Tại sao lại chúc mừng? Là bởi vì thân người thật sự rất khó được, một khi mất đi rồi, muốn tìm lại cũng rất khó. Khó như thế nào thì Phật đã có ví dụ trong KINH RÙA MÙ TÌM BỌNG CÂY:
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ Phật ở tại Trùng Các Giảng Đường bên hồ Di Hầu bảo các Tỳ Kheo: “Ví như quả đất sụp thành bể cả, có một con rùa mù sống vô lượng kiếp, một trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Trong biển có bộng cây nổi chỉ có một lỗ, trôi giạt trên mặt biển theo gió sang Đông Tây, con rùa mù một trăm năm mới trồi đầu lên tìm bộng cây, sẽ gặp được bộng cây này chăng?”
A Nan bạch:
“Không thể gặp, thưa Thế Tôn! Vì cớ sao? Vì con rùa này nếu đến bể Đông, bộng cây đã theo gió đến bể Tây, Nam, Bắc bốn phía, chung quanh cũng vậy, không thể gặp nhau.”
Phật bảo A Nan:
“Con rùa mù tìm bộng cây tuy sai lạc, nhưng có lúc gặp nhau, kẻ phàm phu ngu si trôi giạt trong ngũ thú tạm được thân người, rất khó hơn con rùa mù kia tìm bộng cây. Vì cớ sao ? Vì chúng sanh kia không hành nghĩa, không hành pháp, không hành thiện, không hành chơn thật, sát hại lẫn nhau, mạnh hiếp yếu, tạo vô lượng tội ác. Thế nên, Tỳ Kheo! Đối Tứ Thánh Đế nếu chưa được vô gián đẳng, phải chuyên cần tìm phương tiện mong muốn tăng thượng, học vô gián đẳng.”
Phật nói Kinh này rồi, chư Tỳ Kheo nghe Phật nói hoan hỉ phụng hành.
Trong một đoạn kinh khác, Phật lại có ví dụ như sau: Một hôm Phật khơi một chút đất dính đầu móng tay đưa lên hỏi trong chúng hội:
“Đất đầu móng tay nhiều hay đất quả địa cầu nhiều?” Trong chúng hội đều đáp: “Bạch Thế Tôn, đất quả địa cầu rất nhiều, so với đất đầu móng tay có thấm vào đâu!”. Phật kết luận: “Cũng thế, chúng sanh khi bỏ thân này rồi mà trở lại được thân người rất ít như đất đầu móng tay, còn đi vào các thú thì nhiều như đất quả địa cầu”.
- Lời bình:
Nam Mô A Di Đà Phật!
Bản thân con ngu si, ít đọc kinh Pháp, trí huệ cạn cợt, mong quý vị thiện tri thức hay nghe kinh, trí huệ rộng cho con biết, Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn cách đây hơn 2000 năm rồi. Thực tình con rất xúc động khi được nghe những câu chuyện về Ngài. Con cũng niệm Phật nguyện được sanh về Tây Phương Cực Lạc, đây chắc là cách tốt nhất để báo ân Phật nhưng bản thân ngu muội vẫn còn chấp tướng. Xin cho con hỏi nếu như là nhân dân cõi nước Cực Lạc, vậy có được đến cõi nào để được đảnh lễ, cúng dường Phật Thích Ca không ạ ? Con chưa có cơ hội tìm hiểu sâu, có nghe ai nói rằng Phật nhập Niết Bàn rồi thì Phật không còn ở Ta Bà nữa mà vào cảnh giới ấy chỉ có Phật với Phật mới biết ạ. Xin các vị tri thức giúp con.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật – Xin chào Gin,
Lâu lắm rồi, VT nhớ có đọc trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, có đoạn Phật nói đại khái như sau:” Ví như người cha là bậc đại y vương có rất nhiều con, những đứa con này vì thấy cha còn bên cạnh nên sanh tâm ỷ lại, không chịu uống thuốc để hết bệnh. Người cha bèn dùng phương tiện nói là sẽ đi xa, không còn ở đây nữa nhưng sẽ để lại những toa thuốc và linh dược. Những người con có bệnh, khi nhớ đến cha thì hãy lấy những linh dược mà cha để lại để dùng thì mới mong hết bệnh. Cũng lại như thế, Phật ở lại Ta Bà thì chúng sanh sẽ sanh tâm ỷ lại nên không lo tu. Phật nhập Niết Bàn nhưng vẫn để lại kinh sách, nương theo đó mà tu hành thì mới mong ra khỏi sanh tử luân hồi“. (Đoạn này VT chỉ nhớ ý rồi diển đạt lại nên câu văn có hơi khác chút xíu mong quý đạo hữu thông cảm).
