Chúng ta từ trong vô lượng kiếp đã từng cúng dường vô số chư Phật Như Lai. Với thiện căn sâu dày như vậy bây giờ lại được Tam Bảo âm thầm gia trì nên mới có duyên gặp được pháp môn niệm Phật. Vì vậy chúng ta phải quý trọng cơ hội và nhân duyên này.
Bộ kinh này lưu hành còn chưa được năm mươi năm mà chúng ta lại có thể được cầm trên tay một quyển lại có thể tu hành theo quyển kinh này thì đây là thiện căn, phước đức và nhân duyên rất lớn. Vì pháp môn này “trực tiếp nhanh chóng, phương tiện rốt ráo”, còn nhanh chóng hơn cả “Hoa Nghiêm”, “Pháp Hoa”. Cuối “Hoa Nghiêm” mười đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền dẫn về Cực Lạc, là chuyển hướng đi. Chúng ta đi đến Cực Lạc mà không phải đi qua con đường đó. Phương pháp này thật sự rất là “phương tiện”[tiện lợi], một câu “A Di Đà Phật” lúc nào chỗ nào cũng đều có thể niệm, không bị bất cứ hạn chế nào, không có bất cứ trở ngại nào. Ai ai cũng có thể tu, ai ai cũng có thể học, ai ai cũng có thể thành tựu, đấy là “cứu cánh” [rốt ráo].
Hôm nay chúng ta đọc được quyển kinh này, vì số lượng từ không nhiều, nên có thể nói rất là vừa phải, không dài quá cũng không ngắn quá. Tánh tướng, sự lý, nhân quả trong kinh văn nói rất rõ ràng, dễ hiểu. Đây là một bộ kinh tốt rất khó có được! Vì vậy cổ đức khen ngợi rằng bộ kinh này là “Hoa Nghiêm áo tạng, Pháp Hoa mật tủy” [chứa cái sâu sắc của Hoa Nghiêm, tinh túy bí mật của Pháp Hoa]. Đây là tinh hoa, tinh túy của kinh Đại thừa, kinh Nhất thừa. Chúng ta có thể gặp được trong một đời này thì thật sự là có phước.
Chúng ta có duyên gặp được Phật pháp, có duyên gặp được “Vô Lượng Thọ Kinh”, gặp được Phật A Di Đà. Đấy là đại thiện căn hiện tiền, chứng minh bản thân ta trong đời quá khứ không phải là không có thiện căn. Chúng ta muốn cầu Thế giới Tây Phương Cực Lạc, thì phải nỗ lực tu duyên của Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Bạn có nhân thiện, cộng thêm duyên niệm Phật, có lý nào lại không được quả báo chứ? Quả báo chính là Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Chúng ta làm rõ ràng chân tướng sự thật, thì một đời này tự mình đã có thể nắm chắc vãng sanh.
Trích Niệm Phật Thành Phật
Lão pháp sư Tịnh Không giảng
Một vị cư sĩ Diệu Âm biên soạn
Chúng đệ tử Diệu Âm (Sen Vàng) chuyển ngữ
A Di Đà Phật…
Xin chào các bạn đồng tu: Cảm ơn TLPT đã hồi âm.
Chào Tịnh Thái cho Độ hỏi: PS Tịnh Không thường nói hai hạng người dễ độ: một là thượng căn (thiện trí thức), hai là hạ căn (ko biết gì, nói sao nghe vậy)? Còn như Độ hạng trung rất khó thành tựu tại sao? Bây giờ học sao lên được thiện trí thức? Còn hạ căn thì như thế nào? Cho Độ ý kiến, cảm ơn Tịnh Thái.
Mình có anh họ tên Thái ở Việt Nam, ko biết phải bạn ko?
A Di Đà Phật…
Chào bạn Tịnh Độ,
Không chỉ Độ mà ngay cả TT cũng thuộc nhóm chúng sanh khó độ, lên ko lên, xuống ko xuống, cứ ở lưng chừng đoạn giữa. HT Tịnh Không nói là nhóm người này khó độ vì…ko thật nghe lời, nghe hôm nay, ngày mai lại quên mất, lại thuận theo phiền não tập khí của chính mình mà tạo nghiệp luân hồi, nhiều khi mình lại tự cho mình là đúng, nên chẳng chịu giác ngộ sửa đổi lỗi lầm của chính mình. Một ngày mình tu nhưng ko thấy lỗi của mình ở đâu để mà sửa thì ngày đó là luống qua, là uổng phí đi một ngày. Chứ chẳng phải nói một ngày mình có công phu 2 đến sáu thời chẳng thiếu một ngày nhưng lỗi lầm của chính mình thì mình chẳng biết, chẳng sửa, khi đụng chuyện phiền não vẫn là phiền não, chẳng thể có cách hàng phục hay đối trị được, tu như vậy là công phu chưa đắc lực.
