Sư Tuệ Cung người Phong Thành, Dự Chương. Từ khi xuất gia, Sư kết bạn rất thân cùng với ba pháp sư là Tăng Quang, Tuệ Kham và Tuệ Lan. Sức học của các ngài không sánh bằng Sư, nhưng đối với Tịnh độ, thì các ngài huân tu, trưởng dưỡng, chuyên tâm phát nguyện, Sư không theo kịp. Ngài Tuệ Lan thường nói:
– Trình độ học rộng nghe nhiều của Sư đối với Phật pháp có lợi ích gì? Cũng như kẻ điếc tấu nhạc mà thôi. Đó là điều mà bậc thánh Vô Văn (chỉ cho bậc A-la-hán) quở trách. Sư chấp nhận sự chê bai đó sao?
Sư nói:
– Đâu thể như thế được! Học hỏi không ngừng, thông suốt được mọi điều, thì có người nào lúc sắp chết lại mờ mịt, ngu si!
Bảy năm sau, các ngài đều viên tịch, lúc lâm chung đều có ứng hiện điềm lành. Năm năm kế tiếp, tức vào niên hiệu Nghĩa Hi thứ mười một (415) đời nhà Tấn, Sư bị bệnh. Trong cơn bệnh, Sư suy nghĩ về các bạn đều đã qua đời, bản thân mình thì bị cơn bệnh hoành hành, mịt mờ không nơi nương tựa. Sư than thở:
– Sáu đường trôi lăn, khi nào mới dừng? (Sáu đường: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a-tu-la, cõi người và cõi trời. Trong đó, ba đường trước gọi là ba ác đạo, ba đường sau gọi là ba thiện đạo.)
Bệnh càng nặng hơn, Sư nói:
– Sinh tử đến đi, ta sẽ về đâu?
Từ đó, Sư dập đầu rơi lệ, chí thành phát nguyện hướng về An Dưỡng. Tuy thân mang bệnh nặng, nhưng Sư trì niệm không một mảy may gián đoạn. Một hôm, Sư thấy Phật Vô Lượng Thọ đưa đài màu vàng ròng đến đón. Sư cảm giác như được ngồi trên đó. Kim đài phát sáng rực rỡ như đống châu báu. Sư lại thấy các ngài như Tăng Quang, Tuệ Kham, Tuệ Lan… từ trong luồng ánh sáng vui vẻ nói:
– Sư sắp được vãng sinh phẩm thượng, chúng tôi vô cùng an lòng, chỉ tiếc là bị vướng mắc với ngũ trược dài lâu, đến cuối đời Sư mới nương nơi cõi Tịnh!
Sau đó, Sư chợt cảm thấy thân thể không còn bệnh khổ, tự ngồi dậy, kể lại điềm lành xong thì viên tịch.
Trích Tứ Chúng Vãng Sanh
Ban Dịch Thuật Hán Tạng Pháp Âm
Chúc Đức và các thành viên biên dịch
Các bạn cho tui hỏi muốn tu bồ tát tại gia trong kiếp này nên tu pháp môn nào vậy? Đàn ông có thể tu thành bồ tát không?
“Các bạn cho tui hỏi muốn tu bồ tát tại gia trong kiếp này nên tu pháp môn nào vậy?”
Trong thời đại mạt pháp này Phật đã thọ kí thời mạt pháp này chỉ có tu Tịnh Độ hay nói đơn giản chính là pháp niệm Phật mới có thể thành tựu ví như Đại Thế Chí Bồ Tát nhờ niệm Phật viên thông mà được thành tựu, ngoài ra Bồ Tát nên tu 6 Ba la mật. Đó là Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ.
“Đàn ông có thể tu thành bồ tát không?”
Có lẽ bạn nghĩ Bồ Tát là “nữ” nhưng thật sự không phải, kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn có nói rằng Bồ Tát Quán Thế Âm có 32 ứng hóa thân có nam có nữ có tại gia có xuất gia v.v… tùy thuận theo chúng sanh mà thị hiện hình dạng khác nhau, Bồ Tát Quán Thế Âm là vậy thì các vị Bồ Tát khác cũng được như vậy, cho nên không phải là chỉ có nữ mới tu thành Bồ Tát. Nhưng tại sao đa số các ngài đều thị hiện nữ thân ví dụ ngài Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Phổ Hiền,… bởi vì người phương Đông chúng ta từ khi còn bé tí đã gần gũi người mẹ nhận được sự chăm sóc bảo bọc của mẹ cho nên hình dạng thân nữ sẽ gần gũi với chúng ta hơn cho nên các ngài đã thị hiện ra hình dạng như vậy.
A Di Đà Phật.
Thưa Quy Kiem Sau.
Đạo Hữu đã thọ bồ tát giới tại gia thì có thể tu theo pháp môn nào cũng được nhưng tùy theo căn cơ của đạo hữu mà hanh trì.
chúc đại hữu luôn tinh tấn và an lạc
Mình muốn con gái mình sau này cũng học Phật và giác ngộ mình đang lưỡng lự 3 cái tên này: Tuệ Tâm, Minh Tâm, Thanh Tâm. Các bạn đồng tu có thể giúp mình chọn lựa 1 trong 3 cái tên này được không, cảm ơn các bạn rất nhiều còn 1,5 tháng nữa là bé chào đời rồi.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT! BẠN NÊN ĐẶT TÊN CON LÀ ” MINH TÂM “. HY VỌNG TƯƠNG LAI SẼ CÓ MỘT BỒ TÁT RA ĐỜI DẪN DẮT CHÚNG SANH!
Chào các bạn và các thầy em có 1điều này thắc mắc muốn hỏi các thầy.truyện là mẹ em bị bệnh nhiều năm nay đến giờ vẫn chưa khỏi em nghe nhiều truyện niệm phật được khỏi bệnh em muốn hỏi các thầy khi em niệm phật xong hòi hướng thế nào.sau khi hồi hướng xong em còn cần phải niệm phật cho em và hồi hướng cho em nữa phải không
Chào bạn trí thiện!
Bạn niệm Phật muốn cho mẹ bạn khỏi bệnh là tốt nhưng tốt hơn hết vẫn là nên khuyên mẹ bạn niệm Phật vì trong kinh Địa Tạng nói người làm điều thiện lành hồi hướng cho người khác thì người được hồi hướng chỉ nhận được 1 phần còn bản thân chúng ta được 6 phần cho nên bản thân mẹ bạn niệm Phật mới đạt lợi ích rốt ráo. Về việc hồi hướng có thể đọc bài hồi hướng sau:
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật tịnh độ
Trên đền bốn ân nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có người nghe thấy
Đều phát lòng Bồ Đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh về nước Cực Lạc.
Và con cũng nguyện đem công đức này hồi hướng cho mẹ con là … ở … được tiêu tai giải nạn tật bệnh tiêu trừ nếu còn thọ mạng thì được hết bệnh, nếu đã hết thọ mạng thì được Phật tiếp dẫn sanh về cõi Cực Lạc.
Như mình đã nói ở trên người được hồi hướng chỉ nhận 1 phần 6 phần công đức còn lại thì bản thân bạn là người nhận được cho nên cũng không cần phải “niệm phật cho em và hồi hướng cho em” chi cho rắc rối nữa.
A Di Đà Phật.
A di đà phật!
Niệm Phật không trị đc hết bệnh các bạn à. Người niệm Phật mà cầu hết bệnh là sai pháp, niệm Phật chỉ để cầu vãng sanh vì đấy là nguyện của Phật A Di Đà. Tất nhiên có ng bệnh trọng như ung thư niệm Phật hết đc bệnh vì họ chỉ niệm Phật cầu vãng sanh thọ mạng chưa hết đc Phật lực gia trì thì bệnh tự khỏi bệnh.
Niệm Quán Âm Bồ Tát thì khỏi bệnh đc vì nó tương ứng với đại nguyện của Ngài. Bạn là phận con muốn niệm Phật, niệm Quán Âm cho mẹ thì cũng đc vì Tổ sư dạy mẹ con đều có tương thông nhưng tâm bạn phải chí thành chí thiết thì mới cảm đc Phật lực. Trong Ấn Quang Văn Sao cũng có truyện người chồng bệnh trọng khó qua khỏi ng vợ phát tâm ăn chay trường niệm Phật cầu vãng sanh thì người chồng bệnh thuyên giảm và qua khỏi.
Mong bạn đọc Ấn Quang Văn Sao, Quan Âm bổn tích cảm ứng tụng bạn sẽ thấu suốt để học Phật đc lợi ích thù thắng cho bạn và gđ
Kính gửi các quý vị đạo hữu!