Lại trong phẩm Hiện Bảo Tháp thì Đức Bổn Sư không phải đã thị hiện thâu gom những phân thân trong vô số những quốc độ khác về đó hay sao? Do vậy có thể đoán rằng Đức Bổn Sư của chúng ta không phải chỉ thị hiện thành Phật nơi cõi Ta Bà này mà Ngài còn những hóa thân để hoằng pháp lợi sanh nơi những quốc độ khác nữa. Đức Bổn Sư của chúng ta vì lòng từ bi thương xót chúng sanh nên Ngài vẫn tiếp tục hoằng pháp độ sanh chứ chưa hẳn đã nhập Niết Bàn thật sự. Chỗ này VT chỉ là đoán mò vậy thôi, nếu có điều chi sơ sót rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung từ các liên hữu khác nhé.
Khi về Tây Phương Cực Lạc thì chúng ta có thể “…các dỉ y kích, thịnh chúng diệu hoa, cúng dường tha phương, thập vạn ức Phật, tức dỉ thực thời, hoàn đáo bổn quốc, phạn thực kinh hành…“. Do vậy thiết nghĩ không riêng gì bạn mà chính VT (và những bạn đồng tu khác) cũng muốn đi tìm Đức Bổn Sư để cúng dường Ngài. Nhưng đó là chuyện sau này, còn hiện tại thì hãy tiếp tục nổ lực tinh tấn tu hành thì mới mong có ngày đó xảy ra.
Vài lời chia sẻ, hy vọng giúp ích phần nào cho bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật,
Con xin cảm ân cư sĩ Viên Trí đã hồi âm. Nếu cư sĩ hoan hỷ xin cho con được hỏi thêm một câu nữa ạ. Con có nghe qua câu này
” Pháp Thân, Báo Thân Phật là Tỳ Lô Giá Na, Ứng thân Phật là Thích Ca Mâu Ni”. Xin giải thích cho con được rõ không ạ. Nếu như câu hỏi này có hơi làm lệch hướng các bạn đạo tu Tịnh Độ thì kính mong cư sĩ có thể gửi email trả lời giúp con được ko ạ. Ngoài ra, khi con bắt đầu đọc ” Trung Phong Tam thời Hệ niệm Pháp sự Toàn tập Giảng Ký” của Hoà Thượng Tịnh Không có đoạn như sau
“( Pháp vương lợi vật,
Bi trí rộng sâu,
Trọn khắp mười phương,
Âm, dương chẳng cách ).
“Pháp vương” là Như Lai, ở đây chỉ A Di Đà Phật, Tỳ Lô Giá Na Phật,
Thích Ca Mâu Ni Phật. Sao nói là ba vị Phật? Tỳ Lô Giá Na là Pháp Thân Phật, A Di Đà Phật là Báo Thân Phật, Thích Ca Mâu Ni là Ứng Thân Phật.Pháp, Báo, Ứng, ba thân một mà ba, ba nhưng một, toàn là Tự Tánh Phật.”
Con tu Tịnh Độ nhưng duy có điều này con mong được biết thêm, mà chẳng biết hỏi ai. Com muốn tìm đọc bài giảng giải về khúc mắc này và trong kinh Hoa Nghiêm nhưng ko tìm thấy, cư sĩ có biết link xem tại đâu thì chỉ giúp con để con tự đọc cũng được ạ.
Con biết rằng nên chuyên tu và tìm đọc bài giảng về Tịnh Độ nhưng con chẳng buông xả được thắc mắc này cứ canh cánh trong con. A Di Đà Phật, hạng ngu muội như con xin chân thành cảm tạ công đức các vị cư sĩ chỉ bảo giúp con.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Xin chào Gin
Câu hỏi của bạn hơi khó và cũng hơi cao cho nên nếu có liên hữu nào biết thì hy vọng sẽ trợ giúp bổ sung ý kiến đóng góp nhé. Riêng VT thì hiểu biết cạn cợt nên chỉ xin mạn phép trình bày một khía cạnh nhỏ trong câu hỏi của bạn:”Pháp, Báo, Ứng, ba thân một mà ba, ba nhưng một, toàn là Tự Tánh Phật.”
Pháp thân cũng như là THỂ tánh. Cho nên mới có câu: “Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng, Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn…“. Có đoạn thì nói:” Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, đều sẽ thành Phật “. Do vậy pháp thân của tất cả chư Phật và tất cả chúng sanh đều là bình đẳng như nhau. Ví như thể tánh của nước chính là ướt, cho dù là nước nóng, nước lạnh, nước dơ nước sạch…thì thể tánh của nước vốn là bình đẳng như nhau chính là ướt.
Báo thân cũng như là TƯỚNG mạo. Báo thân của Phật A Di Đà là:” …thân kim sắc, tướng hảo quang minh vô đẳng luân, bạch hào uyển chuyển ngủ tu di, hám mục trừng thanh tứ đại hải…“. Báo thân của Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát thì đã có miêu tả tỉ mỉ trong kinh Quán Vô Lượng Thọ. Còn báo thân của chúng ta như thế nào thì mỗi người tự soi gương thì sẽ rỏ. Báo thân của Phật và Bồ Tát thì tốt hơn báo thân của chúng ta gấp ngàn vạn ức lần. Điều này cũng chẳng có gì lạ, bạn thử đi vào siêu thị mà xem, có chai nước hoa hay chai rượu quý bán với giá $100, $200, $300… bên cạnh đó chai nước lạnh thì chưa tới $1, ( ngoài ra còn có nước đường mương bán không ai mua, không ai dám uống 🙂 ) Nhưng chai nào cũng đều là nước và khi đổ ra thì sẽ ướt.
Hóa thân cũng như là diệu DỤNG. Như bạn cũng biết là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã nhiều lần thị hiện những hóa thân xuống cõi Ta Bà, dùng phương tiện thiện xảo để dẫn dắt chúng sanh như là Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Bán Cá… Phật cũng có nhiều hóa thân như phần trên đã có lướt sơ qua. Thế còn hóa thân của chúng ta là gì? Khi ở trường học thì mình là học sinh, khi đến sở làm, mình là công nhân, khi về nhà gặp cha mẹ thì mình là một đứa con, khi ra đường phố thì mình là người tài xế lái xe, khi vào trong cửa hiệu mua đồ thì mình là người khách hàng, khi vào chùa thì mình là người Phật Tử… Hóa thân có thể hiểu đơn giản như là thân phận do mình biến hóa ra. Giống như có đôi khi mình điểm phấn tô son, mặc áo dạ hội lên sân khấu làm ca sỉ với giọng hát ngân nga…nhưng cũng có khi mình phải xuống ruộng cấy lúa để cho tay lấm chân bùn hay vô bếp thổi lửa vo gạo nấu cơm, giặt đồ rửa chén khiến cho mặt mũi tèm lem với lọ nghẹ… 🙂 Cho nên hóa thân cũng như là diệu DỤNG hay công DỤNG, ví như nước nóng thì để trụng mì gói, nước đá thì để làm cà phê đá, nước sạch dùng để tắm, rửa tay…nước có rất nhiều công dụng, có thể bốc hơi tạo thành mây, rồi tạo thành mưa hay tuyết…khi trở thành tuyết thì người ta gọi là tuyết chứ không ai gọi là nước. Nước khi đựng vào chai tròn sẽ có hình tròn, khi đựng vào hộp vuông sẽ có hình vuông. Nhưng cho dù bất kỳ ở trạng huống nào thì tánh ướt của nước vẫn luôn hiện hữu và không bao giờ thay đổi.
