Điều mà khiến mọi người dân Bhutan bớt đi nhiều gánh nặng lo toan chính là những chính sách chính phủ dành cho họ: y tế, giáo dục tất cả đều miễn phí. người dân nông thôn xây nhà có thể mua gỗ hay vật tư khác của nhà nước với giá rất rẻ, đôi khi chỉ bằng 1-2% giá thị trường. đáng nói thêm cả hoàng tộc cũng ở những ngôi nhà bình thường như nhà dân, cung điện chỉ là nơi làm việc, nên không lạ lắm khi người dân rất tôn kính & yêu quý nhà vua của họ.
Một đất nước khuôn phép đến lạ kỳ. Gần như 100% người dân Bhutan theo đạo Phật và được trị vì bởi chính phủ hoàng gia. Tinh thần kính vua thờ Phật thể hiện rất rõ trong đời sống của người dân, trong bất kỳ ngôi nhà nào cũng có hình ảnh của Hoàng tộc, trong đó có Shabrung (người lãnh binh thống nhất Bhutan vào thế kỷ 17) và cả đại sư Liên Hoa Sinh – (người đã mang đạo Phật vào đất nước Bhutan).
Giáo lý nhà Phật được dùng như kim chỉ nam trong cuộc sống thường nhật của người dân và cũng là một trong những cốt lõi cơ bản để xây dựng luật pháp của chính phủ hoàng gia. Từ trang phục, cách sinh hoạt đến những vấn đề lớn hơn như giáo giục, y tế, bảo vệ môi trường thiên nhiên…đều có những quy tắc chuẩn mực của nó.
Luật pháp Bhutan cấm chặt phá cây rừng, giết hại muôn thú…và từ cuối năm 2004 Bhutan cấm hẳn việc mua bán và hút thuốc lá, trở thành một quốc gia không khói thuốc đầu tiên trên thế giới.
70% người dân Bhutan sống bằng nghề nông, chủ yếu là hoa màu một phần tiêu thụ trong nước, một phần xuất khẩu sang Ấn Độ. Ở Bhutan không trồng được lúa, nên nó được nhập khẩu từ Ấn Độ. Bữa cơm của người dân chủ yếu là rau củ, rất ít thịt cá, có chăng thì cũng chỉ là một lượng rất nhỏ cũng được nhập khẩu.
Thu nhập bình quân 1400$ là một con số không lớn, nhưng những thứ chính yếu trong đời sống đã được chính phủ chăm lo đến mức người dân không còn gì để lo lắng,..có lẽ vì những điều đó mà cuộc sống người dân Bhutan được cho là hạnh phúc nhất thế giới, một trong những điều mà bất kỳ ai, bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh này đều mong muốn đạt được.
Vào năm 1972, Quốc vương Jigme Singye Wangchuck đã đưa ra một khái niệm để đánh giá sự phát triển của Bhutan, đó là “Tổng hạnh phúc quốc gia” GNH (Gross National Happiness) thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia và họ nhận ra rằng, có nhiều quốc gia với nền kinh tế thịnh vượng nhưng lại đối mặt với hàng loạt những rắc rối xung quanh cuộc sống của người dân, nạn bạo hành, trộm cướp, thất nghiệp,…
Trong một chừng mực nào đó, bạn có thể thấy rằng, việc tạo ra con số cao nhất có thể cho GNH là một việc không hề dễ dàng, nhưng Bhutan đã biến nó thành khái niệm, khái niệm đó là:
GNH = Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc + Phát triển kinh tế với những chiến lược bền vững + Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên + Luật pháp cai trị hiệu quả.
Và thực hiện nó một cách rất nghiêm túc để đạt được điều gần như không thể.
Cũng chính ý thức gìn giữ bản sắc dân tộc, mà Bhutan rất hạn chế cấp visa nhập cảnh cho khách du lịch, họ cho rằng khách du lịch có thể sẽ làm xáo trộn cuộc sống người dân của họ và chính phủ cũng đã đưa ra rất nhiều biện pháp khác nhau để thực hiện điều này.
Chứng kiến cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ, môi trường trong lành, cuộc sống yên bình và hạnh phúc của người dân, khi bạn đặt chân đến đất nước này, chắc hẳn bạn sẽ không bất ngờ khi người ta gọi đó là “Cõi Tây phương Cực lạc cuối cùng”….
Một điểm đến mà nhiều người mơ ước, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì hiện ra trước mắt bạn. Một đất nước Bhutan được mệnh danh là nơi hạnh phúc nhất thế giới. Vậy điều gì đã khiến cho Bhutan có được những điều tưởng chừng như trong mơ ấy?
Trải dài trên triền của dãy Himalaya huyền thoại, giáp ranh với cao nguyên Tây Tạng, một phía kia là Ấn Độ, với dân số hơn 700.000 người phân bố khá đều trên diện tích gần 47.000 km vuông, cho đến những năm cuối của thế kỷ 20, Bhutan vẫn là một nơi gần như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Ở Bhutan, người dân bắt buộc phải mặc quốc phục khi đi làm, hoặc đến những nơi tôn nghiêm, bình thường bạn cũng thấy họ mặc quốc phục như một thói quen, như để minh chứng cho sự trung thành và tôn kính.
Quốc phục cho Nam giới thì được gọi là “Gho” đó là một bộ trang phục gồm chiếc áo khoác rộng tay, dài đến gối, buộc thắt ngang hông, bên trong mặc quần sọt, chân mang giày với vớ cao đến gối.
