Ngày 4 tháng 4 năm 2014 Đại Đức Thích Giác Nhàn cùng toàn thể quý Tăng Ni, Phật Tử tại Tịnh Thất Quan Âm, Lâm Đồng đã lên đường viếng thăm HT Tịnh Không. Khi Đại Đức Thích Giác Nhàn đáp máy bay xuống HongKong thì đã được quý Phật Tử Việt Kiều nơi đây rất nhiệt tình tiếp đón niềm nở. Sau đó Phái Đoàn đã được mời đến tham dự Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm trong một hội trường rất lớn, trang nghiêm thanh tịnh với hơn 10000 Phật Tử gần xa nô nức tham dự.
Có lẽ chuyến viếng thăm HT Tịnh Không của Đại Đức Thích Giác Nhàn còn là một biểu pháp, Ngài đã đại diện cho chúng ta (hàng Phật Tử Việt Nam khắp nơi trên toàn thế giới) để đảnh lể và cúng dường HT Tịnh Không. Tuy không nói nên lời nhưng chắc hẳn trong lòng mọi người đều đã nhìn nhận HT Tịnh Không chính là Tổ Thứ 14 của Tịnh Độ Tông.
CẢM NHẬN LỜI KHAI THỊ CỦA HT TỊNH KHÔNG CHO ĐỒNG TU VIỆT NAM 04/2014
Kính chào các Liên hữu đồng tu. Vừa rồi DALH được cơ duyên nghe đĩa Phóng sự “HT Thích Thiện Huệ cùng Đại đức Thích Giác Nhàn đảnh lễ HT Tịnh Không” và tham dự Pháp hội Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm tổ chức tại HongKong vào tháng 4/2014 rất xúc động, không cầm được nước mắt. Dưới đây là vài cảm nhận chia sẻ cùng các liên hữu, mong các liên hữu cũng có duyên xem và cảm nhận cho mình.
– Ấn tượng nhất là câu trả lời của HT Tịnh Không khi Đại Đức Thích Giác Nhàn thỉnh Ngài khai thị cho các đồng tu tại VN. HT dạy:
“Phải nên nghe kinh, niệm Phật thật nhiều để hóa giải tai nạn. Tất cả đều phải nỗ lực”.
|
Câu này mới nghe qua tưởng chừng đơn giản, nhưng hình như chứa sâu xa một vấn đề gì đó. DALH nghe câu này giật mình “Không lẽ HT nhìn thấy một VN sắp có tai nạn gì chăng? Tại sao Ngài chỉ cảnh tỉnh có bao nhiêu đó?”. Hiện giờ tình trạng VN đang như thế nào thì ai nấy đều đã thấy, nguy cơ chiến tranh rất dễ bùng nổ. Quả thật dường như HT nhìn thấy và khuyên chúng ta nên niệm Phật nhiều hơn là vậy. Cần phải nỗ lực thôi.
– Ấn tượng thứ 2 là thấy được Pháp hội Tam Thời Hệ Niệm do Tịnh Tông Học Hội Hongkong tổ chức 4 ngày quá quy mô, trang trí rất đẹp và hài hòa. Cả một hội trường trên 10.000 người, tất cả đều theo quy củ và không khí thật là tốt, trang nghiêm, thanh tịnh. Phải nói phước báo của các vị đồng tu ở Hongkong thật lớn. Các vong linh nhận được rất nhiều lợi ích nhờ từ trường quá tốt này.
– Ấn tượng tiếp theo là HT Thích Thiện Huệ đã 92 tuổi mà còn cảm động rưng rưng nước mắt xưng “con” với HT Tịnh Không và xin quỳ xuống lạy Ngài 3 lạy thành kính tri ân Người đã truyền lại giáo Pháp của Như Lai, đem lại quá nhiều lợi ích cho chúng sanh đời mạt pháp này.
– Cuối cùng là HT Tịnh Không nắm tay HT Thích Thiện Huệ tiễn đoàn xuống núi quay trở về trong bầu không khí xúc động, các Sư cô và Phật tử đều rơi lệ vì cơ duyên hi hữu bao giờ mới có thể gặp lại được Ngài?
Diệu Âm Lệ Hiếu
Cảm ơn Diệu Âm Lệ Hiếu đã đăng tải tin tức về chuyến viếng thăm Đại lão pháp sư Tịnh Không của thầy Thích Giác Nhàn, HT Thích Thiện Huệ và đoàn Phật tử VN tại Hồng Kông.
Đặc biệt là video ghi lại toàn bộ quá trình gặp gỡ rất hy hữu và vô cùng cảm động của tất cả mọi người.
Hy vọng biểu pháp này sẽ lưu truyền, lan toả sự hoan hỉ, thù thắng…đến các cư sỹ, phật tử, qúi bạn đọc trang ĐVCT.
A-Di-Đà-Phật
Thiện Minh
Cảm ơn Diệu Âm Lệ Hiếu đã đăng video này. Thật đúng là nhân duyên thù thắng và hy hữu.
Coi đoạn Hòa Thượng Tịnh Không nắm tay Hòa Thượng Thiện Hụê tiễn cả đoàn ra xe và Ngài còn đứng chắp tay khi xe đã đi xa làm con không cầm được nước mắt xúc động.
Xin cảm ơn tất cả mọi người. A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật…
Xin chào Viên Trí: cho Độ gởi tâm sự đến VT:
Hai tuần sau chỗ làm nail gọi Độ đi làm lại? Thật ra mình ko thích đi làm nail nữa? Vì mình cũng (biết đủ) có dành dụm tiền đủ khi đau ốm để xài cho đến VSTPCL, vợ cho mình ở nhà trông sóc 2 con (7T, 2tháng T).
Chỗ làm nail bà con xa với vợ Độ, bây giờ kêu đi làm lại mình ko đi làm lại, bảo đảm 2 vợ chồng mình sẽ có xung đột? Vợ ưa hứa (nói) nhưng ít khi giữa lời hứa, chưa biết đủ? Nghĩ ở nhà hơn 3 tháng đã trao đổi ý kiến trên duongvecoitinh gặp VT, TLPT, TT … Các bạn đã giúp Độ rất nhiều về đường đời, đạo . Xin cảm ơn các bạn.
Độ đã niệm Phật, NVSTPCL 10 năm rồi như: vẫn sợ mất mát, sợ chết…3 tháng này mình ngộ ko còn sợ chết nữa rồi. Vì “sống niệm Phật tích lũy công đức, khi chết thì VSTPCL”. Đã tu tịnh độ 10 năm rồi, bây giờ mới thức tỉnh, chết (thân) mình đã ko sợ? Chi vì các vật ngoài thân mà phải sợ mất mác phải ko VT?
Giải thích nghề Nail cho VT, góp ý cho mình:
Độ làm nghề Nail phải đương đầu với : sát, đạo, dâm , vọng…?
– Sát “sau khi làm chân xong (pedicure) mình phải rửa bồn nước bằng thuốc sát trùng diệt vi khuẩn, dụng cụ (kèm, cắt..) cũng đem đi tiệt trùng.?”
– Đạo “làm cho lẹ để giành giật người kế tiếp”, làm sau họ ko vui (sân)?
– Dâm “làm khách 99/100 là đàn bà, sao mà mắt, tâm kềm ý niệm tà dâm được?”
– Vọng ” khách làm nail ra, có xấu, đẹp. Xấu cũng chìu khách nói đẹp. Già, trẻ thì cũng đều nói sao cô trẻ quá. Để cho khách vui được típ nhiều (tham)…??? Độ hiểu một chút đạo thấy sai mà còn làm (si)???
Viên Trí tối nay làm ơn hồi âm cho Độ, chân thành cảm ơn…
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật – Chào Tịnh Độ,
Nghề Nail sao lại tệ hại đến thế hở bạn? Nếu bất đắc dĩ thì mình cũng có cách xoay sở mà. Khi gặp khách thì mình chào, hỏi thăm sức khỏe, với ánh mắt nụ cười là đủ xã giao rồi, hà tất phải vọng ngữ chi? Họ cho tip nhiều hay ít (hoặc không cho) là tùy họ, mình cũng chớ bận tâm làm gì. Khi làm thì cứ bình thường mà làm đâu cần gấp gáp để dành khách làm chi, có thì làm, không có thì thôi. Mình không phải làm để kiếm tiền mà làm để “trả nợ đời” nên đâu cần phải hấp tấp vội vã, tranh giành làm gì, nếu tới phần mình thì làm, còn ai dành thì mình nhường, sao lại gọi là trộm đạo được chứ?
Dâm hay không dâm là do nơi tâm mình phát sanh, hôm trước bạn Tô Hùng Cường có kể chuyện cô lái đò, bạn quên rồi sao? Khi gặp đàn bà thì người quá lớn mình xem là mẹ mình, nhỏ hơn thì là chị mình, nhỏ nữa thì là em gái mình hoặc con gái mình, cứ quán như vậy lại kèm thêm niệm Phật trong tâm thì sẽ không khởi ý niệm tà dâm đâu. Việc sát trùng đồ nghề là khi đi học, đi thi lấy bằng kìa, còn khi đi làm, ít ai để ý, mình rửa nước lạnh hoặc xà bông không cũng được mà.
Tuy nhiên nếu cảm thấy không thích hợp để làm Nail thì cứ ở nhà giữ con, làm công việc nhà, chợ búa, cơm nước, quét dọn nhà cửa… để vợ đi làm. Nếu vợ không chịu cho bạn ở nhà thì chắc là phải đi tìm việc khác để làm rồi. Làm nghề gì miễn sao lương thiện là được, không cần chức vụ cao hay lương cao, chỉ cần làm để “trả nghiệp” (trả nợ đời) mà thôi, bên cạnh đó cũng là cơ hội để gặp qua thử thách, cám dỗ nhằm trắc nghiệm lại đạo hạnh của mình.
Nói chung thì tài sắc danh thực thùy là ngũ dục của thế gian. Trong đó chữ tài và chữ sắc là thường hay làm cản trở người tu đạo. Chính vì thế cho nên các vị tỳ kheo thời Phật tại thế thì buông xả hết tất cả những vinh hoa phú quý của trần đời, chỉ đi khất thực, ngủ dưới gốc cây gò mả mà thôi. Phật cũng có chế giới luật là không được giữ tiền để tránh phát sanh phiền não. Còn đối với hàng Phật Tử tu tại gia thời nay thì đã lỡ trót cưới vợ sanh con rồi thì phải có trách nhiệm, bổn phận cho nên cần phải “thiểu dục tri túc” (ít muốn, biết đủ). Hoa sen ở trong bùn nhơ nhưng không hôi tanh mùi bùn, đó là biểu pháp của người tu đạo cho nên khi đối diện với tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, chức quyền… thì mình tự tại tùy duyên tức là không bị nó mê hoặc, cám dỗ. Khi nó đến thì là phước của mình, khi vô thường đến, phước cạn thì chúng sẽ tự biến mất cho nên cũng chớ nên tham chấp làm gì.
Nói tóm lại mình là người niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thì nên lấy chuyện niệm Phật làm việc chính, giữ chặt Tín Hạnh Nguyện nơi tâm mình mọi lúc mọi nơi. Còn những chuyện hồng trần tục thế thì có thuận (cám dỗ), có nghịch (thử thách), chúng đến chẳng qua là để trắc nghiệm đạo hạnh của mình đấy thôi. Nếu đạo hạnh còn non kém thì nên tìm thuận duyên để tu (giống như bà Bách Bất Quản), còn nếu cảm thấy có đủ khả năng thì cứ chấp nhận nghịch duyên. Nghịch duyên như là cái lò bát quái của Thái Thượng Lão Quân dùng để luyện đan vậy, nếu qua được thì thành công sớm hơn, cao hơn nhưng nếu qua không được thì nó đốt cho mình cháy ra tro luôn vậy.
