“…Nói đến tu hành “y giải khởi hạnh, chấp trì danh hiệu, cầu nguyện vãng sanh”, vô cùng quan trọng. Do vậy, người niệm Phật chẳng thể nói là không cần hiểu, “tôi chỉ cần thật thà niệm Phật là được rồi”. Nói chẳng sai, nhưng vấn đề là đâu? Chưa thể thật thà được! Tự cho mình là thật thà, chẳng được! Đấy chính là thiếu thật thà! Tự cho mình là thật thà sẽ chẳng phải là thật thà. Thế nào là người thật thà? Thật sự thông hiểu đạo lý, chẳng có một vọng niệm nào, đấy mới là “thật thà”. “Ta chỉ cần niệm A Di Đà Phật, ta không cần hiểu” thì kẻ ấy vẫn còn vọng niệm, cho nên chẳng thật thà! Vì thế, thật thà chẳng dễ dàng, không đơn giản như vậy! Thật thà niệm Phật, quyết định thành tựu. Nói đơn giản, không có thị phi nhân ngã là người thật thà, còn có thị phi nhân ngã thì làm sao tính là người thật thà cho được? Coi kẻ có thị phi nhân ngã là thật thà thì ai mới là không thật thà? Ai cũng thật thà hết! Chúng ta hãy suy nghĩ: Chúng ta có đoạn được thị phi nhân ngã hay chưa? Nhất định phải cầu giải, y giải khởi hạnh. Ở đây, chữ Giải này có thể chuyên dùng để nói về bộ Sớ Sao này, kể cả Diễn Nghĩa. Chúng ta phải nghiêm túc nghiên cứu, hiểu rõ nó. Hiểu xong, chiếu theo phương pháp, lý luận này để chấp trì danh hiệu, cầu nguyện vãng sanh. Chấp trì danh hiệu là Hạnh, cầu nguyện vãng sanh là mục đích và thành tựu của chúng ta.
(Diễn) Kỳ độn căn giả, đơn do sự tướng, chuyên trì danh hiệu diệc đắc vãng sanh.
(Diễn: Người độn căn, chỉ do sự tướng chuyên trì danh hiệu cũng được vãng sanh).
Mấy câu này là tất yếu! Lời giảng quá sâu, dung hợp tinh hoa của Thiên Thai, Hiền Thủ lẫn hai tông Tánh và Tướng, làm sao mà chẳng sâu? Thật sự là có mức độ khá sâu. Do vậy, quý vị đọc phần Thông Tự đầu sách, so ra còn sâu hơn phần chú giải ở phía sau. Chúng ta căn tánh chậm chạp, cùn nhụt, ngu si, đọc cũng chẳng hiểu, nghe cũng không hiểu, không có hy vọng gì ư? Có chứ! Vẫn còn có hy vọng. Có cơ hội để đọc, để nghe, đừng bỏ lỡ, chớ nên nghĩ: “Ta là kẻ chậm chạp, cùn nhụt, nghe cũng không hiểu, coi như xong, khỏi cần nghe nữa!” Lầm rồi! Nghe không hiểu vẫn cứ phải nghe, đọc không hiểu cũng phải đọc thì mới là đúng. Nghe nhiều sẽ hiểu, xem nhiều sẽ hiểu, cổ nhân đã nói: “Độc thư thiên biến, kỳ nghĩa tự kiến” (Đọc sách ngàn lượt sẽ tự thấy được ý nghĩa). Thử hỏi quý vị đã đọc một ngàn lượt hay chưa? Không có! Không có thì quý vị cứ từ từ đọc đi. Nhất định đọc nhiều, nghe nhiều, tuyệt đối chẳng bỏ lỡ cơ hội, đó gọi là Bồ Tát. Biện pháp là “chỉ do sự tướng” chuyên trì danh hiệu cũng được vãng sanh, đó gọi là Sự Trì. Chấp trì danh hiệu có Sự, có Lý. Sự Trì là do chưa hiểu Lý, chúng ta cứ niệm một câu A Di Đà Phật, chưa hoàn toàn hiểu rõ Lý, chưa thể thấu triệt, còn chưa thông suốt Lý, nhưng một câu Phật hiệu vẫn có thể chế ngự phiền não. Đạo lý này rất rõ ràng, dễ thấy, nhất định phải hiểu điều này. Khi lục căn tiếp xúc cảnh giới lục trần, trong tâm chúng ta vừa mới khởi tâm động niệm, bèn dùng một câu A Di Đà Phật này khuất phục ý niệm ấy, đè nén nó. Điều này chẳng khó hiểu, người căn tánh trung hạ đều hiểu cả!