Muốn công phu đắc lực thì phải chịu…học. Thường chúng ta cứ nghĩ mình đang học Phật, nhưng thật ra mình có chịu học đâu, lời Phật dạy trong Kinh nghe tai này rồi lại chạy qua tai kia, chẳng chịu làm theo cho đến nơi đến chốn, mới làm được một chút thì lại cho là…đủ, tâm liền thấy hoan hỉ, tự mãn. Đây là tâm luân hồi tạo nghiệp luân hồi.
Nếu mình thật chịu học thì phải hết lòng hết dạ thân cận một vị Thầy, một vị thiện tri thức. Ai là thiện tri thức của chúng ta trong đời này? TT chỉ biết và có duyên với một vị Thầy, đó là HT. Tịnh Không – vị đại thiện tri thức của đồng tu Tịnh Độ chúng ta. Nay xin chân thành giới thiệu đến đạo hữu Tịnh Độ vị Thầy đáng kính của chúng ta, vị đại thiện tri thức của chúng ta – chính là HT. Tịnh Không.
Chỉ cần chúng ta chuyên cần học tập nơi Ngài, chỉ chuyên nghe đĩa giảng của Ngài không xen tạp đĩa giảng của bất kỳ vị Thầy khác, trong đó chúng ta chọn lấy một bộ Kinh mà mình yêu thích, nghe đi nghe lại nhiều lần – như cô Lưu Tố Vân, Cô nghe HT giảng bộ đĩa Kinh Vô Lượng Thọ lần thứ 4 hay thứ 5 gì đó, gồm 60 tập, mỗi ngày cô nghe 1 đĩa (thời lượng khoảng 1h), cô nghe 10 lần xong rồi ngày hôm sau mới nghe qua đĩa tiếp theo, cũng là tuân thủ cách nghe như vậy. Nghe hết 60 tập thì nghe lại từ đầu, cũng là 1 cách nghe như vậy, Cô nghe trong vòng 10 năm, mỗi ngày ko gián đoạn, ko xen tạp. Chuyên cần thật nghe như vậy thì sau 10 năm Cô liền có thành tựu: Chuyển được nghiệp báo của chính Cô, hết bệnh ung thư máu, giảng Kinh thuyết pháp biện tài vô ngại. Cô chính là một tấm gương tu học trước mắt cho chúng ta thấy rõ – MỘT MÔN THÂM NHẬP – CHUYÊN TU LÂU DÀI.
Nếu bỏ cách tu này thì cũng chẳng thể có cách thứ hai vậy.
À còn một điểm nhỏ TT xin chia sẻ với Tịnh Độ là trong suốt cuộc đời tu tập thì mình chẳng nên mong cầu có cái niệm “sao lên được thiện tri thức”, vì cái niệm này còn tức cái Ngã này còn, tức rất dễ sanh tâm tự mãn, tự đại. Chúng ta tiếp nhận pháp môn Tịnh Độ này thì chúng ta chỉ nên xem mình là một phàm phu, còn tất cả mọi người đều là thiện tri thức của chúng ta, mãi mãi là như vậy.
Người thiện tri thức chân thật thì chẳng bao giờ có cái niệm tự xem mình là thiện tri thức, cũng chẳng cầu sự cung kính từ người khác, luôn khiêm tốn, nhu hòa, an nhẫn, lão thật niệm Phật, chân thật nghe lời MỘT vị lão sư, một đời này “MỘT MÔN THÂM NHẬP – CHUYÊN TU LÂU DÀI”.
Người làm được như vậy thì vạn người niệm Phật, vạn người vãng sanh. Đây là lời xác quyết của HT. Tịnh Không hoàn toàn tương ưng với 4 chữ Phật dạy trong Kinh Vô Lượng Thọ : “THÀNH KÍNH CHUYÊN TU”.
Nếu mình làm được 4 chữ này thì không cần hỏi người khác về việc tu học của chính mình nữa. Tương lai nhất định là một mảng tươi sáng, phẩm vị vãng sanh cũng rất là cao.
Hi vọng là với vài lời chia sẻ thô kệch ở trên sẽ giúp cho Tịnh Độ và các bạn đồng tu một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Xin chào Tịnh Thái, và các bạn đồng tu:
Cảm ơn Tịnh Thái đã trả lời câu hỏi ngày 3/5/14. Cho Độ hỏi: có phải phần đông thiên trí thức (đạt niệm Phật tam muội,nhất tâm bất loạn,một khối…) thì tự tại vãng sanh? Mình cũng muốn tự tại vãng sanh, như TTT đạt niệm Phật như trên, nhưng mình chưa đạt niệm Phật như trên, còn có cách nào để được TTVS cho Độ ý kiến?
Có lần ăn đồ ăn thiu bị trúng thực không thể niệm Phật, chỉ nghĩ đau bụng, nên kungfu niệm Phật mình quá kém? Khâm phục những người ung thư niệm Phật vãng sanh?
Độ có nghe PS. TỊnh Không giảng kinh vô lượng nghe đĩa hôm nay 1 lần, mai thì nhớ chỉ khoảng 10 phần trăm, 48 lời nguyện có đọc qua nhưng chỉ nhớ 2,3 nguyện. Vì SNTK có thể làm mình kém trí nhớ? Mình tu đang ở giữa lên thì khó, cho Độ xuống hạ căn (người khờ). TT cho ý kiến như thế nào hạ căn VS biết trước vài ngày VS??? Cảm ơn TT.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật…
Xin chào Viên Trí, tìm lại Phật tánh và các bạn đồng tu:
Bạn Tịnh Thái chắc bận nên chưa trả lời câu ngày 4/5/14 của TĐ. VT, TLPT và các bạn đạo trả lời dùm Độ? Cảm ơn…
A Di Đà Phật…
Chào ông Tịnh Độ:
Ông xem thêm về bài về cách tu tập được tự tại vãng sanh tại:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/07/hien-tien-tu-hoc-the-nao-moi-duoc-tu-tai-vang-sanh/
Ông nói đúng rồi, khi ông đau bụng trúng thực mà ko niệm Phật nổi thì công phu niệm Phật của ông còn chưa đắc lực, ông xem kỹ lại xem một ngày từ sáng đến tối niệm niệm của ông là niệm gì? Niệm Giác, niệm Chánh, niệm Tịnh…hay niệm Mê, niệm Tà, niệm Nhiễm?
Niệm nào nhiều hơn thì ông tự biết, ông ở bên Mỹ đời sống vật chất khá hơn ở VN đó là ông đang hưởng phước, ngày ngày ông hưởng phước, ngày ngày ông tiêu phước mà ko biết tích phước, bòn phước, do đó phước của ông mỗi ngày mỗi tổn giảm mà ông ko hề biết…Phước mỏng nên thiện căn chẳng thể tăng trưởng, nhân duyên với A Di Đà Phật cũng vì đó mà giảm sút, hiện tại ông ko thật có một thiện tri thức bên cạnh ông để cho ông nương tựa và học hỏi theo, có phải vậy không?
Lão Tịnh Thái kia nói giới thiệu cho ông HT. Tịnh Không nhưng xem ra ông chẳng để tâm mấy…Một chút cảm xúc cảm động cũng chưa thấy ông biểu lộ là biết rõ ông cũng chẳng thật xem lão HT. Tịnh Không là thiện tri thức của ông rồi.
Nếu ông thật chịu học nơi HT. Tịnh Không thì ông phải biết một ngày ông phải nghe 1 đĩa 10 lần như cô Lưu Tố Vân chứ nghe một lần một ngày như ông thì cũng vô dụng. Chả phải nói do ông bị suy nhược thần kinh mà giảm trí nhớ, là do chính ông làm biếng tu học, chẳng chịu thật làm nên công phu ko đắc lực. Ta ko có như mấy lão Tịnh Thái, Viên Trí, TLPT mà tỏ vẻ lịch sự, nhã nhặn với ông mà làm gì…cách đó vô dụng.
Với ông không nói thẳng một lời thì ko xong, còn ông chịu thức tỉnh hay ko thì đó là do ông chứ ta chả có bận lòng.
Bệnh suy nhược thần kinh của ông là nghiệp báo chính ông: Cái tâm bất kính với người trên và hay nói lỗi người + nghiệp sát trong quá khứ = suy nhược thần kinh. Nay nếu ông có thể chân thật sám hối, sửa đổi, trước phải thành kính với cha mẹ, ông bà, anh chị em bên họ nhà ông cũng như bên nhà vợ (không có cãi vã, ko có tranh chấp, tôn trọng mọi người), ra ngoài khi tiếp xúc với quý Thầy và bạn đồng tu đều tưởng như chư Phật Bồ tát, không để lỗi người vào trong tâm ông. Hơn nữa mỗi ngày phải lạy Phật ít nhất là 300 lạy sám hối lỗi lầm, ko được bê trễ, một ngày cũng ko được thiếu sót.
