Mùa thu năm 2003, một ngày trời trong đẹp, gió thổi hiu hiu. Tôi và người bạn già đi đến chùa Bàn Long nổi danh ở huyện Nguyên Thị, tỉnh Hà Bắc. Thắp hương lễ Phật xong, chúng tôi đi dạo nhìn ngắm cảnh trong chùa. Lúc này có một sư nữ mặt tươi tắn, mỉm cười đón tiếp chúng tôi, trông cô rất hòa nhã, thân thiện. Bạn già tôi bước lên trước chào hỏi:
– Thưa Sư phụ, chúng tôi là cư sĩ ở xa đến thăm chùa, có thể thể trò chuyện cùng sư được không ạ?
Cô vội đáp: – A Di Đà Phật. Dạ được ạ!
Tôi lên tiếng: – Thưa cô, trông cô còn rất trẻ, vì sao lại muốn xuất gia?
Thế là vị sư nữ đem câu chuyện có thật đáng sợ do đích thân cô chứng kiến, kể cho chúng tôi nghe.
“Tôi sinh ra trong một gia đình cán bộ quyền thế tại thành phố X thuộc miền đông bắc, cảnh nhà sinh hoạt rất sung túc, dư dật. Từ nhỏ, tôi chỉ cắp sách đi học cho đến tốt nghiệp Đại Học Tài Chính. Tốt nghiệp rồi thì làm ở cơ quan hơn mười năm, sau này chuyển qua công tác tại ngân hàng. Chồng tôi thì làm việc trong cơ quan chính phủ, con trai đang học Cao trung.
Tôi luôn cảm thấy đời sống mình rất hạnh phúc. Tôi có cha mẹ thân thuộc yêu thương, gia đình êm ấm, trong nhà không có gì phải sầu lo. Mọi việc đều hết sức thuận lợi. Nhưng ba năm trước, tôi gặp một đại biến cố, khiến cuộc đời tôi thay đổi lớn, rẽ sang một hướng khác.
Ba năm trước, tôi làm việc ở ngân hàng đồng thời kiêm luôn chức “Nhân viên tài vụ công ty địa ốc”.
Ngài Tổng giám đốc Công ty Địa ốc 46 tuổi, niên phú lực cường. Quá khứ ông làm ở Công ty lương thực, sau chuyển qua kinh doanh địa ốc. Ông giàu vô kể, sở hữu ức vạn tài sản, làm ăn bề thế, rất có thực lực.
Năm đó ông chơi cổ phiếu bị thua đậm. Hôm đó chỉ trong vòng mười lăm phút mà phải đền hơn 470 vạn. Ông bị đả kích quá lớn nên xuất huyết não mà chết.
Sau khi ông chết rồi, thần thức cứ một bề đeo theo tôi. Lúc sống ông cao 1m84, vậy mà giờ nhìn thấy ông xuất hiện chỉ cao khoảng 1m (Trong kinh Phật nói, người chết rồi mang thân trung ấm giống hình hài lúc còn sống nhưng chỉ cao bằng đứa con nít cỡ 8-9 tuổi. Điều này ứng hợp với những gì cô đã trông thấy). Sắc da ông như màu đất, hình mạo giống hệt lúc sống. Vừa nhìn là biết ngay ông Tổng, khi đó bất kể tôi đi đâu, ông đều theo đến đó. Tôi không thể nhắm mắt, vì hễ vừa nhắm thì nhức đầu không chịu nổi, mà dù nhắm mắt vẫn thấy ông.
Người nhà cho là tôi bất bình thường, nên mới cử người theo canh chừng tôi suốt ngày. Mà tình huống tôi nhìn thấy, bọn họ không ai thấy. Nên dù tôi có nói, có diễn tả cảnh mình thấy cũng chẳng ai tin. Tôi muốn trốn ông Tổng cũng trốn không xong. Tôi đáp phi cơ đến Bắc Kinh hay đi Thanh Đảo thì ông cũng đeo theo. Cảnh tượng này hành hạ tôi suốt 100 ngày.
Đáng sợ hơn nữa là, từ sau khi ông chết đi, cứ 7 ngày là tròn một tuần. Mỗi khi qua một thất, trước mắt tôi lần lượt hiện từng cảnh giới nơi địa ngục, chỗ mà ông bị thọ khổ, thấy ông bị hành phạt thê thảm, đáng sợ.
Tuần thất đầu tiên, tôi nhìn thấy mấy vị ngục tốt đến kéo lôi hai tay ông nhét vào lò thiêu nướng. Chỉ nghe tiếng ông kêu la thảm thiết, khi tay ông được rút ra rồi, nó cong vẹo đỏ bỏng như sắt nung lửa vậy, người cũng co rúm quắt queo.
Đến tuần thứ 2, hiện trước mắt tôi là địa ngục thiêu chân. Tuần thất thứ 3, tôi thấy ông chân trần leo lên núi đao, máu tuôn dầm dề. Tiếp theo tuần thứ 5, 6, 7 lại thấy ông bị phanh thây, mổ bụng, móc mắt, cưa chân..v.v..thật là thê thảm và kinh khủng đến mức không dám nhìn. Tôi cũng nghe ông lớn tiếng kêu rên, van xin tôi cứu ông với. Nhưng lúc này tôi chưa biết gì Phật pháp, đâu biết làm thế nào để cứu ông.
Trong suốt 100 ngày, cuối cùng thắng cảnh hiện, tôi bỗng thấy Bồ-tát Quán Thế Âm đứng trên đóa sen màu hồng, mặc y phục trắng, tướng mạo trang nghiêm thù thắng không gì sánh. Tôi ngắm nhìn thần thái thanh tịnh của Bồ-tát Quán Thế Âm, choáng ngợp vì ánh sáng rực rỡ trước mắt, thân tâm lập tức cảm thấy thanh lương, tinh thần sảng khoái vạn bội.
Chỉ nghe Bồ-tát Quán Thế âm tha thiết bảo:
– Con phải niệm Phật nhé!