Tương ứng với “tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ” như thế nào, điều này khó hiểu. Đừng sợ không hiểu, chỉ trì theo mặt sự tướng, ta niệm niệm đều có thể chế phục tham, sân, si, niệm niệm đều có thể chế phục phân biệt, chấp trước, vọng tưởng, trong mỗi niệm có Tín, Nguyện, Hạnh là được rồi, sẽ có thể vãng sanh, sẽ có thể niệm đến mức “công phu thành phiến”, có thể niệm đến mức Sự nhất tâm bất loạn, chưa niệm đến mức Lý nhất tâm bất loạn thì đã rất khá, rất khó có! Nếu hiểu rõ toàn bộ những lý luận ấy thì một câu A Di Đà Phật sẽ là Lý Trì. Trong Lý có Sự, trong Sự chẳng rõ Lý, trong Lý nhất định có Sự, chẳng thể nào nói “hiểu Lý rồi bèn không niệm Phật”, không có đạo lý ấy! [Nếu nghĩ như vậy] là lầm lẫn quá đỗi, là chấp Lý phế Sự. Kẻ chấp Lý phế Sự nhất định chẳng đạt được gì, cổ nhân gọi kẻ ấy là “nói chuyện ăn, đếm của báu”, chẳng tu hành! Phàm là người hiểu lý, trong mười hai thời, một câu Phật hiệu tuyệt đối chẳng gián đoạn giữa chừng, nhất định còn siêng năng, mạnh mẽ hơn người Sự Trì, nhất định còn sốt sắng hơn, thật sự tu hành. Người ấy thông hiểu giá trị. Hễ kẻ nào hiểu Lý mà chẳng chịu hành nơi mặt Sự thì chưa chắc kẻ ấy đã thật sự nhận biết giá trị, mạo nhận là người hiểu giá trị, là giả vờ, là dối mình, lừa người. Quý vị phải hiểu: Lý Trì quyết định chẳng phế bỏ Sự Trì…”
Trích A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa
Hòa thượng Tịnh Không
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo chánh: Huệ Trang và Đức Phong)
A Di Đà Phật
“…Có người hỏi: Đại sư Liên Trì lúc lâm chung có phó chúc rằng: Phải “Lão thật niệm Phật”.
Vậy Lão thật niệm Phật có phải là chẳng cần học tập, nghiên cứu hay luận nghị phải không?
Ngài Ngộ Khai trả lời: Nói Lão thật nghĩa là thuần chân chẳng vọng, chứ chẳng phải không học tập nghiên cứu là Lão thật. Kinh dạy: “Phật pháp, nếu không có người thuyết, dù có huệ cũng chẳng liễu”. Thế gian gọi người chất phác là người Lão thật. Nếu hoàn toàn không có tri thức thì gọi là kẻ ngốc. Nay nói Lão thật niệm Phật chẳng phải là ngốc niệm Phật. Hãy suy nghĩ kỹ!…”
Nguồn: MỘT TRĂM CÂU HỎI ĐÁP VỀ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
(NIỆM PHẬT BÁCH VẤN)
Sa môn Ngộ Khai
Tì-kheo Thích Nguyên Chơn dịch
A Di Đà Phật
Người trên thế gian đều ở trong cảnh sống mê chết mộng, không có lúc nào tỉnh ngộ để tìm ra lối thoát khỏi luân hồi. Từ thời vô thuỷ đến nay, chúng sanh bị vô minh đưa đẩy, đi trong sáu nẻo luân hồi, sống rồi chết, chết rồi sống, quẩn quanh lên xuống không có hạn kỳ.