Làm được như vậy thì nghiệp kia sẽ liền sớm tiêu mất, bệnh sẽ tự khỏi, chả cần thuốc men.
Ông thật tin Phật thì phải nghe lời Ta, nói là “lời Ta” nhưng chẳng phải của Ta, ta chỉ tùy duyên nhắc lời dạy của Phật và tổ sư cho ông mà thôi.
Tâm ông tốt muốn độ người nhưng bản thân ông nghiệp chướng phiền não còn chưa tiêu trừ thì ông độ được ai?
Ta thì chẳng có ý độ ông, chẳng qua tùy duyên mượn chuyện của ông mà răn nhắc mình đấy thôi.
Ông thật muốn làm người hạ căn thì chẳng thể ko biết nghe theo lời dạy của Phật, tâm còn 1 chút ý kiến chống trái với lời dạy của Phật trong thư Ta gửi thì xem như đời này ông cũng một phen vào núi báu mà về tay không thôi, Cực lạc đường về còn xa xôi, mù mịt lắm…
Thôi ta nhiều chuyện quá rồi.
A Di Đà Phật.
Không Tâm.
A Di Đà Phật…
Xin chào các bạn đồng tu:
Cảm ơn Không Tâm đã trả lời câu hỏi ngày 7/5/14 của Độ. Nhờ trả lời các câu hỏi của Độ mà KT đã đang làm tự độ, độ tha (giúp mình, giúp người) rồi đó. Câu hỏi và trả lời trên mạng ĐVCT về Phật pháp rất tốt (giúp mình, giúp người). Chắc các bạn đồng tu ai cũng muốn trên mạng ĐVCT mãi mãi còn. Có thắc mắc gì về Phật pháp thì cứ hỏi? Thì sẽ các bạn hoan hỷ trả lời. Độ có câu hỏi:
– mình còn nhiều nghiệp chướng? Nghiệp chướng là gì? Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng?
– mình còn nhiều phiền não? Phiền não là gì? Làm thế nào để tiêu trừ phiền não?
Nhờ các bạn đồng tu giải thích dùm. Chân thành cảm ơn…
A Di Đà Phật…
Chào bạn Tịnh Độ
Nghiệp là tạo tác, nghiệp chướng là những nghiệp xấu ác do thân, miệng, ý của ta tạo ra làm chướng ngại cho sự tu tập của bản thân nên gọi là nghiệp chướng. Có câu “lễ Phật một lạy tội diệt hà sa”, lại nói “niệm Phật tiêu 80 ức kiếp trọng tội” phương pháp chính là ở đó.
Phiền não là những suy nghĩ của chúng ta nó thường làm phiền, não loạn chúng ta đặc biệt khi công phu nên gọi là phiền não. Cách tiêu trừ rất đơn giản: NIỆM PHẬT.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Cháu xin chào các anh chị cô chú đồng tu.
Năm nay cháu 17 tuổi. Cho cháu hỏi nếu cháu muốn tụng kinh để cầu an lành cho gia đình và xin sức khỏe sống thọ cho ba mẹ và anh chị thì tụng kinh gì và tụng như thế nào ạ?
A Di Đà Phật,
Tất cả những gì Phật dạy trong Kinh Điển cũng không nằm ngoài 2 chữ NHÂN QUẢ. Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Làm thiện tất sẽ gặt được quả thiện, làm ác tất phải gặp ác báo.
Bài Kinh hay nhất chính là:
Đừng làm các việc ác, mỗi năm được bình an.
Siêng làm các việc lành, mỗi năm được như ý.
Phải thường niệm bài Kinh trên và thực hành theo thì gia đình sẽ bình an, gặp nhiều chuyện vui. Quan trọng nhất là phải làm được những lời Phật dạy, chứ niệm Kinh suông thì không có kết quả.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật. Anh/ chị có thể niệm Phật,khuyên bố mẹ anh/chị niệm Phật,quy y Tam Bảo,ăn chay,thường xuyên phóng sanh làm việc thiện,in ấn tống kinh Phật,giữ tâm thanh tịnh,hạn chế tâm tham sân si cho đến khi không còn tâm tham sân si nữa, giữ thân khẩu ý được thanh tịnh, hồi hướng về Tây Phương Cực Lạc, như vậy công đức sẽ vô cùng nhiều