Thôi thì chuyện của bạn là do bạn quyết định, nếu đã tu rồi thì đường nào cũng tốt cả. Đi làm thì làm vì lợi ích xã hội bên ngoài, còn ở nhà thì làm vì lợi ích cho gia đình, cha mẹ, anh chị em, vợ chồng con cái…cũng là phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật cho nên đường nào cũng tốt cả. Mình cũng không cần phải đắn đo suy nghĩ nhiều quá vì còn tùy thuộc nhân quả, duyên phận. Ví như số mình còn thiếu nợ ông chủ hay bà chủ đó thì tự nhiên sẽ xuôi khiến đẩy đưa để cho mình gặp lại ông chủ, bà chủ đó để bị đòi nợ bằng sự ngược đãi ức hiếp hay trả nợ bằng sự trọng dụng, ban thưởng, thăng quan tiến chức…
Chuyện đời có muôn hình vạn trạng không sao nói hết nhưng cũng không ngoài hai thứ phước và họa nhưng hôm trước bạn đã biết trong phước có họa, trong họa có phước vậy thì cứ hoan hỉ mà đón nhận. Khi được hưởng phước thì chớ nên sanh tâm tham chấp luyến ái vì vô thường sẽ đến bất chợt. Khi họa đến thì cũng hãy hoan hỉ chấp nhận để trả nghiệp, cho nên chớ sanh tâm giận hờn buồn tủi làm gì. Mình chỉ ở tạm đây một thời gian nữa rồi sẽ về Tây Phương Cực Lạc cho nên mọi thứ tốt lành ở đây không nên tham luyến. Khi về Tây Phương Cực Lạc có nghĩa là mình sẽ thành bồ tát, thượng thiện nhân mà bồ tát và thượng thiện nhân thì luôn có tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh do đó mình cũng hãy nên tập khởi lòng từ bi, khoan dung tha thứ đối với những người lợi dụng và làm tổn hại mình. (Hy sinh tiểu ngã để hoàn thành đại ngã vậy). Nói tới nói lui thì cũng bấy nhiêu đó thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật…
Xin chào các vị đồng tu:
Cảm ơn Viên Trí, và Phàm-Phu Sát Đất đã góp ý cho Độ.
Chào Tịnh Thái: còn 2 tháng đến lễ Vu Lan nhờ TT giải thích câu hỏi dưới đây vì Độ đến chùa lễ Vu Lan thường thấy câu này:
– Tâm hiếu là tâm Phật.?
– Hạnh hiếu là hạnh Phật.?
PS Tịnh Không nói chữ ‘hiếu’ giảng 2, 3 giờ cũng chưa viên mãn?
Cảm ơn Tịnh Thái…
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật, chào liên hữu Tịnh Độ
Có câu “Bách thiện, hiếu vi tiên. Vạn ác, dâm vi thủ” (Trong trăm điều thiện, hiếu đứng đầu. Vạn điều ác, dâm xếp nhất).
Mùa Vu lan là mùa báo hiếu nhắc nhở người đệ tử Phật đền đáp bốn ơn, trong đó có công ơn của đấng sanh thành dưỡng dục.
HT Thích Trí Quảng có giảng về cách báo hiếu cho cha mẹ theo lời Phật dạy trên báo Giác Ngộ rằng:
“Đức Phật dạy “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Lời dạy ấy đã nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của tâm hiếu, hạnh hiếu trên bước đường tu; nhưng thực hiện tâm hiếu, hạnh hiếu như thế nào cho đúng Chánh pháp để cha mẹ và ta đều được lợi lạc.
Khi cha mẹ còn tại thế, chúng ta săn sóc, cung phụng đầy đủ những nhu cầu vật chất trong cuộc sống thường nhật. Bên cạnh việc chăm sóc về tiện nghi vật chất, tình thương yêu, lo lắng phát xuất tự đáy lòng của người con hiếu thảo mới thực sự là ngọn lửa sưởi ấm lòng cha mẹ, làm cho cha mẹ an vui trong những tháng ngày còn lại. Vì thực tế, có những gia đình giàu có, cha mẹ nào có thiếu đồ ăn, thức uống; nhưng các cụ hòa cơm với nước mắt, nuốt buồn phiền, đắng cay hàng ngày.
Món ngon vật lạ kèm theo tình cảm lạnh nhạt, hắt hủi của đứa con bất hiếu, có lẽ nếu đánh đổi lấy cuộc sống đạm bạc, nhưng tràn đầy tình thương hiếu thảo, thì bất cứ ai cũng sẵn sàng. Chúng ta cũng từng thấy không ít gia đình khó khăn vật chất, mà cuộc sống đơn sơ của họ vẫn ấm áp tình người, rực sáng hạnh phúc, nhờ ở lòng hiếu thảo và việc làm hiếu đễ của con cái dành trọn vẹn cho cha mẹ, ông bà.
Chăm sóc, thương yêu cha mẹ là điều quý, cần thiết. Nhưng thực hiện tinh thần Phật dạy, làm cho cha mẹ kết duyên với Phật pháp, kính tin Tam bảo, mới thực sự quan trọng và là cách báo hiếu có lợi ích lớn lao, dài lâu cho cha mẹ ta. Thông thường, có người thương cha mẹ, sẵn sàng đáp ứng những gì các cụ muốn, kể cả không từ chối làm các việc ác. Tạo ác nghiệp để có tiền của lo cho cha mẹ, thì càng lo bao nhiêu, càng làm cho cha mẹ tăng trưởng lòng tham, nuôi lớn niệm ác bấy nhiêu. Và đến lúc không đáp ứng nổi đòi hỏi, vì phước báo của ta có giới hạn, mà nghiệp của cha mẹ quá lớn, nên làm họ bực hơn nữa, để rồi chất chứa buồn phiền, khổ đau.
Sống khổ, chết đọa là điều tất yếu, vì ác nghiệp sẽ dẫn thần thức tái sanh vô ba đường ác. Cách báo hiếu như vậy hoàn toàn sai lầm.
Báo hiếu theo Phật dạy, chúng ta tìm cách tác động cho cha mẹ kính tín Tam bảo và phát tâm sống theo Chánh pháp. Nhờ tụng kinh, niệm Phật, nghe pháp, buồn phiền của họ tạm lắng yên, tâm hồn nhẹ nhàng an vui, vì chúng ta biết rõ pháp Phật có công năng rửa sạch phiền não trần lao. Khi đã hướng tâm về Tam bảo, vui được với pháp, với bạn đạo, với cảnh chùa, giúp họ nhận ra những việc làm cần thiết cho quãng đời còn lại, trước khi từ bỏ huyễn thân. Từ đó, ý thức cái vô thường sắp đến, phải lo chuẩn bị hành trang đi về thế giới khác, nên không còn đòi hỏi, ham muốn nhiều, không còn bực bội, khó khăn với con cái.
Nói cách khác, khi cha mẹ phát tâm tu, khắc phục được nghiệp, không buồn phiền, than vãn, thì phước lạc tăng trưởng, tâm hồn vui tươi, chẳng mong cầu mà cuộc sống vẫn dư dả. Sống cuộc đời đạo đức, tâm hồn thanh thản, thì khi nhắm mắt lìa đời, họ có thể sanh về thế giới an lành.
Khi cha mẹ mãn phần, chúng ta báo hiếu bằng cách chuẩn bị vấn đề tái sanh. Thân tứ đại không còn, nên chúng ta chỉ quan tâm đến tinh thần, tức nhắm vô Thức uẩn của họ. Chúng ta dẫn dắt thần thức hay ý niệm của cha mẹ hướng về điều thánh thiện, đó là điều kiện để đưa họ tái sanh vào thế giới an lành. Theo Phật dạy, khi sanh tiền nếu tạo nhiều ác nghiệp, lúc chết, chưa sanh được về thế giới lành, còn hiện hữu ở dạng trung ấm thân.
Trong bốn mươi chín ngày, chúng ta phải dốc lòng chuyên tâm tụng kinh, lễ sám, bố thí, cúng dường, làm các việc phước thiện để cầu nguyện cho hương linh. Dùng tâm an tịnh trong pháp và tâm hoan hỷ với việc thiện để nghĩ tưởng đến hương linh, gợi nhắc họ nhớ đến việc thiện mà họ đã làm trong đời, nhớ lại pháp Phật quý báu, cùng cảnh giới an vui giải thoát. Thần thức nghĩ nhớ được như vậy, chắc chắn sẽ tái sanh về cõi thiện.
Đặc biệt là chúng ta cúng dường các bậc cao tăng, nhờ các ngài chú nguyện để trợ lực, hồi hướng công đức cho trung ấm thân của người quá cố. Nương nơi thần lực gia trì phát xuất từ tâm thanh tịnh và đức độ của các ngài, trung ấm thân dễ xả bỏ được nghiệp ác hơn và vãng sanh về thế giới tốt đẹp. Trái lại, không làm điều thiện hồi hướng cho cha mẹ, mà lại sát sanh hại vật để cúng tế, chẳng lợi ích gì vì tốn kém, nhưng cha mẹ không hưởng được, còn phải gánh thêm ác nghiệp.
Ngoài ra, Đức Phật còn dạy, ngay như đối với cha mẹ quá vãng bảy đời bị đọa vào ba đường ác hay đã sanh lại chốn nhân thiên, việc làm lành, làm phước của chúng ta hồi hướng cho họ vẫn tạo kết quả lợi lạc. Vì trong vô hình, sự liên hệ về tình cảm sâu đậm của ta dồn vào việc thiện để cầu nguyện cho người thân chẳng khác gì hệ nối mạng sẽ tác động đến tâm người thân đã tái sanh, khiến họ cũng hướng về thế giới thiện, thoát khỏi kiếp lầm than.
Tóm lại, mùa Vu lan báo hiếu đã đến, hình ảnh thân thương của cha mẹ, ông bà ngày nào như sống dậy mãnh liệt trong tâm trí những người con hiếu thảo. Người có phước duyên còn được cha mẹ bên cạnh, hãy giữ gìn, chăm sóc tâm hiếu, hạnh hiếu cho đúng pháp Phật dạy để tạo dựng một gia đình phước lạc, đầm ấm. Những người không còn được chở che trong tình thương vô giá của cha mẹ, hãy nỗ lực tu hành, tạo thật nhiều công đức, phước thiện để hồi hướng đến cha mẹ, mới mong cứu vớt họ khỏi chốn tam đồ, hoặc gieo trồng thêm căn lành, phước thiện cho họ ở chốn nhân thiên.
Đối với hàng đệ tử thâm tín Tam bảo, chỉ có con đường duy nhất là tu hành, đắc đạo, mới có khả năng mang lại cuộc sống an vui, giải thoát vĩnh hằng bất tử cho ta, cho người thân và cho tất cả chúng sanh.”
Mong bạn đọc và hiểu được cách sẽ báo hiếu cho cha mẹ mình. Chúc bạn thường tinh tấn và an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật…
Xin chào các vị đồng tu…:
Nhờ các liên hữu chú giải câu: “Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí.”???
Độ chân thành cảm ơn các liên hữu…
A Di Đà Phật…
Chào CS Viên Trí:
Nhờ VT giúp Độ: cách đây 5 năm mình mua máy niệm Phật ở chị Tâm Từ (Bolsa,CA), bây giờ liên lạc với chị Tâm Từ ko được? Độ nghĩ chỉ đã ko còn buôn bán về sách, máy … niệm Phật 6 chữ, và 4 chữ ” Nam mô A Di Đà Phật, và A Di Đà Phật” tiếng niệm trong máy hình như là của các vị thầy, cô ở chùa hoằng pháp.
Độ mua 5 năm trước 20 đô 1 cái, máy làm ở Đài Loan, hộp ở ngoài có hình A Di Đà Phật đứng, và ngồi. Máy (NP) này xài tốt 4,5 mà vẫn chưa hư.
Viên Trí ở CA biết ai bán máy Như trên, xin dùm số điện thoại dùm Độ, hoặc email cho mình: [email protected]
Chân thành cảm ơn Viên Trí. Nhớ email cho Độ.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật – Xin chào Tịnh Độ,
Máy niệm Phật chỉ là phương tiện để trợ duyên, có thì cũng tốt, không có cũng không sao (Niệm Phật Chính Là Tâm Niệm Chứ Không Phải Miệng Niệm). Nếu thích thì bạn cũng có thể download mp3 về rồi bỏ vô máy mp3 hay điện thoại cũng được mà. Tuy nhiên nếu bạn muốn thì có thể gọi qua tiệm Pháp Quang (714)891-1465 để hỏi thăm chi tiết. Còn họ có gửi đi xuyên bang hay không thì VT không biết. Lúc trước VT cũng có dư 4,5 máy niệm phật nhưng mà cho người ta hết rồi nên sorry bạn nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật…
Xin chào Viên Trí: cảm ơn VT, TLPT đã hồi âm cho Độ.
Nhờ VT cho ý kiến dùm Độ, các câu hỏi như sau:
– Về máy niệm Phật cũng giúp hành giả niệm theo máy (NP), bởi vì ở chỗ Độ chưa có ban hộ niệm? Có thể nào mình nhờ máy (NP), để niệm theo máy lúc lâm chung được giữ chánh niệm VSTPCL?
-” Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí”??? Chân thành cảm ơn Viên Trí…
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật – Chào Tịnh Độ,
Hộ niệm bằng máy niệm Phật thì là bất đắc dỉ nếu như không có Ban Hộ Niệm thì phải đành chịu vậy thôi, dù sao có còn hơn không. Nhưng nếu bạn mang máy niệm Phật mà so sánh với Ban Hộ Niệm thì cũng như hạt cát giữa sa mạt, giọt nước trong biển lớn…Máy niệm Phật chỉ có một tác dụng duy nhất là nhắc nhở bạn niệm Phật mà thôi.
Ban Hộ Niệm còn có rất nhiều công việc quan trọng khác để làm như là ngăn cản người nhà than khóc đụng chạm vào thân thể, khai thị và hướng dẫn người lâm chung khi gặp những tình huống bất ngờ, động viên, khích lệ cổ vủ tinh thần, an ủi và giúp đở khi gặp trở ngại, chướng duyên, khai thị và hòa giải oan gia trái chủ để họ đừng quấy phá…Ngoài ra BHN vì niệm Phật với tấm lòng chân thành nên tạo được công đức nhờ đó mà các vị thiện thần hộ pháp ủng hộ cho nên các chư vị oan gia trái chủ cũng sẽ được cảm hóa hay nể tình mà nhượng bộ, buông tha.
Còn về câu “nho chùm” thì VT nghĩ hiểu cũng tốt mà không hiểu cũng không sao, đợi về Tây Phương Cực Lạc rồi sẽ hiểu hết thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chào cư sĩ Viên Trí.
Gần đây, tôi có gặp một vị tu tại gia, hiện được rất nhiều người tin tưởng vì một số người cho rằng người này biết được quá khứ, vị lai. Có một người bạn bảo tôi nên đến đó để được khai thị. Khi gặp, vị này bảo tôi ngoài niệm phật phải nên trì chú như lăng Nghiêm, Chuẩn Đề, Đại Bi…vì niệm Phật không thì chưa đủ. Vị ấy còn bảo mình đã được gặp Văn Thù Bồ tát. Thú thật, người này có rất nhiều người tin tưởng trong đó có các vị sư cùng các phật tử gần xa, những bậc trí thức từ xa đến để lễ bái.
Không biết là vị ấy bảo tôi niệm phật phải nên trì Chú có đúng như pháp không. Từ trước đến giờ Tôi chỉ niệm Phật và tụng kinh Vô Lương Thọ mà thôi theo sự chỉ dẫn của Pháp sư Tịnh Không và các bạn đồng tu ở đây. Mong cư sĩ Viên Trí cùng các bạn cho tôi
lời khuyên. Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Chào bạn:
Mình xin góp ý một chút về việc này:
1. Nếu ai đó nói “niệm Phật không thì chưa đủ” thì liền biết rõ tín tâm người đó vào câu A Di Đà Phật là…chưa đủ. Tín chưa đủ sâu thì Nguyện lực liền yếu ớt, Hành trì thường bị gián đoạn và xen tạp. Cũng nên xem họ là người thử thách tín tâm của mình với A Di Đà Phật có kiên cố hay ko, chớ đừng nghe theo lời bàn của họ. Hãy đọc lại lời của Đại sư Thiện Đạo và bạn sẽ hiểu rõ hơn về hậu quả của việc tu “xen tạp”:
“Nếu bỏ chuyên niệm, tu xen tạp những hạnh khác, trong trăm ngàn người chỉ hy vọng được ba bốn kẻ vãng sinh. Bởi tại sao? Vì duyên tạp loạn động khiến cho mất chánh niệm; vì không hợp với bản nguyện của Phật A-di-đà; vì trái với kinh giáo và không thuận lời Phật; vì sự hệ niệm không nối tiếp nhau; vì tâm không thường nhớ báo đáp ơn Phật; vì tuy hành đạo mà thường tương ưng với danh lợi; vì thích theo duyên tạp, làm chướng chánh hạnh vãng sinh của mình và người. Mong tất cả mọi người khéo tự tư duy, khi đi đứng nằm ngồi phải cố gắng nhiếp tâm ngày đêm chớ rời Thánh hiệu, thề quyết giữ đến hơi thở cuối cùng. Như thế tới lúc mãn phần, niệm trước vừa thọ chung, niệm sau liền sinh Cực Lạc…”.
Lời của Đại sư Ưu Đàm:
“…dù gặp cảnh giới khổ vui thuận nghịch ở trước mắt nhưng vẫn chỉ niệm Phật A-di-đà, không có một tâm niệm thay đổi, không có một tâm niệm thối lui bê trễ, không còn một niệm xen tạp, cho đến trọn đời mãi không có niệm nào khác, chỉ quyết định cầu sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Nếu quả dụng công được như thế, vô minh từ bao kiếp, nghiệp chướng trong sinh tử tự nhiên tiêu tan, tập khí phiền não trần lao tự nhiên hết sạch không còn sót, tận mắt thấy Phật A-di-đà vẫn không rời tâm niệm, công thành hạnh mãn, nguyện lực trợ nhau, đến khi mạng chung quyết định sinh về Thượng phẩm…”
Lời dạy của Đại sư Ngẫu Ích:
“Hãy tự kiểm điểm xem, nếu thân tâm thế giới chưa chịu buông bỏ, niệm tham sân si vẫn còn dấy lên, thị phi nhân ngã còn ôm giữ, gián đoạn xen tạp còn chưa trừ, vọng tưởng còn rong ruổi chưa dứt, những lối tẻ khác còn có thể mê hoặc tâm trí, thì biết chẳng phải là chân thật niệm Phật.”
Lời dạy của Đại sư Triệt Ngộ:
“…Lấy tâm Tín–Nguyện này chấp trì danh hiệu. Trì một tiếng là một hạt giống nơi chín phẩm, niệm một câu là một chánh nhân của sự vãng sinh. Cần phải tâm tâm tương tục, niệm niệm không khác, chỉ chuyên tâm, chỉ cần mẫn, không xen tạp, không gián đoạn, càng lâu dài càng bền chắc, càng trì niệm càng thiết tha. Trải qua lâu dài tự thành một khối vào nơi nhất tâm không loạn. Quả thật như thế, nếu không vãng sinh thì Thích-ca Như Lai là người nói dối, Thế Tôn Di-đà chỉ lập nguyện suông. Lẽ nào lại có việc ấy hay sao?…Chấp trì danh hiệu là chăm chăm giữ lấy, gìn chặt trong lòng không tạm thời quên lãng. Nếu vừa có một niệm gián đoạn, hoặc xen tạp thì chẳng phải chấp trì. Mỗi niệm tiếp nối, không xen tạp, không gián đoạn, là tinh tấn thật sự. Tinh tấn không ngừng thì lần lần vào chỗ nhất tâm không loạn, thành tựu trọn vẹn Tịnh nghiệp…”
Mong tất cả chúng ta hãy khéo đọc, ghi nhớ, khắc sâu lời Phật & chư tổ dạy thì chúng ta sẽ ko đến nỗi bị kẻ xấu lừa đảo, mê hoặc.
Riêng bạn thì hãy nên tiếp tục chuyên cần nghe pháp của HT. Tịnh Không, niệm Phật và tụng Kinh VLT. Chớ nên hoài nghi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi Đạo hữu Thiện Phúc cùng các Đạo hữu,
Trong kinh Kim Cang Phật hỏi Ngài Tu Bồ Đề thế này: “Tu Bồ Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị A-La-Hán có thể tự nghĩ rằng, mình chứng được quả vị A-La-Hán chăng?”
Ngài Tu Bồ Đề bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì thiệt không có pháp chi gọi là A-La-Hán. Bạch đức Thế Tôn! Nếu như vị A-La-Hán nghĩ thế này: Ta chứng được quả vị A-La-Hán thời chính là còn chấp trước tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Bạch đức Thế Tôn! Đức Phật dạy rằng con được môn “vô tranh tam muội”, là bậc nhất trong mọi người, là bậc A-La-Hán ly dục thứ nhất. Bạch đức Thế Tôn! Nếu con tự nghĩ rằng mình được quả vị A-La-Hán, thời chắc đức Thế Tôn chẳng nói: Tu-Bồ-Đề là người ưa hạnh tịch tịnh. Bởi Tu-Bồ-Đề thật không khởi một niệm, mới gọi Tu-Bồ-Đề là ưu hạnh tịch tịnh”.
Một ý vô cùng quan trọng trong đoạn kinh văn trên: “Thật không khởi một niệm, mới gọi Tu-Bồ-Đề là ưa hạnh tịch tịnh”. Một niệm khởi lên thôi (cho dù là niệm thiện, niệm tịch tịnh) đã chẳng phải là A-La-Hán rồi, huống là tự cho mình là A-La-Hán?
Các Bồ-tát hiện thân trong cõi Ta bà này để hoằng pháp độ sanh là vô lượng vô biên thân, tướng (tuỳ lúc hoá thân, tuỳ cơ nói pháp), nhưng tuyệt nhiên các Ngài không khi nào để lộ thân thế của mình. Người mà tiết lộ thân thế của mình và tự cho mình có được công năng này, thần thông nọ… xin các Đạo hữu hết sức cẩn trọng.
Chúng ta tu hành để mang lại sự thanh tịnh của tự tánh và nguyện cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Nếu vì tham đắm trong dục lạc thế gian (những chuyện thần thông), tất cơ hội giải thoát sẽ bị triệt tiêu, thế vào đó là con đường sanh tử luân hồi đang mở rộng để chờ đón.
