Hôm qua Lý cư sĩ nói với tôi (tôi sợ quên đi nên bảo người viết một tờ giấy cho tôi), lão cư sĩ Lý Á Trị 62 tuổi, vào lúc 5 giờ chiều ngày hôm trước vãng sanh, rất nhiều ngày trước đó bà thấy được Tây Phương Tam Thánh sắc thân vàng ròng. Lão cư sĩ thường hay ở niệm Phật đường chúng ta niệm Phật, bà bị ung thư, ở niệm Phật đường niệm Phật đến khi trọng bệnh. Ngày 18 bà thông báo cư sĩ Lý Mộc Nguyên, yêu cầu Lý cư sĩ đưa bà vãng sanh, giúp bà làm hậu sự. Lý cư sĩ nói với bà, ngày 26 tháng này ông phải dẫn một đoàn đến Trung Quốc bái sơn, nếu bà muốn vãng sanh, bà phải đi sớm hơn trước ngày tôi xuất phát, thì tôi mới có thể giúp làm hậu sự cho bà. Bà liền đồng ý, thế là bà chọn 5 giờ chiều ngày 20 (ngày 18 bà nói với Lý cư sĩ là bà chọn lấy thời gian này). Đến 5 giờ ngày 20 bà vãng sanh, không sai một phút nào. Bởi vì bà bệnh nặng, con trai của bà đưa bà vào bệnh viện. Vào bệnh viện, bà liền lớn tiếng niệm Phật, làm cho bác sĩ cũng không biết làm cách nào. Người bệnh lớn tiếng niệm Phật, làm cho mọi người trong bệnh viện đều niệm Phật theo bà, cho nên bà đã biến bệnh viện này thành niệm Phật đường. Không chỉ bà chính mình vãng sanh, mà bà còn độ được bao nhiêu người, làm cho bao nhiêu người trồng được thiện căn. Bà nói 5 giờ, khi đến lúc đi, con trai bà ở ngay nơi đó xem thời gian thì thấy không sai lệch phút giây nào.
Tôi đã nói qua với các vị, niệm Phật đường chúng ta có rất nhiều Phật Bồ Tát đang niệm Phật. Những ai là Phật Bồ Tát? Những người này chính là Phật Bồ Tát, họ đi đến thế giới Tây Phương Cực Lạc làm Phật. Lý cư sĩ nói với tôi, trước khi ra đi, người nhà hỏi bà những việc trong nhà, bà vốn dĩ không hề quan tâm đến, đây chính là buông xả hết thảy thế duyên, đem thế duyên, tình duyên của thế gian chuyển thành Phật duyên. Bà độ hóa người cả nhà của bà, thị hiện cho họ xem, bạn có tin hay không? Lý cư sĩ vừa mới đến nói với tôi, ngày hôm nay ông lại đưa hai người vãng sanh, họ đều là yêu cầu ông làm những việc hậu sự này, hay nói cách khác, họ đều là phải vãng sanh sớm hơn ngày ông đi Trung Quốc. Sự việc này không phải là một lần, đã rất nhiều lần rồi.
Vãng sanh là một việc đại sự duy nhất ngay trong đời này của chúng ta, có mấy người chịu làm? Nếu như chúng ta vẫn cứ không thể buông xả tài sắc danh lợi, thì chúng ta là người ngu si đến cùng tột. Bạn còn ham muốn thế duyên thì nhất định không thể vãng sanh, nếu như là người xuất gia, chắc chắn đọa A Tỳ địa ngục, vì sao vậy? Mượn danh nghĩa của Phật lừa gạt chúng sanh. Ngôn, hạnh của chúng ta không phù hợp thì chính là lừa gạt chúng sanh. Không nên cho rằng chúng ta ở trên giảng đài nói được không tệ, chúng ta chính mình nói mà không làm được là lừa gạt người. Rất nhiều người này vì chúng ta hiện thân nói pháp, vì chúng ta làm kiến chứng. Tại vì sao họ có thể vãng sanh thù thắng đến như vậy? Khi vãng sanh họ thấy được Phật, còn thấy được một mảng kim quang (người trợ niệm đều xem thấy), then chốt chính ở “chí tâm tín nhạo”.
Trích Kinh Vô Lượng Thọ giảng ký
Pháp sư Tịnh Không chủ giảng
Chúng con thật đáng hổ thẹn khi nhìn thấy những vị bồ tát này. Hằng ngày chúng con đi tính toán so đo với người đời mà quên rằng mình đã thua xa những vị này. Đường về cõi tịnh là trang luôn đăng tải những bài giảng của ngài Tịnh không rất hay và lợi ích lớn lao cho những ai đã, đang và sẽ tu pháp môn Tịnh độ.
Chúng con thành kính tri ân đến các vị bồ tát vì chúng sanh mà làm nên trang web này và ngưỡng nguyện cho đường về cõi tịnh lúc nào cũng rộng mở thênh thang và được ánh đại quang minh của mười phương chư phật chiếu rọi để dẫn đường người về cực lạc.
Nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật…
Xin chào các bạn đồng tu: mình ưa phần đông gặp ai Độ thường gọi là ‘sư phụ’ chứ ko có ý gì cả. Nên làm các bạn hiểu lầm, thành thật tạ lỗi.
Các bạn đồng tu làm ơn giải thích dùm Độ bài pháp trên ‘lão cư sĩ Lý A Trí tư tại vãng sanh’ đoạn cuối : vãng sanh đến ‘chí tâm tín nhạo’. PS Tịnh Không giảng cao siêu quá Độ chưa hiểu??? Chân thành cảm ơn Tịnh Thái đã trả lời câu hỏi trước của Độ. Cảm ơn các bạn…
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật – Chào bạn Tịnh Độ:
HT. Tịnh Không có giảng về 4 chữ “chí tâm tín nhạo” trong Kinh Vô Lượng Thọ như sau:
…Bốn chữ này nghĩa lý sâu rộng vô tận, cạn mà vào thì có thành tựu cạn, Tây Phương Tịnh Độ cõi Phàm Thánh Đồng Cư là cạn mà vào; cõi Thật Báo, cõi Tịch Quang là từ sâu mà vào, đều ở “chí tâm tín nhạo”.
Chúng ta ngày nay chưa phát tâm Bồ Đề, hay nói cách khác, không phải là “chí tâm tín nhạo” mà tự cho rằng là “chí tâm tín nhạo”, vấn đề này thì nghiêm trọng rồi. Nếu như chúng ta chính mình biết được câu nói này chúng ta chưa làm được thì chúng ta vẫn phải phản tỉnh, vẫn phải kiểm điểm, vẫn phải thay đổi tự làm mới, chăm chỉ nỗ lực mà làm, vậy thì còn được. Nếu như tự cho là “chí tâm tín nhạo” nhưng tuyệt nhiên không phải chân thật “chí tâm tín nhạo”, thì ngay đến cơ duyên cải lỗi phản tỉnh cũng đoạn mất hết, họ làm sao có thể thành tựu? “Chí tâm”, chữ “chí” này lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ ở trong chú giải đã chú rất nhiều. Tuy là chú được nhiều như vậy, nhưng chúng ta có phải chân thật lý giải, chân thật hiểu rõ hay không thì vẫn còn là vấn đề. Cho nên chữ “Chí” này của ông nghĩa là “chân thành thật”, ba chữ này nói được rất hay. “Tâm” nghĩa là Chân Tâm, chúng ta ngày nay dùng là tâm không thật, ta niệm Phật thì dùng chân tâm, đối nhân tiếp vật thì dùng giả tâm, cái tâm này của bạn có hai cách dùng, bạn rất cao minh. Phật pháp nói với chúng ta: “Nhất chân nhất thiết chân, nhất vọng nhất thiết vọng”, bạn đối nhân xử thế tiếp vật là dùng vọng tâm, bạn phải nên hiểu rõ, bạn niệm Phật cũng là dùng vọng tâm.
Chúng ta một ngày từ sớm đến tối vọng niệm triền miên, làm gì có tâm thành? Thật là thực tế rõ ràng. Lão thật trung thực, chúng ta không lão thật, ba chữ này chúng ta thảy đều không có, không chỉ “chí” không có, mà “tâm” cũng không có. Ngày nay chúng ta không phải là dùng “tâm” để niệm Phật, mà dùng vọng tưởng để niệm Phật, dùng thức thứ sáu để niệm Phật, cho nên “tín” cùng “nhạo” đều thành ra vấn đề. Các vị phải nên biết, vọng tâm, giả tâm là tâm luân hồi. Chúng ta dùng tâm luân hồi để tin Tịnh Độ, để tu Tịnh Độ, tu đến sau cùng vẫn là luân hồi sáu cõi. Tôi nói với các đồng tu đây là lời chân thật, không giả dối chút nào.
Người xưa thường nói: “Người niệm Phật nhiều, người vãng sanh không nhiều”. Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam thường nói: “Ngay trong mười ngàn người niệm Phật, chân thật có thể vãng sanh chỉ có hai ba người mà thôi”. Cứu cánh này là thế nào vậy? Tổ sư đại đức xưa nay nói với chúng ta, pháp môn này “vạn người tu vạn người vãng sanh”, hiện tại vạn người tu chỉ có hai ba người vãng sanh, vấn đề rốt cuộc là ở chỗ nào? Người xưa “vạn người tu vạn người vãng sanh” là vạn người “chí tâm tín nhạo”, ngày nay chúng ta vạn người tu chỉ có hai, ba người vãng sanh tức là chỉ có hai, ba người là chí tâm tín nhạo, ngoài ra đều không phải, đều là tâm luân hồi. Cho nên, chúng ta niệm Phật ở ngay trong một đời này có thể vãng sanh hay không, then chốt chính ngay chỗ này.
Ngày nay chúng ta có hoài nghi đối với thế giới Tây Phương Cực Lạc hay không? Rất nhiều người nói “tôi không hoài nghi”. Tốt! Bạn làm đến được không hoài nghi, nhưng không xen tạp thì sao? Không làm được! Bạn vẫn xen tạp thì bạn không phải là chí tâm, chí tâm quyết định không xen tạp, quyết định không xen tạp nhân ngã thị phi, quyết định không xen tạp tham-sân-si-mạn, không chỉ thế pháp không xen tạp ở trong đó, Phật pháp cũng không xen tạp, một môn thâm nhập, vậy mới gọi là “chí tâm”. Hơn nữa, phải không thể gián đoạn, phải tiếp nối không ngừng.
Không luận một môn nào, chỉ cần “chí tâm tín nhạo” đều có thể thành đạo vô thượng. Niệm Phật cũng không ngoại lệ. Tám mươi bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, thành đạo vô thượng then chốt chính là bốn chữ này, cho nên bạn cần phải đầy đủ điều kiện này, không luận tu học pháp môn nào, công đức của bạn đều là viên mãn, đều là thù thắng đệ nhất, không có thứ hai. Ở trong niệm Phật đường hướng dẫn mọi người niệm A Di Đà Phật là đệ nhất, bạn có thể thành đạo vô thượng. Bạn không thể thành được đạo vô thượng là vì bạn xen tạp, bạn xen tạp vọng tưởng, xen tạp phân biệt, xen tạp chấp trước, bạn không phải là chí tâm tín nhạo. Chỗ này tôi nói được rất rõ ràng rồi, một chút xen tạp nào cũng đều không được, Phật pháp cũng không thể xen tạp huống hồ thế gian pháp?
Nguồn: http://www.tinhkhongphapngu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=434:pht-thuyt-i-tha-vo-lng-th-trang-nghiem-thanh-tnh-binh-ng-giac-kinh-tp-123&catid=27:kinh-vo-luong-tho&Itemid=37
Hi vọng chúng ta ai cũng được lợi ích khi đọc được lời giảng này của HT. Tịnh Không.
Nam Mô A Di Đà Phật.