Chính vì thế cho nên khi nhìn một chai nước thì bạn có thấy “THỂ, DỤNG, TƯỚNG tuy ba mà một, tuy một mà ba, toàn là tự tánh ướt” hay không? Nếu có thể hiểu được điều này thì sẽ hiểu được “Pháp, Báo, Ứng, ba thân một mà ba, ba nhưng một, toàn là Tự Tánh Phật.”
VT xin phép được dừng ở đây, không đi xa hơn nữa vì có một vị Tổ Tịnh Độ bảo là:”Kẻ vô tri vọng luận thiền lý chẳng bằng người chân thật niệm Phật“. Hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé, nếu có điều chi sơ sót rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung từ các bạn đồng tu.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật – Chào bạn Gin,
HT. Tịnh Không cũng có giảng về “3 thân” này:
“…Pháp thân là ngã chân thật, cho nên Phật trong đại kinh thường nói, pháp thân là bất sanh bất diệt, vô thỉ vô chung.
Phật giáo giới các đệ tử, mục tiêu cuối cùng chính là dạy chúng ta chứng được pháp thân. Chứng được pháp thân trong nhà Phật gọi là thành Phật. Người nào chứng được pháp thân vậy? Người chứng được pháp thân rất nhiều. Trong mỗi tông phái các đời tại Trung Quốc như Thiền tông minh tâm kiến tánh, đây là chứng được pháp thân, cái gọi là đại triệt đại ngộ. Ngộ là gì vậy? Ngộ là thấy có một chân ngã bất sanh bất diệt, vô thỉ vô chung, ngộ là thấy cái thân này là giả ngã. Triệt để hiểu rõ ràng, hiểu sáng tỏ rồi, không còn nghi hoặc nữa, họ liền có được thọ dụng. Cái thọ dụng này, trong kinh giáo Đại Thừa gọi là y chánh trang nghiêm trên quả địa Như Lai. Đây là sự thọ dụng của họ.
Phật lại nói với chúng ta về “báo thân”. Báo thân là hữu thỉ vô chung. Báo thân là gì vậy? Báo thân là trí tuệ. Trí tuệ có thể chứng được pháp thân. Sau khi bạn chứng được rồi, sau khi bạn giác ngộ rồi thì vĩnh viễn không bị mê mất nữa.
Loại thứ ba là “ứng hóa thân”. Cái thân này của chúng ta hiện nay là ứng hóa thân. Ứng hóa của Phật, nguyên nhân căn bản là bản nguyện của chư Phật Như Lai. Tất cả chư Phật Như Lai ở trên nhân địa đều đã từng phát nguyện độ tất cả chúng sanh, đây là nhân. Duyên là chúng sanh có cảm, Phật liền có ứng. Nơi nào có cảm, Phật liền ứng ngay tại nơi đó.
Pháp thân là không đâu không có, không lúc nào không có. Pháp thân là không có hình tướng. Tuy không có hình tướng, nhưng có thể hiện tất cả các tướng. Tất cả động vật là hình tướng của pháp thân biến hiện; tất cả thực vật, khoáng vật cũng là hình tướng của pháp thân biến hiện. Ngoài ra, tất cả hiện tượng tự nhiên trong hư không vẫn là hiện tượng của pháp thân biến hiện…”
HT. Tịnh Không giảng đoạn này từ: http://www.tinhkhongphapngu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=228:phat-thuyet-thap-thien-nghiep-dao-kinh-tap-39&catid=46:thap-thien-nghiep-dao-kinh&Itemid=37
Mình có thể đọc…nhưng không nên nghĩ 🙂 Vì hễ nghĩ thì liền rơi vào ý thức của phàm phu rồi, để thật hiểu được 3 thân là 1, từ 1 lại triển khai ra 3 cho đến vô lượng thân thì chỉ khi nào mình gặp được A Di Đà Phật (tức là phải vãng sanh Cực Lạc trước), chứng nhập 3 pháp: Không, Vô Tướng, Vô Nguyện. Hay nói cách khác là mình chứng được quả vị Pháp Thân Đại Sĩ 🙂 Còn phàm phu chúng ta ngày nay chỉ có thể hiểu được ở mức “khái niệm”. A La Hán cũng chả liễu ngộ được Pháp Thân, nghe cũng vẫn còn “lùng bùng” vì còn chưa phá được Trần Sa Phiền Não, chứ đừng nói gì đến Vô Minh Phiền Não, chỉ khi phá được một phẩm vô minh chứng được 1 phần pháp thân, là Pháp Thân Đại Sĩ Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát thì câu chuyện “3 thân là 1” mới bắt đầu thật hiểu được 1 chút, cũng chỉ là 1 phần 41 mà thôi, phải phá hết 41 phẩm vô minh thật sự chứng được quả vị Phật cứu cánh, nhập vào cảnh giới “Thường Tịch Quang” thì toàn bộ pháp thân đều thông đạt, thật sự khế nhập.
Cho nên phàm phu chúng ta nếu nghe pháp có những chỗ chưa hiểu thì cứ bỏ qua, chẳng cầu giải, nghe đi nghe lại nhiều lần thì dần sẽ hiểu được “đại ý”, người xưa gọi là “nghe Kinh ngàn lần nghĩa kia tự hiểu”, là có cái tiêu chuẩn 1000 lần 🙂 Và khi chúng ta hiểu được chỗ này chính là cảnh giới chứng đắc của Pháp Thân Đại Sĩ thì…ngưng tìm hiểu 🙂 vì đó ko phải cảnh giới của mình. Quan trọng nhất đời này mình phải nắm chắc phần vãng sanh, những việc khác đều là phụ.
Hi vọng là sau khi bạn đọc được những lời này thì bạn có thể thật sự “buông xuống” việc cầu giải nghĩa vấn đề này 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật.
Các thầy ơi chúng sanh có phải là những con kiến không ạ.nếu vậy thì ai cũng sát sinh rồi em đã giết 100 con bướm rồi bây giờ làm sao đây.
A Di Đà Phật,
Bạn nên niệm A Di Đà Phật mà hồi hướng cho các chú bướm tội nghiệp kia: cứ niệm 100 câu A Di Đà Phật cho 1 con bướm, một ngày có thể niệm 1000 câu cũng là rất tốt, 10 ngày thì mình đã niệm xong cho 100 chú bướm kia. Cuối mỗi ngày mình đọc bài hồi hướng:
“Con xin chân thành hồi hướng hết thảy công đức niệm Phật của con đến cho tất cả chúng sanh khổ nạn ở khắp pháp giới trong đó có: Ông Bà Cha Mẹ, thân bằng quyến thuộc, oán thân trái chủ trong ngoài thân con từ vô lượng kiếp đến nay, cũng như tất cả chúng sanh vì sự hưởng thụ của con và mọi người trong ngày hôm nay mà phải tổn hại cho đến hi sinh thân mạng, cho tất cả chúng sanh vì con ngày hôm nay mà phải sanh tâm phiền não, đặc biệt là 100 chú bướm do con vì vô minh, ko hiểu biết mà giết hại họ. Nguyện tất cả chúng sanh sớm giác ngộ Phật tánh, hồi quy Tịnh Độ, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật tịnh độ, trên đền bốn ân sâu, dưới cứu khổ 3 đường, nếu có ai thấy nghe đều phát tâm Bồ Đề, hết một báo thân này đồng sanh về Cực Lạc. Nam Mô A Di Đà Phật”
Và điều cũng quan trọng ko kém: Từ rày về sau bạn ko nên sát sanh hại vật nữa nhé. Đó mới thật là sám hối.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tào Hàn (924-992): Thoạt đầu phục vụ dưới trướng Châu Thế Tông (Sài Vinh), từng theo Thế Tông đánh Cao Bình và Ngõa Kiều Quan. Khi Triệu Khuông Dẫn tạo binh biến, cướp ngôi của ấu chúa nhà Châu, lập ra nhà Tống, ông ta liền theo Tống, từng tham dự nhiều trận đánh. Trong khi theo Tống Thái Tổ diệt Nam Đường, vây thành Giang Châu (nay là huyện Cửu Giang, tỉnh Giang Tô), ông ta đã tàn sát cả thành. Năm 979, lại tùng chinh diệt Bắc Hán, đánh Khiết Đan, lập rất nhiều chiến công. Do sát nghiệp quá nặng, con cháu ông ta hoặc chết yểu, hoặc phá tan gia nghiệp, sống lang thang, vất vưởng, rất khổ sở. Đến thời Vạn Lịch nhà Minh, Lưu Tích Nguyên (tự Ngọc Thụ), vốn là người Tô Châu, làm Chủ Khảo khoa thi năm Nhâm Tý (1612) ở Quý Châu. Khi chấm thi xong, trở về quê, thuyền đi ngang một bến sông, chợt mộng thấy một người mặt mũi dài sọc đến thưa: “Tôi là tướng quân Tào Hàn triều Tống. Vào thời Đường làm thương nhân, từng đi qua một ngôi chùa thấy pháp sư giảng kinh, phát tâm thiết trai cúng dường, nghe kinh nửa ngày. Do thiện nhân ấy, từng làm những chức quan nhỏ mấy đời. Đến triều Tống làm Tướng Quân, tức là Tào Hàn, do vì đánh thành Giang Châu đã lâu không được, khi phá được thành liền tức giận tàn sát cả thành. Do sát nghiệp ấy, đời đời làm lợn. Khi sanh trong nhà một tá điền của Ngài, từng được Ngài cứu sống. Ở chỗ Ngài dừng thuyền đây, con lợn bị giết đầu tiên vào sáng mai, chính là tôi, có duyên gặp gỡ Ngài, xin xót thương phát tâm từ bi cứu mạng cho tôi!” Lưu Tích Nguyên tỉnh giấc bèn lên bờ, quả nhiên thấy có một lò mổ gần đấy. Đồ tể khiêng ra một con lợn đang kêu ầm ĩ, Tích Nguyên bèn bỏ tiền ra mua, chở về Tô Châu, thả trong khu vườn phóng sanh của một ngôi chùa ở ngoài cửa Xương Môn. Hễ ai hô “Tào Hàn!” lợn liền cúi đầu, ngoắt đuôi tỏ vẻ mừng rỡ.
Trích từ Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên
Huynh Tịnh Thái ơi:
Cho em hỏi thủ dâm có phải là tà dâm không? Làm thế nào hàng phục được nó?
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Bạn nên xem thêm câu trả lời tại:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/07/tham-quan-dia-nguc-mot-cau-chuyen-co-that/comment-page-1/#comment-9726
và Âm Luật Vô Tình:
http://duongvecuclac.com/am-luat-vo-tinh/
Nếu mình thấm thía nó là độc hại, là thuốc độc rồi thì mình sẽ không còn yêu thích mà “uống” thuốc độc nữa. Vấn đề là mình chưa thấy rõ hậu quả của nó cho nên vẫn còn thích uống, cứ như là tập khí thích “hút chích”, nghiện thuốc lá, cho đến ăn thịt chúng sanh cũng là 1 lý y như vậy.
A Di Đà Phật.
Có người bạn PB, cũng là một liên hữu đồng tu có hỏi PB xin tư vấn hướng giải quyết trường hợp quá khó mà PB đặng không xử lý nổi, xin các vị liên hữu trợ giúp:
Vợ của liên hữu này có lẽ chán ông chồng chỉ lo ăn chay, niệm Phật mà có dấu hiệu ngoại tình ( ngoại tình tư tưởng là 100%) còn thực hành chưa thì vị này chưa muốn điều tra thêm.
Xin hỏi các liên hữu người tu đạo gặp phải bài toán này thì giải thế nào ạ?
Nam Mô A Di Đà Phật!
Từ giờ em sẽ có gắng không thủ dâm nữa nhưng có thể được lấy vợ đúng không. Và những lỗi lầm trước kia đã gieo nhân rồi làm sao mất được? Gửi tịnh thái.
A Di Đà Phật – Chào bạn,
Bạn vẫn có thể lấy vợ bình thường, quan trọng là sự quyết tâm của mình trước thói quen xấu, thói xấu giống như hạt lúa, bỏ hạt lúa đó vào trong 1 cái ly không – ko có đất, ko có nước, ko có ánh sáng…thì hạt lúa đó ko thể nảy mầm. Thói xấu nếu ko có duyên xấu thì sẽ ko tạo thành hành vi xấu, duyên xấu chính là hoàn cảnh sinh hoạt của mình: ko gần nữ sắc, ko vào cafe, vũ trường hay các nơi ăn chơi công cộng có nhiều người nữ ăn bận hở hang, kích dục, ko xem phim ảnh tình cảm ướt át, kích thích dục vọng, cho đến báo chí, internet, các hình ảnh khêu dâm, gợi dục tuyệt đối tránh xa…cho đến nếu phải tiếp xúc nữ giới thì ko được thân mật giỡn cợt quá trớn, đụng tay đụng chân, nói lời ong bướm cợt nhã,…tự đoan chánh tâm mình, tự đoan chánh thân mình, tai mắt mũi miệng đều phải tự đoan chánh, đừng buông lung theo thị dục, đừng phóng tâm vào những chỗ tham dục thì tâm dục dẫu có còn nhưng chẳng có cái duyên để khởi hiện hành, với phàm phu chúng ta việc giữ gìn như vậy là vô cùng quan trọng, nếu ko nói là rất trọng yếu, 30 năm tu hành cẩn mật mà sau đó ko cẩn thận điều này, lỡ phạm vào rồi thì cũng phải đọa vào 3 đường ác, đau khổ lắm thay, đáng tiếc vô cùng…
Cho nên phải TỰ mình cắt hết các duyên bên ngoài có thể làm cho mình khởi cái tâm tham dục. Không ai làm thay mình được. Hơn nữa lại phải nên thường gần gũi Thầy hiền, bạn tốt để cùng nhau sách tấn, tự noi gương của nhau, tự nương tựa vào nhau mà tiến tu từng chút một, do đó chọn bạn, chọn thầy rất là quan trọng, nếu duyên chưa đủ phải thường tự sám hối, cầu Tam Bảo gia trì cho bản thân sớm được có cơ hội gần gũi thiện tri thức, đây là một trong những mấu chốt quan trọng cho người sơ học có thể giữ vững tâm đạo và ko đi lệch đường.
Bạn cũng nên thường nghe HT Tịnh Không giảng pháp nhiều hơn thì sẽ giúp cho việc Nhìn Thấu và Buông Xả tập khí được nhanh chóng và rốt ráo hơn, ko thể nghe pháp thì khó mà Nhìn Thấu, khó mà Buông Xả được. Ngài chính là vị thiện tri thức bậc nhất trong vòng 100 năm trở lại đây trong Phật pháp mà chúng ta có duyên lành được tiếp xúc, được học hỏi:
http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/TrichDoanKhaithi.htm
Chúc bạn tu tập được nhiều kết quả tốt.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tịnh thái ơi mỗi khi có phiền não là em tự mình quán em trong tâm là 1 vị phật. Như vậy có phải là vọng tưởng quá hay không có sai pháp quán không, nhưng nó làm cho em rất an lạc.
