Về cách sắp đặt cúng tế rất kỵ việc sát sanh, vì việc sát sanh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết. Cho nên thân Trung ấm (*) nếu một phen thấy được việc ấy tức thì bảo thôi; nhưng ngặt nỗi âm, dương cách trở, nên không thể nào nghe được. Vì thế kẻ sống còn, vẫn trở lại làm sát sanh như thường. Đối với kẻ chết không thể ngăn nổi sân niệm khởi lên. Đã thế, nếu một phen sân tâm khởi lên, liền phải đọa vào địa ngục; cho nên người sắp đặt cúng tế cần phải chú ý. Nếu muốn cúng tế, thì nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và đồ trái, chớ dùng những đồ uế tạp và sát hại sanh vật. Như trong Kinh Địa Tạng đã nói: “Làm những việc sát hại, cho đến bái tế quỉ thần; đã không có một mảy may phúc đức, không có lợi gì cho kẻ chết mà còn kết thêm tội lỗi càng sâu nặng. Dù cho kẻ chết về đời sau của họ, hoặc trong đời này có thể chứng được Thánh quả, hoặc sanh lên Trời; nhưng khi lâm chung bị bà con làm ác nhân ấy (tức là nhân sát hại) cũng làm cho họ phải liên lụy nhiều bề, chậm sanh về chỗ lành. Huống chi kẻ chết đó khi sống còn chưa từng làm một chút việc lành, chỉ một bề nương theo gốc nghiệp mà tạo tác, lẽ phải chịu ác thú, nỡ nào bà con lại gây thêm nghiệp cho họ?
Trong luật Thuận Chánh Lý, quyển thứ ba nói: “Có con quỷ tên là Hy Tự, nó hành động được tự do, có thể đi hết các phương dễ dàng cũng như chim bay giữa trời, qua lại không ngăn ngại. Sở dĩ nó phải đọa làm thân quỷ, duyên cớ có hai:
1- Là lúc bình sanh của nó, mê say theo lối bàn luận của thế tục, chắc rằng: chết rồi quyết phải thành quỷ. Cho nên luôn luôn mong mỏi sau khi chết rồi, sẽ được con cháu đem đồ ăn đến cúng tế. Vì chấp chặt tà kiến ấy, và nhờ có căn lành đời trước, nên mới đọa vào loài quỷ này, luôn luôn mong mỏi thờ cúng, bởi thế nên gọi là quỷ Hy tự.
2- Là lúc bình sanh hay ưa gần gũi giao thiệp và vì muốn được giàu có, cho nên chỉ biết tích trữ của cải cho mình, ôm lòng bẩn chật, dù cho dư dật cũng không chịu bố thí. Vì ác nghiệp ấy, nên phải đọa vào loài quỷ này. Luôn luôn vì lòng ưa mến của cải ở đời, cho nên thường hay nương náu chung quanh nhà cửa hoặc những nơi nhơ nhớp. Bởi thế, nếu bà con, bạn bè cúng tế, thì sanh lòng cảm khái và hối hận sự bẩn chật của mình ngày trước. Do cái niệm lành ấy, nên được cái phúc hưởng thọ cúng tế”.
Trong Kinh Quán Đảnh, quyển thứ sáu cũng có nói: “Những kẻ trong lúc bình sanh không làm lành, cũng không làm dữ; thì sau khi chết rồi không có quả báo gì xuất hiện, cho nên sẽ làm loài quỷ và được tự do. Nhưng loài quỷ này thường hay nương náu nơi mồ mả của mình hoặc mồ mả của kẻ khác; dựa theo cái dư khí của cốt tủy mà được hiển linh. Cho nên nếu ai có cúng tế, thì cũng được hưởng thụ. Đến khi xương tủy đã mục nát, thì mất chỗ nương tựa, tức liền tìm đến chỗ nào xương tủy chưa mục nát và vô chủ để nương tựa”. Trong Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ, quyển thứ 16 cũng nói: “Có một loài quỷ tên là Hy vọng, vì trong lúc sống còn, hay ưa buôn bán tính toán, chẳng kể gì đến phải chăng, gạt người lấy của, làm như thế mà tự cho là vừa ý. Còn những việc bố thí, thành tín, phúc đức, giới cấm v.v… thì không bao giờ nói đến. Luôn luôn đem lòng bỏn xẻn ganh tỵ, không ưa gần gũi bạn lành. Cho nên, đến khi lâm chung phải đọa vào làm quỷ này. Loài quỷ này mặt mày đen xám, luôn luôn rơi lụy, tay chân lở loét, tóc tai bù xù, kêu gào thảm thiết. Nếu như con cháu có lòng nghĩ đến tiên linh mà cúng tế, thì quỷ này mới được uống ăn. Ngoài ra, không bao giờ được hưởng thọ.
(*) Trung ấm cũng gọi là Trung-hữu. Ví như chúng ta đến khi thân này đã chết, gọi là Tử-ấm cũng gọi là Tử-hữu. Đến khi tái sinh thân sau gọi là Sinh-ấm, cũng gọi là Sinh-hữu. Giữa khoảng đã chết và chưa sinh, trải qua 49 ngày đêm, trong thời gian ấy ta có một cái thân rất tinh tế gọi là Trung-ấm-thân
Trích Liễu Sinh Thoát Tử
Dịch Giả: Thích Quang Phú (nguyên giáo sư trường Phật Học Báo Quốc Huế)
Hỏi: Người Việt Nam của ta có phong tục là khi đến ngày chết của thân quyến và tổ tiên thì làm giỗ để tưởng niệm, nhưng họ lại tổ chức ăn uống, nhậu nhẹt, có khi lại sát sanh nữa, cúng toàn đồ mặn cho người đã chết, lúc người chết còn sinh tiền thích ăn gì là họ lại làm những món đó để cúng, theo Chú thì họ làm như vậy có ích lợi gì chăng? Người đã chết có hưởng được không? Có phải vô tình đã gây thêm tội nghiệp cho người đã chết, mà có khi người chết đã đi đầu thai trong lục đạo rồi mà cúng giổ có còn liên quan gì đến họ nữa không Chú (Vì họ đã đi đầu thai rồi mà)?
Gia đình Cháu cũng không ngoại lệ, đó là thói quen lâu đời, vài ngày nữa là đến đám giỗ bà Nội của Cháu, lúc còn sinh tiền bà Nội ăn chay trường và cũng tu hành, bà Nội Cháu mất khoảng 3 năm rồi, ba mẹ cháu định cúng đám giỗ: cúng cho bà nội cháu thì cúng đồ chay, còn làm đồ mặn cho con cháu ăn và có mời vài người lại nhậu nữa! Theo Chú thì sao? Ba mẹ Cháu làm như vậy có đúng không? Có ảnh hưởng gì đến vong linh bà Nội Cháu không?
Nhờ Chú cho cháu lời khuyên, để không làm ảnh hưởng đến người đã chết.
Theo Chú ngày giỗ nên làm gì để vừa có lợi ích cho người chết và người đang sống? Mong Chú vì mọi người và cũng như người thân của Cháu mà giải bày chi tiết để mọi người thấu hiểu !
A DI ĐÀ PHẬT…
Thành thật cảm ơn Chú nhiều !!!
Trả lời: Thế gian thì việc này là chuyện thường. Nhưng người hiểu Phật pháp thì nên cẩn thận làm đúng theo pháp mới tốt.
Trong Khuyên Người Niệm Phật (tập 1) cò bàn về vấn đề cúng giỗ. Xin xem qua để biết thêm.
Việc cúng giỗ có ảnh hưởng khá lớn đến vong linh người chết. Nếu lợi dụng ngày giỗ kỵ của người quá cố mà làm tiệc linh đình, giết hại sanh vật để thiết đãi sẽ tạo thêm tội cho vong linh.
Trong tội sát sanh, kinh Phật có nói, tự mình giết, vì mình mà con vật bị chết, thấy người ta giết mà mình vui mừng, đều có liên quan đến tội này. Chọn những ngày giỗ kỵ mà sát sanh hại vật thì vong linh ấy cũng liên can chịu tội.
Nếu người chết còn bị kẹt vào chỗ nào đó chưa được đầu thai, thì mỗi lần con cháu giết hại sanh vật để cúng tế, thì họ bị thêm tội. Vì nghiệp mà đang chịu trả nghiệp, nay bị con cháu gởi thêm nghiệp nữa, nghiệp sau chồng nghiệp trước, biết chừng nào trả cho xong. Thật tội nghiệp cho họ!
Người chết lúc sanh tiền thích sát sanh hại vật để ăn. Đây là vì tham ăn mà tạo nghiệp ác. Chính vì tội sát sanh hại vật mà họ đang chịu nạn. Khi bị nạn rồi, họ đã biết nguyên nhân tại sao, họ rất ân hận. Nhưng đã quá muộn màng! Họ đang rất tha thiết và âm thầm cầu xin con cháu thương họ mà tìm phương giải nạn cho họ. Nếu con cháu biết được đạo lý này thì nên làm lành làm thiện, những ngày cúng giỗ đều tổ chức niệm Phật tụng kinh, phóng sanh lợi vật để hồi hướng công đức. Ơn nghĩa này đối với họ lớn lao và quý hóa biết chừng nào!
