Lúc ở Hương Cảng, hòa thượng Tuyên Hóa có một đệ tử tại gia tên là Lưu Quả Quyên đã trên sáu mươi tuổi. Bà bị điếc nên không thể trò chuyện với ai hay cùng người bàn lời thị phi. Bà thường lần chuỗi tràng, không ngừng niệm Phật. Lúc Ngài giảng kinh, thuyết pháp, bà tuy tuổi đã cao, nhưng mỗi tối đều leo núi đến chùa đúng 7 giờ để dự khóa giảng. Bà không quản trời mưa hay gió, ngày ngày đều leo lên cả ba trăm bậc thang cấp đến chùa nghe kinh. Người điếc nghe kinh thật hiếm báu vô cùng. Khi buổi giảng kết thúc khoảng 9 giờ hơn, bà lại một mình xuống núi đi trên đường mòn không một ngọn đèn soi lối. Vậy mà bà ta thành tâm, tinh tấn mỗi ngày đều đặn lên Chùa.
Mùa Hè năm 1953, Ngài giảng Kinh A Di Đà. Bà Lưu như thường lệ nhất định mỗi ngày đều sớm đến nghe Kinh. Mồng 2 tháng 5, trước khi khai Kinh đại chúng đồng niệm: “Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát,” bỗng nhiên bà Lưu cả mừng bật nói: A! Các vị niệm Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát, tôi nghe rõ cả.
Từ đó tai bà nghe được như thường. Đây chính do công đức nghe Kinh mà ra, tuy bà không cầu mà vẫn được cảm ứng. Sau khi hết bị điếc, bà càng siêng năng niệm Phật, nhưng ma chướng lại đến; vì đôi khi để thử thách những vị tu hành nghiêm túc. Một khi người tu nỗ lực học Phật, nghiệp báo của những tội lỗi cũ phát hiện nhanh chóng và làm cho sự tu bị trở ngại. Nên có bài học là, “ Người Phật tử muốn thành Phật thì phải chịu sự khảo nghiệm của quỷ ma.”
Bà Lưu chợt mang bệnh kỳ lạ, mà triệu chứng của bệnh này là bà ta chỉ thích ăn. Bà bị ám ảnh bởi thức ăn và bà ăn uống suốt ngày từ sáng cho đến tối không ngừng. Cứ khoảng hai giờ đồng hồ là bà phải ăn một bữa, trong một ngày bà ta phải ăn ít nhất là mười lần. Nếu không ăn, bà cảm thấy càng khó chịu hơn. Các Bác sĩ Đông, Tây đều không tìm ra được nguyên nhân, lại cũng không phải trong bụng bà có sán lãi. Vậy mà Bà đã ráng nhẫn chịu bệnh này trong hai năm. Đến mồng 7 tháng 2 năm 1954, khi Ngài từ Đại Tự Sơn trở về Tây Lạc Viên, bà bẽn lẽn thưa:
– Sư Phụ, trong bụng con có người nói chuyện.
– Bụng bà có người nói chuyện? Vậy có phải là thai nhi đó không?
– Bạch Sư Phụ, con đã ngoài sáu mươi tuổi rồi ạ!
– Vậy nó nói những gì?
– Sáng sớm này, con lấy bột nếp để làm bánh ăn và khi con vừa ăn được một miếng thì có tiếng trẻ nít trong bụng con nói: “Tôi không thích ăn thứ này.” Con nghe rất rõ ràng và chính xác.
– Vậy bà trả lời sao?
– Con nói: “Mi không thích món nầy vậy mi đòi ăn món nào? Ăn no là đủ rồi, còn kén chọn này nọ làm gì?” Thế rồi con không nghe nó nói chi cả.
– Nếu những đứa bé trong bụng bà đã biết nói chuyện, vậy thì bà phải mau giúp cho chúng nó ra ngoài. Tối nay khi trở về nhà (khi Hòa Thượng đi vắng, bà Lưu ở lại trông chùa) vào lúc nửa đêm, bà hãy nấu cho một tô mì nóng hổi ngon lành, rồi quỳ trước bàn thờ thắp hương cúng dường và tịnh tâm niệm Phật.
Bà trở về nhà làm y lời Ngài, trong lúc niệm Phật, mơ mơ, màng màng bà thấy có ba đứa bé bụ bẩm khả ái từ trong bụng bà thoáng đi ra, chúng tranh nhau để ăn tô mì hấp dẫn kia. Đột nhiên có một luồng khí và bà thấy Ngài Hộ Pháp Vi Đà dùng hai tay, xách lỗ tai của ba đứa bé mà lôi đi, và bà lập tức cảm thấy trong bụng nhẹ nhàng, dễ chịu. Từ đó bệnh đói của bà không cần thuốc mà khỏi.
Trích Hòa Thượng Tuyên Hóa
Cuộc Đời và Sự Nghiệp Hoằng Hóa (Quyển 1)
Đây là video phóng viên phỏng vấn Hòa Thượng Tuyên Hóa. Bài “Người điếc nghe kinh” (ở trên) được ban phiên dịch của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới Vạn Phật Thánh Thành ghi lại từ video này rồi dịch ra tiếng Việt.
Này bạn, nếu như theo bạn hỏi thì phước đức có thể đong đếm được à, nếu đong đếm được, thì bạn mới có thể so sánh ai lớn hơn.
Bài viết hay và bổ ích quá. Mình có cũg đag tập tành niệm Phật nhưg tính mình lại hay lười. Niệm đc vài ngày lại bỏ, rồi một thời gian niệm lại rồi lại ngưg. Cứ vậy mãi mà chưa có cách gì khắc phục đc.
A DI Đà Phật!
Mến gửi bạn Lê Châu!
Mình chỉ xin được chia sẻ những gì mình biết cho bạn để bạn chí thành chí kính vào câu Phật hiệu A DI Đà Phật.Chuyện này đang xảy ra và có thật,trong đạo tràng của mình có một bạn đồng tu lúc trước bán thịt heo giờ hiểu đạo tu Tịnh độ.Vậy mà bây chừ các oan gia trái chủ tìm đên,cô ấy bị ột khối u nước trên não.Cô ấy niệm Phật, tham gia tất cả công việc tại Đạo tràng,còn đi hộ niệm nữa.Vậy mà mới hôm qua đây thôi khi cô ấy sốt,thấy một hương linh là nữ đến tìm cô ấy.Nhưng lúc ấy cô ấy mệt quá không đủ sức để niệm câu A Di Đà Phật.Nếu lúc ấy mạng chung thì tất phải vào tam ác đạo.Vì vậy hàng ngày phải thật nhớ Phật,niệm Phật.Thì trong lúc mơ cũng gần giống như lâm chung mới niệm Phật được.Chúc bạn ngày càng tinh tấn nhé!A DI Đà Phật!
PHƯƠNG CÁCH HÓA GIẢI OÁN KẾT VỚI MUỖI
Chỉ cần chúng ta thành tâm sám hối mọi oán kết cùng chúng sinh, dùng tâm từ bi đối đãi thì ác duyên sẽ hóa giải. Ví như con muỗi, ta không nên cho là nó có chủ ý muốn hút máu. Người đã tiêu nghiệp chướng sẽ không bị chúng cắn (bởi vì không còn thiếu nợ chúng). Xin kể câu chuyện ngài Tuyên Hóa giải trừ oán kết với muỗi như sau:
Ngài Tuyên Hóa có khi viết thư cho người, thường ghi: TỲ KHEO MUỖI, TIÊN SINH MUỖI. Nguyên nhân là sao? Chuyện này phải kể hồi ngài còn trẻ, vào khoảng thời gian cư tang giữ mộ mẹ ba năm. Khi ngài ra vùng dã ngoại giữ mộ mẫu thân thủ hiếu, tối đó từng bày muỗi to ào tới hút máu người. Ngài biết đây là cửa ải khó khăn, bèn phát tâm bố thí, bảo muỗi thế này:
– Xin các người cứ đến hút máu, ta đãi ! Nói xong thì cởi áo ra. Bầy muỗi lập tức bu lại, bò đầy trên mình ngài. Ngài không hề đuổi xua, còn thầm phát nguyện:
– Ta xin bố thí máu cho các ngươi, cứ tha hồ hút nhé. Ta mà chết ở đây tương lai ta sẽ không báo oán đâu. Chẳng những không báo, mà đến lúc ta thành Phật, ta nguyện sẽ cứu độ các ngươi. Bắt đầu từ nay trở đi, ta xin được làm bạn với các ngươi. Vậy mình làm bạn nhé!
Thực kì quái, muỗi bò qua lại trên mình ngài, nhưng không hút máu, chúng bò trên mình ngài một lát thì toàn bộ đều bay đi. Từ đó về sau không những mùa xuân chẳng có muỗi tới quấy rầy, mà ngay cả mùa hạ (bầy muỗi vốn nổi tiếng là tai họa của vùng hoang dã này cũng không hề cắn ngài). Nhưng khách đến đây ai cũng bị muỗi cắn nát, riêng ngài thì không hề bị cắn. Sau đó ngài giải thích: Chúng không cắn là bày tỏ thiện ý muốn làm bạn với tôi!
Trích: Nhân Quả Phụ Giải Lương Hoàng Sám (phần 2)
Tác giả: Quả Khanh