Còn quốc phục của Nữ Giới được gọi là “kira” gồm áo dài tay và váy dài đến gót chân. Trông thật rườm rà nhưng khi quan sát kỹ bạn mới thấy nó rất tiện lợi và người dân Bhutan được mặc nó từ khi mới lên 3, nên cảm giác chắc chắn sẽ thoải mái như chúng ta mặc trang phục bình thường.
Không nguy nga tráng lệ, nhưng khi nhìn những ngôi làng hay phố phường ở Bhutan bạn sẽ thấy có một nét đặc trưng rất riêng, nhà xây tường gạch, quét vôi trắng, mái ngói, kèo gỗ, cửa gỗ…rất ít sự khác biệt giữa nhà này với nhà khác.
Vài thông tin cần thiết:
– Để đến Bhutan thì bạn có 2 cách: Bằng đường bộ qua cửa khẩu Phuntsholing – Ấn Độ, hoặc đường hàng không từ Thái Lan, Ấn Độ, Nepal. Bhutan chỉ có duy nhất 1 sân bay quốc tế Paro, 2 sân bay còn lại chỉ bay nội địa. Đó cũng chính là 2 cửa ngõ duy nhất để nhập cảnh vào Bhutal.
– Để có thể xin được Visa Bhutan, bắt buộc phải đăng ký theo đoàn và qua 1 công ty du lịch Bhutan. Chi phí tối thiểu bạn phải trả cho 1 người lưu trú 1 ngày là 250 USD (gồm chi phí ăn uống, khách sạn, xe đưa đón), giá này là bắt buộc, nên tùy theo số lượng người và các yêu cầu khác mà sẽ có những mức giá khác nhau nhưng sẽ không dưới 250$.
– Bạn được phép tham quan các đền chùa, nhưng không được chụp ảnh nội thất, khi đến những nơi trang nghiêm, bắt buộc bạn phải mặc trang phục chỉnh tề, quần dài, áo có cổ và mang giày có vớ, không được mang giày vào trong.
– Thuốc lá bị cấm tuyệt đối tại Bhutan, mức án sẽ từ 2 – 5 năm tù giam cho các hành vi vi phạm.
– Người dân Bhutan rất thân thiện và mến khách, họ sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần, hãy làm quen và trò chuyện với họ, rất nhiều người nói được tiếng Anh.
– Không bắt cá, giết thú, chặt cây, hái hoa,…những hành vi đó có thể sẽ làm phiền lòng người dân và khiến cho nhà chức trách phải chú ý đến bạn.
A DI ĐÀ PHẬT. THẬT LÀ NGƯỠNG MỘ MỘT ĐẤT NƯỚC PHẬT GIÁO NHƯ VẬY. ĐEM PHẬT GIÁO VÀO GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI CÓ CUỘC SỐNG BÌNH AN, HẠNH PHÚC.
Theo saigonphoto.net
Nhưng còn phải xem họ có chọn Tây Phương Cực Lạc làm nơi “cuối cùng” để về hay không, lối sống đẹp, theo đạo phật là một chuyện, chọn pháp môn thoát luân hồi lại là chuyện khác…
Một đất nước được hạnh phúc an lạc như vậy là do chính quốc vương Butan đã thật sự dùng Thập thiện của nhà Phật để trị quốc và bình thiên hạ, và Ngài đã thật làm, trên làm thì dưới liền noi theo, dẫn đến cả quốc vương ai ai cũng đều hoan hỉ hành Thập Thiện. Chúng ta cần phải học tập họ nhiều lắm, thật đáng kính phục.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Biết bao nhiêu người tuy miệng nói là chọn Tây Phương nhưng trong lòng vẫn sống theo Đông Phương tánh xấu không chịu buông bỏ thì có ích gì? Chúng ta mang danh là Phật tử nhưng cứ phân biệt chấp phương hướng này phương tiện nọ tu như thế này và cho đó là cứu cánh thì biết bao giờ mới tới cõi Tây Phương của Phật A Di Đà? Khi chúng ta luôn luôn hướng tâm đến cõi Tây Phương thì việc ác nào không xa lìa đuợc và việc thiện nào không thích làm chứ? Cái cách sống của dân Bhutan y theo giáo dục của Phật có khác gì họ đã chọn Tây Phương trong lòng rồi.
Trong khi hiện tại chúng ta đang sống trong các nước gọi là “văn minh tiến bộ” nhưng vẫn bị ngũ trược ác thế bao vây: thiên tai, bệnh tật, phiền não, chết yễu, dục vọng, tiện nghi, đua đòi kỹ thuật tân tiến, tranh đấu và biết bao nhiêu thứ khác làm cho tâm bất an lo lắng căng thẳng và nhất là sợ chết. Vì sao? Vì chúng ta không biết “thiểu dục tri túc” và có tâm từ bi như dân Bhutan đơn gian vậy thôi.
Huệ Tịnh thật đáng kính phục ==>> “Luật pháp Bhutan cấm chặt phá cây rừng, giết hại muôn thú…và từ cuối năm 2004 Bhutan cấm hẳn việc mua bán và hút thuốc lá, trở thành một quốc gia không khói thuốc đầu tiên trên thế giới.”
Đúng là ý nghĩa chơn thật của giới cấm không sát sanh và hạnh phóng sanh. Không hút thuốc tức không tự sát và không đưa khói thuốc thì không khí không bị ô nhiễm hại sức khỏe cho mọi người là lòng từ bi tha thứ mạng sống. Hay quá.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật,
Xin quý thầy và các bạn hữu chỉ giúp con cách bốc mộ cho người thân quá cố của mình theo đúng pháp nhà Phật ạ. Con rất muốn mọi người được siêu thoát. Sắp tới ngày bốc mộ cho bà ngoại con rồi mà mẹ con đi xem mấy thầy tướng ở nhà bảo phải mua túi vàng bạc dùng để đặt xuống bên dưới tiểu đựng xương sau khi bốc xong, vậy mới tốt cho người mất. Con thấy khó hiểu quá xin các thầy chỉ giúp con cách bốc mộ cho bà đúng pháp nhà Phật để bà sớm được siêu thoát!
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Trước khi bốc mộ 7 ngày thì bạn nên đứng trước mộ của người thân mà thưa bẩm việc này, nói rõ ngày nào mình sẽ dự định bốc mộ, và sẽ di dời mộ đi đâu, và đọc 1 bộ Kinh A Di Đà và niệm 108 câu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Sau đó đến ngày giờ bốc mộ thì mình cũng tụng 1 bộ Kinh A Di Đà và niệm A Di Đà Phật 108 câu, khi lập mâm cúng thì chỉ nên cúng chay, vào ngày hôm đó cũng nên ăn chay nguyên ngày.
Việc ăn chay và niệm A Di Đà Phật, tốt nhất là bắt đầu từ trước ngày bốc mộ 7 ngày, hoặc 14 ngày, hoặc 21 ngày thì lại càng hay. Càng niệm Phật nhiều, càng ăn chay nhiều ngày thì công đức càng lớn, sau đó mỗi ngày đều hồi hướng cho bà ngoại và oan gia trái chủ của bà theo bài hồi hướng sau:
“Con xin chân thành hồi hướng hết thảy công đức tu hành, các việc phước thiện của con làm được trong ngày hôm nay đến cho tất cả chúng sanh khổ nạn ở khắp pháp giới trong đó có: Ông Bà Cha Mẹ, thân bằng quyến thuộc, oán thân trái chủ trong ngoài thân con từ vô lượng kiếp đến nay, cũng như tất cả chúng sanh vì sự hưởng thụ của con và mọi người trong ngày hôm nay mà phải tổn hại cho đến hi sinh thân mạng, cho tất cả chúng sanh vì con ngày hôm nay mà phải sanh tâm phiền não, cho Bà con tên là “….” & chư vị oán thân trái chủ của Bà con. Nguyện tất cả chúng sanh sớm giác ngộ Phật tánh, hồi quy Tịnh Độ, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật tịnh độ, trên đền bốn ân sâu, dưới cứu khổ 3 đường, nếu có ai thấy nghe đều phát tâm Bồ Đề, hết một báo thân này đồng sanh về Cực Lạc.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, một đất nước tuyệt vời.
Nam mô adiđà phật
Con cảm ơn thầy tinh thai đã hoan hỷ chỉ giúp con.con còn một điều lo lắng là thầy xem ngày bốc mộ cho bà con ở làng nói là phải bỏ túi có sẵn một ít phấn vàng bạc ( mua sẵn ở tiệm vàng bạc) xuống duới phần đất xây mộ của bà con mới tốt( thầy này nói thầy tu theo mật tông) con biết pháp môn nhà phật pháp nào cũng quý không đuợc chê pháp nào nhưng con rất thích pháp môn tịnh độ và muốm mình và nguời thân đều đuợc giải thoát nhờ pháp môn vi diệu này.con sợ nếu đem những thứ buà chú hay đồ cúng không bíết rõ tác dung đó chôn theo hài cốt của ba con thì vong hồn bà sẽ chấp ở phần mộ đó mà không siêu thoát được.con có khuyên bố mẹ con như vậy nhưng mọi người vẫn tinh lời thầy kia và sợ không làm theo sẽ không tốt cho bà.bố mẹ con chỉ nhất trí việc làm cỗ chay va niệm phât hồi huớng cho bà là tốt.thầy va các thiện tri thức hãy cho con xin lời khuyên để giải quyết khúc mắc này của con
Nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật,
Chúc mừng Quảng Phong về việc Bố Mẹ đã đồng ý làm cỗ chay và niệm Phật hồi hướng cho Bà, đây là việc vô cùng đáng quý, việc còn lại nên hằng thuận theo ý của Bố Mẹ, chỉ cần Quảng Phong một lòng vì Bà niệm A Di Đà Phật, ăn chay, rồi hồi hướng cho Bà thì nhất định Bà sẽ nương vào phước duyên đó mà được sanh về cõi an lành sớm hơn, Bà cũng nhờ thần lực của A Di Đà Phật mà sẽ thấy rõ xác thân vô thường, dính chấp vào mộ phần là si mê là khổ đau…chả thể nương tựa được, Bà sẽ niệm Phật theo mọi người. Quảng Phong phải có niềm tin vào việc này nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật.
“Biết bao nhiêu người tuy miệng nói là chọn Tây Phương nhưng trong lòng vẫn sống theo Đông Phương tánh xấu không chịu buông bỏ thì có ích gì? Chúng ta mang danh là Phật tử nhưng cứ phân biệt chấp phương hướng này phương tiện nọ tu như thế này và cho đó là cứu cánh thì biết bao giờ mới tới cõi Tây Phương của Phật A Di Đà? Khi chúng ta luôn luôn hướng tâm đến cõi Tây Phương thì việc ác nào không xa lìa đuợc và việc thiện nào không thích làm chứ? Cái cách sống của dân Bhutan y theo giáo dục của Phật có khác gì họ đã chọn Tây Phương trong lòng rồi.”
Gửi LH Huệ Tịnh:
Bạn nói rất hay, bạn nói ra thì toàn chấp trước, chấp sau…
Vậy nếu không chấp phương hướng thì bạn đừng nguyện vãng sanh Tây Phương, vì Đông Phương ( cõi phật Dược Sư ), hoặc phương Nam phương Bắc của phật A Súc, phật Bất Động… bạn cũng có thể nguyện sanh về mà. Nếu không chấp nữa, thêm với việc bạn thích Bhutan như thế, thì bạn nguyện tái sanh lại Bhutan luôn cho thỏa ước mơ.
Bhutan phần đông theo Kim Cương thừa, nếu bạn thấy mình đủ khả năng thoát luân hồi bằng hệ phái Kim Cang thừa thì cứ nguyện sanh về đó.
Đôi dòng cùng bạn…
Bạn có biết do tâm gì mà chúng ta bị sanh tử luân hồi triền miên khổ đau hay không?
Bạn có biết do tâm gì mà chúng ta sẽ vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc hay không?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nếu bạn VD còn phân biệt họ là dân Bhutan phần đông theo Kim Cương thừa thì có lẽ bạn chưa hiểu và sống trong lòng Đại Bi bổn nguyện của Phật A Di Đà. Tâm còn phân biệt như vậy làm sao bạn có chỗ để ôm Đức Phật Di Đà vào lòng?
Nam Mô A Di Đà Phật.
“Tâm còn phân biệt như vậy làm sao bạn có chỗ để ôm Đức Phật Di Đà vào lòng?”
Bạn hiểu như thế nào về bản nguyện của phật A Di Đà, nếu dứt hẳn tâm phân biệt mới được Vãng sanh thì tôi không có phần, bạn cũng không có phần đâu bạn nhé.
Bạn nói nghe có vẻ cao siêu, có vẻ pha một chút “thiền” trong đó, nhưng bạn nên nhớ, tạp tu thì vạn người tu thì chỉ có 1 2 người Vãng sanh, chuyên tu thì 10 người tu 10 người Vãng sanh, vạn người tu vạn người Vãng sanh, đó là xuất phát từ Kim Khẩu của Nhị tổ Thiện Đạo đại sư…
Vài hàng cùng bạn…
Nam mô a di đà phật!
Con xin cam on thay tinh thai da chia sẻ với con
Công việc của bà con cũng song rồi ah.mọi việc đều ôn thầy ah.
Thây cho con hỏi thêm chút về phương pháp niệm phật thầy nhé.con lam viec trong biên chế nhà nước.con ở Tập thể cua cơ quan luôn nên viêc niệm phật theo dúng nghi thức rât khó vì lúc nào cũng có mọi người khác sinh hoạt ngay ben cạnh mình.mà mọi người cũng không tin viêc niệm phật nên con ngại để họ biết sẽ chê bai mình mê tín rồi thành hủy báng tạo tội.con toàn phải lựa lúc vắng người mới hướng về phía tây vái phât và niệm theo pháp niệm phât 10 hơi.nhưng nhiều lúc đang niệm chưa xong lại có người vào hỏi chuyện thành ra lai bị gián đoạn thâỳ ah.như vậy con có phạm lỗi không thầy.nhiều luc con dậy sớm chút muốn niệm phật con ngồi luôn trên giường ngay ngắn niệm thầm nhưng vân để chăn màn như đang ngủ bình thường vì có mấy người cùng ở trong phòng nên con phải làm vậy để. Nếu mọi người có dậy nhìn sang thi con lại nằm xuống như dang ngủ để họ không để ý.con rất sợ việc minh niệm trên giường vây ko trang nghiêm sẽ có lỗi nên xin thầy cho con lời khuyên vì việc vừa niệm vừa phải để ý mọi người theo kiểu đối phó vây tâm con dễ bị loạn động không thanh tịnh được thầy ah.xin thầy và các thiện tri thúc cho con lòi khuyên để con tu tập được dúng pháp và tinh tấn.nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật,
Trong hoàn cảnh của Quảng Phong thì nên niệm Phật thầm trong tâm hoặc nhép miệng là tốt nhất. Nếu người vào hỏi chuyện thì mình vui vẻ trả lời, chứ chẳng có tội lỗi gì hết, xong việc thì lại niệm tiếp. Trong phòng ngủ cũng là thực hành niệm thầm như vậy. Niệm thầm như vậy là đúng pháp và trang nghiêm, tâm chỉ có A Di Đà Phật tức là đệ nhất trang nghiêm rồi vậy. Khi niệm thầm cũng đừng quá gấp và căng thẳng, cứ từ tốn, nếu ở chung với mọi người mà ngồi niệm sợ khiến mọi người chú ý khiến tâm mình ko an thì mình nằm niệm, hoặc đứng dậy đi ra ngoài, vừa đi bộ tập thể dục vừa niệm Phật cũng rất tốt. Gọi là đi đứng nằm ngồi đều nên niệm Phật được, tốt nhất là áp dụng pháp 10 niệm của Đại Sư Ấn Quang:
“…Nếu làn sóng vọng tưởng nổi trào quá mạnh, nên dùng phép Thập Niệm Ký Số đem hết tâm lực chuyên vào câu niệm Phật, thì vọng tưởng bị đàn áp không có chỗ xen hở để nổi lên. Phép này nhiếp tâm rất tuyệt diệu, thuở xưa những vị hoằng dương tông Tịnh Ðộ chưa nói đến là vì căn cơ người thời ấy còn sáng lẹ, không cần dùng cách này vẫn có thể niệm Phật được quy nhứt. Ấn Quang tôi vì tâm khó điều phục, nhiều phen dùng thử mới biết là hay, nguyện cùng những người độn căn đời sau y theo tu tập để được đồng sanh về Cực Lạc. Thập Niệm Ký Số là khi niệm Phật phải ghi nhớ rành rẽ từ một đến mười câu, hết mười câu liền trở lại một, cứ như thế xoay vần mãi. Nhưng phải niệm trong vòng mười câu mà thôi, không được hai hoặc ba mươi câu, lại không nên lần chuỗi, chỉ dùng tâm ghi nhớ. Nếu nhớ niệm luôn một mạch mười câu thấy khó, thì phân làm hai đoạn, từ một đến năm, từ sáu đến mười. Nếu hoặc còn thấy kém sức lại chia làm ba hơi, từ một đến ba, bốn đến sáu, bảy đến mười. Cần để ý: Niệm, nhớ và nghe phải rõ ràng, vọng niệm mới không xen vào được. Dùng phép này lâu, sẽ được nhất tâm. Nên biết phép Thập Niệm Ký Số cùng phép Thập Niệm của ngài Từ Vân, về phần nhiếp vọng thì đồng, phần dụng công lại rất khác. Phép Thập Niệm tùy theo hơi người dài ngắn, không luận được bao nhiêu câu Phật, cứ một hơi kể là một niệm. Về phép này mỗi buổi sớm mai, chỉ dùng trong mười niệm mà thôi, nếu quá số ấy lâu ngày sẽ thành bị lao hơi. Phép Thập Niệm Ký Số thì niệm một câu biết một câu, mười câu biết mười câu, từ một đến mười rồi trở lại, dù cho mỗi ngày niệm cho đến mấy muôn câu cũng ghi nhớ như thế. Niệm như vậy không những trừ được vọng, lại có thể dưỡng thần, vì tùy sức tùy ý, hoặc chậm hoặc mau, không chi trở ngại. Lại, so với cách niệm lần chuỗi ghi số, phép Thập Niệm Ký Số lợi ích hơn nhiều vì lần chuỗi thân mõi nhọc, tinh thần xao động, còn cách này thì thân nhàn mà tâm an. Chỉ những khi nào làm việc, hoặc khó ký số, nên khẩn thiết niệm suông, đợi lúc xong việc lại nhiếp tâm ký số. Như thế thì vọng tưởng không còn tung hoành, tâm cảnh an trụ vào câu niệm Phật.
Ðức Ðại Thế Chí Bồ Tát nói: Đô nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối luôn, được Tam Ma Ðịa, đây là bậc nhứt. Lời này với hạng lợi căn thì không cần luận, nếu kẻ độn căn như chúng ta, bỏ phép Thập Niệm Ký Số mà muốn nhiếp sáu căn, nối tịnh niệm, thật khó vô cùng! Cách niệm Phật lần chuỗi chỉ nên dùng trong những khi đi đứng, còn lúc tịnh dưỡng thần, nếu lần chuỗi thì do tay động, thần cũng không an, lâu ngày có thể sanh bịnh. Khác hơn thế, phép Thập Niệm Ký Số lúc đi, đứng, nằm, ngồi đều dùng được, nhưng khi nằm chỉ nên niệm thầm, nếu ra tiếng đã không cung kính lại bị lao hơi, nên nhớ kỹ…”
A Di Đà Phật.
Con cảm ơn thầy tịnh thái đã chia sẽ phương pháp tu tập.
Thầy cho con hỏi thêm la hàng ngày ngoài niệm phật con còn niệm thêm bồ tát quán thề âm và bồ tát địa tạng mỗi vị 500 lượt như vậy có bị coi la xen tạp ko thầy.
Xin thầy hoan hỷ chỉ bảo!
Nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật,
Nhớ lại năm xưa Đại Sư Ấn Quang cũng có khuyên người ngoài việc niệm Phật cũng nên niệm thêm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, vậy chẳng lẽ là Ngài khuyên sai? Ko phải thế, là tùy vào căn tánh chúng sanh mà cho thuốc vậy. Nhưng Ngài cũng nói rõ phải phân biệt cái nào Chánh, cái nào Phụ. Cái Chánh chính là niệm A Di Đà Phật, cái Phụ là tu Giới Định Huệ (bao gồm việc niệm danh hiệu Bồ Tát cho đến niệm Chú…). Mà niệm Phật chỉ được xem là Chánh Hạnh chỉ khi Tín Nguyện đã vững vàng, kiên định. Còn nếu Tín & Nguyện vào A Di Đà Phật và thế giới Cực Lạc chẳng vững vàng thì niệm Phật cũng chưa thể gọi là Chánh Hạnh. Vì sao? Bạn niệm Phật nhưng Tín Nguyện yếu ớt thì làm sao vãng sanh? Cho nên niệm Phật mà tín nguyện yếu ớt thì chẳng thể xem là Chánh Hạnh vậy.
Do đó, tùy duyên tu học của từng người mà khéo chọn cho mình 1 thời khóa tu tập phù hợp, nếu người tu Tịnh Độ thích niệm thêm chú, hay danh hiệu Bồ Tát thì cứ niệm, chỉ nên biết đó là trợ hạnh, chẳng phải việc chính, mà phải lấy việc xây đắp Tín Nguyện vững vàng vào A Di Đà Phật và nguyện sanh Cực Lạc thế giới là việc quan trọng nhất trên cuộc đời này, chẳng có gì quan trọng hơn nữa…các việc khác đều chẳng thể mang theo được, cũng chẳng giúp mình giải quyết được vấn đề sanh tử luân hồi, đều là giả cả. Chỉ có niệm A Di Đà Phật là chân thật – Chân thật cứu được mình đời này vĩnh ly sanh tử, giải thoát khỏi khổ đau luân hồi.
Tóm lại trong trường hợp của cá nhân bạn: Nếu bạn thích niệm thêm danh hiệu của hai vị Đại Bồ Tát thì cứ niệm, ko sao hết. Mình niệm Phật 5000 câu thì mình niệm danh hiệu 2 vị Bồ Tát 500 câu thì cũng tốt, ko sao hết, đây là mình hiểu chánh trợ rõ ràng.
Xen tạp thì thú thật ngay cả người chuyên niệm 1 câu Phật hiệu, lúc niệm cũng có lúc xen tạp vọng tưởng rồi chứ chẳng phải là ko xen tạp. Âu cũng là từ tạp rồi dần rồi trở nên chuyên nhất hơn, điều này ai cũng phải hiểu rõ là sẽ mất 1 thời gian công phu khá lâu mới thành tựu được công phu thành khối, khi đó xen tạp mới tạm gọi là ko còn nữa.
Chúng ta học Phật cũng chớ nên xét nét người khác mà làm gì, chỉ nên bao dung người khác. Nếu có xét nét, phê bình thì chỉ nên đối với chính mình mà thôi. Vậy thì công phu sẽ mau tiến bộ lắm…
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, tôi mới tham gia trang web đường về cõi tịnh, hân hạnh làm quen với mọi người, được biết và đọc đã lâu, nay mới có duyên đăng nhập a di đà phật
Con cảm ơn thầy tịnh thái đã chi bảo!
Thật sự là do trước khi gặp pháp môn tịnh độ và tụng kinh vô lượng thọ con đã tụng phẩm phổ môn quán thế âm bồ tát sau đó lại găp kinh địa tạng bồ tát bổn nguyện.con thấy 2 kinh này rất hay và nói công đức bất khả tư nghi của 2 vị bồ tát này.và 2 vị đều có tâm độ chúng sinh và nhiếp người niệm phật nên con phát nguyện niệm đều danh hiệu 2 vị bồ tát này trong vòng3 năm.sau này được nghe thầy tịnh không giảng pháp con mới thật sự biết được viêc chuyên tụng 1 bộ kinh,niệm riêng 1 danh hiệu phật a di đà là chóng nhất tâm thành tựu nhất nên giờ con chi tụng kinh vô lượng thọ thôi.con cung gắng niệm danh hiệu phật a di đà bất cứ luc nào có thể.riêng phần niệm danh hiệu 2 vị bồ tát do liên guan đến việc phát nguyện con nói o trên nên con vẫn duy trì và hỏi thầy xem co ảnh hưởng đến viêc tu tịnh độ của minh không thôi thầy a.con cung mọt lòng mong được vãng sinh.tin tưởng sức oai thần của phật bồ tát,con chỉ hay trách mình sức tu kém quá.vẫn hay nổi sân si,chưa buông bỏ được ái dục(con chia tay người yêu gần 3 năm rồi) từ đó đến nay con không co quan hệ tình cảm j với người nữ nữa nhưng vẫn hay bị động tâm ái dục khi nghĩ về chuyện nam nữ hay nhìn thấy các hình ảnh yêu dương trên ti vi thầy ah.con biết phải bỏ được tâm ái dục thi tâm mới thanh tịnh được nhưng khó qua thầy ạ.nếu mình xuất gia rồi thì con được chứ giờ con ở tại gia,mới 26tuổi,lại là con trai duy nhất nên bố mẹ con cứ giục lấy vợ suốt cho ông bà yên tâm.bố mẹ con không phản đối việc con tụng kinh niệm phật mà ông bà cũng tụng kinh vô lượng thọ và niệm phật theo thời khóa dược 1 thời gian rồi.ông bà chỉ yêu cầu con hay tu tại gia,sống như bình thường,có tâm tu học niệm phật cũng sẽ được phật đón.con thấy bố mẹ nói cũng không sai nên không có tranh luận với ông bà nhiều sợ họ lo lắng ảnh hưởng đến tín tâm học phật của ông bà.nhưng thật sự là cuộc sống đời thường này có quá nhiều mê hoặc,nghịch duyên làm cản trở bước tu học của mình thầy ạ.thầy có lời khuên nào giúp con giải guyết tốt đẹp dường đời đường đạo cho hợp với pháp môn tịnh độ của mình không thầy?
Con rất xin lỗi nếu làm phiền thầy nhiêu nhưng do con là cư sĩ tại gia phần lớn là tự đọc sach,xem băng giảng pháp của các thầy giảng về tịnh độ mà tự tu nên có nhiều dieudf chua hiểu nên không biết hỏi ai.may nhờ vào trang dvct thấy các thầy giải đáp nhiều diều hay và thiết thực cho người mói phát tâm niệm phật nên con mạn phép làm phiền thầy.mong thầy hoan hỷ giải đáp giúp con.cũng rất mong các vị thiện tri thức hữu duyên có kinh nghiệm tu học có cách giải đáp hay xin chia sẻ kinh nghiệm tu hoc giúp con tiến bộ trên con đường tu tịnh độ và rộng kết duyên lành với các bạn hữu đồng tu!
Nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật,
Tâm ái dục thì ai trong chúng ta cũng có hết, chúng ta có thể tưởng tượng nó giống như hạt lúa, nếu bỏ hạt lúa đó vào trong 1 cái ly không – ko có đất, ko có nước, ko có ánh sáng…thì hạt lúa đó ko thể nảy mầm. Cái tâm tham dục nếu ko có duyên xấu thì sẽ ko tạo thành hành vi dâm dục, duyên xấu chính là hoàn cảnh sinh hoạt của mình, mình phải đoạn các duyên xấu đó đi: ko gần nữ sắc, ko vào cafe, vũ trường hay các nơi ăn chơi công cộng có nhiều người nữ ăn bận hở hang, kích dục, ko xem phim ảnh tình cảm ướt át, kích thích dục vọng, cho đến báo chí, internet, các hình ảnh khêu dâm, gợi dục tuyệt đối tránh xa…cho đến nếu phải tiếp xúc nữ giới thì ko được thân mật giỡn cợt quá trớn, đụng tay đụng chân, nói lời ong bướm cợt nhã,…tự đoan chánh tâm mình, tự đoan chánh thân mình, tai mắt mũi miệng đều phải tự đoan chánh, đừng buông lung theo thị dục, đừng phóng tâm vào những chỗ tham dục thì tâm dục dẫu có còn nhưng chẳng có cái duyên để khởi hiện hành, với phàm phu chúng ta việc giữ gìn như vậy là vô cùng quan trọng, nếu ko nói là rất trọng yếu, 30 năm tu hành cẩn mật mà sau đó ko cẩn thận điều này, lỡ phạm vào rồi thì cũng phải đọa vào 3 đường ác, đau khổ lắm thay, đáng tiếc vô cùng…
Cho nên phải TỰ mình cắt hết các duyên bên ngoài có thể làm cho mình khởi cái tâm tham dục. Không ai làm thay mình được. Hơn nữa lại phải nên thường gần gũi Thầy hiền, bạn tốt để cùng nhau sách tấn, tự noi gương của nhau, tự nương tựa vào nhau mà tiến tu từng chút một, do đó chọn bạn, chọn thầy rất là quan trọng, nếu duyên chưa đủ phải thường tự sám hối, cầu Tam Bảo gia trì cho bản thân sớm được có cơ hội gần gũi thiện tri thức, đây là một trong những mấu chốt quan trọng cho người sơ học có thể giữ vững tâm đạo và ko đi lệch đường.
Nói như vậy ko có nghĩa bạn phải sống như một “ông thầy tu” khi bạn đang là 1 người trẻ, có gia đình, đang sống với bố mẹ. Với sự lo lắng của cha mẹ về đường tình duyên của bạn thì bạn cũng nên thoải mái trình bày với cha mẹ là con đang đi cũng tìm “một nửa của con”, mà chắc là chưa đủ duyên…Việc này bố mẹ cũng biết là ko thể gấp được. Cứ từ tốn ôn hòa như thế là được, bố mẹ sẽ chẳng la bạn đâu, miễn là bạn đừng…đòi xuất gia, và thú thật là duyên xuất gia của bạn vẫn chưa đầy đủ.
Bạn cũng nên thường nghe HT Tịnh Không giảng pháp nhiều hơn thì sẽ giúp cho việc Nhìn Thấu và Buông Xả các tập khí xấu của mình (dục vọng và các thứ mê hoặc khác) được nhanh chóng và rốt ráo hơn, ko thể nghe pháp thì khó mà Nhìn Thấu, khó mà Buông Xả được. Ngài chính là vị thiện tri thức bậc nhất trong vòng 100 năm trở lại đây trong Phật pháp mà chúng ta có duyên lành được tiếp xúc, được học hỏi:
http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/TrichDoanKhaithi.htm
Chúc bạn tu tập được nhiều kết quả tốt.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật!
Con cảm ơn thầy tịnh thái đã cho con lời khuyên rất quý báu.con một lòng cầu sinh cõi tây phương và sẽ cố gắng niệm phật thật tốt thầy ạ.trước kia con hay cảm thấy mình tu tập giữa cuộc sống này sao mà khó khăn lại lẻ loi quá thầy ạ.(vì xung quanh không có ai hiểu việc mình làm thậm chí còn phản đối và cho mình là lac hậu,dở hơi,người thân thì lo lắng do con thường ngại va cham giao giao lưu những buổi tiệc tùng đình đám,cũng không muốn đi tìm hiểu yêu đương gì vì con thấy mấy việc đó làm tâm con loạn động,không có lợi cho việc tu xửa bản thân).giờ tìm hiểu sâu hơn trên diễn đàn của tịnh tông học hội cũng như trang đvct đây con thấy ấm áp tự tin hơn nhiều vì có rất nhiều thiện tri thức bạn hữu đồng tu cũng đang miệt mài trên con đường giải thoát luân hồi.mong thầy và tất cả các bạn hữu tinh tấn tu tấp trước tự độ mình sau lại đem kinh nghiệm tu học của mình truyền bá rộng mãi ra để khích lệ mọi người cùng tu tập.
Mong thầy thường xuyên chia sẻ các bài viết hay,tư liệu gúy cho con cùng các bạn hữu tham cứu tu tập!
Kính chúc thầy mạnh khỏe an khang sớm chọn thành phật đạo để độ khắp quần sanh!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô A Di Đà Phật,
Mặc dù chúng ta có chút thiện căn gặp được pháp môn niệm Phật nhưng do vẫn còn tạp khí, phiền não từ nhiều đời, nhiều kiếp nên con đường học đạo vẫn gặp chướng ngại bên trong, bên ngoài nhiều lúc thấy con đường mình đi lúc chìm, lúc nổi cứ lặn hụp mãi nên cảm giác như con đường học đạo chẳng tiến bộ được bao nhiêu.
Hôm trước hoctro có gặp Sư Cô bày tỏ vấn đề này mặc dù biết niệm Phật nhưng sao con cảm thấy bị cuộc sống, hoàn cảnh, công việc, gia đình, … ảnh hưởng, lôi kéo chưa khắc phục được. Sư Cô chỉ rằng: mọi việc rồi sẽ qua, có mình tham gia cũng vậy không có cũng vậy, nhiều khi do ác duyên nó đến mình chấp nhận nó thì sẽ qua nhanh còn nếu không chấp nhận nó thì tạo cho mình thêm nhiều phiền não. Người sinh trong thời mạt pháp này ai nghiệp chứng cũng nặng hết nên con hãy nhìn điều tốt của người ta đừng nhìn vào mặt xấu, đừng đụng vào mụt nhọt, ghẻ, vết thương, … của họ nếu không họ sẽ nổi sân gây nhiều chứng ngại mình.
Sư Cô nói: Người tu hành nhiều khi họ cũng có phiền não của họ, chứ không phải là hoàn toàn an lạc như mình nghĩ đâu, cứ tưởng đi tu là tốt. Bạn còn có gia đình còn có cha mẹ để chăm sóc, biết đâu sau này bạn gặp được cơ duyên quen 1 người bạn đạo biết niệm Phật thì hai người cùng cùng niệm Phật giúp đỡ lẫn nhau trên con đường về Cực Lạc.
Hoctro không phải là người đạo Phật nhưng do cơ duyên biết được pháp môn Tịnh Độ nên cũng niệm Phật cầu về Tây Phương nhưng cũng phải cố dấu gia đình sợ gia đình biết rồi không biết giải thích như thế nào, gây tranh cãi như vậy thì phiền não lắm, người lớn thì họ khó thay đổi ý kiến lắm. Nhiều lúc một mình nên cũng cám thấy hơi chơi vơi cũng may rãnh rỗi lúc nghe giảng pháp, đọc những bài viết về Tịnh Độ nên vượt qua nhưng lúc khó khăn. Hoctro cũng tâm nguyện mong gặp được vị Thầy, thiện tri thức chỉ dẫn, mình ở bên cạnh có điều kiện học tập, noi gương theo. Những đại đức thời xưa biết được tập tánh của phàm phu rất nặng, khắc phục mình rất khó, nên mới chủ trương, đề xướng ‘Nương dựa vào, noi theo đám đông’ (Y chúng kháo chúng), mới tụ hợp lại tu tập chung với nhau, đốc thúc, cảnh tỉnh, khích lệ lẫn nhau, dụng ý là ở chỗ này.
A Di Đà Phật!
Bạn Học trò đừng có lo lắng phân biệt tôn giáo quá mà hãy tuỳ duyên đón nhận tất cả những việc gì đến với mình. Tôn giáo nào cũng không ngoài cái cách sống của bản thân đối xử với mọi người và súc vật xung quanh. Tuy bạn không phải là Phật tử nhưng cũng là con người có tâm hướng thiện tu tâm dưỡng tánh thì còn gì hơn nữa?
Nếu hoàn cảnh gia đình cảm thấy không hoan hỷ với sự niệm Phật nguyện vãnh sanh TPCL thì bạn cũng tuỳ thuận mọi người mà đừng nói ra và tỏ lộ ra hình thức tu tập cho họ nghe thấy để tránh phiền não. Bạn vẫn có thể thành tâm tiếp tục niệm thầm và giữ lòng tin bền vững ở trong tâm là được rồi. Bạn chỉ cần biết tâm thành của bạn Phật hiểu rõ ràng không cần ai biết làm chi để làm chướng ngại vô ích. Chỉ cần trong lòng âm thầm hướng tâm về Phật A Di Đà và ngày đêm mong muốn sanh về cõi Cực Lạc của Ngài thì chắc chắn bạn sẽ đuợc cảm ứng. Bên ngoài thì bạn cứ sống vì lợi ích cho gia đình và mọi người thì việc niệm Phật và tâm nguyện bên trong mới đem lại kết quả tốt đẹp.
Cố gắng cố gắng lên, rồi sẽ qua bên cõi Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật,