh, mà tu cũng gặp mộng cảnh. Nhưng có sự khác biệt giữa người tu và người không tu. Người không tu, thường khi đối cảnh, tiếp vật (đặc biệt là những cảnh dữ, không như nguyện…) tâm thường cuống quýt, hoảng loạn, và tìm cách bấu víu vào bất cứ thứ gì, miễn sao thoát ra được mộng cảnh đó. Người tu hành, không làm vậy. Bởi nhờ thường ngày có sự huân tập (niệm Phật), do vậy khi đối cảnh đặc biệt là cảnh dữ, thường sẽ khởi tâm để niệm Phật. Câu Phật hiệu: A Di Đà Phật có vô lượng công đức. Trong kinh A Di Đà Phật đã nói: „nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì, và nghe danh hiệu của Đức Phật, thời những thiện nam tử, thiện nữ nhân đó đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều đặng không thối chuyển nơi đạo vô thượng Chánh đẳng Chánh giác…“. Việc bạn niệm Phật khi gặp mộng cảnh là rất tốt, không phải ai cũng làm được. Tuy nhiên nếu có cơ duyên, bạn ráng khuyên bảo những oán nhân đó hãy vạn duyên buông xuống, nhất tâm niệm Phật để được vãng sanh về Tịnh Độ. Muốn khuyên được họ, dĩ nhiên bản thân mình cũng phải vạn duyên buông xuống thì đối cảnh, mình sẽ làm được. Chư Tổ nói: Tu cao một thước, ma cao một trượng. Khi công phu của bạn có tiến bộ, sẽ luôn có sự thử thách đến với bạn. Những gì bạn gặp chính là những thử thách. Bạn nên vui – vui nhưng không tự mãn, chớ nên lo âu, hoảng sợ. Trái lại giữ tâm ở trạng thái trung đạo: không vui, không buồn. Nhờ đó bạn sẽ dễ dàng vượt ra khỏi những cảnh giới đó.
4. Mình biết niệm Phật được trong mơ là có khả năng được vãng sanh nhưng cái tâm nóng nảy dạo này nó cứ hiện lên mỗi lần như thế mình đều xám hối tội lỗi như thế mình đã có kết quả nào chưa hả các bạn.
Tổ Huệ Năng nói:
Sửa lỗi ắt sanh trí tuệ,
Giữ quấy trong tâm không hiền.
Khi tâm nóng nảy nổi lên=tâm bất tịnh. Biết đó là bất tịnh=khởi tâm niệm Phật, niệm niệm không dứt=tự tánh Phật trở lại bình lặng=sám hối. Chẳng phải tạo nghiệp rồi, lại vội vàng sám hối. Sám hối xong lại tiếp tục tạo nghiệp, rồi lại sám hối. Làm thế là mình tự lừa dối chính mình. Điều này bạn phải thận trọng.
5. À mình tu 1 mình nơi mình ở không ai tu hết mỗi lần tâm sân nổi lên mình buồn lắm, chính vì buồn nên có đêm có người nói với mình rằng tu 1 mình mà giữ được câu Phật hiệu như vậy là quý lắm rồi
Ai tu người đó chứng; Nghiệp ai tạo người đó mang. Bạn đừng mải lo chuyện mọi người không tu rồi sanh nghi hoặc chính mình. Hình ảnh người nào đó mách bảo bạn trong mộng đó chính là Thiện trí thức đang khuyến tấn bạn đó. Hãy vững tin.
6. có giấc mơ này nữa mình gặp 1 thầy tu hành rất đức độ nhưng hình như không khuyên chúng sinh tu Tịnh Độ, mình thấy thầy ấy lâm chung tạm biệt mọi người mình niệm Phật giúp thầy ấy và nói với thầy rằng ” con không biết thầy có tu Tịnh Độ không nhưng con tu pháp môn này nên con mong thầy được vãng sanh và con sẽ tu đến hơi thở cuối cùng con chỉ mong lâm chung được về thế giới của đức Phật không đi nơi nào hết” thầy thấy mình nói thế thầy chúc mừng mình.
Việc bạn có thể hộ niệm cho một chư Tăng trong mộng cho thấy bạn đã có định lực tu hành pháp môn niệm Phật=tâm của bạn đã luôn hướng về Tịnh Độ. Lời chúc mừng của vị Tăng chính là là khuyến tấn bạn. Chẳng nên quá vui hay lo âu làm gì.
7. Câu hỏi thứ 2 là mình hỏi cho con trai mình nay bé chưa được 2 tuổi…
Thiện Nhân chúc mừng và chia vui cùng bạn đã có có một bé trai như nguyện. Theo như bạn nói, Thiện Nhân thấy cháu rất có duyên với Phật A Di Đà. Bạn đừng đánh mất cái duyên tốt lành này nhé. Mọi chuyện cứ tuỳ duyên mà làm bạn ạ. Phật pháp phải tuỳ duyên. Cháu còn nhỏ, hãy dùng những giáo pháp phù hợp với tâm thức của cháu để khuyên dạy, chắc chắn khi lớn lên cháu sẽ thông minh, trí tuệ và có chân đạo. Chúng ta cho con cái ăn gì, tất chúng sẽ lớn lên bằng những thứ đó. Nếu trong gia đình thường xảy ra xung đột, cãi vã, phụ huynh thường mắng nhiếc lẫn nhau; giải trí, xem nghe… bằng những trò bạo lực, oán thù… tất sự lớn lên của đứa trẻ cũng từ những ngón trò đó.
Tổ Huệ Năng dạy:
Mỗi ngày thường hành lợi ích
Thành đạo không do thí tiền
Nghe nói y đây tu hành
Cực Lạc ở ngay trước mắt
Thường hành lợi ích là gì? Chính là nhất tâm, chuyên tâm niệm Phật. Khi tâm bạn luôn niệm Phật, những từ lực trong bạn sẽ lan toả sang những người thân đang sống xung quanh bạn. Tự độ, độ tha chính là như thế.
Chúc bạn cùng gia đình luôn thường sống trong tỉnh giác và an lạc.
Thiện Nhân
Cảm ơn Tịnh Thái và Thiện Nhân nhiều lắm, trang web này như là một cõi Tịnh Độ nhỏ đối với mình vậy.
Tu tập được như đạo hữu HVTP thì tốt quá, TM cũng phải học hỏi, mỗi lần chia sẻ các bạn TM học đc rất nhiều điều hay. Chúng ta là phàm phu tránh đc sao sân giận, có cái mình phải sửa dần thôi, trước thì ngày bực bội 1 lần giờ 1 tuần 1 lần …. cũng là tiến tu rồi; TM bây giờ đc mọi người thường gọi là đần, dễ tính … ai nói gì cũng tin … mà TM cũng đần thật, mọi người tranh ta kệ họ có khi cho luôn cái của mình, TM cho bạn bè vay nợ không giả thì thôi chẳng bao giờ TM đòi … mình sân chẳng qua mọi ng không theo ý mình thôi, cái ngã của mình nó nổi lên mà nó là tâm ma đâu phải cái tâm tánh của mình, mình là người niệm Phật thì mình là người đần độn ngu si thiện ác kệ thiện hạ, TM ngu si nên TM chẳng biết phải thế nào cả.
TM chỉ mong mình càng ngày càng ngu đần kệ mọi người thông minh giỏi giang, đường ai nấy đi.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Mình nghiệp còn nặng lắm đã có gì là tu tốt đâu, hàng ngày mình còn tạo ra nhiều ác nghiệp lắm chỉ hy vọng cầu A Di Đà Phật giúp mình được vãng sanh thôi bạn khen làm mình thấy hổ thẹn lắm.
A Di Đà Phật
xin chào các bạn đồng tu: Mình có vài câu hỏi muốn hỏi:
Mình rất tin Phật pháp nhưng trong gia đình nhà chồng mình thì không tin và còn đặt nhưng tấm ảnh ko phải của Phật lên bát hương thờ Phật. Dù cho mình đã khuyên và mình nhiều lần hạ những bức ảnh đó xuống nhưng đâu lại vào đó. Mình ko biết phải làm thế nào? Mình chỉ biết niệm câu A Di Đà Phật và mang Kinh vào phòng mỗi khi rảnh rỗi ngồi đọc, ko biết như vậy thì gia đình mình sẽ gặp hậu quả gì;vì mình là con dâu cho nên cũng ko nói được. Nhưng mình rất tin Phật và thường niệm danh hiệu A Di Đà Phật.
Xin chào Tịnh ngọc!
Theo Tâm Hoa nghĩ việc bạn cần nên làm bây giờ phải dùng cách mưa dầm thấm lâu.Bạn cứ chân thật Niệm Phật.Nếu bạn tu theo pháp môn Tịnh độ thì hàng ngày tụng kinh Vô lương thọ,phát tâm phóng sanh,ăn chay nếu ăn chay trường được thì càng tốt.Lấy tất cả công đức ấy hồi hướng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình sẽ có kết quả.Tìm những thời điểm thích hợp mở đĩa giảng của Thầy Thích Giác Nhàn cho mọi người xem sẽ có kết quả.
A Di Đà Phật!
nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật
Kính bạch thầy, xin thầy cho con hỏi:” nếu một người rất tin vào nhân quả nhưng gia đình họ lại không tin thì nên làm gì cho gia đình tin ạ? “
A Di Đà Phật
Gửi bạn Hải Lý,
Phật nói: Chúng sanh vô minh cang cường. Nhân-Quả vốn rất công minh. Quả ai người đó gánh. Nghiệp ai người đó mang. Bạn có lo cũng không thể gánh, hay mang giúp họ được.
Nói họ không tin Nhân-Quả cũng không hoàn toàn chính xác, mà có lẽ nhất thời họ còn đang mê đắm trong chuyện công danh, lợi, dưỡng nên họ chưa nhận ra đó thôi. Trong nhà Phật gọi đó là sự nhất thời vô minh. Sự vô minh kéo dài hay ngắn vốn phụ thuộc vào những nghiệp thiện-ác nhiều hay ít mà họ tạo tác từ vô thỉ kiếp tới nay. Điều bạn nên làm và có thể làm là chớ vội tìm mọi cách để chuyển họ, trái lại hãy âm thầm tự hoàn thiện chính mình đã. Nói trực diện thì bạn phải là người thực tu. Khi bạn thực tu thì những gì bạn đang âm thầm làm giống như hạt nước cam lồ dần lan toả sang những người xung quanh và giúp họ dần dần tỉnh giác để bước ra khỏi cơn mê.
Đó là biểu pháp tối ích nhất mà bạn phải làm thật thành thục. Ngược lại sự lo lắng của bạn chỉ là vô ích. Chúc bạn tỉnh giác và tinh tấn.
A Di Đà Phật
Thiện Nhân
Gửi Tâm Hoa!
Như Hoa nói với Tịnh Ngọc là niệm phật và hồi hướng công đức niệm phật đó đến với tất cả thành viên trong gia đình, thì hồi hướng ấy phải đọc làm sau nguyên câu văn hồi hướng đó, xin chỉ dẫn dùm tôi với vì tôi ngu muội nên cũng không hiểu nhiều. Đa tạ Tâm Hoa.
Mến chào Huỳnh!
Có thể đợi Tâm Hoa đánh lại bằng máy tính bài hồi hướng này rồi gởi cho bạn nhé.
A Di Đà Phật!
Cám ơn Tâm Hoa nhiều nha! A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, cám ơn cư sĩ TLPT đã cho con hiểu được nhiều điều. Mong được nhiều lời hay hơn nữa.
A Di Đà Phật.
CẢ NHÀ ĐƯỢC SANH VỀ CÕI TRỜI ĐÂU SUẤT NHỜ KÍNH THỜ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT
Vào triều nhà Đường, có một thiếu phụ họ Tổ, là vợ của quan Thứ Sử ở Phủ Châu, đã có lòng quy kính đức Địa Tạng đại sĩ rất chí thành, dầu mọi việc phiền phức cách mấy thì cũng không xao lãng tâm niệm.
Cha mẹ của nàng lại khác, có tính khinh Tăng, báng Phật, cho rằng đám tăng ni hủ bại, truyền nhiễm sự mê tín cho dân, ngăn cản con đường tiến hóa của nhân loại.
Nàng thấy vậy cũng buồn, song không biết làm sao mà giải phá tấm lòng cố chấp của cha mẹ được, nên đánh tiếng làm thinh, để cho cha mẹ được vui lòng trong khi tuổi già sức yếu. Nàng bớt ăn nhín mặc mỗi ngày một ít, cất để được một số tiền khá nhiều rồi mướn tay thợ thật khéo, đúc một pho tượng Địa Tạng, bề cao ba thước, rồi thiếp vàng để lễ bái cúng dường, cho cha mẹ về sau được phần phước lạc.
Một khi nọ, vì có việc, nên cha nàng phải đi xa, để một mình mẹ của nàng ở nhà mà cai quản gia vụ. Đám bất lương ở xóm đó dọ biết trong gia đình ấy không có đàn ông, nên đêm nọ chúng đến rình nhà, toan trộm lấy áo quần đồ đạc, song khi dòm vô lỗ vách, chúng kinh ngạc thấy đức Địa Tạng ngồi nghiễm nhiên trên bàn, hào quang chói sáng như ban ngày, làm cho bọn ăn trộm đều hoảng kinh chạy về, không kịp vào lấy vật chi cả.
Qua ngày sau, chúng giả dạng đi chơi, ghé nhà bà ấy hỏi thăm các việc, thì thấy bà ngồi trên ván, vui vẻ nói cười, thì lấy làm lạ và ân hận trong lòng, bèn đem bao nhiêu sự tội ác của mình với chuyện thấy Phật hiện hình, mà thuật lại cho bà nghe và xin chịu tội.
Bà ngồi suy nghĩ một hồi lâu, cũng không hiểu nguyên nhân vì đâu có điều kì dị dường ấy, rồi bất giác nỗi sự ghê sợ rùng mình, thầm lo ăn năn các việc hồi trước và nói với bọn ăn trộm rằng:
– Các ngươi thấy tôi già yếu ở nhà có một mình, muốn thừa dịp trời tối, vào nhà lấy đồ của tôi cho dễ, song phần tôi chưa mất của, nên Phật không cho. Vậy thì các ngươi có lòng quấy, chớ không tội trạng gì, và cũng chưa làm thiệt hại cho tôi, nên tôi có thể không câu chấp.
Bọn ấy nghe bà nói vậy cũng ngỏ lời cám ơn, rồi từ giã ra về, không dám đi ăn trộm nữa. Việc đó xảy ra chưa được bao lâu, kế có việc khác nữa.
Cha của nàng ấy đương lúc thân hành qua Phủ Châu thì gặp kẻ thù đón đường mà chém. Ông lính quýnh không biết đường nào lánh nạn, bỗng thấy một vị sa môn mặc đồ vàng xuất hiện và can thiệp, vị ấy bị chém ba phát vào đầu, rồi ngã nằm dãy dụa trên máu. Bọn hung thủ thấy có người chết nên mạnh ai nấy co giò chạy trốn hết.
Ông thấy sự lạ lùng nên cố nhớ trong lòng, khi trở về nhà bèn tường thuật cho con gái nghe việc mình bị chúng đón đường chém và làm sao thoát chết, sau đó bảo con dẫn mình đến trước pho tượng đức Địa Tạng bằng vàng, đặng lạy tạ ơn lành, sám hối bao nhiêu tội phước.
Khi đến gần ông thấy trên đầu tượng ấy có ba vết thương dường như có máu chảy, nên trong lòng ông phát tin Phật thâm thiết. Nàng họ Tô thấy vậy biết rằng nhờ đức Địa Tạng chịu thế cha mấy dao cho cha, nên trong tâm trí nàng khoan khoái vô cùng, vì tin Phật có oai linh màu nhiệm và nỗi mừng cha khỏi bị sự tai ngay, khiến cho một gia quyến có thể quay đầu về Phật Pháp và được nhờ phần siêu thoát về sau.
Qua ngày khác, nàng bèn sai gia nhân đi rước mẹ về nhà rồi cả ba đều phát nguyện trước tượng Phật Địa Tạng mà giữ giới tại gia, sớm tối lo cúng dường lễ bái luôn luôn, không dám lười biếng.
