HỎI:
Thầy tôi cũng tu theo pháp môn Tịnh-độ đó chứ, nhưng không hiểu sao giáo lý lại không sâu rộng như Pháp sư Tịnh Không và chư vị, phần lớn Phật tử trong chùa bây giờ đều đi lạc đường hết vì không có một người nào hướng dẫn đúng đắn hết, nếu thầy Tịnh Không mà có thể đến Việt Nam khai thị thì phước đức vô lượng vô biên cho Phật tử tại Việt Nam…
TRẢ LỜI:
Xin đạo hữu không nên phân biệt như vậy. Nên nhớ mỗi người có mỗi hạnh, mỗi người có mỗi vị trí khác nhau.
Ngài Tịnh Không có cái hạnh giảng pháp (Giảng Pháp Tam Muội), Ngài giảng rất rõ ràng chi tiết cho tất cả chúng sanh hiểu đạo mà tu hành. Ngài không bao giờ giảng nửa vời, vừa giảng vừa giấu, úp úp mở mở. Nghĩa là, trong lòng có bao nhiêu nói ra hết để mong mọi người hiểu thấu đáo mà tu hành cho đúng.
Diệu-Âm nghĩ rằng, nếu Ngài về Việt Nam được thì tốt. Nhưng tốt hơn là người Việt Nam nên nghe pháp của Ngài để tu, chứ không cần gì Ngài phải về Việt Nam. Băng pháp của Ngài nhiều lắm, hãy sưu tầm mà nghe và làm theo là được. Gặp Ngài chưa chắc mình hỏi được gì, vì Ngài nói tiếng Hoa.
Còn việc Phật tử đi lạc đường, đây là chuyện rất phổ thông trong thời nay. Chính là vì có nhiều sự hướng dẫn không giảng thấu đáo, giảng không rõ ràng cho Phật tử tu tập. Rất nhiều người suốt một đời công phu, đến trước giờ tắt hơi cũng không biết đi về đâu, không biết lời nguyện nào để thành đạo, lời nguyện nào đưa đến bị trầm luân trong luân hồi lục đạo. Nhiều người tu hành có chút công phu, nhưng hình như thường kèm theo đó cái tâm ngạo mạn, không chịu theo kinh Phật phụng hành, tự nghĩ ra những cách tu riêng của mình, rồi hướng dẫn đại chúng đi lạc đường, làm họ mất phần giải thoát. Nhiều lắm!
Nhất thiết duy tâm tạo. Tâm vọng thì theo cảnh vọng. Tu hành mà có tâm cống cao thì dù giỏi cho mấy, theo ngài Vĩnh Minh đại sư nói, nhiều lắm cũng về cảnh giới A-tu-la (Quỷ Thần) là cùng.
Tâm mơ hồ chắc chắn phải bị cảnh mơ hồ trói buộc. Tu hành mà không rõ đường đi Vãng Sanh thành Phật, thì thường chỉ hưởng được phước nhân thiên. Mà xin thưa thực, chưa chắc đã hưởng được phước báu nhân thiên. Vì sao vậy? Vì một niệm cuối cùng lúc lâm chung nó xác định tương lai đời kiếp về sau. Một ý niệm sân giận con cháu, sân giận đệ tử, sân giận người khác làm xấu… thì chính ta đi tuốt xuống địa ngục. Tham lam đi theo ngạ quỷ, ngu si lọt vào loài bàng sanh. Đạo hữu cố gắng nhớ kỹ lời này, cố gắng bỏ lần tập khí sân giận, tham đắm, mê muội, cạnh tranh, ganh tỵ, nói xấu người này người nọ. Có vậy tâm của mình mới thanh tịnh, thoải mái.
Người tu hành mà thấy ai làm điều gì cũng chê bai, gặp gì cũng bài xích, chống hết người này đến người khác… thì dù hình tướng có là gì đi nữa cũng không phải là bậc chân chánh tu hành đâu. “Nhược chơn tu đạo nhơn, bất kiến thế gian quả”, (Nếu là người chơn chánh tu hành, không được nhìn lỗi của người khác). Ấy thế mà có nhiều người cứ tìm lỗi lầm của người khác để chống báng. Thậm chí, nhiều khi, họ không có lỗi mình cũng tìm cho ra lỗi để chửi bới, bài xích… Đây là điều rất phổ biến của người thế tục. Tệ hại lắm!
Người tu hành mà tâm không từ bi hỷ xả, cố chấp thì nhất định không phải là người đáng được nương nhờ!
Ta tu hành phải tránh xa điều này. Muốn Vãng Sanh, đạo hữu nên cố gắng chú ý những điểm này. Cụ thể chứ không cao xa đâu.
Nói thêm, trước khi chết mà không biết Hộ Niệm, cứ cầu xin bác sĩ chữa trị, cứ nói “Còn nước còn tát”, v.v… chắc chắn sẽ bị hại thê thảm!
Vừa chết xong thì bị đưa xác vào nhà xác, ướp lạnh, chích thuốc chống rã thân xác, khóc lóc, v.v… chắc chắn người chết sẽ bị hại thê thảm!
Người mới chết mà bị đụng chạm mạnh vào xác thịt, ôm nắm, níu kéo, bị con cháu tắm rữa, thay quần áo, v.v… Bị con cháu khóc lóc, than thở, gào thét, v.v.. tất cả đều gây đau đớn, khốn khổ, buồn bã, luyến tiếc, khủng hoảng… cho thần thức người chết, tạo nên cơ duyên đọa lạc cho họ. Khó tránh khỏi bị hại thê thảm!
Nhiều người tu hành suốt đời mà không hiểu được đạo lý này. Nay xin hãy giựt mình tỉnh ngộ.
Vì thế, phải biết “Đạo” mới đắc đạo. Không biết “Đạo” thì bị đọa lạc. Đạo này chính là đường Niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, rồi chuẩn bị Hộ Niệm cho nhau để cứu nhau Vãng Sanh, chứ “Đạo” không phải là gì khác đâu.
HỎI:
Về thời khóa tu hành của tôi (Lập thời khóa niệm Phật hàng ngày)…
TRẢ LỜI:
Thời khóa như vậy tốt lắm, có công phu đều đặn thật đáng khen. Chúc mừng cho đạo hữu hạ quyết tâm lớn.
Về việc hồi hướng công đức, nên nhớ hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, hồi hướng cho oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp, hồi hướng cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ, bà con thân thuộc nhiều đời nhiều kiếp của mình, cầu nguyện cho họ được siêu sanh. Đừng nên chỉ có hồi hướng riêng cho mình.
Cũng cần hồi hướng cho những người đặc biệt nào của mình đang bị chướng ngại.
Sau cùng hồi hướng về Tây-phương cầu nguyện mình được Vãng Sanh thành đạo để cứu độ chúng sanh.
HỎI:
Tôi có nên tiếp tục tụng kinh PHÁP HOA không?
TRẢ LỜI:
Tụng kinh Pháp-Hoa rất tốt, đem công đức hồi hướng về Tây-phương cũng được Vãng Sanh.
Tuy nhiên, trong pháp Niệm Phật rất cần sự chuyên nhất. Tụng nhiều kinh, tu không được chuyên, là do lòng tin không được mạnh, từ đó sức nguyện cũng không tha thiết, Niệm Phật cũng khó chí thành. Do đó, đến khi lâm chung, trong tâm dễ bị hỗn loạn, đưa đến nhiều chướng ngại.
Kinh Pháp-Hoa lý đạo cao lắm chứ không phải thông thường, dành cho chư vị Bồ-tát minh tâm kiến tánh tu trì chứ không phải dành cho hạng phàm phu tục tử như chúng ta đâu. Nên nhớ, Phật khai pháp hội Pháp-Hoa, đến như chư vị A-la-hán cũng hiểu không nổi mà đành phải bỏ ra. Chúng ta dễ gì hiểu thấu lý đạo trong kinh Pháp-Hoa. Hiểu không thấu lý đạo, thì làm sao đạt được yêu cầu của kinh. Không hiểu, công phu không đạt, thì coi chừng hiểu sai, thực hành sai, đưa đến kết quả sai lạc. Chính vì thế cần phải chú ý.
Hãy chuyên tụng kinh A-Di-Đà, hoặc tụng kinh Vô-lượng-thọ thì tốt hơn. Đây là kinh dành cho những người hạ căn. Nhu cầu chính yếu là tin tưởng, phát nguyện Vãng Sanh, thành tâm trì danh Niệm Phật. Mấy điều này ai cũng có thể làm được. Làm được việc này rồi thì các việc khác có Phật gia trì.
Ấy vậy mà những bộ kinh này được gọi là kinh thành Phật đó, chứ không phải tầm thường đâu. Nhân Phật thì quả Phật. Niệm Phật là Nhân, thành Phật là Quả. Nhân Quả đồng thời. Ồ! Tối thượng!
Ngài Tịnh Không dạy, suốt đời trì tụng một bộ kinh là đủ. Khi thấu hiểu một bộ kinh thì tất cả kinh sẽ thấu suốt, gọi là “Nhất kinh thông, nhất thiết kinh thông”. Tuyệt với lắm!
Người căn tánh trung hạ mà tụng nhiều kinh rất khó thâm nhập vào đạo lý của pháp Phật. Vô tình, tụng thì nhiều mà rốt cuộc không hiểu được bao nhiêu! Đến lúc chết cũng không biết đường nào để đi. Không biết đường đi, thì “Lạc Đường” rồi vậy!
Ở Việt Nam đến nay có hàng trăm người Niệm Phật Vãng Sanh. Họ chỉ tụng một bộ kinh A-Di-Đà, niệm một câu A-Di-Đà Phật, họ Vãng Sanh bất khả tư nghì! Nhiều không đếm hết. Hỏi rằng, thời nay mấy ai thành tựu được như họ?
Khuyên rằng, nên chuyên nhất Niệm Phật. Trong kinh Phật dạy là: Nhất hướng chuyên niệm A-Di-Đà Phật cầu sanh Tây-phương Cực-lạc. Chỉ vậy mà thôi, đường thành đạo rất chắc chắn.
Chúc đạo hữu ngộ đạo. Tín-Nguyện-Hạnh thành tựu đạo quả.
A-Di-Đà Phật
Cư sĩ Diệu Âm Minh Trị (Úc Châu)
Ba mình chết tại cali, sau khi chết khoảng 10 tiếng thì đem vào nhà xác ướp lạnh chờ vài ngày sau mới hỏa tang. Ở trên nói là như vậy là không đúng, xin cho Gia Gia hỏi là tại sao người chết rồi không được ướp lạnh, vậy đúng ra mình nên làm sao mới đúng ?
KHÔNG HOÀI NGHI, KHÔNG XEN TẠP, KHÔNG GIÁN ĐOẠN
Lão pháp sư Đế Nhàn dạy ông thợ vá nồi đừng khổ hạnh vô ích, phương pháp của Ngài rất hay! Một câu A Di Đà Phật ấy niệm đến khi mệt bèn nghỉ ngơi, nghỉ khỏe rồi lại niệm tiếp, khiến cho thân thể, tinh thần của quý vị chẳng hề có mảy may áp lực nào, nhưng cần phải buông xuống vạn duyên. Ta đến trong thế gian này, chuyện gì đã qua bèn cho qua luôn, nhất định không kéo trở lại nữa, sau này ta còn có thể sống thêm được mấy năm nữa? Thời gian quý báu hơn bất cứ thứ gì khác, phải thực sự giác ngộ! Thân, tâm, thế giới, hết thảy buông xuống hết, bất cứ sự gì dù thế gian hay xuất thế gian đều chẳng ăn nhằm gì đến ta, ta nhất tâm niệm Phật, sống được một ngày bèn niệm một ngày, nhất định thành công!
Niệm Phật chẳng thể vãng sanh là vì nguyên nhân nào? Vị chỉ dạy đầu tiên hết là Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta phương pháp “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế” (nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối). Nhiếp trọn sáu tâm là gom cái tâm lại. Đó là buông xuống vạn duyên! Thâu hồi con mắt từ nơi Sắc Trần lại, thâu hồi cái tai từ nơi Thanh Trần lại, sáu căn chớ đeo đuổi bên ngoài, thâu hồi lại, nhất tâm chuyên niệm. Đại Thế Chí gọi đó là “nhiếp trọn sáu căn”, tức là như Mạnh tử nói: “Học vấn chi đạo vô tha, cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ” (Đạo học vấn không có gì khác, cốt sao thâu hồi được cái tâm đã phóng dật mà thôi). Đó là học vấn thực sự, thâu hồi sáu căn lại, chẳng phan duyên nơi cảnh giới lục trần là đúng. Đó gọi là “nhất tâm chuyên niệm, nhất hướng chuyên niệm”, chỉ một phương hướng, chỉ một mục tiêu, chẳng xen tạp! “Bất hoài nghi, bất giáp tạp, bất gián đoạn” (không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn) là “tịnh niệm tiếp nối”. Tịnh là không xen tạp, tiếp nối chẳng gián đoạn.
Chín chữ của Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát đã nói có cùng một ý nghĩa với lời dạy của Đại Thế Chí Bồ Tát. Trong tập sách nhỏ Tây Phương Xác Chỉ, Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nói: “Không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn” rất dễ hiểu! Bí quyết niệm Phật là đây. Nếu thực sự làm được như thế thì gọi là chân tinh tấn, vạn người tu vạn người vãng sanh. Chớ có suy nghĩ bậy bạ! Cả đống nghi vấn! Chúng tôi thường thấy các đồng tu đến hỏi, [than thở bản thân họ] nghiệp chướng sâu nặng, nhưng nghiệp chướng nặng nề là ở chỗ nào? Nghiệp chướng là như thế này đây: Lo lắng, ngờ vực quá nhiều, chẳng thật thà! Tâm không định được! Nếu công phu đắc lực, chẳng hoài nghi, chẳng xen tạp, chẳng gián đoạn, người ấy tuyệt đối chẳng đến tìm tôi! Vì sao chẳng tìm tôi? Tôi chẳng bằng họ, họ tìm tôi để làm gì? Người ta muốn thành Phật ngay lập tức, tôi tụt sau họ, họ tìm những gì ở trước chứ tìm đằng sau làm gì? Họ nhất định tìm những gì cao minh hơn, chẳng thể tìm kẻ kém họ!
Quý vị phải biết giảng kinh không bằng Niệm Phật! Niệm Phật công phu đắc lực đúng như lão hòa thượng Đế Nhàn nói (lão hòa thượng Đế Nhàn là pháp sư giảng kinh), Ngài thấy người đồ đệ làm thợ vá nồi của mình vãng sanh, Ngài cảm thán. Ngài nói gì? “Thành tựu của ông cao hơn phương trượng trụ trì các tùng lâm trong thiên hạ nhiều lắm, những thiện tri thức hoằng Tông nghiên Giáo (hoằng dương Thiền Tông, nghiên cứu Giáo Hạ) trong thiên hạ, những pháp sư ấy chẳng bằng được ông!” Đúng vậy, nói không sai, kể cả chính bản thân Ngài. Người thợ vá nồi duyên tốt, thực sự làm được! Duyên của pháp sư Đế Nhàn chưa được, Ngài muốn niệm Phật, người ta đến thỉnh giáo, người ta thỉnh mình đi giảng kinh, mình làm cách nào đây? Người thợ vá nồi không ai biết đến, chắc chắn không có ai tìm. Ông ta không biết chữ, đó là duyên thù thắng. Do đây, chúng ta chẳng thể không hiểu rõ: Nổi danh, tiếng tăm lớn có tốt hay chăng? Không tốt đâu!
Lúc càng nổi danh, chướng ngại càng nhiều! Người tìm đến mình nhiều quá, bị người ta tìm thì bận rộn, khiến cho công phu của mình bị gián đoạn, khiến mình bị xen tạp, công phu chẳng thuần. Dù có vãng sanh, phẩm vị cũng không cao. Nếu như quý vị thực sự hiểu được đạo lý này, quý vị có còn muốn tranh danh hay chăng? Tranh danh, tranh lợi chỉ khiến cho chính mình chuốc phiền, những điều này đều phải có trí huệ chân thật mới hiểu rõ nổi, không có trí huệ chân thật là không xong! Người thế gian ngỡ danh lợi là tốt, đối với người tu đạo, danh lợi là chướng ngại, đại chướng ngại, chướng ngại quý vị tinh tấn. Vì thế, phương pháp ấy của lão hòa thượng Đế Nhàn hết sức đáng tuân thủ.
Trích lục Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Chủ giảng Lão pháp sư Tịnh Không—Q2, tập 33
Con Tên Vân Ngọc!
Nay con muốn kể câu chuyện của mình như một lời sám hối, cũng như cảnh tỉnh mọi người không giống như con và rút ra bài học quý giá từ con,
Quê con cách thành phố Sài Gòn không xa lắm. Từ nhỏ con chỉ biết học hành phải nói rằng cha mẹ con rất yêu thương con, tạo mọi điều kiện cho con đi học mặc dù gia đình con không mấy khá giả. Con rất chăm học hành nhờ vậy con đã đậu Đại học ở một trường danh tiếng ở Thành phố.
Con học đến năm ba đại học thì vào chuyên ngành từ đây mọi sai lầm con bắt đầu.
Con yêu anh chàng cùng lớp, anh lơn hơn con hai tuổi. Vì là lần đầu tiên biết yêu nên con yêu anh một cách mù quáng, ngu muội. Con đã không ngần ngại trao đời con gái cho anh. Thói đời cái gì không biết thì thôi mà biết rồi càng lúng sâu, con dối cha dôi mẹ xin nhiều tiền hơn để có tiền đi khách sạn với anh. Anh thì mới là sinh viên năm ba thôi nhưng nhậu nhẹc bê tha, sáng lên giảng đường chiều đi nhậu và đương nhiên con cũng đi theo sau cuộc nhậu và vào khách sạn. mà con ngu lắm, con tưởng thế là yêu vì nhỏ lớn giờ con yêu ai đâu. Cha mẹ con biết được con có người yêu khuyên con nên giữ mình, con vâng dạ cho qua.
Chuyện gì đến cũng đến con có thai. A dắt con đi phá thai, con có chút hối hận vì việc mình làm nhưng vì dục vọng con vẫn làm ác, khi máu trong người con đang tuôn ừng ực (máu phá thai) vì chiều anh con vẫn để cho anh quan hệ mà không nghĩ hậu quả. Con yêu anh lắm và rất sợ mất anh. Những tưởng sau lần ấy con cảnh tỉnh vậy mà con cứ ngu muội yêu anh cứ như thế cho tới khi ra trường.
Sau khi ra trường con và anh chia tay nhau do quê hai người cách xa nhau. Con tìm được công việc tốt ở quê. Rồi nghe tin Anh lấy vợ con đau khổ không muốn sống. nhưng lúc này con được kết duyên cùng với phật. con được may mắn biết tới kinh Địa tạng bồ tát con siêng năng tụng niệm để quên đi anh, quên đi đau khổ và hồi hướng cho đứa con mà con phá thai, phát thệ giữ giới dâm. Từ lúc tụng kinh rồi có lẽ con đang trả nghiệp, một lần con đến thăm vợ của bạn mới sanh em bé, bạn mời con đi uống nước rồi bạn dụ con vào nhà nghĩ hiếp dâm con. Con khóc như mưa lần đầu tiên con thấy mình đau khổ đến vậy. Vậy mà, con không hiểu rằng con trả nghiệp ác của mình nhờ tụng kinh Địa tạng
Con là kẻ đại ác, đại nghịch bất đạo, trời không dung đất không tha, bản thân con không tha thứ cho con nữa mà. Vì quá buồn, con đã yêu đại một người nhỏ hơn con 02 tuổi. mà đã không giữ lời thệ giữ giới dâm của mình trước tượng Địa tạng bồ tát, con đã ngũ với người ấy.
Vì kinh tế con hơi eo hẹp, con đi làm thêm buổi tối vô tình gặp một kẻ( con không biết gọi là sau nữa) hắn giả vờ xin SĐT của con rồi làm quen con, rồi hắn khốn nạn mời con đi uống nước rồi ép con vào nhà nghỉ. Chiếm được con rồi hắn như con thú điên, nói con là người yêu nó, nó ghen bệnh hoạn, con vì quá đau buồn nên đành chấp nhận hắn là người yêu. Con chia tay người yêu nhỏ hơn 02 tuổi để quen nó, nó ghen bệnh hoạn con đi làm nó canh ở cơ quan coi con có đi không, con ăn sáng nó cũng ghen bệnh hoạn nó nói con đi với trai. Điện cho đông nghiệp con nói con đi với trai, trưa nó chạy vô nhà con coi con đi làm về chưa.con đi công tác về nhà trễ nó điên cuồng vô nhà kiếm mẹ con nói con đi với trai. Nó xin số điện thoại cơ quan kiểm tra coi con có ở đó không. Con đi tập gym nó nói con đi ở đó ngóng trai, và dặn chủ phòng gym báo lịch trình của con nhưng người ta không đồng ý. Gia đình con và con không chiu nổi thằng điên đó, có khi nó đánmh con no đòn vì ghen tuông. Con không chịu nổi và anh con gia đình con không ai chịu nổi đã báo chính quyền nó mới buông tha con.
Trong lúc đó con nhận tin nhắn cuộc gọi từ Số điện thoại lạ (do bạn con cho số điện thoại mà con không biết), là con trai- anh làm quen con và con đồng ý, lúc này con đamg bất mãn và quá đau buồn trước thực tại mà đồng ý quen anh (sau này là chồng con). Quen được 4 tháng chúng con làm lý lịch kết hôn (anh làm công an) trong lúc này con có bầu mà lí lịch chưa xong, con đành phá thai vì sợ ảnh hưởng công việc của anh và con.
Giờ đây khi trải qua mọi chuyện con thấy mình may mắn khi biết tới Phật pháp, nhờ con quy y Phật mà con có cơ hội sửa sai lầm con lấy được người chồng tốt.
Nhưng ngàn vạn lần con khuyên các cô gái trẻ không nên như con, hãy biết giữ mình, trinh tiết phụ nữ quan trọng mà con không biết giữ gìn phóng túng tình dục dẫn đến phá thai (02 lần). con ân hận lắm, tội lỗi này biết bao giờ mới hết đây. Con biết A tỳ địa ngục đang chờ con, giờ phút này khi con còn cơ hội nói cho mọi người biết tội ác của con con khuyên mọi người sống đúng chánh đạo. Vì tà dâm nên con 02 lần bị người hiếp dâm mà con không cảnh tỉnh vẫn tiếp tục phạm tội. Nhờ biết sám hối con gặp người chồng tốt sau nhiều sóng gió. Hai vợ chồng con nguyện suốt đời in kinh, phóng sinh để chuộc lại lỗi lầm này, đồng thời chân thành khuyên các cô gái không nên phóng túng tình dục dẫn tới phá thai như con, tội lỗi không thể nào rửa được đâu, hãy thức tỉnh khi còn có thể.