Hy vọng các Đạo hữu hãy tín tâm và một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu pháp môn niệm Phật.
Chỉ sợ không được vãng sanh Cực lạc, vãng sanh rồi pháp môn chi chẳng đặng?
Thiện Nhân
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin cám ơn những lời khuyên quý báu của cư sĩ Tịnh Thái. Tôi xin nghe theo không còn chút hoài nghi nào nữa. Từ nay chỉ có câu Phật hiệu là luôn giử bên mình. Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cám ơn những góp ý của Thiện Nhân.
Thiện Nhân có thể cho Thiện Phúc biết khóa trình niệm Phật của bạn là như thế nào để Thiện Phúc học tập với có được không. vì ngoài 2 thời khóa thì Thiện Phúc niệm Phật hay bị gián đoạn lắm (chỉ niệm được đôi câu rồi lại quên mất là mình đang niệm Phật).
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi Thiện Phúc,
Câu hỏi của Thiện Phúc khiến TN thấy xấu hổ và phải sám hối nhiều hơn nữa rồi. TN cũng vẫn còn bì bõm học tu nên công phu cũng bì bõm như vậy. Ngồi niệm Phật nhiều khi vẫn bị ma ngủ lôi cuốn nên TN cứ phải thường sám hối hoài hoài…
Công khoá chính là: Sáng sớm: 4.20 -6.15 giờ là trì kinh A Di Đà và niệm Phật; Tối: nếu thuận duyên thì 8.30-10 giờ niệm Phật+ lạy Phật; muộn hơn thì 9.00-10.30 giờ. TN cũng là người sơ tu nên ráng vừa tu vừa sửa. Sai đâu gấp sửa đó. Không sửa không thấy có lỗi, càng sửa càng thấy nhiều lỗi… Niệm Phật thì bất kể nơi đâu, thuận duyên TN ráng niệm lớn; ngược lại thì ráng thầm niệm vừa tránh hôn trầm, vừa giúp tâm luôn chánh niệm. Thuận hơn nữa thì ráng trì một biến kinh A Di Đà để nhớ đường về Cực Lạc…
Thôi thì:
Còn duyên ở cõi Ta Bà
Hết duyên Phật đón về nhà sướng hơn.
Cầu chúc Thiện Phúc ráng nhiếp tâm niệm Phật mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh. Ráng làm sao để niệm Phật mà không biết mình đang niệm, vậy là đỡ khổ rồi.
Thiện Nhân
PHẨM THỨ BẢY
KHUYẾN PHÁT NIỆM PHẬT VÀ
ĐỌC TỤNG CHƠN NGÔN
Lúc bấy giờ, ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát bạch Phật rằng:
– Thưa Thế-Tôn, con nay vì thương tưởng chúng sanh nơi thời Mạt pháp, khi ấy kiếp giảm, thọ mạng ngắn, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà-ra-ni nầy, để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực-Lạc. Gọi là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà-ra-ni. Liền nói thần chú:
Nam mô a di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa địa dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, dà di nị dà dà na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha.
Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh khiết. Ngày đêm sáu thời, mỗi thời tụng hai mươi mốt biến. Như vậy, diệt được các tội: Tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác, và hủy báng Chánh pháp. Thường được đức Phật A-Di-Đà hiện trên đỉnh đầu. Hiện đời an ổn, phước lạc. Hơi thở cuối cùng, được tùy nguyện mà vãng sanh Cực-Lạc. Hoặc tụng đến ba chục muôn biến, liền thấy Phật ngay trước mặt mình.
Nếu chúng ta nghiên cứu lời trong kinh thiệt kỹ thì sẽ hiểu và tin tưởng vững chắc y theo đó mà thật hành thì OK thôi. Ngài Phổ Hiền Đại Bồ Tát ban cho chúng ta thần chú để kèm theo trì tụng trợ giúp tiêu trừ nghiệp chướng nặng nề thì mình cứ nghe lời chấp trì có sao đâu? Ngài Phổ Hiền nhập vào Tam Muội hiểu rõ tâm chúng sanh trong thời mạt pháp hơn ai cho nên mới nói ra thần chú vãng sanh chơn ngôn để được lợi ích lôn cho chúng sanh. Nểu cảm thấy bản thân không cần trì chú thì thôi nhưng cũng không nên kêu người khác phải theo mình. Mỗi người mỗi sở thích căn duyên tu hành. Ngài đâu có khuyên chúng sanh bỏ niệm Phật để trì chú không đâu. Chúng ta nghe các thầy giảng pháp nhưng cũng phải tự xem đọc lời trong kinh của Phật và Bồ Tát mà suy tư có đúng hay không. Cứ 100% nghe các vị pháp sư nào đó giảng rồi y theo mà đó thật hành không biết tuỳ cơ ấn biến theo căn cơ trình độ thì sẽ luôn luôn không thể được lợi ích lôn trong sự tu hành của bản thân. Nếu duy nhất niệm Phật nhất tâm bất loạn đắt đạo trong thời mạt pháp thì quá tốt đúng là thượng căn. Nếu chúng ta phước đức kém thiếu cần kèm theo trì chú Đại Bi hay Vãng Sanh để trợ giúp sự niệm Phật tin tấn dũng mãnh hơn thì nên thật hành đừng nghi ngờ. Tụng kinh Vô Lượng Thọ hay Di Đà được hằng ngày thì cũng tốt. Quan trọng ở chổ sau thời khoá trì tụng thân tâm tam nghiệp của mình có thanh tịnh tiến bộ hay không tức nghiệp chướng phiền não tiêu nhẹ đi bớt. Tu học theo Phật pháp là không nên vội tin bất cứ điều gì mà phải luôn vận dụng tuệ giác soi xét tất cả các pháp trong tinh thần Chánh kiến của đạo Phật. Xin các bạn đồng tu đừng quên ơn Đức Giáo chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật chỉ dạy pháp môn niệm Phật cho chúng ta mà không tưởng nhớ trong thời khoá hằng ngày nhe.
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Thưa cô Huệ Tịnh,
Nếu phải khen pháp trì danh niệm Phật hơn thần chú Vãng Sanh cũng do ở nhiều điểm:
– A Di Đà Phật được xưng tụng là “Phật trung chi vương,” tức Ngài là vua trong các vị Phật.
– Kinh Vô Lượng Thọ nói, Pháp Tạng tỳ-kheo trước Đức Phật Thế Gian Tự Tại Vương phát tâm nguyện rằng: “Nguyện con lập đây đều tối thắng hơn vô số cõi nước chư Phật.” Nên đại nguyện tiếp dẫn người niệm Phật vãng sanh của Phật A Di Đà, không những chỉ vượt trội hơn nguyện của tất cả Bồ Tát trong tam thừa mà còn thù thắng hơn nguyện của chư Phật khác.
– Chú Vãng Sanh cần phải tụng 30 muôn vạn biến thời mới thấy được Phật A Di Ðà, trong khi pháp trì danh niệm Phật chỉ cần một ngày nhất tâm tín nhạo liền có Phật hiện trước mặt.
Sách Kinh Luật Dị Tướng nói: “Có ông vua kia hại cha, bảy ngày nữa sẽ đọa trong địa ngục. May mắn gặp một vị tôn giả dạy rằng: Ðại vương nên niệm Nam Mô Phật. Ông vua liền nhất tâm niệm Phật, bảy ngày không trễ nãi. Khi mạng chung đến cửa địa ngục, miệng còn niệm Nam Mô Phật, người bị tội trong ngục đều đặng giải thoát”.
– Thêm nữa, chú Vãng sanh nói: Ngày đêm 6 thời hoặc 3 hoặc 7 biến, hoặc 21 biến diệt được tội ngũ nghịch cùng các tội khác.
Kinh Phật Danh nói: “Một phen nghe danh hiệu Phật, diệt vô lượng kiếp sanh tử trọng tội”. Một phen nghe thời chẳng đợi xưng niệm mà còn được vậy, huống là xưng niệm.
– Thêm nữa, chỉ cần “nhẫn đến đạt một niệm thanh tịnh tâm, trong nhất tâm phát niệm nhớ nghĩ đến đức Phật kia” liền đặng vãng sanh, một phen sanh liền trụ bậc Bất thoái chuyển nơi Vô Thượng Bồ Đề. Oai đức, phẩm vị, thần thông biến hóa liền vượt xa gấp trăm ngàn vạn ức, chẳng thể tính nổi lần, so với hết thảy cõi Nhân Thiên.
Như thế xét ra danh hiệu A Di Đà Phật há có thể được gọi là Ðại Thần chú, Ðại Minh chú, Vô Thượng chú và Vô Ðẳng Ðẳng chú hay không?
Tóm lại, tuy biết rằng pháp môn thì vô lượng, nhưng chuyên niệm một danh hiệu A Di Ðà Phật thì gồm thâu được tất cả công đức của mỗi mỗi pháp môn khác, chỉ do vì không ngoài một lý Nhất Tâm.
Thưa cô Huệ Tịnh, trong kinh Phật Thế Tôn nói: Ở trong đời ngũ trược mà ta tu chứng đặng quả Bồ Ðề, đó là một việc khó. Lại ở trong đời ngũ trược mà ta nói ra pháp môn Tịnh Ðộ này, đó là việc khó thứ hai.
Chính vì pháp môn Tịnh Ðộ là pháp nan tín nên trong kinh A Di Đà, Phật Thế Tôn chẳng phải đã bao phen ân cần nhắc nhở chúng ta hãy niệm Phật cầu vãng sanh TPCL đó chăng? Nếu không y theo lời Phật Thế Tôn đã ân cần dạy bảo thì ta mới chính là kẻ cô phụ lòng Ngài, mới chính là kẻ không kính trọng Ngài đấy thôi.
Kính,
Diệu Âm Quảng Hồng
A Di Da Phat Diệu Âm Quảng Hồng!
Xin lỗi DAQH Huệ Tịnh là nam chứ không phải nữ. Xin cứ xưng pháp danh HT được rồi. Thưa cô thưa chú thì mình không dám nhận.
Chắc có lẻ DAQH hiểu lầm HT rồi. HT đề cập ngoài sự niệm Phật thời khóa hằng ngày chúng ta cũng nên trì chú Vãng Sanh Quyết Định Chân Ngôn đừng có dùng tâm trí thức mà bàn luận phân biệt tổng trì mật ngữ nơi câu hồng danh Đức Phật hay thần chú thấp kém hơn cao với nhau. Cả hai đều là bí mật Đà La Ni chỉ có Phật với Phật mới hiểu sự lợi ích oai lực toàn vẹn mà thôi. Bạn DAQH đọc trì kinh Niệm Phật Ba La Mật và thật hành niệm Phật nhiều hằng ngày thì sẽ hiểu tại sao ngài Phổ Hiền Bồ Tát lại tự nhiên ban cho người niệm Phật thần chú Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà-Ra-Ni ở trong pháp hội niệm Phật? Hỏng lẽ ngài Phổ Hiền Bồ Tát khuyên hành giả niệm Phật kèm theo trì chú Vãng Sanh không có lợi ích vậy ngài ban cho người niệm Phật thần chú để làm gì? Ngài ban cho có lệ hay sao?
Bạn phải nên lấy tâm thanh tịnh không phân biệt mà suy tư giữa lời trong kinh (lý) và thời gian tu hành niệm Phật (sự) thì sẽ mới hy vọng hiểu ngộ ra một phần nào. Ý HT nói là không nên đem trình độ căn tánh của bản thân riêng mà đi hiểu pháp. Phải nên vì tất cả tâm chúng sanh từ nghiệp chướng nặng nề thấp nhất đi lên mà đọc và suy tư kinh Phật thuyết. Vì sao? Vì Đức Phật và chư Đại Bồ Tát lấy tâm Đại Bi bình đẳng mà thuyết pháp thì mới lợi ích toàn vẹn chúng sanh. Thì ra chúng ta cũng phải như vậy. Nếu hiểu và thông cảm được người phá giới gây nghiệp ác thì mới hy vọng giúp họ thoát ra cái nghiệp lực tà ác của họ. Nếu chỉ hiểu ngộ lời kinh không mà hiểu tâm trạng chúng sanh thì sẽ bị chấp lý thuyết không lợi ích cho ai.
Cho nên nói chúng ta là phàm phu còn nhiều nghiệp chướng kiến trược làm sao dám tự cho rằng mình hiểu lời kinh Phật là như thế cho nên nói pháp nầy cao hơn pháp kia. Tông nầy cao hơn tông kia thì đó là sự kiến chấp vọng niệm. Thí vụ nếu có ai nói trì chú là vua trong các pháp chứ không phải niệm Phật chắc bạn không đồng ý rồi sanh phiền não. Như vậy niệm Phật còn phiền não hay là do hành giả hiểu và dụng tâm niệm Phật không đúng chánh pháp. Tại sao tất cả kinh nhật tụng hằng ngày ở trong chùa khắp nơi lại kèm theo thần chú Lằng Nghiêm, chú Đại Bi và chú Vãng Sanh? Tất cả đều có lý do mà các thầy chỉ biết y giáo phụng hành không được nghi ngờ bàn tán thêm bớt. Nếu bạn cảm thấy không cần trì thêm thần chú thì tuỳ duyên tốt thôi. HT không dám phê bình vì sợ kiến thức kém dễ phỉ bán mật ngôn tội lỗi không dám lãnh nổi.
Nói cho cùng niệm Phật công đức bất khả tư nghì bất khả thuyết chư Phật sở hộ niệm cho hành giả nào biết niệm với tâm bình đẳng từ bi. Nếu đem tâm thức còn phân biệt cố chấp mà niệm Phật thì cái đó HT không dám phê bình. Muốn được nhất tâm bất loạn một ngày trong thời Mạt pháp thì HT chúc bạn thành tựu như ý. HT thì chỉ cầu nguyện oai thần của trì chú và thần lực mười phương Tam Bảo gia hộ cho mình được tin tấn niệm Phật hằng ngày ít hay nhiều tuỳ duyên. Quan trọng HT đừng bị nghiệp chướng khiến cho quên đi niệm Phật cầu nguyện vãng sanh TPCL là được rồi.
Nam Mô Thường Gia Hộ Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
DAQH xin chào Huệ Tịnh,
Vậy chúng ta xưng với nhau bằng tên đi cho thoải mái nhé.
Vẫn biết pháp môn vô lượng, không có thấp cao, tùy theo ý thích và nguyện lực của mỗi người mà chọn lựa con đường tu hành.
Nhưng vì HT viết: “Cứ 100% nghe các vị pháp sư nào đó giảng rồi y theo mà đó thật hành không biết tuỳ cơ ấn biến theo căn cơ trình độ thì sẽ luôn luôn không thể được lợi ích lôn trong sự tu hành của bản thân……. Tu học theo Phật pháp là không nên vội tin bất cứ điều gì mà phải luôn vận dụng tuệ giác soi xét tất cả các pháp trong tinh thần Chánh kiến của đạo Phật.”
Bởi ‘Đường Về Cõi Tịnh’ có rất đông Phật tử tu theo pháp niệm Phật vào đọc, cũng tránh tình huống làm người sơ đạo tâm bị hoang mang lẫn lộn, không biết sẽ hành trì ra sao cho đúng phương hướng. Vì thế DAQH thấy sự cần thiết nên trình bày rõ vấn đề: vì sao pháp chuyên trì danh hiệu còn hơn trì chú, cũng hơn thần chú khác và cũng hơn tất cả công đức khác.
Ở đây DAQH không muốn bình luận về pháp môn thấp cao, chỉ muốn trình bày cái ‘Tông Chỉ và Sự Lợi Ích’ ở nơi việc chuyên nhất trì danh hiệu Phật của pháp tu niệm Phật mà thôi.
Trong nghi thức Tịnh Độ, dẫu tu niệm Phật nhưng ai ai cũng phải thuộc lòng cũng như hiểu rất rõ công năng và ý nghĩa của chú Vãng Sanh, nên xin HT đừng vội gán cho DAQH là “kiến chấp vọng niệm” khi trình bày như thế. Hơn nữa DAQH cũng y kinh thuật lại, không có tự sáng tác, vì thế DAQH cũng chẳng hề bị phiền não.
Bây giờ thì DAQH sẽ phân tích lý do vì sao mà các tổ sư thường xiển dương việc “một lòng chuyên niệm” danh hiệu Phật?
Bởi cõi Cực Lạc mầu nhiệm chính do A Di Ðà Phật trụ nơi Chân Thật Tế mà biến hiện ra, nói cách khác danh hiệu A Di Đà Phật có được là từ diệu đức của quả địa Ðại Giác của Phật Vô Lượng Thọ biến hiện. Vì thế, tự nó đã viên viên quả hải, đầy đủ viên dung muôn đức, là thanh tịnh cú, chân thật trí huệ vô vi Pháp Thân.
Trong Mật điển, chữ A trong A Di Đà Phật, đại sư Hưng Giáo giảng: “Từ chữ A lưu xuất hết thảy đà ra ni, từ hết thảy đà ra ni sanh ra hết thảy các vị Phật”. Ngài còn bảo: “Chân ngôn chữ A là tâm của mười phương Phật. Pháp thân chư Phật cùng gia trì”, và “Tỳ Lô Xá Na dùng chữ A này làm tạng bí mật”. Vì thế kinh dạy: Nếu ai chỉ niệm A Di Ðà thì gọi là vô thượng thâm diệu Thiền.
Kẻ khéo tu hiểu rõ những lợi ích chân thật này thì từ hữu niệm mà nhập vô niệm, ngay nơi tâm phàm cũng nhanh chóng hiển lộ quả đức.
Kẻ khéo hiểu thì biết rõ đó chính là “Chân Thật Tế” của đương nhân trì danh niệm Phật. Tâm này là Phật, tâm này làm Phật. Tâm mình niệm Phật chính là Chân Thật Tế nên mới nói rằng: “Một tiếng Phật hiệu, một tiếng tâm”.
Nói tóm lại, danh hiệu Di Ðà chính là bổn giác lý tánh của chúng sanh. Trì danh là Bổn Giác hợp với Thỉ Giác. Thỉ, Bổn chẳng hai, chúng sanh và Phật chẳng hai, nên một niệm tương ứng đức Phật trong một niệm. Niệm niệm tương ứng với đức Phật trong niệm niệm.
Vì thế người tu theo pháp niệm Phật, trì kinh A Di Đà, Niệm Phật Ba La Mật hay Vô Lượng Thọ đều hiểu rõ: “Phát Bồ Ðề tâm, nhất hướng chuyên niệm” chẳng những là cương tông của kinh, mà thật sự còn là chỉ quy của cả Ðại Tạng giáo.
Vì sao thế? Chú ý sẽ thấy, ngay nơi đầu các kinh đều nêu hai chữ Như Thị, biểu thị cho là lời Tín Thuận. Cuối kinh lại nói đến 2 chữ Tín Thọ, thời biết nhân nơi “Tín” mới sanh ra Nguyện, nhân Nguyện mới khởi ra Hạnh. Khởi đầu phát tâm, kế cuối được vãng sanh rốt ráo thành Phật đều nhờ ở sức Tín. Nếu không có Tín nơi danh hiệu Phật thì sẽ thành kẻ Bất Định Tụ, nhân Vãng Sanh khó thành.
Chính vì thế mà lần trước DAQH đã tóm gọn hết thảy ý này trong câu: “Tuy biết rằng pháp môn thì vô lượng, nhưng chuyên niệm một danh hiệu A Di Ðà Phật thì gồm thâu được tất cả công đức của mỗi mỗi pháp môn khác, chỉ do vì không ngoài một lý Nhất Tâm.” Chữ Lý Nhất Tâm ở đây rất quan trọng, vì nó là cương lĩnh tối thiết yếu của người tu theo pháp niệm Phật.
Đại sư Liên Trì dạy: “Mỗi niệm, mỗi niệm đều niệm Phật, lại không còn tạp niệm, thế gọi là Nhất Tâm. Nhất tâm niệm Phật, rồi lại nhất tâm tu các pháp môn khác, thế là nhị tâm.”
Chương Ðại Thế Chí Viên Thông nói: “Cứ giữ pháp niệm Phật đây, chẳng cần phương tiện khác, tự đặng tâm tỏ ngộ”.
Trong Luận Khởi Tín dạy: “Chuyên niệm Phật A Di Ðà liền đặng vãng sanh đấy.”
Vì sao? Bởi tâm không chỗ nào mà chẳng đủ tất cả công đức, không đức nào mà chẳng tổng trì. Nên chỉ cần nhất Tâm, chẳng vượt ngoài nhất tâm, ấy gọi là Tịnh Ðộ.
Kính,
Diệu Âm Quảng Hồng.
A Di Da Phat Diệu Âm Quảng Hồng.
Cảm ơn bạn hữu đã chia sẻ những lời quý báo Phật pháp với HT. Mình rất hoan hỷ và hiểu y như bạn hôm xưa về sự lý chuyên nhất tâm niệm danh hiệu A Di Đà Phật để đặng vãng sanh Cực Lạc. Vấn đề là không phải HT không hiểu lý thuyết của chư Phật, Bồ Tát và Tổ đã giảng dạy hom xưa. Vấn đề là mình thử hỏi trong thời mạt pháp DAQH có tìm được ai chân thật nhất tâm niệm Phật cầu nguyện tha thiết vãng sanh không? Bạn thử tìm xem có bao nhiêu người chân tu niệm Phật nhất tâm bất loạn. Vì đa số chúng ta xuất gia hay tại gia đang mang theo nghiệp chướng nặng nề phước đức kém thiểu cho nên nói đến chánh tín tu hành thôi còn khó rồi nói chi đến chuyên chấp trì danh hiệu Phật A Di Đà.
Một câu A Di Đà Phật công đức viên mãn thẳng tới quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác HT rất tin 100% chứ. Có một đều mà HT đã suy tư khi thật hành niệm Phật ủa tại sao đã số Phật tử lâu năm, người sơ đạo tâm và người ngoại đạo trên khắp thế giới không chiệu chuyên nhất đi đứng nằm ngồi luôn luôn niệm Phật Di Đà? Có phải là do nghiệp chướng nặng nề vô nhơn duyên với Phật Di Đà cho nên khiến họ không nghe và gặp qua. Cho dù nhiều người cũng có nghe giảng dạy qua sự mầu nhiệm công đức thù thắng nhưng bao nhiêu người đó đã tin tấn chấp trì danh hiệu? Người không có tin nguyện thiết niệm Phật thì DAQH lấy phương pháp gì để độ họ đây? Như vậy thì tuỳ duyên kệ họ hay sao? Không còn thuốc để chữa à? Biết đâu họ có duyên với trì chú tụng kinh một thời gian để tiêu bớt nghiệp chướng rồi họ mới tin chuyên niệm Phật thì sao. Vấn đề làm sao mình là người khéo léo dẫn dụ họ tin và đi theo về Cực Lạc. Mình hiểu thật hành được đã khó nhưng khuyên người đi về theo càng khó hơn. Thời mạt pháp phải tùy duyên dùng mội phương tiện để mục đích kéo giúp tất cả chúng sanh ra khỏi sanh tử luân hồi.
