Nếu thật sự tu, y theo kinh văn mà tiến bộ từng ngày, nâng cao từng ngày thì thật là vượt qua Phổ Hiền [Hạnh siêu Phổ Hiền đăng bỉ ngạn (Hạnh hơn hạnh Phổ Hiền lên bờ giác)]. Phật không nói một câu giả nào, không nói một câu dối nào, từng câu từng chữ Phật dạy chúng ta đều là thật cả. Bồ tát Phổ Hiền đã tu vô lượng kiếp mới có thành quả này, nhưng bạn trong một đời thì có thể thành công. Nguyên nhân nào làm Bồ tát Phổ Hiền tự than là không sánh bằng vậy? Bồ tát Phổ Hiền trong nhiều kiếp không gặp được pháp môn này, nên phải trải qua rất nhiều gian khổ, thời gian kéo ra rất dài, đấy là Ngài không may mắn như bạn. Chúng ta thật rất may mắn, trong một thời gian ngắn liền gặp pháp môn này, nên chúng ta phải nên quý trọng pháp môn này.
Chúng ta thử nghĩ xem: Văn Thù, Phổ Hiền tu vô lượng kiếp mới vào được thế giới Hoa Tạng, mới biết được pháp môn niệm Phật. Chúng ta hôm nay vừa bắt đầu học Phật thì gặp ngay pháp môn này, bốn mươi mốt vị pháp thân đại sĩ trong Hoa Tạng Hải Hội gặp bạn, không ai là không khâm phục bạn cả. Các Ngài đã tu vô lượng kiếp rồi mới gặp con đường này, bạn không cần phí chút sức lực nào mà cũng đi theo con đường này. Các Ngài đầy đủ tín, nguyện, hạnh cầu sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, thấy Phật thành Phật; chúng ta hôm nay cũng dùng lý luận, phương pháp giống y như vậy, vãng sanh Tây Phương thấy Phật thành Phật, hoàn toàn không khác với các Ngài. Các Ngài đã phí công trong vô lượng A Tăng kỳ kiếp, các Ngài gặp chúng ta làm sao lại không khâm phục, không bảo hộ cơ chứ? Không cần phải đợi Phật A Di Đà phái đi mà Bồ tát tự động đến bảo hộ.
Cổ Đại đức đã từng nói: pháp môn niệm Phật là Đại thừa của Đại thừa, Nhất thừa của Nhất thừa, là pháp môn cao tột cùng. Cái gì của pháp môn này cũng là đệ nhất: kinh là đệ nhất, pháp là đệ nhất, đệ tử tu học theo pháp môn này cũng là đệ nhất. Đây là điều đáng để cho chúng ta đặc biệt quý trọng.
Học Phật nhất định phải biết rằng thế giới này thật sự là khổ, nhất định phải giác ngộ rằng sanh tử là việc lớn, vô thường đến nhanh. Không gặp được pháp môn niệm Phật thì đành chịu; đã gặp được pháp môn này thì nhất định phải cầu nguyện vãng sanh. Sanh đến Thế giới Tây Phương Cực lạc mới là rốt ráo viên mãn thật sự, có được cái vui thật sự.
Chúng ta trong một đời không gặp được pháp môn niệm Phật thì không có cách gì rồi, còn đã gặp được pháp môn này mà lại bỏ qua thì đây là sai lầm lớn nhất, không có gì có thể bù đắp lại được.
Ngày nay chúng ta may mắn gặp được pháp môn niệm Phật. Pháp môn niệm Phật là “đới nghiệp vãng sanh”, một phẩm trong tám mươi tám phẩm kiến hoặc chưa dứt vẫn có thể vãng sanh, có thể thành tựu. Món hời như vậy đi đâu cũng không tìm thấy đâu. Vì thế mọi người phải quý trọng pháp môn này.
Tu hành đời đời kiếp kiếp, sai lầm là xem thường Tịnh Độ, không chịu phát nguyện vãng sanh, đây là sai lầm lớn. Trong một đời này may mắn lại gặp được pháp môn Tịnh Độ, đừng lại phạm sai lầm nữa mới có thể một đời thành tựu.
Trích Niệm Phật Thành Phật
Lão pháp sư Tịnh Không giảng
Một vị cư sĩ Diệu Âm biên soạn
Chúng đệ tử Diệu Âm (Sen Vàng) chuyển ngữ
Con là một đứa con bất hiếu nhất ở thế gian và cả với Đấng từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật và đức A Di Đà Phật. Ngày nay con được gặp pháp môn Tịnh độ thù thắng như vậy mà dường như con đang để mất cơ hội một lần nữa để về với cha Di đà. Mấy ngày qua con đang nảy mầm lại những cái xấu nhất của con, tập khí dâm dục, tâm sân hận đã chiếm lãnh tâm trí con. Con đã hư đốn đến mức này sao, con đã quyết lòng về với cha trong đời này mà giờ đây tâm trí con đang rong rủi theo những mầm móng của tam đồ, dù biết rằng như thế nhưng sao nghị lực trong con sao yếu ớt quá, nguyện lực của con sao hờ hửng quá. Con cầu xin các ngài hãy cho con sức mạnh và sáng suốt tâm trí con để con vượt qua sóng gio1 này. Đứa con ngỗ nghịch của cha đang rối bời. Cha có biết cho lòng con không?
Nam mô a di đà phật!
Thế giới Sa Bà là một lò luyện lớn, ai chịu được chưng luyện sẽ không còn là người trong thế gian nữa. Ai không chịu nổi sự chưng luyện thì lò luyện lớn lao bèn thành món đồ độc hại, thành món đồ gây khổ não, ấy là do tùy mỗi người mà tự được lợi ích.
Ấn Quang Pháp sư văn sao
Mình cũng theo pháp môn tịnh độ và đã ăn chay trường được hơn một tháng, mình đã sụt 2 ký. Người thân bạn bè khuyên nên uống thêm sữa bò để khỏi bị suy dinh dưỡng, mong các vị đồng tu cho ý kiến, mình uống sữa bò thì có sao ko ?
@Tịnh hữu: Đạo hữu vẫn có thể uống thêm sữa bò, ngài Ấn Quang chỉ phê phán những ai ăn chay trường mà vẫn ăn trứng.Không thấy nói đến vụ uống sữa.
Ăn chay nhưng sức khỏe phải tốt thì mới có sức tu tập, ăn không đúng cách, khắc khổ quá dẫn đến suy nhược cơ thể thì tu tập sao nổi.Nếu người cao tuổi thì uống sữa bình thường, thanh niên đang tuổi lao động, chơi thể thao thì đạo hữu có thể dung sữa bột dinh dưỡng thể thao. Hàm lượng mình tự cân đối cho phù hợp, vì sữa này năng lượng calo rất nhiều.
Lão Pháp sư Tịnh Không nói như vậy mình có chút hoang mang, mong các đạo hữu từ bi chỉ rõ điểm này; Bồ tát Phổ hiền có thật sự không gặp pháp môn tịnh độ này trong vô lượng kiếp hay không? Hay Ngài muốn thị hiện cho chúng ta biết rằng gặp được pháp môn này là đại nhân duyên đại phước đức như chư tổ đã từng khuyến tấn?
Chào đạo hữu,
Ta nói thật cho ông rõ: Việc Ngài Phổ Hiền có thật sự ko gặp pháp môn Tịnh Độ này trong vô lượng kiếp hay không, điều này chẳng quan trọng so với việc ông gặp được pháp môn Tịnh Độ trong đời này rồi ÔNG CÓ THÀNH TỰU, CÓ ĐƯỢC VÃNG SANH HAY KHÔNG? Phật pháp là chỉ dạy cho chính mình chứ chẳng phải dạy cho người khác, ông có hiểu câu này ko?
Lại nói rõ Ngài Phổ Hiền đã vãng sanh rồi, đã thành Phật rồi mà nay ông và ta vẫn còn trôi lăn trong luân hồi, thì đủ biết rõ từ vô lượng kiếp chúng ta cũng đã tu tập Phật pháp, niệm Phật, cúng dường vô lượng chư Phật rồi…gặp gỡ pháp môn niệm Phật cũng là ko biết là bao nhiêu lần, thế mà vẫn ko thể vãng sanh được…Nay nhân duyên đời này đầy đủ, lại có thân người, lại được nghe Phật pháp, đặc biệt lại có thể tiếp nhận pháp môn niệm Phật…thế thì phải tự hỏi bản thân mình là chúng ta có biết tận dụng nhân duyên hiếm có trong một đời này mà vãng sanh bất thối thành Phật hay không? Hay lại tiếp tục bỏ lỡ qua cơ hội hiếm có này, nói như cư sĩ Bàng Tế Thanh là “hi hữu từ vô lượng kiếp đến nay mới được gặp”?