Cuộc đời như một vở tuồng. Trong tuồng, khi thì đóng vai vua, vui thú với vinh hoa, phú quý; khi thì đóng vai ăn mày, chịu đủ thứ khổ nạn. Khi Làm hoàng đế thì không biết cái lúc khổ làm thân ăn mày; làm ăn mày không biết cái vui khi làm vua. Những cảnh bi hoan ly hợp thoáng qua như trong nháy mắt, chẳng khác gì một giấc mơ xuân.
Nghiệp chướng của mình, tăng nhiều hay ít? Không hay biết. Ðức hạnh của mình gieo trồng được bao nhiêu? Không hay biết. Không hay biết tức là vô minh, vô minh là gốc rễ của sanh tử. Nếu không vô minh thì đâu có còn bị khổ trong cảnh luân hồi. Mục đích của chúng ta tu đạo là phá vô minh, chuyển thức thành trí, chuyển thức a- lại-da thành trí Ðại Viên Kính.
Người có vô minh của người, thú vật có vô minh của thú vật, cho đến quỷ đói, chúng sanh địa ngục, mỗi loài đều có vô minh riêng. Trong chỗ vô minh, các chúng sanh tìm lối ra (ra khỏi tam giới), nhưng càng tìm càng hồ đồ, tìm không ra lối, vẫn chịu khổ sở trong luân hồi. Tại sao? Bởi vì vọng tâm tác quái, và không biết dùng chân tâm (trí huệ) đến kiếm lối ra.
Vô minh tức không có trí huệ. Người không có trí huệ thì bất luận làm việc gì cũng làm trong sự điên đảo, lấy trái cho là phải và ngược lại. Biết rõ điều sai quấy mà vẫn làm, ấy chỉ vì vô minh che lấp khiến ta phải lầm đường. “ Chọn đường gai góc mà đi,’’ thì vĩnh viễn không kiếm ra đường chánh.
Kẻ học Phật pháp, cần phải phá vô minh này, cho pháp tánh hiển lộ. Bởi có vô minh, nên vui vẻ mà làm chuyện hồ đồ. Có các loại tà tri tà kiến này nên tâm tự tư, ích kỷ mới nổi lên tác quái, mất hết cả sự công bằng và vô tư. Từ đó, mỗi kiếp sanh ra là mỗi lần đi xuống, cho đến tận cùng là kiếp súc sanh, hoặc làm thân con kiến, hoặc làm thân con muỗi, lúc đó chỉ còn chút xíu tri giác mà thôi, Vậy mà vẫn tham, tham không biết chán, vẫn hành động trong hồ đồ. Quý vị coi! Các loại động vật đều có tánh cả. Các chúng sanh vốn sẵn có Phật tánh, nhưng không hoàn toàn, ấy bởi lý do “tánh hóa linh tàn,’’ cho nên chúng ngu si, thường xuyên sống trong vô minh.
Con người tuy gọi là vạn vật chi linh, có trí huệ, nhưng lại tạo ra nghiệp ác, cũng vì lý do vô minh che khuất trí huệ, nên mới lấy vọng tâm làm hành động. Có câu kệ tụng nói về tác dụng của cái “tâm’’ ( ¤ß ), nay tôi lược giải ra như sau:
Tam điểm như tinh bố
Loan câu tự nguyệt nha
Phi mao tòng thử khởi
Tác Phật dã do tha
Dịch nghĩa:
Ba chấm như sao bầy
Móc cong như trăng mới
Mang lông từ đây ra
Thành Phật cũng từ đấy.
Tam điểm như tinh bố: Trên đầu của chữ “tâm’’ là ba chấm, giống như mấy ngôi sao ở trên trời bầy thành một hàng.
Loan câu tự nguyệt nha: Ở dưới chữ “tâm’’ là một cái móc cong, giống như vầng trăng mới vào các ngày mồng ba hay mồng bốn âm lịch, nằm cong cong trên bầu trời.
