Sư Thích Tự Giác người Vọng Đô, Bác Lăng. Năm mười tuổi, Sư làm đệ tử ngài Trí Khâm chùa Khai Nguyên, nơi quận Sư cư trú. Ngài xét thấy Sư có ý chí hơn người nên đặt tên là Tự Giác. Nhân đó, ngài nói đùa:
– Tên đầy ý nghĩa, hẳn có được lợi ích gì chăng?
Sư trả lời:
– Hạt giống Phật do nhân duyên sinh khởi, con đâu thể quên lời dạy của thầy!
Niên hiệu Chí Đức thứ hai (757) đời Đường, Sư thụ giới Cụ túc. Sau, đến chùa Thiền Pháp ở Linh Thọ học các kinh luật của Tiểu thừa và Đại thừa, Sư phân tích, giải thích rõ ràng. Thời gian sau, Sư suy nghĩ:
– Việc đời vô số, mỗi ngày càng nhiều. Nếu vào Thái Sơn có được am tranh trên tảng đá để ở thì cũng đủ lắm rồi!
Niên hiệu Đại Lịch thứ nhất (766), Sư đến viện Trùng Lâm phía tây huyện Bình Sơn, nói:
– Núi vắng không người, phiền muộn chẳng sinh, phiền muộn chẳng sinh chẳng phải là hợp với lời Phật dạy vô văn ư?
Ở đây từ trước đã có quỷ thần nên suốt ba năm Sư giảng pháp cho họ nghe.
Niên hiệu Đại Lịch thứ năm (770), trời hạn hán, giặc cướp nổi lên như ong, lại thêm núi rừng rậm rạp, cọp sói dẫy đầy. Sư nhặt quả rừng, ngày chỉ ăn một bữa. Tiết độ sứ Trương Chiêu ở Hằng Dương nhận thấy trời đại hạn, biết Sư sống kham khổ tinh tấn, thường có cảm ứng điềm lành, nên đích thân vào núi thưa:
– Trương Chiêu không có tài trị quốc, gây họa lụy đến nhân dân, đã ba năm nắng hạn, không một giọt mưa. Tôi tự trách bản thân mình không giúp ích gì cho trăm họ!
Ông lại nói:
– Nghe nói Long Vương cùng quyến thuộc theo Sư nghe pháp nên quên việc làm mưa. Mong Sư từ bi xót thương mọi người thì Trương Chiêu không còn lo lắng nữa!
Sư liền đốt hương, hướng nhìn đầm nước từ xa chú nguyện:
– Mong Long vương làm mưa thấm nhuần. Nếu không như thế thì Long vương lấy gì làm đức?
Trong khoảnh khắc, từ bốn phía mây đen nổi lên, trời trút cơn mưa lớn. Năm ấy, nhân dân ở Hằng Dương bội thu mùa vụ.
Từ khi xuất gia đến bấy giờ, có lần Sư đã phát bốn mươi chín lời nguyện. Lời nguyện thứ nhất là nhờ bồ-tát đại bi Quán Thế Âm để Sư gặp được Đức Phật A-di-đà. Do đó, Sư quyên góp tịnh tài, đúc tượng Đại Bi Quán Thế Âm cao bốn mươi chín thước và xây một ngôi chùa để tôn trí. Khi chùa xây xong, Phật sự đã thành, Sư đến trước tượng Đại Bi Quán Thế Âm cúi đầu rơi lệ nguyện rằng:
– Thánh tượng đã đúc, chùa đã xây xong, con nguyện nương thánh lực sớm sinh An Dưỡng!
Canh ba đêm ấy, Sư chợt thấy có hai luồng ánh sáng lành, ở giữa luồng ánh sáng sắc vàng ấy có Đức Phật A-di-đà cưỡi mây đi xuống, bên cạnh có bồ-tát Quan Âm và Thế Chí. Phật đưa cánh tay sắc vàng xoa đầu Sư, nói:
Giữ gìn bản nguyện kiên cố
Lợi ích chúng sinh làm đầu,
Ao báu là nơi vãng sinh
Ai cũng được như nguyện!