Ông nên buông xả thân tâm, thành kính chuyên tu, nhất tâm nhất hướng chuyên nghe đĩa giảng của HT. Tịnh Không một ngày 8h thì sau một thời gian khoảng 3 năm – tất cả nghi hoặc đều chẳng còn nữa, phiền não nhẹ, trí huệ thêm lớn…Tâm ông còn nghi là do ông còn tu xen tạp, chẳng được chuyên nhất, nên tín tâm ko vững. Người chuyên tu sau một thời gian thì chẳng còn nghi nữa.
Người học Phật ngày nay ưa chuộng cao xa, thần kỳ chẳng biết chú trọng thực chất, chẳng biết công đức bất khả tư nghì của 4 chữ A Di Đà Phật, vội vàng qua loa coi thường 4 chữ này mà chẳng biết toàn thể Kinh Điển đều không ngoài 4 chữ này, thành Phật thành Tổ cũng chẳng ngoài 4 chữ này…Thật đáng thương thay…
Ông chẳng nên theo thói người đời mà học rộng, đa văn. Đây chẳng phải căn cơ của ông và ta có thể kham nổi. Ta khuyên ông nên thường dán 4 chữ “THÀNH KÍNH CHUYÊN TU” tại nhà, mỗi ngày lấy đây là cương lĩnh tu hành, thực hành 4 chữ này 10 năm thì thành tựu.
Ta kiến thức nông cạn, chả nói cao xa, chỉ lượm lặt lời Phật lời Tổ cùng khuyến tấn với Ông, cũng là tự nhắc nhở chính mình vậy.
Ông nên khéo nghĩ mà ghi nhớ làm theo, tương lai sẽ là một mảng sáng lạng, cũng chẳng uổng phí một đời người.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Xin chào các liên hữu. Mình có một số phiền não mong các liên hữu có thể giúp mình.
1) Lúc mới bắt đầu tìm hiểu phật pháp (lúc đó mình chưa biết pháp môn Tịnh Độ), mình có tìm hiểu kinh Lăng Nghiêm và Đại Bi chú. Mình in từ trên mạng ra và cũng từng trì tụng. Đến khi mình biết pháp môn Tịnh Độ thì mình chỉ niệm Nam Mô A Di Đà Phật thôi. Mình bây giờ không biết cất kinh và chú ở đâu để không phạm tội bất kính với kinh nữa. Nhà mình không có chỗ cất. Giờ mình bỏ bản in của kinh và sách vào trong bìa hồ sơ, để trong balo của mình. Khi bỏ đồ vào balo mình luôn để kinh và sách trên cùng. Nhưng vì lí do công việc không phải lúc nào mình cũng bỏ balo trên chỗ cao được . Mình sợ để balo chứa kinh dưới thấp sẽ bất kính. Để ở nhà cũng không được. Người nhà không biết làm điều gì bất kính với kinh nữa thì tội lỗi tội lỗi . Mình phải làm sao đây
2) Dạo gần đây mình hay mơ những giấc mơ lạ. Mơ thấy lúc nhỏ chơi với bạn đã tạo khẩu nghiệp ác khẩu như nói bạn ngu như bò, mập như heo. Thấy khi lớn lên thì hay cãi lời cha mẹ,lừa gạt tình cảm con gái. Bây giờ mình biết đó là tội nghiệp rất nặng. Có phải đó là điềm báo mình sắp trả quả ác rồi không
1/Ta rất mừng khi thấy Ông có thể bắt đầu chuyên tu, các cuốn Kinh khác ông có thể cúng dường cho Chùa để Quý Thầy tùy duyên sử dụng hoặc phân phát cho người hữu duyên, hoặc có một số điểm ăn chay họ cũng phát sách/Kinh Phật miễn phí – ông cũng có thể gửi sách Kinh ở đó. Kinh sách không dùng đến thì nên nhanh tay chuyển tặng cho người thì có công đức, để Kinh sách trong nhà mà chẳng thể đọc tụng thì là si mê. Lại còn có hạng chúng sanh cứ cúng Kinh cho Phật trong phòng thờ để cầu phước, cứ tưởng vậy là đúng pháp nhưng chẳng biết là si mê điên đảo. Kinh là do Phật giảng ra, nay cúng Kinh cho Phật để làm gì? Phật đâu cần chúng ta cúng Kinh Phật, mà chúng ta phải nương vào Kinh Điển, thọ trì đọc tụng, y giáo phụng hành…Phước đức từ đây mà sanh ra chứ nào nói cúng Kinh như vậy là có phước đức đâu…Đây vẫn là mê tín, si mê điên đảo.
2/Những gì ông mơ chính là nghiệp thức từ trong tâm thức của ông tuôn ra, đó là việc bình thường, chẳng phải quá lo ngại. Là phàm phu ai mà chẳng tạo tội? Nay Ông biết hồi đầu đoạn ác tu thiện thì quá tốt rồi, còn quả báo thiện ác nếu có đến thì Ông nên an nhiên tiếp nhận, chẳng nên sanh tâm yêu thích hay quá lo nghĩ, cứ nhiếp tâm niệm A Di Đà Phật là được, nghiệp báo nặng nhất cũng chỉ là mất mạng, chết rồi thì vãng sanh về với Phật là việc đáng mừng, vậy tại sao phải lo? Người còn tham sống sợ chết niệm Phật chẳng thể vãng sanh. Ông nên khéo nghĩ mà phản tỉnh.
Thôi chào ông.
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính Đạo hữu Không Tâm cắt nghĩa giúp cho Giác Thiện hiểu nghĩa của chữ TA.
Xin đa tạ!
Giác Thiện
Này Ông Giác Thiện:
“Chúng ta” là chỉ cho số đông khi xưng hô.
“Ta” là danh từ đơn chỉ nói một người hay cá nhân xưng hô, giống như “Tôi” và “chúng tôi” vậy.
Đây là cách xưng hô giao tiếp thông thường của một phàm phu còn nhiều phiền não, “TA” chính là có NGÃ, không có TA thì vô ngã rồi. Ông đã hiểu rõ chữ “TA” chưa?
Ta nói thật cho ông biết, có hai hạng người:
Hạng người thứ nhất: Nếu nghe được âm thanh “TA” này mà sanh phiền não thì là phàm phu, học Phật khi đó cũng chỉ loanh quanh ngoài cửa, chưa thật bước vào nhà Như Lai.
Hạng người thứ hai: Nếu nghe được âm thanh “TA” này mà tâm chẳng mảy may động tịnh, lại có thể sanh tâm cung kính lắng nghe, cái tâm cung kính này chẳng hề biến đổi theo cảnh duyên bên ngoài thì họ đã bước vào nhà Như Lai. Trên đường tu học, phàm phu Không Tâm như ta đi sau người đó rất xa vậy…
Này ông Giác Thiện, ông tự nghĩ xem ông đã bước vào nhà Như Lai chưa?
Ta thì bước trong bước ngoài chả có bước nào coi được.
Ông hãy bảo trọng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin cho con hỏi: Con nghe nhiều người khuyên rằng mình nên niệm Phật 6 chữ thì tốt hơn, cũng có người khuyên nên niệm 4 chữ thì tốt hơn, xin cho con biết ý kiến của ông về vấn đề này.
Cám ơn ông.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Chào bạn:
Câu hỏi của bạn đã được giải đáp tại:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/01/niem-phat-the-nao-moi-dung-va-nhat-tam-bat-loan-la-sao/
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính Đạo hữu Không Tâm,
Người „còn bước trong bước ngoài“ thì tuyệt nhiên chẳng nên bắt chước dùng ngôn ngữ của những bậc đại triệt đại ngộ. Các bậc Tôn túc, Chư Tổ, các bậc Trưởng thượng, và ngay cả HT Tịnh Không – Bậc Thiện Tri Thức ưu tú nhất của thời đại cũng chẳng dám dùng chữ TA khi giao tiếp và nói pháp.
