Cứ mỗi mùa thu đến, lá vàng rụng đầy trên sân, trên lòng đường, dù ở bất cứ nơi nào lòng con luôn nghĩ về mẹ. “Mẹ là lọn mía ngọt ngào, mẹ là nải chuối buồng cau”. Một nhà sư từng viết như thế khi nói về người mẹ. Với con, mẹ là không chỉ là lọn mía, nải chuối buồng cau, mẹ là Tiên, Là Phật, Là Đấng Tối Cao duy nhất của đời con.
Còn nhớ, khi con còn nhỏ, con quặt quịu đau ốm luôn, mẹ luôn là người ngồi bên cạnh con để bóp tay, xoa lưng cho con ngủ. Con không thể nào chịu nổi khi thức dậy khi vắng mẹ. Con không chịu thức dậy nếu không nghe tiếng gọi ân cần của mẹ. Dù mẹ có bận trăm công nghìn việc gì, bao giờ mẹ cũng phải có mặt vào lúc con trở mình thức giấc đêm khuya. Do lúc ban ngày con chơi đùa quá sức, những đêm con trằn trọc không ngủ, mộng mị thấy những hình bóng ông ba bị, con khóc thét lên, và chỉ khi nghe tiếng nói dịu êm: “mẹ đây, mẹ đây con” là con an lòng rúc vào lòng mẹ, say một giấc ngủ thần tiên.
Khi mẹ bị tai nạn xe tông. Trong cái chết chập chờn trong gang tấc, người mẹ nghĩ ngay đến là con. Mẹ kêu van Trời Phật, hãy cho mẹ sống để được nuôi con đến ngày khôn lớn. Mẹ lo cho con khát sữa, ai có thể cho con bú mớm thay mẹ. Nếu chẳng may mẹ mất đi, thì ai sẽ dắt dìu con thành người đây. Trời Phật đã nghe lời van xin của mẹ, mẹ đã sống sau cơn hoạn nạn đó. Mẹ chẳng bao giờ có lấy một giây phút nghĩ đến bản thân, mà chỉ lo lắng cho con cho cái, ngay cả trong lúc hoạn nạn đớn đau.
Khi con chập chững vào mẫu giáo, cũng là mẹ dắt tay con đến trường. Giao con cho một cô giáo lạ hoắc lạ huơ. Con sợ hãi nhưng mẹ bảo con đừng khóc, vì cô rồi sẽ yêu thương con như mẹ thôi. Thế rồi sợ cô, con không dám khóc, nhìn mẹ quay ra bước ra cổng hình như trái tim non nớt của con đã cảm thấy cô đơn bơ vơ lạ lùng. Con khóc thét lên, nhưng rồi con cũng phải nín lặng vì không ai dỗ dành. Đến chiều về, con hờn giận mẹ, con nghe mẹ nói mẹ đã đứng rất lâu trước cổng trường, tiếng khóc của con dội vào tim mẹ. Mẹ phải đợi đến khi không nghe tiếng con khóc nữa, mẹ mới ra về. Lần đầu tiên trong đời con nhận thức rằng, sống trên đời này sẽ có lúc mình phải lìa xa những người mình yêu thương nhất.
Khi con lên mười, đất nước gặp lúc lầm than, mẹ tần tảo nuôi con hôm sớm. Những bữa cơm chỉ độn toàn là khoai sắn. Ngày nào con cũng thấy mẹ dùng đũa vuốt những hạt cơm dính trong củ khoai, dồn lại thành một chén cơm đầy cho riêng con. Mẹ nhìn con ăn những củ khoai trước cho chặt ruột rồi sau đó mới hau háu ăn chén cơm, mẹ quay đi mà nước mắt lưng tròng. Con biết mẹ đã dành hết mọi điều ngon ngọt nhất đời cho con.