HT hiểu lý duy nhất niệm Phật minh tâm kiến tánh tức đặng vãng sanh tuy thân tứ đại còn ở ta bà. Nhưng nghiệp chướng của HT còn nặng chỉ cầu nguyện đới nghiệp vãng sanh trong hạ phẩm đã mừng và có phước lắm rồi. Trong thời mạt pháp nương theo một câu danh hiệu A Di Đà Phật để thoát sanh tử luần hồi chứng nhập thánh chúng thiệt là khó tin đối với chúng sanh ở trong cõi ta bà. Nếu ai không có căn duyên sâu với Phật Di Đà thiệt khó chấp nhận. Nhưng chúng ta đừng có quên niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được ngài tiếp dẫn về Cực Lạc không nhất thiết phải là A Di Đà Phật đâu. Cho nên mình phải tùy duyên khuyên chỉ cho họ phương pháp khác để được lợi ích lớn.
Lập lại lời thuyết lý của Phật chư Tổ thì dễ nhưng đem cái thật sự tu hành kinh nghiệm của bản thân để giúp cho tất cả mọi người cùng tin cùng vãng sanh thì khó. Nếu dễ thì gia đình Phật tử nào cũng phải có sự tích người biết trước ngày giờ vãng sanh đúng không bạn.
Nói tóm lại HT hiểu không có pháp môn nào thù thắng hơn pháp môn niệm Phật để tự độ và độ tha. Nhưng không phải ai cũng có phước đức nhơn duyên để sử dụng pháp môn niệm Phật như thanh long bảo kiếm chém hết tà ma đâu. Thành ra HT đọc đi đọc lại và hỏi tại sao ngài Phổ Hiền và Quan Âm Đại Sĩ lại tự nhiên ban cho chúng sanh ở thời mạt pháp thần chú Đà Ra Ni hộ thân người niệm Phật. Bạn DAQH đọc lại và suy tư trong kinh Niệm Phật Ba La Mật nhe. Xin DAQH giải thích tại sao hai vị Đại Bồ Tát lại ban thêm thần chú thủ hộ cho người niệm Phật trong thời mạt pháp chi vậy? Phải có lý do đặc biệt gì chứ mà phàm phu mình chưa hiểu.
———————————————————————–
PHẨM THỨ BẢY
KHUYẾN PHÁT NIỆM PHẬT VÀ
ĐỌC TỤNG CHƠN NGÔN
Lúc bấy giờ, ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát bạch Phật rằng:
– Thưa Thế-Tôn, con nay vì thương tưởng chúng sanh nơi thời Mạt Pháp, khi ấy kiếp giảm, thọ mạng ngắn, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà-ra-ni nầy, để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực-Lạc. Gọi là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà-ra-ni. Liền nói thần chú:
Nam mô a di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa địa dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, dà di nị dà dà na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha.
Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh khiết. Ngày đêm sáu thời, mỗi thời tụng hai mươi mốt biến. Như vậy, diệt được các tội: Tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác, và hủy báng Chánh pháp. Thường được đức Phật A-Di-Đà hiện trên đỉnh đầu. Hiện đời an ổn, phước lạc. Hơi thở cuối cùng, được tùy nguyện mà vãng sanh Cực-Lạc. Hoặc tụng đến ba chục muôn biến, liền thấy Phật ngay trước mặt mình.
Bấy giờ, ngài Quán-Thế-Âm Đại Bồ-Tát bước ra trước Phật, bạch rằng:
– Nay con nương uy thần của đức A-Di-Đà, mà ban cho chúng sanh quyết chí niệm Phật thời Mạt pháp, một chân ngôn gọi là: Vô Lượng Thọ Như-Lai Chân Ngôn. Đây là tạng pháp bí mật của Phật A-Di-Đà, ẩn chứa vô biên thần lực tự tại bất tư nghị. Nếu hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, hoặc Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di lỡ phạm giới căn bản, tụng xong bảy biến liền trở lại được giới phẩm thanh tịnh. Tụng hai mươi mốt biến, tiêu diệt các tội: Tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác và tất cả chướng ngại trên bước tu hành đều trừ sạch. Hiện đời an lạc, thuận lợi, được sự nhiếp thọ của vô lượng Như-Lai. Tụng một muôn biến, tâm Bồ-đề hiển hiện nơi thân không quên mất. Thấy đức Phật phóng quang tụ trên đỉnh đầu. Người niệm Phật lần lần thể nhập tịnh tâm tròn sáng mát mẻ, tiêu tan tất cả phiền não. Khi lâm chung, hành giả niệm Phật liền thấy Phật A-Di-Đà cùng vô lượng muôn ức Bồ-Tát vây quanh, an ủi, tiếp dẫn. Người niệm Phật tức khắc được sanh về Thượng phẩm ở Cực-Lạc.
– Sau đây, con xin tuyên đọc Vô-Lượng-Thọ Như-Lai chân ngôn:
– Na mô rát na tờ gia gia gia, na mắc a ry gia, a mi ta pha gia, ta tha ga ta gia, a rờ ha tê, sam giác sam bút đa gia, ta đi gia tha: om a mờ rật tê, a mờ rật tô đờ pha vê, a mờ rật ta sam pha vê, a mờ rật ta ga ri phê, a mờ rật ta sít đê, a mờ rật ta tê rê, a mờ rật ta vi hờ rim tê, a mờ rật ta vi hờ rim ta, ga mi nê, a mờ rật ta ga ga na, ki ti ka rê, a mờ rật ta đun đa phi sờ va rê, sạc va rờ tha sa đa nê, sạc va kác ma, ka lê sa, ka sa, giam ka lê sờ va ha.
————————————
Nam Mô Thường Gia Hộ Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Pháp Môn Niệm Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
DAQH xin chào Huệ Tịnh,
Ba đời mười phương Như Lai thảy đều từ danh hiệu Phật mà phát sanh ra.
1) Hỏi: Người không có tín nguyện thiết niệm Phật thì DAQH lấy phương pháp gì để độ họ đây? Nếu ai không có căn duyên sâu với Phật Di Đà thiệt khó chấp nhận.
DAQH: Người tu niệm Phật mà vẫn không tin nơi trí Phật, tâm còn nghi ngờ nên không thể tinh tấn niệm Phật được, tức cái nhân vãng sanh của họ chưa đến lúc chín mùi. Chẳng phải trong kinh A Di Đà đã dạy: “Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về cõi đó,” hay sao?
Người muốn sanh về cõi Cực Lạc đều phải kiến lập chánh Nhân vãng sanh. Nương theo chánh Nhân ấy mới đạt cái Quả vãng sanh.
Còn kẻ tạo nghiệp Ngũ Vô Gián (Tà Định Tụ), hoặc những kẻ nửa tin nửa ngờ (Bất Định Tụ) thì thật sự chẳng thể vì sanh tử mà có thể “phát tâm Bồ Ðề, dùng tín nguyện sâu trì danh niệm Phật.” Vì thế họ chẳng thể kiến lập nổi cái Nhân vãng sanh thì làm sao có thể đạt được cái Quả vãng sanh?
Vì Thần lực của Phật tùy nơi tâm của chúng sanh mà xuất hiện. Vì thế mới có câu, “Phật không độ người không có duyên” là vậy. Phật chẳng thể đến kéo tay người ấy lôi về, Phật chẳng thể phan duyên như thế.
Trong Ðại Thừa Khởi Tín Luận còn cho rằng bậc Thập Tín Bồ Tát mà còn gọi là Bất Định Tụ, do vì lúc thì tiến lúc thì thoái, chẳng quyết định rõ ràng. Huống chi là phàm nhân chưa đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên.
Trừ khi họ phải có lòng tin đầy đủ sâu xa, phát nguyện vãng sanh chân thật thiết tha, thì dẫu niệm Phật có chưa đạt đến nhất tâm bất loạn, vẫn có thể nương cậy nơi Phật từ lực để được vãng sanh.
2) Hỏi: Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được ngài tiếp dẫn về Cực Lạc không nhất thiết phải là A Di Đà Phật đâu.
DAQH: Thưa DT, Ngài Quán Âm Bồ Tát không có phát cái nguyện tiếp dẫn khi còn tu nhân, nên không thể tiếp dẫn.
Nhưng Ngài có nguyện là Ngài sẽ hiện thân làm người hầu, một tay cầm phướng dài đi trước, một tay cầm tàng lọng quý giá theo sau để che chở, để đón rước người được Vãng Sanh về cõi Cực Lạc. (DAQH thấy thương Ngài quá!)
Nếu người lúc lâm chung, thấy Ngài Quán Âm hiện đến tiếp dẫn, rồi đi theo thì coi chừng đi về Quỷ đạo!
3) Hỏi: Vậy Bồ Tát ban chú đà ra ni để làm gì?
DAQH: Chú đà ra ni là câu nói bí mật, có oai lực thần dị không lường nổi do Phật, Bồ Tát từ trong Thiền Định phát ra.
Muốn trì chú đà ra ni được linh nghiệm phải tu “Tam Mật Tương Ưng”, tức Thân Khẩu Ý phải hằng miên mật thanh tịnh. DAQH thuộc hàng hạ căn, thấy mình không thể kham nổi nên chẳng dám nghĩ tới.
Hơn nữa, ngay câu mở đầu của chú Vãng Sanh là “Namo Amitabhaya Tathagataya/ Nam Mô A Di Ðà Như Lai,” đấy cũng chính là thánh hiệu Di Ðà bằng tiếng Phạn. Nên niệm A Di Đà cũng là gồm thâu cả niệm chú Vãng Sanh, vì thế DAQH chẳng còn lo chi thêm nữa.
Kính,
Diệu Âm Quảng Hồng
Phúc Bình có theo dõi những lời bàn luận của 2 vị liên hữu, các vị đúng là rất am hiểu về pháp môn Tịnh độ. Nhân đây cho phép phàm phu Phúc Bình có đôi nhời tham gia: Ngài Ấn Quang Đại sư đã có giảng thế này ” Một câu Phật hiệu bao quát hết cả toàn bộ giáo nghĩa Đại tạng không còn sót gì. Người thông Tông, thông giáo mới có thể làm người chân thật niệm Phật. Nhưng người cái gì cũng không biết, cái gì cũng chẳng làm được, miệng chỉ biết thưa thốt, cũng vẫn có thể làm người chân thật niệm Phật. Hai hạng người này có chân thật hay không, toàn là do mình nỗ lực hay không, có hành theo đúng giáo pháp hay không?” Cổ nhân bảo: ” Pháp môn Tịnh độ chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu trọn vẹn. Hàng Đăng địa Bồ tát chẳng biết được ít phần”. Phàm phu như PB là kẻ độn căn, sợ mình là kẻ thầy bói xem voi nên khi lựa chọn phương pháp hành trì không dám tìm hiểu nhiều, cố gắng theo những lời ngài Ấn Quang chỉ dạy để thực hành. Dẫu bậc Long trượng Bồ tát nào đó vì mình mà ban cho mật chú nào đó ngoài pháp niệm Phật để vãng sanh quyết cũng không theo.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật DAQH & PB.