Đến năm nọ, thì thân phụ của nàng được bảy mươi chín tuổi mà cũng quên sự mệt mỏi, cứ chuyên tâm niệm Phật tụng kinh, rồi một ngày kia tự nhiên không bệnh gì cả mà tạ thế.
Lo chôn cất thân xác của cha rồi, nàng còn lo niệm hồng danh của đức Địa Tạng mà cầu cho vong linh của cha rồi, nàng còn lo niệm hồng danh của đức Địa Tạng mà cầu cho vong linh của cha được tiêu diêu nơi Thiên Quốc.
Đúng ba mươi lăm ngày, thì nàng chiêm bao thấy thân phụ ngao du nơi cõi hư không, toàn thân đều có hào quang ánh sáng, nàng bèn sanh lòng hy hữu, cúi đầu đãnh lễ hỏi rằng:
_ Thân phụ sanh về cõi nào?
Ông đáp rằng:
_ Nhờ từ bi oai lực của đức Địa Tạng bồ tát gia bị, nên cha đã sanh lên cõi Trời thứ tư mà phụng sự đức Di Lặc. Những người sanh về cõi đó, phần nhiều được nhờ sức dẫn đạo của đức Địa Tạng Bồ Tát cả, và mười ba năm sau, mẹ của con cũng được sanh về đó nữa. Còn con thì hai mươi lăm năm, chồng con lối hai mươi tám năm nửa, nhơn duyên kết thúc rồi cũng sẽ được vãng sanh về cõi Trời thứ tư mà đồng sự đức Di Lặc như cha vậy.
Ông nói dứt lời thì ẩn thân, nàng giật mình thức dậy, nhưng vẫn giữ kín việc ấy trong lòng, chưa đem ra mà tỏ thuật cho ai nghe, chỉ để trong bụng mà xem điềm chiêm bao ấy có đúng hay không, rồi sẽ tuyên bố cho nhiều người biết cũng chẳng muộn màng.
Quả y như điềm mộng, cách mười ba năm sau, thân mẫu của nàng vẫn không có bịnh mà ly trần, nên nàng tường thuật cho chồng nàng cùng bao nhiêu người ở xóm nghe, ai ai cũng sanh lòng tin thiệt cả.
Mãi đến hai mươi lăm năm thì nàng ly trần, và hai mươi tám năm thì chồng của nàng cũng viên tịch. Công chúng trong châu ấy thấy vậy thì đều đem lòng tin Phật bội phần, đua nhau vẽ tượng đức Địa Tạng mà phụng thờ và trì niệm hồng danh của ngài cũng được nhiều sự cảm ứng.
Những mẩu chuyện linh ứng Địa Tạng Vương Bồ Tát
TỤNG KINH ĐỊA TẠNG CỨU ĐỘ VONG NHÂN
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Tôi là người thường trì tụng kinh Địa Tạng vào thời gian rảnh trong ngày. Những năm đầu khi tôi mới bắt đầu tụng kinh, vào một buổi tối nọ, cũng như mỗi ngày, tôi đang chăm chú vào kinh, thì bỗng giật mình khi nghe thấy tiếng ‘leng keng’ rất lớn. Lắng tai nghe kĩ thì rõ ràng là tiếng xiềng xích khua nhau.
Vì tôi biết, lực tu mình còn non kém, nên lúc nào cũng tự nhủ mình phải tỉnh thức, trước những cảnh giới xảy ra chung quanh.Tôi mặc kệ, vẫn chăm chú vào bài kinh còn dang dở. Nhưng âm thanh ‘leng keng’ vẫn tiếp tục vang lên bên tai, lần này lại có tiếng như móng tay cào xuống đất.
Lúc này, tôi cảm thấy giận mình vô cùng, vì không chịu tập trung trì kinh, lại phóng tâm nghe ngóng lan man làm cho bản thân không yên được.Để tịnh tâm, tôi liền nhắm mắt, hít thở thật sâu, khoảng một lúc sau, tôi nghe tiếng la rất lớn: “Cứu tôi, hãy cứu tôi..”
Tôi tò mò nhìn xung quanh thì kinh hãi. Tôi thấy hai người mà dân gian thường gọi là “đầu trâu, mặt ngựa” rất cao lớn. Thật sự họ to lớn đến phát khiếp , trong vũ trụ quả thật có những người khác lạ so với chúng ta. Họ đều khoác bên ngoài một chiếc áo giáp cứng dạng như sắt, da sần sùi nhưng chắc nịch, chân mang giày da thú, tướng đi hơi khòm vì mang hình dạng nửa người nửa thú, mỗi người họ đều đang cầm một sợi dây xích dài quết đất. Thì ra tiếng leng keng phát ra từ đây.
Hai vị ấy đang kéo lê chân một phụ nữ, cô ta quá nhỏ bé so với hai vị ngục tốt, cả thân hình cô ta chắc chỉ cao tới đầu gối của họ. Người phụ nữ mặc chiếc áo màu trắng, máu chảy rất nhiều, mái tóc ướt đẫm mồ hôi, vì bị ‘đầu trâu, mặt ngựa’ kéo hai chân nằm sấp, nên cô ấy cố hết sức ghì 10 ngón tay xuống nền đất, phát ra âm thanh ghê rợn. Thật ra, cô ta không hiểu mình đang bị đưa vào nơi địa ngục, mà chỉ là quá sợ hãi hai vị to lớn, mang thân hình người nhưng mặt thú kia.
Dường như biết được rằng tôi đang nhìn về phía ấy, cô ta càng gào thét to hơn: ” Cứu tôi, cứu tôi đi…, làm ơn cứu tôi…”
Vốn chỉ là một cư sĩ tu hành non nớt, tôi chỉ trố mắt nhìn mà không biết phải làm gì. Tôi sợ, thật sự sợ một ngày nào đó cũng sẽ bị kéo lê như cô ta, làm sao đây, tôi phải làm sao đây?
Trong lúc đang hoang mang, chợt hai vị kia ngoảnh đầu lại.
— Phật ơi! Con chỉ muốn xỉu cho khỏi thấy cảnh này. Hai vị ấy nhe răng, nhìn là rụng rời chân tay, thú thật lúc ấy sợ quá, nên nghĩ tôi nghĩ là nếu mà bị cắn một cái chắc cơ thể đứt làm đôi. Vì không biết phải làm sao, tôi cứ ngồi như trời trồng, cứ nhìn cô ta bị kéo lê ngày một xa dần… Khi ấy, bỗng dưng cô ta la rất to: “Hãy niệm Phật đi, niệm Phật cho tôi đi”
Như quán tính, tôi liền nhanh nhảu niệm Phật: “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát…”
Tôi niệm liên tục, chân vẫn xếp bằng ngay ngắn. Hai tay chấp trước ngực. Lúc này, toàn bộ thân tâm tôi một lòng chỉ muốn cứu vớt cô ấy.
Các bạn xin hãy thường niệm Phật, xin hãy niệm bất cứ khi nào, bấc cứ ở đâu, nhằm huân tập thói quen đi vào tiềm thức, vì nếu không thường niệm Phật từ trước, những lúc nguy cấp này, không thể cất lên câu niệm Phật được . Tôi niệm được vài câu, một chuyện rất kì lạ xảy ra, hai vị ‘đầu trâu mặt ngựa’ bỗng đứng lại. Có vẻ họ ngạc nhiên, vì sao giữa lúc cùng quẫn này cô gái ấy vẫn biết nhờ tôi niệm Phật.
Tôi nghe một tiếng “uỵch”, họ thả hai chân cô ta xuống và không kéo nữa. Bỗng nhiên, tất cả lại chìm vào hư không. Tôi vẫn ngồi đó nhưng tuyệt nhiên rất tĩnh mịch.
Như thoát khỏi cơn mê, tôi lật đật tiếp tục bài kinh đang dang dở. Lần này, ngoài sám hối với các oan gia trái chủ ra, tôi còn hồi hướng và tự nhủ lòng phải làm chút việc lành mong sao cô ấy thoát khỏi địa ngục.
