“Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu
Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu”
“Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển”. (Kinh Nhẫn Nhục)
“Này các tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ. Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế, mà biết ân đó khó trả. Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây:
– Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyến khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo.
– Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyến khích cha mẹ phát tâm bố thí.
– Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyến khích cha mẹ hướng về đường thiện.
– Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyến khích cha mẹ trở về với chánh kiến.
Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai”. (Kinh Tương Ưng)
“– Cung kính và vâng lời cha mẹ.
– Phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu.
– Giữ gìn thanh danh truyền thống gia đình.
– Bảo vệ tài sản cha mẹ để lại.
– Lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời”. (Kinh Tăng Nhất A Hàm)
“Vô thỉ là luân hồi. Này các tỳ kheo, không dễ gì tìm được một chúng sanh trong một thời gian dài này lại không một lần nào làm mẹ, làm cha”. (Kinh Trường Bộ)
“Tất cả người nam là cha ta , tất cả người nữ là mẹ ta . Bao nhiêu đời kiếp ta từ đó mà sanh ra , nên chúng sanh trong sáu đường là cha mẹ của ta cả”. (Kinh Tương Ưng)
“Này các Thầy Tỳ Kheo! Nếu người nào biết ơn và đền ơn cho dù ở cách xa Ta ngàn dặm , nhưng ta vẫn xem người đó như đứng hầu gần bên Ta. Còn nếu như người nào không biết ơn và đền ơn, cho dù người đó có đứng hầu gần bên Ta nhưng Ta vẫn xem họ cách xa ngàn dặm”. (Kinh Phạm Võng)
“Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà. Muốn có Đế Thích ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, Đế Thích sẵn ở trong nhà. Muốn được tất cả thiên thần ở trong nhà, chỉ cúng dường cha mẹ, tất cả thiên thần đều ở trong nhà. Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật, chỉ cúng dường cha mẹ, các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà”. (Kinh Tăng Nhất A Hàm)
“Phật hỏi các Thầy Sa môn: Con nuôi cha mẹ, lấy cam lồ trăm vị làm thức ăn, dùng thiên nhạc làm vui tai, sắm y phục hảo hạng mặc nơi thân, vai cõng cha mẹ đi khắp bốn phương, suốt đời phụng dưỡng như vậy, đáng gọi là hiếu chăng?
Các Thầy Sa môn thưa: Người này là đại hiếu.
Phật dạy: Chưa gọi là hiếu.
Phật bảo các Thầy Sa-môn: Xem người thế gian không có hiếu thảo, chỉ thế này mới gọi là hiếu: Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ sớm mai thọ trì quy giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng, cũng gọi tạm đền”. (Kinh Tạp Bảo Tạng)
“Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng
Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn
Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ
Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u.” (Kinh Tâm Địa Quán)
“Vui thay hiếu kính Mẹ
Vui thay hiếu kính Cha
Vui thay kính Sa môn
Kính bậc Thánh vui thay. “(Kinh Hiếu Tử)
“Có hai hạng người, này các Tỳ Kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai. Là Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, làm vậy cho đến trăm tuổi, nếu đấm bóp, thoa nước tắm rửa, thoa gội, và dầu tại đấy có vãi tiểu tiện, đại tiện như thế, này các Tỳ Kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỳ Kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng con khôn lớn, giới thiệu con vào đời”. (Kinh Pháp Cú)
“Làm con đối với cha mẹ đem chút lễ mọn cúng dường thì được phước vô lượng, trái lại làm ít điều bất thiện đối với cha mẹ tội cũng vô lượng”. (Kinh Tăng Chi I)
“Thế Tôn lấy một ít đất để trên đầu ngón tay rồi hỏi các Thầy Tỳ Kheo, đất trên đầu ngón tay Ta nhiều hay đất trên quả địa cầu này nhiều?
– Bạch Đức Thế Tôn! Đất trên đầu ngón tay Như Lai so với đất trên quả địa cầu thì quá ít .
– Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, những chúng sanh hiếu kính với cha mẹ thì quá ít, như đất trên đầu ngón tay của Ta, còn những chúng sanh không hiếu kính với cha mẹ lại quá nhiều như đất trên địa cầu”. (Kinh Tạp Bảo Tạng)
“Những đứa con bất hiếu, sau khi chết bị đọa vào địa ngục A tỳ, lửa dữ thiêu đốt, ăn hoàn sắt nóng, uống nước đồng sôi, gươm đao đâm chém… ngày đêm chết sống muôn lần, đến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây, sự hình phạt tại A tỳ ngục, rất nặng nề ngỗ nghịch song thân”. (Kinh Tương Ưng)
“Ta trong nhiều kiếp quá khứ, nhờ từ tâm hiếu thuận, cúng dường cha mẹ, do công đức đó, nên sinh lên các từng trời thời làm Thiên đế, xuống nhân gian thì làm Thánh Vương”. (Kinh Báo Hiếu)
“Thuở Phật còn tại thế có một vị chư Thiên đến hỏi: “Bạch Đức Thế Tôn, làm sao để có được vận may?”
Phật đáp:
“Phụng dưỡng cha và mẹ là vận may tối thượng”. (Kinh Hiền Ngu)
“Ta trải qua nhiều kiếp tu hành thành đạo là nhờ công ơn của cha mẹ nuôi dưỡng”. (Kinh Phân biệt)
“ Thờ trời đất quỷ thần không bằng có hiếu với cha mẹ, vì cha mẹ là hai vị thần minh cao nhất trong các thần minh” . (Kinh Hạnh Phúc)
“Hiếu hạnh đứng đầu trăm hạnh tốt. Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận, hiếu cảm đến đất thì muôn vật hóa sinh, hiếu cảm đến người thì mọi phúc tăng trưởng”. (Khế kinh)
“Ơn cha lành như núi Thái, nghĩa mẹ hiền sâu hơn biển cả. Nếu ta ở trong đời một kiếp , nói công ơn cha mẹ không thể hết” .
“Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế, gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy”. (Kinh Tứ Thập Nhị Chương)
“Cha mẹ là Phạm Thiên
Bậc đạo sư đời trước
Xứng đáng được cúng dường
Vì thương đến cháu con
Do vậy bậc hiền trí
Đảnh lễ và tôn trọng
Dâng thức ăn nước uống
Vải mặc và giường nằm
Thoa bóp cùng tắm rửa
Với sở hành như vậy
Đời này người hiền khen
Đời sau hưởng Thiên lạc”. (Kinh Tâm Địa Quán)
“Thế Tôn lại bảo A Nan
Ơn cha nghĩa mẹ mười phần phải tin
Điều thứ nhất giữ gìn thai giáo
Mười tháng trường chu đáo mọi bề
Thứ hai sanh đẻ gớm ghê
Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần
Điều thứ ba thâm ân nuôi dưỡng
Cực đến đâu, bền vững chẳng lay
Thứ tư ăn đắng uống cay
Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con
Điều thứ năm lại còn khi ngủ
Ướt mẹ nằm khô ráo phần con
Thứ sáu sú nước nhai cơm
Miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê
Điều thứ bảy không chê ô uế
Giặt đồ dơ của trẻ không phiền
Thứ tám chẳng nỡ chia riêng
Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo
Điều thứ chín miễn con sung sướng
Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam
Tính sao có lợi thì làm
Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm
Điều thứ mười chẳng ham trao chuốt
Dành cho con các cuộc thanh nhàn
Thương con như ngọc như vàng
Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái sơn”. (Kinh Hạnh Phúc)
“Này các Tỳ Kheo, sữa mẹ mà các Thầy thọ nhận nơi người mẹ từ vô lượng kiếp đến nay còn nhiều hơn nước của đại dương. Quý Thầy nên biết sữa của người mẹ là những giọt máu kết tinh thành những dòng sữa ngọt truyền đạt qua cho con, mỗi ngày đứa con bụ bẫm lớn lên đã rút tỉa tàn phá thân hình của người mẹ khô gầy héo mòn, chết sớm cũng vì con”. (Kinh Báo Ân)
“Người con nào giàu có mà không biết hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ đó là cửa ngõ đưa đến bại vong”. (Kinh Tương Ưng)
“Người nào muốn báo ơn nghĩa to lớn cả cha mẹ, không có cách nào hơn là phát tâm Bồ đề cầu giác ngộ, rồi tìm cách hướng dẫn người thân của mình và chúng sanh đồng phát tâm Bồ đề, đó là cách báo ân rốt ráo”. (Kinh Đại Vân)
“Người con chí hiếu dù có gặp đại nạn như tai trời, ách nước, địa chấn… sẽ thoát hiểm một cách an toàn. Nếu giàu thì được hưởng trọn vẹn gia tài không bị nghịch cảnh, chướng duyên, nội nghịch ngoại thù, luật vua phép nước, trộm cướp mất mùa… Nếu nghèo thì đời sống trong sạch thanh nhàn, trời người yêu thương, danh thơm xông khắp, không bị cảnh nợ nần khổ sở, ít bịnh tật, được tăng tuổi thọ… Sau khi chết đuợc sanh Thiên”. (Kinh Phương Tiện Phật Báo Ân)
“Giữa các loài hai chân
Chánh giác là tối thắng
Trong các loài con cái
Hiếu thuận là tối thắng”. (Kinh Hạnh Phúc)
- Lời bình:
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật . Con vẫn chưa thể báo hiếu được với cha mẹ 🙁
con hay cãi mẹ tội này bị quả báo như thế nào
A Di Đà Phật,
Con cái hay cãi lại cha mẹ thì nhẹ là tổn phước giảm thọ, nặng thì quả báo ở Tam Ác Đạo. Hiện đời, hay bị nhức đầu, chóng mặt, đau cổ…cho đến thường gặp nhiều tai ương, ra đời làm việc thì 10 việc thì hết 7,8 việc chẳng được như ý, cũng thường bị người khác phản đối, đối kháng với mình, dẫn đến bạn thì ít mà thù thì nhiều…tương lai khi có gia đình có con thì con cái cũng bất hiếu với mình, hay cãi lại mình khiến mình đau lòng…gọi là Nhân nào thì Quả đó. Người bất hiếu thì bạc phước, tiêu phước nhanh nhất ko có gì bằng bất hiếu, làm thiện bậc nhất ko có gì bằng Hiếu Thuận Cha Mẹ, người xưa gọi là “Trong trăm điều thiện thì Hiếu Kính Cha Mẹ là đứng đầu”, phước từ trong Hiếu Kính mà sanh ra vậy.
Có đôi lời thô thiển lạm bàn về chữ Hiếu, nếu có chỗ nào thiếu sót – mong bạn HVTP chỉ điểm thêm.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
con rất thương cha mẹ ruột của con nhưng đối với cha mẹ chồng con không thể thương nhiều đc như Cha Mẹ ruột, như vậy con có tội đúng không? Xin các Thầy cho con lời khuyên hay phương pháp nào để con gạt cái “sân” đối với Cha Mẹ chồng ạ. Lý do con không thể thương Cha Mẹ chồng là do họ đối xử hơi tệ đối với Bà nội chồng. Con chỉ là con dâu, cháu dâu nên con không dám nói thẳng ý kiến của mình, chỉ góp ý với chồng. Nhưng con thấy Ba chồng con là con ruột của Bà mà rất tệ với Bà, còn Mẹ chồng tuy là dâu nhưng nói năng rất hỗn hào. Con thấy thương Bà nội chồng lắm, Bà lo lắng cho gia đình còn họ thì chỉ nghĩ tới ăn và tiền, con bức xúc lắm. Nhiều lần con cố cắng kiềm chế và sám hối cơn giận của con nhưng ngày nào con cũng thấy cái cảnh tồi tệ như vậy con ko thể chịu đựng. Con phải làm sao? xin Thầy và mọi nguời cho con xin lời khuyên………..
A Di Đà Phật,
HT. Tịnh Không có 1 lời khuyên rất hay: “…Nếu người ta có 100 điều xấu, chỉ có 1 điều tốt thì mình chỉ nhớ 1 điều tốt mà thôi…” – Ai có nhân quả của người đó, mình thấy có thể khuyên thì mình khéo léo nhẹ nhàng khuyên nhủ, mặt tươi vui, lời êm dịu, cách chị góp ý gián tiếp với chồng cũng là 1 cách rất hay, nên kiên trì, nhẫn nại hơn…Ai cũng có lúc lầm lỗi, mê mờ…Mình hãy nên thương xót họ, hơn là trách giận họ, hãy nên nhẫn nại và bao dung…Mình bao dung được cho đời, cho người thì tâm mình được thanh thản, an vui, bạn Sen Đá có nghĩ như vậy không?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
con cám ơn Thầy Tịnh Thái rất nhiều ạ.
Giờ con đã hiểu, con sẽ tập hạnh bao dung và tha thứ. Bây giờ con cảm thấy thoải mái hơn rồi, con đã bớt đi bực bội và lo âu.
A Di Đà Phật
Đọc những dòng tâm sự trên con thấy trong lòng mình nghẹn ngào. Tự soi thấu bản thân thấy hàng ngày con còn quá bé nhỏ để nhìn mọi việc, nhất là để làm cho cha mẹ ấm lòng.Con yêu và kính cha mẹ. Ơn trời khi có cả cha và mẹ ở bên luôn chở che và động viên con.
Kính sư thầy: Cảm ơn những chia sẻ của thầy đã làm cho con nhận thấy mình thêm cố gắng. Nếu có thể, con xin thầy chỉ cho con những bài cầu kinh cho cha mẹ mãi mạnh khỏe và an vui. Hiện bố của con đang bị bệnh xơgan. Thời gian không còn nhiều, con chỉ biết làm việc và chăm sóc bố và gia đình hết tâm sức. Nhưng con chưa bao giờ được tới với sự hiểu biết của giới phật vì không ai dìu dắt. Ơn thầy chỉ bảo. Con xin khấn nguyện cảm ơn. Nam mô a di đà phật. Con: Lưu Thị Dung
A Di Đà Phật
Kính thưa quí Thầy và các bạn, hiện giờ con có 1 thắc mắc muốn xin mọi người cho con lời khuyên.
Chuyện là trong gia đình con, ba con từ nhỏ theo đạo Công Giáo (truyền thống gia đình bên Ba), mẹ con theo đạo Phật (truyền thống bên Mẹ). Khi ba mẹ con lấy nhau thì 2 người tự do tín ngưỡng, ba con không bắt mẹ con phải theo đạp của ba. Từ khi cưới đến bây giờ cũng 30 năm rồi. Mỗi dịp lễ của bên Phật, ba mẹ con đều đi Chùa lễ Phật, ba con cũng rất thành tâm, không phải miễn cưỡng đi với mẹ. Ngược lại đến ngày lễ của Công Giáo ba mẹ con cũng đi với nhau đến Nhà Thờ. Đi đến đâu cũng đều thành tâm cả, chỉ cầu cho gia đình an lành hạnh phúc.
Hiện nay bản thân con cũng theo đạo Phật, dù con chưa quy y Tam Bảo, nhưng con vẫn niệm Phật và trì chú Đại Bi.
Và thắc mắc của con hiện giờ là, khi con niệm Phật và trì chú con hồi hướng công đức cho ba mẹ của con. Nhưng ba con hiện giờ theo đạo Công Giáo, như vậy con hồi hướng cho ba con được không? vậy ba con có thể nhận đc khi con hồi hướng cho ba ko? và xin Thầy và các bạn cho con lời khuyên
Con xin cám ơn
A DI Đà Phật
A Di Đà Phật,
Gia đình của bạn rất tuyệt vời, rất hiếm có. Mọi người đều rất hòa thuận tôn trọng và yêu thương nhau, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo của nhau. Việc này cũng đáng làm gương mẫu cho rất nhiều gia đình hiện đại mà có nhiều thành viên trong gia đình theo nhiều tôn giáo khác nhau.
Việc hồi hướng thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì chắc chắn Ba của bạn sẽ nhận được. Vì trong Kinh Địa Tạng, thánh nữ Bà La Môn hồi hướng công đức niệm Phật cho Mẹ của Ngài ở dưới…địa ngục mà cứu được Mẹ Ngài ra khỏi, dù Mẹ của Ngài khi sống chẳng tin Phật, Bà cũng không phải là Phật tử, vậy mà Bà chết đi, đọa vào trong địa ngục mà vẫn nhận được công đức hồi hướng từ con gái Bà.
Cho nên Bạn an tâm về việc này nhé.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Kính thưa thầy Tịnh Thái
Đọc xong lời dạy của thầy con mừng lắm lắm. Giờ con rất an tâm rồi, con sẽ tinh tấn niệm Phật hơn nữa. Con cám ơn Thầy rất rất nhiều.
Chúc Thầy và các bạn luôn luôn an lành hạnh phúc.
A Di Đà Phật
Có bộ phim ngắn mà ý nghĩa xúc tích, kính cúng dường các liên hữu hữu duyên:
A Di Đà Phật.
con thường cãi lời cha mẹ không nghe lời thường làm ngược lại những gì cha mẹ nói có bữa con còn đập ca trước mặt mẹ nữa và con đem đồ mới giặc văn trúng ống lò nữa bây giờ mẹ không nhận con nữa,con cảm thấy hối hận lắm.có phải con bất hiếu lắm phải không ạ.xin thầy cho con lời khuyên bây giờ con phải làm sao,con thường thấy nhức đầu nếu như phải ngồi học bài lâu.A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật – Xin chào bạn bông sen nhé,
Bạn đã biết lỗi thì nên sám hối. Bạn nên trở về nhà để xin lỗi mẹ. Phải mạnh dạn lên. Cho dù có quỳ trước cửa nhà từ sáng đến tối cũng được. Đó là điều mà bạn nên làm để thể hiện sự ăn năn hối lỗi và tội của bạn cũng do đó mà được tiêu trừ chứ nếu bằng không mai này chết bị đọa địa ngục là khổ lắm.
Bạn nên biết rằng cha mẹ có công ơn nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn trãi qua biết bao vất vả gian nan cho nên mới có câu:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Cho nên phận làm con thì:
Công dưỡng dục thâm ân dốc trả,
Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền,
Làm con hiếu hạnh vi tiên
…
Và Phật dạy trong kinh Pháp Cú:”Trong thời không có Phật ra đời thì hai vị Phật để cho chúng ta tôn thờ chính là cha và mẹ của chúng ta. Công đức cúng dường hai vị Phật này bằng với công đức cúng dường Phật“. Do vậy cho dù cha mẹ có la rầy quở mắng thì chúng ta không nên cãi lại, cha mẹ có đánh đòn thì cũng phải nhẫn nhịn. Chúng ta cần phải tôn kính và thờ phụng cha mẹ như thờ phụng đức Phật vậy.
Bạn cũng nên biết rằng cha mẹ nào cũng đều thương con cái cả. Cha mẹ nguyện hy sinh tất cả là vì con. Niềm vui của cha mẹ là mong con cái khôn lớn, nên người. Cha mẹ la mắng con là vì muốn con nên người. Cha mẹ đánh đòn con cái là vì dạy bảo không muốn con hư. Tuy la mắng con hay đánh con nhưng lòng cha mẹ đau như dao cắt. Mỗi khi con đi xa thì cha mẹ luôn lo lắng, chờ đợi mõi mòn… Thấy con về thì cha mẹ rất vui mừng. Lòng của cha mẹ chỉ có những bậc đã làm cha mẹ thì mới hiểu:” Khi con khóc, khi con bệnh, khi con đi xa, khi con biệt tăm biệt tích…”. Tình thương mà cha mẹ dành cho con cái vốn không bút mực nào tả hết đâu bạn à.
Nói tóm lại, bạn nên trở về nhà xin lỗi mẹ và đoàn tụ với mẹ, từ nay sớm hôm phụng dưởng, tập làm người con hiếu thảo thì sẽ không bị nhức đầu nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính thưa thầy.con thường cãi lời ba mẹ ông bà lắm.nhưng mỗi lần nói xong con cảm thấy rất có lỗi và chỉ biết ngồi khóc không giám xin lỗi mọi người.con có 1 việc xin sư thầy giúp con với ạ.con lấy chồng rồi và thường hay bị mẹ chồng trách mắng và đi nói xấu con những chuyện không có thạt.con rất buôn bực nhưng con không hề cãi lại hay thanh minh gì cả.con buồn lắm ạ
Cha Mẹ ruột mà mình còn hay cãi lại , ông bà mình mà mình cũng thường như thế, thì đối với Mẹ chồng làm gì có được cái tâm hiếu thuận? Do vậy bị Mẹ chồng ghét bỏ, trách mắng, nói xấu là hoàn toàn đúng với Nhân Quả.
Bạn rốt cuộc có được cái gì tốt? Khi bản thân không thể Hiếu Kính với Ông Bà Cha Mẹ?
Biết sai thì hãy nên sửa từ gốc mà thay đổi thái độ với Ông Bà Cha Mẹ…còn không thì lâu ngày sớm muộn gì gia đình cũng có chuyện lớn, có thể dẫn đến đổ vỡ cũng là điều có thể thấy trước được.
Hãy thức tỉnh trước khi quá muộn. Đôi lời thẳng thắn khó nghe nhưng thật lòng, mong bạn hoan hỉ.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
COn đang bế tắc trong chuyện công việc lẫn tình cảm. COn luôn cảm thấy u uất vì công việc không thuận lợi, chuyện tình duyên trắc trở. Nhiều lần con đã nghĩ hay là bỏ xứ đi nơi khác hoặc đi tu để không phải suy nghĩ về đời trần. Nhưng con lại nghĩ làm như vậy bất hiếu với cha mẹ. COn chưa phụng dưỡng báo đáp được gì cho cha mẹ.
Có lúc con nghĩ chẳng lấy chồng nữa. Ở vậy với cha mẹ . Nhưng mẹ con nói không được nghĩ như vậy, con cái hạnh phúc thì cha mẹ mới hạnh phúc.
Nhưng hiện tại con vẫn cảm thấy rất u uất trong cuộc sống. COn biết cha mẹ cũng rất buồn. Nhưng con không biết phải làm gì cả.
A DI Đà Phật
Chào bạn Thùy Dương
Trong kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn có đoạn:
“Nếu có chúng sinh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được ly dục.
Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được lìa lòng giận.
Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được lìa ngu si.”
Lại có đoạn: “Quán Thế Âm Ðại Bồ-Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta Bà này đều gọi Ngài là vị “Thí Vô Úy”.”
Bạn đang cảm thấy buồn phiền, lo lắng thì nên xưng niệm danh hiệu “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát” và cầu nguyện với ngài.
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát
A Di Đà Phật! Con có tâm sự rất buồn….muốn tâm sự để được lời khuyên và sự giúp đở trong lúc con bế tắc như thế này ah….Cha con bị tai biến nằm đến nay đã 3 năm rồi, trong 3 nam qua có anh trai chăm sóc thay cho anh em đi làm ăn, nhưng không may bây giờ anh đã qua đời rồi! Mẹ thì đã già yếu! Con rất thương cha mẹ, muốn ở bên để chăm sóc cho cha mẹ. Nhưng vợ của con thì lại ko chịu về cùng con… nếu con về thì đồng nghĩa với việc vợ chồng ly hôn….Nhưng vì đứa con gái nên con lại thương con gái của con….Giờ con thấy mình rất hổn loạn, đau khổ và khó xử…Con đã quyết định ly hôn để về chăm sóc cha mẹ… con làm như vậy đúng hay sai và liệu con có lỗi với con gái của con không ạ…. xin lời khuyên.. A Di Đà Phật!
Đường Về Cõi Tịnh: Xin quý đạo hữu vui lòng tập gỏ tiếng Việt có dấu để người xem dể đọc và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Hữu Hiệp thân mến,
Ba bị bệnh thì nên về nhà chăm sóc để làm tròn chữ hiếu vì trăm lành chữ hiếu đứng đầu tiên. Vợ của bạn chỉ hâm vậy thôi chứ chưa chắc đã ly hôn thật sự mà nếu có ly hôn thật sự thì có lẻ là duyên nợ của hai người đã tận nên mới xui khiến như vậy. Bạn chăm sóc cho ba mẹ bạn thì con gái của bạn sẽ lấy đó làm tấm gương sau này sẽ chăm sóc cho bạn giống như vậy vì nhân nào quả nấy. Nếu bạn bỏ ba mẹ không lo thì sau này con gái của bạn cũng sẽ lo cho chồng con mà không lo cho bạn vì nhân nào quả nấy. Nếu đã bước vào đường tu thì nên xem trọng chữ hiếu mà xem nhẹ chữ tình bạn nhé. Chữ tình hãy để tùy duyên còn chữ hiếu là bổn phận phải lo cho tròn.
A Di Đà Phật _()_
Kính thưa thầy!Hôm nay là mùng 1/7 bước vào mùa lễ Ngưu Lan báo hiếu. Con không biết nói ntn, không biết làm cách nào, làm sao để chữ hiếu được tròn mà không phải dung túng cho mẹ con để cho mẹ không tạo thêm nghiệp.
Trước kia, mẹ là người phụ nữ gương mẫu lo cho chồng ,cho con rât chu đáo, đên năm hoc lớp 11 gd rơi vào khủng hoảng kinh tế.Con cố gắng tốt nghiệp hết lớp 12, bỏ thi đại học tìm việc làm phụ giúp gd trả nợ và nuôi e gái ăn học. Con có người anh trai chơi matuy, con phải làm mấy việc để trả nơ cho ba,mẹ lo cho anh trai đi cai nghiện. Cuộc sống của con từ lúc biết kiếm tiền chưa bao giờ biết nghĩ cho bản thân, chi có gd, con rất mệt mỏi. Đến nay, con đã 35t có gd và 2con, gd con đã kg con nợ nữa, a trai vừa ra tù tội buôn bán ma túy hiện vẫn tính nào tật náy. 5,6năm nay mẹ con lại rơi vào tệ nạn số đề, nợ nần lại vây quanh bà. Con va e gái trả nợ hêt lần này đến lần khác và dùng đủ mọi cách khuyên can, van xin, khóc lóc và dấu kg nói cho ba biết vì ba bị bệnh tiểu dg hay lên máu. Nhưng sau những lần hứa hẹn của mẹ để con cái trả nợ xong thi y như rằng đâu lại vào đấy,càng ngày càng lậm nợ lần sau cao hơn lần trước, vừa trả nợ cho a trai, vừa trả nợ cho mẹ,vừa lo cho ba, 2c e con đã đuối sức vì cả 2còn gd riêng nữa.Đến nay,mọi chuyện ba đã biêt hết tât cả,vì mẹ con lại làm ra 1số nợ kg nhỏ, cũng lại cảnh củ của mẹ làm cho c e con nhàm chán, và đôi lúc có những suy nghĩ rất xấu về mẹ của minh. Mẹ dùng đến cách nói là “hnay là mùng 1/7 xem như tụi con báo hiếu cho mẹ đi trả cho mẹ lần nữa…đừng để ba tụi bây buồn,tao sợ ổng biết ổng lên máu…”
Nghe xong,c econ nước mắt tuông xuống vi kg ngờ mẹ mình dùng đến cách này. Vì tụi con quyết định kg trả nữa ,để cho mẹ sợ và o trong nhà, từ từ suy nghĩ.Mấy năm nay ,mẹ sung sướng lắm, nhà con thuê nguoi giúp việc mọi chuyện tiền bạc con lo tất cả, đám dỗ, tiệc tùng, đi chơi…con va e gái lo hêt, chỉ muốn ba mẹ an hưởng tuổi già thôi.Thầy giúp con cho con lời khuyên, con nên làm gì cho đúng, nếu trả nợ tiếp thì chắc chắn mẹ con lại tiếp tục, mà kg trả thì chuyên gì sẽ xảy ra….cũng may trời, phật cũng thương con nên cho con làm ăn cũng tốt. Con gánh nặng cả 3 gd lận, gd bên chồng, gd bên con, gd riêng. Chồng con rất thương và tôn trọng con lắm vì con cứ xử với gd chồng cũng như gd bên con vậy, con kg phân biệt, con cố gắng chu toàn đôi bên. Con mới mua nhà, chuẩn bị xây ,con cũng vay ngân hàng tiền nua, mỗi tháng con phải trả góp cho bank nữa. Con mệt mỏi quá, thầy giúp con cho con lời khuyên, con nên làm gi. Thành thật cảm ơn thầy, nam mô adi đà phật.
Thưa thầy con lấy chồng được 4 năm, cuộc sống của vợ chồng con rất tốt, con có công việc riêng của mình và không phải phụ thuộc kinh tế vào ai. Nhưng tâm con lúc nào cùng buồn phiền, chán nản, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, gầy yếu. Thưa thầy!Con mong thầy cho con một lời khuyên: Cha mẹ đẻ của con đã nuôi nấng con,cho con học hành và nghề nghiệp, đời này con không bao giờ quên công ơn nuôi dưỡng đó nhưng đối với cha mẹ chồng thì lại khác, con không thể nào dành được tình cảm như đối với cha mẹ đẻ con được, con lấy chồng mọi công việc trong nhà chồng con đều thu vén, ngay cả cháu, con của em chồng,con cũng chăm sóc vì em con đi làm ăn kinh tế, nhưng chưa bao giờ con than vãn một lời.Chỉ có một điều mẹ chồng con rất hay nói con, mẹ con đi làm về hễ cứ nhìn thấy gí không vừa ý là mẹ lại nói, rồi có những chuyện con không làm, không nói , hay trong tâm con không nghĩ thế, mẹ con cũng nói là con làm, con nói.Có nhiều lần con cãi lại mẹ con, mẹ nửa lời cũng không nói chuyện với con, con hỏi gì mẹ cũng không nói, hay có nói với con thì nói với giọng khó chịu. Trong tâm con không bao giờ con nghĩ là minh coi thường hay khinh bố mẹ chồng nhưng mẹ con hay nói rằng ” Giờ còn làm được, chân còn bước được mà nó đã coi khinh thế này rồi” Nhưng thầy ơi tâm con có thế đâu, con ít nói, con không vồ vập, và con cũng không mấy khi tâm sự vói mẹ chồng, Con bây giờ đã có con nhỏ nhiều khi con gọi mẹ chồng là” Bà” xưng ” Con” thì mẹ con lại dỗi, mẹ rất hay nói bóng, nói gió là : khinh mẹ, coi thường mẹ, thấy chồng gọi vậy cũng gọi vậy. thầy ơi con mệt mỏi lắm, nhiều khi con không muốn về nhà thầy ạ. Hiện tại vợ chồng con ăn chung cùng bố mem, nhưng hễ có chuyện gì là mẹ con lại bảo” cho ra ở riêng” bản thân con không muốn thế vì trong cuộc sống sinh hoạt gia đinh con ở riêng không thuận lợi, và gia đình cũng có nhiều thành viên đâu.Con không thể vồ vập hay tâm sự cùng mẹ chồng con được,trong lòng lúc nào con nghĩ đối với bố mẹ chồng mình phải làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ là một con dâu.Thầy ơi con mong thầy cho một lời khuyên, con phải làm thế nào để tình cảm mà con dành cho bố mẹ chồng cũng giống như tình cảm mà co dành cho bố mẹ đẻ con. Con cám ơn thầy.
thưa ngài, con rất thương ba mẹ mình, con chẳng muốn rời xa ba mẹ mải mãi, nhưng hiện giờ mẹ con bệnh nặng, con vô cùng buồn lo. Nếu chẳng may, rời xa ba mẹ mãi mãi thì con biết phải làm sao đây ạ? con rất mong muốn , sau khi chết đi, mình sẽ ở bên cạnh ba mẹ mãi mãi. mà không biết có cơ hội không ạ? Da số mọi người nói rằng ba mẹ kiếp này không thể là ba mẹ kiếp sau, vậy đạo luân hồi thật buồn. Xin ngài hãy cho con lời khuyên.
Phật dạy một trong tám thứ Khổ của con người là:
– Phải xa lìa người thân yêu
– Phải Bệnh, phải già, phải chết.
Chết rồi thì lại qua kiếp khác, lại tiếp tục chịu những thứ khổ như trên đã nói, lại còn có cầu ko được thì khổ, ở chung với người ko ưa thích thì khổ, do tham sân si thường tăng trưởng nên lại tạo đủ thứ nghiệp ác rồi phải nhận ác báo, khi đó lại rất là khổ…Đây là chân tướng sự thật của thế gian này, ko ai tránh miễn được.
Đức Phật thấy chúng ta vì luân hồi sanh tử như vậy quá khổ nên mới từ bi mở ra pháp môn Tịnh Độ, khuyên tất cả chúng ta niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc, người với tín nguyện đầy đủ đến lúc lâm chung thì được chính đức Phật A Di Đà đến đón linh hồn người đó về Cực Lạc thế giới.
Về đến Cực Lạc thế giới thì thuần vui, ko có mấy cái thứ khổ trên:
Người dân ở Cực Lạc thế giới tuổi thọ vô lượng, bằng với tuổi thọ của Đức Phật A Di Đà nên ko có cái khổ của Già, của Bệnh, của Chết. Đã ko già, ko bệnh, ko chết thì người nhà mình chẳng phải được bên nhau vui vẻ mãi sao? Làm gì có chuyện chia lìa nữa chứ? Đây chính là phương tiện khéo léo từ bi đến cùng cực của Đức Phật Thích Ca, của A Di Đà Phật giúp đỡ cho chúng ta giải quyết cái Khổ từ vô lượng kiếp đến nay chúng ta chưa từng giải quyết được.
Có thể có nhiều người ko tin vào những lời Phật dạy như thế, nhưng người được vãng sanh Cực Lạc thì quá nhiều, quá nhiều…sử sách ghi lại rất rõ ràng tường tận. Bạn có thể tham khảo mục Gương Vãng Sanh ở website này thì cũng sẽ đọc được nhiều tấm gương vãng sanh, là người thật việc thật, chẳng phải kể ra để dối gạt người. Mà thật ra người đời họ dối gạt nhau để tự tư tự lợi, còn Phật gạt ta để làm gì chứ? Rồi những Thầy Tổ gạt ta để làm gì? Rồi những người vãng sanh lúc lâm chung rõ ràng thấy Phật thì cũng chẳng cần thiết phải bày trò gạt chúng ta…họ chẳng được lợi gì cả khi làm việc đó. Do vậy đây chính là pháp môn tu hành đáng tin nhất ngày nay, có Kinh Sách, có Tổ Sư truyền thừa, có người vãng sanh làm bằng chứng chân thật, diễn cho chúng ta thấy…người ko thể tin pháp môn này thì tương lai sẽ khổ lắm…
Đọc tới đây, nếu bạn tin tưởng thì bạn có thể tự biết phải làm sao…trước tự mình mỗi ngày vào web này tìm hiểu kỹ về pháp môn này, tự mình thực hành, tự nhiên sanh tâm hoan hỉ, sau đó về khuyên cha mẹ cùng phát tâm tu học pháp môn này, để sau này cả gia đình được đoàn viên với nhau tại Cực Lạc thế giới, cùng nhau học tập Phật pháp với A Di Đà Phật, với Quán Thế Âm Bồ Tát, nhanh chóng chứng quả vị Phật để rộng độ chúng sanh, rộng độ cho cha mẹ, ông bà, thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp. Đây chẳng phải là việc làm ý nghĩa nhất trên cuộc đời này sao?
Thật đúng như vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa thầy, con thực sự rất thương bố mẹ,ông bà nhưng con cũng muốn nói thật lòng là bây giờ con đang lâm vào tình trạng nợ nần do con trót chơi.Nên nhiều khi con không giữ được bình tình có thái đố không phải với những đấng sinh thành ra mình.Xin thầy cho con một lời khuyên ngăn để con có thể thức tỉnh.Con cảm ơn thầy!
Người đời có nói: Có chơi có chịu. Vậy mình có nợ người ta thì trước phải tìm cách trả cho hết nợ, dù phải làm ngày làm đêm, làm những việc cực khổ nhất (nhưng phải là nghề nghiệp chân chánh) thì cũng phải làm.
Tự quyết tâm hứa với mình và hứa với Cha Mẹ là vĩnh viễn ko bao giờ tái phạm lỗi lầm này nữa.
Đối với cha mẹ phải dùng lời hòa nhã, nhẹ nhàng. Cha mẹ mỗi khi đánh mắng chửi mình, dẫu có thậm tệ đến đâu, mình cũng an nhẫn tiếp nhận, vì biết là do lỗi của mình trước mà…lại tự nhủ, cha mẹ chẳng còn ở trên trần thế với ta lâu, nên những âm thanh mà cha mẹ dạy dỗ ta, dẫu khó nghe cũng là lời chân thật quý giá với mình, vì sau này khi cha mẹ qua đời…khi đó dẫu ta có nhớ cha, nhớ mẹ, muốn được nghe cha mẹ mắng chửi, muốn được cha mẹ đánh cho vài roi thì cũng chẳng thể được…nghĩ đến đây thì mình ko thể giận cha, giận mẹ nữa…Tất cả đều là lỗi lầm của con, cha mẹ ko có lỗi, ông bà ko có lỗi, anh chị em ko có lỗi…chỉ mình con có lỗi, con sống chưa tốt, chưa thật sự tốt…nên mới khiến mọi người trong nhà vì con mà buồn phiền đến vậy, con sẽ cố gắng sống tốt hơn từng ngày, mong cha mẹ hãy nhẫn nại, hãy tin tưởng con…
Bạn hãy tìm đọc các bài giảng:
Bóng Mây của Thầy Thiện Thuận:
https://www.youtube.com/watch?v=5CglL8RCukg
Giọt sữa giữa đời thường:
https://www.youtube.com/watch?v=r59l7fbL8hw
Hạnh phúc Nhân Sanh:
https://www.youtube.com/watch?v=6IO11tqobM8&list=PLS1qGEdEAca11615Y6oUDFRpfyxBvSjJJ
Xem thật kỹ những bài pháp trên thì bạn sẽ có thể thức tỉnh, sẽ biết được mình nên sống thế nào, nên đối với cha mẹ ra làm sao…Tất cả đều có thể thay đổi được, chỉ ở nơi tâm mình có thật sự muốn thay đổi hay ko mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạch thầy, người xưa có câu ” cha hiền, con hiếu” nghĩa là trước cha phải hiền thì sau con mới hiếu. Nếu cha mẹ không hiền,không những không nuôi nấng mà còn thường xuyên đánh đập, chửi rủa con cái, trộm cắp và bất hiếu với chính cha mẹ của mình thì liệu những bậc cha mẹ như vậy có đáng để con cái có thể ko thực hiện hiếu đạo ko?
A Di Đà Phật
Bạn Chi,
Chư Tổ nói: Phước ai nấy hưởng, nghiệp ai nấy mang. Ông tu ông chứng, bà tu bà chứng. Tu ít chứng ít, tu nhiều chứng nhiều, không tu không chứng.
Bố mẹ làm điều bất chính, bất kính với ông bà mình, họ sẽ phải gánh lấy nghiệp quả do họ gây ra, nhưng nếu bạn nhìn vào đó để tạo nghiệp bất kính với họ, thì chính bạn cũng sẽ như họ. Vì thế chư Tổ mới dạy: Người quấy ta chẳng quấy, ta quấy lỗi kề bên! Nghĩa là: Bố mẹ, ông bà sai quấy ta chẳng học cái sai quấy, cũng chẳng tán dương và cũng không bêu xấu hay tìm cách xa lánh họ, trái lại hãy nhìn đó để tự răn mình, tránh phạm những lỗi lầm của họ.
Đó là nhìn người mà thấy ta.
TĐ
COn bất hiếu, tốn tiền gia đình lại học không tới nơi tới chốn. COn mất phương hướng ở tương lai. Con bất hiếu đã khiến ba bận lòng. con bất hiếu không báo hiếu được cho cha. Con xin tu để đọc kinh xám hối suốt quãng đời còn lại. Để đọc kinh cầu cho cha yên lòng.
Bạn nói được phải làm được nhé, các bậc cao tăng thạc đức chia hiếu thành các loại, trong đó hiếu theo nghĩa thường tình của thế gian chỉ là Tiểu hiếu. Đại hiếu là giúp cho cha mẹ phát tâm tu tập, quy y Tam Bảo niệm Phật cầu giải thoát.
Nam mô A Di Đà Phật.
Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng Của Người Đàn Ông Tâm Thần
Thưa Thầy!
con không phải là người chăm đi lễ chùa nhưng con luôn tâm niệm là người phải sống có tâm và nhất là có hiếu với cha mẹ nhưng con đau lòng lắm. Nhà có 3 chị em, con là chị gái còn lại 2 em trai. Mọi việc trong nhà bố mẹ chỉ nói được với con mà con là phận gái đi lấy chồng nên không thể đỡ đần được nhiều nhưng 2 ng em trai sông với bố mẹ. Đứa thì cờ bạc nợ nần bố mẹ phải trả nợ đến sạch cả tiền phải lo bán nhà, đứa thì hỗn láo chửi mắng cả bố mẹ chỉ mong bố mẹ chết cho nhẹ người. con đau lòng lắm mà không biết phải làm thế nào để cho 2 đứa em nó thay đổi nhiều lúc nghĩ quẩn bây giờ mà bất hiếu với bố mẹ bị quả báo ngay để cho chúng hiểu. Tâm trí con rối bời buồn vô cùng vì thương cha mẹ và hận 2 đứa em trai
Thầy dạy con phải làm sao để cho cha mẹ con đỡ khổ
A Di Đà Phật
Gửi bạn Hiền!
Có câu “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng; con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”. Thời loạn lạc này, con cái ngỗ ngược cha mẹ rất nhiều, đó không chỉ là nghiệp nhân- quả báo từ đời trước mà ngay trong hiện đời các bậc làm cha mẹ sinh con ra nhưng vô giáo dục; từ nhỏ không biết dạy con lòng từ, hiếu kính; đã thế còn sát sinh hại mạng cho con ăn nhiều thứ thịt; dạy con đánh nhau với bạn vì sợ con bị chúng bạn hiếp; cha mẹ thường dùng lời lẽ cay độc chẳng ôn hòa khi tiếp người đãi vật. Do vậy đã hình thành trong con tính khí hung hăn, hiếu sát, cho đến lúc trưởng thành thì trở thành bản tánh.
Con cái là do duyên tiền định; duyên thì có ác duyên- thiện duyên. Nếu chúng đến để trả nợ, trả ân thì là thiện duyên; đến đòi nợ, báo oán thì là ác duyên. Giả như chúng ta ngay từ lúc “có mang” cho đến lúc sinh biết tụng Kinh, niệm Phật cho con và trong quá trình nuôi dạy luôn hướng con đến điều thiện: dạy con hiếu kính cha mẹ, phụng sự sư trường, từ tâm bất sát… thì cho dù đứa con này có đến đòi nợ, báo oán đi nữa, cũng sẽ kết thiện duyên.
Việc cha mẹ bạn cần làm là thay đổi tự thân, ăn chay, niệm Phật, tránh ác làm lành. Phải thay đổi cái gốc, cái cội nguồn, là tấm gương về một con người đức đạo chuẩn mực trước đã. Kế đến là tu hành niệm Phật, tùy duyên làm việc thiện lành (phóng sanh, bố thí…) đem công đức ấy mà hồi hướng cho khắp pháp giới chúng sanh, cho oan gia trái chủ. Đặc biệt, bạn nên khuyên nhủ cha mẹ ăn chay, niệm Phật niệm thánh hiệu A Di Đà Phật cầu vãng sinh Tây Phương Tịnh độ.
MD đã từng đọc câu chuyện: Người phụ nữ nhờ phóng sanh mà thay đổi cứu vãng được gia đình trước sự đổ vỡ tan nát. Chồng bài bạc, gái gú; con trai nghiện ngập. Trong lúc tuyệt vọng, cô đã dùng số tiền tích góp bấy lâu mà phóng sanh thả vật. Và điều kỳ diệu đã đến khi chồng và con trai của cô đã biết trở về mái ấm, xa hẳn những thói hư tật xấu trước kia, không những vậy họ còn ủng hộ cô làm nhiều việc thiện…
_()_
Nam mô A Di Đà Phật
Thưa quý thầy con khuyên cha mẹ tin vào Phật Pháp nhưng cha mẹ con không tin,không cho con niệm Phật,con tin Phật Pháp là CHÁNH PHÁP nhưng nếu nghe lời cha mẹ thì làm sao con tu hành đc ạ?
A Di Đà Phật
Khi chúng ta tu hành chưa có định lực, việc có thể cảm hóa được người thân hướng Phật tu đạo là điều rất khó. Người biết tu hành niệm Phật là người có thiện căn phúc đức nhân duyên được huân tập từ nhiều đời nhiều kiếp, chẳng phải ai cũng có được. Người có thiện căn, khi nghe đến Pháp Phật liền tin nhận, người không có thiện căn thì cho Chánh Pháp Phật là một tôn giáo, là một sự mê tín.
Muốn cảm hóa được người thân tin Phật niệm Phật, cần phải trải qua quá trình tự thân tu hành có định lực, mà trước hết điều cần làm là chúng ta thực hiện tốt nghĩa vụ, bổn phận của mình đối với từng người trong gia đình, thân quyến: hiếu kính cha mẹ, anh em nhường nhịn trên thuận dưới hòa, với bà con thân quyến thì thân mận… Chúng ta cần tạo sự tin yêu, phải là con người chuẩn mực, tiếng nói của ta phải được mọi người coi trọng, tin nghe- làm được như vậy thì khi đó mới dễ dàng mà đem Pháp Phật khuyến hóa người thân.
Ngược lại, chúng ta đem Pháp Phật diễn nói khơi khơi sẽ khiến người nghe sanh tâm chán ghét, cho đến phỉ báng Chánh Pháp thì không những người không được lợi ích mà còn mang trọng tội, và ta cũng phải bị vạ lây. Sau đó, lại vì lẽ này, mà sanh tâm thoái lui trên đường đạo, từ bỏ việc tu hành thì vô tình làm cho cha mẹ, người thân phải gánh lấy trọng tội ngăn cản người tu hành rồi.
Cố gắng lên! Tu hành niệm Phật cho thật tốt, đem công đức hồi hướng cho chúng sanh pháp giới, cho thân quyến- cha mẹ đồng tin nghe hồi quy Tịnh độ nhé.
Vài dòng chia sẻ.
_()_
Nam mô A Di Đà Phật
Bạn khéo giữ đạo tự mình tu hành, lúc nào cha mẹ không vui thì nên khéo tránh, đừng cư sử thái quá mà ảnh hưởng cả hai, thỉnh thoảng hãy thường lên trang này để cùng nhau chia sẻ học hỏi với mọi người. Nhớ, có đạo thì dễ nhưng để giữ đạo trong tâm thì rất khó, bạn phải bền chí, tinh tấn tu học, đừng để dòng đời kéo mình ra xa. Phải tưới mưa pháp liên tục và không ngừng nghỉ thì hạt giống Phật trong mình mới đâm hoa kết trái. Thân và tâm này chính là mảnh đất, nếu ta tưới mưa pháp để gieo trồng giống Phật thì quả Phật sẽ chờ ta đến nhận, nhưng nếu ta cứ gieo giống xấu, cứ tưới nước tham, sân si, ngu mê thì quả khổ theo đó mà tìm đến với ta. Đất càng khô càng cằn cõi thì cần càng nhiều nước. Hạt giống có sẵn trong mỗi người chúng ta, chỉ cần tưới đủ nước thì giống sẽ cho ra quả, đừng để bùn nhơ, đất xấu lửa của tham sân si chôn vùi hạt giống ấy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính thưa thầy, con không phải phạm 1 điều bất hiếu mà phạm khá nhiều điều. Nhiều năm nay con đã nhận quả báo, con bị bệnh thần kinh, trình độ học vấn chỉ bình thường, kỹ năng làm việc giảm sút, không được như trước. Lúc nhỏ thì con học giỏi. Sau này vì con bất hiếu nên bây giờ hậu quả mới như vậy. Con phải sám hối thế nào? Xin thầy chỉ cho con. Thỉnh thoảng con có đọc kinh ở nhà. Con phải đọc kinh nào để tiêu trừ tội lỗi của con?
Thưa Thầy, Con dâu vì mẹ chồng nói điều không đúng cho mình mà chửi mẹ chồng là đểu, cãi nhau tay đôi với mẹ chồng. thì có phạm tội bất hiếu không ak
Chào bạn Bống, A Di Đà Phật.
Bạn hãy xem câu chuyện sau sẽ biết được quả báo cuả người bất hiếu với mẹ chồng là như thế nào. Xem rồi bạn nên chân thành sám hối. Sám là không ngần ngại nói ra tội cuả mình với người nào đó (hoặc đối trước bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên nói ra thành lời) còn hối là nguyện không tái phạm tội lỗi như vậy nữa. Bạn cần nhớ là tuyệt đối không tái phạm. Để sự sám hối có kết quả tránh tai hoạ về sau bạn nên phát tâm niệm Nam mô A Di Đà Phật hàng ngày (từ ít sau tăng lên nhiều hơn) và hồi hướng công đức này cho cha mẹ hai bên, Tổ tiên họ hàng đều được siêu thoát về cảnh giới lành. Làm được như vậy thì tội liền tiêu, phước đức được tăng trưởng. Chúc bạn an lành. A Di Đà Phật.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/08/tuan-that-dau-tien-khi-me-mat/
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Bổng,
Nếu bạn coi mẹ chồng cũng là mẹ bạn, chắc chắn bạn sẽ không dám bất kính như vậy. Người muốn học Phật pháp, hạnh đầu tiên chính là: Hiếu kính phụ mẫu. Trong Đệ Tử Quy có dạy về hiếu kính phụ mẫu, TN xin chép lại một đoạn để bạn tiện tham khảo, hy vọng sẽ giúp bạn rút ra được đôi điều để chuyển đổi tư duy sống và cung cách đối xử với cha mẹ.
ĐỆ TỬ QUY
Chương thứ nhất
(Ở nhà hiếu thuận với cha mẹ)
PHỤ MẪU HÔ, ỨNG VẬT HOÃN.
PHỤ MẪU MẠNG, HÀNH VẬT LÃN.
Cha mẹ gọi, lập tức vâng.
Cha mẹ sai, phải làm ngay.
Dịch nghĩa: Khi cha mẹ gọi chúng ta, thì chúng ta phải lập tức trả lời. Cha mẹ sai bảo chúng ta làm việc gì, chúng ta phải tức khắc làm ngay.
PHỤ MẪU GIÁO, TU KÍNH THÍNH.
PHỤ MẪU TRÁCH, TU THUẬN THỪA.
Cha mẹ dạy, cung kính nghe.
Cha mẹ trách, phải thừa nhận.
Dịch nghĩa: Đối với lời dạy của cha mẹ, chúng ta phải cung kính lắng nghe.
Khi cha mẹ quở trách, thì chúng ta phải thật sự thừa nhận và phải nỗ lực tự sửa đổi hết.
ĐÔNG TẮC ÔN, HẠ TẮC SẢNH.
THẦN TẮC TỈNH, HÔN TẮC ĐỊNH.
Lạnh làm ấm, nóng làm mát.
Sáng quan tâm, tối an lòng.
Dịch nghĩa: Mùa đông chúng ta phải làm thế nào cho thân thể của cha mẹ được ấm áp, mùa hè phải làm cho được mát mẻ. Mỗi ngày buổi sáng chúng ta phải vấn an cha mẹ, tức là chúng ta tỏ ra quan tâm cha mẹ, buổi tối chúng ta phải để cho cha mẹ ngủ được ngon giấc.
XUẤT TẤT CÁO, PHẢN TẤT DIỆN.
CƯ HỮU THƯỜNG, NGHIỆP VÔ BIẾN.
Đi cho hay, về cho biết.
Ở cố định, không đổi nghề.
Dịch nghĩa: Khi chúng ta muốn ra khỏi nhà, trước hết phải thưa với cha mẹ để cho cha mẹ biết chúng ta đi đâu, bởi vì cha mẹ lúc nào cũng lo lắng con cái của mình. Sau khi về đến nhà thì liền gặp cha mẹ để cho cha mẹ biết chúng ta đã về rồi. Cũng là khiến cho cha mẹ được yên tâm. Chỗ ở của chúng ta phải cố định, cuộc sống của chúng ta phải có quy cũ. Làm việc cũng phải nhẫn nại vững bền, không nên tuỳ ý thay đổi ý chí của mình.
SỰ TUY TIỂU, VẬT THIỆN VI.
CẨU THIỆN VI, TỬ ĐẠO KHUY.
Việc không hợp, chẳng nên làm.
Nếu đã làm, thì bất hiếu.
Dịch nghĩa: Tuy là một việc nhỏ, nếu không hợp tình không hợp lý, thì mình không nên làm. Nếu như đã làm, tức là bất hiếu. Bởi vì cha mẹ không muốn thấy con cái của mình làm việc không hợp tình, không hợp lý, không hợp pháp.
VẬT TUY TIỂU, VẬT TƯ TÀNG.
CẨU TƯ TÀNG, THÂN TÂM THƯƠNG.
Vật tuy nhỏ, không tự cất.
Nếu tự cất, cha mẹ buồn.
Dịch nghĩa: Đồ vật tuy nhỏ, không nên tự mình cất giấu để làm của riêng. Nếu tự mình cất giấu đồ vật này, khi cha mẹ biết được thì nhất định sẽ rất đau lòng.
THÂN SỞ HIẾU, LỰC VI CỤ.
THÂN SỞ Ố, CẨN VI KHỨ.
Cha mẹ thích, tận lực làm.
Cha mẹ ghét, phải trừ bỏ.
Dịch nghĩa: Cha mẹ ưa thích những chuyện hợp tình, hợp lý, hợp pháp, thì chúng ta phải tận tâm tận lực vì cha mẹ làm cho tốt đẹp. Trong phạm vi hợp lý, nếu như đối với người, đới với việc, đới với vật làm cho cha mẹ chán ghét, thì chúng ta phải hết lòng cẩn thận trừ bỏ ngay.
THÂN HỮU THƯƠNG, DI THÂN ƯU.
ĐỨC HỮU THƯƠNG, DI THÂN TU.
Thân bị thương, cha mẹ lo.
Đức hạnh kém, cha mẹ tủi.
Dịch nghĩa: Nếu thân thể của chúng ta bị thương, thì cha mẹ sẽ lo âu. Nếu đức hạnh của chúng ta không tốt, thì cha mẹ cũng cảm thấy tủi hổ.
THÂN ÁI NGÃ, HIẾU HÀ NAN.
THÂN TĂNG NGÃ, HIẾU PHƯƠNG HIỀN.
Cha mẹ thương, dễ hiếu thuận.
Cha mẹ ghét, vẫn hiếu kính.
Dịch nghĩa: Nếu cha mẹ thương yêu chúng ta thì chúng ta hiếu thuận cha mẹ không khó. Nhưng nếu cha mẹ chán ghét chúng ta, chúng ta vẫn phải hiếu thuận cha mẹ, đó mới là phù hợp cái hạnh tiêu chuẩn hiếu thuận của thánh hiền.
THÂN HỮU QUÁ, GIÁN SỬ CANH.
DI NGÔ SẮC, NHU NGÔ THANH.
Cha mẹ lỗi, phải cố khuyên.
Tỏ ra vui, lời nhu hòa.
Dịch nghĩa: Khi cha mẹ có lỗi lầm, chúng ta phải hết lòng khuyên bảo họ sửa lỗi. Lúc chúng ta khuyên cha mẹ sửa lỗi, nên tỏ ra thái độ dịu dàng, lời nói phải nhu hòa.
GIÁN BẤT NHẬP, DUYỆT PHỤC GIÁN.
HIỆU KHẤP TÙY, THÁT VÔ OÁN.
Khuyên không được, vẫn phải khuyên.
Thì nên khóc, đánh không giận.
Dịch nghĩa: Nếu cha mẹ không tiếp nhận chúng ta khuyên bảo, chúng ta phải có tâm nhẫn nại đợi khi tâm trạng của cha mẹ vui vẻ thì chúng ta lại đến khuyên họ. Nếu cha mẹ vẫn không chịu tiếp nhận lời khuyên, chúng ta cũng có thể dùng phương cách đau lòng đến khóc để khiến cho cha mẹ biết sửa lỗi. Cho dù có bị cha mẹ mắng hay đánh đi nữa, tâm chúng ta cũng không bao giờ có oán trách họ.
THÂN HỮU TẬT, DƯỢC TIÊN THƯỜNG.
TRÚ DẠ THỊ, BẤT LY SÀNG.
Cha mẹ bịnh, nếm thuốc trước.
Thường chăm sóc, không lìa khỏi.
Dịch nghĩa: Khi cha mẹ có bịnh, chúng ta sắc thuốc xong phải nếm trước. Chúng ta sớm hôm chăm sóc cha mẹ cho đàng hoàng, không được lìa khỏi họ.
TÁNG TAM NIÊN, THƯỜNG BI YẾT.
CƯ XỨ BIẾN, TỬU NHỤC TUYỆT.
Tang ba năm, nhớ ơn mãi.
Không vui chơi, tiệc ăn uống.
Dịch nghĩa: Sau khi cha mẹ vãng sanh, nhất định phải để tang cha mẹ 3 năm, chúng ta phải thường nhớ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ mà cảm thấy đau lòng xót xa. Trong thời gian để tang cha mẹ, chúng ta phải xếp đặt trong nhà cho có không khí thương tiếc, không nên tham gia những cuộc vui chơi ăn uống linh đình.
TÁNG TẬN LỄ, TẾ TẬN THÀNH.
SỰ TỬ GIẢ, NHƯ SỰ SANH.
Trọng tang lễ, lòng thành kính.
Đối người mất, như sanh tiền.
Dịch nghĩa: Tang lễ của cha mẹ, chúng ta phải làm đúng theo nghi lễ, đến ngày cúng giỗ, chúng ta phải dùng tâm chí thành cúng tế cha mẹ. Chúng ta phụng thờ cha mẹ đã vãng sanh cũng phải cung kính như lúc họ còn sống không khác.
Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi
Mẹ tuy không đẻ không nuôi
Mà em ơn mẹ suốt đời, chưa xong
Ngày xưa má mẹ cũng hồng
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau
Bây giờ tóc mẹ trắng phau
Ðể cho mái tóc trên đầu anh đen
…
Mẹ của anh – Thơ Xuân Quỳnh
A di đà phật
vì sao tang ba năm cư sĩ Thiện Nhân có thể giải thích được không?
Thưa thầy , mỗi lần con đi qua quán nước kia cùng mẹ con , có một số người tỏ thái độ khinh bỉ con và mẹ con. Kể từ đó con không đi con đường đó nữa , mấy hôm mẹ con bắt con đi qua cùng mẹ nhưng con tuyệt đối không đi , con làm như vậy có bất hiếu quá không thầy ?? Mong thầy cho con một lời khuyên !
Gia đình con ba mẹ hay cãi nhau từ lúc con còn nhỏ tới bây giờ. Cứ mỗi lần nhậu về là cãi nhau đôi khi ba đánh mẹ nữa. Con kiềm không được nên đã bênh mẹ mỗi lần mẹ bị ba đánh. Con với ba to tiếng đôi khi có xô sát nữa để bênh mẹ con. Con biết như vậy là bất hiếu nhưng con không còn cách nào khác hết thưa thầy. Mong thầy cho con lời khuyên.???
A Di Đà Phật
Chào bạn Cường!
Con người hiện kiếp gặp gỡ là để trả món nợ ân- oán. Nếu là yêu thương thì chưa nói đến làm gì, còn gặp gỡ để trả nợ oán, nếu không hiểu Phật pháp, dùng lối hành xử của thế tục để giải quyết, e rằng oan oan tương báo sẽ không những không chấm dứt mà sẽ càng tăng thêm.
Ba bạn hay đánh mẹ, chắc rằng mẹ bạn đã có nợ với ba. Nếu vì bênh vực mẹ, bạn to tiếng và xô xát ba thì vấn đề này chắc sẽ chẳng được giải quyết; trái lại bạn lại mang tội bất hiếu và vô tình làm cho món nợ này ngày càng thêm lớn.
Con cái là sự gắn kết của cha mẹ, vì con cha mẹ có thể hy sinh mạng sống của mình huống chi là sự nhẫn nhịn lời qua tiếng lại. Song để làm được, là một người con- chúng ta thực sự phải làm tròn bổn phận của một người con hiếu kính vẹn toàn. Như vậy, khi cha mẹ xảy ra bất hòa, ta mới có thể nhịp cầu gắn kết: nhỏ nhẹ khuyên cha bớt một tiếng, khuyên mẹ bớt đi một tiếng thì có lẽ sẽ giảm xung đột. Cãi nhau thì phải có 2 bên, nếu cha cãi, mẹ không cãi thì không thể gọi là cãi nhau, bạn nên khuyên mẹ nhẫn nhịn cha trong những lúc cha nóng giận, đợi lúc vui vẻ hoàn thuận hãy góp ý những thiếu sót bằng những lời tế nhị và yêu thương.
Ngoài ra, bạn cần thường xuyên ghé đến các trang Phật pháp, đọc pháp và hướng dẫn cho mẹ học Phật, niệm Phật, ăn chay, làm lành lánh dữ.
Chúc gia đình bạn luôn an vui trong ánh sáng chánh Pháp!
Nam mô A Di Đà Phật
Gia đình con nuôi ngoại, nhưng ngoại có lúc nhớ lúc quên, khi quên đòi bỏ đi ba mẹ con sợ bỏ đi nên chặng lại nha ngoại k chịu ba mẹ con to tiếng ngoại mới vô nằm.kể cả mấy con cũng vậy đôi khi to tiếngvới ngoại.nhưng tụi con rất thương và locho ngoại từng miếng ăn giấc ngủ.giờ ngoại mất rồi con ân hận lắm.muốn gặp ngoại lại không the dc.nhu vay co gai là bất hiếu khong a..
A DI ĐÀ PHẬT con chào thầy.thầy ơi con hay trả lời với cha mẹ lớn tiếng, mỗi khi cha mẹ nói nặng lời.con biết như vậy là con bất hiếu.con không biết phải làm sao để tránh việc này.con khó kiểm soát được tính nóng cua con, con nhờ thầy giúp con phải làm gì để tránh nói lớn tiếng với cha mẹ.và tội này sẽ bị như thế nào.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Mai,
*Chửi, mắng, rủa, bất kính, nói xấu, chê bai…người rất dễ, nhưng dùng tâm hiếu kính, khiêm hạ để đối người là khó vô cùng. Tại sao khó? Bởi lúc đó bạn phải hạ cái Ta (cá ngã) của bạn xuống mức thấp nhất; bạn phải biết lắng nghe; phải biết lễ kính người. Điều này thực tế không phải ai trong chúng ta cũng thực hành và thực hành thường xuyên. Đơn giản đó là cái nghiệp bất kính, nghiệp cống cao ngã mạn trong mỗi chúng ta đã có, đã gây tạo, nay gặp cảnh: cha mẹ, anh, chị, em, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, thầy cô… nhân cũ nay có duyên nên trổ quả. Phật dạy: Muốn quả chánh thì nhân phải đừng tà. Nghĩa là muốn sống cho đúng đạo hiếu với cha mẹ thì ngay từ lời ăn, tiếng nói đối với cha mẹ phải một mực cung kính, cho dù cha mẹ có vì nóng giận mà phạm sai lầm, chúng ta cũng vẫn phải lễ kính để mà đối xử với cha mẹ. Đó mới thực là hiếu-kính.
*Muốn khắc chế tâm ngã mạn, tâm bất kính không khó, thay vì hàng ngày hễ cha mẹ nói gì bạn cũng đấu khẩu bằng cách cãi lại, hay nói những lời nóng giận, hư hỗn, nay bạn hãy khởi ngay tâm niệm 4 câu: A DI ĐÀ PHẬT! Khi 4 câu này vang lên trong tâm bạn, ngay lập tức những niệm sân hận, bất kính sẽ được tiêu trừ, thế đó bạn sẽ hoan hỉ để nghe mẹ cha dạy bảo và cũng ngay đó bạn sẽ dùng những lời lễ kính để ứng đáp với cha mẹ. Muốn vậy bạn hãy phát tâm thực hành niệm A DI ĐÀ PHẬT khắp nơi, chốn, kể cả khi ra đường, đi ngủ, tuỳ sự thuận tiện mà niệm to hay nhỏ, hay niệm thầm. Sự huân tập hàng ngày sẽ giúp bạn luôn tỉnh giác, tâm luôn an lạc, nhờ đó sẽ không tạo lỗi nữa.
Dưới đây TN chép lại cho bạn một đoạn trong Đệ Tử Quy nói về hạnh hiếu kính của người con. Bạn có thể đọc thêm cả quyển Đệ Tử Quy để hiểu sâu hơn. Chúc thường hiếu kính.
TN
—————————————————————————
(Trích từ Đệ Tử Quy)
NHẬP TẮC HIẾU
Chương thứ nhất
(Ở nhà hiếu thuận với cha mẹ)
PHỤ MẪU HÔ, ỨNG VẬT HOÃN.
PHỤ MẪU MẠNG, HÀNH VẬT LÃN.
Cha mẹ gọi, lập tức vâng.
Cha mẹ sai, phải làm ngay.
Dịch nghĩa: Khi cha mẹ gọi chúng ta, thì chúng ta phải lập tức trả lời. Cha mẹ sai bảo chúng ta làm việc gì, chúng ta phải tức khắc làm ngay.
PHỤ MẪU GIÁO, TU KÍNH THÍNH.
PHỤ MẪU TRÁCH, TU THUẬN THỪA.
Cha mẹ dạy, cung kính nghe.
Cha mẹ trách, phải thừa nhận.
Dịch nghĩa: Đối với lời dạy của cha mẹ, chúng ta phải cung kính lắng nghe.
Khi cha mẹ quở trách, thì chúng ta phải thật sự thừa nhận và phải nỗ lực tự sửa đổi hết.
ĐÔNG TẮC ÔN, HẠ TẮC SẢNH.
THẦN TẮC TỈNH, HÔN TẮC ĐỊNH.
Lạnh làm ấm, nóng làm mát.
Sáng quan tâm, tối an lòng.
Dịch nghĩa: Mùa đông chúng ta phải làm thế nào cho thân thể của cha mẹ được ấm áp, mùa hè phải làm cho được mát mẻ. Mỗi ngày buổi sáng chúng ta phải vấn an cha mẹ, tức là chúng ta tỏ ra quan tâm cha mẹ, buổi tối chúng ta phải để cho cha mẹ ngủ được ngon giấc.
XUẤT TẤT CÁO, PHẢN TẤT DIỆN.
CƯ HỮU THƯỜNG, NGHIỆP VÔ BIẾN.
Đi cho hay, về cho biết.
Ở cố định, không đổi nghề.
Dịch nghĩa: Khi chúng ta muốn ra khỏi nhà, trước hết phải thưa với cha mẹ để cho cha mẹ biết chúng ta đi đâu, bởi vì cha mẹ lúc nào cũng lo lắng con cái của mình. Sau khi về đến nhà thì liền gặp cha mẹ để cho cha mẹ biết chúng ta đã về rồi. Cũng là khiến cho cha mẹ được yên tâm. Chỗ ở của chúng ta phải cố định, cuộc sống của chúng ta phải có quy cũ. Làm việc cũng phải nhẫn nại vững bền, không nên tuỳ ý thay đổi ý chí của mình.
SỰ TUY TIỂU, VẬT THIỆN VI.
CẨU THIỆN VI, TỬ ĐẠO KHUY.
Việc không hợp, chẳng nên làm.
Nếu đã làm, thì bất hiếu.
Dịch nghĩa: Tuy là một việc nhỏ, nếu không hợp tình không hợp lý, thì mình không nên làm. Nếu như đã làm, tức là bất hiếu. Bởi vì cha mẹ không muốn thấy con cái của mình làm việc không hợp tình, không hợp lý, không hợp pháp.
VẬT TUY TIỂU, VẬT TƯ TÀNG.
CẨU TƯ TÀNG, THÂN TÂM THƯƠNG.
Vật tuy nhỏ, không tự cất.
Nếu tự cất, cha mẹ buồn.
Dịch nghĩa: Đồ vật tuy nhỏ, không nên tự mình cất giấu để làm của riêng. Nếu tự mình cất giấu đồ vật này, khi cha mẹ biết được thì nhất định sẽ rất đau lòng.
THÂN SỞ HIẾU, LỰC VI CỤ.
THÂN SỞ Ố, CẨN VI KHỨ.
Cha mẹ thích, tận lực làm.
Cha mẹ ghét, phải trừ bỏ.
Dịch nghĩa: Cha mẹ ưa thích những chuyện hợp tình, hợp lý, hợp pháp, thì chúng ta phải tận tâm tận lực vì cha mẹ làm cho tốt đẹp. Trong phạm vi hợp lý, nếu như đối với người, đới với việc, đới với vật làm cho cha mẹ chán ghét, thì chúng ta phải hết lòng cẩn thận trừ bỏ ngay.
THÂN HỮU THƯƠNG, DI THÂN ƯU.
ĐỨC HỮU THƯƠNG, DI THÂN TU.
Thân bị thương, cha mẹ lo.
Đức hạnh kém, cha mẹ tủi.
Dịch nghĩa: Nếu thân thể của chúng ta bị thương, thì cha mẹ sẽ lo âu. Nếu đức hạnh của chúng ta không tốt, thì cha mẹ cũng cảm thấy tủi hổ.
THÂN ÁI NGÃ, HIẾU HÀ NAN.
THÂN TĂNG NGÃ, HIẾU PHƯƠNG HIỀN.
Cha mẹ thương, dễ hiếu thuận.
Cha mẹ ghét, vẫn hiếu kính.
Dịch nghĩa: Nếu cha mẹ thương yêu chúng ta thì chúng ta hiếu thuận cha mẹ không khó. Nhưng nếu cha mẹ chán ghét chúng ta, chúng ta vẫn phải hiếu thuận cha mẹ, đó mới là phù hợp cái hạnh tiêu chuẩn hiếu thuận của thánh hiền.
THÂN HỮU QUÁ, GIÁN SỬ CANH.
DI NGÔ SẮC, NHU NGÔ THANH.
Cha mẹ lỗi, phải cố khuyên.
Tỏ ra vui, lời nhu hòa.
Dịch nghĩa: Khi cha mẹ có lỗi lầm, chúng ta phải hết lòng khuyên bảo họ sửa lỗi. Lúc chúng ta khuyên cha mẹ sửa lỗi, nên tỏ ra thái độ dịu dàng, lời nói phải nhu hòa.
GIÁN BẤT NHẬP, DUYỆT PHỤC GIÁN.
HIỆU KHẤP TÙY, THÁT VÔ OÁN.
Khuyên không được, vẫn phải khuyên.
Thì nên khóc, đánh không giận.
Dịch nghĩa: Nếu cha mẹ không tiếp nhận chúng ta khuyên bảo, chúng ta phải có tâm nhẫn nại đợi khi tâm trạng của cha mẹ vui vẻ thì chúng ta lại đến khuyên họ. Nếu cha mẹ vẫn không chịu tiếp nhận lời khuyên, chúng ta cũng có thể dùng phương cách đau lòng đến khóc để khiến cho cha mẹ biết sửa lỗi. Cho dù có bị cha mẹ mắng hay đánh đi nữa, tâm chúng ta cũng không bao giờ có oán trách họ.
THÂN HỮU TẬT, DƯỢC TIÊN THƯỜNG.
TRÚ DẠ THỊ, BẤT LY SÀNG.
Cha mẹ bịnh, nếm thuốc trước.
Thường chăm sóc, không lìa khỏi.
Dịch nghĩa: Khi cha mẹ có bịnh, chúng ta sắc thuốc xong phải nếm trước. Chúng ta sớm hôm chăm sóc cha mẹ cho đàng hoàng, không được lìa khỏi họ.
TÁNG TAM NIÊN, THƯỜNG BI YẾT.
CƯ XỨ BIẾN, TỬU NHỤC TUYỆT.
Tang ba năm, nhớ ơn mãi.
Không vui chơi, tiệc ăn uống.
Dịch nghĩa: Sau khi cha mẹ vãng sanh, nhất định phải để tang cha mẹ 3 năm, chúng ta phải thường nhớ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ mà cảm thấy đau lòng xót xa. Trong thời gian để tang cha mẹ, chúng ta phải xếp đặt trong nhà cho có không khí thương tiếc, không nên tham gia những cuộc vui chơi ăn uống linh đình.
TÁNG TẬN LỄ, TẾ TẬN THÀNH.
SỰ TỬ GIẢ, NHƯ SỰ SANH.
Trọng tang lễ, lòng thành kính.
Đối người mất, như sanh tiền.
Dịch nghĩa: Tang lễ của cha mẹ, chúng ta phải làm đúng theo nghi lễ, đến ngày cúng giỗ, chúng ta phải dùng tâm chí thành cúng tế cha mẹ. Chúng ta phụng thờ cha mẹ đã vãng sanh cũng phải cung kính như lúc họ còn sống không khác.
Ba con thường đối xử tệ với con, hay coi trọng những thứ khác hơn con. Ba con hay nóng tính và chửi rũa những điều không đúng và hay luôn chứng tỏ mình đúng. Nhiều khi con chỉ muốn né tránh không nói chuyện với ba vì con biết con đã thử nhiều lần nhưng ba vẫn vậy. Giờ con phải làm sao ạ ?
Thưa Thầy con và gia đình đang sống cùng bố mẹ đẻ, nhưng vua rồi chúng con quyết định ra ở riêng cho vợ con đi làm gần. Chúng con ko có gì mâu thuẫn với bố mẹ cả nhưng khi con ra ở riêng con thấy Bố mẹ có vẻ buồn và nhớ cháu. Điều này làm con rất áy náy Thầy ạ. Con phải làm gì ạ, con ra ở riêng như vậy có đúng ko Thầy cho con xin lời khuyên ạ.
Chào bạn Trung,
Cuối tuần bạn đưa vợ con về chơi với ông bà, như vậy sẽ giúp ông bà bớt buồn. Cuộc sống thường không phải lúc nào cũng như ý mình muốn. Người lập gia đình thì đã bắt đầu có cuộc sống riêng và thường không thể sống kề bên cha mẹ được, nhưng cần giữ lòng thương yêu, kính trọng và chăm sóc nhiều về mặt tinh thần cho ông bà, ví dụ: bạn và con có thể gọi điện thoại thăm hỏi ông bà mỗi ngày, khi rảnh thì đưa ông bà đi chùa, tham gia các câu lạc bộ người già,.. Nói chung, không phải ở gần bên mới là hiếu thuận, hãy tuỳ theo hoàn cảnh thực tế của mình mà hành xử cho phù hợp. Đến khi ông bà không thể tự chăm sóc mình được thì đó là lúc bạn cần phải ở bên cạnh.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa thầy con có điều khó xử .. tình hình là dạo này càng về già cha con hay kiếm chuyện chửi mắng mẹ con vô cớ … lúc nóng giận con hay bênh mẹ nên tay đôi với cha … dẫu biết là phạm tội bất hiếu nhưng mà con không chịu được cảnh mẹ con bị như vậy … cha con thì thần kinh không được tỉnh táo cho lắm …. Mong thầy chỉ dẫn cho con .. Nam mô a di đà phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn An,
Mong bạn hoan hỉ đọc kỹ đoạn kinh văn dưới đây rồi suy ngẫm thật kỹ để biết những gì bạn đang là là sai hay đúng nhé.
Thiện-nam-tử! ƠN CHA MẸ: Cha có “từ-ân”, mẹ có “bi-ân”. Bi-ân của mẹ, nếu Tôi ở đời trong một kiếp để nói về ơn ấy cũng không thể hết được. Nay Tôi vì các ông nói một ít phần về công ơn ấy để các ông hiểu: Giả-sử có người vì việc phúc-đức, cung-kính, cúng dàng một trăm vị Đại-bà-la-môn tịnh-hạnh, một trăm vị Đại-thần-tiên được năm pháp thần-thông, một trăm người bạn lành, xếp đặt cho các vị ấy ở yên trong nhà thất-bảo rất đẹp, đem trăm nghìn thứ đồ ăn ngon quý, y-phục bằng mọi thứ báu tua rủ các chuỗi ngọc, dựng các phòng xá bằng gỗ chiên-đàn (1), trầm-hương, chăn gối, giường nằm trang-nghiêm bằng trăm báu, cùng trăm thứ thuốc thang chữa khỏi các bệnh và nhất tâm cúng-dàng trọn trăm nghìn kiếp, cũng không bằng một niệm để tâm hiếu-thuận, đem chút ít vật nuôi nấng sắc-thân bi-mẫu. Và, theo chỗ cúng dàng hầu hạ ấy, đem so-sánh với công-đức trước thời đến trăm nghìn vạn phần cũng không thể nào xét lường kịp.
Sự thương nhớ con của bi-mẫu ở thế-gian không gì sánh được. Ân ấy đến với con ngay từ khi chưa có hình-hài. Nghĩa là bắt đầu từ khi thụ-thai, trải trong mười tháng, đi đứng, ngồi, nằm, mẹ chịu mọi khổ-não, không thể dùng miệng mà nói hết được. Tuy có những sự dục-lạc, ẩm-thực, y-phục nhưng, mẹ vẫn không sinh tâm ưa thích, mà tâm mẹ chỉ luôn luôn lo nghĩ đến con không quên nhãng.
Hãy tự suy-nghĩ: khi sắp sinh-sản, mẹ âm-thầm chịu đựng mọi khổ, ngày đêm sầu-não. Nhưng, đến lúc lâm-bồn, sự đau-khổ ấy quá đỗi, như trăm nghìn mũi nhọn bâu vào cắt xé, thực không thể nào kể xiết được, có khi đến chết. Sinh nở rồi, mẹ không còn bị khổ-não gì nữa, lúc đó họ hàng thân-thích vui mừng vô tận, cũng như người đàn bà nghèo được ngọc Như-ý. Khi đứa con cất tiếng khóc chào đời, mẹ như là người nghe được âm-nhạc. Mẹ dùng ngực mẹ làm nơi ngủ-nghỉ của con và trên hai đầu gối mẹ, thường thường là nơi chơi giỡn của con. Trong nơi ngực mẹ tuôn ra những dòng sữa như nước suối cam-lộ để nuôi lớn con. Ơn nuôi lớn ấy nhiều hơn trời đất và đức thương-xót ấy rộng lớn không gì sánh được. “Thế-gian, núi non là cao, ơn bi-mẫu còn cao hơn thế – cao hơn cả núi Tu-di. Thế-gian cõi đất là nặng, ơn bi-mẫu còn nặng hơn thế!”
Thảng-hoặc có con trai, con gái nào bội-ân, không hiếu-thuận với cha mẹ, làm cho cha mẹ sinh tâm oán-niệm, mà mẹ bực-bội, thốt ra một lời nói ác, tức thời con phải sa-đọa theo lời nói ấy, hoặc vào địa-ngục, hay ngã-quỷ, súc-sinh. Thế-gian, nhanh gì hơn gió dữ, một chút oán-niệm của cha mẹ còn nhanh hơn gió ấy, hết thảy Như-Lai, chư Thiên, Kim-cương cùng các vị Tiên được năm pháp thần-thông… không cứu-hộ được.
Nếu thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào theo lời dạy bảo của bi-mẫu và thừa-thuận không trái, thời được chư Thiên hộ-niệm, phúc-lạc vô-tận. Những nam, nữ ấy tức là dòng giống tôn-quý của Thiên, Nhân, hoặc là Bồ-tát vì độ chúng-sinh, hiện làm nam, nữ đem lại lợi-ích cho cha mẹ.
Thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào vì báo ơn cha mẹ, suốt một kiếp mỗi ngày ba thời, tự cắt thịt mình để nuôi cha mẹ, cũng chưa trả được công ơn một ngày của cha mẹ. Sở-dĩ thế là sao? – Hết thảy nam, nữ ở trong thai mẹ, miệng nút cuống vú, uống huyết mẹ, khi ra khỏi bào-thai, trước thời ấu-trĩ, uống hết một trăm tám mươi hộc sữa của mẹ; mẹ được chút vị bổ nào đều cho con cả, ngay đến những y-phục quý tốt cũng đều như thế. Và, dù rằng bị người con ngu-si, xấu-xí đi nữa, tình yêu con của mẹ cũng chỉ là một không hai. Xem như xưa kia, có người đàn bà đi chơi xa tại nước người, bế con lội qua sông Hằng, không ngờ nước sông lên to, chảy mạnh, sức yếu không vượt qua nổi, lại yêu mến con quá, không nỡ rời bỏ con, nên cả hai mẹ con đều chết chìm. Song, bởi sức từ-tâm, thiện-căn ấy, tức thời người mẹ được sinh lên cõi Sắc-cứu-cánh-thiên, làm Đại-phạm-vương.
Do nhân-duyên ấy, mẹ có mười đức: Một là, như đại-địa: vì trong thai mẹ là chỗ nương-tựa của con. Hai là, năng-sinh: mẹ phải trải qua mọi sự khổ-não mới sinh được con. Ba là, năng-chính: thường do tay mẹ ve-vuốt, uốn-nắn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân con. Bốn là, dưỡng-dục: mẹ phải theo hợp bốn mùa mà nuôi-nấng con khôn lớn. Năm là, trí-giả: mẹ thường dùng phương-tiện, làm cho con sinh trí-tuệ. Sáu là, trang-nghiêm: mẹ lấy những chuỗi ngọc đẹp trang-sức cho con. Bảy là, an-ẩn: mẹ ôm-ấp con, làm cho con nghỉ-ngơi an-lành. Tám là, giáo-thụ: mẹ dùng phương-tiện khéo dắt-dẫn con. Chín là, giáo-giới: mẹ dùng lời nói lành để con xa-lìa những điều ác. Mười là, cho gia-nghiệp: mẹ thường đem gia-nghiệp giao lại cho con.
Thiện-nam-tử! “Ở thế-gian này gì là rất giàu? gì là rất nghèo? -Bi-mẫu tại đường, là giàu; bi-mẫu bất-tại là nghèo; bi-mẫu còn sống là mặt trời giữa trưa, bi-mẫu mất đi là mặt trời đã lặn; bi-mẫu còn sống là mặt trăng sáng, bi-mẫu mất đi là đêm tối! Thế nên, các ông nên siêng-năng tu-tập về sự hiếu-dưỡng phụ-mẫu thêm, thời như người cúng Phật, phúc-báo ấy và phúc-báo này bằng nhau không khác! Các ông nên báo ơn phụ-mẫu như thế!” (2)
(Trích Kinh Đại Thừa Bản Sanh Tâm Địa Quán – Phẩm Tứ Trọng Ân)
Ghi Chú:
1. Chiên-đàn (Candana): Tên một thứ gỗ thơm ở núi Ma-la-da, Nam Ấn-độ. Núi này hình đầu. trâu nên gọi là Ngưu-đầu. Có chỗ gọi là Ngưu-đầu chiên-đàn, Tàu dịch là “dữ-lạc” (cho vui), vì nó chữa được bệnh.
2. Đoạn trên, từ chỗ “Thiện-nam-tử! Ơn cha mẹ…” cho đến chỗ “báo ơn phụ mẫu như thế!” đức Phật giải-thuyết rõ về ơn cha mẹ; nhất là ơn mẹ đối với con phải báo đáp lại.
dạ thưa thầy con có suy ngẫm nhưng mà cha con hay chửi mắng mẹ con .. giờ con có khuyên cha con mà cha con vẫn vậy ,giờ con không biết làm sao … mong thầy chỉ dẫn cho con …… nam mô a di đà phật
Chào bạn An,
Mẹ bạn bị cha la mắng như thế là do nghiệp báo của bà, có thể trong đời trước bà đã từng la mắng người nên giờ phải chịu như thế. Cha bạn bị bệnh thần kinh, thì dĩ nhiên sẽ khác người bình thường. Người bình thường, dù tỉnh táo nhưng cũng có lúc nóng nảy, chưởi mắng người thân, huống gì là người bị bệnh thần kinh. Bạn là con, càng phải nên cảm thông và xót xa vì cha có bệnh như thế, bạn hãy nghĩ xem có phải như thế không? Cho nên, PH nghĩ trong chuyện này, bạn cần phải thay đổi cách hành xử của mình. Dù là bênh mẹ, nhưng cãi tay đôi với cha là đã sai rồi, cha bạn bị bệnh mà!!! bạn hãy nên sám hối mới được.
Để thay đổi được cha bạn, không thể chỉ dùng vài lời nói mà xong được. Đó là nghiệp lực, ân oán giữa cha, mẹ bạn với nhau, dễ gì vài lời nói mà có thể xoay chuyển được. Tuy nhiên, không phải là không có cách. Nếu bạn thực sự thương cha, mẹ, muốn xoay chuyển tình thế, thì bạn phải tu tập chân thật cho có công đức, rồi dùng công đức đó mà hồi hướng chia sẻ đến cho cha, mẹ để hoá giải nghiệp báo xấu đó. Bạn đang ở tại gia thì trước mắt hãy phát tâm giữ 5 giới của người tại gia. Bên cạnh đó bạn cần chú tâm niệm Phật, lạy Phật mỗi ngày. Các việc giữ giới, nhiếp tâm niệm Phật, lạy Phật, đọc tụng kinh Phật, hành thiền, trì chú,.. đều đem lại công đức, mà quan trọng ở điểm nhiếp tâm, nếu làm với tâm hời hợt, qua loa, chỉ ở hình thức bên ngoài, mà không có đủ sự chú tâm thì sẽ chẳng có công đức (chỉ có thể gieo duyên lành thôi, mà như thế thì sẽ không đủ để chuyển nghiệp). Nếu mẹ bạn cũng tu tập được như thế thì sẽ có chuyển đổi nhanh hơn, cho nên, bên cạnh bạn tự làm, thì hãy khuyên mẹ cùng tu như thế.
Các việc khó như thế, đâu thể chỉ vài lời nói là giải quyết được. Bạn hãy phát tâm tự mình tu tập, hành trì rồi hồi hướng công đức tu tập đó đến cha, mẹ thì mới chuyển được.
Chúc bạn tỉnh giác, an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
dạ con xin cám ơn thầy đã chỉ dẫn cho con …
nam mô a di đà phật
Con năm nay 18, từ nhỏ đã sống với mẹ kế. Cuộc sống không yên bình và đôi lúc trong gia đình mẹ kế nói gì con đều cãi lại. Thầy giúp con hiểu được tại sao không ạ? Nam mô a di đà phật
Kính thưa sư thầy xin sư thầy chỉ dạy cho con, con là một giáo viên vẫn chưa lập gia đình nên bao nhieu tiền kiếm được con điều đưa cho mẹ con để mẹ con chi tiêu, con có một tâm nguyện là dùng tiền kiếm được để giúp đỡ người nghèo khổ vì mỗi lần nhìn thấy ai đó nghèo khó trong lòng con rất đau va chỉ mong làm được gì đó để giúp họ, nhưng với tiền lương chi co 3 triệu con vẫn chưa làm được nhiều như tâm nguyện với lại mẹ con thi con nên giúp truớc phải ko sư thầy và con cũng hay mua sữa và những gì ngon nhất cho cha mẹ khi con lãnh lương, và con cảm thấy hạnh phúc khi làm được điều đó, như vậy con có gọi là có hiếu không sư thầy? Và một điều nữa là phải niệm phật như thế nào để cầu vãn sanh va cầu sức khỏe cho cha mẹ con. Con xin sư thầy hãy thuyết giảng cho con hiểu con đang rất cần nam mô a di đà phật.
Chào bạn Diễm,
Phụng dưỡng cha mẹ là một trong những điều mà một người con hiếu thảo cần làm. Nếu cha mẹ bạn không có nhu cầu gì nhiều, và bạn còn tiền dư thì thực hành thêm hạnh bố thí là rất tốt.
Về việc niệm Phật cầu vãng sanh, bạn hãy bỏ chút thời gian đọc quyển Niệm Phật Thập Yếu của cố hòa thượng Thích Thiền Tâm (tìm trên mạng), trong đó có đầy đủ chi tiết cơ bản cho người mới tu. Bạn cũng nên khuyên cha mẹ tu niệm Phật cầu vãng sanh, đó mới là hiếu thuận triệt để. Khi niệm Phật xong thì bạn hãy hồi hướng công đức đó đến cha mẹ và toàn thể chúng sanh đều được hưởng lợi, tâm càng chân thật rộng rãi thì quả báo sẽ càng sâu rộng.
Chúc bạn tinh tấn, an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạch thầy hồi má con còn sống con hay mắng chửi má nhưng bây giờ má đã qua đời con rất hối hận vậy xin thầy chỉ dạy con làm sao để bớt tội lỗi
Bạn niệm Phật cầu cho cha mẹ được vãng sanh Cực Lạc để mãi mãi được an vui,đó được coi là đại hiếu.
Kính thưa thầy còn hay cáu gắt vs bà mỗi lần bà nói dì con đều nói lại thậm chí cải lại sau khi cải xong con cảm thấy rất có lỗi mong thầy cho con lời khuyên
A DI ĐÀ PHẬT. TP chỉ là một phàm phu nghiêp chướng dẫy đầy, không xứng gọi là “thầy”. Sau khi đọc phúc đáp của Đạo Hữu thì TP nghĩ Đạo Hữu có thể dùng cách khác khéo léo hơn để khuyên mẹ mình, cho mẹ biết hậu quả của việc làm đó, chỉ điểm cho mẹ từng chút một, cũng không hay nên cáu gắt, ta học Phật rồi phải biết cách đề phòng, đừng để cái tâm đó điều khiển, phải làm chủ bản thân. Đạo hữu có thể khuyên dì của mình làm việc cẩn thận, nhường nhịn một chút, hiếu thuận mẹ cho dù mẹ có hay nói đi chăng nữa. Tận hiếu cha mẹ nên xuất phát từ trong tâm. Ngoài ra, Đạo Hữu có thể xem phúc đáp của Đạo Hữu Thiện Nhân cho Đạo hữu Mai(08/12/2016) ở ngay trên, ở đó có nhiều ý nên tham khảo đấy ạ.
Kính thưa sư thầy con xin cảm ơn sư thầy chỉ dạy cho con, nay còn một chuyện nữa con xin được sư thầy chỉ dạy. Gia đình con sống ở ca mau và sinh sống bằng nghề làm vuông nuôi tôm cua để mưu sinh, nên chuyện sát sinh là mỗi ngày mà gia đình làm vuông nào cũng làm, giết cá là nhiều nhưng khi con được học giáo lý của phật con biết sát sinh là tội nên con cảm thấy rất khổ tâm mỗi ngày anh trai con đều đem cá tôm về con ko muốn giết hại chúng nhưng nếu con ko làm thì mẹ con cũng làm vì ở vùng ca mau đa số sống bằng nghề đánh bắt cá tôm, trong trường hợp này con phải làm sao thưa sư thầy có phải sống bằng nghề này là sát sinh và mang rất nhiều tội ko? Mỗi ngày con đều niệm phật để bot tội vì con đa giet rất nhiều cá, con phải làm sao để giảm bớt tội của con thưa sư thầy? Con xin người hãy chỉ dạy cho con nam mô a di đà phật.
Trước khi bạn giết cá,hãy niệm Phật cho cá nghe.Bạn hồi hướng công đức niệm Phật cầu cho những chúng sanh đã bị bạn giết được vãng sanh Cực Lạc,và cũng cầu Phật gia hộ cho bạn và gia đình đổi nghề không sát sanh.
Sát sanh thực sự không tốt vì sát sanh là rất ác và báo ứng nặng nề.Mình không muốn ai giết mình ăn thịt thì con vật cũng vậy thôi.Mình sống trên sự chết chóc của những con vật là điều bất công.Sát sanh sẽ bệnh hoạn và không sống thọ.Những người sát sanh thường bị bệnh ung thư mà bệnh ung thư khiến cho người ta đau đớn kinh khủng lắm và số tiền kiếm được do sát sanh phải tiêu ra hết để trị bệnh.Làm việc ác sẽ bị tổn phước,cho đến khi hết phước thì qủa báu sẽ tới .
Gia đình Phật tử Nguyễn Văn Công làm nghề sát sanh nên qủa báo là cha bị tai nạn chết,anh bị điện giật chết.Còn công thì bị bệnh ung thư hành hạ,số tiền gia đình kiếm được phải bỏ ra để chạy chữa cho Công nhưng bệnh cũng không hết.
Mình có biết một người bán cá biển ở chợ,mẹ người này bán cá lóc.Mẹ người này cuối đời bị bệnh ung thư,lúc gần chết thấy bị cá rỉa.
Nam mô a di Đà phật
Dạ xin thưa thầy, trong gd con thì kg được may mán cho lám, mẹ con có hai đời chòng, con là con út trong gd, ba con lúc còn sống và nhiều nam trước thì kg tốt cho lắm đối với người chị cả cua con củng là con của người chồng trước của mẹ con. Nghe kể lại thì lúc trước ba con kg đối sử mấy gì tốt với chị cả và mẹ của con, củng vì vậy chị cả của con phải giúp mẹ để lo cho bốn đứa em nhỏ củng vì thế khi lớn lên mổi khi chị con gặp chuyện kg mai hay vừa ý trong công việc hoặc gd riêng của chỉ la chị con điều đổ thừa do mẹ con sao kg ráng sống đọc thân để lo cho chọn vẹn và kg nên lấy ba con người đàn ông vô trắch nghiệm để đời chỉ giờ phải khổ vì phải phụ giúp mẹ lo cho chúng con lúc nhỏ. Chị con trách mẹ con bao nhiêu lâu nay và nhiều khi còn nói nang nhẹ với mẹ con lam cho tủi con củng buồn va mẹ con thì rất buồn và đôi lúc con thấy mẹ củng an nang về việt kg lo đượi cho chị con hết mình etc….con rất quý chị con vì đã giúp mẹ lo cho chúng con nhưng cách kư sử của chị con làm cho tụi con kg thấy yên và nhẹ lòng khi ở bên cạnh. Xin thầy cho tui con lời khuyên làm sao để có thể tới lui trả ỏn được khi đối tượng có nhửng thái độ khó chiệu và bứt sút, bên cạnh đó chị con củng có tính rất kiêu ngạo va tự cao.
Nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật,
Kính thưa các đạo hữu, kính thưa các thầy,
Con năm nay 38 tuổi , trước kia con thường hay chỉ trích, nhiều lúc cãi hỗn với ba mẹ, nhất là cãi với ba, vì con ghét ba con mải chơi, tiêu pha bừa bãi , không chăm lo kinh tế gia đình, lại hay uống rượu nữa,
Năm 24 tuổi, từ khi bắt đầu đi làm là con đã mang tiền lương của mình về đưa cho mẹ con để mẹ mua sắm chi tiêu lo cho gia đình, cho đến nay đã 15 năm chưa tháng nào con thiếu, nhưng ba con thì có chút lương hưu nhưng hầu như ông tiêu pha một mình, khi thì đánh lô đề, khi thì uống rượu… hiếm khi có tháng nào ba con đưa tiền cho mẹ , khi nhà có công cỗ bàn cưới xin thì mẹ lại bỏ tiền ra hết hoặc khi mẹ ốm đau nằm viện thì con bỏ tiền để chi trả, nhiều lúc con giận ba lắm, người sao mà ích kỷ ,chỉ nghĩ cho bản thân, trong khi vợ con vất vả căn cơ,
Rồi vài năm gần đây do công việc áp lực thi thoảng con trỉ trích và phê phán mẹ con, nhiều lúc con cũng hỗn hào làm mẹ con buồn,
Cách đây vài tháng, nhờ nghe pháp trên mạng và đọc các giáo lý của Đức Phật mà con thấy hối hận vô cùng. Giờ thì con không còn phản ứng hay chỉ trích ba mẹ nữa,
Hôm trước con có đi lễ chùa Tứ Ký (Pháp Vân, Hoàng Mai) con đã kính lạy và sám hối trước bàn Phật, xin Đức Phật tha tội và làm chứng sự sám hối cho con.
Tối hôm qua, con thấy ba con uống rượu và nói linh tinh, con đã nói gắt rằng uống nhiều rượu thì đầu óc tâm trí sẽ đần độn, ba con thì mặc kệ (ông vốn không giận ai bao giờ). Lúc sau nghĩ lại con thấy hối hận quá, Sáng nay đọc được bài pháp này trên Đường Về Cõi Tịnh con viết tâm sự của mình lên đây, cũng là để nhắc nhở thân, miệng mình thêm từ giờ kho bao giờ được chỉ trích hay cãi to với cha mẹ nữa.
A Di Đà Phật !