Phi mao tòng thử khởi: Phi mao, đái giác, là mang lông đội sừng, chỉ các loài súc sanh. Tất cả đều do ảnh hưởng tâm lý mà tạo thành. Làm thân chó, thì có quả báo của loài chó, làm thân mèo có quả báo của mèo, cho đến thân ngựa, trâu, dê, rồi gà, vịt, ngỗng cũng như vậy.
Tác Phật dã do tha: Thành Phật làm Tổ sư, cũng do tâm mà nên, cho nên nói “nhất thiết do tâm tạo.’’ Chịu khổ ở địa ngục, hưởng phước ở thiên đàng, tất cả đều từ cái niệm trong tâm mà tạo ra cả
Nếu khởi lên một niệm thiện, thần cát tường sẽ hộ trì ta. Khởi lên niệm ác tức thì hung thần ác quỷ cũng sẽ bám sát ta. Người xưa nói: “Một lần lỡ bước hận thiên thu,’’ cũng như nói: “Một niệm sai là thiên cổ hận,’’ Thiện hay ác chỉ cách nhau một niệm. Nghĩ thiện thì đi lên, nghĩ ác sẽ đi xuống. Tâm người như hạt bụi, bay lơ lửng trong không, bỗng chốc lên thiên đường, bỗng chốc xuống địa ngục, bỗng chốc là thú vật, bỗng chốc là quỷ đói, chẳng bao giờ ngưng tạo nghiệp rồi chịu quả, chịu quả rồi tạo nghiệp, cứ vậy mà tuần hoàn luân chuyển.
Tới khi nào thì hiểu được “biển khổ vô bờ, quay đầu là bến’’? Biết được biển nghiệp là mênh mông, không bờ không bến, mau quay đầu lại thì đến được bến bờ. Học Phật pháp là học điều này, ngoài ra chẳng có điều gi huyền diệu cả. Nói giản dị hơn, phá bỏ các tập khí, phá bỏ tâm tự tư, tự lợi, sống không tranh, không tham, không cầu, tức là nắm được yếu nghĩa của Phật pháp.
Ngày ngày nghe pháp, phải hiểu yếu nghĩa của pháp. Ðâu là chỗ khẩn yếu nhất của pháp? Chính là các điểm không tranh, không tham, không cầu, không tự tư, không tự lợi, không nói dối. Sáu tiêu chuẩn này chính là mực thước dẫn dắt chúng ta hàng ngày trong mọi hành động. Nếu có gì không đúng với tiêu chuẩn chúng ta biết ngay để sửa đổi. Sửa làm sao để không còn sai nữa thì toàn là công đức, lúc đó mới đúng là tín đồ Phật giáo. Ðây cũng là sáu tôn chỉ của Vạn Phật Thánh Thành, hy vọng mọi người chúng ta đều tuân theo, mọi người đều giác ngộ, mọi người đều thành Phật.
Nhất Niệm Vô Minh Tức Ðọa Luân Hồi – HT Tuyên Hóa
……………………………………………………………………………………
ĐVCT: Mong Đạo hữu hoan hỉ lưu ý một điểm nhỏ: Nếu bạn trích dẫn lời khai thị của HT Tuyên Hoá, bạn nên để trong ngoặc kép để các Liên hữu khác biết đâu là lời trích, đâu là lời bạn muốn chia sẻ.
Cảm ơn Đạo hữu!
Do toàn bộ nội dung là lời khai thị của Hoà thượng Tuyên Hoá nên PB không có để trong ngoặc kép ( không có sự pha trộn giữa ý phàm và ý Thánh). Phúc Bình cũng trình bày tương tự cánh làm của ĐVCT thôi mà, tuy nhiên từ giờ PB cũng sẽ rút kinh nghiệm.