Nếu họ đã đầu thai rồi, mà con cháu vẫn cứ giết hại chúng sanh để hồi hướng cho họ thì họ vẫn bị ảnh hưởng chứ làm sao tránh khỏi.
Ví dụ, như một người chết đầu thai làm chó chẳng hạn. Đây là vì ngu muội mà sanh vào loài súc sanh.
Con chó vì thương con cháu trong gia đình nên sẽ trở lại trong nhà để phục vụ cho con cháu. Nếu người thân nhân biết làm thiện làm lành hồi hướng cho người đó, cầu cho họ dù đang ở trong cảnh giới nào, cũng nương theo công đức này, sớm tỉnh ngộ tu hành, niệm Phật, cầu sanh Tịnh độ. Nhờ lòng thành mà được cảm ứng, thì con chó đó có thể được hoá kiếp, hay siêu thoát.
Chứ con cháu không chịu làm thiện lành, mà còn sát hại sanh vật đem cúng cho tấm hình đời trước của nó, rồi liệng xương cho nó ăn nữa. Trớ trêu không? Thậm chí, nhân ngày giỗ của chính nó trong đời trước, con cái lại bắt con chó đó làm thịt để nhậu nhẹt. Hãy nghĩ thử, oán nạn này sẽ dẫn tới đâu? Thân nhân đã biến thành oan gia trái chủ, tình thương đã biến thành hận thù, hận thù đời đời kiếp kiếp biết bao giờ mới giải tỏa đây?!…
Vấn đề giỗ chay, đãi mặn thì chẳng khác gì. Vì thật sự, tiếng là giổ chay, chứ vài đĩa xào để trên bàn thờ, so với tràn ngập thịt cá trong bàn tiệc, thì mấy món xào trên bàn thờ chỉ là hình thức giả tạm, làm sao che lấp được rượu thịt ê hề, say sưa túy lúy? Hình thức trống rổng, tâm ý giả tạo, có cảm thông được gì! Bắt người ta cắt cổ mổ ruột để nhậu trong ngày giỗ mà gọi là giỗ chay. Thật là trớ trêu, ngang ngạnh!
Càng giả tạo càng làm cho các oan hồn của những chúng sanh bị giết hại càng thêm hung hãn, càng thêm căm thù. Thù chất thêm thù. Oán thù càng ngày càng khốc liệt!
Trong Khuyên Người Niệm Phật, Diệu Âm cho đây là hành động trả hiếu quá kỳ quái của người thế gian!
Ông bà đã vụng tu bị quả báo quá đau khổ, vì sát sanh hại vật nên họ chịu đủ mọi cực hình đau khổ trong tam đồ ác đạo để trả nghiệp, con cháu không tìm cách gỡ nạn cho ông bà, mà cứ chờ đến những ngày giỗ kỵ đem máu thịt nhét vào mồm của ông bà để ông bà bị kết thêm tội sát sanh mới. Làm như vậy có khác gì, ông bà bị nạn, đang tìm cách ngoi lên thoát nạn, vừa mới ngóc lên một chút thì bị con cháu nện lên đầu một đạp cho chìm xuống lại trong cảnh đọa lạc. Trả hiếu gì mà kỳ vậy!?…
Vậy thì, người biết tu hành, thì những ngày giỗ kỵ ông bà nên làm chay thanh tịnh mới tốt. Tụng kinh niệm Phật hồi hướng công đức cho vong linh, cầu xin vong linh sớm siêu sanh Tịnh độ. Nên giảm chế các hình thức ăn nhậu say sưa, tuyệt đối đừng sát hại sanh vật. Đừng nên lợi dụng ngày chết của ông bà, cha mẹ, mà giết hại sanh vật làm đám tiệc linh đình để trả ơn nghĩa thế gian. Nếu sơ ý, vừa tội nghiệp cho ông bà, vừa kết thêm nghiệp chướng cho chính mình. Nhân quả này không dễ gì trả được đâu.
Nhân ngày giỗ kỵ này, con cháu nên ăn chay, phóng sanh, làm các việc thiện lành để hồi hướng công đức, cầu cho vong linh được tiêu nghiệp tăng phước. Chỉ cần nhang đèn, hoa quả với vài món tinh khiết để tỏ lòng thành kính. Nếu nhà nghèo quá, thì chén nước lạnh tinh khiết với hoa quả, một nén hương là đủ để thiết lễ tưởng niệm rồi. Cần chi đến hình thức linh đình mà bị khó khăn.
Mời đồng tu đến tụng kinh, niệm Phật, hồi hướng công đức là tốt nhất, tiện nhất, đúng pháp nhất. Nên thành tâm khai thị, khẩn cầu vong linh sớm hồi đầu quy y Tam bảo, niệm Phật cầu sanh Cực lạc thì càng hay, càng chánh pháp.
Ngày giỗ kỵ mà làm được các điều thiện lành này thì được nhiều chư thiện thần ủng hộ, gia trì. Nếu cứ sát sanh hại vật, làm việc sai với đạo pháp thì các vị thiện thần sẽ lánh xa, đây là điều không tốt cho gia đình trong tương lai vậy.
A-di-đà Phật
Diệu Âm (Minh Trị)
A Di Đà Phật. Con chào chú Diệu Âm Minh Trị. Được biết các bài chú khai thị làm con thấy thêm tinh tấn niệm Phật. Con có thể xin chú số điện thoại để tiện hỏi về Phật pháp được không ạ. Con chân thành cảm ơn chú.
Đạo hữu có thể email cho chú Diệu Âm Minh Trị hiện đang ở Úc tại [email protected]
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Liên Hương xin chân thành cảm ơn cư sĩ Hữu Minh.
Vào ngày lâm chung, cần phải cẩn thận, chớ giết hại và chớ gây tạo ác duyên, cũng đừng bái tế quỷ thần, cầu xin vọng lượng. Vì sao thế? Vì việc sát hại cho đến tế bái đó không có mảy may năng lực lợi ích cho người mất, mà chỉ kết thêm tội duyên, làm cho nặng thêm mà thôi.
Giả sử người chết đó, trong đời vị lai hoặc đời hiện tại, đắc được phần Thánh Quả, sẽ sanh vào cõi trời, cõi người; nhưng vì lúc lâm chung bị hàng quyến thuộc gây tạo ác nhân, làm cho người chết cũng mắc lấy ương lụy, phải đối biện, chậm sanh vào chốn tốt lành. Huống chi là người sắp chết lúc sống chưa từng có chút thiện căn, phải y theo bổn nghiệp mà tự đọa ác đạo! Hàng quyến thuộc nỡ nào làm tăng nghiệp tội của người ấy? Ví như có người từ xứ xa đến, tuyệt lương thực đã ba ngày, lại vác theo đồ vật nặng hơn trăm cân, bỗng gặp kẻ lân cận gởi ít món đồ nữa, vì thế mà càng khốn đốn, nặng nề thêm.
Trích Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Hỏi:
Con chào chú Diệu Âm! Con cảm ơn Chú đã trả lời thư con, hiện nay con đang có 1 việc rất mong Chú tư vấn giúp con.
Cách đây khoảng 10 ngày, con có tuyển dụng 2 bạn ( con làm TP nhân sự cho công ty dệt len) là 2 chị em ruột vào công ty làm công nhân. Theo như lời kể thì gia đình 2 bạn này rất khó khăn, bố mẹ bỏ đi và 4 chị em nuôi nhau, nhà rất nghèo, còn 2 em nhỏ ở nhà trong đó có 1 em bị tim. Vào học việc được mấy hôm thì cô chị bị ngất tại công ty, tuy nhiên lúc ngất nhìn bạn ấy rất đáng sợ, người cứng đơ tay cứ cào và cắn và đòi uống nước, uống bao nhiêu cũng không đã khát và nhìn người dài dại. Con có đưa đi viện thì cũng không tìm ra bệnh gì. hôm nay bạn ấy quay trở lại làm lại và có nói chuyện với con. Họ hàng nhà bạn ấy làm nghề sát sinh, giết trâu bò, lợn rất nhiều, và nhiều nhà trong họ bị quả báo ( chết trùng tang và bị ung thư nhiều ). Giờ cả họ đang phải đeo bùa gì đó ( 2 chị em bạn ấy cũng đeo ) Riêng gia đình bạn ấy trước đây bố cũng làm nghề giết chó, trong 2 năm liền. Khi đó cả 2 chị em bạn ấy đều bị bệnh, có khi 2 đứa đều bị nhập và cầm dao đuổi bố, bố phải trèo lên cây, sau đó các bạn ấy bị ngất đi. Từ đó bố bạn ấy sợ mới bỏ nghề. Tuy nhiên giờ bạn ấy vẫn bảo nằm ngủ hay thấy cả đàn chó cắn xé 4 chị em và bây giờ bạn ấy đang làm cũng tháy ma quỷ và bị đè đén ngất đi. Đây là lần đầu tiên con gặp và con hiểu là quả báo của do nghiệp sát sanh, tuy nhiên con đang lúng túng không biết giúp bạn ấy như thế nào. Hiện tại con đang làm và ý định làm những việc sau:
1. Về công việc: sẽ xin với giám đốc để bạn ấy được ở lại tiếp tục làm ( vì bạn ấy mới học việc mà SK yếu thì cty có thể không nhận )
2. Về quả báo của bạn ấy: Con khuyên bạn ấy niệm Phật A Di ĐÀ, và tặng ảnh Phật A Di ĐÀ cho bạn ấy. ( TUy nhiên con vẫn phân vân vì bạn ấy đang thuê phòng trọ tồi tàn không biết để anh Phật không được trang nghiêm có sao không), con định tặng bạn ấy quyển văn phát nguyện sám hối của Hòa thượng Tịnh không, và mua tặng bạn ấy 1 máy niệm Phật. Con chỉ có thể làm dc vậy và con không biết phải làm như thế nào hơn trong trường hợp này. Chú có thể chỉ cách giúp con có được không. Thực sự con rất thương bạn ấy nhưng con đức kém quá không biết phải làm như thế nào.
Con rất mong nhận được lời khuyên của Chú. Con cảm ơn chú rất nhiều.Con chúc Chú luôn khỏe mạnh và an lạc.
A Di Đà Phật. Con kính thư.
Trả lời:
Câu chuyện kể lại đúng là oán thân trái chủ đang đối đầu. Nhân duyên quá báo ứng hiện.
Nghiệp sát sánh gây nên oán nghiệp nặng lắm, người hiểu đạo cần tránh xa nghiệp sát mới được.
Việc đeo bùa ngải gì đó thật ra không tốt lắm. Tất cả những loại này không phải là chánh pháp đâu.
Người làm ác thì lấy lòng thành mà sám hối nghiệp chướng, lo niệm Phật tu hành hồi hướng công đức để xóa lần oán nghiệp mới là chánh pháp, còn bùa phép gì đó là cố tình dùng tà lực bất công để trấn áp chúng sanh làm cho oán hận càng tăng cao. Khi còn khỏe mạnh thì tạm thời được yên, đến lúc suy yếu thì bị nạn về oán nghiệp nặng lắm.
Đã làm tội thì phải có tâm sám nghiệp mạnh mẽ mới được.
Phải chấm dứt sát sanh,
Phải kiệt thành sám hối
Phải quyết dạ tu hành, nhất định phải chí thành Niệm Phật
Phải làm việc đại thiện phước
Phải phóng sanh cho nhiều
Đem tất cả công đức hồi hướng cho oan gia tái chủ cầu xin giải tỏa oán thù.
Hằng ngày đều đọc bài văn sám hối của HT Tịnh-Không rất tốt. Cố gắng liên lạc với một Ban Hộ Niệm nào đó, nhờ họ niệm Phật trợ duyên, khai thị, chỉ điểm cách hóa gỡ nạn oán thân trái chủ.
Khuyên người đang mắc nạn hãy bình tĩnh, không hoảng sợ, gặp chuyện gì cứ giữ chặt câu Phật hiệu mà niệm. Thành khẩn phát lồ sám hối, thành tâm nói lời điều giải với họ, ví dụ:
Chư vị ơi! Trong qua khứ tôi đã mê muội làm điều sai trái, sát hại chư vị. Nay tôi biết tôi đã sai lầm, xin thành tâm sám hối tội xưa, quyết không dám tái phạm. Tôi sẽ quyết lòng niệm Phật tu hành, làm thiện tích phước, phóng sanh… đem tất cả công đức hồi hướng cho chư vị cầu xin hóa giả oán thù.
Xin chư vị hãy cùng tôi niệm Phật cầu siêu sanh Tịnh-Độ. Nếu chư vị buông xả oán thù, thành tâm niệm Phật cầu vãng sanh thì sẽ được vãng sanh, hưởng đời an vui sung sướng, thoát ly sanh tử luân hồi, chấm dứt tất cả khổ đau. A-di-đà Phật có đại nguyện cứu độ tất cả chư vị vãng sanh về tây-Phương Cực-Lạc nếu chư vị phát tâm niệm danh hiệu Ngài cầu vãng sanh.
Hãy cùng nhau niệm Phật để được giải thoát hay hơn là trả thù nhau mà chư vị và tôi cùng chịu ách nạn, cùng chịu đọa lạc, cùng bị khổ đau đời đời kiếp kiếp.
Vạn sự xảy ra đều có nhân duyên quả báo. Tối đã ngộ đường đạo quyết đoạn ác tu thiện. Khẩn nguyện chư vị buông xả oán thù, cúng nhau niệm Phật, cùng nguyện vãng sanh, quyết cùng nương theo đại nguyện của A-Di-Đà Phật để cùng về cõi Cực-Lạc hưởng đời an vui thành đạo.
Nam mô A-Di-Đà Phật.
Thành tâm khẩn nguyện tương tự như vậy là được.
Diệu Âm.
Kính thưa quý vị đạo hữu!
Tôi đã biết việc cúng giỗ nên cúng chay qua trang nhà. Nhưng tôi là phận con cháu nên khuyên nhủ làm sao cũng không khuyên được ông bà cha mẹ bỏ việc sát sanh trong ngày cúng giỗ! Bản thân tôi rất muốn ăn chay và đã cố duy trì nhiều lần nhưng đều cảm thấy quá mệt không thể làm việc bình thường. Không biết phải thay đổi từ đâu và như thế nào. Kính mong quý vị cho tôi một lời khuyên! Xin chân thành cảm ơn quý đạo hữu! Nam mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Phương Nhung,
Những điều bạn băn khoăn chính là nỗi nhức nhối đang xảy ra từng ngày, từng giờ trong cuộc sống mỗi gia đình Việt Nam. Đơn giản là: Không phải gia đình nào, người Việt nào cũng tin, hiểu và tu theo đạo Phật mà phần lớn là tin, thờ cúng theo đạo ông bà, tổ tiên. Nghĩa là tổ tiên sống làm sao, dặn làm sao, thì khi chết cũng sẽ lập lại đúng trật tự như nó vốn thường có.
Nhưng tôi là phận con cháu nên khuyên nhủ làm sao cũng không khuyên được ông bà cha mẹ bỏ việc sát sanh trong ngày cúng giỗ.
Để thay đổi định kiến một cá nhân đã là vô cùng khó và bạn phải cần có thời gian; nhưng để thay đổi cả một truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên từ ngàn xưa tới nay cho đúng Phật Pháp thì sự khó khăn còn nhân lên gấp bội. Bởi những điều mà ông bà cha mẹ cho là đúng, mặc dù đó là cái đúng của sự lạc hậu, cổ hủ, mê lầm, trái với đạo Phật, nhưng chúng ta không thể thay đổi, vì những mê lầm đó đã ăn sâu vào máu thịt của họ, do vậy muốn chuyển đổi được họ bạn buộc phải có phương tiện và phương tiện khéo. Phương tiện bạn cần có là gì? Đó chính là Phật pháp. Phương tiện khéo là gì? Phật pháp phải tuỳ duyên. Trong Kinh A Di Đà có câu: „Xá Lợi Phất chẳng thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về cõi kia“.
Ở đây TN chỉ trao đổi cùng bạn ý nghĩa giản tiện nhất về cụm từ: Thiện căn – phước đức – nhân duyên:
Sao gọi là thiện căn? Là tất cả các căn lành (còn gọi là chủng tử lành) tích tụ từ vô lượng kiếp tới nay.
Sao gọi là phước đức? Phước là tất cả những việc thiện: bố thí (giúp đỡ kẻ nghèo, người già, cô đơn, bệnh tật; cúng dường Tam bảo; phóng sanh…). Đức là sự tu học và trì giới chân chánh.
Sao gọi là nhân duyên? Tất cả những thời cơ thuận tiện nhất, thích hợp nhất, phù hợp nhất (trong Phật pháp gọi là nhân duyên thù thắng nhất)
Qua 3 yếu tố trên bạn có thể nhận biết: liệu người nhà mình đã hội đủ: Thiện căn – phước đức – nhân duyên? Nếu thiện căn chưa dấy khởi=phước đức không có=nhân duyên chẳng thể chín mùi. Vậy bạn phải làm gì? Chọn phương tiện khéo. Phương tiện khéo của bạn là gì? Âm thầm tu hành, âm thầm hồi hướng phước đức cho người thân của mình. Sao gọi âm thầm? Mình tu hành nhưng chẳng làm kinh động, sách động đến ai. Người thân của ta chưa tu được đó là chuyện của họ. Chớ vội tìm cách khuyên dụ, sách tấn họ theo mình.
Thông thường khi mới bước vào tu đạo, chúng ta hay rơi vào thế kẹt: Nhìn ai cũng thấy tội nghiệp, đáng thương, gặp ai cũng muốn độ… điều này chúng ta phải hết sức cảnh giác kẻo sẽ dẫn đến lầm đường, bởi đó chỉ là những ảo giác của một người mới bước vào tu đạo hay nói khác đi: đó là giai đoạn chuyển hoá tâm từ ngu mê, vô minh, ô trược sang tâm thiện, lành, vì thế cảm nhận đó chỉ là nhất thời chứ chưa phải thực là sự tịnh lặng của tự tánh. Bởi tâm ấy còn là tâm ái dục (có sự phân biệt: người tu, kẻ chưa tu, người ngộ, kẻ chưa ngộ, người thân, kẻ sơ…). Nhưng khi tự tánh xuất hiện, trong tâm chúng ta sẽ chỉ còn duy nhất: duyên chín mùi=giúp cho duyên đó nảy nở, tăng trưởng; ngược lại nhất quyết không được khai pháp vì sẽ làm cho những chúng sanh này bị tổn hại.
Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật nói với Ngài A Nan: „Người chưa giác ngộ mà phát tâm độ đời đó là hạnh của Bồ tát“. Nếu hiểu xuôi theo văn tự, có lẽ chúng ta ngỡ hành động thương người, thích độ người của chúng ta quả là cao cả. Nhưng hiểu sâu xa lời Phật dạy: Chưa giác ngộ có nghĩa là sao? Chưa giác ngộ làm sao độ đời? Vậy thâm nghĩa là ở đâu? Ý Phật nói: Muốn thực hành hạnh Bồ tát bản thân chúng ta phải giác ngộ trước tiên. Giác ngộ điều gì? Nhân-Quả tuần hoàn; Đời là vô thường; đời là hư giả; đời là tử-sanh, sanh-tử luân hồi không ngưng nghỉ; đời là một hơi thở ra không kịp hít vào là chấm dứt sự sống… Khi ý thức được như vậy chúng ta phải làm gì? Phải thực tu, thực hành theo lời Phật dạy (còn gọi là tin sâu nhân-quả, nguyện hành theo Phật đạo). Làm được như vậy chúng ta mới có thể giúp mình, giúp người được.
Trở lại với những băn khoăn của bạn:
Bản thân tôi rất muốn ăn chay và đã cố duy trì nhiều lần nhưng đều cảm thấy quá mệt không thể làm việc bình thường. Không biết phải thay đổi từ đâu và như thế nào?
1- Bản thân bạn vẫn chưa thông suốt về chuyện chay-mặn nhưng bạn lại mong muốn người thân phải thực hành ăn chay=bạn sẽ gặp trở ngại từ phía gia đình. TN có nói: bạn phải âm thầm tu hành, âm thầm hồi hướng, nghĩa là bạn phải làm một biểu pháp (làm tấm gương) thật tốt cho chính người thân của mình nhìn đó để noi theo.
2. Bạn tạo cho mình một áp lực quá lớn về chay-mặn. Phật không bắt chúng ta ăn chay – Chay hiểu cho đúng là sự thuần tịnh của tâm. Nếu ăn chay mà tâm vẫn đầy tham, sân, si, mạn, chấp trước… thì đó là giả chay. Do vậy bạn chớ tự gò mình vào những ngày ăn chay: Ăn chay với tâm buông xả, nghĩa là: hoan hỉ ăn, ăn để duy trì sự sống làm việc, tu hành, chẳng phải ăn để đạt này, xứng nọ. Bởi nghĩa đích thực của ăn chay mới chỉ là thực tập hành hạnh từ bi với chúng sanh muôn loài, chứ chẳng phải ăn chay sẽ thành Phật, hay chẳng ăn sẽ bị đoạ địa ngục. Mà ăn chay nhưng phải trì Giới. Trì giới chân chánh sẽ sanh định, có định sẽ sanh trí tuệ. Khi tâm bạn đã thanh tịnh, trí tuệ tự khai thông, tự người thân của bạn lúc này sẽ nhận ra: thì ra tu hành (ăn chay, trì giới, tụng kinh, niệm Phật…) có nhiều lợi lạc đến vậy, và lúc đó, chẳng cần bạn phải lao tâm, tự họ sẽ biết mình phải làm gì. Giả như họ có hỏi bạn, lúc ấy bạn cũng chỉ cần gieo thêm chút duyên là họ sẽ tự vận động. Tại sao? Bởi tự tánh Phật trong họ đã tỉnh thức. Đó chính là diệu pháp của Phật pháp, nghĩa là một người tu mà chuyển được nhiều người.
Như vậy muốn thay đổi người thân đi vào chánh đạo bản thân bạn phải tự dấn thân. Nếu bạn còn nửa tín, nửa ngờ, hào tắt, hào cháy=bạn còn đang huyễn hoặc chính mình và như thế trở ngại vẫn luôn ở trước mặt.
TN chúc bạn sáng suốt, dũng mãnh trên con đường tu đạo.
A Di Đà Phật
Kính chào đạo hữu Phương Nhung
Cố Lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh có dạy: Việc ăn chay, không sát sinh, không ăn ngũ vị tân là nền tảng của người niệm Phật cầu vãng sanh.
Đối với việc ăn chay trường thì bạn cần phát tâm mạnh mẽ trước Tam Bảo, bạn phát tâm trước Tam Bảo thì sẽ đc Tam bảo gia trì, nguyện lực thêm kiên cố, sẽ giúp bạn thành tựu tâm nguyện.
Ăn chay mặc dù ăn ít (ăn chay một thời gian thì nhu cầu ăn uống sẽ tự giảm, không muốn ăn nhiều) vẫn đủ sức khỏe, nếu bạn nghĩ rằng ăn chay yếu thì bạn chắc chắn sẽ rất mệt vì Hòa thượng Tịnh Không dạy 95% năng lượng con người tiêu hao là vào vọng tưởng.
Cho nên các vị Tăng tu hạnh đầu đà ngày các vị ăn một bữa nhưng các vị rất khỏe mạnh.
Nguyện lực như ngọn đuốc soi đường, tất cả phụ thuộc ở Tâm Nguyện của bạn thôi.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Nam mô A Di Đà Phật!
Câu trả lời của đạo hữu Thiện Nhân có câu: “Bởi nghĩa đích thực của ăn chay mới chỉ là thực tập hành hạnh từ bi với chúng sanh muôn loài, chứ chẳng phải ăn chay sẽ thành Phật, hay chẳng ăn sẽ bị đoạ địa ngục”
Câu này, TM chưa hiểu ý của Thiện Nhân như thế nào? ” chẳng ăn sẽ bị đọa địa ngục” có nghĩa là ăn chay hay mặn không quyết định việc đọa địa ngục hay không?TM trộm nghĩ việc đọa địa ngục chắc theo ý Thiện Nhân là do tâm quyết định! nhưng phàm phu chúng ta có tâm ăn thịt, vậy là tâm gì?
Rất khó hiểu!
Vì Tịnh Minh đọc Kinh nhất Kinh Địa Tạng đều thấy quả báo thảm khốc của người ăn thịt, như chuyện Quang Mục cứu mẹ, do mẹ lúc sống thích ăn cá nên đọa ác đạo, nỗi khổ kể không xiết.
Hay như TM đọc pháp ngữ của Đại sư Ấn Quang có kể chuyện người mẹ mơ thấy người con gái vừa mới chết của mình đọa làm lợn ở xóm bên, bà mới hớt hải sang chuộc, người con gái này như chuyện kểo là chết khi mới 16 tuổi, là đứa trẻ thuần thiện chỉ có mỗi tội thích ăn thịt gà.
Nhân nào quả ấy, rất đơn giản chúng ta không cần suy luận nhiều làm gì.
Còn ăn thịt mà không đọa ác đạo chỉ có là bậc Bồ tát thị hiện độ sanh, như chuyện Hòa thượng Chí Công hay Tế Công vì các Ngài đã chứng pháp thân, tâm vô niệm; (nhưng trong Kinh đều nói thịt đó là do thần lực của các Ngài biến hiện ra.)
TM chỉ muốn làm rõ ý của đạo hữu, không có ý tranh luận ở đây!
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Gửi Đạo hữu Tịnh Minh,
Cảm ơn TM đã nhận ra và đã vì mọi người đặt ra câu hỏi mà theo TN là hết sức quan trọng cho chúng ta – những người mới bước vào tu đạo cần phải nắm vững thật vững chắc, bằng không hoặc chúng ta sẽ đi lạc đường, hoặc sẽ gặp những chướng duyên ngay bước khởi đầu tìm hiểu, đến với đạo và thâm nhập vào đạo Phật.
“Bởi nghĩa đích thực của ăn chay mới chỉ là thực tập hành hạnh từ bi với chúng sanh muôn loài, chứ chẳng phải ăn chay sẽ thành Phật, hay chẳng ăn sẽ bị đoạ địa ngục”
Nói cho đúng đây là một câu hỏi mà TN để ngỏ. Trong đây có hai ý nay TN xin nêu cụ thể để TM cùng các Đạo hữu hoan hỉ giải đáp giúp cho TN:
– Có đúng là ai ăn chay cũng sẽ thành Phật không?
– Người không ăn chay (tức ăn mặn) đều bị đoạ địa ngục?
Rất hy vọng TM cùng các Đạo hữu khác khởi tấm lòng từ để cùng lý giải giúp cho TN thật kỹ về hai đề tài này, ngõ hầu giúp cho các Đạo hữu khác cùng thấu ngộ.
TN thành kính tri ơn!
TN
A Di Đà Phật! Mến chào các liên hữu,
Đọc qua lời phân tích của huynh Tịnh Minh thì đệ thấy hoàn toàn đúng chứ không sai nhưng đó là đứng trên phương diện SỰ mà nhìn cũng giống như người mù rờ trúng cái đuôi voi thì cho rằng con voi giống như cây chổi.
Đọc qua lời phân tích của huynh Thiện Nhân thì đệ thấy hoàn toàn đúng chứ không sai nhưng đó là đứng trên phương diện LÝ mà nhìn, cũng giống như người mù, rờ trúng chân voi thì cho rằng con voi giống như cây cột nhà.
HT Tịnh Không dạy, lý sự cần phải viên dung. Do vậy không thể chấp lý mà bỏ sự hay chấp sự mà bỏ lý. Nếu chấp một bên thì cũng đúng nhưng chỉ đúng một phần mà không thấy được toàn diện, tức là bao quát toàn thể con voi là như thế nào.
Chấp sự bỏ lý là những người ăn chay trường, cũng tụng kinh, lạy Phật, niệm Phật…nhưng trong lòng thì vẫn còn tham sân si mạn…chưa được hiền lương, thanh tịnh.
Chấp lý bỏ sự là những người ngộ được bản tâm thanh tịnh, sau đó ăn mặn, không thờ Phật và lể Phật (vì nghĩ rằng Phật tại tâm), cũng không tụng kinh, ai hỏi thì nói:” Tôi tụng kinh vô tự “…
Lý sự viên dung tức là người ăn chay thì phải có lòng từ bi, không sát sanh mà thường phóng sanh. Lể Phật với tấm lòng chân thành chứ không phải như tập thể dục và người này cũng hiểu được đạo lý:” Năng lể sở lể tánh không tịch, Cảm ứng đạo giao nan tư nghì, Ngã thử đạo tràng như đế châu, Thập phương chư Phật ảnh hiện trung, Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền, Đầu diện tiếp túc quy mạng lể”…Nói chung thì lý sự viên dung tức là nương nơi việc ăn chay để tập khởi lòng từ bi và khi đã có lòng từ bi rồi thì vẫn tiếp tục ăn chay chứ không nên ăn mặn.
Hai câu hỏi mà huynh TN đặt ra:
1. Có đúng là ai ăn chay cũng sẽ thành Phật không? Người ăn chay trường chưa hẳn đã thành Phật vì nếu nói ăn chay sẽ thành Phật thì con bò đã thành Phật lâu rồi vì nó vốn ăn chay trường từ nhỏ mà. Muốn thành Phật thì phải tu rất nhiều thứ, do đó ăn chay chỉ là một phần nhỏ trong số đó. Thiết nghĩ muốn thành Phật nên khởi đầu bằng việc tập ăn chay, nếu không ăn chay thì muốn thành Phật cũng hơi khó vì như ở phần dưới, đạo hữu Huệ Tịnh đã có trích dẫn nhiều rồi, hơn nữa có một vị liên hữu nào đó cũng đã trích dẫn và đăng lâu rồi trên trang mạng này hình như trong kinh Đại Bát Niết Bàn thì phải:” …Nếu người nào còn ăn thịt thì không phải đệ tử Phật…“.
2. Người không ăn chay (tức ăn mặn) đều bị đoạ địa ngục? Cũng chưa hẳn là vậy vì biết đâu họ có làm những việc phước thiện khác để bù đắp lại. Ăn mặn là một nhân tố để dẫn đến bị đọa địa ngục nhưng nó còn phụ thuộc nhiều nhân tố khác nữa. Nhưng nếu nói “Ăn mặn không bị đọa địa ngục” thì có thể người ăn mặn sẽ không bị đọa địa ngục nhưng người nói câu đó có thể sẽ bị đọa địa ngục. Tại sao lại như vậy? Khi mình nói :”Ăn mặn không bị đọa địa ngục” thì người ta sẽ không ăn chay nữa, tất cả đều ăn mặn, lúc đó việc sát hại sinh mạng sẽ tăng lên vô kể. Như vậy nguyên nhân dẫn đến sự chết chóc là do câu nói:” Ăn mặn không bị đọa địa ngục “.
Cám ơn huynh TN và huynh TM đã thị hiện nêu lên sự kiện này để chúng ta có dịp cùng nhau trao đổi, học tập lẫn nhau, tiếc là đệ chỉ có thể chia sẻ được bấy nhiêu thôi. Nếu như còn thiếu sót chỗ nào thì rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ các liên hữu khác để vấn đề được thông suốt hơn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Trong cuộc sống chúng ta đều có tiếp xúc với rất nhiều đối tượng, đều thấy được rằng chẳng phải người ăn chay trường thì hiền lương hơn người ăn chay kỳ hay hơn người ăn mặn, nhiều người họ ăn mặn mà mình thấy tâm họ như Bồ tát, không giận ai bao giờ, luôn nói lời từ ái. Người ăn chay trường có Trần Văn Nhu là viên cai ngục ác ôn nhất trong lịch sử nhà tù Côn Đảo hay thậm chí Việt Nam.
Người ăn chay trường được là cũng do có phước đức từ đời trước để lại, duyên gặp được pháp môn Tịnh độ cũng là như vậy, điều này chúng ta đều biết. Ăn chay trường diệt được một phần nghiệp sát sinh. Vẫn còn thân nghiệp (trộm cắp, tà dâm) và khẩu nghiệp, ý nghiệp.
Sự tích vãng sanh người ăn mặn được vãng sanh không phải không có, kẻ ác vãng sanh cũng có. Phúc Bình trộm nghĩ chúng ta người tu Tịnh độ ví như đều là kẻ leo lên đỉnh núi báu, người ăn chay trường như kẻ không phải đeo ba lô hành lý, người ăn mặn phải gùi thêm một túi nặng trên lưng. Nhưng người nào lên núi trước thì còn nhiều điều phải xem xét, kẻ không đeo ba lô nhưng là dân nghiệp dư đâu bằng vận động viên leo núi, một túi chứ mấy túi họ cũng lên trước.
Có câu “Tôi không bao giờ dám khinh thường các vị, vì tất cả các vị chắc chắn sẽ thành Phật” của Bồ tát Thường Bất Khinh rất đáng để chúng ta học tập.
Nam Mô A Di Đà Phật!
@Phúc Bình:
Người có lòng từ bi là người ăn chay, phóng sanh và khuyên người khác ăn chay để tránh sát hại. Người không có lòng từ bi thì ăn mặn đã đành rồi lại dùng lý lẻ để biện hộ cho việc ăn mặn của mình là hợp lý lại còn khuyến khích người khác ăn mặn.
Nếu có nhiều người phát tâm ăn chay thì thịt cá ở chợ sẽ bị ế bớt, khi đó chủ chợ , nhà hàng sẽ GIẢM đặt hàng do đó tàu đánh bắt và lò sát sanh cũng sẽ bớt sát sanh.
Ngược lại nếu nhiều người phát tâm ăn mặn thì chợ sẽ bán đắt, chủ chợ, nhà hàng sẽ đặt hàng nhiều hơn do đó tàu đánh bắt và lò sát sanh sẽ gia TĂNG sự giết chóc.
Trong gương vãng sanh thì người ăn mặn và làm ác vẫn được vãng sanh nhưng nếu chú ý kỹ thì ở giờ phút cuối họ biết sám hối và ăn chay (ít nhất là 5 ngày như là trong câu chuyện Đoạn Tuyệt Đồ Mặn Vãng Sanh Tây Phương).
Do đó nếu đối chiếu lại với ví dụ của đạo hữu Phúc Bình thì mình nghĩ cái ba lô đó không thể mang lên núi, phải cởi ra để dưới chân núi. Thời gian cởi bỏ cái ba lô mất ít nhất là 5 ngày. Liệu trong 5 ngày này mình có ăn chay được không? Hơn nữa mình có dám bảo đảm là mình sống hơn 5 ngày hay không? Mạng người trong hơi thở, sanh tử vô thường:
Ðức Phật hỏi một vị Sa-môn: “Mạng người được bao lâu?”
Ðáp rằng: “Thưa, trong khoảng vài ngày.”
Ðức Phật dạy: “Ông chưa hiểu Ðạo!”
Lại hỏi một vị Sa-môn khác: “Mạng người được bao lâu?”
Ðáp rằng: “Thưa, trong khoảng một bữa ăn.”
Ðức Phật dạy: “Ông chưa hiểu Ðạo.”
Lại hỏi một vị Sa-môn khác: “Mạng người được bao lâu?”
Ðáp rằng: “Thưa, trong khoảng một hơi thở.”
Ðức Phật dạy: “Lành thay! Ông đã hiểu Ðạo rồi vậy!”
Mình không có ý muốn tranh cãi với bạn, chỉ là sợ người sơ phát tâm vì nghe bạn nói thế mà không chịu dũng mãnh phát tâm ăn chay đó thôi. Đó là chưa kể người đang tập ăn chay mà nghe bạn nói thế thì thối tâm, nản chí cuối cùng thì…nhân quả này do mình tự làm tự chịu vậy. Phật dạy chúng ta nên ăn chay cho nên người nào ăn chay tức là y giáo phụng hành lời Phật dạy. Còn tâm của người ăn chay thiện hay ác là ở phương diện khác, ở đây mình chỉ nói đến chủ đề ăn chay mà thôi. Nếu như có điều chi thất lễ hay mạo phạm, kính mong quý đạo hữu niệm tình mà hoan hỉ cho. Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát.
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn Hoa Vo Ưu thân mến! Hoà thượng Thích Thanh Từ đã giảng về vấn đề này rất hay, PB xin trích dẫn như sau:
“Tu chủ yếu không phải ăn chay nhiều, vậy mà Phật tử cứ đua nhau ăn chay, cho ăn chay nhiều là tu, chứ không biết tu là chừa ba nghiệp ác. Nhân gian có câu ca dao để nhạo báng người ăn chay mà không hiền.
Sân si nghiệp chướng không chừa Bo bo mà giữ tương dưa làm gì?
Tham sân si là nghiệp chướng của thân miệng và ý thì không chịu chừa bỏ, mà cứ đua nhau ăn chay, rồi cho đó là tu, tu như vậy không đúng với chủ trương của đạo Phật. Tu là thân không làm ác, miệng không nói ác, ý không nghĩ ác.
Trong gia đình, nếu mọi người không biết tu thì cứ cãi và chửi bới gây phiền não cho nhau. Thậm chí gây cãi không nguôi còn giận thì đánh đập, đánh đập không thỏa mãn cơn giận thì tình nghĩa không còn, mà tình nghĩa đã hết thì ly dị chia tay, gia đình đổ nát.”
Chi tiết bài giảng của Hoà Thượng bạn có thể xem link http://www.niemphat.vn/2014/04/tu-la-chuyen-nghiep/
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
Nếu các đạo hữu nào y theo lời khuyên dạy rất thực tế của Cố Lão HT Thích Trí Tịnh thì 100 người tu 100 người vãng sanh không cần tìm đâu xa làm chi. Mạng sống ngắn ngủi vô thường không chờ đợi ai cả. Khi mất thân người lấy gì để tu hành ăn chay? Nếu ai có phuớc đức được các thiện tri thức đồng tu nhắc nhỡ thì phải dũng mảnh phát Bồ Đề tâm rộng lớn thì việc ăn chay trường sẽ thành tựu như ý không khó tí nào. Không khó do tự lực mình phát tâm từ bi rộng lớn muốn tu hạnh Bồ Tát tức từ nơi bắt đầu không ăn thịt chúng sanh nữa mà hành giả liền được mười phương oai thần tha lực Tam Bảo gia hộ mà thôi. Phật tử chúng ta nên tin hiểu rõ ràng điều này, đừng phụ lòng ơn sâu của các chư Phật, Pháp, Tăng âm thầm gia hộ độ chúng ta về bờ giác.
====================================
Tôi nói chân thành với các huynh đệ rằng, sự tướng không thể bỏ được. Lấy sự tướng của việc tụng Kinh, niệm Phật để chống lại sự tướng của Ba Độc: tham, sân, si, phiền não, già, bệnh, chết. Ngày tháng không thể bỏ qua, nó thúc đẩy mình tiến đến chỗ chết mà thôi. Như tôi năm nay 95 tuổi, qua sang năm là 96 tuổi, không thể trở lại 94 tuổi được. Thân này mầm bệnh tật bao vây từ trong đến ngoài, nó luôn chờ dịp để sanh khởi lên. Còn trước mặt là tấm bảng già yếu, bệnh tật, chết chóc, chui đầu vào đó mà thôi. Ai cũng phải đến chỗ đó hết, chỉ sớm hay muộn. Thân này là như vậy, kết cuộc của thân là như vậy. Mọi người phải nhận hiểu rõ ràng, chớ nên mê lầm. Tôi cũng có Ba Điều để dìu dắt mọi người, xuất gia cũng như tại gia. Vì người tin được thì sẽ thực hành theo:
1. ĂN CHAY phải thiết thực. Vì mỗi ngày ăn thịt chúng sanh thì điều ác nào chẳng dám làm, việc thiện nào có thể sanh khởi được? Bởi vì loài vật bị giết bị nấu bị nướng thì con người mới có thịt ăn. Vả lại, đạo Phật lấy Từ Bi làm chánh, nhưng ăn thịt chúng sanh thì đâu còn Từ Bi nữa. Ăn chay có những lợi ích gì:
· Không vướng mắc vào nhân quả của Nghiệp Giết Hại. Nghiệp Sát Sanh ở thế gian rất nặng, vì chúng sanh bị bắt giết thì chúng ta mới có thịt ăn.
· Ăn chay vì tình thương không nỡ ăn thịt loài vật. Tình thương phát sanh thì mong muốn mọi loài đều được an vui, do đó làm các việc lành. Như thế Tâm Từ đã sanh ra. Ví như mình thương người em, người cháu thì đâu muốn nó khổ, đã không muốn nó khổ thì không làm những việc bất thiện. Do vậy, Tâm Bi cũng sanh khởi mà làm các việc lành. Tâm Từ Bi có được cội gốc do ăn chay mà thành. Thuở nhỏ những người bạn trong xóm sắm giàn thun để bắn chim, tôi cũng làm theo. Bạn bè sắm cần câu để câu cá, tôi cũng sắm cần câu đi câu theo. Từ lúc biết ăn chay, tôi thấy con gà, con chim,các con vật khác thì thương nó lắm. Nếu người ăn thịt thì tình thương không thể phát sanh. Ví như chúng ta có con em, mỗi ngày mình ăn thịt nó mà cho rằng thương nó thì không được. Tình thương phát sanh ảnh hưởng nơi “Từ” thì làm lành, nơi “Bi” thì không làm ác. Điều Thiện Lành thì tăng thêm, việc Xấu Ác ắt giảm dần và dứt sạch. Như vậy chúng ta ăn chay tự nhiên làm được hai việc mà Đức Phật từng dạy: “Từ bỏ các việc ác, luôn làm các việc lành”. Do đó Tâm Từ Bi là cội gốc để đi lên con đường Hiền Thánh.
2. Trong KINH LĂNG NGHIÊM, đoạn Đức Phật nói BA MÓN TIỆM THỨ. Trước tiên không được ăn Ngũ Tân (Hành, Hẹ, Tỏi, Nén, Hung Cừ). Vì tính chất của Ngũ Tân làm tăng tham dục và sân hận, ảnh hưởng của nó là quyến rũ Ngạ Quỷ, Chư Thiên cùng Thiện Thần đều tránh xa. Nó hay trợ giúp phát sanh Nghiệp Phiền Não. Cách đây ít hôm, có người xưng là Quỷ Vương nói: “Tôi lên đây để đấu với Hòa Thượng, nếu Hòa Thượng thua thì tất cả binh tướng của tôi sẽ chiếm chỗ này”. Sáng hôm đó, tôi đang ngồi uống thuốc Tam Tài thấy có một người đàn ông và một người đàn bà. Người đàn ông thì đứng chắp tay, còn người đàn bà thì uốn mình như con rắn (có thể thuộc loài Ma Hầu La Già) rồi quỳ xuống lạy, lạy xong rồi đi xuống. Tâm tôi cũng không để ý chỉ nhìn thấy vậy thôi. Sau đó tôi nghe mấy Thầy nói họ lên Chánh Điện ngồi niệm Phật một ngày một đêm. Các Thầy kể lại đã hỏi họ rằng: “Sao không thấy đấu với Hòa Thượng mà quỳ lạy rồi đi xuống?”. Người kia nói: “Tôi nhìn thấy Hòa Thượng sợ quá nên quỳ xuống lạy chứ không dám làm gì hết”.
Các Thầy hỏi, lúc đó Sư Ông có bắt ấn hay niệm Chú gì không? Thật ra, tâm tôi không để ý tới. Tôi nói việc này để các huynh đệ biết, mình sống ở đây các loài Ngạ Quỷ hạng cao đầy dẫy. Cho nên Phật nói, nếu ăn Ngũ Tân sẽ ảnh hưởng đến các loài đó. Bây giờ nhiều chùa ngập tràn mùi vị Ngũ Tân. Cho đến các chùa xung quanh Tỏi, Hành (Ba Rô) treo đầy trong nhà bếp. Các huynh đệ muốn giữ điều này cũng khó lắm, vì mỗi ngày phải đi đám, người ta nấu thức ăn bỏ hành bỏ tỏi, nếu không dùng thì nhịn đói. Do vậy tôi không đi dự các đám cúng. Từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ dùng Năm Thứ Rau Cay này. Có khi xuống Chùa Huệ Nghiêm (Bình Chánh) tôi phải dặn không được bỏ Ngũ Tân vào thức ăn. Lúc đến các chùa dùng cơm chay mà có mùi vị này thì tôi chỉ ăn chút cơm và bánh ngọt rồi về.
3. Từ trên nền tảng đó tu hành CHÁNH NIỆM: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Niệm Phật là trì niệm danh hiệu Nam Mô A DI ĐÀ Phật. Niệm Pháp là tụng Kinh. Niệm Tăng là niệm danh hiệu Bồ Tát QUÁN THẾ ÂM, Bồ Tát ĐẠI THẾ CHÍ, Bồ Tát ĐỊA TẠNG VƯƠNG. Trong đó lấy niệm Phật làm chánh, mỗi ngày đều thực hành như thế thì Chánh Niệm dần dần tăng lên, Thiện Căn cũng từ đó thêm lớn, Công Đức và Phước Đức cũng từ đó tăng trưởng. Trong sinh hoạt hàng ngày, có những điều giúp mình tăng Phước và giảm Phước mà chúng ta không để tâm lưu ý. Trong Mười Đại Nguyện Vương của Bồ Tát PHỔ HIỀN, Điều Nguyện Thứ Năm là “Tùy hỷ công đức” dễ thực hành lắm, lấy công đức của người làm công đức của mình. Đây là Pháp tu thong thả nhẹ nhàng. Đối với các việc lành của người, chúng ta không vui mừng lại còn ngăn cản chê trách thì tổn phước. Còn tùy hỷ (vui mừng theo) thì Phước Đức tăng thêm. Chẳng hạn có người xây một ngôi nhà lớn, khách bước vào khen ngợi khang trang mát mẻ thì người chủ liền vui. Một người khác lại cho rằng, nhà rộng quá dọn dẹp mệt thêm. Người chủ nghe được cũng hơi buồn. Như lúc xây Chánh Điện Chùa Vạn Đức, có người khen ngợi Cây Bồ đề cao đẹp quá. Nhưng có người lại nói nhìn lên Cây Bồ Đề quá cao thật mỏi cổ. Chỉ một việc nhỏ này, một bên tăng Phước, một bên tổn Phước. Các huynh đệ lưu ý để ứng dụng trong đời sống thường ngày, những điều tăng Phước thì nên làm. Những điều tổn Phước thì nên tránh. Mỗi ngày tích lũy một ít thì Phước Đức từ ít thành nhiều, từ nhỏ thành lớn. Ngày tháng qua mau, các huynh đệ lấy ĂN CHAY làm nền tảng, luôn lấy việc NIỆM PHẬT TỤNG KINH làm Công Đức Xuất Thế. Từ những điểm này gắng sức giữ gìn, rồi tu thêm các việc lành khác. Mong các huynh đệ ai nấy đều nhất tâm tinh tấn, vững bền ở trong Giáo Pháp của Phật. Phải khắc ghi hai chữ VỮNG BỀN này./.
Khai Thị 17/7 Tân Mão của Đại Lão HT. Thích Trí Tịnh
Tỳ Kheo Thích Pháp Đăng kính ghi
ĂN CHAY HAY KHÔNG ĂN CHAY?
(Hòa Thượng Tuyên Hóa)
Cứu cánh của việc ăn thịt hay không ăn thịt có gì không giống nhau? Ăn thịt, lòng dục nhiều, vọng tưởng nhiều, không dễ dàng an định. Không ăn thịt thời ham muốn ít, cho là đủ, không có vọng tưởng gì nhiều, khí huyết thanh thuần, không bị ô trọc. Trong thịt có chứa nhiều khí độc, bởi nó xuất sanh từ nơi ô uế, cho nên người ăn thịt không dễ dàng trì giới, không dễ dàng khai mở trí tuệ, không dễ dàng chứng đắc tam muội; tưởng giữ giới thời vọng tưởng chờn vờn, rồi không giữ được qui cũ, không thể nào an định, đi, đứng, nằm, ngồi đều bất an. Đã không được an định thời không thể có chân chánh trí huệ. Có chân chánh trí huệ thời bất cứ vấn đề gì cũng không xảy ra. Ăn thịt là đi vào con đường ngu si, không ăn thịt thời đi trên con đuờng trí tuệ. Chỗ không đồng là ở đây.
Ai muốn có chân chánh trí huệ, thời ít ham muốn, dễ cho là đủ. Nếu ăn nhiều thịt, đem thịt của chính mình và thịt heo lập thành công ty hữu hạn, tương lai không biến thành heo thời là chuyện lạ đấy! Ăn nhiều thịt bò thời thành công ty hữu hạn thịt bò. Chỗ nào cũng thịt bò tương lai có khả năng biến thành bò. Cho đến ăn thịt chó biến thành chó. Ăn thịt chuột biến thành chuột. Quí vị ăn thịt gì, thân thể của quí vị bởi nhân duyên nầy nên sanh tồn, lâu dần lâu dần, sẽ biến thành giống đó. Bởi trong thân thể quí vị có khí huyết của heo, có khí huyết của bò. Huyết đó sẽ biến thành huyết, khí đó biến thành khí, thịt đó cũng biến thành thịt. Người có trí phải nghĩ kỷ điều nầy! ………………………………………
http://thuvienhoasen.org/a14919/an-chay-hay-khong-an-chay-hoa-thuong-tuyen-hoa
Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính gửi các quý vị đạo hữu!
Xin chân thành cảm ơn lời nhắc nhở, chỉ bảo tận tình của mọi người. Quả đúng như vậy. Ăn thịt nhiều sinh ra nhiều vọng tưởng, và đặc biệt trong đó có dục vọng, lòng tham, dễ dàng nổi giận, oán trách người khác. Thực tình cách đây mấy hôm tôi có xem được video ” Người thanh niên 101 tuổi” là đệ tử của lão pháp sư Tịnh Không. Khi xem xong tôi chợt như tỉnh ra. Vị này chẳng phải là Bồ tát đó sao? Bà không có lòng ích kỷ, luôn nghĩ đến mọi người, không nghĩ đến mình, nên thành ra cả ngày chỉ cần uống chút sữa bò cùng ăn rau, rau sống, chứ không nấu nướng gì cả. Tôi có nhớ trong kinh có nói khi được báo thân là Phật rồi thì thân tâm thanh tịnh, không nóng không lạnh, không còn vọng tưởng ăn uống, tuổi thọ đến vô chừng. Cụ bà này chẳng phải như vậy sao? Gần như không có nhu cầu ăn uống, 101 tuổi vẫn rất khỏe mạnh, không thấy nóng lạnh gì cả. Tôi là một thanh niên trẻ 21 tuổi, nhưng tự cảm thấy rất hổ thẹn khi biết tới “người thanh niên” 101 tuổi này. Tôi nguyện phát tâm cố gắng tinh tấn, chỉ khi làm được những điều các vị thầy chỉ dạy thì mới có cơ may để giúp người thân.
Nam mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật! Kính chào đạo hữu Phương Nhung,
Bà ấy lai lịch không đơn giản tí nào vì trên đời này hiếm có người đầy đức từ bi hỷ xã như vậy. Có thể bà là thị hiện của Quan Âm Bồ Tát đang thuyết pháp vô tự trong kinh Phổ Môn không? Bà làm gương cho mọi người thấy đừng chấp vào sự ăn uống mà mất đi cái tâm từ bi hỷ xã quý báo. Trên đời này ai cũng muốn phước báo tai quan nạn khổi nhưng lại đi thèm ăn thịt chúng sanh tổn phước không thấy mâu thuẫn hay sao? Cái nghiệp lực tập khí làm chủ biết bao nhiêu người thiệt không thể nghĩ bàn. Nhiều người cũng muốn ăn chay lắm nhưng lại bị cái ông chủ nghiệp lực không cho phép. Bắt mình phải ăn mặn vì đã kết duyên sâu vào tim vô số kiếp trước. Muốn phá vỡ cái sức mạnh của nghiệp lực tập khí tà kiến đó chỉ có một cách. Người đó phải đối trước Đức Phật hay Quan Âm Bồ Tát mạnh dạn phát tâm Bồ Đề thệ nguyện cho dù có bỏ thân tứ đại cũng không bao giờ ăn thịt chúng sanh nữa. Phát tâm như vậy 100 muốn ăn chay 100 sẽ thành tựu như ý rất mau. Lúc đó bạn có oai thần của mười phương Tam Bảo gia trì nghiệp lực tự yếu tiêu tan như mây khói.
Huệ Tịnh có đọc qua vài truyện của các cư sĩ niệm Phật vãng sanh, cho thấy đa phần các vị nào biết trước giờ lâm chung thì họ chỉ ăn món rất thanh lạc như là cháo trắng trong thời gian đợi ngày vãng sanh. Không ăn thì chỉ cần uống nước thôi. Đó là trạng thái rất thanh tịnh vọng tưởng chết sống không còn nữa ăn uống có nghĩa lý gì đối với các vị đó.
==========================================
— Kinh Diệu Pháp Liên Hoa —
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Thích Trí Tịnh
Quyển Thứ Bảy
— Phẩm “Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn” Thứ Hai Mươi Lăm —
“Người đáng dùng thân Cư-sĩ được độ thoát, liền hiện thân Cư-sĩ mà vì đó nói pháp.”
=========================================
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát!
A Di Đà Phật!
Thiện Nhân đạo hữu!
“Bởi nghĩa đích thực của ăn chay mới chỉ là thực tập hành hạnh từ bi với chúng sanh muôn loài, chứ chẳng phải ăn chay sẽ thành Phật, hay chẳng ăn sẽ bị đoạ địa ngục”
Nói cho đúng đây là một câu hỏi mà TN để ngỏ. Trong đây có hai ý nay TN xin nêu cụ thể để TM cùng các Đạo hữu hoan hỉ giải đáp giúp cho TN:
– Có đúng là ai ăn chay cũng sẽ thành Phật không?
– Người không ăn chay (tức ăn mặn) đều bị đoạ địa ngục?”
A Di Đà Phật!
TM nghĩ đạo hữu Thiện Nhân đã có kiến giải sâu sắc, chắc bạn nêu nghi lên để mọi người rõ hơn, A Di Đà Phật!
Thật ra ăn chay chính là lòng từ bi thì đúng hơn là thực tập, vì chúng ta ăn chay do thương xót chúng sanh, chẳng thể vì no, sướng bụng mình mà ăn giết các loài vật. Các loài vật đều có tự tánh đều có tâm Phật chỉ do lầm lỡ đời trước nên mang thân súc sanh trả hết nghiệp lại được thân người tu đạo chứng quả, ta cung kính họ còn chẳng xong sao nỡ ăn thịt vị Phật tương lai. Tâm thương xót đó chính là lòng từ bi.
KInh dạy Bồ Tát, Phật lấy từ bi làm thể, như cái cây cần nước, thành Phật, thành Bồ tát hay không là ở lòng từ bi lòng từ bi càng lớn thì oai đức của vị Phật, Bồ tát sau càng lớn.Công phu tu tập đắc lực như thế nào mà không có lòng từ bi tuyệt đối không thể thành Phật được mà chỉ thành Ma Vương thôi, trong đó ăn chay là nền tảng đầu tiên của lòng từ bi.
Ăn chay có thành Phật không, TM không dám có ý kiến nhưng Cư sỹ Diệu Âm Úc Châu có dạy ăn chay trường, tu thập thiện dù ngàn đời cũng chẳng thoát khỏi Tam Giới, ấy vậy mà cũng người đó ăn chay thêm vào Niệm Phật lại siêu thoát luân hồi vãng sanh Cực Lạc thành Bồ Tát bất thối, được thọ ký thành Phật.
Còn người ăn mặn có bị đọa địa ngục không? theo TM nếu người đó sớm phát tâm sám hối, niệm Phật cầu sanh Tây phương lúc lâm chúng vãng sanh Cực Lạc thì không bị đọa địa ngục, còn không thì TM chỉ biết Kinh dạy tội nhỏ đột kiết la đọa địa ngục trung kiếp, Kinh cũng dạy sát sanh là việc làm cực ác còn phóng sanh là việc cực thiện, ăn thịt đồng tội sát sanh. Vậy các bạn thử nghĩ ăn thịt có bị đọa không?
Người mới phát tâm học đạo Chư tổ, Hòa thượng Tịnh Không … đều không khuyên họ ăn chay vì sợ họ thối tâm, khi học Phật, vì đạo Phật là đạo tự giác ngộ, họ sẽ tự nhận ra chân tướng của 2 việc chay và mặn mà phát tâm.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Năm đó, khi đang giảng kinh tại núi Long Hoa thì bốn huyện trong phủ Đại Lý bị nạn động đất rất kinh hồn. Nhà cửa, phòng xá, thành quách đều bị sập, duy trừ bảo tháp của chùa là không bị chi hết. Lúc chấn động, đất nứt ra, lửa cháy lan tràn, người người tranh nhau mà chạy thoát mạng, nhưng hầu như mỗi tấc đất đều rạn nứt, nên họ bị té lọt xuống. Muốn trèo lên khỏi thì đất liền khép lại, cắt đứt thân mình, chỉ thấy đầu người nằm la liệt trên đất. Bãi tha ma này như địa ngục lửa sôi trong kinh Phật, thật rất thê thảm, không dám nhìn xem. Trong thành có khoảng một ngàn căn nhà, hầu hết đều bị nạn động đất, chỉ còn sót lại vài căn. Khi ấy, có một tiệm kim hoàn của hai gia đình: Một là họ Triệu, tên Vạn Xương Hiệu. Hai là họ Dương, tên là Thâm Nhiên Hiệu. Lửa cháy đến tiệm của họ lại dừng. Cửa tiệm chưa hề bị hư hoại vì nạn động đất. Trong mỗi gia đình, có trên mười người. Tất cả đều được bình an vô sự. Vài người trong vùng biết đến hai gia đình này. Trãi qua bao đời, họ đều ăn chay niệm Phật. Đấy là những người lành thiện, mẫu mực mới tránh được những thiên tai hoạn nạn như thế. Tôi thật rất vui mừng.
Trích Thơm Ngát Hương Lan (Hư Vân Niên Phổ)
“…Thế nhân quen thói tàn nhẫn lắm thay! Chuyện gì cũng lấy sát sanh để thành lễ, chẳng biết như vậy là sai! Hết thảy chúng sanh cùng ta sống trong vòng trời đất, đồng có cái thân huyết nhục, đồng bẩm thụ tánh tri giác, cùng biết tìm lành tránh dữ, tham sống sợ chết. Huống chi kinh Phật thường nói: “Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều kham làm Phật, đều trong vô lượng kiếp đến nay, đây – kia làm cha mẹ, anh em, vợ con, quyến thuộc của nhau”. Há có nên vì muốn báo ân, báo đức, cầu phước, cầu thọ, hoặc tế lễ thiên địa, thần thánh, và cúng giỗ tổ tông, họ hàng, hoặc phụng dưỡng cha mẹ, hoặc đãi đằng bè bạn, hoặc vì sướng khoái bụng miệng ta, bồi bổ thân thể ta, mà chuyện gì cũng đều giết các sanh mạng để mong bày tỏ tấc lòng thành của ta, thỏa thích tâm ta, chẳng nghĩ đến chúng nó bị các nỗi khổ cùng cực, chẳng đoái nghĩ đại ân thân thuộc đời trước vậy.
Vả nữa, thiên địa lấy hiếu sanh làm đức, Nho gia vâng giữ ý niệm “cùng là ruột thịt, vật giống hệt như ta”, sao chẳng sanh tâm trắc ẩn nhân từ yêu vật mà cứ quen thói bạo hành mạnh ăn thịt yếu? Phải yêu thương loài vật thì mới có thể thương dân được, hễ thương dân ắt phải yêu thương loài vật. Nếu đối với dị loại còn chẳng nỡ giết thì chắc chắn chẳng nỡ giết hại người dân là đồng loại của ta. Nếu coi giết hại loài vật là chuyện bình thường, ắt sẽ giết người ngập thành ngập đồng chẳng những không thương xót, ngược lại còn coi đó là sung sướng, khoái trá. Ấy là vì hễ thói giết chóc vừa tăng trưởng thì cái tâm nhân từ bị mất ngay! Còn như tế lễ thiên địa, thánh nhân, há chẳng thể dùng nếp, gạo thơm, rau, quả để tỏ lòng thành, cần gì cứ phải sát hại mạng loài vật?…”
(Trích lời dạy của Đại Sư Ấn Quang)
Sát sanh gà vịt để cúng giỗ đúng hay sai?
Sát Sanh Để Cúng Giỗ Tổ Tiên Là Đại Bất Hiếu
Trích dẫn một đoạn khai thị của Liên Trì đại sư, lời nói tuy chỉ có hai câu, nhưng rất quan trọng: “Do vậy, ngài Vân Thê có dạy khi cúng giỗ tổ tiên chớ nên sát sanh, để giúp thêm phước cho người đã khuất”, câu này là của Liên Trì đại sư nói. Cúng tế người quá cố, tổ tiên không thể sát sanh, bạn cúng tế người quá cố, tế tổ tiên mà sát sanh, món nợ của nghiệp sát sanh này sẽ phải trút lên đầu của tổ tiên, tại sao vậy? Vì họ nên mới sát sanh, nếu không cúng tế thì chẳng phải sát sanh, sát sanh là vì họ mà sát, do đó việc này tăng thêm tội nghiệp của tổ tiên, đây là việc bất hiếu to lớn. Nhưng sát nghiệp này cũng giống như công đức nói ở phía trước, bạn đừng nghĩ là nghiệp sát này do tổ tiên gánh chịu, bạn không liên lụy gì cả, nghĩ vậy thì bạn sai rồi. Sát nghiệp này có bảy phần, người sát sanh phải chịu sáu phần, tổ tiên chỉ chịu một phần, cùng một đạo lý, bạn phải hiểu như vậy. Bạn đã gieo họa cho người ta, họ chẳng kêu bạn đi sát sanh, bạn vì họ mà sát sanh, cho nên trách nhiệm của sát nghiệp này, tự mình phải gánh sáu phần, tổ tiên chỉ gánh một phần, kẻ còn lẫn người mất đều chẳng được lợi. Liên Trì đại sư cũng là người tái lai, ngài biết rõ những chân tướng sự thật này.
Trích Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Giảng Ký
Hòa thượng Tịnh Không giảng