Quý vị đây không đủ phước báu suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung. Vậy thì ai là người có đủ phước báu? Là những người thật thà, chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Đà Phật, việc gì cũng không nghĩ tưởng. Do đó, công phu niệm Phật của quý vị khi đã đến mức không còn mảy may vọng niệm, chỉ còn một câu A Di Đà Phật, thì lúc đó Tam tạng mười hai bộ Kinh điển, mà Thế Tôn suốt 49 năm thuyết pháp đều là dư thừa. Quý vị cũng không cần đến nghe tôi giảng giải nữa.
Cho nên Phật độ chúng sanh, có hai hạng người dễ độ nhất.
Một là những người thượng căn lợi trí, vừa nghe qua liền thông đạt, liễu ngộ, dứt sạch vọng niệm.
Hai là những người thật thà ngu dốt, họ không cần tìm hiểu nhiều, bảo họ niệm Phật là họ cứ ngoan ngoãn, thật tình chấp trì, không nghĩ tưởng điều gì ngoài niệm Phật.
Thứ ba là những người lưng chừng thích “khuân vác” ôm đồm, tìm hiểu suy nghĩ lung tung. Quý vị biết không, chúng ta thuộc loại người thứ ba này đó, loại người nhiều rắc rối. Cho nên đức Thế Tôn suốt 49 năm khó nhọc, mỗi ngày không ngừng nói pháp cũng vì những người nhiều rắc rối như chúng ta. Ngài phải đem pháp ly ác giảng nói tỉ mỉ ra cho chúng ta.
Mong rằng sau khi quý vị đã hiểu rõ rồi thì phải biết buông xả, không có vọng niệm là người có đại phước báu, tuyệt đối không phải có nhiều tiền tài, có địa vị cao, người có địa vị, tiền tài tuy được hưởng thụ đời sống vật chất, hưởng độ vài ba năm, sau khi chết rồi sẽ ra sao? Tam đồ, lục đạo phải chịu luân hồi, như thế có phải là phước đâu? Nếu tâm không chút vọng tưởng, suốt ngày chỉ câu A Di Đà Phật, người này chỉ vài năm sau là đã thành Phật được rồi. Hiểu được như thế, quý vị mới biết công đức niệm Phật thật vô cùng thù thắng, không gì sánh bằng. Đức Thế Tôn sở dĩ phải bày ra phương tiện nói ba thừa, chỉ vì muốn dẫn độ chúng sanh mà thôi. Mục đích duy nhất của Ngài là mong chúng ta một đời có thể thành Phật.
Có người hoài nghi rằng:” tôi rất ngu si, chậm hiểu, nghiệp chướng lại sâu dày, có thể thành Phật được không?” Trong Kinh điển Phật thường nói:” chỉ cần một câu danh hiệu Phật, có thể tiêu trừ 80 ức kiếp sanh tử tội nặng” quý vị thử nghĩ xem, suốt ngày một đêm ở Niệm Phật đường, quý vị đã niệm được rất nhiều tiếng. Vậy thì tính xem, tội chướng của quý vị đã tiêu trừ bao nhiêu rồi. Điều này chắc thật không sai, vì lời Phật nói không hề hư dối, chắn chắn có hiệu quả tốt, không thể nghĩ bàn.
Thế nhưng, vì sao nhiều người niệm Phật suốt ngày đêm mà nghiệp chướng vẫn còn đầy? Bởi vì nghiệp chướng của người này quá nhiều. Do đó công đức niệm Phật của một ngày đêm dù là giúp họ tiêu trừ đi rất nhiều mà vẫn chưa dứt sạch. Cho nên cần phải mỗi ngày đến niệm Phật, mỗi ngày giảm bớt thêm nghiệp chướng.
Phật dạy chúng ta rằng: năng lực quan trọng nhất để giải trừ nghiệp chướng trong lúc niệm Phật là không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Với ba yếu tố này năng lực của không xen tạp mạnh nhất, nếu quý vị giữ được liên tục không gián đoạn trong ba năm, cho dù nghiệp chướng sâu dày bao nhiêu của vô lượng kiếp đều có thể giải trừ hết. Làm sao để biết được không còn nghiệp chướng? Hãy nhìn lúc quý vị vãng sanh, có thể ra đi bằng cách ngồi hoặc đứng rất tự tại. Sau khi sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc, không phải trụ ở cảnh giới phàm thánh đồng cư, cũng không phải trụ ở Tứ độ Vãng sanh mà dự vào hàng Thượng Phẩm vãng sanh.