Tôi đã biết đến đạo Phật từ khi mới mắc bệnh. Nhưng do nghiệp chướng sâu dày mà ko thực sự phát tâm niệm Phật. Nay tôi bắt đầu phát tâm thì tôi cố gắng dùng “Ý trì” vì tôi luôn muốn niệm Phật và tưởng đến Phật mọi lúc. Có khi niệm Phật mà tôi khóc không ngừng lại được vì cảm nhận lòng từ bi vô lượng của đức Phật. Nhưng tôi bị bệnh đau đớn rất khó chịu nên cảm giác vẫn bị giằng xé giữa tâm nguyện vãng sanh Cực lạc và tâm muốn khỏi bệnh. Ban đêm tôi vẫn mơ thấy giấc mơ của thế gian nhưng tỉnh lại ngay lập tức lại có tiếng niệm Phật. Như vậy thì tôi rất muốn nhận lời khuyên của các đạo hữu là có thể niệm Quán Thế Âm Bồ Tát để lành bệnh trước rồi niệm Phật vãng sanh sau được không? Vì nhiều khi đau quá tôi chỉ nghĩ muốn hết đau chứ không tập trung vào nguyện vãng sanh được. Còn việc ăn chay trước mắt tôi không biết cách nào thực hiện triệt để trong nhà vì tôi chưa thuyết phục được cha mẹ tin Phật. Vậy quý vị làm sao có thể thuyết phục cha mẹ và gia đình tin và đi theo con đường Tịnh độ tốt đẹp này? Xin chân thành cảm ơn quý thầy,quý sư cô và các bạn.
A Di Đà Phật – Xin chào Phương Nhung,
Không biết là tình trạng bệnh tình của bạn như thế nào nhưng chung quy thì có 3 trường hợp:
1. Thân bệnh: Cần nên đi bác sỉ, uống thuốc và theo đúng lời dặn của bác sỉ. Điều này người thế gian ai nấy đều biết nên VT chỉ lượt sơ.
2. Tâm bệnh: Mặc dù là thân bệnh nhưng nếu tâm mình nghĩ là mình bị bệnh thì cái bệnh đó nó sẽ từ thân bệnh chuyển thành tâm bệnh. Tức là mình sẽ sanh ra sự khó chịu, bực bội, chán nản…không còn thanh tịnh nữa. Cho nên mình hãy quán tưởng cái bệnh, cái đau không phải là mình. Nó đến rồi nó sẽ đi thôi. Nói chung là cần giử bình tỉnh.
3. Nghiệp bệnh: Nếu thuốc thang và bác sỉ đều vô hiệu thì có lẻ là do nghiệp bệnh. Do vậy bạn cần nên ăn chay, sám hối và làm các việc thiện lành để hồi hướng cho các chư vị oán thân trái chủ khi xưa. Trong các việc thiện lành thì nên chú ý nhiều đến việc phóng sanh.
Vì Sao Chúng Ta Nên Phóng Sanh? Bởi vì Công Đức Phóng Sanh rất lớn, cứu một mạng còn hơn xây thất cấp phù đồ. Trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện có nói: “Chúng sinh thương yêu nhất chính là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất chính là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật.” cho nên sẽ được chư Phật gia trì và hoan hỉ tán thán.
Phóng sanh cũng chính là nhân để được trường thọ, đông con nhiều cháu và không bị đau bệnh. Có rất nhiều câu chuyện linh ứng nhờ phóng sanh mà khỏi bệnh. Ngược lại sát sanh chính là nhân để bị đau bệnh, yểu mạng thậm chí chết bất đắc kỳ tử…Chẳn hạn như Câu Chuyện Sát Sanh Và Quả Báo Hiện Tiền và Câu Chuyện Sát Sanh Bị Quả Báo Mụt Ghẻ Miệng Người Khổng Lồ.
Nói tóm lại, PHẬT LÀ ĐẠI Y VƯƠNG cho nên khi bạn niệm Phật cầu vãng sanh, nếu như thọ mạng hết thì sẽ được vãng sanh, còn nếu thọ mạng còn thì tự nhiên sẽ khỏi bệnh (không cầu hết bệnh mà tự hết bệnh).
Vài bài viết có thể tham khảo thêm:
1:Nếu Có Tâm Sợ Chết Sẽ Không Được Vãng Sanh
2:Niệm Phật Vãng Sanh Không Ngờ Hết Bệnh
3:Ăn Chay + Niệm Phật = Hết Bệnh
4:Niệm Phật Cầu Hết Bệnh Sẽ Mất Phần Vãng Sanh
5:Bé Hạnh Thoát Chết Nhờ Câu Niệm Phật
6:Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư
Nam Mô A Di Đà Phật
Niệm Phật Dược sư để cầu hết bệnh,niệm Phật A Di Đà cầu vãng sanh. Mỗi ngài có một hạnh nguyện độ loài hữu tình thù thắng riêng. Chúng ta nếu là người tu Tịnh độ thì nên chuyên nhất niệm Phật A Di Đà.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Bạn Phúc Bình ơi, bạn ráng chia sẻ thật cụ thể chứ không nên khuyên các liên hữu đi theo hai đường như vậy, đặc biệt là các liên hữu mới phát tâm tu đạo lại càng không nên.
Nếu bạn thấy Kinh Dược Sư có thể giúp ích trong việc tiêu tai ách nạn, bạn nên hướng dẫn thật cụ thể về những giáo lý, phương cách hành trì, chứ không nên nói: Cầu hết bệnh nên tụng kinh Dược Sư. Muốn cầu vãng sanh nên niệm Phật A D Đà. Bởi thực tế tụng kinh vốn chẳng thể tiêu tai ách nạn, và chuyên nhất niệm Phật cũng chẳng phải rồi sẽ được vãng sanh. Nhiều người niệm Phật cả đời mà cũng đâu có được vãng sanh?
Mong bạn hoan hỉ lưu tâm khi góp ý, hay chia sẻ ký kiến với các đồng tu, ngõ hầu giúp mọi người cùng được khai ngộ và giác ngộ.
Liên hữu Huệ Viễn thân mến!
Do Phúc Bình xác định mình là người tu Tịnh độ chỉ chuyên niệm một danh hiệu Phật A Di Đà, tụng 2 bộ kinh A Di Đà, Vô lượng thọ Phật lại là kẻ kém cỏi nên không dám chia sẻ nhiều về Phật Dược Sư, e có điều gì mình không hiểu biết hết mà tạo nghiệp chăng. Tuy nhiên nếu liên hữu Huệ Viễn đã có nhã ý, Phúc Bình xin mạn phép chia sẻ như sau:
Đức Phật Thích Ca đặc biệt giới thiệu cho chúng ta hai vị Phật đặc biệt có duyên với chúng sinh ở Ta bà. Đó là Đức Phật Di Đà ở thế giới phương Tây và Đức Phật Dược Sư ở thế giới phương Đông. Thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai công đức trang nghiêm cũng giống như thế giới Cực Lạc phương Tây. Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai có thể giúp chúng ta tăng phước tăng thọ, tiêu trừ tai nạn; còn đức A Di Đà Như Lai thì có thể tiếp dẫn chúng ta mang theo nghiệp mà sanh về thế giới Cực lạc.
Tuy nhiên ví như trường hợp gia đình có người bệnh muốn được thoát bệnh khổ thì người nhà phải “Đốt đèn 7 tầng, mỗi tầng 7 cây đèn, tổng cộng là 49 cây đèn, treo những lá phướn năm màu, gọi là phướn tục mạng”, giữ đủ tám phần trai giới, nghĩa là tu bát quan trai giới, trong bảy ngày bảy đêm; ngày đêm sáu thời, ngày ba buổi, đêm ba buổi, lễ bái đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai với hết cả tấm lòng chí thành khẩn thiết”. Mục đích ở đây của PB chỉ là muốn tiêu trừ hết bệnh ngoài niệm Quán Thế Âm Bồ Tát chúng ta có thể niệm Phật Dược sư.
Cá nhân Phúc Bình thấy rằng nếu mong muốn tiêu trừ tất cả bệnh khổ, hưởng đầy đủ lợi ích thế gian thì việc lập đạo tràng thờ Phật Dược sư, tụng kinh Dược Sư, niệm Phật Dược Sư, thọ trì bát Quan Trai … là hết sức lợi ích. Niệm Phật Dược Sư cũng về được cõi Tịnh lưu ly nhưng là rất khó đối với phàm phu vì có lẽ không mang theo nghiệp về cõi của ngài được.
Tuy nhiên Phúc Bình cũng thấy rằng đối với hành giả tu Tịnh độ, các bậc chư Tổ cũng khuyên chúng ta rằng phàm phu tâm lực yếu kém không nên niệm nhiều danh hiệu Phật sẽ tán tâm khi giờ phút lâm chung đến mà mất phần vãng sanh. Niệm một danh hiệu Phật A Di Đà cũng là niệm tất cả các vị Phật. Niệm Phật A Di Đà cầu vãng sanh được các vị Phật và Bồ tát gia hộ, trong đó có Bồ tát Quán Thế Âm nên nếu chưa đến lúc mãn số lại có thể khỏi bệnh, nếu số kiếp đã tận thay vì đọa lạc tam ác đạo (hầu như người bệnh đau đớn khi từ trần mà không được nghe danh hiệu Phật, Bồ tát, gia đình không tu công đức thì ít có khả năng được sanh vào cảnh lành) lại được về cõi Tịnh độ của ngài không phải là hết sức viên mãn hay sao.
Nam mô A Di Đà Phật!
Chào bạn Huệ Viễn! Mình có ý kiến như thế này, khi mình nói lỗi nguời thì nên xét lỗi mình thì mới đúng là nguời con của Phật đúng không bạn? Vâng, tôi xin lỗi bạn, nếu như tôi nói gì làm phiền lòng bạn, mong bạn háy hoan hỷ bỏ qua cho. Đức Phật dạy rằng: có 84000 vạn pháp môn, ai có duyên với pháp môn nào thì theo pháp môn đó… Nhưng bạn cũng thấy rồi đó, chúng sanh thời Mạt Pháp này, phần lớn là tạo nhiều ác nghiệp sát hại lẫn nhau, rồi phải luân hồi trả nợ vì những nghiệp sát của mình, nên sinh ra bệnh, tật,… dẫn đến sự khổ đau vì căn bệnh của mình. Vì thế,đạo hứu Phúc Bình đã dùng tâm chân thực của mình để khuyên nhủ chúng ta (nhất là những nguời chưa biết về Phật pháp, hoặc những ai đã biết mà chưa hành trì đúng…), chúng ta nên tán thán đạo hữu Phúc Binh mơi phải bạn ah! Nhân đây, mình xin chân thành thay mặt cho tất cả bạn đọc qua trang này, xin cảm ơn PT Phúc Bình rất nhiều, Huệ Giang tin rằng: vwis sự chân thật của bạn thì chắc chắn bạn sẽ được vãng sanh trong đời này. Trở lại vấn đề bạn Huệ Viễn,bạn nói: có nguời niệm Phật cả đời mà vẫn không vãng sanh? Bạn có biết rằng: Lời nói của mình có ảnh huởng rất lớn với chúng sanh thời Mạt Pháp này không? Và bạn có bao giờ nghĩ là mình sẽ chịu hậu quả rất nặng cho lời nói của nình không? Ngài Pháp Sư Tịnh Không có nói: Những nguời niệm Phật không vãng sanh là do họ chưa chịu buông xả tất cả vạn duyên, họ vẫn còn chấp vào thân của mình, còn ham cuộc sống Ta Bà… Còn niệm Phật bằng tâm thanh tịnh, buông xả hết, và đầy đủ: Tín, Nguyện, Hạnh…. Và điều quan trọng là niệm không gián đoạn thì chăc chắn sẽ vãng sanh. Huệ Giang mong rằng, với những lời chia sẻ chân thật, và cũng còn rất non nớt trên con đường học hỏi về giáo lý của Phật nên không sao tránh được sơ sót,… kính mong các vị liên hữu hoan hỷ bỏ qua, Và xin nhận lại sự đóng góp của Quý Liên Hữu, để chúng ta cùng nắm tay nhau về cõi Tây Phương với Đức Từ Phụ kính yêu nhé! Xin thành tâm cám ơn Quý vị đã dành thời gian quý báu để đọc những suy nghĩ của Huệ Giang. ADiDaPhat!
Cảm ơn cư sĩ Viên Trí đã phúc đáp! Thực sự thì các bài viết của trang nhà tôi đã đọc, và cũng có xem video về các chuyện niệm Phật hết bệnh nữa. Và tôi lúc đầu cũng nghĩ niệm Phật Dược Sư. Còn bệnh cụ thể của tôi thì trong lúc suy xét lại mình tôi thấy là có lẽ mình bị đủ cả – nên tôi rất cảm ân lòng từ bi của Đức Phật đã cho chúng sanh một cứu cánh viên mãn cả về tâm, thân cùng sự giải thoát rốt ráo đạt đến trí huệ vô lượng. Có lẽ khúc mắc nhất của tôi là ở tâm còn nhiều vướng bận. Do hoàn cảnh là tôi mới sắp bước vào ngưỡng cửa cuộc đời là tìm việc làm giúp đỡ kinh tế gia đình khó khăn vì tôi mới tốt nghiệp. Lại còn chuyện tình cảm riêng vướng bận và song thân chỉ muốn tôi sống như người bình thường là đi làm, lấy chồng, sinh con mà tôi không biết mình có làm nổi không nữa. Một phần là vì bệnh tật, một phần là vì sinh lòng chán cảnh đau khổ cõi này. Nên đang cảm thấy rất khó khăn xác định đường tu. Mong được các quý đạo hữu chia sẻ.
A Di Đà Phật – Xin chào Phương Nhung
Muốn nhanh chóng chuyển hết nghiệp bệnh thì hãy nên thành tâm sám hối, thành tâm lể Phật, thành tâm niệm Phật và nếu có điều kiện thì nên phóng sanh cho thật nhiều. Có rất nhiều liên hữu nhờ phóng sanh mà khỏi bệnh nan y nhưng ở đây không tiện kể nhiều.
Còn muốn được vãng sanh thì phải Biết Buông Xả Mới Có Thể Vãng Sanh. Còn nếu như Không Chịu Buông Xả Không Thể Vãng Sanh như là Câu Chuyện Không Chịu Buông Xả Chết Thành Ngạ Quỷ.
Còn về chuyện gia đình thì: “vợ chồng là duyên, có thiện duyên, có ác duyên, không duyên sẽ không đến. Con cái là nợ, có trả nợ, có đòi nợ, không nợ sẽ không tìm”. Do đó chuyện chồng con thì thiết nghĩ hãy để khi nào hết bệnh rồi thì sẽ “tùy duyên” (tính sau). Tuy nhiên bạn đã có duyên lành đến với nơi đây là đạo tràng tu Tịnh Độ thì thiết nghĩ Tu Là Cội Phúc Tình Là Dây Oan, hơn nữa Người Niệm Phật Phải Dứt Tâm Ái Để Vãng Sanh. Cho nên ở thời điểm thập tử nhất sanh thì tốt hơn hết chỉ nên niệm Phật cầu sanh Tây Phương, không nên vương vấn những chuyện tư tình nam nử.
Đối với pháp môn niệm Phật thì người niệm Phật không nhất thiết phải nhập thất hay lên núi ẩn tu mà có thể vừa làm vừa niệm Phật như là trường hợp của anh Hoàng Thợ Rèn trong bài Làm Việc Nặng Niệm Phật Được Vãng Sanh.
Cha mẹ nào cũng muốn nuôi con khôn lớn rồi dựng vợ gả chồng, sanh con nói dõi tông đường, đó là chuyện bình thường của thế gian. Việc này khi nào hết bệnh rồi hãy tính sao. Còn nếu như bệnh tình đang ở giai đoạn thập tử nhất sinh thì thiết nghĩ hãy nên xả bỏ vạn duyên, chí tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương.
Bởi vì trong quyển Tây Phương Xác Chi, bồ tát Tịch Căn nói:”Người nào vãng sanh Tây Phương thì cha mẹ bảy đời của người ấy nương nhờ công đức kia mà được sanh Thiên, ấy mới chính là đại hiếu”, còn lo lắng chu toàn về vật chất thì chỉ là tiểu hiếu (vì chỉ lo được đến cuối đời, khi cha mẹ mất đi, thần hồn đọa lạc về đâu, khó biết được và khó cứu vãn).
Chính vì thế cho nên muốn biết Làm Thế Nào Để Báo Hiếu Cha Mẹ Cửu Huyền Thất Tổ Một Cách Trọn Vẹn Nhất? thì thiết nghĩ hãy cố gắng niệm Phật cầu sanh Tây Phương bởi vì Một Người Tu Đắc Đạo Cửu Huyền Thất Tổ Sinh Thiên. Do đó Muốn Độ Hết Thảy Thân Bằng Quyến Thuộc Hiện Tại & Quá Vãng Hãy Nên Về Tây Phương Cực Lạc.
Nếu bài nào bạn đã xem qua rồi thì thôi. VT nói đây phần chính là vì bạn nhưng một phần cũng là để những ai có cùng tâm sự thì nhân cơ hội này mà được thông suốt. Bên cạnh đó cũng là dịp để VT trình bày cách suy nghĩ của mình, nếu như có sơ sót gì thì các liên hữu khác sẽ trợ giúp bổ sung ý kiến đóng góp, qua đó VT cũng học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích.
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn phương nhung thân mến
Bạn có bệnh trọng thấy khổ mà phát tâm niệm Phật, vậy bạn phải thấy bệnh khổ là ng thày lớn lao của mình, nhờ nó bạn tỉnh giác đc cuộc sống cõi này cực khổ chỉ có cõi Cực lạc là cực vui, tâm bạn tha thiết cầu sanh Cực lạc coi bệnh khổ là trợ duyên của mình, vui vẻ cùng nhau về Tây phương vui cùng cực. Bạn nên cảm ơn bệnh khổ, không sợ nó ắt nó sẽ chẳng làm bạn khổ não, bệnh luôn là thày, nên ng phát tâm thường có chút bệnh vừa là tiêu nghiệp vừa là cảnh tỉnh mạng ng vô thường cũng có khi bệnh là người hướng đạo cho mình. Bao nhiêu ng khoẻ mạnh chìm đắm trong ngũ dục chết mê mờ trôi lăn vào ác đạo vô lượng kiếp , bạn thử xem so với họ bạn có phước lớn không.
Người thường cầu sung sướng để hưởng thụ nếu bạn bước chân vào học đạo thì phải coi mọi cái đều là trợ duyên cho mình mà tinh tiến cầu đạo bạn đc như vậy ắt trăm thứ bệnh sẽ tự tiêutan nếu còn sợ bệnh thì sẽ khổ với nó.
Đại sư Ấn Quang chỉ dạy người bệnh niêm Phật A Di Đà cầu vãng sanh nếu bạn cầu hết bệnh thì khác gì đem ngọc đổi cục đường, Đại sư cũng dạy nếu bệnh trọng chịu không nổi thì kiêm niệm Quán Âm Bồ Tát, ví như bạn niêm 1000 tiếng A di đà phật thì niệm thêm 500 tiếng Quán Âm Bồ tát.
Chỉ cần bạn có niềm tin bệnh ắt khỏi, Tịnh minh cung nhiều bệnh như huyết áp cao biến chứng vào tim, viêm đại tràng mãn tính… Niệm Phật chưa đến 2 năm, chẳng dùng thuốc vì phẫn chí dùng thuốc không khỏi nên không cần dùng thế mà bệnh giờ hết sạch, bác sỹ cũng chẳng tin đc.
Đôi dòng chia sẻ chỉ là chút ít để tin sâu thì bạn phải đọc rất nhiều của Hoà thượng Tịnh Không, Đại sư Ấn Quang bạn à.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào Phương Dung.Bạn thử nghĩ, một ly nước dơ ngày nào ta cũng đổ nước sạch vào thì ly nước đó như thế nào? Niệm phật cũng vậy , ngày nào cũng tinh tấn niệm phật,niệm mảnh liệt , niệm mọi lúc mọi nơi, ngày này qua ngày nọ tháng này qua tháng nọ lâu ngày bạn sẽ đạt niệm ” ý trì “. Bạn đừng quên tín, nguyện , hạnh vì đây là hành trang trên đường về quê cũ.Bạn không nên cầu hết bệnh mà chuyên nhất cầu về tây phương cực lạc. là mục tiêu phấn đấu quan trọng nhất của người tu Pháp môn tịnh độ.Chúc bạn tinh tấn.
Xin chân thành cảm ơn chia sẻ của các vị đạo hữu!
Nói về bệnh tình thì tôi dùng thuốc cũng không khỏi. Vì không dứt được tham, sân, si và dục. Tôi khá nóng tính lại hay suy nghĩ tiêu cực. Sau khi bị bệnh đã cố gắng sám hối rất nhiều. Tôi bị bệnh cũng không phải là trầm trọng nhưng không dùng thuốc gì mà khỏi được. Nên nghĩ chắc chắn là mình cần phải thay đổi tâm tính nên khi gặp Phật pháp thì tôi rất hoan hỷ. Tôi cũng tin chắc là nếu thành tâm niệm Phật và buông bỏ mọi chuyện của thế gian, lại luôn sống tốt đẹp thì bệnh tình cũng biến mất thôi! Tôi cảm thấy mình khá may mắn khi được bệnh tật là người thầy chỉ lối để bỏ bớt mọi chuyện phiền não! Và tôi niệm Phật A Di Đà hay Phật Dược Sư, hoặc Quán Thế Âm bồ tát, tôi thấm thía một lời dạy : Lời của một Đức Phật cũng chính là lời của tất cả chư Phật! Vậy chúng ta muốn vãng sanh về thế giới Cực lạc, đầu tiên là phải biết buông bỏ vọng tưỏng của thế gian. Rồi phát tâm nguyện đại bi để cứu người cứu mình! Rất cảm ơn chia sẻ của các vị đạo hữu và nguyện cho tất cả được gặp lại ở cõi Cực lạc và sống an lạc tại đời này…
Từ khi ý thức về chuyện sinh tử vô thường, tôi luôn chú ý về mấy ngày qua trên thời sự nói về tai nạn máy bay. Mới đây có trường hợp một thanh niên trẻ tuổi tài năng nổi tiếng trên cộng đồng mạng bất ngờ ra đi khiến mọi người rất bàng hoàng. Nhưng đối lập cũng trên chính trang báo đó có chuyện về cụ bà sinh năm 1893 – năm nay 121 tuổi, có chứng minh nhân dân xác thực! Cuộc sống của hai người khác hẳn nhau, một kẻ giàu sang tài năng đầy triển vọng, một người nghèo khó bình dị đã trải qua biết bao thăng trầm của kiếp người trong chiến tranh! Thế mới biết là cuộc sống chỉ tính bằng hơi thở, người đoản mệnh kia phước báo đã hết, không biết đến Phật Pháp, linh hồn sẽ về nơi đâu? Sau khi mất anh ta còn được đưa vào trong nhà lạnh, người người xót thương, người ấy có luyến tiếc quá mà không đầu thai hay làm ngạ quỷ không? Thương xót quá. Anh ta cũng mắc chút bệnh, nhưng anh ta nếu có chút duyên lành mà biết được chút ít Phật Pháp như chúng ta đây, liệu có phải đã khác! Thực sự phải ngẫm sâu mọi chuyện, mới biết thế nào là vô thường.
A Di Đà Phật Phương Nhung.
Xin tặng bạn một bài kệ cho vui. Chúc bạn tu hành thành tựu như ý (ta bà ha).
Tin sâu nhân quả
Phát Bồ Đề tâm
Ăn chay niệm Phật
Tụng kinh Di Đà
Tin tấn hàng ngày
Hai thời sáng tối
Bệnh tật không lo
Phước báo không màn
Xa lìa phiền não
Lo lắng việc chi
Tư tại an lạc
Đợi ngày vãng sanh
Tây Phương Cực Lạc
Gặp Phật Di Đà
Để trả ân sâu
Độ khắp chúng sanh
Khuyên về Lạc quốc
Mô Phật bạn Phúc Bình.
Xin bạn đừng đem cái tâm phàm phu mà đi đo lường công đức bất khả tư nghì của danh hiệu Phật A Di Đà. Học Phật pháp phải nên hiểu rõ ràng căn bản rồi mới nên khuyên góp ý kiến cho các bạn đồng tu. Không chính xác người ta nói mình mê tín phỉ bán Phật pháp oan cho các ngài tội lỗi lắm không gánh nổi đâu.
Nên nhớ căn bản của Phật pháp là nói về tin sâu nhân quả nghiệp thiện hay ác chúng ta gieo trồng. Chúng ta bị bệnh là quả của nhân ác sác sanh ở kiếp trước hay hiện đời. Nếu chúng ta biết ăn năng sám hối niệm Phật Di Đà phát tâm từ bi ăn chay trường tu tâm một thời gian sẽ hết bệnh tự nhiên. Vì niệm Phật Di Đà là nhân đại thiện căn phước đức thì quả sẽ tốt đẹp thành tâm cầu nguyện sẽ được như ý. Cho rằng niệm Phật Di Đà chỉ ngoài dùng để nguyện vãnh sanh Cực Lạc không có sự lợi ích gì khác khi còn sống thì thiệt là oan cho ngài quá. Có câu “không thuốc nào bằng thuốc Di Đà”. Ai uống thì có lợi. Uống thuốc Dược Sư, Quan Âm, đều có lợi bất khả tư nghì miễn là chúng ta đừng có tâm nghi tà kiến. Tùy duyên mà sử dụng và khuyên người dùng đúng thuốc Đức Phật để lại cho chúng ta.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mến chào bạn Huệ Tịnh, Phúc Bình không phải là phàm phu mà là phàm phu sát đất. Những gì PB có comment trên diễn đàn dĩ nhiên không thể được tất cả tán đồng và Phúc Bình trân trọng hơn hết những ai phê bình mình. Phàm phu chúng ta tu tập sợ nhất tâm ngã mạn, chấp trước, phân biệt đúng sai … là trở ngại chính của người tu đạo. Để lý giải tại sao Phúc Bình cho rằng người niệm Phật không nên cầu hết bệnh mà chỉ cầu vãng sanh, PB xin trích dẫn một số lời của Tổ Ấn Quang trong sánh Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục gửi bạn thưởng lãm:
“Trong sự niệm Phật, điều trọng yếu nhất là để liễu sanh thoát tử. “
“Thế giới chúng ta đang sống có đủ cả ba khổ, tám khổ, vô biên các nỗi khổ, hoàn toàn chẳng vui. Vì thế gọi là Sa Bà. Tiếng Phạn Sa Bà, Hán dịch là Kham Nhẫn, ý nói: chúng sanh trong thế giới này có thể kham chịu được các thứ khổ. Trong thế giới này chẳng phải là không có điều vui, nhưng những điều được coi là vui ấy lại đều là khổ. Chúng sanh mê muội lại coi đấy là vui, như mê rượu đắm sắc, săn bắn, bẫy rập, có gì là vui? Một lũ ngu phu đắm đuối chẳng bỏ được, thích đến quên mệt, thật đáng xót thương!”
“Chúng sanh vì còn trong địa vị phàm phu, chưa đoạn Hoặc Nghiệp, sanh tử giải quyết chưa xong, khó tránh đọa lạc; cho nên, đức Như Lai cực lực khuyên chúng sanh phát tâm chân tín và nguyện tâm thiết tha, trì danh hiệu Phật cầu sanh Tịnh Ðộ. Ðem hết thảy công đức đã tạo: cúng dường Tam Bảo, giữ giới cả đời… chẳng cầu phước báo đời sau trong cõi nhân thiên, chẳng cầu đời này trường thọ, khỏe mạnh, yên vui, chỉ cầu lâm chung vãng sanh Tịnh Ðộ thì phù hợp với thệ nguyện của Phật, cảm ứng đạo giao, chắc chắn được mãn nguyện. Như người rớt xuống biển, có thuyền đến cứu, nếu chịu lên thuyền sẽ lên được bờ kia.”
“Cầu sanh Tây Phương đừng nên sợ chết. Nếu chết ngay ngày hôm nay thì liền sanh về Tây Phương. Ðấy là như lời [người xưa] đã nói:“Triêu văn đạo, tịch tử khả hỹ!” (Sáng nghe đạo, chiều chết cũng được!) Lẽ đâu, ngày hôm nay phải chết lại chẳng chịu chết, cứ tham luyến trần cảnh chẳng thể buông xuống, khiến cho do tham thành chướng, cảnh Tịnh Ðộ chẳng hiện, khiến cho cảnh tùy nghiệp thọ sanh trong đường thiện ác liền hiện.”
“Người niệm Phật có bệnh nên nhất tâm chờ chết. Nếu tuổi đời chưa tận sẽ chóng lành bệnh. Ðem toàn thân buông xuống để niệm Phật, tiêu nghiệp rất hay! Nghiệp tiêu thì bệnh lành. Nếu chẳng buông xuống được, cứ mong được khoẻ lại; nếu chẳng được khỏe lại chắc chắn không cách chi được vãng sanh vì chẳng nguyện sanh! Chẳng hiểu rõ đạo lý này, còn mong cậy vào Phật từ lực nữa ư?”
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật Phúc Bình.
Tổ sư Ấn Quang giảng dạy mình có nghe qua và học hỏi suy tư và thật hành tự xem lại mình ngộ được bao nhiêu %. HT tự biết nghiệp chướng còn nhiều chưa đạt được bao nhiêu lời dạy của ngài. Tự bản thân mình đã từng gây nghiệp không giữ toàn vẹn 5 giới tại gia. Tham lam sân si hơn thua với đời bao nhiêu năm vừa qua nay tự giác cố gắng buông xã dục vọng thế trần cảm thấy không đơn giản như lý thuyết đã giảng dạy. Cho nên mình rất hiểu và thông cảm bao nhiêu người chưa biết giác phát tâm tu hành. Vì họ và HT vẫn còn bị nghiệp lực chiêu cảm khi đối diện sự cám dỗ của sắc tài danh vọng trần thế trước mặt hàng ngày. Niệm Phật cầu nguyện vãng sanh TPCL thoát ly sanh tử luân hồi là tuyệt lý nhất nhưng mấy ai trên thế gian trong đời mạt pháp kiên cố không thối tâm thành tựư được? Tỷ lệ 5% – 10% là cao cho tất cả các vị tăng xuất gia + Phật tử tại gia. Gặp Phật pháp đã khó. Tin và hiểu Phật pháp khó hơn. Hiểu để thật hành chân tu lại càng khó hơn nữa. Mà cái khó nhất trong tất cả khó là người nào biết tin nguyện và niệm Phật để thoát sanh tử trong kiếp này.
Thành ra HT chỉ biết và cố gắng theo kinh nghiệm tâm lý trên sự tu hành mới khuyên góp ý kiến cho ai có duyên muốn nghe. Tuỳ thuận căn cơ mà khuyên họ ăn chay trường. Tuỳ người lúc bệnh tật tới khuyên họ tin và niệm Phật Di Đà hay Quan Âm để hết bệnh. Hết bệnh rồi mình mới tính sau. Không nên cứ chấp lý thuyết mà khuyên họ bỏ ta bà khổ đau cầu TPCL trong hoàn cảnh đó đang đau buồn khó mà nghe. Kêu niệm Phật chưa biết căn cơ họ có tin chưa nữa không biết. Mình nghĩ chúng ta phải vì trình độ họ mà khuyên kết duyên niềm tin với Phật pháp trước chứ đừng theo sở thích khả năng trí thức của mình. Nói thiệt lý thuyết kinh Đại thừa mình có nghiên cứư nghe qua rất nhiều hiểu được một ít nhưng thật hành theo là một vấn đề khác. Khó thiệt. Cho nên nói đạo Phật quá cao siêu thậm thâm vi diệu pháp. Người ta muốn sao thì mình tùy duyên khuyên giúp. Việc làm vãng sanh TPCL thì tự mình cố gắng vui vẻ an nhiên niệm Phật hàng ngày.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào đạo hữu Phúc Bình!
Bạn là nguời quá tuyệt, khi tự nhận mình là người còn rất phàm phu và xem mọi người là Bồ Tát và sẵn sàng ghi nhận những lời phê bình từ người khác. Bạn là người đại trí huệ mà Huệ Giang mới biết về bạn. Cám ơn bạn đá nhắc nhở rằng: tu tập không nên ngã mạn, chấp trước,… Mình xin được học hỏi hạnh Bồ Tát của bạn. ADiDaPhat!
Người học Phật nên:
Lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, lấy sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ, lấy tâm để cảm hóa lòng người, lấy tình để làm người cảm động, lấy lý để khuất phục người..
A Di Đà Phật
Cám ơn liên hữu Tiểu Hổ chia sẽ với đại chúng những lời khuyên dạy vô cùng quý báo của đức Phật.
Những lời dạy bảo này thật là tuyệt vời, vô cùng chân thật và mầu nghiệm. Nếu ai chịu lắng nghe và thành thật làm theo đúng y như vậy thì liền thấy hoa báo & quả báo tốt lành nhất hiện ra rõ ràng ngay trước mắt.
Kinh là do đức Phật nói, chú giải là do Bồ Tát làm, còn việc tu hành để thành tựu thì đều là do mỗi cá nhân phải thực hành!
Nói mà không làm là nói dối, làm mà không tuân theo lời dạy bảo của Phật để làm thì sẽ làm sai lầm, lệch lạc!
Diệu Âm Trí Thành
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Các bạn thiện tri thức ơi làm ơn bỏ chút thì giờ quý báu giải đáp giùm mình với , mình vô cùng biết ơn các bạn.
Chuyện là thế này: mình chuyển đến nơi ở mới nhưng không lập bàn thờ ông thổ địa nữa vì mình đã quy y Tam Bảo, mình làm vậy có đúng không? Nhà mình không có ban thờ tổ tiên vì chồng mình là con trai út. Mình rất muốn thỉnh Tây Phương Tam Thánh về để được ngày ngày đảnh lễ tu tập nhưng còn một số vấn đề cản trở mình. Thôi thì đành đi đứng nằm ngồi tưởng Phật niệm Phật vậy. Vấn đề này mình biết phải làm như nào . Nhưng ở nhà cũ mọi năm đến rằm tháng bảy mình đều mua lễ vật cúng vong hồn không nhà cửa , chưa siêu thoát ở ngoài đường vì nghĩ họ khổ vô cùng. Nhưng nay biết đến Phật pháp không khuyến khích đốt vàng mã và mê tín nên mình băn khoăn quá. Liệu mình phải làm thế nào mới đúng ? Mình bên đây không có thầy có bạn tu như các bạn ở VN , chỉ biết y theo Đường Về Cõi Tịnh và các thiện tri thức để học hỏi nên mong mỏi các bạn bỏ chút thì giờ quý báu giúp mình với nhé. Mình vô vàn tri ân và cảm kích.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Thưa cô,
1) Nếu trong nhà cô không có chỗ thanh tịnh để treo hình Phật, thì cô có thể treo hình Phật nhưng phủ thêm một lớp khăn lưới trang hoàng bên ngoài, khi cần thì cô mở tấm khăn lên để chiêm ngưỡng Phật, niệm Phật, hay lạy Phật; xong rồi lại phủ tấm khăn xuống.
2) Cô thật là người có tâm từ bi rộng lớn đối với các chúng sanh chưa siêu thoát, thật đáng tán thán.
Cô không nên cúng vong tại nhà, tốt nhất là nên mời họ về chùa để nghe kinh niệm Phật cho mau chóng siêu thoát. Việc cô có thể trợ duyên cho họ là ngày ngày niệm Phật hay phóng sanh hồi hướng đến họ, để tô bồi thêm công đức giúp họ. Có thêm công đức thì nghiệp tội tiêu bớt, tâm dễ khai mở, mới mong họ mau siêu thoát.
Đúng thế, chúng ta không có ai sau khi sinh ra mà lại được đặc biệt miễn trừ với cái chết, hay càng lúc càng cách xa cái chết. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống lại là điều bất định. Nên khi còn sống, nếu sống trong u mê không tỉnh thức thì khi chết chẳng thể làm chủ được hoàn cảnh, đành để cho nghiệp lực lôi kéo, loanh quanh trôi nổi trong luân hồi sáu nẻo như đám lục bình trên sông, khi thủy triều lên thì nổi, thuỷ triều xuống thì chìm.
Nên chết, thật chẳng phải là hết!
Nếu chết mà chưa siêu thoát, thì oan hồn vẫn vất vưởng trong cõi u minh qua luật nhân quả, trả vay vay trả vẫn chưa phân minh thì sau khi thác sẽ thành những oan hồn uổng tử lang thang không nơi gá đậu.
Vì thế chúng ta phải cố gắng làm sao có thể thành tựu ngay trong đời này, nếu không vượt thoát nổi thì sẽ uổng phí một đời tu hành, và cũng chẳng biết đời mai kia có còn gặp lại Phật pháp nữa hay không?
Thân chào,
Diệu Âm Diệu Hồng.
A Di Đà Phật – Chào bạn:
1. Bạn không thờ Thổ Địa thì ko có vấn đề gì cả, các Ngài thiện thần, thổ địa cũng rất từ bi, hoan hỉ với thiện nam tử, thiện nữ nhân, huống hồ gì là đối với một Phật tử chân chính :-), lại càng thêm phần kính trọng.
Tuy nhiên, khi bạn vê ở một chỗ mới thì nên thành tâm đọc tụng một bộ Kinh Địa Tạng, hồi hướng cho hết thảy chúng sanh khổ nạn ở khắp pháp giới, trong đó đặc biệt là những chúng sanh có nhân duyên với ngôi nhà mới này, cho các chư vị thiên thần thổ địa cai quản phần đất này, nguyện mong tất cả chư vị tăng trưởng thêm nhiều phước huệ, giác ngộ Phật tánh, hồi quy Tịnh Độ, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc.
Làm như vậy là chư chúng thần và chúng sanh ở đó sẽ rất hoan hỉ, cũng là rất đúng pháp. Cùng với họ kết một cái duyên tốt, họ cũng thấy mình là người mới đến mà rất biết cách giao tiếp, ra mắt cúng dường cho họ một bộ Kinh Địa Tạng rất chân thành. Đây là việc rất nên làm khi thay đổi chỗ ở, hoặc xây dựng đạo tràng mới.
Bạn có thể copy Kinh Địa Tạng từ trên mạng cho vào máy ipad mà ngồi đọc tụng ở nhà:http://thuvienhoasen.org/a1884/kinh-dia-tang-bo-tat-bon-nguyen
Hoặc nếu gia cảnh ko thuận lợi thì mình đọc thầm 🙂 hoặc cho đến niệm thầm 100 câu Nam Mô Địa Tạng Vương Bô’ Tát cũng được. Cái chính là ở tâm chân thành 🙂
2. Còn phần cúng vong thì tốt nhất là ko đốt vàng mã, dùng tiền đó làm từ thiện, in Kinh, phóng sanh…hơn hết là dùng tâm chân thành tụng Kinh Địa Tạng, niệm A Di Đà Phật mà hồi hướng cho hết thảy chúng sanh khổ nạn ở khắp pháp giới, chứ ko phải chỉ hạn hẹp ở những vong hồn ko đâu, những chúng sanh khác cũng đau khổ lắm…cho nên mình phải mở rộng tâm lượng, ko ngừng mở rộng tâm lượng. Đây là điều rất quan trọng của người Phật tử, chớ nên hạn chế tâm lượng của mình. Mỗi ngày mình tu thiện tích đức, niệm Phật đều là hồi hướng cho hết thảy chúng sanh khổ nạn ở khắp pháp giới, nguyện tất cả chúng sanh sớm giác ngộ Phật tánh,hồi quy Tịnh Độ, nhất tâm niệm thánh hiệu A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc.
Hi vọng với vài lời ngắn ngủi có thể giúp cho Chị được một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tín ngưỡng của người Việt, Trung Quốc là đốt vàng mã vào các ngày cúng giỗ, tục này không phải của Phật giáo mà xuất hiện từ thời nhà Đường, do loạn An Lộc Sơn người chết nhiều quá nên Vua mới cho làm tục đốt vàng mã cho các chiến sỹ trận vong, đồng bào tử nạn… rồi lan truyền đến đời sống dân gian.
Nên nhớ rằng đời Nhà Đường cho đến các đời sau này nước Trung Hoa có rất nhiều cao tăng là Bồ tát thị hiện nhưng chưa có vị nào phản đối tục đốt vàng mã nhưng đều khuyên chúng ta không nên thái quá vào vấn đề này, không nên lãng phí đốt quá nhiều.
“Vạn pháp duy tâm” nên những chúng sanh ở Ngạ quỷ họ thấy ta đốt quần áo cho họ thì họ cũng cảm được quần áo mặc lên người cho đỡ lạnh lẽo, đó là do Tâm họ cảm thật ra chẳng có gì họ được nhận cả. Ví như cuộc sống nếu bạn đang bị đói nhiều ngày thấy có người mang thức ăn nước uống đến bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn hơn mặc dù chưa đc ăn gì.
Bạn có tâm tốt với chúng sanh đốt cho họ là điều rất tốt, không sao cả nhưng đốt tràn lan, đốt nhiều thì sẽ lãng phí, bị tổn phước, sẽ là mê tín vì đốt nhiều họ cũng chẳng được hưởng nhiều như mình ăn no thì thôi ăn sao được nữa.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
A Di Đà Phật – Mây trắng,
Bạn nói “Mình rất muốn thỉnh Tây Phương Tam Thánh về để được ngày ngày đảnh lễ tu tập nhưng còn một số vấn đề cản trở mình.”
Xin bạn kể ra vấn đề gì mà thờ Tây Phương Tam Thánh không được để các bạn hữu nghe xem có ý kiến giúp gì được không?
Nhà của mình không lập bàn thờ ông thổ địa gì cả vì Đức Phật không thuyết trong kinh. Mình thì chỉ tin luật nhân quả vững chắc phát tâm từ bi ăn chay tụng kinh Di Đà, niệm Phật, trì chú Đại Bi + Vãng Sanh. Xong nguyện hồi hướng tất cả công đức đã tích tập được trong ngày cho cha mẹ, vợ chồng con, anh em, bà con, ông bà tổ tiên, oan gia trái chủ, cùng khắp mười phương pháp giới chúng sanh tiêu trừ nghiệp chướng đồng sanh Lạc quốc. Quan trọng tu hành đừng có chấp hình thức quá sẽ dễ bị thất bại. Công đức nhiều hay ít là do lòng thành kính tu tập hằng ngày và cầu nguyện cảm ứng oai lực của mười phương Tam Bảo gia hộ mới có kết quả thành tựu viên mãn là y như câu kết thúc trong các thần chú “Ta bà ha”. Tự lực và tha lực không mê tín dị đoan mới hy vọng tốt đẹp cho tất cả chúng sanh.
Chép bài lời giảng:
Theo Kinh Ðịa Tạng, phẩm Lợi Ích Của Kẻ Còn Lẫn Người Mất (thứ 7), đức Phật có dạy nếu người đã khuất, thân nhân vì người đó mà thiết trai cúng dường đúng pháp thì công đức người sống hưởng được 6 phần và người chết hưởng được một phần. Sư nghĩ trường hợp thân nhân của người sống vì người đó mà làm các thiện sự để hồi hướng thì người đó cũng chỉ nhận được một phần là tối đa.
Thật ra, công đức có được là do tâm, tội cũng do tâm. Các việc phước thiện mình làm được thể hiện qua lời nói, qua hành động là biểu hiện của tâm. Cho nên, phải đích thân người kia làm mới có phước, có đức được. Nhưng tại sao trong Kinh điển thường nhắc chúng ta phải hồi hướng công đức đến với chúng sanh? Vì để cho tâm từ bi, vị tha của mình được tăng trưởng, luôn luôn nghĩ đến người khác, trong đó có những người thân thương của mình, như cha mẹ, chồng vợ, anh em, rộng ra là những người mình quen biết, rộng nữa là hết thảy muôn loài vạn vật. Còn khi mình hồi hướng đối tượng kia được hưởng hay không, còn tùy thuộc đối tượng ấy nữa. Nếu đối tượng đó, ví dụ là cha mẹ mình, cũng có tâm hướng về mục đích đó, nhưng không có khả năng thực hiện được, nhờ sự giúp đỡ của mình, mình vì cha mẹ mình thực hiện thì cha mẹ hưởng cũng rất nhiều. Ví dụ, khi cha mẹ mình bịnh, nhưng vì một nguyên nhân nào đó, cha mẹ mình không uống thuốc, thì mình dù có thiện chí muốn giúp cha mẹ dứt bệnh sớm cũng không được. Nhưng nếu cha mẹ mình chịu uống thuốc, ăn uống đúng cách với sự giúp đỡ của mình thì bệnh sớm được thuyên giảm. Cũng như thế, việc hồi hướng phước đức cho cha mẹ, có thọ hưởng được hay không cũng tùy thuộc vào cha mẹ nữa. Ví dụ, mình đi chùa, tụng kinh, lễ Phật, ăn chay, làm các việc phước thiện, nhưng cha mẹ không hài lòng, khinh chê Tam Bảo mãi thì dù mình có hồi hướng cho mấy thì phước đức cũng khó san sẻ với cha mẹ được. Trường hợp cha mẹ mình không đi chùa, không tụng kinh, không làm các việc phước thiện v.v.. nhưng cha mẹ mình làm lơ, sao sao cũng được, trường hợp như vậy, mình hồi hướng công đức thì cha mẹ mình có thể hưởng chút đỉnh, vì dù sao cũng không có tâm khinh chê Tam Bảo. Thật ra, không phải phước đức mình san sẻ cho cha mẹ mình như chuyện tiền bạc, nhà cửa vật chất thế gian, mình có mười đồng, cho 5 đồng thì trong túi mình còn 5 đồng, không phải vậy. Khi mình hướng tâm về cha mẹ, nếu cha mẹ mình có đủ thiện duyên thì phước đức của mình tác động vào tâm cha mẹ mình, tâm của cha mẹ mình phát sinh những tư tưởng thiện, như giúp đỡ người khác, thương người nghèo khó, tôn kính các bậc trưởng thượng, đạo đức v.v… chính nhờ những tư tưởng, những hành động thiện này giúp ông / bà tạo phước. Sự phân chia một phần trong 7 phần phước đức như trong Kinh Ðịa Tạng đề cập cũng để cho người đọc tụng dễ hình dung thôi.
Nhân đây, Sư kể cho Phật tử một câu chuyện thật của một Sư Cô có liên quan đến sự mầu nhiệm của công đức hồi hướng. Có một Sư Cô đang học tại Ấn Ðộ, nhân một dịp đặc biệt đã kể cho chư Tăng nghe những câu chuyện huyền bí do công đức hồi hướng. Chuyện kể rằng, khi thân mẫu của Sư Cô bị bệnh … (Sư không nhớ rõ bệnh gì), phải chuẩn bị ăn uống cho đầy đủ để tuần sau đi mổ. Trong một tuần đó, vị Sư Cô này (lúc bấy giờ còn là một cư sĩ) hết lòng tụng kinh để sám hối và cầu nguyện cho thân mẫu, nguyện nhờ thần lực của chư Phật, chư Bồ-tát, chư Thiên gia hộ cho thân mẫu cô được an vui, nhẹ nhàng khi lên giường mổ. Nhưng kỳ diệu thay, tới ngày đi mổ, bác sĩ tái khám để chuẩn bị đưa lên giường mổ, không thấy bệnh gì cả. Cả hội đồng bác sĩ, y tá phải hội chẩn một lần nữa, nhưng kết quả cho thấy vẫn không có bệnh hoạn, trong khi trước đó một tuần thì bác sĩ đã chụp X-ray và xác quyết rằng bệnh trạng không thể nào không mổ. Lý do gì căn bệnh kia biến mất? Ðó là một câu hỏi lớn cho cả hội đồng y khoa, nhưng dù có nói gì đi nữa, cũng không có câu trả lời thỏa đáng đối với họ.
Ở đây, cũng cần nói thêm bản thân Sư cô ấy là một y tá mẫu mực, hết lòng lo cho bệnh nhân, đi chùa, thường làm các việc phước thiện. Trong thời gian mẹ cô bệnh, cô đã chí thành tụng kinh sám hối để hồi hướng công đức cho thân mẫu. Còn riêng thân mẫu của Sư Cô ấy cũng là một bà mẹ hiền, một Phật tử thuần thành, năng đi chùa cúng dường, làm phước.
Quả thật sự cầu nguyện và hồi hướng có tác dụng chuyển hóa nghiệp bất thiện. Tuy nhiên, điều này phải được hiểu như vầy: Khi chúng ta sinh ra trong một gia đình, trong một dòng tộc tức chúng ta có nhân duyên với nhau nhiều đời nhiều kiếp, có thể vì thương nhau mà gặp, hoặc vì oán ghét nhau mà gặp. Cho nên những người đó có chung một nghiệp nào đó, nhà Phật gọi đó là “cộng nghiệp”. Ngoài ra, còn có những nghiệp đặc biệt riêng của mỗi người, gọi là “biệt nghiệp”, nên trong trường hợp một mình làm một mình chịu, mà cũng có những trường hợp một mình làm nhưng cả dòng họ, cả quốc gia đều chịu. Do đó, người ta nói “một người làm quan, cả nhà được hưởng” cũng đúng một phần nào trên thực tế, và trên phương diện nhân quả cũng không sai. Phật giáo cũng có một câu tương tự: “Nhất nhơn thành đạo, cửu huyền thăng” là ý nầy vậy.
Cùng sinh ra trong một gia đình, cùng một khuynh hướng sống, chắc chắn cha mẹ và con cái cùng có một số nghiệp tương đồng, nên khi con cái hoặc cha mẹ hồi hướng cho nhau thì dễ cảm nhận. Ngược lại, gặp nhau để vay trả nợ lẫn nhau thì đúng là “ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc”.
Lời cuối, Sư cầu chúc Phật tử luôn tinh tấn làm mọi thiện sự, trước là trang nghiêm tự thân, sau để hồi hướng đến thân nhân, và sau nữa là những ai hữu duyên với mình.
Chúc Phật tử vô lượng an lạc, vô lượng kiết tường.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Mình mấy hôm nay ngày nào cũng mong hồi âm của các thiện tri thức mà không thấy.Hóa ra là máy mình chưa upload nên không xem được những phúc đáp tận tình quý báu của các bạn. Mình tạ ơn chư Phật chư Bồ Tát và các bạn vô cùng. Mình vẫn theo trang nhà Đường Về Cõi Tịnh và các bạn học tập, có điều kiện là mình phóng sinh và làm từ thiện . In tống kinh sách Phật thì mình chưa đủ phước báu và nhân duyên. Mình chưa thể thỉnh Tây Phương Tam Thánh về vì chồng con mình nhiều lúc có những hành vi không được trang nghiêm trong phòng khách ( vì nếu thờ thì chỉ có phòng khách là thích hợp ) nên mình sợ mang tội bất kính với chư Phật, mà phòng khách lại là phòng ăn luôn, bữa cơm nào cũng không thịt thì cá(chỉ mình ăn chay thôi) . Chắc mình sẽ học theo cách của bạn Diệu Âm Quảng Hồng thôi. Bạn Tịnh Thái cho phép mình hỏi một ngày đọc hết ba quyển thượng trung và hạ hay có được phép chia ra đọc không ạ? Từ ngày biết đến trang nhà và các bậc thiện tri thức , học và hành theo giáo lý từ bi vô cùng của đấng Từ Tôn mình hạnh phúc đến bật khóc. Mùi vị an lạc thật ngọt ngào biết bao.Nhưng điều mình lo nhất là mình không buông được chữ ‘ái’ vì mình thương mẹ, thương các con , thương người nghèo, thương người khổ.Mình biết mình thật dùng tâm thương , không hề giả dối chút nào nên trên đường về Lạc bang chắc gian nan lắm ,mình chưa buông xả được các bạn thiện tri thức ạ.Mình cố gắng sửa mọi thứ tham sân si , hành thiện để xứng đáng là học trò của đấng Từ Tôn , nhưng có cái tâm thương này mình không bỏ được. Mà mình càng học Phật lại càng thương mẹ mình nhiều hơn, vậy mình có bị tu sai không ạ?
Mình làm mất thì giờ tu của các bạn quá, mình mang tội rồi. Nhưng mình không biết hỏi ai đành phải nhờ đến trang nhà và các bạn vậy. Nguyện Đức Từ Bi gia hộ cho các thiện tri thức sớm thành Phật quả.
A Di Đà Phật
Kính thưa liên hữu “Mây trắng lang thang”
Người tu đạo Phật phải luôn phát triển tình thương yêu đến muôn loài chúng sanh; bắt đầu từ tình thương yêu đối với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, họ hàng quyến thuộc v.v… rồi mở rộng nó ra đến tất cả muôn loài chúng sanh theo tinh thần “vô ngã”, tức là buông xả cái “ta” và cái “của ta”.
Chữ đoạn “ái dục” ở đây nghĩa đoạn cái “ta” và “cái của ta” mà ta thường hằn ưa thích và nắm giữ, chớ chẳng phải đoạn tình thương yêu theo tinh thần từ bi và bình đẳng của đạo Phật.
Liên hữu đã có tình thương bao la rộng lớn; đó chính là Phật tính của mình, đừng nên buông xả cái này, mà ngược lại, cần phải phát triển cho nó lớn thêm hơn nữa cho đến tận cùng hư không biến pháp giới. Cái cần phải xả bỏ là cái “ta” và cái “của ta”.
Tại sao người tu Phật hạnh phải xả bỏ cái “ta” và cái “của ta”?
Hòa Thượng Thịnh Không dạy:
“Bồ tát khởi tâm động niệm không nghĩ cho bản thân mà nghĩ cho tất cả chúng sanh. Không có “ta”, không có “của ta”, niệm niệm đều nghĩ đến chúng sanh, niệm niệm đều nghĩ đến Phật pháp. Không có ý nghĩ cho riêng mình, nếu có ý nghĩ thì liền nghĩ làm sao lợi ích cho chúng sanh, giúp chúng sanh phá mê khai ngộ; làm sao để phát triển rộng lớn Phật pháp, độ khắp chúng sanh. “Ta” và “của ta” không cần đoạn, tự nhiên sẽ không có. “Tâm thanh tịnh không nhiễm” không cần tu, tự nhiên sẽ hiện tiền.
Đối với bản thân phải thanh tịnh, đối với người khác phải từ bi, phải bình đẳng. Bạn chỉ cần làm như vậy thì bồ đề tâm sẽ hiện tiền. Lâu dần lâu dần sẽ quên mất cái “ta”, dần nhập vào được cảnh giới tốt đẹp. Ngày nay tại sao không phát được bồ đề tâm? Chính là khởi tâm động niệm thì trước tiên chỉ nghĩ đến “ta”, lợi ích của ta, chỗ hay của ta nên vĩnh viễn không thể phát bồ đề tâm được.
Tại sao không sửa đổi lại suy nghĩ, khi khởi tâm động niệm liền nghĩ đến tất cả chúng sanh? Ngày nay những chúng sanh này khổ như vậy nên sanh ra cái ý nghĩ hoằng dương Phật pháp, giúp đỡ hết thảy chúng sanh, đấy là thật sự phát bồ đề tâm.
Trên đời này, không những “của ta” là giả, không thật mà “ta” cũng là giả. Đến thân còn không thể có được, thì làm gì còn có “của ta”? Bạn thật có thể buông xả cái này thì tín tâm của bạn mới thật thanh tịnh, nguyện tâm của bạn mới thận khẩn thiết. Điều này đối với việc cầu sanh Tịnh Độ sẽ có hỗ trợ mang tính quyết định, có lợi ích chân thật.
Quên “ta” đi, không có “ta”; “cái của ta” đương nhiên lại càng không có, càng không nên để trong tâm. Tài sản của ta, quyến thuộc của ta, vinh dự của ta, lợi ích của ta, hễ cái gì của ta, phụ thuộc vào ta thì đương nhiên càng phải buông xả. Có thể xả ly “ta” và “của ta” thì niệm của bạn sẽ chánh, tâm sẽ thành.
Có “ta”sẽ kèm theo “của ta”, cái ta sở hữu. Đây là nguồn gốc của lục đạo luân hồi, chướng ngại tu hành chứng quả, đạo lý là ở đây. Thật sự giác ngộ, thật sự hiểu rõ thì phải nên buông xả, thì chứng quả Tu Đà Hoàn. ‘Vô Lượng Thọ Kinh” là Nhất thừa viên giáo rốt ráo, nếu có thể tin nhận và làm theo thì sẽ chứng được quả vị Bồ tát sơ tín, chứng được vị bất thối.
……“Ta”, “của ta” làm hại chúng ta sanh tử luân hồi đời đời kiếp kiếp, chướng ngại thành tựu đạo nghiệp của chúng ta. Cổ Đại đức, người thật sự giác ngộ đều bỏ sạch sành sanh mấy thứ này”.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Mình vô cùng biết ơn cư sĩ Diệu Âm Trí Thành đã chỉ rõ cách học buông xả cái “ta” và cái “của ta”, cách tăng trưởng lòng từ bi trên con đường tu đạo. Và cũng biết rằng tự mình là phàm phu mê muội nhiều đời nhiều kiếp nên trong thời gian ngắn chưa buông bỏ được hết sạch sành sanh như các vị cao tăng đắc đạo , trong câu trả lời của cư sĩ mình cảm nhận được lòng thương chúng sinh vô bờ bến của các cư sĩ trên mạng vì mình và những bạn chưa hiểu đạo tận tình chỉ dẫn cách huân tu.Mình tự thề nguyện sẽ gắng học theo gương của các thiện tri thức để sớm được về Tây phương.Con đường tu tập còn nhiều gian nan vì đạo và đời lúc nào cũng sát bên , nhiều khi biết rằng vạn pháp do tâm tạo nhưng để khắc phục nó không đơn giản. Vô vàn may mắn có trang nhà Đường Về Cõi Tịnh và các thiện tri thức nên mình yên tâm hơn rất nhiều, không sợ đi sai đường nữa.Đường về Lạc Bang càng rõ ràng dễ đi hơn trước.
Chúc Diệu Âm Trí Thành và các đạo hữu thân tâm an lạc, Phật đạo viên mãn.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.