DAQH: Chú đà ra ni là câu nói bí mật, có oai lực thần dị không lường nổi do Phật, Bồ Tát từ trong Thiền Định phát ra.
Muốn trì chú đà ra ni được linh nghiệm phải tu “Tam Mật Tương Ưng”, tức Thân Khẩu Ý phải hằng miên mật thanh tịnh. DAQH thuộc hàng hạ căn, thấy mình không thể kham nổi nên chẳng dám nghĩ tới.
HT: Nếu nói trì chú phải miên mật giữ thân khẩu ý hằng thanh tịnh vậy chắc người niệm Phật không cần hay sao? Người niệm Phật tán loạn dụng công à DAQH?
DAQH: Thưa DT, Ngài Quán Âm Bồ Tát không có phát cái nguyện tiếp dẫn khi còn tu nhân, nên không thể tiếp dẫn.
HT: Chuyện độ sanh tiếp dan chúng sanh thì pham phu như chúng ta không hiểu biết hết đâu. Nếu không chắc ăn không nên nói ra khiến nhiều người mất lòng tin. HT Tuyên Hoá là trong những vị chân tu đắt đạo gần đây cũng chuyên trì chú Đại Bi và niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát.
HT copy câu chuyện nầy cho DAQH đọc xem để có ai đang có lòng tin đối với ngài Quan Âm Bồ Tát được dũng mãnh tin tấn tiến lên cũng được tiếp dẫn về TPCL. Chính vì chúng ta là phàm phu nghiệp chướng nặng nề trong thời mạt pháp nên lấy trì chú trợ giúp cho chánh hạnh niệm Phật thành tựu viên mãn.
———————————————
-Thời Trung Hoa Dân Quốc, ở Thai Châu có vị tăng hiệu Thích Kim Trược, xuất gia nơi chùa Diên Thọ hồi 8 tuổI, đến 20 tuổI, thọ đại giới tại chùa Quốc Thanh. Trên đường tu hành, vị đại đức thầy thế độ của ông, chỉ khuyên tụng chú Đại Bi và trì thánh hiệu Quán Thế Âm, y lời mỗI ngày sư tụng chú 48 biến, ngoài ra chỉ chuyên tâm niệm thánh hiệu không cho gián đoạn. Trì tụng lâu ngày, những thói quen trần nhiễm lúc trước lần lần tiêu mòn, tâm tánh lần lần tỉnh sáng, ông xem danh lợi cuộc đời như mây bay bọt nước. Sư thường vì ngườI trị bịnh rất là hiệu nghiệm, nhưng không thọ tiền thù đáp. Có nhiều kẻ cầu hỏi xin truyền cho phương pháp, ông bảo: ‘Tôi chỉ trì chú Đại Bi và niệm Quán Thế Âm mà thôi’. Trong năm Mậu Thìn (dân quốc), sư trụ ở một am nhỏ, ban đêm bị ăn cướp vào khảo tiền. Sau khi chúng xét khắp am, thấy không có chi, nổI giận, đâm ông một dao ở tay mặt và hai dao ở bên trán. Thương thế tuy nặng, nhưng sư không chết. Vết đâm cũng dần lành, để lại ba dấu thẹo lớn ăn sâu vào. Đây cũng là nghiệp trái nhiều kiếp, do công đức trì niệm, nên chuyển quả báo nặng thành ra quả nhẹ ở hiện đời. Mùa hạ năm Kỷ Tị, sư đến Ninh Ba định an cư ở chùa A Dục Vương, nhưng vì số dự chúng đã đủ, mấy lần xin gia nhập, cũng không được hứa nhận. Chưa biết sẽ đi về đâu, ông ngồi tĩnh tọa trọn nửa ngày, không có lời hờn trách, sắc oán hận. Vị giám tự tăng thấy thế, đưa sư đến tạm ở nơi Dưỡng tâm đường. Ngày mãn hạ, vị tăng quản đường lại theo quy lệ, không cho ở. Sư bảo: ‘Chẳng bao lâu tôi sẽ sanh về Tây phương, xin từ bi cho tôi lưu lại trong một thời gian ngắn nữa’. Đến ngày 19 tháng 10, sư nói vớI đại chúng rằng: ‘Trong vòng 3 hôm nữa, tôi sẽ thoát ly biển khổ, sanh về Cực Lạc, xin khuyên bạn đồng tu thành tâm trì chú niệm Phật hoặc niệm Quán Âm, quyết định sẽ được vãng sanh. Vì Phật không bao giờ nói dối’. Lại bảo đức Quán Thế Âm Bồ tát tay cầm đài bạc thường hiện ở trước tôi’. Chúng cho là lờI nói phô, tỏ vẻ không tin. Qua ngày 21, trước giờ ngọ, sư đắp y len chánh điện lễ Phật, lại đến trước vị tăng quản đường từ tạ, nói sau giờ ngọ thờI mình sẽ vãng sanh. Lúc ấy, mọI ngườI còn cho là lờI nói dối. œến giờ ngọ, sư cùng đại chúng thọ trai, ăn đủ hai chén như mọI ngày không giảm. Lại bảo bạn đồng liêu rằng: ‘Theo quy lệ của nhà chùa, ngườI chết đưa thi hài vào núi sâu, tiền công khiêng đi phải bốn giác. Nay tôi không có vật chi, chỉ còn đôi dép, xin phụng tặng, nhờ thầy lo liệu giùm việc ấy’
Quả nhiên, sau thờI ngọ một giờ, sư ngồi day mặt về Tây, an ổn mà hóa. (trích Du Huệ Úc Sao Tập)
– Ấn Quang đại sư, một vị cao tăng cận đại ở Trung Hoa, thuở sanh bình, hết sức tự tu và hoằng hóa pháp môn tịnh độ, thường khóa của ngài ngoài thờI niệm Phật chánh thức, lại kiêm trì chú Đại Bi. Đại sư tu hành tinh tấn, sức từ bi cảm hóa đến hàng dị loại.
Năm Dân quốc thứ 19, ngài trụ ở chùa Báo Quốc, tại Thái Bình, trong tịnh thất, bỗng sanh ra vô số rệp, nhiều cho đến nỗi nó bò lên song cửa, trên mặt bàn. Có mấy vị đệ tử lo nghĩ đại sư già cả, không kham chịu sự quấy nhiễu, đôi ba phen xin vào trong thất dọn bắt. Ngài không cho và bảo: ‘Việc này chỉ trách mình kém đạo đức mà thôi. Thuở xưa một vị cao tăng cũng bị loài rệp phá rối, chịu không kham. Quở bảo nó phải dờI đi nơi khác, chúng liền đem nhau bò đi. Nay ta tu trì bất lực, nên không được sự cảm ứng như thế, lại còn nói gì?’ Ròi đại sư vẫn an nhiên mà ở, không để ý đến. Ít lâu sau, loài rệp bỗng nhiên tuyệt tích, ngài cũng không nói cho ai biết. Lúc ấy, gần tiết Đoan Ngọ, Đức Sum pháp sư chợt nhớ đến việc trước hỏi thăm, ngài bảo: ‘đã đi hết từ lâu, không còn con nào nữa’. Pháp sư cho là ngài lớn tuổI, mắt mờ yếu nên không thấy, quyết ý xin vào trong xem lại, quả nhiên chúng đã đi đâu hết sạch. Hay là nó cũng vì ngài dờI chỗ ư?
Đại sư thường gia trì chú Đại Bi vào nước, gạo hoặc tro sạch để cứu những chứng bịnh mà các y sư đều bó tay, hiệu nghiệm lạ lùng. Một ngày, nơi lầu Tàng Kinh của chùa phát hiện ra vô số mối trắng, đại sư ở trong thất, nghe nói, liền trì chú vào nước bảo rưới lên chú nguyện, loài mối cũng kéo nhau đi mất.
Những đệ tử ở xa bị bịnh dây dưa không hết, ngài khuyên nên trì chú vào gạo nấu ăn cho đến chừng nào hết bịnh mới thôi. Phương pháp đó gọi là Đại Bi Phạn. Cách nấu cơm, theo đại sư, nên khéo nấu gạo nước cho vừa chừng, đừng đổ nước nhiều rồi chắt ra, vì như thế đã hao củi lại mất chất bổ trong cơm, làm phí phạm của tiền mà tổn phước. Thuở còn nhỏ, ngài hay đau yếu, có ngườI giỏi về tướng pháp cho rằng chỉ thọ đến 38 tuổI là cùng. Nhưng sau đại sư sống khoẻ mạnh đến 80 tuổI mớI vãng sanh. NgườI chí tâm tu niệm hay cải đổI số mạng. Việc ấy quả có như thế ư?
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát!
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát!
A Di Đà Phật
Kính đến Huệ Tịnh,
ĐVCT có rất nhiều Phật tử vào đọc, kể cả lão tu và sơ tu, vì để tỏ lòng tôn trọng và cung kính đối với hết thảy mọi người nên khi trả lời sẽ không ai dám tự tiện trình bày theo ý riêng của cá nhân mình, nói sai thì sợ sơ tu đi lạc còn các lão tu sẽ nhíu mày. Xin HT rõ biết cho.
1) Mật Tông lấy ý chỉ “tam mật tương ứng” làm điều cốt lõi ngõ hầu ba nghiệp thân, khẩu, ý mau chóng khế hợp với tam mật của Như Lai, cho nên thành Phật ngay nơi thân này. DAQH thuộc hàng hạ căn nên thấy mình khó thể kham nổi. Còn ai khác cảm thấy thích hợp xin cứ tự nhiên.
Người nếu tu theo pháp niệm Phật sẽ hiểu: Nhất tâm bất loạn quyết định là do nơi tán tâm niệm Phật mà thành! Nếu ban đầu đã chẳng tán tâm niệm Phật thì làm sao thành tựu nổi nhất tâm?
Tổ sư nói: Tâm muốn hàng hai, chí chẳng quy nhất, làm sao có thể thành tựu pháp Tam Muội?
2) Trong kinh nói: “Niệm 62 ức số hằng hà sa danh hiệu các vị Bồ Tát, chẳng bằng niệm một tiếng Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, phước kia bằng nhau. Niệm vô lượng vô số danh hiệu đức Quán Thế Âm Bồ Tát, chẳng bằng niệm một tiếng Nam Mô Ðịa Tạng Vương Bồ Tát, phước kia bằng nhau.” Niệm Bồ Tát còn có sự khác nhau như thế, huống hồ câu niệm Phật?
Bồ Tát còn một phẩm vô minh chưa đoạn, cõi Tịnh chưa lập, vậy tiếp dẫn chúng sanh về đến cõi nào? Muốn hiểu kỹ thêm “chúng sanh được đới nghiệp vãng sanh” ra sao thì xin HT tìm đọc nơi kinh Vô Lượng Thọ, A Di Dà sẽ rõ.
Kính,
DAQH
A Di Đà Phật các Liên Hữu Tịnh Độ!
Các bạn hữu nào tu pháp môn Tịnh Độ nên đọc qua kinh nầy để tìm hiểu thêm lịch sử của Tây Phương Tam Thánh và Đức Bổn Sư Thích Ca Như Lai từ đâu mà kết duyên. Đọc xong chúng ta càng thấy ơn nặng cảm động của các ngài đối với chúng sanh ở cõi ta bà ác trược. Mỗi vị đóng một vai trò rất quan trọng mật thiết với nhau để tiếp dẫn chúng sanh nào phát bồ đề tâm nguyện sanh về TPCL tịnh độ. Chúc các bạn hữu có và được đức tín kiên cố vững chắc đối với các chư Phật Bồ Tát để trong kiếp vị lai thường hành bồ tát đạo giúp tiếp dẫn chúng sanh còn trong sanh tử luần hồi về CL để đền 4 trọng ơn.