Bình thường, mỗi lần trì kinh tôi chỉ tốn khoảng nửa tiếng (hết một phần ba quyển kinh Địa Tạng). Nhưng riêng hôm ấy, từ lúc khai kinh, thấy sự việc đó rồi tiếp tục tụng bài kinh thì mất hết 3 tiếng. Có lẽ, quá trình tôi quan sát thấy những gì vừa kể chắc cũng khoảng 2 tiếng.
Bình thường, tôi cũng làm biếng trì kinh lắm. Nhưng sau khi nhìn thấy cảnh tượng kia thì ngày ngày rất siêng năng tụng trì. Thật ra, tôi muốn mau cứu cô gái kia hơn là sám hối cho bản thân tôi, vì nghĩ rằng nếu không tinh tấn, không chí thành cứu vớt thì cô ta mãi mãi đoạ địa ngục, cơ hội trở lại thân người rất khó.
Cứ vậy, nên tôi luôn tranh thủ thời gian rảnh trong ngày để tụng kinh Địa Tạng, có ngày tụng ba lần hết một cuốn. Nghĩ lại thật hổ thẹn vì bấy giờ kém cỏi, không tinh tấn gì cả.
Ngày qua ngày, tôi đều đặn hồi hướng công đức cho cô ấy. Lòng thầm mong cô ta dẫu sa địa ngục nhưng vẫn có ngày được trở ra để chuộc tội. Tôi không bao giờ dám nghĩ là tôi sẽ đủ duyên để gặp cô gái ấy nữa.
Khoảng nửa năm sau, trong một đêm, sau khi tụng kinh xong, tự dưng tôi thấy buồn ngủ. Vì cho rằng ban ngày đi làm, đêm về lại dụng công nên cơ thể mệt mỏi, tôi liền lên giường ngủ. Trong lúc mơ mơ màng màng, tôi thấy một người phụ nữ mặc một chiếc áo đầm phủ kín người màu xanh pha trắng, người này như đang mỉm cười với tôi. Ồ, đó chính là người phụ nữ hôm trước tôi thấy bị ‘ đầu trâu – mặt ngựa’ kéo lôi đi, nhưng giờ cô ta nhìn rất bình an chứ không sợ hãi như hôm trước.
Tôi cố gắng nhướng mắt, gượng dậy nhưng không thể. Khoảng cách cô ấy đứng cách tôi rất gần, và không hiểu sao khi nhìn cô ta, lòng tôi dâng lên một niềm yêu thương, một sự gần gũi không thể nào tả xiết.
Cô ấy nhìn tôi cười hiền từ, đầu khẽ gật nhẹ như muốn gửi lời cảm ơn. Rồi hình ảnh ấy dần tan biến vào hư không.
Tôi không nói chắc các bạn cũng đoán ra được rằng, cô gái kia đã được thoát khỏi cửa địa ngục, có đúng không vậy thưa các bậc thiện tri thức?
Tôi cũng vậy, lúc đó tôi thấy rất vui, ít ra cũng cứu được một chúng sinh thoát khỏi địa ngục. Sau này suy ngẫm thêm, tôi hiểu được một điều rằng. Nếu không lo tu tập siêng năng, thì chính tôi cũng sẽ bị kéo đi như thế chứ chẳng phải ngoại lệ.
Vì lòng quý kính đức Địa Tạng Vương Bồ tát của tôi với Ngài rất sâu, nên bản thân tự có cảm ứng tốt. Rất mong tất cả quý bạn, hãy cùng tôi cố gắng sửa đổi thân tâm. Làm lành lánh ác.
Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát độ sanh, độ tử cho chúng ta hằng ngày. Chỉ cần một sát na khởi niệm nghĩ tưởng, quy kính Ngài thì cho dù khó khăn muôn vạn, lửa địa ngục đốt cháy thân, Ngài cũng sẽ trợ duyên để giúp chúng ta tìm về bến giác. Một lần nữa con xin được niệm, “Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng vương Bồ tát !!!”.
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô A Di Đà Phật
Hãy phát tâm tụng kinh Địa Tạng Bổn Nguyện để hồi hướng công Đức cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ được siêu sanh Tịnh Độ.
(Tác giả Thùy Hương)