Cứ đến mùa thu thì con nhớ đến mẹ, không chỉ vì mùa thu là mùa Vu lan báo hiếu, mà còn vì con cứ nhớ mãi hình ảnh mẹ quét những chiếc lá khô trên sân vườn. Mỗi buổi chiều tan học, mẹ với cây chổi quét xào xạc trước nhà chờ đợi con đi học về. Mẹ hay than phiền cây trứng cá này rụng lá, nhưng vẫn không chịu chặt đi để trồng cây khác, vì biết con thích ăn trái trứng cá. Bạn bè con đến chơi lấy cây trứng cá làm vui, vì tên của các bạn con nhỏ Phượng , nhỏ Hoa, nhỏ Mai khắc đầy trên đó. Đến bây giờ con vẫn nhớ như in hình bóng mẹ và tiếng xào xạc chiếc chổi tre. Cũng chiếc chổi tre đó mẹ quất con đau điếng, khi con ham chơi đi học không chịu về nhà. Những lúc đó con hờn mẹ biết bao nhiêu thì giờ đây con lại biết ơn mẹ bấy nhiêu. Nếu mẹ không đánh đòn, chắc con không chịu chăm lo học hành để có được ngày nay.
Những kỷ niệm về mẹ thì biết kể làm sao cho xiết, con nhớ những ngày tết con học trường xa không có tiền về xe, mẹ gởi cho con 2 đòn bánh tét cho một người bạn cùng quê mang lên cho con. Xe đò đi dọc đường bị hư, 2 chiếc bánh tét đến tay con chỉ còn một cái, nhưng khi mở ra thì đã mốc hết rồi, tuy nhiên vẫn còn mùi hương và hình bóng bàn tay ân cần của mẹ. Giờ đây mắt mẹ mờ rồi không thấy đường gói bánh và bánh ngoài chợ thì bán đầy nhưng con vẫn không tìm được chiếc bánh tét ngày xưa. Đêm giao thừa nằm co ro trên chiếc giường trong ký túc xá, đầu con cứ hiển hiện bóng dáng mẹ thắp hương bàn thờ, trước ngõ vào lúc pháo nổ giao thừa.
Khi con bắt đầu biết mộng mơ, mẹ đã nói với con, hãy chọn lấy một người xứng đáng để mà yêu. Con hỏi mẹ người như thế nào là xứng đáng. Mẹ bảo rằng hãy chọn người có nghị lực và có lương tâm, đừng vì hào nhoáng bên ngoài. Con hỏi tại sao, mẹ bảo rằng: người có nghị lực sẽ vượt qua được những cơn sóng gió của cuộc đời; người có lương tâm sẽ không ruồng bỏ mình trong cơn hoạn nạn. Thế nhưng con không nghe lời mẹ, con chọn lấy một người với vẻ hào nhoáng bên ngoài. Để rồi tình yêu đặt nhầm chỗ, người ta đã rời bỏ con mà đi dù không hề có sóng gió hoặc cơn hoạn nạn nào, mà chỉ vì tài sản duy nhất con có chỉ là một tấm lòng. Mẹ là người đầu tiên an ủi cho con trong giây phút tuyệt vọng đó. Trời Phật lúc đó cũng không làm cho con hết đau khổ, nhưng tình yêu của mẹ, bù đắp hết tất cả những mất mát, trống trải trong lòng con. Mẹ là Đấng tối cao của con. Sau này con mới biết, khi con đau khổ một thì mẹ đã đau khổ gấp mười lần con…
Biết ơn mẹ là như thế, nhưng con cũng là một đứa bé bạc bẽo vô cùng. Ngay khi còn nhỏ tính con đã hờ hững vô tình. Một ngày nọ, mẹ tiễn con và bố đi xa, vì quá thích chiếc xe hơi mới bóng, con giằng tay mẹ bước lên xe theo bố mà chẳng hề quay lại, đã vậy miệng còn nói: “mẹ đi về đi, mẹ đi về đi”. Xe chạy rồi bố mới bảo rằng con đã làm mẹ đau lòng khi chẳng hề ngoái lại, chẳng hề vẫy tay. Có phải số phận của người mẹ là như thế khi con cái mình bắt đầu lớn khôn, là chẳng hề phút giây nào quan tâm đến mẹ cha? Những lúc con hẹn hò bạn bè, đi sớm về khuya, bao giờ trở về nhà cũng thấy mẹ đợi cửa. Một mâm cơm nguội lạnh vẫn còn nguyên vẹn đó. Nhà đại thi hào Tagore có ví những đứa con như dòng sông mà cha mẹ như núi: “…Sông chảy xiết reo ca, phá hết đập hết bờ, nhưng núi đứng lại, và nhớ và dõi theo sông với cả khối tình nồng”.