A Di Đà Phật,
Cái pháp nào mình thực hành mà làm cho mình an lạc, giải thoát khỏi phiền não, giải thoát khỏi sanh tử luân hồi thì pháp đó hợp với mình, liễu nghĩa đối với mình. Cho nên Phật pháp là thuốc hay để trị cái tâm bệnh của chúng ta, tùy vào bệnh nặng nhẹ khác nhau mà mình chọn lấy một phương thuốc phù hợp. Cái bệnh nặng nhất chính là Ngã Chấp, là Tự tư tự lợi, là tham sân si mạn. Bệnh này người xưa cũng có nhưng mức độ nhẹ hơn chúng ta ngày nay, cho nên họ trì giới và tu thiền thì có thể hết bệnh, chúng ta ngày nay trì giới & tu thiền có thể tiêu trừ hết Ngã Chấp hay không? Có thể đoạn dứt sạch Tham Sân Si hay không? Tự có thể chứng quả Tu Đà Hoàn hay không (chứ chưa nói gì đến A La Hán hay cao hơn). Việc này tự chúng ta kiểm điểm, tự quan sát và tự có câu trả lời. Còn thích ăn ngon, mặc đẹp, thích nhà cao cửa rộng, thích chùa to, Phật lớn, thích đông chúng đệ tử, thích lời khen tiếng thơm…với 5 món Tiền Tài, Sắc Dục, Danh Lợi, Ăn Uống, Ngủ Nghỉ – Chúng ta có đủ Định Lực và Trí Huệ để không bị chúng mê hoặc ta không? Chúng ta ngủ 1 ngày…mấy thời? Ngủ bao nhiêu tiếng? Có thể ít ngủ một chút có được không? Có thể một ngày ăn 1 bữa trước Ngọ được ko? Ăn một món hoài có “ngán” không? Với tiếng chê và việc ko như ý chúng ta có phiền lòng không?
Tất cả những ví dụ nêu trên đều là thước đo công phu tu tập của chúng ta, pháp của Phật là bình đẳng, đều là thuốc hay hết, nhưng quan trọng là chúng ta xem bệnh của chúng ta nặng như vậy thì nên uống thuốc nào. Chớ nên bảo Phật pháp ko linh, tu mãi mà sao mấy món cám dỗ trên mỗi ngày hình như thêm lớn, tham sân si mạn chẳng thấy bớt đi…do chúng ta chẳng biết chọn đúng thuốc. Trong Kinh Đại Tập – Phật dạy: Đời Mạt pháp hiếm có người tu hành đắc đạo, chỉ nương vào pháp môn niệm Phật mới được giải thoát, chúng ta có tin hay không? Chúng ta tin rồi, mỗi ngày uống thuốc A Di Đà mà sao vẫn ko thấy bệnh thuyên giảm? Nguyên nhân tại đâu? Vì chẳng tu từ căn bản, chẳng gặp được Thầy tốt, chẳng có thật hiếu học, chẳng có thật tu. Phật dạy cái gốc tu hành là “Tịnh Nghiệp Tam Phước”: Hiếu dưỡng phụ mẫu – Phụng sự sư trưởng – Từ Tâm Không Sát – Tu Thập Thiện Nghiệp; Đây là phước thứ nhất trong Tịnh Nghiệp Tam Phước, chúng ta có làm được chưa? Bất kể bạn tu tập theo pháp môn nào mà rời các gốc Tịnh Nghiệp Tam Phước này thì xem như là xây lâu đài trên cát, tất phải sụp đổ, bệnh chẳng thể hết được, tham sân si thậm chí ngày một tăng thêm.
Do đây mà biết được gốc bệnh của chúng ta, chúng ta đã quá lơ là, sơ suất xem thường Tịnh nghiệp Tam Phước mà vội vàng mong cầu các pháp “cao” hơn như: Thiền, Mật, Tịnh…đều là bỏ gốc lấy ngọn mà thôi, như cành hoa kia cũng đẹp lắm cắm vào trong bình, chưng được vài ngày thì hoa héo, cành khô vì không có rễ. Chúng ta ngày nay tu hành dường như sau vài năm cũng có chút thành tựu nhưng qua một thời gian khảo nghiệm thì đều…thi rớt cả, chẳng thể chân thật thành tựu, sanh tử như thế nào thì phải sanh tử như thế đó, đời này chẳng thể thành tựu, chẳng thể ra khỏi sanh tử luân hồi, chẳng thể chứng quả. Do chúng ta tu hành mà ko có cắm cái gốc rễ “Tịnh nghiệp tam phước” thật vững chắc vậy.
Hi vọng ai trong chúng ta có duyên đọc được bài này, cũng nên tự mình kiểm điểm xem mình đã cắm cái gốc rễ này chắc chưa? Có thật là có gốc, có rễ chưa? Thì trên đường về cõi tịnh của Phật A Di Đà – trong một đời này chúng ta mới có phần vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật