Đại sư Cầu Na Bạt Ma, tức Công Đức Khải. Sau khi xuất gia, ngài tinh tấn tu trì, nghiên cứu kinh điển, do sự thông minh dĩnh ngộ, thiên tư hơn người lại thêm nỗ lực nghiên cứu học hỏi. Nhân đó, trí tuệ mở sáng, tinh thông mọi sách vở. Hơn nữa đạo hạnh cao thâm, có thể nói là một vị Đại sư hành trì gồm đủ, rất được mọi người từ triều đình đến dân dã đều kính trọng.
Đại sư Cầu Na Bạt Ma vốn dòng Sát lợi, mẹ ngài chẳng hề tin tưởng Phật pháp mà lại ưa ăn thịt. Cầu Na Bạt Ma khuyên mẹ ăn chay, nhưng luôn luôn bị cự tuyệt. Có một lần, người mẹ đòi Đại sư Cầu Na Bạt Ma phải sửa soạn cơm thịt. Đại sư thưa:
– Thưa mẹ! Mẹ ăn chay nhen! Hễ là động vật có sinh mạng, đều sợ hãi chết chóc, tâm muốn sống, người và thú đều giống nhau, nếu như muốn no bụng mà giết hại sinh mạng của chúng, há chẳng phải không có lòng nhân từ sao?
Người mẹ nghe xong, phừng phừng nổi giận nói:
– Người cứ việc làm, nếu như có tội, ta sẽ chịu tội thay cho!
Đại sư Cầu Na Bạt Ma làm thinh. Qua mấy ngày, Đại sư nấu một chảo dầu sôi, chuẩn bị nhúng ngón tay mình vào. Ngài xin mẹ rằng:
– Mẹ ơi! Con sắp đốt ngón tay, xin mẹ chịu đau thay con!
Người mẹ nghe xong bảo:
– Đau trên thân con, ta làm sao chịu thế được?
Đại sư Cầu Na Bạt Ma nói:
– Cái đau đốt tay trước mắt, còn chẳng thể thay thế, hà huống cái khổ trong tam đồ mai sau, lại làm sao có thể thay thế được?
Người mẹ nghe rồi, hổ thẹn cùng cực, bèn hết lòng sám hối. Từ đây đến trọn đời chẳng những không sát sanh mà còn thường phóng sanh.
* Thích Sơ Xâm nói:
Đời thường nói “Xuất gia vô gia”, trên sự thực việc người xuất gia hóa độ song thân đâu đâu cũng có. Kinh Bất Úy Tư Nghì Quang nói: “Chuyện cơm ăn và của báu, chưa đủ để báo ơn cha mẹ, hướng dẫn cho cha mẹ hướng về Chánh pháp mới là báo ơn song thân”. Có thể thấy hướng dẫn cha mẹ chánh tín Phật pháp, quy hướng nhân từ, mới là đạo làm con. Như Đại sư Cầu Na Bạt Ma, vì độ mẹ không sát sanh mà hành nhân từ, chẳng tiếc dùng dầu sôi đốt ngón tay. Sự dụng tâm lương khổ của ngài, đủ khiến người kính phục.
Hạnh Huệ
Trích dịch tạp chí Phổ Môn
Bài hát: Mùa Vu Lan Đến
Nhạc: Hàn Châu
Lời: Vịnh Đại Sơn
Ca sĩ: Mỹ Hạnh
Mùa Vu Lan đến áo em cài hoa dáng xinh tuổi ngọc ngà
Màu hoa hồng thắm xin hiến dâng trọn mẹ cha kính yêu
Lá thu rơi rơi, bay theo gót hồng phủ kín đường chiều
Cổng chùa hân hoan đón bước chân em ôi bước chân son mỹ miều
Chùa vang rộn tiếng Chú Kinh Đại Bi trước tòa Phật đài
Ngàn câu sám hối theo gót chân ngài Phật tổ như lai
Tuổi thơ năm xưa bên con mẹ kể chuyện trong đêm dài
Ngài Mục Kiền Liên báo hiếu cứu mẫu thân thoát qua kiếp đọa đầy
Người ơi! Tình cha bao la như núi ngàn cao vời vợi
Nghĩa mẹ mênh mông như nước nguồn đổ xuôi dòng
Từ thuở sơ sinh con mới khóc chào đời
Bên ướt mẹ nằm còn bên khô ráo mẹ dành, mẹ dành cho con
Cầu cho mẹ cha sống mãi bên con đến trọn tuổi già
Đầu hôn màu nắng mái tóc bạc phơ áo còn cài hoa
Mong cho song thân ăn chay niệm Phật rời xa Ta Bà
Vãng sanh về đến nơi nước Tây Phương vui cõi Phật A Di Đà.