KINH QUÁN THẾ ÂM BỒ-TÁT VÃNG SANH TỊNH ĐỘ BẢN DUYÊN
http://www.dichthuatphapam.net/site/dich-thuat/kinh/162-kinh-quan-the-am-bo-tat-vang-sanh-tinh-do-ban-duyen.html
———————————
Nam Mô Thường Gia Hộ Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Pháp Môn Niệm Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật Diệu Âm Quảng Hồng.
HT không dám chấp theo kiến thức phàm phu mà tự tiện trình bay cho các bạn đồng tu ở trên trang DVCT. HT chỉ góp ý kiến theo bằng chứng trong kinh đã thuyết và truyện thật người đã tu theo pháp môn Tịnh Độ qua chứ không dám suy đoán bậy bạ rồi nói cho bạn hữu nghe. Nếu ai có nghi ngờ thì nên trì đọc kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni rồi sẽ hiểu niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ được vãng sanh về Cực Lạc. Người cư sĩ tại gia chỉ cần thành tâm trì tụng chú Đại Bi hằng ngày để trợ giúp cho chánh hạnh niệm Phật Di Đà hay Quan Âm cũng có lợi ích. Đâu có cần nhất thiết phải bắt ấn mới linh ứng. Nói tóm lại ai tu ra sao tuỳ duyên HT không dám phê bình. Chỉ góp ý kiến của sự lợi ích trì chú phổ thông Đại Bi và Vãng Sanh mà Phật tử nào cũng biết. Chư Phật Bồ Tát khuyên người niệm Phật trong thời mạt pháp nên trì tụng chú để trợ giúp thành tựu tu hành dễ dàng hơn. Ai có duyên thì thật hành nếu không duyên thì thôi không thêm không bớt.
DAQH: 1) Mật Tông lấy ý chỉ “tam mật tương ứng” làm điều cốt lõi ngõ hầu ba nghiệp thân, khẩu, ý mau chóng khế hợp với tam mật của Như Lai, cho nên thành Phật ngay nơi thân này. DAQH thuộc hàng hạ căn nên thấy mình khó thể kham nổi. Còn ai khác cảm thấy thích hợp xin cứ tự nhiên.
HT: Nếu nói phải là thượng căn mới trì chú Đại Bi còn hạ căn không trì được không khác gì đem tâm phàm phu đi soi lường tâm Phật.
DAQH: Bồ Tát còn một phẩm vô minh chưa đoạn, cõi Tịnh chưa lập, vậy tiếp dẫn chúng sanh về đến cõi nào? Muốn hiểu kỹ thêm “chúng sanh được đới nghiệp vãng sanh” ra sao thì xin HT tìm đọc nơi kinh Vô Lượng Thọ, A Di Dà sẽ rõ.
HT: DAQH có dám bảo đảm là Bồ Tát Quan Âm không có oai thần để tiếp dẫn người niệm danh hiệu ngài về TPCL không? Xin cẩn thận khi suy đoán cái Đại hạnh nguyện của các Đại Bồ Tát. Nói sai làm các Phật tử niệm ngài Quan Âm nghi ngờ hậu quả không tốt cho lắm. Thôi tới đây HT không muốn bàn luận thêm nữa tuỳ duyên hoan hỷ.
——————
Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni:
Ngài A Nan lại bạch Phật: – Bạch đức Thế Tôn! Vị Bồ Tát Ma Ha Tát, bộ chủ của thần chú này, tôn hiệu là chi, mà khéo nói môn đà ra ni như thế?
Đức Phật bảo: – Vị Bồ Tát ấy hiệu là Quán Thế Âm Tự Tại, cũng tên là Nhiên Sách, cũng gọi là Thiên Quang Nhãn.
Này thiện nam tử! Quán Thế Âm Bồ Tát thần thông oai lực không thể nghĩ bàn, trong vô lượng kiếp về trước từng thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Vì nguyện lực đại bi, vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ Tát, vì muốn an vui thành thục cho chúng sanh, ngài mới giáng tích hiện làm Bồ Tát. Vậy ông và đại chúng, các hàng Bồ Tát, Ma Ha Tát, Phạm vương, Đế Thích, Long thần đều nên cung kính, chớ sanh lòng khinh mạn, xem thường. Nếu tất cả hàng trời, người thường xưng niệm, cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, sẽ được vô lượng phước diệt vô lượng tội , mạng chung sanh về cõi nước của Phật A Di Đà.
————————
Kinh Phật Ðảnh Thủ Lăng Nghiêm
Chương Ðại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông
Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giải
Công năng của Chú Lăng Nghiêm gồm có:
4. Thành tựu Pháp (Pháp giúp cho được thành tựu). Chúng ta trì Chú Lăng Nghiêm, thì bất luận chúng ta tu pháp môn gì, chú này cũng sẽ giúp chúng ta được thành tựu.
A Di Đà Phật
Kính đến cư sĩ Huệ Tịnh,
DAQH có 2 điều thắc mắc, xin Huệ Tịnh giải đáp giúp cho:
1) Xin cho DAQH biết tên của vị Bồ Tát nào đã và đang làm giáo chủ của cõi Tịnh Độ.
2) Trước đức Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, Tỳ Kheo Pháp Tạng từng lập thệ nguyện rằng: “Những nguyện con lập đây đều tối thắng hơn vô số cõi nước chư Phật.” Nếu như bất cứ vị Phật nào hay vị Bồ Tát nào cũng đều có thể tiếp dẫn chúng sanh đới nghiệp vãng sanh, như thế thì nguyện thứ 18 của tỳ kheo Pháp Tạng có gì đáng được gọi là thù thắng?
Nếu không có thù thắng, thì suy ra nguyện thứ 18 này của ngài vẫn chưa được gọi là thành tựu, nếu so với lời nguyện ‘đều tối thắng hơn’ như trên.
Và nếu nguyện này vẫn chưa thành tựu thì câu “thề chẳng lấy ngôi Chánh Giác” của Phật A Di Đà thành ra hư dối rồi chăng? Vì theo kinh VLT thì “Ngài Pháp Tạng đã thành Phật hiệu A Di Đà. Thành Phật đến nay đã mười kiếp,” vậy nên giải thích ra sao?
3) Tất cả các chú đà ra ni chỉ linh nghiệm khi tâm thanh tịnh tột cùng, nếu muốn trì chú đà ra ni thì một chữ cũng không được xao lãng, như thế mới khế hợp tương ứng với mật tạng của Phật và Bồ Tát. Như DAQH đã giải thích nhiều lần là bản thân DAQH không làm nổi, còn ai kham nổi xin cứ tự nhiên, chứ DAQH không hề ngăn cản.
Kính,
DAQH
A Di Đà Phật Diệu Âm Quảng Hồng.
DAQH: 1) Xin cho DAQH biết tên của vị Bồ Tát nào đã và đang làm giáo chủ của cõi Tịnh Độ.
HT: Chưa có danh Bồ Tát nào đã và đang làm giáo chủ của cõi Tịnh Độ nhưng nếu chấp vào danh từ nghĩa đen chỉ Phật là giáo chủ của cõi Tịnh Độ thì chỉ có Phật mới có quyền lực tiếp dẫn chúng sanh thì DAQH nên đọc trì kinh đại thừa như là kinh Hoa Nghiêm hiểu rõ thêm.
Ví dụ nếu nói theo thế tục ngoài đời tuy người đó làm chức phó giám đốc trong một công ty lớn. Khi có duyên muốn tuyển nhận một người vào trong công ty để làm việc thì có cần hỏi qua ông chủ không? Chắc chắn là không cần vì đã là chức phó giám đốc thì có uy lực quyền thế tự quyết định. Ngài Quan Âm và Đại Thế Chí là 2 vị phó giúp Phật Di Đà tiếp dẫn chúng sanh cũng thế. Chư Phật vả các Đại Bồ Tát nhập trong bất khả tư nghị tam muội để trợ giúp nhau tiếp độ chúng sanh trong mười phương pháp giới. Phàm phu trí thức nhỏ bé như HT chỉ có thể tin chứ không thể nghi.
DAQH: 2) Trước đức Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, Tỳ Kheo Pháp Tạng từng lập thệ nguyện rằng: “Những nguyện con lập đây đều tối thắng hơn vô số cõi nước chư Phật.” Nếu như bất cứ vị Phật nào hay vị Bồ Tát nào cũng đều có thể tiếp dẫn chúng sanh đới nghiệp vãng sanh, như thế thì nguyện thứ 18 của tỳ kheo Pháp Tạng có gì đáng được gọi là thù thắng?
HT: Chính vì các Đại thệ nguyện của ngài tỳ kheo Pháp Tạng quá thù thắng cho nên mười phương chư Phật chư Bồ Tát thiên thần đều ủng hộ giúp ngài khuyên chỉ dạy chúng sanh nên phát nguyện sanh về cõi hiện nay đang thuyết pháp là Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. Chư Phật chư Bồ Tát hiện thân tu hành làm Tổ như Đại sư Ấn Quan gần đây (hóa thân của Đại Thế Chí) chỉ dạy truyền lại pháp môn niệm Phật cho chúng ta nắm vững để thật hành đúng pháp khi lâm chung Phật Di Đà theo thệ nguyện đến tiếp dẫn. Một vị thì chỉ đường tới bờ bến tàu một vị luôn luôn ngồi trên tàu lớn đợi để tiếp dẫn.
Nhu vậy HT hỏi DAQH mình được vãng sanh về Cực Lạc chỉ do ơn sâu Đức Phật Di Đà tiếp dẫn hay sao? Ngài Pháp Tạng đã thành Phật hiệu A Di Đà do sự nỗ lực tu hành và mười phương Tam Bảo oai thần lực gia hộ niệm. Đại nguyện lực của Phật Di Đà và mười phương Tam Bảo kết hợp lại thành một để hộ niệm cho chúng sanh pháp môn niệm Phật vãng sanh về cõi Tịnh Ðộ của Phật A Di Đà. Ai tụng kinh Di Đà cũng biết Đông phương, Nam phương, Tây phương, Bắc phương, Hạ phương, Thượng phương thế giới trong lời kinh:
“như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thật ngôn: Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh.”
Chư Phật khởi lòng từ bi hiện thân đóng kịch làm chư Bồ Tát Tổ khuyên chỉ dạy chúng sanh mục đích tiếp dẫn về cõi Tịnh Độ mà mình không biết. Thành ra nói chữ tiếp dẫn mà chấp theo văn chữ nghĩa đen thì không chính xác. Chúng ta đọc trì kinh đại thừa phải hiểu theo nghĩa bóng mới hy vọng thâm nhập một phần nào của lời kinh thuyết. Cho nên trong thời mạt pháp người tu niệm Phật phải biết ơn mười phương Tam Bảo oai thần gia hộ khi được vãng sanh về cõi Tịnh Độ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
xin chào cư sĩ Diệu Âm, xin cư sĩ gửi video của thầy Thích Giác Nhàn cho Diệu Loan.Vì video trên không còn xem được nữa và cám ơn Diệu Âm đã chia sẻ những tin tức quí báu này.
NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT MA HA TÁT
Link video đã được cập nhật lại. Cảm ơn chị đã cho biết và xin lỗi vì sự bất tiện vừa qua. A Di Đà Phật.
Rất cảm ơn, rất hoan hỉ.