Rồi Ngài phe phẩy tay áo, trong chớp mắt đã biến mất.
Tôi vội kêu lên, lay tỉnh người bạn cùng phòng, kể cho cô nghe về cảnh mình thấy Quán Thế Âm Bồ-tát. Thế là chúng tôi cùng đi mua hương, lư và tượng Quán Thế âm.
Lúc tôi thắp cây hương đầu tiên, thì nhìn Bồ-tát trong chớp mắt hợp thành nhất thể với tượng Ngài, rồi nghe Ngài dạy:
– Hãy đến Bảo Hoa Tự đi!
Bảo Hoa Tự ở Liêu Ninh, tỉnh Đại Liên. Tôi và cô bạn liền đến Bảo Hoa Tự. Dường như sư trong chùa biết trước chúng tôi sẽ đến, vì vừa gặp tôi, sư liền bảo:
– Ta đợi con lâu lắm rồi!
Sư còn nói:
– Con cần phải xuất gia!
Đến ngày 19 tháng 6, sư làm lễ cầu siêu cho ông Tổng. Khi đó, tôi cảm thấy đại địa chấn động, thấy ông Tổng từ trong địa ngục được cứu thoát. Còn thấy từ trong địa ngục đưa ra vô số cánh tay, giống như kêu cứu vậy. Siêu độ xong, sư bảo tôi:
– Ông Tổng đã được cứu khỏi địa ngục, đầu thai vào cõi súc sinh rồi.
Một năm sau, cũng nhằm ngày 19 tháng 6, tôi đang đi trên đường lân cận thì tình cờ gặp một con lừa. Vừa nhìn thấy tôi nó không chịu đi, kêu thì nó chảy nước mắt, tôi không hiểu vì sao lại có chuyện này. Về đến chùa thỉnh giáo sư phụ, Ngài nói:
– Con lừa này chính là tổng giám đốc của các con đó.
Thế là thân thích, bằng hữu vội đi khắp nơi tìm con lừa, nhưng không tìm được.
Lại một năm trôi qua, hôm đó là ngày 28 tháng 4, con lừa bị sút dây trói chạy đến cổng chùa, mặc cho người lôi kéo hay đánh đuổi, nó đều không chịu đi.
Lúc đó, sư trụ trì đang tọa thiền, nhưng Ngài vẫn bảo tôi:
– Bên ngoài có con lừa tìm cô đó!
Tôi vội chạy ra ngoài cổng, con lừa vừa nhìn thấy tôi vội vàng chạy đến, kêu lên và chảy nước mắt.
Tôi bảo nó:
– Ngươi là Tổng giám đốc X. phải không? Nếu phải thì gật đầu nha.
Nó nghe và hiểu lời tôi nói, liền gật gật đầu. Sau đó tôi bảo:
– Ta quy y cho ngươi, hãy lắng nghe nhé.
Tôi liền làm theo cách thức sư phụ dạy, quy y Tam bảo cho con lừa. Làm lễ xong tôi nói:
– Bây giờ hãy dẫn ta đến nhà chủ của mi!
Lừa gật đầu. Nó đi trước, tôi theo sau, nhìn nó đi trên đường giống hệt ông Tổng lúc còn sống vậy.
Về đến nơi, con lừa nó nhìn tôi rồi nhìn ông chủ ngầm ý như bảo tôi đây là chủ nó.
Tôi hỏi ông ta con lừa sinh lúc nào? Khi ông nói đến ngày, tháng, năm…tính ra đúng hợp với thời gian siêu độ ông tổng. Ngay đó tôi tin chắc đây là ông Tổng từ địa ngục thoát ra sinh vào loài súc trong nhân gian.
Sau đó, người nhà ông Tổng đến chuộc con lừa, đem nó vào chùa phóng sinh.
Sự việc này đã làm chấn động tâm tư rất nhiều người. Nguyên là công ty thiếu ngân hàng số tiền cực lớn (khoảng bảy ngàn vạn), nhưng ông Tổng lúc còn sống đã có ý không muốn trả. Cho nên từ khi xảy ra sự việc “kinh thiên động địa” này làm cho tất cả những người ở Công ty được tận mắt chứng kiến cả rồi thì ông Phó tổng giám đốc liền tự động hướng ngân hàng đền trả toàn bộ số nợ. Thanh toán xong rồi, công ty này vẫn còn tiền dư.
Thân nhân, bằng hữu và các đồng nghiệp của tôi sau sự cố đó đa số đều quy y Phật môn. Do tôi đích thân trải qua sự kiện này, vô cùng tin sâu lục đạo luân hồi là có thật không dối, thầm hiểu Luật Nhân Quả báo ứng không sai mảy may.
Vì sao ông Tổng đọa địa ngục, nếm đủ hình phạt khổ đau? Tất nhiên là do những nhân gieo không lành, nhưng đó là chuyện riêng của bản thân ông, tôi không muốn khơi lên làm gì nữa. Điều quan trọng là chuyện của ông đã khiến cho nhiều người thức tỉnh, cảnh giác, biết tự chấn chỉnh và tu sửa thân tâm cẩn mật hơn.
Cho dù hiện tại quý vị giàu sang, sở hữu ức vạn tài sản đi chăng nữa thì một khi chết đi rồi chẳng mang theo được một xu! Đúng như cổ nhân thường dạy: “Vạn thứ chẳng mang theo được, chỉ có nghiệp đeo theo mình!”…
Tôi từ nhỏ vốn sinh trong gia đình giàu sang, lại là gia đình có địa vị quyền thế. Tính ra số loài vật từ bay trên trời, đi dưới đất, bơi trong nước….không con gì mà tôi chưa ăn qua. Nghiệp ác đã tạo cố nhiên rất sâu nặng. Tôi thầm nghĩ: “Tương lai nếu như tôi và cha mẹ, thân quyến…bị đọa địa ngục, thì ai sẽ cứu chúng tôi ra đây? Thế là tôi hạ quyết tâm, phải xuất gia tu hành, nguyện tu cho đến khi chứng đạo vô thượng”….
Cô kể xong câu chuyện, vẫn còn rất cảm xúc, bùi ngùi thở dài.
Chúng tôi bị câu chuyên cô làm chấn động, tâm linh bị đả kích mãnh liệt. Vì những kiến thức đã biết về lục đạo luân hồi, về nhân quả báo ứng trước đây, thảy đều chỉ đọc trong sách nên cảm thấy cách mình rất xa. Nhưng câu chuyện thật do vị sư nữ vừa kể ra đây, lại xảy rất gần trong thế kỷ 21 này. Thời gian, địa điểm, người thật việc thật rõ ràng bày ra trước mắt, sao có thể khiến cho người ta không kinh hồn bạt vía được chứ?
Trích: Báo ứng hiện đời
Tác giả: Quả Khanh
Dịch giả: Hạnh Đoan
- Lời bình:
Cho nên luật Nhân Quả không bỏ sót một mảy lông, một bụi trần. Mong bạn hãy ghi nhớ kỹ điều này và Tin Sâu Nhân Quả, ngăn ngừa ý nghĩ ác, lời nói ác và việc làm ác thì cuộc sống bạn mới được an vui.
Xin hãy thường niệm A Di Đà Phật.
Diệu Âm Lệ Hiếu
A Di Đà Phật, con xin phát nguyện ăn chay trường, xin hồi hướng công đức cho bố chồng con vừa mới mất hơn 49 ngày. Xin hồi hướng công đức về Tây Phương Cực lạc. Xin cho con được dũng mãnh tu tập tinh tấn.
Xin tán thán công đức tác giả ghi lại và tác giả đã đăng bài viết này, con đọc mà sởn da gà.
A Di Đà Phật!
Con có một số điều cần muốn hỏi các đạo hữu và thiện trí thức như sau:
1. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta đã nhập nít bàn. Vậy Ngài hiện trụ ở cõi nào?
2. Những người đã qua đời thì theo nhân quả thì sẽ tái sanh đầu thai vào một cõi nào đó ứng với nghiệp của mình. Vậy thì đến những ngày giỗ của người đó thì có ý nghĩa gì? Nếu người đó đã đi thọ sanh vào cõi mà nghiệp người đó được hưởng thì cũng giỗ có về được không? Ví dụ người đó đang thọ sanh vào thân súc sanh thì khi đến ngày giố của người đó con cháu làm giỗ cúng thì người đó có về được với con cháu không? và cúng giỗ thì bao nhiêu năm hay đời thì không cần phải cúng giỗ nữa?
3. Khi người chết không phải hỏa thiêu mà chôn thì đến năm bốc mộ ( sang cát hay cải táng) thì thủ tục phải làm những gì? lúc bốc mộ có cần niệm Phật như lúc làm tang không? Lúc này lình hồi người này đã đi thọ sanh nơi khác hay đang trụ tại khu mộ của họ?
Kính mọng quý liên hữu và thiện trí thức hoan hỉ cho con được biết về những nghi vấn trên. A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật,
Xin được phép góp vài ý cho các câu hỏi của bạn:
1/ Đức Phật thị hiện nhập Niết Bàn chứ không phải bỏ…Ta Bà, bỏ chúng sanh. Ta Bà & Niết Bàn là một, không phải là hai. Chỗ này lý rất sâu, chúng ta chỉ có thể tạm hiểu là Ta Bà & Niết Bàn đều từ tâm mà lưu xuất ra, một cái là từ Giác Chánh Tịnh mà có (Niết Bàn), một cái là từ “Mê Tà Nhiễm” mà ra (Ta Bà), cũng là từ 1 tâm mà biến hiện ra hết. Đối với thế giới này, Ngài vẫn luôn quan tâm chăm sóc cho chúng ta trong âm thầm cũng như trực tiếp. Ngài ứng hiện hóa thân ở tất cả các nơi nào mà…đủ duyên với Ngài dưới nhiều thân phận khác nhau, chứ ko nhất định là phải hiện thân Phật ko đâu, gọi là “muốn dùng thân gì để độ thì Ngài liền hiện thân đó để độ”, để làm lợi ích cho chúng sanh vậy, có thể làm một cái cây che bóng mát, một dòng suối ngọt, cho đến làm 1 kẻ bần cùng, khổ sở, rách rưới để chúng ta có cơ hội phát tâm thực hành “Bố Thí” “Cúng Dường” “Buông Xả” “Từ Bi”,v.v…
2. Ngày giỗ của ông bà tổ tiên mang ý nghĩa rất lớn: Đây là dịp để chúng ta nhớ đến cái ân sinh thành dưỡng dục của người xưa, của thế hệ đi trước, những hi sinh & đóng góp của họ cho gia đình, cho dòng tộc. Là thể hiện tinh thần “biết ơn & báo ân”, là “uống nước nhớ nguồn”. Chúng ta làm 1 cái lễ trang nghiêm thanh tịnh với các vật cúng thanh tịnh, dùng đồ chay, ko dùng đồ mặn, mời con cháu dòng họ đến thắp nén nhang cho người mất, nhắc lại những ân đức của họ đối với chúng ta, chúng ta hết lòng làm như vậy thì con cháu chúng nó thấy, sau này chúng nó cũng biết “báo ân, tri ân”, là trên làm thì dưới noi theo. Đó chính là ý nghĩa chính của ngày giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Chớ nên xem thường những ngày này, cũng chớ nên bày tiệc xa hoa, sát sanh hại vật vào những ngày này mà phải bị tổn phước giảm thọ, cho đến tạo thêm nhiều nghiệp vô minh khác.
Đã thọ thân súc sanh thì phải trả cái nghiệp súc sanh chứ ko thể về được với con cháu, gọi là nghiệp ai làm người đó chịu, ko ai thế cho. Tuy nhiên, nếu con cháu hiểu chuyện, vào ngày giỗ mà biết tụng Kinh, niệm Phật, ăn chay, làm thiện mà hồi hướng cho người mất, thì dẫu họ đang thọ thân súc sanh, hay đang chịu khổ trong tam ác đạo thì cũng nương nhờ công đức này mà tội nghiệp tiêu được ít phần, sớm sanh về cõi lành hơn. Giống như trong Kinh Địa Tạng vậy, Quang Mục Nữ cũng vì Mẹ mà phát tâm rộng lớn, quyết tâm tu hành thì bà mẹ liền có thể được “thơm lây” vậy. Gọi là “một người làm quan, cả họ được nhờ”. Đạo lý là như vậy. Huống chi người ấy có thể đời này vãng sanh Cực Lạc thành Phật thành Bồ Tát thì người thân của họ không thể sanh về cõi lành được sao? Chỗ này nhất định chúng ta phải hiểu cho rõ ràng, phải thật tin tưởng.
Việc cúng giỗ nên làm mỗi năm, ko nên gián đoạn. Vì nếu cúng giỗ đúng như lý như pháp thì đó chính là biểu hiện của Hiếu vậy, Hiếu tâm – Hiếu Hạnh chẳng nên bị gián đoạn.
3. Bốc mộ thì cứ theo thông tục mà tiến hành, bạn có thể hỏi cặn kẽ quý Thầy trên Chùa để biết rõ hơn. Quan trọng là mình sắp xếp với chỗ quản lý khu mộ để chọn ngày bốc mộ hợp lý. Chỗ này ko cần phải mê tín, chọn ngày, chỉ cần ngày nào thuận tiện cho mọi người là được. Sau khi chọn ngày thì mình nên đứng trước bàn thờ người đó mà thông báo ngày giờ của việc bốc mộ, vì nếu họ vẫn còn loanh quanh ở đó, xem đó là nhà của mình thì việc mình báo cáo ngày giờ “dời nhà” cho họ biết trước là đúng đắn, là hợp tình, hợp lý. Lúc bốc mộ niệm A Di Đà Phật khoan thai, liên tục là rất tốt, người sống và các chúng sanh có duyên với mình ngay lúc đó đều được lợi ích. Còn việc linh hồn của họ còn ở đó hay ko thì cũng ko quan trọng, vì nếu mình biết vì họ vào ngày đó mà phóng sanh, làm thiện, niệm A Di Đà Phật, đọc Kinh A Di Đà là họ sẽ nhận được một phần công đức, cho dù họ ở bất kỳ cảnh giới nào cũng nhận được. Vì sao vậy? Vì:
Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông ko thể nghĩ bàn…
Hi vọng với vài lời giải thích ở trên có thể giúp cho bạn được một chút.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Phúc tôi cảm ơn huynh Tịnh Thái đã góp ý làm thấu rõ những băn khoăn của đệ bấy lâu.
Ôi!Hay quá! Thầy Tịnh Thái. Bài viết thật rõ ràng,dễ hiểu và cũng dễ thực hiện. Cảm ơn Thầy. A-Di-Đà Phật!
Xin được Thầy giảng thêm một điều nữa: Trong ngày giỗ của bố mẹ, con ước muốn được làm đồ chay dâng cúng, nhưng việc này con chỉ làm được trong ngày giỗ bố mẹ đẻ của mình thôi, còn với bố mẹ chồng, mặc dù con con đã làm một mâm chay để cúng, và tụng kinh. Nhưng sau đó các anh chị em vẫn cứ làm mâm mặn (rất linh đình), mặc dù con khuyên không nên làm vậy, nhưng họ không bằng lòng. Vậy con xin hỏi: nếu dâng đồ mặn như vậy thì có hại gì cho vong linh người đã mất không? Họ có bị chịu thêm quả báo gì không? Và việc mặn muội ấy có hại gì cho người trần không ạ? Xin Thầy giảng giúp cho con hiểu. Con cảm ơn Thầy!
Dạo gần đây con luôn có suy nghĩ trong tâm là muốn quy y tam bảo,cả ước mong xuất gia sau khi tốt nghiệp đh,liệu con có ảo tưởng quá ko?Con có niệm phật hằng ngày,cố gắng tập dần ăn chay,cảm thấy ko thèm thịt nữa.cho con hỏ1 ngày con cần niệm phật thời gian bao lâu?
TRong lá số tử vi của con có ghi là Người có từ tâm, mộ về tôn giáo, tín ngưỡng. Thiện tâm, nhân hậu, hiền lành, đức độ, hay làm việc thiện, hay cứu giúp người, có khiếu đi tu.
hằng ngày con vào duongvecoitinh để đọc những bài về phật pháp,nghe pháp thoại hằng ngày.Con cũng thường xuyên giúp đỡ, bố thí người nghèo khổ khi gặp ngoài đường,có khi ngồi ở nhà cũng có người hỏi cần giúp đỡ cho người ta thức ăn đc k?Trong gd không ai theo đạo phật cả,con sống ở nc ngoài cũng chẳng có ngôi chùa nào cả,biết tới phật pháp cũng tự tìm trên mạng.Con biết con sẽ chẳng thể nào đi xuất gia được khi là chị gái cả trong gđ,em gái cùng mẹ khác cha lại tật nguyền.Mẹ sẽ chẳng đồng ý,
A Di Đà Phật,
Xin chúc mừng bạn đã phát tâm học Phật, bắt đầu ăn chay, muốn Quy Y Tam Bảo. Bạn trước tiên có thể đọc qua bài giảng về Quy Y Tam Bảo:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/09/y-nghia-chan-that-cua-quy-y-tam-bao/
Còn việc xuất gia thì cứ từ tốn, ko cần gấp, đây là việc lớn, cần phải thông suốt rõ ràng ý nghĩa của Xuất Gia, sau lại phải đầy đủ nhân duyên thì mới có thể thành tựu được. Như bạn nói, trách nhiệm của bạn với gia đình là rất lớn nên chắc là chưa đủ duyên để xuất gia, thôi thì trước mắt mình ở tu tại gia cũng tốt.
Sau khi hiểu rõ về Quy Y Tam Bảo thì bạn có thể tùy duyên một lúc nào đó đến Chùa để hỏi thăm quý Thầy về thời biểu làm lễ Quy Y Tam Bảo hằng năm. Còn nếu chưa đủ duyên đến Chùa thì cứ ở nhà ăn chay, niệm A Di Đà Phật, rồi đọc Kinh Vô Lượng Thọ và nghe pháp thoại hằng ngày là tốt rồi. Quan trọng nhất chính là phải phát ra được cái tâm quyết chí đời này niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc.
Thỉnh thoảng bạn cũng nên ghé vào duongvecoitinh xem các bài chia sẻ Phật pháp nhé. Nếu trên bước đường tu tập có gì gúc mắc, bạn cứ mạnh dạn gửi comment câu hỏi trên duongvecoitinh, mọi người sẽ cùng giải đáp với bạn.
Chúc bạn tu tập ngày một an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính thưa Thầy Tịnh Thái, con lại có một thắc mắc rất lớn: Người bạn gái của con có gia đình rất tốt: CHồng tốt, hai con gái ngoan ngoãn. Bạn gái con là người rất mộ đạo Phật, chị ấy thường xuyên đi chùa, và việc học tập của chị càng ngày càng tinh tấn.
Nhưng bỗng một ngày chị xuất gia… Điều con thắc mắc là khi chị xuất gia thì có lẽ lại là lúc gia đình chị cần sự chăm sóc của người mẹ (con gái thứ hai của chị sắp thi vào Đại học), còn tâm tư của người chồng thì hình như có vẻ không được thoải mái.
Xin thầy giảng cho con: Việc xuất gia của chị như vậy có thuận lợi không? Có phải chị đã vội vàng quá không?Con cảm ơn Thầy.
Con cám ơn thay Tịnh thái đã chỉ dẫn cho con!
Có lần mẹ của con trên đường đi công tác còn đi cùng 1 sư thầy,đc sư thầy tặng cho chuỗi hạt,còn nói mẹ nếu có dịp tới chùa thầy nhé.Con thấy mẹ kể vậy mới khuyên mẹ là hãy niệm phật khi cầm chuỗi hạt đó sẽ tốt hơn,vì mẹ bảo những chuyến bay đi công tác mẹ mang theo cho bình an,nào là còn mang tiền mà mẹ để trên bàn thờ,cũng tin là cầm thế sẽ đc bình an.Con khuyên thì mẹ cười con ,bảo sẽ ko niệm phật đâu.
Mẹ con là người Công giáo,vì ông bà ngoại theo đạo gốc,từ nhỏ đã làm lễ rửa tội rồi.Nhưng khi lập gđ mẹ không đi nhà thờ nữa,mà dạo gần đây mẹ kể là có đi chùa.Đợt bà nội bệnh có mời ban hộ niệm tụng kinh cho bà ,cha ruột con nói là “muốn mẹ đoc kinh,cầu siêu cho ba,nhưng vì mẹ theo Công giáo lại tái giá rồi”.
Chứ ngay cả bàn thờ mà mẹ và cha dượng còn đặt lên nóc tủ đồ,ko có di ảnh của ba con,của ông bà,khách tới nhà thấy vậy nhiều người còn nói là nhìn bàn thờ trống trơn,sao lại để lên nóc tủ thế. Cho con hỏi mọi người nói thế có đúng không thầy?
Cha dượng là bạn thân của ba con,2 người la bạn thân của nhau khi còn trẻ.
A Di Đà Phật,
Mỗi người có 1 nhân duyên khác nhau trên đường đạo cũng như trên đường đời, mẹ của Thảo Nhi cũng vậy. Mẹ có niềm tin tôn giáo riêng của Mẹ, mình cũng nên tôn trọng. Ngay cả việc sắp đặt ban thờ trên nóc tủ như vậy cũng có lý do. Có thể với người ngoài thì họ thấy ko đúng nhưng trong hoàn cảnh của Mẹ con thì Mẹ con có cái lý riêng của Mẹ.
Để hiểu Mẹ hơn thì con nên thường gần gũi Mẹ mà chăm sóc, hỏi thăm Mẹ, rồi dần dần con cũng sẽ đồng cảm được với Mẹ.
Mẹ lâu lâu chịu đi chùa là quý rồi, là bắt đầu có niềm tin vào Phật pháp rồi, đây là điều đáng mừng. Con thi thoảng cũng nên rủ Mẹ đi chùa chung cho vui.
Còn việc Mẹ tái giá là chuyện bình thường, miễn sao Mẹ tìm được 1 người bạn đời đối xử tốt với Mẹ là được, Thảo Nhi cũng nên mừng cho Mẹ, kính trọng dượng cũng ko khác gì như Cha mình.
Người học Phật phải nên biết bao dung, hoan hỉ, vị tha cho mọi người, mọi sự. Được vậy thì được tự tại.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Khi đọc những hộp thư trên, con thấy có nhiều bạn giống tâm mình qúa. Nay con có ý nguyện xuất gia, gia đìng con có ba anh em, nếu con đi thì vẫn ổn, nhưng ba má con đạo pháp còn mê mờ, không muốn con đi xuất gia. Nhưng con thấy cuộc đời này vô thường và đau khổ. Con muốn đi để độ ba mẹ giác ngộ và quay về với Phật Pháp. Con chỉ sợ sau này con được vãng sanh 🙂 nhìn cảnh ba má con vậy con đau lòng khôn cùng. Chính vì vậy con muốn xuất gia để độ ba má hiện đời và ba má, thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp, oan gia trái chủ, được siêu sanh lạc quốc, nhưng con phải làm sao để nói cho ba má hiểu? Và người ta lại nói rằng con đi tu để trốn tránh và là bất hiếu…
Con mong chờ câu tl từ ai đó, giúp con ngay lúc này
facebook của con là TU Tịnh Độ
A Di Đà Phật
Xin chào bạn Dự,
PH xin được tán thán tâm xuất gia của bạn, bạn thật là một người con đại hiếu, biết lo nghĩ tới huệ mạng của cha, mẹ chứ không phải chỉ lo như một người con thông thường. Người không hiểu mới cho đi tu là trốn tránh, bất hiếu, bạn đừng để tâm làm gì. Cha, mẹ bạn không đồng ý, nghĩa là chưa đủ duyên, bạn nên an nhẫn, từ từ giải thích cho cha, mẹ hiểu về cuộc sống vô thường, luân hồi sanh tử, và cái lợi ích vô giá của người xuất gia, không những cho bản thân người đó mà còn cho cha, mẹ, người thân, tổ tiên đời này và những đời trước nữa. Bạn xem cha, mẹ mình phản đối việc xuất gia vì lý do gì, thì bạn hãy chứng minh cho cha mẹ thấy rằng lý do đó không đúng. Bạn cũng phải rèn cho mình đúng là một Phật tử thuần thành, là một người con có hiếu, một người chị, em tốt, một công dân tốt, bớt tham, bớt sân, si, lời nói, nét mặt nhu hoà, sống đúng chánh pháp của một Phật tử tại gia. Nói chung hãy tự mình là một tấm gương sáng. Bạn cũng ngày ngày cầu Tam Bảo gia hộ cho việc xuất gia được đủ duyên thành tựu. Mình tin là sẽ tới lúc cha, mẹ bạn đồng ý cho bạn xuất gia.
Bạn cũng từ từ khuyên bảo cha mẹ tu Tịnh Độ. Để một người phát khởi lòng tin rất khó, không thể nói đôi ba lần là được, nên bạn phải từ từ khuyên họ nhé, đừng có gấp, hãy cho cha, mẹ biết là mình rất thương họ, sợ họ phải luân hồi nên mới khuyên như vậy. Làm sao để cho họ, mặc dù có thể không nghe theo nhưng không khó chịu. Nên bạn phải rất khéo léo mới được. Bạn cũng nên cầu Tam Bảo gia hộ cho việc này nhé.
Chúc bạn tinh tấn, việc xuất gia sớm được thành tựu.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Con xin cảm ơn những lời hiện hữu trên đã chỉ giáo. Con sẽ cố làm theo, và mong chờ một ngày nào đó ba mẹ sẽ hiểu và cho con đi, ngày ngày con cũng có cầu nguyện cho ba mẹ con sớm giác ngộ và cho con đường xuất gia. Một ngày ở ngoài đời con thấy fí một ngày, uổng thay một kiếp làm người nếu như bây h ta chưa tu???
Biết đi tu thì dễ, còn tu mới khó, nhưng con vẫn sẽ quyết đi tu…bởi không có con đường nào hạnh phúc bằng con đường về Cực Lạc
A Di Đà Phật xin thường niệm.
A Di Đà Phật. Xin gửi bạn Dự,
Quy nguyên trực chỉ » 3. Hiếu dưỡng và báo ơn cha mẹ
http://rongmotamhon.net/mainpage/doc-sach-Quy-nguyen-truc-chi-11-271-online-2.html
Trong Liên Tông Bảo Giám có nói rằng: “Niệm Phật là pháp cốt yếu trong các pháp; hiếu dưỡng là hạnh đứng đầu trong trăm hạnh. Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu khác chi hạnh Phật? Muốn được đạo lớn như chư Phật, trước phải lo hiếu dưỡng song thân.”
Cho nên Trạch Thiền sư nói rằng: “Một chữ hiếu là cửa mọi đạo mầu.” Lời Phật lấy hiếu làm tông, kinh Phật lấy hiếu làm giới. Trong lời nói chẳng có điều ám muội, ngoài cửa miệng giữ gìn cho sáng suốt, thẳng suốt rõ ràng, mau khai tâm địa.
Phàm trong đạo hiếu, có cái hiếu của người tại gia, có cái hiếu của bậc xuất gia. Hiếu của người tại gia là: cha mẹ có yêu, mình mừng mà chẳng quên; cha mẹ có ghét, mình nhọc mà chẳng oán. Đem hết sức mà phụng dưỡng, lưu tâm thuận theo vẻ mặt của mẹ cha. Hiếu của bậc xuất gia là: cắt đứt tình ái, lìa bỏ người thân, tiết chế việc ăn uống mà quay về hợp với bản tính, hiểu sâu lý vô vi, trên đáp đền ơn đức cao dày, nương theo đường giải thoát, báo hiếu mẹ cha theo cách mạnh mẽ và nhanh chóng, chẳng những được lợi ích trong tương lai, mà ngay đời hiện tại cũng được phần công quả.
——————————————-
Tu là tu tâm dưỡng tánh, mà tâm thì lại khắp nơi. Trước tiên nên tập tự độ bản thân ở nhà cho tốt đẹp đã. Sau đó mới độ cho cha mẹ gia đình bà con nặng duyên sau. Khi nào đủ đạo hạnh đủ duyên đến thì lúc đó bạn có thể đi xuất gia mang hình tướng tăng ni để độ khắp chúng sanh cũng không uổng kiếp người.
Về mặt lý xuất gia đi tu là quá đúng, nhưng về sự thì bạn sai nếu cha mẹ không hoan hỷ chấp nhận bạn bỏ đi vào chùa tu hành. Lý sự phải vô ngại, không nên cưỡng ép duyên nghiệp với nhau. Bạn còn ơn nợ nặng của cha mẹ, nên ở gần bên cạnh mà chăm lo hiếu thảo đi đó là hạnh cúng dường Như Lai rồi. Phước đức vô lượng đi tìm nơi đâu nữa?
Thứ nhất tu tại gia
Thứ hai tu chợ
Thứ ba tu chùa
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Xin cảm ơn Hụê Tịnh , những lời đó d xin ghi tạc trong lòng, phụng dưỡng cha mẹ là hiếu, giác ngộ được cha mẹ nữa lại là đại hiếu, nhìn thấy cha mẹ không hiểu đạo con xót lắm, ba mẹ con cũng không khắt khe lắm, chỉ là do sợ con khổ, nhưng con sẽ cố gắng thuyết phục…hãy đợi tin tốt từ con nhé !