Không hiểu sao từ phát tâm tu tịnh nghiệp đến giờ mình hầu như không thể nghe được âm thanh ca nhạc, cho dù là nhạc Phật giáo, xem ti vi gần như từ bỏ dù trước đây mình khá ham hố. Chỉ thích nghe tiếng kinh kệ, niệm Phật. Nam mô A Di Đà Phật!
Các thầy và các bạn cho mình hỏi điều này nếu như em từ bỏ được tham sân si mà không cần niệm phật khi lâm chung có thể vãng sanh hay không.và từ bỏ tham sân si có được lấy vợ không.
A Di Đà Phật
Muốn được sanh về cõi An Lạc phải có tấm lòng “chí tâm tin ưa”, có nghĩa phải chân thành chí kính đến tột cùng nguồn tâm, và tất cả các sự lành kiên cố tạo được nơi ba nghiệp thân khẩu ý đều phải tâm tâm hồi hướng nguyện sanh về Cực Lạc. Lúc lâm chung dẫu chỉ niệm từ một đến mười niệm cũng được Phật đến tiếp dẫn về cõi nước đó.
Nếu không huân tập niệm Phật ròng rặt tinh chuyên khi còn khỏe mạnh, lúc lâm chung thần hồn tan nát, oan gia quấn quýt, một niệm không sao khởi nổi thì chẳng thể có cảm ứng đạo giao với Phật, làm sao Phật đến đón về cõi Ngài?
Tham, Sân, Si là cội gốc của sanh tử. Tam độc này khích động Ý căn, làm phát động Thân, Khẩu tạo tác hết thảy các nghiệp bất thiện, lâm chung sẽ nương theo các nhân này mà sanh vào ba đường ác.
Ngược lại, nếu dứt bặt được Tham, Sân, Si thì được tăng phước khai huệ, thân tâm an ổn. Đời sau được sanh vào chỗ tốt lành.
Chúng sanh đều do các nghiệp nhân hợp lại mà sanh ra hay gặp gỡ trong thế gian này, có nghĩa đến để đòi nợ hay trả nợ lẫn nhau.
Diệu Âm Quảng Hồng
A Di Đà Phật
Bạn Hùng Xám thân mến,
Câu hỏi của bạn thật hay và cũng rất lớn, nó có liên quan tới cả đời tu hành của chúng ta và cũng có tính phán quyết đến sự bại thành của mỗi người tu đạo – Tu theo pháp niệm Phật.
Nếu như em từ bỏ được tham sân si mà không cần niệm phật khi lâm chung có thể vãng sanh hay không?
Trong vô lượng pháp của Phật để lại pháp nào cũng là pháp và pháp nào cũng đều có thể giúp cho chúng sanh đắc thành chánh quả. Tuy nhiên tâm địa và căn cơ của chúng sanh thời nay khác xa so với thời Phật hiện thế: sống trong ngũ trược, ác thế vì vậy trong các pháp hiện hành có ba pháp được gọi là tối thắng nhất: Thiền, Mật, Tịnh. Nói là 3 là nói theo cách phân biệt của người phàm phu chúng ta, còn thực tế thì 3 đó cũng chính là một – đều quy về một đích: đem lại sự an lạc và giải thoát. Do vậy có khác chăng đó là phương thức hành trì mà thôi.
Trở lại câu hỏi của bạn: Nếu từ bỏ tham, sân, si mà không cần niệm Phật khi lâm chung có thể vãng sanh hay không?
Câu trả lời là: Có mà Không. Có nếu như bạn tu hành (cho dù là pháp gì của Phật chăng nữa) đã đạt tới minh tâm kiến tánh (đã thấy lại được chân tánh -tự tánh Phật) và nguyện một lòng sanh về cõi Cực Lạc; Và không, nếu như bạn chẳng nguyện về cõi ấy. Do vậy câu hỏi này của bạn cho thấy (hình như) bạn chưa có sự chọn lựa cho chính mình?
Trong các pháp của Phật, Phật không hề đề cập: nếu ai không niệm Phật sẽ không được vãng sanh về Cực Lạc, mà Phật nói: Người niệm Phật phải nguyện sanh về cõi Phật và muốn sanh cõi ấy phải có đủ “thiện căn – phước đức – nhân duyên”, nghĩa là: Tín sâu – Nguyện thiết – Thực tâm hành. Giả như Phật nói điều trên thì Ngài đã chẳng phải tuyên thuyết tới 84000 pháp môn ròng rã trong 49 năm cho khổ. Nhưng trong 8400 pháp môn đó, duy có pháp môn Niệm Phật, vì Phật nhìn thấy, vì quá thương xót chúng sanh thời mạt pháp – thời chúng sanh phước mỏng, nghiệp dày, thời con người sống xa lìa nhân-quả, bỏ thiện, hành ác, chỉ còn mong sống, thụ hưởng trong tham ái, dục lạc thế gian… nên Phật đã khởi lòng từ mà tuyên thuyết riêng pháp môn Niệm Phật, với lòng mong mỏi chúng sanh thời nay nương nhờ pháp môn đó, nhất tâm tu hành mà một đời được được vĩnh ly sanh tử luân hồi. Điều này chúng ta phải hiểu thật minh bạch, bằng không sẽ hàm oan cho đức Phật và cho cả ba đời mười phương chư Phật.
Muốn từ bỏ được tham, sân, si bạn phải hiểu tham, sân, si là gì? Đức Phật nói: Tham, sân, si là ba độc. Ngu si tà kiến là một độc, tham lam chẳng đủ là hai độc, sân nộ tật đố là ba độc. Ba độc này còn hoài thì người ấy phải đọa trong tam đồ, một khi mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng (Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận).
Khi đã có khái niệm về tham, sân, si rồi bạn phải đặt ra câu hỏi: tham, sân, si từ đâu tới? Làm cách nào để có thể đoạn diệt tham, sân, si? Nếu bạn nói: Tôi dùng Thiền quán, dùng Mật chú để đoạn diệt tham, sân, si. Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật nói: Người tu thiền phải vượt qua 50 ấm ma cảnh (còn gọi là ngũ thập ấm ma cảnh); rồi nếu bạn có thể vượt qua và đắc tới tứ thiền, bạn lên được cõi phi tưởng, phi phi tưởng xứ – cõi này Phật nói vẫn là cõi dục, là vô thường, vì vô thường nên vẫn còn sanh, già, bệnh, chết (Kinh Đại Niết Bàn).
Vấn đề cần đặt ra cho bạn: Bạn nương vào pháp nào để diệt trừ tham, sân, si?
Có điều bạn cùng các đạo hữu nên đặt ra câu hỏi: Tại sao tu mà cứ phải nghĩ đến lúc lâm chung mới được vãng sanh, mà không phải là vãng sanh ngay trong lúc chúng ta còn đang sống? Vậy vãng sanh thực có ý nghĩa thế nào? Nếu chúng ta không hiểu thấu đáo lời Phật dạy sẽ dẫn đến định kiến và ngộ nhận sai lầm về pháp niệm Phật vãng sanh. Do vậy vãng sanh hiểu giản đơn nhất là: mọi hành vi động niệm luôn được thanh tịnh thì đó chính là đang vãng sanh. Phật nói: Phật-Chúng sanh tánh thường rỗng lặng. Tâm tịnh cõi Phật tịnh. Vậy một niệm thanh tịnh ta giữ được đồng nghĩa với một niệm thanh tịnh của Phật – đồng nghĩa một niệm vãng sanh. Nơi nào thân, tâm chúng ta được thanh tịnh thì nơi đó chúng ta đang được vãng sanh. Niệm niệm thanh tịnh ta giữ được đồng nghĩa niệm niệm thanh tịnh của Phật – đồng nghĩa niệm niệm vãng sanh. Cứ vậy mà suy rộng, thế giới xung quanh bạn – bạn – mọi người cùng có chung tín-nguyện-hành – cùng giữ giới thanh tịnh thì bạn, mọi người đã đang đương nguyện vãng – vãng sanh ngay khi mình đang sống rồi, chứ ngặt nghèo chi cứ phải chờ đến chết để được vãng sanh? Do vậy hai từ vãng sanh chúng ta nên hiểu sâu xa hơn: Khi thiện căn – phước đức – nhân duyên đã tròn đầy – người hành giả tu tịnh độ thấy xứ mạng nơi cõi ta bà của mình đã trọn vẹn – lúc ấy một niệm quy Tây – ngay niệm ấy tịnh độ đã là quê hương.
Từ bỏ tham sân si có được lấy vợ không?
Có! Nếu bạn là Bồ tát, vì hoằng pháp lợi sanh, nguyện tái lai thân phàm. Bởi thân Bồ tát lúc này tuy phàm, nhưng tâm chẳng phàm. Ngược lại nếu đó là chúng ta mà nói: Tôi đã từ bỏ hết tham, sân, si rồi, nhưng vẫn muốn lấy vợ thì đó là nói chơi, nói suông miệng. Bởi còn nghĩ đến lấy vợ là còn nghĩ tới ái dục – ái dục là cội gốc của sanh tử luân hồi. Mà còn sanh tử luân hồi là còn tham, còn, sân, còn si.
Huệ Viễn
Nếu bạn hùng xám từ bỏ được tham sân si cũng thể như người đã diệt hết mọi phiền não, đắc quả vị Thánh cao tột của hàng Thanh Văn là bậc A La Hán, được Trời người cung kính cúng dường. Khi lâm chung nếu không nhập niết bàn thì phát nguyện vãng sanh về bất cứ cõi Tịnh độ nào cũng được như ý. Đương nhiên khi đã hết tham sân si cũng là không còn tham dục, bạn sẽ biết mình có còn muốn lấy vợ không.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Có vợ hay không có vợ không quan trọng với mình.chỉ là người nhà muốn mình lấy vợ thôi chứ chẳng lẽ nói với mọi người trông nhà là mình không muốn lấy vợ sao được.như thế người nhà sẽ buồn.phiền não là ở cái đó con người ai mà không chết nếu như bỏ được tham sân si đắc được quả vị thánh ai mà không muốn
A Di Đà Phật
Chuyện lập gia đình là một nhân duyên tiền định. Có người muốn lập gia đình nhưng chẳng tìm được người bạn chung thân; lại có người không muốn lập gia đình nhưng lại phải có. Chuyện đời éo le đều là do định nghiệp đã sẵn bày, mình chẳng thể làm chủ.
Thế nhưng, có cái mà mình có thể làm chủ, đó chính là cái tâm của mình. Nếu mình thật có tâm cầu đạo giải thoát thì dù mình có vợ hay không có vợ, tâm ấy vẫn tinh nguyên. Vả hoặc, vợ/ chồng của mình chống trái với việc tu hành của mình, không cho mình đi chùa, ăn chay, niệm Phật v.v… Nhưng họ vẫn chẳng thể ngăn cản được cái tâm mình đang âm thầm, ẩn mật niệm Phật. Họ cũng chẳng thể cản trở cái tâm mình đang làm Phật và cái tâm mình đang là Phật.
Người chẳng có tâm cầu đạo giải thoát, cầu thành Phật để cứu độ chúng sanh thì dù có xuất gia đi nữa, “đạo” cũng biến thành “đời”.
Người giác ngộ Phật pháp, tâm tâm cầu đạo xuất thế thì mặc dù thân không xuất gia, có vợ con & sự nghiệp đầy đủ, nhưng tâm đã xuất gia, “đời” biến thành “đạo”.
Người giác ngộ triệt để, tức triệt khai triệt ngộ, thì lại thấy “đời” chính là “đạo”, “đạo” cũng là đời. Xuất gia hay tại gia chỉ khác nhau ở chiếc áo bên ngoài. Người ấy đã buông xả mọi hình thức, mọi kiến giải, tâm tâm lưu nhập biển Nhất Thiết Chủng Trí của Như Lai, chẳng còn tham vọng chuyện hư huyễn của thế gian nữa; “có” cũng như “không”, “không” nào khác “có”. Hạng người này dù họ sống trong thân phàm phu, nhưng bổn tâm của họ là Bồ Tát; họ giống như là đóa sen hồng tươi thấm mọc ra ngay từ đống lửa lớn. Đây chính là một Quán Tự Tại luôn sống và thực hành Bát Nhã sâu xa trong tất cả các thời, các chổ. Loại người này dù ở trong địa ngục, nhưng chẳng phải là người của địa ngục, họ là một Địa Tạng Vương Bồ Tát phá tan địa ngục. Người này dù trong biển khổ sanh tử, nhưng vẫn là một Quán Thế Âm cứu khổ, ban vui.
Bản thân của ta có đủ chủ quyền chọn lựa ta là loại người nào, tâm ta làm chủ, chẳng có ai ngăn cản nổi!
Diệu Âm Trí Thành
Các bạn ơi 1 người niệm phật được vãng sanh có thể sánh ngang 1 vị alahán không
A Di Đà Phật – Chào bạn:
Cho đến các Ngài Đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền vẫn còn niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc thì đủ biết người niệm Phật được vãng sanh về Tây phương Cực Lạc thế giới công đức thành tựu vượt xa chư vị A La Hán. Vì sao thế? Vì vãng sanh Cực Lạc thế giới đồng nghĩa với thành Phật. Nếu không phải để thành tựu quả vị Phật cứu cánh viên mãn một cách nhanh chóng rốt ráo thì các Ngài Pháp Thân Đại Sĩ Đẳng Giác Bồ Tát như các Ngài Văn Thù, Phổ Hiền đâu có cần niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc? Nếu có ai đó vẫn còn nghi 🙂 thì bạn cứ nói họ như Đại sư Ấn Quang từng nói: “Hãy tự đi hỏi Phổ Hiền Đại Sĩ và Văn Thù Bồ Tát vậy…”.
Công đức niệm A Di Đà Phật vãng sanh Cực Lạc không thể nghĩ bàn – Niệm Phật là Nhân mà thành Phật là Quả. Đây cũng là Nhân Quả viên mãn tối thượng của người tu hành, cũng là Nhân Quả không thể nghĩ bàn vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Quả vị A La Hán tương ưng Bồ tát Hiện tiền địa, là địa thứ sáu của mười địa Bồ tát, chứng đắc tuệ nhãn siêu việt nhị nguyên. Theo Kinh mà nói người vãng sanh về Tây Phương khi hoa khai kiến Phật là đương nhiên dự vào hàng Bồ tát bất thối chuyển. Bồ tát vào địa thứ tám mới không còn bị thối chuyển gọi là bất động địa, cũng có tư liệu cho rằng vãng sanh về cõi Tây Phương tương ưng Bồ tát Thất địa . Phải thấy Bồ tát tu để đạt quả vị này phải tính bằng rất nhiều kiếp số, Kinh Thập Trụ Bồ Tát Ðoạn Kết cũng nói: ‘Khi ấy, ngài Xá Lợi Phất bảo các Bồ Tát đến dự hội: “Bọn chúng tôi khi xưa từ nhất trụ đạt tới ngũ trụ rồi lại thối chuyển xuống sơ trụ, rồi lại từ sơ trụ đạt đến ngũ trụ, lục trụ; trải qua sáu mươi kiếp như thế trọn chẳng đạt đến bậc bất thối chuyển” mới thấy phàm phu nhờ nguyện lực của Phật mà một đời chứng được ngôi bất thối chuyển quả là hy hữu, hiếm có. Ngài Ấn Quang cũng cho rằng đời này nhờ duyên lành biết được pháp môn Tịnh độ mà không lo tu tập để được vãng sanh, thì mất thân này rồi muốn có duyên để tu Tịnh độ tiếp còn khó hơn lên trời. Đôi lời chia sẻ. Nam Mô A Di Đà Phật!