Nếu nói thật thà niệm Phật là sai thì con dùng từ thành tâm niệm Phật có đúng không ạ, con rất tin Phật nhưng chưa bỏ được phân biệt chấp trước, ước gì thời gian trôi thật nhanh để con nhanh được thành bà lão già nua nhăn nheo, lúc đó niệm Phật chắc tâm con thanh thản hơn bây giờ và thời gian được giải thoát nhanh hơn bây giờ
A Di Đà Phật. Có vài dòng tâm sự với đạo hữu Hướng Về Tây Phương thật ra nói thật thà niệm Phật là sai thì không phải vậy mà nói thành tâm niệm Phật thì chưa phải đúng. Đạo hữu cứ nghĩ như thế này: nhớ Phật, nghĩ Phật và niệm Phật niệm niệm không dứt không xen tạp nó khởi lên thì mình kéo nó về đến một lúc nào đó đạt đến gọi là không niệm cũng có tiếng niệm nó tràn từ trong a lại da ra hay cái gọi là công phu bước đầu của nhứt tâm bất loạn. Ví như mình đạt tới đó nhưng nếu còn vọng tâm cho là đã nhất tâm bất loạn thì cũng chẳng khác gì nói thật thà niệm Phật là thiếu thật thà vậy. Còn việc phân biệt chấp trước ai cũng có quan trọng mình biết mình đang chấp thì mình sẽ sửa, kéo nó về với tánh Phật. Ngay bây giờ hãy chuyên tâm niệm Phật đừng đợi đến lúc già hãy quán tưởng mai chết rồi mà hôm nay mình còn tham còn chấp trước tâm còn vọng không nhớ niệm Phật, thì mình không được vãng sanh lúc đó sẽ tinh tấn niệm Phật thôi. Cơm áo gạo tiền danh vọng nó luôn đeo bám duyên chưa đến muốn dứt bỏ hết thật khó. Vài dòng tâm sự mong được nhận được sự khai ngộ của các đạo hữu để mình có thêm kiến thức trên con đường Phật quả. Chúc toàn thể quý Phật tử và toàn thể chúng sanh pháp giới chóng vãng sanh về Cực Lạc. A Di Đà Phật
A Di Đả Phật bạn hữu Tây Phương!
Chúng ta không có phân biệt chấp trước thì đâu còn gọi là chánh sanh nghiệp chướng. Phát Bồ đề tâm ăn chay niệm Phật theo khả năng của bản thân là được rồi chứ đừng nghĩ phải tu hành được trình độ thượng căn lão thật niệm Phật. Các vị tổ khuyên phải lão thật niệm Phật là nói đến trạng thái đắc đạo của các ngài. Không thể bỏ tán loạn niệm Phật mới đạt được nhất tâm bất loạn. Con người tập làm cái gì lâu ngày cũng sẽ good thôi. Ăn thua ở chổ kiên trì nhẫn nại tự liệu sức mình mà tu hành.
Nên hiểu các vị tổ như thế nầy, lão thật niệm Phật không phải nói tuổi tác già hoặc trẻ. Ý nghĩa chính xác là nói đến sự kinh nghiệm đạt được định lực (nội công) qua thời gian dụng công niệm Phật. Khi niệm Phật đạt được nội công thâm hậu thì lúc đó hành giả trí tuệ sáng suốt nhìn tất cả thứ gì trên cuộc đời không quan trọng bằng câu A Di Đà Phật nữa. Trạng thái lúc đó gọi là lão thật niệm Phật không còn chấp mọi cảnh trần duyên an nhiên tự tại thoãi mái. Danh từ ngôn ngữ thế gian vứt bỏ qua lề đường.
(KINH NIỆM PHẬT BA LA MẬT) — “Đến đây người niệm Phật tự nhiên đi vào chỗ vắng lặng, sáng suốt, an lạc cảm ứng với nguyện lực của đức A-Di-Đà……. Nếu người nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm-thể thanh tịnh mà người ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ-phần Pháp-thân, âm thầm ứng hợp với BI TRÍ TRANG NGHIÊM của Phật.”
Đa số chúng ta cư sĩ tại gia phước thiểu nghiệp nặng phiền não ào ào như sóng biển dồn dập hằng ngày làm sao có cơ hội tu luyện để đạt được lão thật niệm Phật. Thôi thì cố gắng mỗi ngày 2 thời khoá nghi thức tụng niệm (không được mất) và nhớ niệm Phật càng nhiều càng tốt khi đi đứng nằm ngồi. Không được thượng phẩm thượng sanh thì trung hạ gì cũng quá vui rồi. Miễn sao được cái quốc tịch ở Tây Phương Cực Lạc kiếp sau vứt bỏ quốc tịch Ta Bà là ok.
Nam Mô An Dưỡng Giới Di Đa Hải Hội tiếp dẫn Quang Như Lai.
Cảm ơn Tâm Tịnh Độ và Huệ Tịnh. Từ ngày tu mình không theo thời khoá nào hết mình chỉ niệm Phật trong tâm theo kiểu đi đứng nằm ngồi thôi đi ngủ mình cũng niệm đến khi nào ngủ say thì thôi , vì mình chẳng có thời gian, hết ngày mình lại hồi hướng công đức cho gia đình, đất nước và chúng sinh mình cũng hồi hướng trong tâm như thế có đúng không?
A Di Đả Phật bạn hữu Tây Phương.
HT rất tán thán cái hạnh đi đứng nằm ngồi niệm Phật của bạn tuy trong lúc không có thời gian. Thật ra hình thức bề ngoài tu tập không có đúng hay sai. Nếu tu tập theo hoàn cảnh duyên cho phép của bạn đem lại lới ích thân tâm an lạc cho bản thân nói riêng và mười phương pháp giới hữu tình vô tình nói chung thì tu như thế rất đúng. Ăn thua cái sự phát tâm bồ đề tín nguyện cho mình cùng tất cả chúng sanh đồng sanh Cực Lạc quốc kiên cố không lai chuyển rồi đem công đức tin tấn niệm Phật hồi huớng khắp mười phương tận hư không thì chắc chắn sẽ cảm ứng với chư Phật. Thành tâm niệm Phật trì chú tụng kinh ra sao thì chỉ có mình tự biết tự trả lời. Cố gắng tin tấn dũng mãnh giữ tâm từ bi hỷ xả mà niệm Phật sinh sống hằng ngày với mọi người và súc sanh thì hoa sen không bị héo ở cõi Cực Lạc. Niệm Phật công đức càng nhiều thì hoa sen càng tỏa sáng lớn ra bên đó. Đến khi mình hết duyên kiếp thân người thì Đức Phật Di Đà cùng Tây Phương Thánh chúng đến an ủi thân tâm không điên đảo tiếp dẫn mình sanh về Cực Lạc.
Thật ra Phật pháp rất cao siêu vi diệu người học hiểu nhiều nói nghe rất hay nhưng khi thật hành càng đơn giản không chấp hình thức càng thấy đạo. Phật tử như chúng khi ta nghe nói đến tu thiền tu nầy tu nọ để đạt đến cảnh giới thiền định cao siêu thì lại khởi tâm ham muốn. Mình còn tại gia thích tu pháp môn gì cũng vậy người nào trong tâm giải phóng được 2 cái nầy thì lâm chung niệm Phật vãng sanh CL liền.
Thứ nhất: tiền tài vật chất tài sản ai đang sống mà đừng nắm chặt cố chấp thì khi chết người đó đi rất nhẹ nhàng. Tập luyện buông xả trong tâm càng nhiều càng tốt khi nhắm mắt phủi tay an lạc không luyến tiếc.
Thứ hai: gia đình vợ chồng con cái cha mẹ ông bà anh em cũng thế. Khi còn duyên thì sống chung khi hết phải chia tay không nên luyến ái. Ai giải quyết được tâm lý nầy thì khi ra đi không buồn phiền luyến ái thì niệm Phật tức vãng sanh. Nếu Phật tử nào tu pháp tịnh độ giải phóng chuẩn bị tinh thần được 2 đều đó thì 10 người niệm Phật nguyện vãng sanh 10 người được thành tựu như ý.
Nói về 2 thời khoá hằng ngày thì đó là để nhắc nhở HT nói riêng phải luôn luôn tin và phát nguyện vãng sanh TPCL. Sáng trước khi đi làm HT nhích ra một chút thời gian trì chú Đại Bi và chú Vãng Sanh rồi niệm Phật Di Đà trước bàn thờ xong hồi hướng công đức. Tối trước khi đi ngủ cũng thật hành nghi thức như sáng nhưng cộng thêm tụng kinh Di Đà. 2 thời khoá nầy đối với HT nếu hằng ngày thiếu sót thì không được cho dù có bệnh tật đau đớn cũng phải thật hành cho xong. HT cảm thấy nghi thức 2 thời là nền tảng căn bản để không thối Bồ đề tâm của mình. HT đi đứng nằm ngồi niệm Phật được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Nếu hằng ngày niệm Phật lái xe đi làm mà có gì xảy ra hay nghiệp báo oan gia đến đòi nợ thì HT đã có nguyện vãng sanh CL thì yên tâm có Phật Di Đà và Quan Âm Bồ Tát thiên thần hộ pháp sẽ lo lắng giải quyết tất cả các công việc cho mình. Quan trọng người niệm Phật phải nhớ ăn chay. Ăn chay trường là tốt nhất để phát triển tâm từ bi hỷ xả để đối trị tâm sân, tâm sát hại, bất mãn, không hài lòng và giảm đi cái nghiệp sát sanh của mình. Luôn nhớ hồi hướng công đức cho cho oan gia trái chủ nguyện nhờ công đức để cho họ vãng sanh về thế giới Tây phương Cực Lạc.
Thôi thì HT kính chúc cho HV Tây Phương bồ đề tâm kiên cố tin tấn niệm Phật bất thối chuyển được mười phương chư Phật thầm gia hộ đồng hướng về Tây Phương mà nguyện sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
Phật có nói: Tu 100 năm trên cõi Cực Lạc không bằng tu một ngày ở cõi Ta Bà này. Từ đó nghĩ rộng ra: Tu 100 năm ở Chùa không bằng tu 1 ngày ở nhà. Điều này hợp với câu: Nhất gia, nhì chợ, thứ ba nhà chùa. Quý vị Đạo hữu thấy thế nào?
A Di Đả Phật bạn hữu Thiện Ân.
Thiện Ân: Phật có nói: Tu 100 năm trên cõi Cực Lạc không bằng tu một ngày ở cõi Ta Bà này. Từ đó nghĩ rộng ra: Tu 100 năm ở Chùa không bằng tu 1 ngày ở nhà. Điều này hợp với câu: Nhất gia, nhì chợ, thứ ba nhà chùa. Quý vị Đạo hữu thấy thế nào?
Huệ Tịnh: Câu đó khi mới nghe thì thấy đúng nhưng suy nghĩ kỹ xa hơn tí thì cũng tùy loại người căn cơ nào. Nếu nói cho hàng Bồ tát thượng căn đạo lực thâm hậu thì đúng. Còn nói đến hàng hạ căn nghiệp chướng nặng nề như HT thì không phù hợp. Vì sao? Vì HT tu 1 ngày ở tại gia cõi Ta Bà nhưng lại thối đạo tâm tạo tội 100 ngày thì biết khi nào mới dứt sạch nghiệp chướng. Đạo lực của chúng ta còn non kém quá cùng sống xung quanh cảnh người ngã chấp tà kiến phiền não nghiệp ác đa phần bị chiêu cảm chung nhau quên tu tạo nghiệp kết oán bất tận. Tu hành muốn đắc đạo tiến lên rất khó từ khi người nào có thiện căn tu hành công đức nhiều kiếp trước.
Cho nên việc thoát ly sanh tử luần hồi nguyện đăng ký về trường đại học thành Phật “Tây Phương Cực Lạc” để tu học rèn luyện đạo lực rất quan trọng cho đa số chúng ta. Khi có bằng cấp bất thối Bồ Tát và nương theo oai thần lực của Phật A Di Đà thì lúc đó mình tự tại đi khắp cõi mười phương thật hành 10 Đại nguyện Phổ Hiền mới nhanh thành tựu đạo hạnh viên mãn. Đừng có khởi vọng tưởng suy nghĩ mình có khả năng ở cõi Ta Bà vừa tu vừa độ chúng sanh. Ta bà ngũ trược ác thế để cho các vị đại Bồ tát chư Phật lo chuyện độ sanh. Mình chỉ cầm cừ đứng nước biển sanh tử luân hồi đừng để bị chìm xuống là hay lắm rồi. Cố gắng sao cho tới khi nào thuyền tiếp dẫn của TPCL tới đón chúng ta là hết ác mộng.
Có câu “Tu hành là bơi ngược vòng nghiệp biển sanh tử luân hồi.” Ai có đủ nghị lực để bơi qua?
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật – Tịnh Thái xin phép chia sẻ phần giải thích của đoạn Kinh văn này từ cuốn Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ của CS. Hoàng Niệm Tổ:
Kinh Văn:
“…Các ông hãy rộng trồng cội đức, chớ phạm cấm giới, nhẫn nhục tinh tấn, từ tâm chuyên nhất, thanh tịnh trai giới trong một ngày đêm ở cõi Ta Bà còn hơn làm lành suốt một trăm năm cõi Vô Lượng Thọ. Vì cớ sao vậy? Cõi nước Phật kia chứa đầy đức thiện, chẳng có chút ác. Ở Ta Bà này tu thiện trong mười ngày đêm còn thù thắng hơn làm lành ngàn năm ở cõi Phật khác. Vì cớ sao vậy? Các cõi Phật khác, phước đức tự nhiên, không chỗ tạo ác. Chỉ thế gian này, thiện ít ác nhiều, uống khổ ăn độc chưa từng ngừng nghỉ…”
Giải: “…Trong tác phẩm Vô Lượng Thọ Kinh Sao, ngài Vọng Tây viết:
‘Hỏi: Nếu tu hành tại uế độ là thù thắng thì cứ tu trong cõi này, sao lại nguyện sanh Tịnh Ðộ?
Ðáp: Như sách Yếu Tập viết: “Kinh này chỉ nói về sự tu hành khó hay dễ, chứ chẳng giảng về thiện căn là thù thắng hay hèn kém. Ví như kẻ nghèo hèn thí được một tiền tuy đáng khen là hay, nhưng chẳng bao biện được các việc. Kẻ phú quý bỏ ra ngàn vàng tuy chẳng đáng gọi là hay, nhưng lại có thể hoàn tất muôn sự. Việc tu hành trong hai cõi cũng giống như thế”. Nếu muốn mau chóng hoàn thành các việc thành Phật, lợi sanh thì phải chuyên cầu Tịnh Ðộ, lẽ nào lưu luyến uế độ, chẳng thành tựu nổi Phật đạo’. Lại nữa, theo ngài Cảnh Hưng, ở cõi này tu trong một ngày đêm hơn hẳn làm lành cả trăm năm nơi Tây phương là vì ‘ở đây tu khó thành’. Ý nói: Trong cõi này, tấn tu rất khó; do khó làm nổi nên coi là quý. Còn như ở cõi kia thì chóng đắc Vô Thượng Bồ Ðề do ‘trong cõi kia, không lúc nào chẳng tu; còn cõi này lúc tu thiện lại ít nên nói như vậy chẳng mâu thuẫn nhau’. Xét ra, thuyết của ngài Cảnh Hưng càng thù thắng hơn nữa…”
Hi vọng sẽ giúp ích cho các huynh đệ đồng tu được một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
ở cõi tán địa nầy, thì con người ai không tán loan, niệm phật một câu thì câu sao phiền não nỗi lên rồi, lão that niệm phật làm sao được, tổ pháp nhiên nói cứ niệm phật, chuyện vãnh sanh Phật A di đà lo mình đừng lo, cứ niệm phật đi, tán hay không kệ nó đừng có tín toán.