Những kiến giải về Phật pháp của Không Tâm rất có ấn tượng, nhưng trước khi kiến giải phải nên quán sát kỹ căn cơ của mọi người, rồi mới nói pháp, thời kết quả sẽ được viên mãn.
HT Tịnh Không luôn nhắc nhở: Một phần khiêm tốn được một phần lợi ích; 10 phần khiêm tốn được mười phần lợi ích. Không Tâm tự cho mình còn phàm phu nhưng những từ ngữ kiến giải cho các Đạo hữu lại rất tăng thượng mạn. Như vậy là ngỡ thân phàm mà tâm chẳng phàm.
Thân là dụng của tâm. Khẩu cuồng ngông bởi ý sanh điên đảo. Điều này thật hệ trọng lắm thay.
TA chính là tội; TA chính là tham, sân, si, mạn; TA chính là vô minh; TA là uế trược. Vì những thứ uế trược đó mà TA trôi lăn trong lục đạo luân hồi; mà chẳng thấy Chân Ngã của chính mình.
Đức Thế Tôn nói: „Đức Như Lai trọn chẳng có quan niệm ta là Phật, ta là vô thượng chánh giác, ta là Thế Tôn, ta là đạo, ta có thể thuyết pháp làm cho người khác nghe và thọ trì…“. Bởi nếu còn „ta“ tất còn có chấp tướng.
Tổ Huệ Năng cũng dạy: Phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ-đề.
Khoảng cách giữa phàm phu và Phật, phiền não và bồ đề vốn trong một sát na.
Nam Mô A Di Đà Phật
Giác Thiện
Ông nói đúng lắm: Vậy KT phàm phu này chân thành xin lỗi với ông và mọi người vậy. Nếu dùng từ “Ta” mà khiến mọi người sanh phiền não thì chắc là tôi sai rồi, nay phải sửa lại thành “Tôi” chắc đạo hữu Giác Thiện sẽ hoan hỉ hơn…
Nếu ông xem kỹ những lời tôi chia sẻ thì ông sẽ thấy tôi chẳng có đưa ra ý kiến riêng của chính mình, chỉ toàn nương vào lời Phật, lời Tổ gom nhặt mà trình bày lại mà thôi. Tôi chẳng có ý cho mình là người đại triệt đại ngộ, chẳng qua phàm phu này nhớ được chỗ nào từ trong lời Phật dạy và lời chư tổ mà thấy hợp với câu chuyện của các bạn thì tôi lặp lại mà thôi.
Những lời ông khuyên là rất đúng đắn: Người tu ngày nay nếu ko cẩn thận thì rất dễ bị cái tâm ngạo mạn nó điều khiển mà ko hay biết, ngay trong đó thì liền đọa lạc rồi. Cũng may là có ông nhắc nhở, ông chính là thiện tri thức của KT này rồi.
Lời của KT thường thẳng thắn, khó nghe nên nếu có chỗ ông ko vừa ý thì ông cứ thẳng thắn góp ý.
KT này xin chân thành cảm tạ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Xin chào sư phụ Không Tâm:
Nhờ SP giải thích dùm câu: “trong hoạ có phước, trong phước có họa”??? Độ chưa hiểu???
Cảm ơn SP Không Tâm rất nhiều.
A Di Đà Phật…
Xin chào đạo hữu Tịnh Độ:
Ông chẳng nên xưng hô ngược ngạo như thế, KT này không thể làm Thầy của ông, được cùng ông và mọi người trao đổi Phật pháp là quý rồi, nên tôi chẳng dám nhận hai từ “sư phụ” mà ông xưng hô. Ông chỉ cần xem KT này như 1 người bạn là tốt rồi.
Ông nên hướng đến HT. Tịnh Không mà học tập, Ngài là đại thiện tri thức của người niệm Phật chúng ta, chứ phàm phu KT này ko xứng đáng cho ông học tập theo. Đó là tôi nói lời thật.
Ông muốn tìm hiểu biết rõ về “Họa Phước” – 2 chữ này chính là nằm trọn trong cuốn Thái Thượng Cảm Ứng Thiên. HT Tịnh Không có giảng bộ đĩa này, đã được Thầy Vọng Tây dịch sang tiếng Việt trọn bộ, ông nên xem qua:
http://www.tinhkhongphapngu.net/index.php?option=com_hwdvideoshare&task=viewcategory&Itemid=34&cat_id=23
Vẫn là nên tuân thủ theo nguyên tắc: “Thành Kính Chuyên Tu”. Một ngày nghe một đĩa, một đĩa nghe 10 lần thì liền có được thành tựu.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Xin chào các bạn đồng tu:
Chào Giác Thiện câu hỏi của bạn ngày 8/5/14 gởi cho Không Tâm và Tịnh Độ, mình chỉ đưa ra câu hỏi thôi? Về Phật pháp Độ còn kém lắm nên chưa biết trả lời. Độ nghĩ GT nhầm giữa Tịnh độ và bạn Tịnh Thái. TT đã trả lời thắc mắc của GT? Bạn Tịnh Thái đã trả lời nhiều câu hỏi của Độ rất hay , đã giúp mình sửa lỗi từ từ. Cảm ơn các bạn đồng tu và TT. Từ đây mình ko lẽ loi nữa vì ‘tu hành có bạn’. GT mình đang tu trong nghịch cảnh? Lúc nhận tin các bạn trả lời Độ rất vui.
GT có thể cho Độ ý kiến về câu:’ trong hoạ có phước, trong phước có hoạ’??? Cảm ơn GT vì mình trong cảnh câu này?
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật, chào liên hữu Tịnh Độ.
Câu bạn hỏi “Trong phước có họa, trong họa có phước” TLPT sẽ lấy câu chuyện “Tái ông thất mã” làm ví dụ để tự bạn nhìn rõ tính hai mặt của phước và họa nhé. Trong phước đã chứa sẵn mầm họa. Trong họa luôn chứa sẵn mầm phước. Phước càng lớn, họa càng lớn và ngược lại họa càng lớn, phước càng lớn. Trong cái được có cái mất. Trong cái mất có cái được. Đó là tính hai mặt của phước họa, được mất.
Sách Hoài Nam Tử có chép một câu chuyện như sau:
“Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần Trường thành, có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất dạng. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.
Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tỉnh nói: Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi.
Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ.
Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây.
Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi.
Con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Có lần con ông lão không cẩn thận để ngựa Hồ hất xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão bị què chân, tật nguyền.
Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.
Ông lão thản nhiên nói: Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà được phúc.
Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia đình.”
Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy rằng hai điều họa phước cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được phước thì không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái họa sẽ đến. Khi gặp điều họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần. Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước tái ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính Đạo hữu Không Tâm,
Cái tên KT ý nghĩa tròn đầy: Tâm vô sở trụ=tâm không còn nơi nào để trụ=vô trụ mà trụ, trụ mà vô trụ=đại triệt đại ngộ.
Chúng ta đều là người đang lọ mọ học pháp, vì thế chẳng thể tránh: miệng nói mà tâm chẳng hành. Để đạt được cảnh giới tâm-khẩu nhất như có lẽ nó là hành trình còn nhiều chông gai trước mặt.
Pháp Sư Tịnh Không nói: Người niệm Phật phải luôn lấy Giới-Định-Huệ làm đầu. Bởi có Giới mới có Định, có Định mới sanh Huệ. Do vậy Giới-Định-Huệ tuy ba mà một, tuy một mà ba. Vậy Giới là gì? Là Thanh tịnh; Định là gì? Là bình đẳng. Huệ là gì? Là giác. Gộp lại: Giới-Định-Huệ=Thanh tịnh-bình đẳng-giác. Tâm chẳng thanh tịnh tất đối cảnh, tiếp vật sẽ chẳng thể bình đẳng (có ông-tôi=còn nhân-ngã; còn có kẻ độ và người độ) cũng vì thế mà giác chẳng thể hiện tiền.
Trong kinh Kim Cang Phật nói: “Độ vô lượng, vô biên những chúng sanh nhưng chẳng có người độ và kẻ độ”. Nếu còn có người độ và kẻ độ tất còn có nhân-ngã, còn có thọ nhận, chính là nhắc nhở chúng ta: phải luôn thanh tịnh-bình đẳng-giác trong đối người, tiếp vật.
Khi ta dùng tâm phàm để nói chuyện phàm=tâm ấy không có giới, không giữ giới=chẳng thanh tịnh; vì không có giới (không giữ giới) nên chẳng có định=chẳng bình đẳng; và vì không có định nên chẳng thể sanh huệ=chẳng thể giác.
Hai chữ “phàm phu” chúng ta khi học Phật pháp thường rất hay nói, hay nhắc tới và nhiều khi thích nói. Về lý dường như là sự khiêm kính trước mọi người. Nhưng về sự nhiều khi lại không tương ưng. Nghĩa là tâm-ý chẳng hợp nhất. Cụm từ: “phàm phu lè tè sát đất” mà HT Tịnh Không luôn nói là Ngài muốn nhắc nhở, khuyến cáo chúng ta: phải luôn cảnh giác cái tâm phàm phu của chính mình, bởi tâm ấy là tâm điên đảo vọng tưởng, tâm đầy phân biệt, chấp trước, đầy phiền não và uế trược=tâm vô minh. Do vậy, chẳng phải cứ luôn miệng nói chỉ có tớ là kẻ phàm phu, còn các bạn đều là bậc đại nhân, đại đức, đại thiện tri thức… thì mình đã thực đúng là phàm phu. Nói thế mà tâm mình thực hành đúng như lời nói=thực sự khiêm cung lễ kính=có giới-có định-có huệ=thanh tịnh-bình đẳng-giác; ngược lại đó là nguỵ phàm phu=miệng nói tâm chẳng hành.
Phật nói về thiện tri thức như sau: “Hàng thiện tri thức có thể chỉ dạy cho chúng sanh xa lìa mười điều ác, tu hành mười điều lành, do nghĩa nầy nên gọi là thiện tri thức. Lại hàng thiện tri thức lời nói đúng như pháp thật hành đúng như lời nói, chính là tự mình chẳng sát sanh cũng bảo người chẳng sát sanh, nhẫn đến tự mình có chánh kiến, cũng đem chánh kiến dạy cho người.
Nếu có thể được như đây thời gọi là chơn thiệt thiện tri thức. Tự mình tu tập Bồ Đề cũng có thể dạy người tu hành Bồ Đề. Tự mình tu hành chánh tín, trì giới, bố thí, đa văn, trí huệ, cũng có thể dạy người như vậy, do đây nên gọi là thiện tri thức.
Nầy Thiện nam tử ! Hàng thiện tri thức có thiện pháp. Những gì là thiện pháp? Những việc của mình thật hành chẳng mong cầu tự vui, mà thường vì chúng sanh cầu an vui, thấy người khác có lỗi không rao nói, miệng thường tuyên nói những việc thuần thiện, do đây nên gọi là thiện tri thức“.
Thực ra mỗi chúng ta chính là (đang học) để trở thành một thiện tri thức. Một niệm mê=phàm phu; Một niệm trí tức Phật. Ngay sau niệm mê đó ta giác ngộ, ta sám hối=niệm ấy đồng với niệm của Phật: có Giới-định-huệ=có thanh tịnh-bình đẳng-giác=niệm của thiện tri thức.
Mong rằng mỗi mỗi chúng ta đều là, đều có thể trở thành thiện tri thức. Làm được thế mới chẳng uổng công chúng ta học Phật pháp và cũng chẳng uổng công đấng Bổn sư và Phật A Di Đà luôn mong mỏi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Giác Thiện
Ông Giác Thiện kính mến,
Tôi xin cám ơn lời chia sẻ chân thành của ông. Cũng thiết nghĩ ông cũng đừng quá chấp chặt vào câu chữ xưng hô trong giao tiếp hằng ngày mà kẹt vào đó, tôi nghĩ ông cũng nên thoáng thoáng một chút, chứ không khi giao tiếp hằng ngày ông liền bị rất nhiều chướng ngại – tâm ông chẳng thể thanh tịnh khi một người nào đó xưng hô không “đúng” như “ông nghĩ” hay ông “mong đợi”. Khi đó mình sẽ có phiền não rồi chăng? Mà phiền não này có phải đến từ người “khó chịu” “ngã mạn” xưng hô “ko đúng” kia chăng? Chắc ông cũng hiểu rõ là ko phải, vì sao là ko phải? Vì “cảnh duyên không tốt xấu – tốt xấu tại tâm mình” – ông có nghĩ thấu được câu này của tổ sư Ngẫu Ích hay không?
Nhớ lại năm xưa, các đệ tử của Thế Tôn trước và sau khi chứng quả cũng là thuận theo cách xưng hô trong đời sống này mà xưng hô với nhau cũng là “Ông – Tôi” bình thường, vậy thì các Ngài còn Ngã hay Vô Ngã? Đức Phật nói “Ta” xuyên suốt 49 năm thuyết pháp thì chẳng lẽ mình lại cho Ngài là phàm phu nếu như mình cứ chấp chặt vào cách xưng hô của Ngài?
Lại nói nếu mình có thể khiêm cung đến mức xưng “con” và xưng hô người khác là “Thầy” là “sư phụ” thì mình còn Ngã hay Vô Ngã? Còn có tướng Nhân tướng Ngã tướng Chúng Sanh tướng Thọ Giả hay không? Nói rõ hơn một chút thì khi mình xưng “con” và xưng “Thầy” với người khác thì tâm cung kính của mình có tương ưng hay không? Hay vẫn còn quan sát lỗi lầm, khuyết điểm của “Thầy”? Còn giận “Thầy”, còn vì “Thầy” mà sanh tâm phiền não hay không? Có thật trong tâm xem người đó là “Thầy” không?
Lại quán sát thêm một chút nữa xem chúng ta có đem cái tâm “Cung Kính” với Thầy, với Phật đó để áp dụng trong đối nhân xử thế với kẻ thân người sơ hay không? Với Cha Mẹ mình còn hay gắt gỏng, càu nhàu hay phiền não hay không? Nếu còn thì cái tâm Cung Kính này là giả. Cho đến nếu đối với hết thảy chúng sanh mà còn khởi tâm phiền não, thái độ có một chút ko hài lòng thì cái tâm cung kính mà chúng ta nghĩ là chúng ta đang có cũng đều là…giả hết.
Cho nên 2 chữ “THÀNH KÍNH” nghĩa lý sâu rộng vô cùng tận, chẳng thể nói hết được…nay chỉ tạm chia sẻ lại với ông vài ý mà tôi nghe được từ HT Tịnh Không và chư tổ mà thôi.
Thành Kính làm chưa được thì chẳng thể nói đến việc trở thành một “thiện tri thức”. Thiện tri thức không có niệm mong cầu hay thấy biết mình là thiện tri thức thì mới là thiện tri thức. Như trong Kinh Kim Cang Phật dạy rõ: Người chứng quả Tu Đà Hoàn không có cái thấy mình chứng quả Tu Đà Hoàn thì mới gọi là chứng quả Tu Đà Hoàn.
Cho đến người có tâm thành kính không có cái thấy là mình có tâm thành kính thì mới gọi là có tâm thành kính.
Hi vọng tất cả chúng ta đều được lợi ích khi đọc được những lời này. Đây không phải là lời của KT mà chính là KT thâu lượm lời Phật lời Tổ mà trình bày lại để cúng dường tất cả mọi người.
Để có một bài pháp như vậy thì chúng ta phải cảm ơn Giác Thiện rất nhiều.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính Đạo Hữu Không Tâm
Đã đến đích! Đã đến đích!
Hy vọng mọi người sẽ không mắc phải kiến chấp như Giác Thiện.
GT
A Di Đà Phật…
Xin chào các bạn đồng tu:
Cảm ơn Tịnh Thái, tìm lại Phật tánh đã trả lời câu hỏi của Độ ngày 10/5/14.
Chào Giác Thiện: nhờ bạn giải thích câu của Tổ Huệ Năng dạy: phàm phu tức Phật? Phiền não tức Bồ-Đề? Mình chưa hiểu câu của Tổ dạy??? Cảm ơn Giác Thiện.
A Di Đà Phật…
Xin chào Tịnh Độ,
Có lẻ bạn đang chờ đợi câu trả lời của Giác Thiện nhưng không thấy đâu cả. Nếu như VT nói GT đã trả lời bạn rồi, bạn có tin không? GT đã trả lời “y như pháp” (chân thật pháp) tức là không nói gì cả, không dùng văn tự. Điều này cũng giống như khi xưa Ngài Tu Bồ Đề đang ngồi nhập định thì chư Thiên rãi hoa cúng dường. Ngài Tu Bồ Đề xuất định hỏi duyên cớ vì sao cúng dường thì chư Thiên nói “Ngài thuyết bát nhã hay quá”. Ngài Tu Bồ Đề nói:” Ta đâu có thuyết gì đâu”. Sau đó chư Thiên nói:” Tuy không nói lời nào nhưng Ngài đã khai thị chân thật bát nhã pháp”. Cũng như khi xưa Tổ Đạt Ma sang Ấn Độ truyền pháp thì khi lên pháp tòa, người ta hỏi:”Thế nào là đạo?” Ngài không nói gì cả, sau đó xuống pháp tòa, như vậy là đã khai thị xong “thế nào là đạo”. Đến đoạn này chắc là bạn lại càng rối tung lên và sẽ hỏi tại sao lại như vậy?
Thật ra thì tất cả mọi người chúng ta đều đang có cái thấy mà Phật gọi là “biệt nghiệp dị kiến”. Cũng như đối với người Việt Nam thì gọi biển Đông chính là biển Đông (vì ở phía đông của Việt Nam) nhưng đối với người Trung Quốc thì họ gọi biển Đông chính là biển Nam (vì ở phía nam của Trung Quốc).
Chính vì thế cho nên nếu đứng từ tri kiến Phật (bình đẳng chánh giác) mà nhìn thì phiền não tức bồ đề, chúng sanh tức là Phật. Còn nếu đứng từ phương diện phàm phu (phân biệt chấp trước) mà nhìn thì phiền não tức là phiền não, chúng sanh là chúng sanh, phiền não khác bồ đề và chúng sanh khác với Phật.
Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, đều sẽ thành Phật. Tất cả chúng sanh đều có phiền não, nếu biết tu thì có thể biến phiền não thành bồ đề. Khi còn là chúng sanh thì mình chỉ cần biết như vậy là đủ. Khi mình thật sự đạt được bồ đề rồi thì lúc đó mình sẽ thấy rỏ phiền não tức bồ đề. Khi mình đã thành Phật rồi thì sẽ thấy chúng sanh chính là Phật. Chính vì thế cho nên chúng sanh thường hay tự cao (cống cao ngã mạn) và hay khinh thường chúng sanh khác nhưng Phật và Bồ Tát thật sự thì lòng từ bi bao la rộng lớn, khéo dùng phương tiện độ quần sanh cho nên có nhiều lúc các Ngài sẽ không tự xưng là Phật Bồ Tát mà thị hiện thân phàm phu để dìu dắt chúng sanh. Trong những tình huống nỗi bật là có một đoạn trong Phim Quan Âm Bán Cá:
Khi mà Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đang ngồi trong hồ thủy tạ thì có một vị phu nhân đang hậm hực bước vào định hạch tội:” Nếu như cô muốn kiếm chồng thì có thể nhờ người may mối, tôi có thể giúp được. Tại sao phải dùng hình thức bán cá và thi học kinh văn để khiến cho nhiều trai trẻ trong làng phải vì cô mà xiêu hồn lạc phách, bỏ bê chuyện làm ăn để đi học kinh văn, thậm chí ông xả của tôi cũng không ngoại lệ…” Bồ tát đã dùng nụ cười hiền hòa, ánh mắt nhân từ và giọng nói nhỏ nhẹ từ từ phân trần cho phu nhân hiểu, bên cạnh đó còn đích thân rót trà dâng hai tay mời phu nhân dùng. Qua đó chúng ta thấy được Bồ Tát và Phật luôn có tâm từ bi rộng lớn, thương yêu hết thảy chúng sanh, các Ngài không ngại khi phải bị chúng sanh hạch tội, vấn nạn hay xỉ nhục…các Ngài sẳn sàng hy sinh, bỏ qua thân phận để hạ mình, rót trà dâng hai tay mời chúng sanh uống. Ngài đâu có tự cao kiêu ngạo, Ngài đâu có khinh thường chúng sanh đâu bởi vì Ngài là bồ tát thật. Chính vì thế cho nên nếu người nào tự cao, ngả mạn khinh thường người khác thì chứng tỏ người này chưa ngộ đạo vậy.
“Phiền não tức bồ đề, Phật tức chúng sanh”. Hai câu này chỉ dùng khi những người nào đã thật sự ngộ đạo thì mới nói. Những người ngộ đạo khi mà mình hỏi thì họ sẽ khai thị cho mình thấy chân tâm, phật tánh, bản lai diện mục…Chẳn hạn như:
Hỏi:”Ông từ đâu đến, sẽ đi về đâu?” Đáp: “Tôi không từ đâu đến, cũng chẳng đi về đâu”.
Hỏi:”Ngài năm nay bao nhiêu tuổi?” Đáp: “Tôi vô lượng tuổi, (bằng tuổi với Phật A Di Đà)”
Chính vì thế cho nên nếu là hàng thượng căn thì nghe rồi liền ngộ. Hàng trung căn thì không ngộ được nên lên thì không nổi mà xuống thì không chịu, cuối cùng chỉ lưng chừng hoài. Còn hàng hạ căn, cho dù không biết chữ đi nữa, chỉ cần chân thật niệm Phật thì từ từ sẽ tự nhiên được khai ngộ, giải thoát. Điển hình là tấm gương Chàng Ngốc Thật Thà Niệm Phật Được Vãng Sanh.
Chỉ có hàng trung căn là gặp rắc rối vì cứ lo tìm cầu nơi văn tự rồi không hiểu nghĩa hoặc hiểu lầm. Có đôi khi đã đi sai đường mà không hay lại chấp chặt là mình đi đúng đường, ai nói gì cũng không chịu nghe, rồi cải lại, sanh ra đủ thứ thị phi, phiền não, lạc mất bản tâm thanh tịnh. Những người này đa phần cứ nghĩ là mình thông minh tài trí nhưng không ngờ đã bị lạc vào chỗ mà kinh Thủ Lăng Nghiêm nói:”Tri kiến lập tri tức vô minh bổn“. Chính vì thế cho nên nếu những người này có thể chịu hạ thấp xuống bắt chước hàng hạ căn nghe theo lời Tổ dạy:” Kẻ vô tri vọng luận thiền lý không bằng người trì giới niệm Phật“. Bởi vì người chân thật niệm Phật là người có đại trí tuệ, đại phúc báo.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Đạo hữu Tịnh Độ thân mến,
Giác Thiện biết bạn vì người khác mà hỏi, bởi nếu vì mình, chỉ cần một click bạn đã có lời giải đáp. Chính vì thế GT rất kính trọng tâm đạo của bạn. Đây là điều đáng để cho GT phải học hỏi. Câu hỏi của bạn rất có giá trị, bởi có thể giúp cho nhiều Đạo hữu khác cùng có cơ hội để chia sẻ và suy luận.
Đây là câu Tổ Huệ Năng đã nói trong Pháp bảo Đàn Kinh (phẩm Bát Nhã). Nguyên văn câu này: “Phàm phu tức Phật, phiền não tức bồ đề. Niệm trước mê tức phàm phu, niệm sau giác tức Phật. Niệm trước chấp cảnh tức phiền não, niệm sau lìa cảnh tức bồ đề”.
Trước hết chúng ta thử cùng tìm hiểu: phàm phu là gì? Phật nói: Phàm phu là chỉ người chưa giác ngộ. Còn sống trong vô minh, sống trong phiền não; tuyệt nhiên không để chỉ người đó thấp, kém (hoặc không có) học thức, học vấn, hay không có bằng cấp; cũng không để chỉ, hay phân cấp hạng người bần cùng hay ngu dốt trong xã hội…v.v.
Thông thường chúng ta hay nghĩ (chấp chặt) phàm phu là phàm phu, Phật là Phật, hay Thánh là Thánh, phàm là phàm, nghĩa là phàm phu và Phật, Thánh và phàm luôn là hai chứ chẳng phải một. Đây là sự chấp kiến nguy hại khiến chúng ta nhiều khi miệt mài học đạo nhưng vẫn chẳng biết đâu là Thánh-Phàm; Tại sao lại có Thánh-Phàm? Tại sao có người mới tu mà họ đã đến đích trước chúng ta? còn chúng ta thì tu mãi mà vẫn cứ tụt hậu, thậm chí còn lạc bến? Chính vì lẽ đó Tổ Huệ Năng đã chỉ thẳng vào sự kiến chấp nguy hại này và giải kiến rất đơn giản – chỉ thẳng vào cái tâm chúng sanh, cái tâm phàm tục của chúng ta để mọi người hiểu căn nguyên có sự cách biệt giữa phàm phu và Phật; giữa phiền não và bồ đề.
Để dễ hiểu, GT xin lấy một ví dụ đơn giản nhất: khi chúng ta ngồi niệm Phật. Hành giả niệm Phật (hầu như) ai cũng đều nghĩ, hay mong muốn đạt được cảnh giới: tâm-tánh nhất như (đồng một thể) hay còn gọi là Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn. Khi chúng ta khởi ý niệm này lên thôi thì ngay lúc đó chúng ta đã là phàm phu rồi. Lý do? Đó là cầu Tịnh và chấp Tịnh.
Phật nói: Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh. Tâm chúng ta đã tịnh, nay lại cầu cho nó tịnh chẳng phải là nghịch lý, điên đảo sao? Thực tế không phải vậy, mà tâm chúng ta luôn bất tịnh, do tham, sân, si, mạn, phân biệt, chấp trước luôn thường dấy khởi; vì bất tịnh nên chúng ta mới có mặt trên cõi đời này. Cũng vì thế nên tâm ấy gọi là tâm phàm phu. Vì nó là phàm phu nên chúng ta phải nương nhờ vào hồng danh A Di Đà Phật để khắc chế tâm phàm phu, bất tịnh đó. Vì thế khi niệm Phật là chúng ta tìm cách thanh lọc tâm uế trược của mình, để tìm lại sự thanh tịnh, rỗng lặng vốn có của chính mình. Sự hiện tiền của tự tánh chính là cảnh giới tâm bất loạn (nói là cảnh giới, nhưng thực tế chẳng phải cảnh giới gì cả, trái lại chỉ là sắp xếp lại trật tự thường có mà thôi). Do vậy khi niệm Phật, niệm niệm chẳng nên cầu bất loạn, bởi nếu cầu bất loạn nhưng tâm còn chứa đầy uế trược tất niệm niệm ấy là mê, chẳng thể được, nên gọi niệm mê đó là niệm của phàm phu; Nhưng nhờ hàng ngày, hàng giờ, niệm niệm quán chiếu cái tâm của chúng ta còn đầy uế trược, rồi chúng ta nương nhờ hồng danh A Di Đà Phật để chế phục cái tâm uế trược ấy, ngày qua ngày, giờ qua giờ, niệm mỗi niệm chúng sẽ tự biến mất, lúc ấy niệm mê lúc này đã trở thành niệm giác, đồng với niệm của Phật. Chúng ta nên khởi nghĩ: một niệm tham, sân, si, mạn, trược nổi lên chính là niệm mê, niệm của phàm phu; ngược lại biết đó là phàm phu, ta nhất tâm niệm Phật không để tạp niệm (tham, sân, si…dấy khởi), tức thì niệm phàm phu biến mất, thế vào đó là một niệm giác, tương đồng với niệm của Phật. Một niệm tương đồng thôi, chứ chẳng phải lúc này ta đã là Phật. Bởi ngay sau niệm ấy chúng ta lại để cho tâm uế trược khuynh đảo, thì chúng ta lúc này lại mê, lại trở về phàm phu.
Ý nghĩa của câu: Phàm phu tức Phật. Niệm trước mê tức phàm phu, niệm sau giác tức Phật chỉ đơn giản là như vậy. Chính vì thế trong Kinh Kim Cang Phật nói: phàm phu ta nói đó vốn chẳng phải phàm phu mà chỉ tạm gọi là phàm phu. Quán chiếu lời Phật dạy, chúng ta có thể hiểu: danh từ “phàm phu” vốn chẳng cố định cho mỗi ai. Hôm nay chúng ta còn là phàm phu, nhưng ngày mai, ngày mốt chúng ta giác ngộ, tất vị trí phàm phu ấy sẽ không còn nữa; hôm nay ngồi niệm Phật, niệm niệm kiến chấp, phiền não khởi lên thì niệm niệm ấy là mê, là phàm phu, nhưng ngày mai, ngày mốt chúng ta biết đó là sai, là con đường của đoạ lạc, của sanh tử luân hồi, chính là chúng ta giác ngộ, từ giác ngộ mà chúng ta niệm Phật trong chánh niệm, những niệm đó chính là niệm của Phật. Cứ thế mà suy diễn có thể lắm cả đời này chúng ta là phàm phu, nhưng đến phút chót, cận tử nghiệp ập tới, chúng ta bỗng nhớ tới lời Phật dạy, hay được Thiện tri thức khai thị, chúng ta có thể giác ngộ, ngay trong niệm cận tử nghiệp ấy có thể niệm Phật, lúc ấy niệm mê đã trở thành niệm giác, chúng ta đã có thể chuyển được vị trí từ phàm sang Thánh (được vãng sanh về Cực Lạc).
Niệm trước chấp cảnh tức phiền não, niệm sau lìa cảnh tức bồ đề”.
Trong khi niệm Phật chúng ta thường hay có ý nghĩ: phải tìm nơi thanh tịnh, thoáng, vắng… thì ngồi niệm Phật mới thù thắng, mới dễ định tâm. Thực tế không hẳn là vậy. Bởi trong tịnh có động, trong động có tịnh.
Ví thử, chúng ta kiếm một nơi nào đó thật yên tịnh, không ai màng tới, để ngồi một mình niệm Phật (trong tịnh), nhưng khổ thay, càng niệm thì càng thấy tâm hỗn loạn (có động). Nguyên nhân từ đâu? Động lúc này chẳng phải cảnh giới xung quanh không tịnh, trái lại là tâm chúng ta bất tịnh: khởi tâm cầu nọ, cầu kia, nghĩ nọ, nghĩ kia… tất cả những niệm đó khiến tâm sanh phiền não, từ phiền não, nên chẳng thể định tâm. Vậy muốn định tâm thay vì ta cố phải tìm một nơi, chốn thật thanh tịnh mới niệm Phật, nay ta khởi quán: cái tâm của ta là tâm uế trược, tâm bất trị, tâm loi choi của con khỉ, thích bay, nhảy nay chỗ này, mai chỗ khác… nay ta phải dùng câu niệm Phật, cột chặt cái tâm loi choi, lăng xăng, uế trược đó lại, rồi chế phục nó. Khi quán chiếu được như vậy rồi dẫu ta đang lang thang ngoài phố, đang lao động, đang bửa củi, gánh nước, nhặt rau… (trong động) nhưng ta vẫn có thể niệm Phật được. Niệm niệm quán chiếu được như vậy, tất niệm niệm chẳng còn phiền não. Phiền não đoạn diệt tất sanh bồ đề (có tịnh).
Như vậy quán chiếu lời Tổ dạy chúng ta thấy: Tổ dạy chúng ta cách quán chiếu tâm thật đơn giản. Tổ chỉ thẳng vào cái tâm kiến chấp, tâm phàm phu, tâm mặc cảm của chúng ta, rồi chỉ cho chúng ta cách tu sửa.
Tu không ngoài chân nghĩa nào khác đó là sửa mình. Niệm niệm mê, niệm niệm phải sửa. Niệm niệm tham, sân, si, mạn, phân biệt, chấp trước khởi lên (tà kiến niệm) tất niệm niệm ấy phải sửa. Tu mà không sửa tất chúng ta mãi mãi là phàm phu; tu mà không sửa tất mãi mãi chọn chẳng thấy bồ đề.
Thông thường khi chưa tu đạo, tâm tham, sân, si, ngã mạn nổi lên chúng ta rất dễ nhận thấy, bởi những cảnh giới đó nó vốn rất thô, tục. Nhưng khi bước vào tu đạo, và tu đã có một chút công phu, đã đạt được ít nhiều kết quả (tâm định) thì những cảnh giới nói trên đã chuyển sang một trạng thái rất vi tế khác, nếu như chúng ta không tỉnh táo để quán chiếu, chúng ta không dễ nhận ra được.
