Vào niên hiệu Thiên Giám đời Lương (502-519), Sư Đạo Trân dừng chân ở Lô Sơn. Trước đó từng nghe các ngài Tuệ Viễn, Tuệ Trì, Đàm Thuận v.v… lập nguyện tu Tịnh độ, Sư cũng ngưỡng mộ, nhưng trong lòng còn do dự nên không chuyên tâm trì niệm.
Một hôm, Sư mộng thấy có vài mươi người chèo thuyền vượt biển. Sư hỏi, họ đáp:
– Chúng tôi đi đến nước của Phật A-di-đà!
Sư nói:
– Hãy cho tôi cùng đi, các vị đồng ý không?
Đáp:
– Ý muốn của Sư đâu ai dám chối từ. Chỉ một ngày tu tập thôi cũng có thể vượt qua được vô lượng kiếp, Sư chưa tụng kinh A-di-đà thì làm sao đến được?
Sư tỉnh giấc, lòng cảm thấy hổ thẹn, lo sợ than rằng:
– Ta đã nhìn nhận sai lạc pháp môn vi diệu này rồi!
Sau đó, ngày đêm Sư tinh tấn tụng kinh A-di-đà không một mảy may gián đoạn. Hai năm sau, trước kì an cư hai ngày, vào lúc thiền đường trống vắng, cửa đóng, bỗng có người bưng đài bạc đến bảo:
– Sau khi qua đời, pháp sư sẽ ngồi tòa này!
Lại nói:
– Công hạnh của Sư đáng được đài vàng, nhưng vì lúc đầu tâm chí do dự nên chỉ được bậc này thôi!
Sư nghe nói thế, xúc động, cảm tạ rằng:
– Nếu cấp bậc này thoát được ba cõi, lìa năm khổ, thì tôi cũng thấy được Phật, dần dần tu tập thì nhất định sẽ lên đến đài vàng.
Sư rất ít nói, lời lẽ không làm tổn thương đến ai. Tuy đạt được như thế, Sư cũng chưa từng đem khoe khoang, nên mọi người chẳng ai biết được việc ấy. Sư chỉ tự chép lại việc trên cất trong hộp kinh để bên tòa.
Vào đêm vãng sinh, hang núi nơi Sư ở có ánh sáng rực rỡ như của cả nghìn bó đuốc hừng hực cùng cháy. Dân cả làng ở đó nhìn thấy đều vô cùng kinh ngạc. Đến sáng, họ cùng nhau lên núi hỏi chư tăng, hay tin Sư đã viên tịch, mới biết đó là điềm lành vãng sinh.
Về sau, mọi người tìm thấy được những lời Sư đã ghi đặt trong hộp kinh, liền đem truyền bá để người đời sau được biết.
Ghi chú:
Tổ Tuệ Viễn ba lần nhìn thấy Phật A-di-đà nhưng không nói một lời; Sư Đạo Trân được đài bạc giáng xuống bên hồ mà vẫn lặng thinh. Người xưa tài đức sâu dày như thế! Những kẻ có kiến thức nông cạn, vừa có chút điều lạ đã vội vàng khoe khoang; nhỏ thì mất những gì mình có; lớn thì làm tăng thêm sự sai quấy của mình. Lẽ nào không cẩn thận sao?
Trích Tứ Chúng Vãng Sanh
Ban Dịch Thuật Hán Tạng Pháp Âm
Biên dịch: Chúc Đức và các thành viên
A Di Đà Phật…
Xin chào Tịnh Thái:
Cho Độ hỏi: mình có người bạn(T) tu tịnh độ hơn 10 năm rồi, cách đây vài tuần có gọi cho bạn (T) nói là “mình chắc 100 phần trăm VSTPCL chưa? Mình u á ko trả lời được? Vì Độ chưa niệm Phật thành một khối, chưa nhất tâm bất loạn. Mình hỏi lại bạn (T) câu trên, bạn (T) trả lời là đã chắc chắn 100 phần trăm VSTPCL (vảng sanh tây phương cực lạc). Tịnh Thái tu tịnh độ như thế nào thì mới dám nói 100 /100 VSTPCL ? Bạn (T) chứng đắc gì chưa? Chân thành cảm ơn Tịnh Thái, hẹn gặp TT tuần sau tại Việt Nam.
Amitabha…
A Di Đà Phật – Gửi Độ tham khảo lời dạy của Ngẫu Ích Đại Sư về việc bảo đảm nắm chắc 100% vãng sanh:
“…Muốn chắc chắn vãng sinh cõi Cực Lạc, không gì bằng lấy lòng tin làm người dẫn đường phía trước, sự phát nguyện làm người thúc đẩy ở sau. Tin sâu, nguyện tha thiết, dù tâm tán loạn niệm Phật cũng được vãng sinh. Tin không chân thật, nguyện không mạnh mẽ, dù nhất tâm không loạn cũng chẳng được vãng sinh.
Sao gọi là tin?
1. Tin nguyện lực của Phật A-di-đà.
2. Tin lời dạy của Phật Thích-ca.
3. Tin lời khen ngợi của chư Phật trong sáu phương.
Không tin những điều ấy, thật không thể cứu độ. Cho nên, trước phải tin sâu đừng sinh khởi nghi hoặc.
Sao gọi là nguyện?
Lúc nào cũng chán nản nỗi khổ sinh tử nơi Ta-bà, ưa thích niềm vui giác ngộ nơi Tịnh độ. Có làm việc gì, hoặc thiện hoặc ác, thiện thì hồi hướng cầu vãng sinh, ác thì sám hối nguyện cầu vãng sinh, hoàn toàn không có hai chí hướng. Đó là nguyện.
Tín–Nguyện đã đầy đủ thì niệm Phật mới là chánh hạnh, sửa ác làm lành đều là trợ hạnh. Tùy công phu sâu cạn phân ra chín phẩm bốn cõi, chẳng lạm mảy may, chỉ cần chính mình kiểm xét, chẳng cần hỏi han kẻ khác.
Người tin sâu, nguyện thiết, niệm Phật, nhưng khi niệm Phật tâm nhiều tán loạn, chỉ được sinh về Hạ phẩm Hạ sinh. Tâm loạn dần ít, được sinh về Hạ phẩm Trung sinh. Không còn tán loạn, được sinh về Hạ phẩm Thượng sinh.
Niệm đến Sự nhất tâm không loạn, chẳng khởi tham sân si, được sinh về ba phẩm Trung. Niệm đến Sự nhất tâm không loạn, tự nhiên trước đoạn kiến tư trần sa hoặc, cũng có thể hàng phục và đoạn trừ vô minh, được sinh về ba phẩm Thượng.
Thế nên, Tín–Nguyện–Trì danh niệm Phật có thể trải qua chín phẩm, xác thật không sai lầm.”
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Gởi đến Tịnh Thái, Viên Trí, Tìm Lại Phật Tánh: trước có lời cảm ơn các bạn, Độ có câu hỏi:
-Độ cầu niệm Phật thành một khối (một mãng) có đúng pháp môn tu tịnh độ ko? Tại sao ?
Mình bị nghịch cảnh người trong gia đình (cha,mẹ,anh,em,vợ,con…) chưa niệm Phật, NVSTPCL. Có gì thì gia đình hộ niệm cho mình? VT đã giải thích khi tu cây nghiêng về hướng nào thì đi hướng đó. Độ có đọc những mẫu chuyện: “có bà cụ ăn chay, niệm Phật, NVSTPCL. Khi sắp lâm chung chỉ có một đứa con trai khóc lóc nói ‘ sao chỉ có 2 mẹ, con mà bỏ con đi’. Rốt cuộc bà cụ không vãnh sanh.” Còn nhiều những chuyện bị người nhà lôi kéo khi lâm chung mất phần vãnh sanh ?
Ba bạn biết hơn 10 rồi Độ chỉ niệm Phật, NVSTPCL, hồi hưóng… Gia đình đông sẽ lôi kéo mất phần vãnh sanh, uổng một đời tu hành? TT, VT, TLPT. Hồi âm dùm Độ chân thành cảm ơn.
Amitabha…
A Di Đà Phật – Chào Tịnh Độ
Lúc trước VT nhớ có giải thích rồi, không nhớ rỏ đường link, đại khái là như thế này:
Tích lũy nghiệp: Nếu thân khẩu ý đều tạo ác nghiệp thì như cây dừa nghiêng về hướng đông, nếu thân khẩu ý đều luôn niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì sẽ tạo thành Tịnh nghiệp như cây dừa nghiêng về hướng Tây. Cây nghiêng hướng nào thì sẽ ngã về hướng đó.
Cận tử nghiệp: Là lực kéo của sợi dây cột trên ngọn cây lúc đốn dừa (cưa đứt gốc). Nếu như bình thường mình niệm Phật khi lâm chung gặp Ban Hộ Niệm thì như cây nghiêng hướng Tây, người kéo về hướng Tây cho nên ngã về hướng Tây là chắc chắn rồi.
Nếu như bình thường tạo ác nghiệp, lâm chung nhờ thiện tri thức khai thị, sám hối, phát nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì vẫn được vãng sanh như trường hợp của ông Trương Thiện Hòa, điều này rất hy hữu cho nên không nên ỷ lại vì giờ phút lâm chung không chắc chắn là mình có duyên để gặp Ban Hộ Niệm. Giống như cây dừa nghiêng hướng đông, nhờ người kéo về hướng Tây vậy.
Nếu như bình thường niệm Phật cầu sanh Tây Phương, khi sắp lâm chung người thân khóc lóc níu kéo, sau đó không đành lòng ra đi là NGUYỆN đã mất nên không được vãng sanh giống như câu chuyện bạn kể ở trên cũng tức là cây nghiêng hướng tây nhưng bị người kéo về hướng đông nên nó ngã về hướng đông vậy.
Nói tóm lại, giờ phút lâm chung mình có phước phần để gặp Ban Hộ Niệm hay không thì không dám chắc chắn, bảo đảm chớ nên ỷ lại. Muốn người thân không khóc lóc níu kéo thì mình làm di chúc, căn dặn hậu sự trước nhưng cũng không bảo đảm vì người ta khó cầm lòng cho nên thượng sách là Người Niệm Phật Phải Dứt Tâm Ái Để Vãng Sanh. Ngoài ra mình phải có tích lũy nghiệp thật nhiều thì cận tử nghiệp mới không kéo nỗi như cây nghiêng về hướng tây rất nhiều thì có vài người kéo về hướng đông thì không đủ sức đâu.
Mình niệm Phật là cầu sanh Tây Phương chứ không phải cầu cho niệm thành khối hay thành phiến. Thành khối hay thành phiến là tự nó thành mà thôi. Sở dỉ nó được thành phiến thành khối là do tâm mình tha thiết cầu sanh Tây Phương, không còn ham muốn ngủ dục lục trần của thế gian (xả bỏ vạn duyên).
Nếu sợ gia đình lôi kéo mất phần vãng sanh thì cố gắng tu tập sao cho được tự tại vãng sanh (biết trước ngày giờ) là cách thượng sách nhất. Bên cạnh đó trong giao tiếp thì gặp bất kỳ hoàn cảnh nào, dù là thuận hay nghịch cũng không nên khởi tâm tham, sân, si, mạn…mà nên giử tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tùy duyên, lão thật niệm Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin các Cư sĩ và Liên hữu hoan hỷ cho hỏi, việc hộ niệm được nhắc đến trong Kinh nào hay được các Tổ gần đây đề xuất cho phù hợp với thời mạt pháp này!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Bạn có thể đọc link sau: http://www.tangthuphathoc.net/tinhdo/anquangdaisugiangonluc-03.htm
Tổ Ấn Quang đã nói:
” Một cửa ải lâm chung thật là khẩn yếu. Ðời có kẻ ngu, lúc cha mẹ, quyến thuộc lâm chung bèn khóc lóc vật vã, tắm rửa, thay áo, chỉ mong đẹp mắt người đời, chẳng nề di hại cho người chết. Người không niệm Phật hãy khoan bàn đến, người chí thiết vãng sanh lúc lâm chung gặp phải quyến thuộc như vậy, đa phần bị phá hoại chánh niệm, vẫn bị ở lại trong thế giới này.
Lâm chung trợ niệm ví như kẻ yếu đuối trèo núi, sức mình chẳng đủ, may nhờ có sức người đằng trước kéo, đằng sau đẩy, tả hữu xốc nách, nên có thể lên được đỉnh núi cao nhất.”
Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
Gửi Nguyễn Xuân Kiên,
Xin mạn phép được trích dẫn lời khai thị của Thiện Đạo Đại Sư (Liên Tông Nhị Tổ):
Người niệm Phật khi lâm chung chớ nên sợ chết. Phải thường nghĩ rằng: thân này không sạch, chịu nhiều sự khổ, nếu được bỏ huyễn thân mà sanh về Tịnh độ, chính là điều đáng vui mừng!
Lúc đau yếu, chỉ nghĩ đến sự vô thường, một lòng niệm Phật chờ chết. Nhớ dặn người thân cận, khi có ai đến thăm nên khuyên vì mình mà niệm Phật, đừng nói chuyện tạp ở thế gian. Nếu bịnh nặng sắp chết, người xung quanh không được khóc lóc, phải đồng thanh niệm Phật đợi chừng nào bịnh nhơn tắt hơi, trong mình lạnh hết rồi mới nên cử ai. Như được người hiểu rõ lý Tịnh độ thường đến khuyên lơn nhắc nhở cho, đó thật là điều đại hạnh. Dùng theo phương pháp trên đây quyết định sẽ vãng sanh.
A Di Đà Phật