Thoáng chốc, ánh sáng mất, đám mây tan hoàn toàn không còn dấu vết.
Ngày rằm tháng bảy niên hiệu Đại Lịch thứ mười một (776), Sư nhìn thấy một người hiện nửa thân hình trên đám mây, có hình dạng giống như Tì-sa-môn. Vị đó cúi xuống nói với sư:
– Đã đến lúc ông về An Dưỡng rồi!
Ngay ngày đó, Sư đem việc ấy kể lại, đồng thời khuyên bảo đệ tử tinh tấn tu hành, dũng mãnh trong giáo pháp của Như Lai, không sinh tâm biếng nhác.
Sau đó, Sư đến trước tượng Đại Bi Quán Thế Âm ngồi kết già viên tịch. Đệ tử muốn đặt Sư vào linh cữu đưa về núi cũ, nhưng mọi người ở châu này nài thỉnh giữ lại, nên đã xây tháp Sư ở phía nam chùa Đại Bi.
Trích Bốn Chúng Vãng Sanh
Ban Dịch Thuật Hán Tạng Pháp Âm
Chúc Đức và các thành viên biên dịch
Xin các thầy cho cháu hỏi về pháp thuật? Cháu biết là thiền định có thể chứng đắc được thần thông, ngoài thiền định còn có cách nào chứng được thần thông không? Mong các thầy chỉ bảo nam mô a di đà phật
Bạn Học Thân Thông thân mến,
Đạo Phật là đạo trí tuệ, hướng chúng ta phá mê, khai ngộ, lìa khổ, được vui và tiến tới chuyển phàm thành Thánh. Vì thế đạo Phật không phải là đạo để dạy, học, tu rồi chứng quả thần thông bạn ạ. Thần thông – hiểu theo nghĩa giản đơn nhất:là trí tuệ thông đạt, tự tại vô ngại.
Điều này trong bạn vốn sẵn có nhưng có lẽ bạn không biết cách, không chịu nhìn nhận và khai thác kho tàng sẵn có của mình nên cứ ngỡ thần thông phải tu pháp môn này, khổ luyện pháp môn kia mới có thể đạt được.
Bạn hãy thử một tháng, không nghĩ, không mưu tính những chuyện thị phi, và nhất tâm niệm 4 chữ: A Di Đà Phật trong mọi lúc, mọi nơi – “Thần thông” sẽ đến với bạn.
Tự Độ
cho em hỏi là nếu niệm 4 chữ A Di Đà Phật ở mọi lúc,mọi nơi,ngày nào cũng niệm chừng vài ba năm sẽ chứng ngộ được thần thông phải không ạ.Tại niệm A Di Đà Phật là khai mở thần thông vốn sẵn có trong tự tánh mà em không biết lại đi tìm cầu ở bên ngoài nay biết được rất vui mừng lắm ạ
Nam Mô A Di Đà Phật,
Phật không dạy chúng ta cầu tìm thần thông bởi vì với những vị đắc được thần công thì vẫn phải chịu nỗi khổ luân hồi sinh tử. Cho nên tu thiền, niệm Phật,..với mục đích tìm cầu thần thông là sai lệch, không đúng với lời Phật dạy. Với tâm ham thích thần thông như vậy, thì rất nhiều khả năng bạn sẽ đi vào con đường tà đạo và ngày càng lún sâu vào trong sanh tử luân hồi, thay vì phải thoát ra đúng như lời Phật dạy. Cho nên bạn hãy nên tìm hiểu thêm về giáo lý Phật pháp để thấy được cái sai của mình mà sửa đổi nhé.
Người tu thiền là để nhận được tánh Phật của chính mình, Phật tánh này bất cứ chúng sanh nào cũng có. Bình đẳng là vậy, bạn đừng nên tìm cầu thần thông để nhầm lẫn cho rằng mình tài giỏi hơn người khác. Người tu niệm Phật (Tịnh Độ) là để cầu vãng sanh về cõi Cực lạc do đức A Di Đà Phật là giáo chủ, chứ chẳng phải cầu chứng đắc thần thông. Người nào dùng câu A Di Đà Phật để khai mở tự tánh cầu tìm thần thông thì e rằng tự tánh khai mở đâu không thấy mà sẽ gặp ngay ma chướng bởi vì tâm ham cầu thần thông là một dạng tâm mê, mê là không giác, tâm mê là tâm ma thì dĩ nhiên sẽ chiêu cảm ma đến với mình thôi. Cho nên, dù là lời khó nghe, rất mong bạn lắng lòng suy gẫm để không bị lạc bước. Có câu “sai một ly, đi một dặm”, bạn hãy thật suy xét cẩn thận mới được. Không biết từ đâu mà bạn có ý nghĩ niệm Phật để cầu thần thông như thế, nhưng đó là trái lời Phật dạy, bạn hãy nên thay đổi, tự mình sám hối dứt trừ cái tâm ham cầu thần thông đó đi, tự chấn chỉnh để tâm ngay thẳng, khởi phát được chân Tín, chân Nguyện như Phật dạy để cầu sanh về Cực lạc nhé.
Rất mong bạn luôn sáng suốt, không bị lạc đường.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chứng Thần Thông Vẫn Chưa Thoát Luân Hồi
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/04/chung-than-thong-van-chua-thoat-luan-hoi/
Không Nên Ham Cầu Thần Thông
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/03/khong-nen-ham-cau-than-thong/
Vãng Sanh Về Cực Lạc Sẽ Đắc Sáu Thứ Thần Thông
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/10/vang-sanh-ve-cuc-lac-se-dac-sau-thu-than-thong/
Con chào chú. Ấy chết sao chú lại nghĩ là niệm phật để nấy thần thông. Không phải vậy đâu chú ạ. Niệm phật để mở cái chân tâm tự tánh của mình chứ không phải mở thần thông gì đâu. Như viên ngọc lấp trong bùn đất lâu, bây giờ ta mài nó càng mài càng đẹp. Ngày càng lộ cái vốn có của nó. Không biết chú đã tin lời phật dạy chưa. Cháu mong chú sẽ làm theo đức Phật dạy. Nếu chú mà cứ thích thần thông đi, rồi chú sẽ gặp ma chướng cho mà xem. Như kiểu bị ma ám í. Pháp môn niệm phật là để giúp chúng ta thoát khổ chứ có phải để nấy thần thông gì đâu. Cứ cho là chú đạt thần thông giỏi đi nhưng chú vẫn chịu khổ mà thôi. Con mong chú niệm A Di Đà Phật. Hãy niệm A Di Đà Phật. Chào chú
Chào bạn Thăng,
Bạn nên đi thẳng vào tông chỉ của pháp môn niệm A Di Đà Phật là: Niệm A Di Đà Phật là để nguyện cầu sanh về Cực Lạc, chẳng phải để cầu khai mở thần thông cũng như “mở cái chân tâm tự tánh” như bạn chia sẻ…Nếu chỉ cần giải thích trật đi 1 chút, người đọc sơ cơ lại lầm lạc, chẳng chịu niệm Phật cầu sanh Cực Lạc mà cầu thứ khác, vậy thì hóa ra là mình vô tình hại người hay sao?
Người ngày nay nghe đến niệm Phật – mấy ai có đủ phước duyên lành hiểu và tu đúng theo tông chỉ của pháp môn này? Người tự cho mình thông minh thì coi thường niệm Phật, lại có hạng người chỉ mượn câu Phật hiệu để cầu phước báo nhân thiên, cho đến chỉ xem là 1 đề mục để quán chiếu tự tâm, cầu khai mở minh tâm kiến tánh,v.v…Nói khắt khe, đây đều chẳng phải Chánh Pháp của Như Lai, đều là vay mượn kinh giáo của Phật mà mưu cầu theo ý riêng của chính mình, chứ chẳng thật thà nghe theo lời Phật dạy.
Chúng ta là người niệm Phật, những lý sự này đều nên rõ ràng tường tận, để khi hữu duyên chia sẻ pháp môn niệm Phật với các đồng tu hữu duyên thì có thể như lý như pháp, chẳng phải mắc lỗi với Tam Bảo vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
con cám ơn chú tịnh thá. a di đà phật