Khi con bắt đầu viết văn làm thơ, than ôi, dường như con chẳng viết một bài thơ hay câu ca nào về mẹ cả. Tất cả những bài thơ con viết đều dành cho những “người dưng”, cho những mối tình vụn vặt trôi qua nhanh chóng trong cuộc đời. Thế nhưng những bài thơ, bài văn của con được đăng trên báo. Mẹ nhặt nhạnh lại từng chút, đọc say sưa, để dõi theo tâm hồn con gái mình mà chẳng chút ghen tị hay buồn lòng. Đôi khi con lại phàn nàn mẹ, đọc làm chi, có liên quan gì đến mẹ đâu… Con còn trách móc mẹ làm thất lạc những tờ báo, những “kỷ vật tình yêu” của con. Bây giờ đây, khi con viết những dòng này, cho mẹ, (hay cho lòng sám hối của chính con?), thì mắt mẹ đã mờ và không hề đọc được nữa. Những chồng báo vẫn nằm yên ngay ngắn và mới cứng chẳng hề có ai đọc cùng con.
Còn một điều mà con lo sợ khi nhắc đến mùa thu, đó là mùa của tiết trời thất thường, mẹ hay bị những cơn đau nhức mỏi mình. Đó là mùa không chỉ có lá vàng rơi rụng, còn là mùa những người già như trái mít chín cây, rụng lúc nào không biết. Giờ đây đối với con – một đứa trẻ đã gần 40 tuổi – mới chợt hiểu mùa thu không còn là mùa để làm thơ và ngồi hát tình ca, mà là một mùa để lo âu, vì không biết chiếc lá vàng là mẹ sẽ còn nán lại trên cây bao nhiêu thời gian…
Con không thể nhớ nỗi từ bao giờ con đã không hề nói lời yêu thương mẹ. Trong khi đó, con đã dễ dàng nói những lời yêu thương ngọt ngào cho một người nào đó mà con yêu, để rồi có lúc người ta vẫn phụ rẫy mình. Có phải vì con biết rằng muôn đời mẹ vẫn yêu con nên không cần nói lời yêu thương để ràng buộc thắt chặt tình thân yêu chăng. Đó là lỗi lầm to lớn nhất của đời con vì không biết nói lời yêu mẹ. Ngày hôm nay, khi viết xong những dòng này, không, không cần phải đợi viết xong nữa, viết bao nhiêu cũng không đủ tạ tội. Chưa kịp đi đến với mẹ bây giờ, thì con sẽ gọi điện ngay, sẽ nói lời:”con yêu mẹ vô cùng”. Tạ ơn Trời Phật vì cho dù đôi mắt đã mờ, tai mẹ cũng còn nghe được những lời nói của con, khi vẫn còn chưa muộn…
Muôn đời vẫn thế, mẹ vẫn là Tiên là Phật, vẫn tha thứ và an ủi xoa dịu cho lòng con.
Nhị Tường
Bông Hồng Cài Áo
Sáng tác: thích Nhất Hạnh
Phổ nhạc: Phạm Thế Mỹ
Trình bày: Hùng Thanh
Một bông Hồng cho em
Một bông Hồng cho anh
Và một bông Hồng cho những ai
Cho những ai đang còn Mẹ
Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn
Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
Như đoá hoa không mặt trời
Như trẻ thơ không nụ cười
ngỡ đời mình không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm
Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền
Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối
Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào
Mẹ, Mẹ là nải chuối buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương dâu
Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời
Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu
Rồi nói, nói với Mẹ rằng: “Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không?”
Biết gì? Biết là, biết là con thương Mẹ không?
Đoá hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Đoá hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Thì xin anh, thì xin em
Hãy cùng tôi vui sướng đi
Khi nghe xong những dòng nhạc này tôi thấy rất cảm động.
thật là tự hào và hạnh phúc cho những bậc làm cha mẹ nào có những người con có hiếu như vây.có như vây mới biết tình mẹ dạt dào ,bao la trong lòng con trí hiếu.cầu mong cho họ có thật nhiều sức khỏe để bước tiếp trên đường đời gian nan này
TÔI RẤT LÀ NGƯỠNG MỘ KHI CÓ MỘT NGƯỜI CON NHƯ VẬY ,CẦU PHÚC CHO TẤT CẢ CÁC BẬC CHA MẸ TRÊN THẾ GIAN NÀY ĐỀU CÓ NHỮNG NGƯỜI CON HIẾU THẢO
Mẹ là số 1 rất tự hào về cha mẹ đã dành cho con những điều tốt đẹp nhất
Hàng nghìn phật tử ở Hà Nội và Thừa Thiên Huế lên chùa cầu nguyện, tưởng nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ.
Mỗi phật tử sẽ chọn một bông hồng cài lên áo, nhằm thể hiện lòng thành kính với các bậc sinh thành.
Bông hồng màu đỏ cho người còn cả cha lẫn mẹ. Bông hồng màu hồng cho người đã mất mẹ hoặc mất cha. Người đã mất cả mẹ lẫn cha được cài một bông hồng màu trắng. Các nhà sư được cài bông hồng màu vàng.
Tại chùa Phước Duyên (phường Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), khi nghe con gái hát bài “Gánh mẹ” nhắc lại những gian truân của người mẹ nuôi con khôn lớn trong lễ Vu Lan, chị Nga đã ôm con khóc
Gánh cha mẹ đi bộ 216 cây số
Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình “Kanwar” – gánh cha và mẹ trên vai, băng qua quãng đường 216 km tới nhà mình ở khu Seelampur, thủ đô Delhi, Ấn Độ.
Ảnh: Hindustan Times.
Người thợ điện này cho biết cha mẹ như là “thần” đối với anh, và anh tình nguyện cống hiến cuộc đời còn lại phục vụ họ.
“Rất nhiều bạn trẻ không hiểu được ý nghĩa của cha mẹ trong cuộc đời. Tôi gánh cha mẹ trên vai để tỏ lòng kính trọng với họ vì họ đã đem tôi đến với thế giới này. Họ là Thần của tôi”, Kumar nói với tờ Hindustan Times.
Ông Lala Ram 95 tuổi và bà vợ 80 tuổi rất cảm kích tấm lòng của con trai vì anh đã giúp họ thực hiện ước nguyện được tắm nước thánh sông Hằng ở Haridwar, bang Uttar Pradesh, sau đó còn cõng họ về nhà ở thủ đô Delhi.
Kumar bị ấn tượng bởi câu chuyện thời thơ ấu do bà nội kể lại. “Nó khiến chúng tôi ngạc nhiên khi nói về kế hoạch sẽ gánh cha mẹ trên vai của mình. Chúng tôi cố gắng khuyên con không nên làm nhiệm vụ khó khăn đó, nhưng nó rất cương quyết và quỳ xuống xin phép”, mẹ anh tâm sự.
Bất chấp trời mưa to, đường sá nham nhở, bị sưng và trợt ở cổ, vai, Kumar vẫn vượt qua quãng đường khoảng 25-30 km mỗi ngày khi gánh cùng lúc cả cha lẫn mẹ trên vai, nặng khoảng 115 kg.
“Họ chỉ ngừng lại để ăn uống – những bữa ăn đã được dân làng ủng hộ và chuẩn bị sẵn”, một người cho biết.
Cứ sau mỗi bữa ăn, cả nhà lại dừng ở bên đường, rửa ráy và tiếp tục hành trình đến Delhi. Mỗi lần dừng lại, Kumar đều quỳ chạm vào chân cha mẹ và nhận lời chúc phúc của họ.
Hàng ngàn người dân đã đến để nhận lời chúc phúc của cha mẹ Kumar khi câu chuyện của họ lan đi nhanh chóng từ làng này đến làng khác.
T. An