Câu danh hiệu Phật giải trừ nghiệp chướng thật là bất khả tư nghì. Cho nên Ngài Từ Vân Quán Đảnh Pháp Sư trong lời chú giải của bộ Kinh Vô Lượng Thọ nói:” Chúng sanh nào từ vô lượng kiếp tạo tội, tạo nghiệp cực ác, cực sâu dày. Bao nhiêu Kinh luận, tất cả các sám pháp đều không thể sám trừ được”. Cuối cùng vẫn còn một phương pháp có thể cứu vãn, đó là phương pháp niệm Phật. Cho thấy công đức niệm Phật thật là to lớn, thù thắng vô cùng.
Hòa Thượng Tịnh Không
A Di Đà Phật…
Xin chào Tịnh Thái:
Bài pháp trên của PS Tịnh Không rất hay giúp Độ tập từ từ ‘ ăn chay cho chắc, thật thà niệm Phật, nguyện VSTPCL’ , mình nhớ bài pháp trên TT đã trả lời cho Độ rồi. TT, Độ… Thuộc hạng thứ ba đúng không?
Tịnh Thái có thể cho Độ email riêng của TT ? Vì mình có sư huynh, tỷ gặp nạn trên bước đường tu tịnh độ. Mình có gmail mà ko biết gởi chỉ biết đọc thôi. Gmail của Độ: [email protected]
Cảm ơn Tịnh Thái…
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật.
Kính gửi chư vị đồng tu, tôi có vài khúc mắc xin làm phiền quí vị.
Từ khi tôi biết đến Phật Pháp tới nay đã gần 2 năm. Mỗi ngày đều 2 thời công phu : sáng (4h30) thì tụng kinh Vô Lượng Thọ phẩm 6 và niệm Phật, lạy Phật. Chiều thì tụng phẩm 32-37, niệm Phật, lạy Phật. Thỉnh thoảng tôi có đến đạo tràng ( tại chùa) để cộng tu. Sau mỗi thời công phu tôi đều hồi hướng về Tây Phương Cực Lạc, cửu huyền thất tổ, oan gia trái chủ và 1 phần hồi hướng cho chồng và con tôi được chuyển hoá, có niềm tin vào Phật Pháp.
Nay tôi xin hỏi đôi điều
1. Thời khoá công phu vậy có dễ bị coi là “tạp” không ? Tôi có nên tiếp tục tụng kinh không hay chỉ cần tập trung vào niệm Phật? Ngoài ra, nhà tôi cũng có người thân ốm bệnh, tôi muốn tụng thêm kinh Địa Tạng sau thời khoá công phu chính vào mấy ngày trai để hồi hướng thêm cho người bệnh. Vậy tụng thêm kinh Địa Tạng có phải là đã xen tạp ?
2. Có những sáng tôi tới đạo tràng cộng tu thì có cần giữ nguyên thời khoá công phu sáng tại nhà ko ? Ở đạo tràng hàng ngày niệm Phật, lạy Phật, kinh hành từ 5h30-8h30 sáng.
3. Trong khoảng thời gian tu tập gần 2 năm nay, 1 phần công đức tôi hồi hướng cho chồng và con mà chưa thấy được chuyển biến (chồng tôi thường bồ bịch, con cái thì ngang ngược, chưa kể nhiều người trong gia đình ko muốn và cản trở tôi tu). Vậy nên đôi lúc trong tâm tôi thấy hơi buồn. Tôi từng nghe đĩa của thầy Giác Nhàn, Thầy nói nếu tu trong khoảng thời gian vài tháng mà ko thấy có chút chuyển biến gì thì phải xem lại cách tu của mình. Tôi thực tin, cũng nguyện tha thiết và nay chỉ mong chồng con thay đổi tâm tính, gia đình tôi bớt phản đối việc tu học của mình. Cúi xin chư vị đồng tu cho tôi đôi lời chỉ dạy.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật chị An thân mến,
Thời khóa công phu của chị hiện tại vậy là rất tốt, không phải xen tạp đâu. Chỉ một bộ kinh Vô lượng thọ và một câu A Di Đà Phật là đủ, vừa niệm vừa lạy thì quá đạt. Trong đó câu A Di Đà Phật là chánh hạnh, tụng kinh là trợ hạnh. Chị đã làm đúng y như những gì HT Tịnh Không dạy hoặc Thầy Giác Nhàn hướng dẫn, xin chị hãy duy trì tiếp tục.
Người nhà bệnh thì chị vẫn hành trì y như vậy và đem công đức hồi hướng cho họ, không cần phải tụng thêm gì nữa. Nếu bây giờ tụng thêm là bắt đầu xen tạp rồi. Nếu như có những buổi chị tham dự đạo tràng cộng tu thì nếu giữ nguyên được thời khóa công phu sáng được thì tốt, còn như bận rộn sắp xếp công việc hoặc gần trùng giờ với thời gian cộng tu thì chị có thể ngưng một buổi. Mọi sự tùy duyên mà uyển chuyển vậy.
Trong thời gian tu tập, gia đình mình vẫn chưa chuyển hóa tức là công phu mình vẫn chưa đủ, phải tiếp tục làm. (Thầy Giác Nhàn trong đĩa tụng kinh VLT chuyển hóa con hư – cha của anh Tí điên tụng kinh VLT hồi hướng cho anh ta liên tục, tâm ông hướng về con khá mạnh mẽ nên trong vòng 3 tháng đã làm được. Khi 2 tháng vẫn không chuyển đổi lên hỏi Thầy. Thầy nói, chưa đủ về làm tiếp, khi nào chuyển thì thôi).
Nếu thời gian khá lâu mà vẫn chưa chuyển biến gì thì đúng là hãy tự kiểm điểm lại chính mình, xem mình đã làm tốt chưa? Có “y giáo phụng hành” không? Trong cuộc sống mình có ăn chay, phóng sanh không? Mình có tâm từ bi giúp đỡ người khác không? Mình có bao dung không hay vẫn còn thị phi xét nét lỗi lầm người khác ? Mình còn nhiều tâm tham, sân, đố kỵ không? Mình có hay so đo tính toán với người khác không? Học Phật trong kinh dạy, mình phải biết buông bỏ bớt những thứ này thì tâm lượng mình mới mở rộng được, việc tu học mới có tiến bộ. Mình phải tìm cách sửa, mình phải làm một tấm gương tốt, mô phạm cho người ta thấy: “Ồ, kể từ khi học Phật, anh ta/cô ta trở nên tốt rất nhiều, nhân hậu và hay giúp đỡ người khác”. Khi người nhà và người ngoài nhìn thấy mình như vậy thì họ sẽ bị mình cảm hóa, họ sẽ chuyển tốt như mình. “Y giáo phụng hành” nghĩa là đem những lời giáo huấn áp dụng vào cuộc sống, đối người tiếp vật phải cố gắng làm cho được, không được 10 phần thì chí ít cũng được 5, 6 phần thì đời sống mình thấy an lạc lắm. Còn nếu như mình chỉ tiếp nhận trên phương diện lý thuyết, tức là chỉ đọc rào rào mà không thực hành thì cho dù đọc cả đời cũng vẫn không lợi lạc được bao nhiêu. Cho nên “học đi đôi với hành” là đúng.
Vài chia sẻ cùng chị. Chị sớm phản tỉnh lại xem mình còn gì khúc mắc chưa gỡ ra được, hãy post lên để các liên hữu đồng tu cùng giúp chị nhé. Chúc chị an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
A Di Đà Phật
Chào Đạo hữu An, hãy tinh tấn lên sắp đến ngày gặt hái rồi mong Đao hữu đừng thối chuyển.
Tung kinh Vô Lượng Thọ, lạy Phật là trợ nhân còn tín nguyện niệm Phật là chánh nhân vãng sanh.
Cầu mong cho Đạo hữu luôn được ánh sáng của Chư Phật soi chiếu
Nam Mô A Di Đà Phật./.
A Di Đà Phật! Xin hãy luôn thành tâm phát nguyện vãng sanh Cõi Cực Lạc để trong ao sen Cõi Cực Lạc liền có một hoa sen nhỏ với một đài sen nhỏ có khắc tên của mỗi quý vị và khi quý vị luôn ráng thành tâm niệm nhỏ A Di Đà Phật thật nhanh trong mọi hoàn cảnh mỗi ngày để vọng tưởng, phiền não v.v… không kịp khởi lên và để hoa sen của quý vị sẽ ngày càng to đẹp và rực rỡ hơn! Khi công phu niệm A Di Đà Phật của quý vị đã viên mãn, Đức Phật A Di Đà sẽ cphóng quang tiếp dẫn quý vị về Cõi Cực Lạc rất an vui và vô cùng tuyệt vời bằng đài kim cương, đài vàng tử kim hay đài vàng huỳnh kim rất quý báu tùy theo công phu niệm A Di Đà Phật của quý vị và công đức truyền bá Pháp Môn Tịnh Độ này giúp càng nhiều vị vãng sanh Cõi Cực Lạc thì Phẩm vị của quý vị sẽ càng cao và cao nhất là Bậc Thượng Phẩm Thượng Sanh hay Bậc Đại Bồ Tát, Bậc Thượng Phẩm Trung Sanh hay Bậc A La Hán v.v… Xin xem trang web http://www.niemphat.com, Mục Pháp Âm, Đại Sư Pháp Vân, 48 Lời Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà và nghe Ngài Đại Sư Pháp Vân giảng rất tuyệt vời về hình thể v.v… rẩt tuyệt diệu, cách sinh hoạt hằng ngày với bao thần thông rất tuyệt vời của quý Ngài trên Cõi Cực Lạc và cách tu để bảo đảm vãng sanh Cõi Cực Lạc rất an vui và vô cùng tuyệt vời! A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật…
Chào Tịnh Thái- Độ mượn trang web của duongvecoitinh vì gmail của Độ trên điện thoại di động, mình ko biết đánh chữ Việt Nam. Nếu nhận được tin này gmail cho mình: [email protected]
Nếu trang web duongvecoitinh mà vô trang gmail của TT được thì tốt, vì trang web duongvecoitinh có tiếng Việt Nam. Hồi âm gmail cho Độ, chân thành cảm ơn Tịnh Thái. Nhờ duongvecoitinh giúp chuyển lời trên đến Tịnh Thái, cảm ơn…
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật!
Chào Liên hữu đồng tu.
Đọc qua lời An đưa ra nó na ná như mình. Mình cũng TAM QUY NGŨ GIỚI 2 năm. cũng ngày 2 thời sáng tối, cũng tụng kinh Phật thuyết đại thừa vô lương thọ – Niệm phật – kinh hành – Lạy Phật – phát nguyện vãng sanh – Hồi hướng công đức v.v… Trước đây mình cũng nhiều tội lắm, cuộc sống gia đình thường xuyên cãi lộn, con cái không hư nhưng cũng chưa ngoan lắm. Mình gặp Thầy mong Thầy hoan hỷ và hướng dẫn và mình cúng hồi hướng công đức mong cho gia đình vợ con được hướng về phật pháp tìm con đường giải thoát.
Lúc đầu vợ con mình không tin và cản trở mình đi Chùa nhưng mình một mực không nói không rằng chỉ có im lặng và niệm phật dần dần cũng cảm hóa được họ vì mình cũng chứng minh cho Vợ con biết trước khi chưa tu thì Bố như vậy và sau khi tu bây giờ cho vợ con tự nhận xét và họ đều khen (Quay đầu 360 Độ) và họ cũng theo mình đi chùa cũng TAM quy NGŨ giới cho cả nhà (Vợ hai con trai hai con dâu). Vui nhất là hai thằng con trai lúc lập gia đinh đều được Sư Thầy làm lễ Hằng thuận Tại chùa. Đến nay tuy chưa được mãn nguyện nhưng mình thấy cuộc song gia đình rất vui cả năm không cãi lộn. Vợ mình vẫn chịu khó phục vụ cho mình ăn chay trường và Bà ấy cũng phát nguyện khi Cháu lớn rồi bà cũng đi chùa và ăn chay trường. Nghe thế mình vui lắm.
Còn việc An bảo hàng tháng có tham gia đồng tu theo Đạo tràng cái này rất tốt cho dù đạo tràng tu tụng kinh Pháp hoa, Địa tang, Dược Sư hay tụng chú v.v.. đều tốt cả vì mình cộng tu theo đạo tràng tụng kinh phật để hiểu được cái lý của Kinh vận dung vào thời khóa tu cho mình tốt lắm chứ. Riêng thời khóa của An nên duy trì như trước không nên tụng thêm kinh nào nữa vì kinh địa Tạng cao siêu lắm hạng hạ căn như mình làm sao theo nổi theo như Sư tổ dạy thì đó là Tạp Tu.
Còn Chồng An vẫn cặp bồ đó là nghiệp chướng của An đó hay cố gắng sáng suốt vượt qua tuyệt đối không được sân hận làm mất hết công đức tu tập lâu nay của mình. Cứ sống theo như lời Phật và Sư tổ, Sư Thầy dạy lâu rồi chồng và con sẽ tự nhận ra cái mà hộ đã làm khổ cho An. Họ sẽ ân hận và xem An là bảo bối không thể thiếu đựoc trong cuộc sống gia đình. Nói theo Phật chính lúc ấy Phật, Bồ tát cảm ứng vào khi An thực sự tinh tấn tu hành không uổng phí công lao Ngài thuyết pháp 49 năm và các Sư tổ, Sư Thầy dạy.
cho dù nguoi ta bảo chặt đầu tôi đi . toi van tin có the gjoj cuc lac. tin như thế đó các bạn ạ
Con xin phép được hỏi các vị mấy câu hỏi,con kính mong mọi người giúp cho con:
1.Con đặt ra thời khóa niệm phật là:sáng,trưa,chiều,tối
Mỗi lần con lần chuỗi niệm 500 câu phật hiệu.Con muốn hỏi là thời khóa con đặt như v có ổn không.Và lúc niệm ra tiếng con phải niệm nhanh thì con mới có thể nhiếp tâm được,con thấy lo là con niệm nhanh và như v chắc là sai ạ? Nhưng con vẫn cố gắng nghe rõ từng từ khi con niệm nhanh như vầy.:(
2.Dạo này niệm Phật con thấy tâm mình đỡ bị tán loạn vọng tuong,có lúc có tiếng ầm nhung con vẫn nhiếp tâm dk.Nhung con thấy lo vì nếu mà biết m ít vọng niệm tức là k tốt?
3.Con niệm Phật nhưng con vẫn dễ dàng nổi sân,con cố gắng nhịn để k làm phật ý nguoi.nhung dù gì thì con vẫn nổi tâm sân tức là con tội nặng lắm ạ?con cảm thấy rất xấu hổ khi m là niệm phật mà lại vẫn nổi tâm xấu như v.:(
Con xin cảm ơn nhiều.hj
Nam mô a di đà phật.
A Di Đà Phật,
Thời khóa của bạn đặt như vậy là ổn, là tùy vào hoàn cảnh riêng của mỗi người mà sắp xếp chứ ko có cứng ngắc 1 phương pháp nào là đúng hết. Tu tập thời khóa miễn sao thân tâm được AN LẠC, mỗi năm phiền não mỗi ít đi, trí huệ & tâm từ bi mỗi năm một thêm lớn. Vậy là tu đúng.
Và cũng xin chia sẻ thêm với bạn, ngoài việc niệm Phật thì bạn cũng nên nghe pháp và các bài giảng của quý Thầy chuyên tu về Tịnh Độ như HT. Tịnh Không, Ấn Quang Đại Sư,…thì việc nhìn thấu và buông xả cái tập khí sân hận kia sẽ dễ dàng hơn rất nhiều…
http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/TrichDoanKhaithi.htm
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn bài viết hay
Mọi chúng sanh đều có thể niệm Phật. Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính thưa các đạo hữu, thưa chư vị thiện tri thức
NĐ có điều thắc mắc, như thế này:
Trên đường đi hàng ngày của NĐ có một bà lão tầm 70-80 tuổi, NĐ để ý kĩ thấy ngày nào cũng đi lang thang vác theo cái túi hết nơi này đến nơi khác tối thì ngủ chỗ này chỗ nọ, NĐ hỏi sao bà không về nhà thì bà trả lời sắp về nhưng sau nhiều ngày để ý thì NĐ đoán bà có vấn đề về “tinh thần”. Nên NĐ quyết định nhất định phải độ cho được hay ít nhất là gieo duyên cho bà nên khoảng 3-4 ngày/ tuần mang đồ ăn cho bà (bà ngày nào cũng đi đi, đi lại con đường) mà không yêu cầu hay nói gì thêm thì được hai tháng này rồi hôm nay trời mưa NĐ thấy thương bà quá nên lại mua đồ ăn và 2 cái áo mưa đến cho bà, chưa đến bà đã cười, thấy thời cơ đã đến nên đã ngồi nói chuyện với bà, khi NĐ hỏi bà biết Phật A Di Đà không, bà trả lời có, bà có hay niệm phật không, bà cũng trả lời có, lúc đó NĐ cũng nghi ngờ nên hỏi bà thử niệm con nghe bà niệm luôn rành mạch, dễ nghe, không tỏ ra khó khăn khi niệm thánh hiệu thậm chí niệm đi niệm lại nhiều lần. Hỏi bà tin Phật không, bà cũng trả lời có. Bà còn biết về Quán Thế Âm bồ tát và cũng niệm được thánh hiệu.
Lúc đó hàng loạt câu hỏi hiện nên trong đầu NĐ, nhưng chung lại thì là: Tại sao Một người có Tín và có thể Trì thánh hiệu như thế hẳn trước kia đã có duyên với phật pháp rồi mà bây giờ “tinh lần” lại không bình thường như vậy ngày nào cũng đi lang thang không nơi nương tựa như vậy? Vậy sau này biết như thế nào, thấy bà niệm phật được rồi thì có nên nói kinh A Di Đà và đại nguyện cho bà không?
Xin chư vị giúp NĐ, xin chân thành cảm ơn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Qủa thật không biết như thế nào vì trước nay NĐ chỉ mới khuyên niệm phật + nói phật pháp cho người “tinh thần” bình thường nay lại thấy bà “không được bình thường” nhưng nhìn lại chân chất, không có nhà cửa, của cải, tiền bạc, con cháu (không bị níu kéo), lại tin và có thể niệm phật. Tuy tinh thần không có bình thường nhưng NĐ thấy bà còn có thể nghe nói và hiểu lời NĐ nói nên thấy có thể giúp bà được. Thật khó, không biết NĐ nên làm gì để giúp bà tiếp xin các vị chỉ bảo. NĐ vô cùng hoan hỉ cảm ơn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Chào Nguyễn Đạt!
Đọc phúc đáp của bạn từ ngày trước nhưng không có duyên phúc đáp, hôm nay quay lại thấy vẫn chưa có phúc đáp nào, thời gian này các đạo hữu vắng mặt rất nhiều có lẽ là do gia sự.
Trở lại câu chuyện của bạn. Hiện nay ứng thân của Phật, Bồ tát hóa hiện ở khắp mọi nơi rất nhiều, bằng mắt thường chúng ta không thể không biệt được do đó chớ vội có tâm nhận xét cụ bà “không được bình thường” mà mang phải tội bất kính. Chưa biết được bạn đang độ cụ bà hay cụ bà đang độ bạn đó nhé!
Độ người là chuyện tốt, nhưng khi độ người chúng ta phải dùng tâm gì? Nếu chúng ta vẫn đem tâm ngã mạn tất việc không thành lại dấy sinh phiền não (tâm ngã mạn vi tế rất khó nhận thấy). Bởi vậy tùy duyên mà khuyên người niệm Phật cầu vãng sanh, thực sự họ có duyên lành ắc sẽ tiếp nhận, bằng không vẫn là phận mình mình lo vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin vô cùng hoan hỷ trước phúc đáp của Mỹ Diệp
NĐ thật đáng trách, rất đáng trách vì nhận xét bà cụ như thế. Xin được sám hối vì còn ngu muội. Con xin sám hối, Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa Mỹ Diệp, trước kia NĐ đối trước Quán Thế Âm Bồ Tát phát nguyện cứu độ, “…dùng sức mình mà giúp đỡ mọi người, thay Quán Thế Âm rủ lòng từ bi , thương chúng sanh như cha mẹ thương con, thuyết pháp, khuyên bảo chúng sanh như cha mẹ dạy con, cứu thoát độ khắp hết thảy chúng sanh như cha mẹ dẫn dắt con.” Quyết không thối chuyển. Bình thường nhìn thấy người nghèo, người thiếu thốn hay đến những người làm chuyện độc ác là đã cảm thấy đau nhói trong lòng rồi. Nay lại thấy thân người như này (bà cụ) con thật không đành lòng để mặc theo duyên nghiệp của họ.Thật không thể đứng nhìn được, lương tâm cắn rứt từng ngày từng ngày, không thể chịu được.
Thật không biết làm sao, vậy Mỹ Diệp hay quý đạo hữu có cách nào dù cơ hội có là nhỏ nhất để độ hay ít nhất là gieo duyên lành với phật pháp cho người này, cơ hội có mong manh nhưng nếu có cách cũng xin thỉnh giáo. Chẳng lẽ cứ đứng nhìn bà cụ theo nghiệp mà cho đến lúc hết mạng rồi cũng không tạo được chút duyên với phật sao?
“khi độ người chúng ta phải dùng tâm gì?” Thưa Mỹ Diệp con dùng tâm từ bi để độ.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Đạt,
*Bạn phải cảnh giác với lời đại nguyện của bạn, bởi không khéo bạn sẽ kẹt cứng trong đại nguyện đó. Một người bơi chưa thuần thục nhưng nguyện hễ thấy ai chết đuối tôi đều nhảy xuống cứu=cùng chết đuối.
*Tâm Bồ tát khác chúng sanh điểm nào bạn có thể hoan hỉ cho các bạn Sen cùng tỏ ngộ không?
*Lương tâm không phải đại bi tâm. Nếu bạn dùng lương tâm để tu đạo=bạn sẽ kẹt lớn trong phiền não.
*Phật pháp phải tuỳ duyên. Độ người cũng thế. Duyên không khởi mà tuỳ ý độ người, trước là hại người, sau là hại mình. Điều này giống như bạn bi đau bụng mà TN lại cho bạn uống thuốc nhức đầu vậy.
Bạn phải cẩn trọng khi tác pháp.
TN
A Di Đà Phật
Chào bạn Nguyễn Đạt!
MD cũng ko có ý nào khác ngoài những chia sẻ mà tiền bối Thiện Nhân đã viết cho bạn. MD xin kể một câu chuyện sau:
Khi Phật còn tại thế, có một bà lão rất keo kiệt, bà lại chẳng kính tin Tam bảo. Một hôm đức Phật khất thực ngang qua nhà bà, biết căn lành đã đến với bà lão đức Phật tiến bước về phía nhà bà. Thấy Phật, bà lão vội vàng đóng cửa, ngay lúc này đức Phật quan sát thấy bà lão có duyên rất lớn với Tôn giả Xá Lợi Phất. Khi đó từ trên không Tôn giả Xá Lợi Phất dùng thần thông bay xuống, bà lão vừa nhìn thấy Tôn giả liền phát khởi lòng tôn kính vô hạn, quỳ xuống cuối đầu đảnh lễ.
Qua câu chuyện trên cho ta thấy được rằng nếu người vô duyên thì ngay cả Phật cũng không thể nào độ được. MD vô cùng mến phục tâm từ bi muốn độ được chúng sanh như bạn, tâm lượng như thế nhưng xét về tâm lực e là rất khó. MD ko nói đến chữ “độ”, chỉ dùng cụm từ giản đơn hơn “khuyên người niệm Phật”, chúng ta muốn khuyên người niệm Phật cũng phải tùy duyên, nếu phan duyên (phải bóp đầu nặn trán để nghĩ cách) thì đúng là tự mình đã trói buộc mình trong phiền não rồi.
Hãy thảnh thơi đi, tất cả đều tùy duyên bạn ạ!
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa thầy TN,
Thưa thầy MD,
Kính thầy,
Con dù đã tu học một thời gian mà vẫn chưa thông hiểu hết giáo lý, thật đáng trách, do con chưa gắng sức tu học, vẫn theo lẽ đời thường, bồng bột mà không tĩnh lại dùng chánh tư duy mà suy xét. May thay nay được thầy TN và MD khuyên bảo con như tỏ ngộ và muôn phần biết ơn.
Thưa thầy TN,
+) “*Tâm Bồ tát khác chúng sanh điểm nào”
Thưa thầy, con trước tuy có phát thệ nguyện đại bi trước Quán Thế Âm Bồ Tát nhưng thật đáng trách chưa thông hiểu được điều này. Chỉ rằng con lấy niềm vui của mọi người làm niềm vui của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của mọi người mà đồng cảm với nỗi khổ mà quyết giúp họ được an vui. Vậy nhân dịp này con xin thầy TN hoan hỉ giảng giải cho con cùng các bạn Sen cũng như các đạo hữu biết rõ hơn về Tâm bồ tát, thế nào là Đại bi tâm, Tâm bồ tát khác với tâm chúng sanh ở điểm nào Lương tâm khác với Đại bi tâm như thế nào? để mọi người cùng lắng nghe và cùng đạt được lợi ích, con xin chân thành biết ơn thầy.
Thưa thầy MD, qua câu chuyện con như được sáng tỏ và vô cùng hoan hỉ. Con xin cảm ơn thầy MD. vậy thưa thầy MD, con phải làm sao để thực hiện đúng như thệ nguyện của con trước Quán Thế Âm Bồ Tát cho đúng chánh pháp thưa thầy, con vô cùng hoan hỉ và biết ơn thầy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Đạt,
*Khi học Phật pháp chúng ta phải hiểu: các pháp đều do duyên khởi, và phải tuỳ duyên vì thế Phật pháp chính là pháp duyên khởi và tuỳ duyên, nghĩa là có vấn sẽ có đáp, nhưng khi đáp lại phải tuỳ duyên (tuỳ căn cơ, độ chín mùi của chúng sanh mà tác pháp). Nếu chúng ta không nắm vững điểm quan trọng này khi tác pháp rất dễ tổn mình, hại người.
*Tâm Bồ tát khác chúng sanh điểm nào? Bồ tát là bậc giác ngộ, nhưng giác lại có hai dạng: tự giác và tự giác-giác tha. Hàng tự giác Phật chỉ cho Thanh văn, Duyên giác=chỉ vì sự giải thoát của bản thân (còn gọi Bồ tát tiểu thừa); hàng tự giác-giác tha để chỉ hàng Bồ tát tự giác rồi muốn cứu độ chúng sanh cùng giác và giải thoát (Bồ tát đại thừa).
Tâm của chúng sanh là phiền não tâm=tâm phân biệt, chấp trước, vì thế dẫu có giác nhưng khi giác, khi mê và còn kẹt trong phân biệt, chấp trước, nếu đem tâm đó để độ tha=cùng kẹt.
Chúng ta tu và phát nguyện độ sanh=học hạnh nguyện của Bồ tát, nhưng muốn thực hành viên mãn, trước nhất phải tự giác=tự độ mình viên mãn, kế đó mới có thể giác tha=độ người. Độ hiểu giản đơn là giúp, nhưng giúp thì phải nắm được nguyên lý duyên khởi và tuỳ duyên nói trên=có lợi lạc; ngược lại cả hai cùng không có lợi lạc.
*Lương tâm khác đại bi tâm điểm nào?
– Lương tâm=là tâm phiền não, bởi khởi lên từ phân biệt chấp trước. Yêu=thương, cho hết, thích gần gũi; ghét=thù oán, đoạn tuyệt, xa lìa.
– Đại bi tâm=tâm như như bất động (chỉ hàng tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn)=không có sự phân biệt, chấp trước mà mọi chuyện là tuỳ duyên để tác pháp đúng thời, đúng người, đúng căn cơ, giúp chúng sanh đồng lợi lạc.
Bạn muốn học hạnh của Quán Thế Âm thì Đại nguyện thứ 6: Đại từ bi, năng hỉ xả, thường hành bình đẳng nguyện phải đặt lên hàng đầu. Người có từ, bi mà không hỉ xả=không bình đẳng khi tác pháp=tiểu thừa hạnh.
Chúc các bạn tinh tấn và tỉnh giác khi tu học.
TN
A Di Đà Phật
Chào Nguyễn Đạt!
MD khoảng tầm tuổi với bạn, thời gian tu học chưa lâu, xin đừng gọi MD là Thầy xưng Con mà khiến MD áy náy.
Câu hỏi của bạn “làm sao để thực hiện đúng như thệ nguyện trước Quán Thế Âm Bồ Tát cho đúng chánh pháp” câu trả lời cũng rất đơn giản: đời này bạn nhất định phải vãng sanh, vãng sanh về Tây Phương rồi thì trở lại Ta bà cõi mà thực hiện đúng tâm nguyện đó. Còn hiện đời tùy vào hoàn cảnh mà khéo léo nhắc nhở nhau cùng niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Bên cạnh đó nỗ lực làm các việc thiện lành: phóng sanh, bố thí,… hết thảy đều hướng về cõi An Lạc.
Chúc bạn tu hành tinh tấn, vãng sanh Tây Phương Tịnh thổ!
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa MD,
Kính Thầy,
Con vô cùng hoan hỷ nhận được phúc đáp của thầy.
Qủa thật vãng sanh cực lạc là điều vô cùng quan trọng đặt lên hàng đầu, con cũng vậy nhưng vì khi bước vào Pháp môn là do “Quán Thế Âm dẫn con vào” (vì con nghe danh hiệu ngài đầu tiên -chỉ một câu hiện con không rõ từ đâu phát ra- mà dựng lông, tóc gáy, con thấy lạ nên tò mò tìm hiểu trên mạng, tìm hiểu về đại nguyện đại từ đại bi vô tận của ngài nước mắt con chảy không ngừng, con vô cùng kính nể, biết ơn ngài mà quyết phát nguyện đại bi trước ngài rồi khi con tìm hiểu Quán Thế Âm bồ tát thì con tìm được đến Duongvecoitinh và con biết đến rồi tu học pháp môn Tịnh độ). Từ đó con bắt đầu thấy yêu, thương mọi người, mọi người vui thì con vô cùng hoan hỷ, mọi người là việc xấu thì con thấy lo lắng thương xót, gặp người nghèo khổ khó khăn bần cùng thì con thấy vô cùng đau đớn mà nước mắt cứ chảy, lúc như vậy lại là hình ảnh quán thế âm hiện lên. Vậy nên ngoài việc tu chính mình thì con lại rất muốn giúp những người khó khăn khác.
Việc gọi thầy, xin quý MD đừng áy náy, con đến Duongvecoitinh mục đích là Cầu Pháp. Không phân biệt tuổi tác, thời gian tu học, có vị đạo hữu, thiện tri thức nào thuyết pháp con thấy điều đó hợp chánh pháp, có lợi ích và mang lại sự an lạc cho mọi người và con, tất yếu con đều thưa là thầy.
Hy vọng một ngày nào đó bên Tây Phương Cực Lạc Quốc , tất cả liên hữu, đạo hữu trên Duongvecoitinh cùng gọi A Di Đà Phật một tiếng thầy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa thầy TN,
Kính thầy,
Con vô cùng hoan hỷ nhận được phúc đáp của thầy.
Con đã hiểu rất nhiều điều mà trước kia con hay lầm tưởng
Con vô cùng biết ơn thầy. Vì mọi người mà thầy không ngần ngại trả lời câu hỏi của mọi người
Con vô cùng kính nể, biết ơn và ngưỡng mộ thầy. Quả là bậc hiếm có.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát