Người có thể đoạn được phiền não là niệm niệm nghĩ đến chúng sanh, niệm niệm muốn người khác tốt, không muốn bản thân mình tốt, các bạn đều tốt, tôi là tệ nhất, vậy là được rồi; các bạn đều có phước, tôi không có phước, vậy mới được. Mang tâm luôn thương xót chúng sanh, mọi người trước còn mình sau, như vậy mới có thể đoạn phiền não. Người như vậy mới có tư cách tu hành, mới có tư cách vào cửa Phật. Niệm niệm chỉ nghĩ đến bản thân mình, sau đó mới nghĩ đến người khác, thì cho dù bạn tinh tấn nỗ lực tu học đến mấy đi chăng nữa, cũng đều ở ngoài cửa Phật, chắc chắc bước không qua ngưỡng cửa. Nhất định phải mở rộng tâm lượng, phải dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm từ bi quý trọng ngưòi khác, thành tựu cho người khác.
Chúng ta học Phật, nếu đi nghiên cứu giới luật cũng phải mất công sức cả đời, thậm chí cả một đời còn chưa nghiên cứu hết. Vì thế chúng ta chỉ cần nắm được cương lĩnh, thì có được thọ dụng. Cương lĩnh chỉ có hai câu: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” (không làm các việc ác, siêng làm các việc lành). Nói cách khác, đoạn ác tu thiện là tinh thần của giới luật. “Chư ác mạc tác” là giới Tiểu Thừa, giới Tiểu Thừa là tự hạn chế bản thân, chính là tự bản thân mình thiện. “Chúng thiện phụng hành” là giới Đại Thừa. Giới Đại Thừa là sống chung với mọi người, chúng ta niệm niệm phải làm lợi ích cho mọi người. Vì vậy hễ tự tư tự lợi đều là ác, hễ lợi ích cho người khác đều là thiện. Cho nên người tu học Đại Thừa khởi tâm động niệm đều phải nghĩ đến việc làm thế nào để giúp đỡ người khác, làm thế nào để thành tựu cho người khác. Đây là tâm thái đối với mọi người của Bồ Tát Đại Thừa.
Đệ tử Phật khi khởi tâm động niệm đều phải làm lợi ích cho chúng sanh. Không những dạy chúng sanh có được lợi ích mà còn mong cho chúng sanh được lợi ích nhiều nhất, thù thắng nhất. Nếu không có cái tâm nguyện này thì không phải là đệ tử Phật. Ta có được mười phần lợi ích, dạy người ta bảy, tám phần là hẹp hòi, tâm lượng rất nhỏ, không phải là đệ tử Phật. Không những mong muốn chúng sanh có lợi ích lớn, mà còn phải thật sự mong muốn lợi ích mà tất cả chúng sanh có được hơn cả lợi ích mà ta có được. Phải có tâm lượng rộng lớn như vậy, dùng đủ mọi phương tiện thiện xảo để giúp đỡ tất cả chúng sanh.
Trích Niệm Phật Thành Phật
Lão pháp sư Tịnh Không giảng
Xin quý vị Liên hữu cho Trung Đạo biết:
1. Tâm là gì?
2. Nhiều người nói: Ăn chay, niệm Phật, giữ giới nọ kia làm gì cho mệt. Tu tâm là được rồi. Nói vậy đúng hay sai? Đúng và sai ở điểm nào?
3. Không quy Y Tam Bảo có phải là giữ giới không? Có phải là người tu hành không?
4. Tại sao phải quy y Tam Bảo mới được coi là Phật tử?
Trân thành cảm tạ.
Chào bạn Trung Đạo
Mình trả lời câu hỏi của bạn theo sự hiểu biết ít ỏi của mình.
1-Tâm là Phật Tánh của bạn, khi tâm bị mê mờ thì nghĩ bậy, nói bậy, làm bậy. Thỉnh thoảng mình cũng còn bị vậy, phải kéo cái tâm về với câu niệm phật.
2-Nói tu tâm là được rồi thì tu làm sao nếu không giữ giới, ăn chay niệm phật. Có nhiều pháp môn tu nhưng tịnh độ là con đường dễ nhất trong các pháp môn. Mình có thể xem kinh sách và tự tu một mình mọi lúc mọi nơi, nếu không gặp được thiện tri thức. Nếu mình không giữ giới thì tâm mình làm sao có thể yên định được (giới, định, tuệ), thì làm sao có thể tu tâm. Nếu tâm bạn không thể yên định, thì không thể phát sanh trí tuệ. Một câu niệm phật trong tâm không nghĩ bậy, nói bậy, làm bậy thì bạn có thể giữ được biết bao nhiêu giới rồi đó, mà đâu có thấy mình giữ giới đâu vì bạn không có chấp là giữ giới hay không giữ giới nữa.
3-Không quy y tam bảo, nhưng nếu bạn có thể làm đúng như những điều đã nói ở trên thì xem như bạn đã giữ giới và tu hành được rồi đó. Thời chưa có Phật, Bích Chi Phật cũng tu vậy thôi.
4-Tại sao khi quy y Tam Bảo mới được coi là Phật Tử: giống như bạn muốn xin vào hội đoàn nào, thì bạn phải đồng ý xin vào chứ. Phật đâu có bắt buộc bạn phải là Phật Tử đâu. Bạn muốn là con Phật thì mình xin làm con Phật, còn mình muốn làm con ma thì mình xin làm con ma, chỉ có vậy thôi.
Xin các bạn sen bồ sung thêm ý kiến để các bạn hữu tham khảo, nếu mình còn thiếu sót.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin kính chào các liên hữu. Mình có một số phiền não không giải quyết được. Kính mong các liên hữu có thể cho mình lời khuyên.
Việc là sắp tới mình sẽ cưới vợ. Mình đi đặt tiệc nhà hàng là tiệc mặn. Chỉ vì đám cưới của mình mà biết bao sinh linh phải chết. Tội nghiệp sát sinh đó phải tính như thế nào đây. Phải niệm “A Di Đà Phật” bao nhiêu mới đủ đây. Mình không thể bắt 2 họ ăn chay được. Mình rất phiền lòng.
A Di Đà Phật, chào bạn Đức Huy
Bạn ơi, đâu phải chỉ có bạn không thôi. Nhà của TLPT cũng vậy mà, vừa rồi đám cưới em trai nhưng gia đình vẫn đãi mặn vì “sợ khách không dùng chay được”. Khuyên không được thì phải biết tùy duyên thôi bạn ạ.
Tuy nhiên, trong sự kiện đó bạn có thể lên khấn Phật rằng: “Nam Mô A Di Đà Phật. Hôn lễ con thật tâm trong lòng con muốn đãi chay, thế nhưng thuận theo gia đình cha mẹ hai bên con không dám cãi nên con đành đãi mặn. Con tha thiết khấn nguyện Chư Phật, Bồ Tát từ bi phóng quang tiếp dẫn cho những chúng sanh bị sát hại trong hôn lễ con được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Đây là tấm lòng thành tha thiết của con, cầu mong Phật Bồ Tát từ bi gia hộ. Nam Mô A Di Đà Phật”.
(Đây là bài do bạn hỏi mà TLPT nói ra theo tâm mình, chứ còn tâm bạn nghĩ gì, muốn làm gì thì tự nhiên bạn sẽ tìm được cách khấn nguyện cho riêng mình cho dung hòa bạn nhé).
Bạn đừng khởi tâm phiền não làm chi, vì nhân duyên và quả báo mỗi người khác nhau, muốn giúp mà lực không làm được thì chỉ cần khởi tâm niệm từ bi cầu Phật tiếp dẫn là được. Chỉ cần sau khi có gia đình rồi, bạn sống tốt với tất cả mọi người, tích đức tu thiện đem công đức hồi hướng cho khắp pháp giới chúng sanh thì phước báo này của bạn càng lớn. Và bản thân mình lại trở thành tấm gương tốt trong gia đình, có thể giúp cảm hóa người thân hướng theo Phật pháp.
Chúc bạn an lạc và hạnh phúc cùng tân nương.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
A Di Đà Phật…
Chào Đức Huy:
TLPT đã góp ý cho Đức Huy rồi. Tịnh Độ chỉ có ý khuyên ĐH chỉ nên đãi tiệc cưới (tam tịnh nhục), đừng làm tiệc giết những con sống nhiều mà mang nợ với chúng sanh. Nếu trước hay sau đám cưới, ĐH có tiền thì phóng sanh, niệm Phật cho nhiều hồi hướng cho chúng sanh.
A Di Đà Phật…
Đức Huy không nên đặt trước các món ăn cho tiệc cưới. Bởi vì sẽ phải có những chúng sanh “hy sinh”cho mục đích của mình. Chính là đã phạm tam tịnh nhục rồi (biết trước mà).
ĐH và gia đình chịu khó vô chợ hoặc các siêu thị mua đồ ăn làm sẵn, còn nếu muốn tự tay làm thì mua thịt, cá, cua… đã chết trên các quầy, sạp, tủ đông…trong chợ, siêu thị mà người bán đã giết rồi trưng bày trước khi bạn và gia đình tới mua. Việc tiếp theo là làm theo chỉ dẫn của đạo hữu TLPT đã góp ý ở trên.
Vài lời chia sẻ, mong bạn có sự lựa chọn đúng đắn nhất.
A Di Đà Phật
Thiện Minh
Chào quý bạn đồng tu.
Tôi cũng rất đau đầu về vấn đề này. Tôi thấy dân mình mỗi khi có chuyện gì thì hay nguyện cầu nếu đạt được rồi cúng đồ mặn. Khi khấn nguyện thì cầu Phật hay cầu vị nào khác nhưng thường nhiều nhà thờ Phật. Cầu nguyện con thi đậu, con được hết bệnh…sau khi đạt được thì cúng gà quay, heo quay…Năm trước em tôi cầu bình an cho con trai khi nó 3 tuổi đặt cúng heo quay, khi tôi biết được thì mọi sự đã rồi, tôi chỉ biết khuyên em đừng nên cúng như vậy. Và mới tuần rồi, đứa em họ vì học quá dỡ nên năm rồi không đậu tốt nghiệp PTTH. Năm nay em ấy đậu nên dì tôi cúng heo quay, nhìn con heo quay hơn hai mươi ký mà tôi thấy rất buồn. Chẳng biết sao để khuyên cho người nhà mình hiểu. Cứ nghĩ đến cảnh con vật bị giết phục vụ cho mục đích cúng trả lễ mà tôi buồn làm sao, thấy thương con vật và người thân của mình.