Lời thô thiển, ngỗ ngược của người phàm rất dễ nhận ra, bởi tính phản cảm rất cao và tức thì; Nhưng lời thô thiển, ngỗ ngược, ngạo mạn của người tu đạo nhiều khi rất khó nhận ra, bởi nó thường được lồng, kèm, đan xen (gọi nôm na là: hoá trang) bằng những lời lẽ, triết lý, giáo lý mỹ miều của đạo Phật.
Chúng ta tu là gột rửa cái tâm cấu uế, tâm bất tịnh để chuyển phàm thành Thánh và đỉnh điểm là sự giải thoát. Vì thế điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết mình đang đứng ở vị trí nào trước cuộc đời???
Phàm phu hay Phật; Phiền não hay bồ đề chẳng phải là chuyện của bậc thượng trí, thượng căn như nhiều người vốn nghĩ, mà là chuyện của chính phàm phu chúng ta và vốn phụ thuộc vào chính chúng ta.
Giác Thiện
Viên Trí có ý kiến đóng góp gì qua lời trao đổi của Giác Thiện và Không Tâm không? Mình thấy lời văn của 2 vị này thật đáng ngưỡng mộ mặc dù mình không kham hiểu nổi. À xin lỗi không phải mình nhiều chuyện đâu mà mình muốn vt có đôi lời đóng góp vậy mà.
A Di Đà Phật, chào liên hữu Huy
Bạn ơi, nếu không kham nỗi thì cũng không sao đâu bởi vì người tu là tập làm người…ngu. Cho dù có ngu thật sự đi nữa thì cũng không sao đâu bởi vì đã có tấm gương chàng ngốc thật thà, niệm Phật được vãng sanh. (ngu=ngốc=khiêm nhường=không cống cao ngã mạn)
Nếu nói nhiều chuyện thì trước đây mình cũng nhiều chuyện lắm, bây giờ đang tập bớt lại cho nên có một số việc tuy ,,biết” nhưng cũng… không nên nói, chỉ nói những gì có lợi, còn có hại thì không nên nhất là người tu không nên nói lỗi người.
Hi vọng vài lời chia sẻ trên sẽ giúp bạn được một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chân thành cảm ơn những bài pháp của Không Tâm-Giác Thiện=Giác Thiện-Không Tâm.
Văn phong thanh thoát,cách khai thị thiện xảo.
Khâm phục,khâm phục.
A-Di-Đà-Phật.
Phật tử Hồng Ngọc
A Di Đà Phật…
Xin chào các bạn đồng tu:
Cảm ơn Viên Trí và Giác Thiện đã trả lời câu hỏi ngày 12/5/14. VT và GT giải thích lời Lục Tổ quá hay (cao) mình hạ căn nên khó hiểu ý Tổ.
Ví dụ : PS Tịnh Không là thầy giáo (đại thiện trí thức) tất cả liên hữu tu tịnh độ điều là học trò của PS. Từ lớp một đến mười hai thì tốt nghiệp. Độ thì khoảng lớp 3,4. Nên mình chỉ khuyên những vị lớp 1,2. Các huynh (TT, VT, TLPT, KT, GT,TM, TH…) khoảng lớp 6 trở lên thì chỉ bày cho đệ. PS Tịnh Không nhiều khi giảng kinh nhiều lúc cao, thấp. Đâu phải ai cũng có duyên nghe pháp của PS? Như Mẹ Độ chưa hoan hỹ nghe pháp của PS? Vì PS giảng trung quy niệm Phật, nguyện vãng sanh… Có lẽ Mẹ Độ sợ chết? Tâm sự của Độ nhờ các bạn đồng tu chỉ cho mình lời khuyên (ý kiến) để giúp Mẹ không sợ chết? Mẹ thích tu phước (cúng dường, bố thí…) ít có tu huệ (niệm Phật, nguyện vãng sanh…). Vì tu phước càng nhiều mà không tu huệ thì sanh tử vẫn tử sanh. Độ đã biết đường đi (niệm Phật, nguyện vãng sanh) lúc trước mình bất hiếu lắm, nhờ bị hoạ (ABLK) thoát chết mình mới hồi đầu. Hiếu ở đởi mình có thể lảm nhưng chẳng cứu cánh được, phải hiếu xuất thế gian? Để Mẹ trăm tuổi vãng sanh cực lạc thì mới tròn bổn phận làm con. TT và các bạn làm ơn cho Độ lời khuyên Mẹ, cảm ơn… Tâm sự trên làm minh cảm xúc nước mắt chảy.
Hôm nay là ngày Phật Đản . Phật Thích Ca nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”??
Mẹ nghe pháp cũng nhiều như lời Phật nói trên Mẹ chưa thấu hiểu?
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật…
Xin chào Viên Trí, các bạn đồng tu:
Viên Trí góp ý kiến (thiện xảo) để giúp Độ khuyên Mẹ.? (Câu hỏi của Độ ngày 14/5/14) ?, chân thành cảm ơn Viên Trí…
Các bạn có biết địa chỉ, điện thoại cư sĩ Lâm (Lý mộc Nguyên) ở Tân gia Ba ‘singapore’ cho mình xin,? hình như PS Tịnh Không giảng kinh Vô Lượng Thọ năm 1994 ở đó? Cảm ơn…
A Di Đà Phật…
Nam Mô A Di Đà Phật
Đạo hữu Tịnh Độ thân mến,
Vướng mắc lớn nhất trong bạn hiện giờ có lẽ là Tán Tâm. Tán Tâm (tâm tán loạn) có nhiều nghĩa, nhưng GT nói nghĩa đơn giản nhất đề bạn dễ hình dung: Tính phân biệt, chấp trước trong bạn quá cao. Sao gọi là phân biệt? Sao gọi là chấp trước? Nói là hai nhưng kết lại chỉ là một, bởi đó là cảnh giới biến hiện của tâm. Khi 6 căn của bạn (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý) tiếp xúc với 6 trần (Sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp) liền nảy sinh sự phân biệt. Trong bạn luôn lưu chuyển không ngưng nghỉ ý nghĩ: hay-dở, đúng-sai, đẹp-xấu, thiện-ác, tà-chánh, ngộ-chẳng ngộ, giác-chẳng giác, si mê-chẳng si mê…
Ví dụ: bạn nghe ai đó nói một lời rất hay, bạn liền thấy hoan hỉ, và tán thán không ngớt; ngược lại khi ai đó nói lời dở (sai, quấy, không đúng, không vừa lòng) bạn cũng liền khó chịu hay chê bai. Đây chính là sự phân biệt sai-đúng, hay-dở. Từ sự phân biệt đó bạn đã nuôi dưỡng những ý nghĩ về sự đúng-sai, hay-dở đó trong tâm và cho chúng là thật, là không thể thay đổi = sự chấp trước.
Thực tế , trong giáo lý của Phật, nếu quán chiếu sâu sắc thì vạn vật luôn tử-sanh, hoại-diệt không ngừng nghỉ – những gì có sanh-tử, hoại-diệt Phật gọi đó là vô thường.
Thời Phật còn tại thế, có câu chuyện kể: khi thấy các đệ tử quá luyến chấp thân mạng, nên đức Phật bèn thuyết pháp quán thân bất tịnh cửu khướu bất tịnh)và vô thường. Khi nghe thấy vậy, nhiều đệ tử của Phật cảm thấy thân mạng này chẳng còn chút ý nghĩa gì nữa nên người thì nhờ người khác bức hại thân mình cho tới chết, kẻ tìm cách quyên sinh… Sau mấy tháng kiết Hạ, khi Phật trở về đạo tràng thì Ngài Thấy số đệ tử vợi hẳn đi, nên Ngài bèn hỏi nguyên do. Mọi người nói vì nghe thấy Phật nói thân này bất tịnh,và vô thường nên các Tỳ kheo hoặc nhờ người giết bỏ, hoặc tự tử đế phế bỏ cái thân vô thường và bất tịnh ấy. Ngay lúc đó Phật đã phải chế giới luật: Cấm sát sanh. Phật dạy: Huỷ hại thân mạng mình cũng chính là sát sanh. Mặc dù thân này là cấu hợp bởi tứ đại, là bất tịnh, nhưng trong thân có chứa chủng tử Phật đó là Phật tánh. Vì thế Phật nói: người nào tự huỷ hoại thân xác mình cũng giống như huỷ hoại thân Phật vậy. Phật giải thích: tuy thân này là vô thường, là bất tịnh, nhưng chúng ta phải giữ gìn cái thân ấy, nhờ cái thân ấy để tu đạo, mà thành đạo…
Qua câu chuyện này TĐ hiểu được sự kiến chấp nguy hiểm tới chừng nào? Do vậy bạn nên khởi quán: điều hay của hôm nay, thời khắc này, chưa hẳn là hay cho ngày mai, cho thời khắc khác; cái dở-sai, mê-ngộ… cũng tương tự. Khi đối người, tiếp vật, bạn luôn giữ tâm ở trạng thái trung đạo: không kẹt giữa hay-dở, sai-quấy, thiện-ác… thì sẽ khắc phục được hậu quả này. Nghĩa là không có hay cũng chẳng có dở; không có đúng cũng chẳng có sai. Lý do? Bởi những thứ đó là do tâm sanh tưởng mà có. Phật nói: Tướng do tâm sanh, cảnh tuỳ tâm chuyển. Giả như: Ai đó mắng bạn một tiếng, bạn liền nổi sân, cũng mắng lại họ một tiếng; ai đó chửi bạn một câu, bạn cũng liền nổi sân chửi lại một câu. Nếu dùng lời Chư Tổ dạy để quán chiếu thì bạn và người mắng, chửi bạn vốn tương đồng, đều đang có niệm mê, nên đều là phàm phu cả. Nhưng nếu ngay niệm mê ấy bạn quán chiếu: Họ chửi, mắng mình (nhiều khi là vô cớ đi) là họ đã giúp mình tiêu trừ được khẩu nghiệp sân hận; giúp mình thực hành, thành tựu hạnh nhẫn nhục, và ngay lúc ấy bạn dùng danh hiệu A Di Đà Phật để khắc chế ngọn lửa sân đang có nguy cơ bùng phát trong tâm= bạn đã biến niệm mê của người thành niệm giác của chính mình; bạn đã biến niệm mê đang có nguy cơ bùng phát trong tâm mình thành niệm giác=liền một lúc bạn đã thành tựu hai pháp: thiền định-và nhẫn nhục. Đối cảnh sân chẳng duyên theo tâm sân=thiền; đối cảnh sân chẳng sanh tâm sân=nhẫn nhục. Niệm của bạn có định, có nhẫn= niệm ấy là niệm giác=chính là niệm của Phật.
Chúng ta thường hay nói nhiều tới niệm Phật, nhưng niệm như thế nào mới là chính xác? và niệm như thế nào mới thực sự đem lại sự tịnh lạc tối thượng? GT xin trích lại lời dạy của đấng Bổn Sư dạy về cách niệm Phật Ba La Mật: “người niệm Phật trong khi xưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, phải phát khởi cái Tâm Thái Lìa Bỏ Tất Cả. Sao gọi là Lìa Bỏ? Lìa bỏ nghĩa là không trụ tướng mà niệm Phật, không dính mắc mà niệm Phật, không nắm giữ mà niệm Phật, không tương ưng mà niệm Phật, không đối đãi mà niệm Phật, không chống trái mà niệm Phật, không cầu mong mà niệm Phật, không nhiễm duyên mà niệm Phật. Niệm Phật như thế thế gọi là Niệm Phật với cái Tâm Lìa Bỏ.
Người niệm Phật chỉ buộc tâm vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh, quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết ta đang niệm Phật. Như thế gọi là Niệm Phật với cái tâm Lìa Bỏ“.
Liệu bạn có dũng mãnh để lìa bỏ những tạp niệm trong lúc đối người, tiếp vật và trong lúc niệm Phật?
Câu hỏi này bạn phải tự lý giải.
Về trường hợp của mẹ bạn. GT nghĩ (có lẽ) tạm thời bạn đừng để ý đến chuyện khuyên, hay lo chuyển pháp cho mẹ vội.
Muốn chuyển được pháp cho người, bạn phải thông pháp và biết cách dụng pháp. GT nói đơn giản hơn: Bạn muốn đưa khách qua sông, bạn phải có thuyền và phải biết chèo thuyền thành thục. Khi thấy bạn đã có thể vững vàng trên sông nước, tất mọi người chẳng còn ai lo âu, sợ hãi khi bước lên thuyền của bạn, thậm chí nhiều người còn sẵn sàng để bạn trở họ qua sông.
Con sông dụ cho những phiền não của cuộc đời; con thuyền dụ cho pháp. Người chèo thuyền dụ cho người chuyển pháp=thiện tri thức.
Câu hỏi bạn cần đặt ra: Bạn sẽ chèo thuyền ra giữa dòng rồi để nó tự trôi, hoặc đắm? Hay bạn quyết tâm chèo thuyền đến bờ? Rồi trở lại mang theo những người khác cùng đến bến bờ kia?
Hy vọng những dòng chia sẻ thô mọn này có thể giúp bạn và các đạo hữu khác ít nhiều cho hành trang niệm Phật về Tịnh Độ
A Di Đà Phật
Giác Thiện.
A Di Đà Phật – Xin chào Tịnh Độ,
Mình tu thì cũng giống như một phần đã tu dùm mẹ. Bởi vì trong quyển Tây Phương Xác Chi, bồ tát Tịch căn nói:” Người nào vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì cha mẹ trong 7 đời của người đó nương nhờ công đức kia mà được sanh thiên, ấy mới chính là đại hiếu.“. Ngoài ra khi mình tu thì có được công đức gì cũng sẽ nguyện hồi hướng cho mẹ và chư vị oan gia trái chủ của mẹ. Khi mà thiện căn tăng trưởng, phước báo tròn đầy, nhân duyên hội tụ thì mẹ sẽ phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Bởi vì gặp được và tin được pháp môn niệm Phật phải là những người trong đời quá khứ về trước đã từng tích lũy rất nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên. Có lẻ mẹ của bạn còn thiếu chút xíu cho nên bạn cố gắng hồi hướng thêm, khi nào công đức viên mãn thì mẹ bạn sẽ phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Chính vì thế cho nên có thể nói là bạn đang tu dùm mẹ hay bạn tu cũng tức là mẹ bạn tu vậy.
Khuyên được mẹ tu thì cũng chính là bạn đang tu. Tại vì ở kinh Quán Vô Lượng Thọ có nói ở phần Tịnh Nghiệp Tam Phước:” Muốn sanh về Tịnh Độ phải tu ba thứ phước:
1. HIẾU DƯỞNG CHA MẸ, phụng thờ sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp.
2. Thọ trì tam quy, giử vẹn các giới, đừng phạm oai nghi
3. Phát bồ đề tâm, tin sâu lý nhân quả, đọc tụng kinh đại thừa, khuyến tấn người tu hành. ”
Đối với hiếu dưởng cha mẹ thì chuyện chăm sóc, chu toàn về vật chất cũng chỉ là tiểu hiếu vì chỉ lo được trong đời này mà thôi. Đến đời sau, cha mẹ đọa lạc về đâu, không cứu được cho nên mới gọi là tiểu hiếu. Nếu như có thể khuyên được mẹ niệm Phật cầu sanh Tây Phương để thoát vòng sanh tử luân hồi thì đó mới thực sự là đại hiếu. Tuy nhiên người mẹ của mình tùy theo thiện căn, phước đức nhân duyên hiện có là nhiều hay ít mà quá trình khuyên mẹ niệm Phật sẽ dể hay khó. Chính vì thế cho nên mình cần phải thành tâm làm các việc thiện lành, tụng kinh, niệm Phật…rồi hướng công đức cho mẹ và chư vị oan gia trái chủ của mẹ thì dần dần sẽ có tiến triển khá hơn.
Hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé. Nếu có điều chi sơ sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ các liên hữu khác.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật…
Cảm ơn Giác Thiện và Viên Trí đã trả lời câu hỏi của Độ.
Viên Trí, TLPT , TT trả lời gấp cho Diệu ngày 16/5/14. Trên trang ĐVCT trong Trợ Giúp Người Khi Lâm Chung. Độ đã liều trả lời cho Diệu ko biết vô mạng được hay ko? Lần đầu trả lời,? Các bạn giúp Diệu nhé (Diệu là đứa con hiếu xuất thế gian)??? Cám ơn VT, TLPT, TT… Hẹn thư sau.
A Di Đà Phật…