Thưa thầy Tịnh Thái!Đọc bài thầy trả lời bạn Phúc
Lê Hoa Cải
07/06/2016
Ôi!Hay quá! Thầy Tịnh Thái. Bài viết thật rõ ràng,dễ hiểu và cũng dễ thực hiện. Cảm ơn Thầy. A-Di-Đà Phật!
Xin được Thầy giảng thêm một điều nữa: Trong ngày giỗ của bố mẹ, con ước muốn được làm đồ chay dâng cúng, nhưng việc này con chỉ làm được trong ngày giỗ bố mẹ đẻ của mình thôi, còn với bố mẹ chồng, mặc dù con con đã làm một mâm chay để cúng, và tụng kinh. Nhưng sau đó các anh chị em vẫn cứ làm mâm mặn (rất linh đình), mặc dù con khuyên không nên làm vậy, nhưng họ không bằng lòng. Vậy con xin hỏi: nếu dâng đồ mặn như vậy thì có hại gì cho vong linh người đã mất không? Họ có bị chịu thêm quả báo gì không? Và việc mặn muội ấy có hại gì cho người trần không ạ? Xin Thầy giảng giúp cho con hiểu. Con cảm ơn Thầy!
Lê Hoa Cải
07/06/2016
Kính thưa Thầy Tịnh Thái, con lại có một thắc mắc rất lớn: Người bạn gái của con có gia đình rất tốt: CHồng tốt, hai con gái ngoan ngoãn. Bạn gái con là người rất mộ đạo Phật, chị ấy thường xuyên đi chùa, và việc học tập của chị càng ngày càng tinh tấn.
Nhưng bỗng một ngày chị xuất gia… Điều con thắc mắc là khi chị xuất gia thì có lẽ lại là lúc gia đình chị cần sự chăm sóc của người mẹ (con gái thứ hai của chị sắp thi vào Đại học), còn tâm tư của người chồng thì hình như có vẻ không được thoải mái.
Xin thầy giảng cho con: Việc xuất gia của chị như vậy có thuận lợi không? Có phải chị đã vội vàng quá không?Con cảm ơn Thầy.
Chào bạn Hoa Cải,
Trong lúc chờ huynh TT hồi âm, PH xin góp vài ý như sau.
– Việc xuất gia của người bạn đó hơi có đôi chút không thuận lợi vì theo như thế gian thì chị cần làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ trước khi xuất gia. Tuy nhiên, trong tình huống này thì không hẳn là gây ra một mâu thuẫn gì quá lớn đối với gia đình của chị đó. Ngoài ra, việc thế gian, bao nhiêu là điều bất như ý, nếu vì điểm này mà người thân trách cứ người bạn đó thì có vẻ hơi ích kỷ.
– Nếu chị ấy nhận thức được vô thường và mãnh liệt cầu Phật đạo, thì việc xuất gia của chị không vội vàng gì cả. Vô thường không chờ một ai, ngay một hơi thở ra mà không hít vào thì đã qua một kiếp khác rồi, nên làm gì mà còn thời gian để chờ mà làm tròn bổn phận làm mẹ, làm vợ. Dứt được việc đời mà xuất gia là việc đáng tán thán. Nên bạn ở điểm này đừng bao giờ chỉ trích chị ấy vì không khéo sẽ làm tổn hại căn lành của mình.
– Còn việc chị ấy có tu tập tiến bộ không, hay lại hoàn tục,…đó lại là một việc khác.
– Có một số quan điểm cho rằng chỉ cần tu tại gia là được rồi, cần gì phải xuất gia, tu không xong, lại gây thêm chướng nghiệp. Ở điểm này cần hiểu cho rõ, người mới tu tập rất cần hoàn cảnh thuận lợi để có thể tu tập tiến bộ, đối với những bậc tài trí thì có lẽ tu tại gia hay xuất gia đều được, còn với bậc sơ cơ như chúng ta thì nếu hoàn cảnh thuận lợi và thực tâm muốn cầu giải thoát thì nên xuất gia. Nếu tại gia mà có thể dễ dàng tu đạo giải thoát được thì Phật không cần lập ra tăng đoàn, và những vị Tỳ kheo ni đầu tiên cũng không phải nhọc lòng cầu khẩn xin Thế tôn cho được xuất gia.
Cho nên PH nguyện Tam Bảo thường gia hộ cho chị đó tu tập ngày càng tinh tấn và chóng thành Phật đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Chị Hoa Cải,
Trong lúc đợi Sư huynh Tịnh Thái trả lời, mình xin trích một đoạn về đề tài xuất gia trong Ấn Quang Đại Sư GNL để chị tham khảo:
”
* Phật pháp chính là pháp chung cho cả chín pháp giới, không một ai là chẳng nên tu theo, cũng như không một ai chẳng thể tu nổi! Người trì trai, niệm Phật thì nhiều, nhưng tính đến những người có thể làm cho đạo pháp hưng long, phong tục thuần thiện chỉ sợ chẳng được mấy, [những người làm được như vậy] càng nhiều càng tốt. Xuất gia làm Tăng chính là để gìn giữ cũng như lập bày phương cách lưu truyền đạo pháp của Như Lai.
Có những người lập chí hướng thượng, phát Bồ Đề tâm, triệt ngộ tự tánh, tam học (Văn – Tư – Tu) sâu rộng, nhưng lại đặc biệt tán dương Tịnh Độ ngõ hầu mau chóng thoát khỏi vòng khổ ải ngay trong một đời này, chỉ e số người này cũng chẳng được mấy ai, càng được nhiều người như vậy càng tốt. Còn như những kẻ có chút tín tâm, chẳng có đại chí hướng, muốn mượn danh nghĩa tăng sĩ, ăn không ngồi rồi, ăn bám nhà Phật, mang danh con Phật, nhưng thật ra chỉ là gã cạo đầu, dẫu chẳng tạo ác nghiệp, cũng đã là hạt giống hư, là phế nhân đối với đất nước. Nếu lại còn phá giới, tạo nghiệp, điếm nhục Phật pháp, dù lúc sống trốn được quốc pháp, chết đi chắc chắn đọa vào địa ngục. Đối với pháp, đối với mình đều chẳng lợi ích. Một gã như thế còn chẳng nên có, huống chi là nhiều!
…
Từ rày về sau, người xuất gia điều thứ nhất là phải thật sự phát khởi đại Bồ Đề tâm tự lợi lợi tha, thứ hai là phải có thiên tư hơn người mới cho xuống tóc, không vậy không được. Còn người nữ có tín tâm hãy bảo họ tu hành tại gia, vạn vạn phần chẳng nên để họ xuất gia, chỉ sợ gặp phải kẻ phóng túng khiến Phật môn bị ô uế, bại hoại chẳng nhỏ. Nếu người nam tu hành thật sự, xuất gia càng dễ, bởi họ tham phỏng tri thức, y chỉ tùng lâm [nào cũng được]. Người nữ dù là bậc chân tu xuất gia cũng khó, bởi lẽ làm gì cũng dễ bị miệng đời gièm xiểm, việc gì cũng khó thể tùy ý được. Chọn lựa để thế độ người, chẳng độ ni chúng như thế chính là nghĩa lý trọng yếu bậc nhất để hộ trì Phật pháp, chỉnh lý pháp môn trong đời mạt vậy!
”
——-
Còn ở câu hỏi trên, chúng ta là những người học Phật, chị hỏi vậy thôi nhưng chắc là đã biết câu trả lời rồi đúng không? Chị hãy lựa lời khuyên bảo họ nếu chưa triệt để được thì hãy giảm dần việc cúng mặn, thay bằng cúng chay tịnh, tránh sát sanh, rượu thịt trong các dịp giỗ chạp, bởi như thế thì đều tạo nghiệp cho cả Âm, Dương.
Nam Mô A Di Đà Phật
A-D-Đà Phật!
Xin chân thành cảm ơn Cư sỹ Phước Huệ và Hữu Nghĩa, xin cảm ơn Diễn Đàn ĐƯỜNG VỀ CÕI TỊNH, nhờ có diễn đàn này mà Hoa Cải có thêm được bao nhiêu bạn bè để Hoa Cải có thể được mở mang thêm hiểu biết.
Trước đây, những điều gì chưa hiểu, Cải đều được người bạn gái trên giảng giải cho. Bây giờ thật hạnh phúc thay, Cải được gặp các bạn ở đây. Những thắc mắc cuả mình đã được các bạn trao đổi, và mình đã được sáng tỏ phần nào. Mình ước mong sẽ được học tập nhiều hơn nữa.
Nam mô A-Di_Đà Phật.
A di đà phật.
Kính thưa thầy Tịnh Thái, con là người dân tộc thái đen thầy ạ. Ngay từ khi còn trẻ con đã thường tim hiểu về phật giáo.con rất tôn kính thái tử Tất đat đa( đức phật thích ca mâu ni) con cung đã xem hết 4 tập phim con đường ngộ đạo của đức thế tôn.Cách đây 4 tháng con mất đi(chết)Người bạn tri kỷ của con. Bạn con khi con sống là người rất tốt. Bạn con không may bị đột tử khi vừa 46 tuổi. Nay Con rất lo lắng không biết bạn ấy có được siêu thoát vào cõi lành hay không?! Con rất nhớ thương và lo lắng cho bạn. Con muốn làm gì đó để có thể cứu bạn khỏi nghiệp ác(cảnh giới không lành)Thầy ơi con vừa vào cửa phật để xin quy y tam bảo.nhưng con lại đang công tác. Con chưa có điều kiện để thường xuyên đến tung kinh niệm phật. Thầy oi xin thầy chỉ giáo cho con: con phải làm sao để giúp bạn con giải thoat đây ạ( vì gia đình bạn ấy chưa ai giác ngộ)?! Với sự vi diệu của phật pháp, Con có thể giup ban con không?!con nên tu tập như thế nào để có thể trợ duyên hồi hướng cho bạn. Con xin thầy thương tình chúng con mà chỉ giảng cho con!.Con cảm ơn Thầy.
A di đà phật!
Nam mô a di đà phật
Kính bạch thầy Tịnh Thái con là một người phật tử tại gia nay con muốn xuất gia đi tu nhưng cha mẹ con lại không đồng ý họ nghĩ con còn nhỏ suy nghĩ chưa được chín chắn
Đúng vậy hiện giờ con mới 13 tuổi cái tuổi còn ăn còn học nhưng con đã suy nghĩ về điều này rất nhiều và con biết nó có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời của con nhưng con quyết tâm muốn đi tu….nhưng cha mẹ là chướng duyên của con và từ nhỏ họ đã k tin vào phật pháp…….con mong được xuất gia và con dự định sẽ hk hết lớp 12 rồi bỏ nhà đi tu thầy làm ơn cho con hỏi con làm vậy là đúng hay sai liệu con có tội bất hiếu với cha nẹ k….con cám ơn thầy
Con xin hỏi em trai con 25 tuổi,chưa lập gia đình. Em trai còn chuẩn bị xin giấy tờ để đi tu. Bố mẹ con không ai đồng ý nhưng sợ rằng có điều gì đó không may xảy ra với em con nên miễn cưỡng đồng ý. Bố mẹ con muốn có cháu nhưng em còn không đồng ý. Vậy việc đi tu này có thuận lợi không ạ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Hường,
Việc đi tu là phước duyên của mỗi người và là bước ngoặt vô cùng quan trọng cho một đời người, tuy nhiên nếu đi tu mà để cha mẹ phải rầu lòng thì em trai bạn cũng nên sáng suốt để thuyết phục cha mẹ, sao cho cha mẹ thông suốt được con đường mà em trai bạn sẽ dấn thân thì sẽ tốt hơn là bất quan tâm tới cảm giác của cha mẹ. Bạn ráng thuyết phục em trai nên căn nhắc thật kỹ lưỡng để đôi bên đời-đạo đều được vẹn toàn.
TN