Chư Phật Như Lai, Tổ Sư Ðại Ðức dạy chúng ta một câu “A Di Ðà Phật”, tất cả kinh luận, pháp môn không tiêu được nghiệp chướng, niệm Phật tiêu được nghiệp chướng. Nếu thật sự tin tưởng, tinh thần ý chí chúng ta tập trung vào một câu Phật hiệu, câu Phật hiệu này niệm niệm liên tục, vừa không có phiền não cũng không có tri kiến, thật là một câu Phật hiệu dẹp sạch vọng tưởng, chấp trước. Ðây là pháp môn tiêu nghiệp chướng không thể nghĩ bàn.
Tập hợp tất cả sức mạnh của kinh chú, sám hối đều không bằng một câu Phật hiệu này. Ðây là lời của Từ Vân Quán Ðảnh Pháp Sư – thời Càn Long, triều Thanh. Trong chú giải Quán Kinh Vô Lượng Thọ, Ngài nói với chúng ta: chúng sanh có nghiệp tội sâu nặng, sức mạnh kinh sám nào cũng không tiêu hết được; chỉ có duy nhất một câu “A Di Ðà Phật” này có thể tiêu trừ triệt để. Quán Ðảnh Ðại Sư nói ra câu này, rất không đơn giản. Nếu Ngài không phải là người tái lai thật sự, triệt để thấu hiểu công đức câu danh hiệu thì không thể nói ra câu này. Vì vậy chúng ta có nghiệp chướng, có nghiệp tội, thậm chí luôn luôn có ma quỷ đến quấy rối, dùng cách gì khắc phục? Lão thật niệm Phật.
Trong Kinh Hoa Nghiêm Phật nói: “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Như Lai trí huệ, đức tướng, đản dĩ vọng tưởng, chấp trước nhi bất năng chứng đắc” (tất cả chúng sanh đều có trí tuệ, đức tướng của Như Lai, nhưng do vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng đắc). Câu nói này chính là tìm ra nguồn gốc “nghiệp chướng”. “Nghiệp” là tạo tác, “chướng” là chướng ngại; chướng ngại đức năng tâm tánh vốn có của bản thân. “Vọng tưởng” phát triển thì trở thành “sở tri chướng” (trở ngại của tri thức), trở thành tri kiến; chính là ý nghĩ sai lầm, kiến giải sai lầm. “Chấp trước” phát triển thì trở thành “phiền não chướng” (trở ngại của phiền não), tham, sân, si, mạn, nghi thì trở thành chất độc. Hiện tượng nghiệp chướng tiêu trừ chính là tâm thanh tịnh. Không có phiền não nữa, không có vọng tưởng nữa thì nghiệp chướng tiêu trừ.
Trong lúc giảng kinh, tôi thường nói với quý vị, trước hết phải biết “nghiệp chướng” là gì. Nghiệp chướng là gì đều không biết rõ ràng, còn có thể tiêu trừ được sao? Giống như chúng ta phải bắt kẻ trộm, trước hết phải biết kẻ trộm mới không bắt lầm, mới bắt trúng được kẻ trộm. Kẻ trộm là ai, kẻ trộm ở đâu, không biết, không rõ, bạn đi đâu để bắt đây? Làm sao bạn bắt được nó? Ðây là việc không thể nào được. Thích Ca Mâu Ni Phật dạy chúng ta: “đản dĩ vọng tưởng, chấp trước nhi bất năng chứng đắc” (nhưng vì vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng đắc). Vì thế vọng tưởng, chấp trước chính là nghiệp chướng. Vọng tưởng, chấp trước ngày càng ít đi thì nghiệp chướng sẽ dần dần được tiêu trừ. Trí tuệ tăng trưởng, thân thể khỏe mạnh, tinh thần sung mãn, vui vẻ vô cùng, đấy là hiện tượng nghiệp chướng tiêu trừ.
Nghiệp là gì? Nghiệp là tạo tác. Khởi tâm động niệm chính là tạo nghiệp. Khởi tâm động niệm là ý nghiệp, ngôn ngữ trong miệng là khẩu nghiệp, động tác cơ thể là thân nghiệp. Ba nghiệp thân, khẩu, ý làm ác, làm ác thì chướng ngại tâm thanh tịnh. Nếu dùng đề kinh này để mà nói thì là chướng ngại “Vô Lượng Thọ”, chướng ngại “Trang Nghiêm”, chướng ngại “Thanh Tịnh, Bình Ðẳng, Giác”. Cả ngày từ sáng đến tối suy nghĩ đủ thứ, miệng nói chuyện phiếm, nghiệp chướng làm sao có thể tiêu trừ được?
Khẩu dễ tạo nghiệp nhất, cả ngày từ sáng đến tối đều đang tạo nghiệp. Tạo nghiệp rồi, mà tự mình không biết, đấy là mê hoặc điên đảo. Có câu “nói nhiều ắt dễ sai”, nên chư Tổ Sư Ðại Ðức xưa nay khuyên chúng ta: “Thiểu thuyết nhất cú thoại, đa niệm nhất cú Phật” (nói ít một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật). Câu nói này rất là có lý. Nếu không niệm Phật, lo nói chuyện phiếm là đã tạo nghiệp; lại nói chuyện thị phi nhân ngã, cái nghiệp này đáng sợ lắm. Quả báo của thị phi nhân ngã ở chỗ nào? Nếu như sự thật không phải như vậy, bạn chỉ nghe nói rồi đi nói lại, thì lỗi của vọng ngữ (tức là nói láo, nói lời lừa gạt người khác, nói không thành thật), lưỡng thiệt (tức là nói hai chiều, khiêu khích thị phi, nói lời thêm bớt, khiến cho hai người bất hòa với nhau) ắt đọa tam đồ.
Trong hai mươi bốn giờ đồng hồ, cả ngày từ sáng đến tối khởi tâm động niệm, trong tâm nhớ nghĩ A Di Ðà Phật, miệng niệm A Di Ðà Phật, thân lễ lạy A Di Ðà Phật, đấy gọi là tam nghiệp tu hành. Như vậy mới tiêu nghiệp chướng được. Pháp môn niệm Phật thù thắng đệ nhất, chính là trong tâm chỉ nhớ nghĩ A Di Ðà Phật, miệng chỉ niệm A Di Ðà Phật, thân chỉ lạy A Di Ðà Phật, tam nghiệp đều đặt ở A Di Ðà Phật, nghiệp chướng tự nhiên sẽ không xuất hiện, tội chướng cũng tiêu trừ. Trong tất cả các thiện, cái thiện nhất cũng không hơn nổi một câu hồng danh sáu chữ này. Tâm chúng ta dừng ở đây, miệng cũng dừng ở đây, thân cũng dừng ở đây; tam nghiệp thân, ngữ, ý đều có thể dừng ở sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Ðà Phật” thì thật sự chí thiện, quả báo có được cũng là chí thiện. Nên biết vọng tưởng, chấp trước chính là nghiệp chướng. Sau khi bạn đi hành hương xong, vọng tưởng có phải đều hết không? Nếu vọng tưởng thật sự hết rồi thì đó mới thật là tiêu nghiệp chướng. Nếu vọng niệm vẫn còn thì nghiệp chướng sẽ không được tiêu trừ. Tụng bảy ngày Lương Hoàng Sám còn có vọng tưởng không? Nếu vẫn còn suy nghĩ đủ thứ, thì nghiệp chướng của bạn cũng chưa được tiêu trừ. Quý vị phải biết rằng: tin thật sự, nguyện tha thiết, tịnh niệm liên tục, thì nghiệp chướng sẽ thật sự được tiêu trừ. Trong tâm từng câu “A Di Ðà Phật” tiếp nối nhau, vọng tưởng sẽ không sanh ra được.
Nghiệp chướng làm sao tiêu sạch? Vọng niệm ít rồi, Phật hiệu nhiều rồi; không niệm thì Phật hiệu cũng hiện tiền, tức là nghiệp chướng tiêu. Trong tâm luôn luôn có câu Phật hiệu chính là thiện căn phước đức hiện tiền. Vì vậy phải hiểu nghiệp chướng là gì, cách tiêu trừ như thế nào. “Tùng hữu niệm xảo nhập vô niệm” (từ hữu niệm khéo léo nhập vào vô niệm) phương pháp quả thật rất xảo diệu. Phật Pháp Ðại Thừa chắc chắn không chủ trương hối hận, hối hận một lần thì lại tạo nghiệp thêm một lần, lại hối hận một lần rồi lại tạo nghiệp thêm một lần nữa, như vậy làm sao được! Bạn cần gì lại đi tạo nghiệp, bạn tạo A Di Ðà Phật thì tốt biết bao. Niệm niệm nhớ nghĩ A Di Ðà Phật, niệm niệm làm A Di Ðà Phật, như vậy tốt. Tất cả nghiệp chướng đều trừ sạch, pháp môn này tuyệt diệu không cùng. Ðấy chính là niệm Phật diệt tội, niệm Phật tiêu tai nạn, niệm Phật là sám hối thật sự.
Trích từ sách Niệm Phật Thành Phật
Pháp sư Tịnh Không
Nam Mô A Di Đà Phật!
Phật pháp quả thật thù thắng bậc nhất.
Trước lời khuyên của PH con vô cùng hoan hỉ và muôn phần biết ơn PH đã chỉ cho con.
Con xin bày tỏ về ý nguyện của con: Con nguyện học thật tốt là học ở trường sau này có được phương tiện mà giúp chúng sanh giúp rồi mà dùng Phật pháp, phương tiện cùng tri thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập mà khéo chỉ bảo chúng sanh cho đúng. Vì vậy mà tích công đức hồi hướng vãng sanh Cực Lạc quốc mà thực hiện cao hơn là giảng pháp, độ chúng sanh khỏi lục đạo luân hồi.
Tiếp nữa, con thật vô cùng kính trọng, biết ơn Phật, pháp, ngôi Tam Bảo. Con nguyện cũng được một thời gian, từ khi con niệm Phật, con đã không còn ham thích ái dục như trước, cũng không còn để ý đến mặc tốt, mặc đẹp. Lại nữa con tin vào nhân quả, trước kia con nóng tính, bạn bè bảo con khó gần, tính tình nóng nảy, ghen tức rất là hay bộc lộ ra nhưng giờ đây con thật đã giảm được rất nhiều phần, tăng thêm phần nhẫn, mỗi khi ai chửi con, nói xấu con con đều nghĩ là do nhân quả những kiếp trước mà, nên nay phải nhẫn lại để không
còn cứ xoay vòng luân hồi như này nữa.Lúc đầu rất khó để nghĩ như thế con vẫn tức, nổi sân, giai đoạn sau con đã nghĩ được như vậy nhưng khi quay đi thì sân lại nổi lên rồi cũng không kiềm chế nữa, nhưng tiếp nữa, con đã nhẫn được con sợ nếu con nổi sân thì những kiếp sau lại tiếp tục luân hồi cùng với nghĩ kiếp trước con làm sao thì giờ lại quay lại vậy và con đã nhẫn được, Lại nữa cho đến bây giờ con thương họ mọi người vì vậy mà không sân.
Con vẫn tiếp tục niệm danh hiệu Phật và Bồ tát trước khi đi ngủ như thế và con vẫn phải học ở trường để hoàn thành được nguyện của con.
Nay PH lại khuyên con nữa con thật vô cùng hoan hỉ và cảm phục.
Nhân duyên này được học hỏi từ duongvecoitinh, con xin bày tỏ băn khoăn không biết con làm như thế có điều gì sai trái hay cần thêm những điều gì.
Lần nữa con xin cảm ơn PH và GH đã chỉ bảo con.
Mong thầy và các thiện tri thức chỉ bảo con, con xin hoan hỉ tiếp thu. Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam mô a di đà phật
Tôi năm nay 47 tuổi, xin quý anh chị có thể cho tôi chia sẻ và hoan hỷ giúp đỡ cho tôi hiểu thêm cách tu niệm Phật như thế nào là đúng ạ.
Tôi lâu nay sống trong quả nghiệp mà tối không hiểu được và luôn luôn cảm thấy mình sao mà khổ quá, chồng tôi là người đam mê cờ bạc, tôi lại không được sự an ủi của mẹ chồng, thời gian đầu lúc con trẻ, khi con tôi còn nhỏ thì tôi suốt ngày khóc lóc. Buồn bã rất muốn ly dị nhưng vì con mà chịu đựng. Thời gian khi con lớn hơn. Và tôi đủ sức lo được cho con lúc này tôi không con sợ chồng nữa và thường hay cãi với chồng, vì tức giận nên cũng thường trả đũa chồng bằng nhừng lời lẽ mạt sát. Nhưng cuối cùng tôi vẫn không thay đổi được chồng bỏ cờ bạc. Ngoài xã hội, đối với bạn bè tôi luôn luôn nhường nhịn, phần khó về mình và nhẹ về bạn, luôn nhận sai về minh, nhưng vẫn bị 1 người bạn thân nhất vì vậy mà lợi dụng lại con phản ứng ngược với tôi khi tôi tìm cách rời xa.
Tôi là người cảm thấy mình nhu nhược với chồng với bạn bè. Đa cảm và luỵ tình cảm quá nhiều.
Phần lại vấn đề trong kinh doanh, tôi lại là người không có lộc, tuy tôi rất giỏi và lanh lợi, nhận xét gì cũng đúng, và rất chịu kho trong công việc, nhưng kết quả nhận được không như những gì mình bỏ ra.
Thời gian 2 năm lại đây, khi tôi có duyên với phật, và hiểu được mình đang sống và nhận nghiệp của mình, tôi cảm thấy hoang mang và cảm thấy mình sao không vui vẻ đón nhận mà phản ưng với chồng như vậy. Đối với những lời dèm pha chỉ trích của bạn tôi không oán hận gì nhưng luôn luôn tự mình độc thoại và cứ tự phân bua 1 mình, không chấp nhận quả nghiệp, cứ mang trong người sự sân không gì giảm ngớt.
Hôm nay tôi mong muốn quý anh chị hoan hỷ giúp tôi cần làm gì và tu tập như thế nào để có thể giảm bớt nghiệp quả của mình, để lòng được nhẹ nhàng hơn.
Tôi cảm ơn quý anh chị đã chịu khó đọc những lời tâm sự lủng củng khó hiểu của tôi, lần đầu tiên tôi viết và tôi cũng thật sự rất dở trong câu từ, mong quý anh chị thông cảm ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật
Đường Về Cõi Tịnh: Mong bạn hoan hỉ không viết tắt để mọi người không hiểu lầm và tiện trao đổi.
Chào bạn Thảo,
Bạn đã phần nào hiểu là nghiệp quả nhưng chưa cải thiện được tình hình, PH nghĩ là do những nguyên nhân sau.
– Bạn thấy chồng và người bạn thân đó đang làm điều không đúng với mình, nhưng bạn chưa thấu rõ được là bạn là nguyên nhân chính để việc đó xảy ra. Nghe thấy lạ phải không bạn? Ví dụ bạn mượn anh A một đồng, qua thời gian bạn quên bẵng, rồi lại dời nhà đi nơi khác. Thời gian sau gặp lại anh A, anh ta đòi nợ lấy lại bạn một đồng (có thể cộng thêm tiền lãi nữa), vì bạn đã quên việc mình đã nợ nên cho rằng anh A đang cướp tiền của mình. Đây là dụ cho việc bạn từng gieo nhân xấu, giờ gặt quả, nhưng không nhớ mình đã từng gieo, nên chỉ biết oán trách người mà không hiểu là do mình. Cho nên có sự khác biệt lớn giữa việc biết nhân quả sơ sơ (như phần đông chúng ta hiện giờ) và sự thực sự thấu hiểu và sống với nhân quả. Hy vọng bạn tự thấu được cái sai của mình, khi thấu rõ rồi thì tự nhiên tâm không oán trách nữa, và sẽ tự không phân bua nữa.
– Tập khí sân, si, ái dục có gốc rễ rất sâu chắc, không dễ gì trong một đời mà thay đổi ngay được. Nhưng, nếu bạn có thể “nhìn cho thấu” thì sẽ có thể giảm được. Nhìn thấu nghĩa là nhìn thấy được cho rõ bản chất của nó. Như ái dục: thấy rõ nó là mật ngọt quyến rũ, nhưng phải thấy thêm được mặt trái của nó, đó là mình cam chịu khổ sở vì nó, khi không thoả mãn được thì mình sống vật vờ đau đớn. Bạn hãy suy gẫm thêm về sân hận, kiêu mạn (luôn cho là mình đúng (tâm này ở bạn vi tế khó thấy) mà không hiểu nhân quả, nghiệp lực).
Nên bạn cần sửa tâm mình lại, phải suy gẫm cho thấu. Khi đã biết mình sai, tự mình cần sửa đổi tâm ý thì mới tập tu tâm. Bạn hãy chịu khó đọc, nghe giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm, phần Phật dạy về Tâm để biết rõ tâm sân, ái,..lăng xăng hiện giờ của ta là hư vọng, nên không cần nương theo nó. Biết rồi thì sẽ từ từ dừng nó lại. Bạn hãy tập Nhiếp tâm niệm Phật (quan trọng ở ý nhiếp tâm), nghĩa là bỏ tất cả tâm ý tập trung vào câu Phật hiệu, dừng được việc nghĩ qua chuyện khác. Nếu bạn làm được vậy thì cuộc sống, tâm tư sẽ có sự đổi khác. Và nhớ hồi hướng công đức cho chồng nhé bạn. Các tập khí như đam mê bài bạc khó có thể chuyển đổi bằng vài lời khuyên, bạn phải nhọc công tu tập trên tâm ý cho có công đức rồi hồi hướng cho họ mới được.
Mong bạn dũng mãnh tỉnh giác tu sửa.
Nam Mô A Di Đà Phật.
có nhiều cách niệm ,có thể niệm to hoặc nghĩ trong đầu.quan trọng là nhớ nghĩ đến đức phật với tình yêu thương kính trọng vô hạn đó gọi là nhất tâm,niệm mọi lúc trừ trong phòng vệ sinh.bạn nhớ cho ngoài niệm phật nhớ làm từ thiện giúp người nghèo ,người ốm ,người có hoàn cảnh éo le.nhớ sửa đổi mình sống thật thà ko gian dối,có hiếu với cha mẹ .làm việc tốt rồi ,niệm phật rồi nhớ hồi hướng công đức cho cao tằng tổ khảo nhà mình,cho oan gia trái chủ của mình,cho các vong linh nơi mình đang sống được siêu thoát.đừng quên có chút hương hoa cúng phật và tổ tông nhà mình.chúc bạn được hạnh phúc,toại nguyện nhé.
Giờ thay vì lúc rỗi con hay xem phim (hành động, dâm dục, chơi game,…), con đã nhiều phần dành thời gian đó để đọc bài trên duongvecoitinh, xem giảng về Phật pháp, nói về công ơn cha mẹ,… Hay con lại nghĩ lúc rỗi lại càng phải học mà để sau này thực hiện nguyện của mình.
Tuy nhiên con vẫn chưa li được sự ham thích thức ăn ngon, vè phần này con đang tạo thói quen nghĩ thức ăn chỉ là thuốc chữa bệnh đói nhưng vẫn cảm thấy khó con hy vọng sau một thời gian nữa con sẽ làm được.
Lại nữa con nghĩ là phải mang niềm vui hạnh phúc đến mọi người xung quanh nên con hay đùa, trêu bạn, và hay nói những câu hài hước. Nhưng vậy con lo là sẽ mắc nói nhiều giảm oai nghi mà sau này nói pháp, khuyên răn mọi người giảm hiệu quả.
Vậy nay nhân này được học hỏi từ duongvecoitinh, con xin bày tỏ băn khoăn không biết nên làm như thế nào cho đúng.
Lần nữa con xin cảm ơn PH và GH đã chỉ bảo con.
Mong thầy và các thiện tri thức chỉ bảo con, con xin hoan hỉ tiếp thu. Nam Mô A Di Đà Phật!
Chào bạn Đạt Nguyễn,
Những điều bạn đang làm đều ổn, trừ việc nói đùa, trêu bạn. Bạn nên tập thói quen nói lời chân thật, nói lời cần nói, nói lời hoà nhã, lúc nào cần im lặng thì im lặng. Khi trêu đùa, là lúc tâm ý buông lung, dễ mất kiểm soát và sẽ có lúc người nghe không thoải mái với sự trêu đùa đó và sanh tâm khó chịu. Một số người có thói quen lấy điểm gì đó không hay ở người khác ra mà trêu đùa, đó là không đúng, cần tránh. Bạn có thể thỉnh thoảng nói vài câu hài hước có duyên khi cần thiết trong một vài tình huống nhất định, nhưng đừng biến nó thành thói quen.
Khi học Phật hay học trong trường, hay làm bất cứ gì bạn hãy nhớ ba điều: thật hành, thật tâm và bền lâu.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Phật pháp quả thật thù thắng bậc nhất.
Con có khúc mắc thế này: Nhà con không có tượng cũng như tranh Đức Phật. Khi con niệm Phật con quay mặt về hướng tây mà niệm. Nhưng thật không đúng khi coi con ngồi trên giường niệm mà lại niệm thành tiếng, như vậy quả thật không hay , không phải.Nhưng vì con thấy nhà con có chỗ đó là con có thể niệm phật thành tiếng được, con lại niệm tối nên các gian nhà còn lại nếu niệm thì sẽ làm phiền đến mọi người. Còn lúc khác con chỉ niệm trong tâm và chỉ niệm A Di Đà phật, về tối thì con niệm thành tiếng thêm danh hiệu bồ tát nữa ạ. Vậy mong thầy và các thiện tri thức chỉ bảo con, con xin hoan hỉ tiếp thu. Nam Mô A Di Đà Phật!
Con có một thắc mắc nữa là: con có niệm “Nam Mô Địa Tạng Vương bồ tát” nhưng con không tụng kinh Địa Tạng, nếu chỉ niệm như vậy thì chúng sanh hay mọi người có được lợi ích không ạ, hay có lợi ích nào khác mong quý thầy và các thiện tri thức chỉ bảo con. Nam mô A Di Đà Phật!
Con đã niệm danh hiệu ngài cũng được lâu nhưng chưa một lần được chiêm ngưỡng hay một lần đảnh lễ ngài Địa Tạng. Vậy công phu niệm danh hiệu ngài liệu có mang lại lợi ích cho mọi người hay cho chúng sanh. Nam mô A Di Đà phật.
Lại nữa, con thường vào ngày mùng một mà mua hoa đến dâng lên chư Phật mười phương, bậc Tam thánh, vậy do chưa được thông suốt đạo lý, chưa tinh tấn tu học, con lại lo rằng chúng sanh, mọi người có được lợi ích.Con có nhiều câu hỏi quá, mong thầy và các thiện tri thức chỉ bảo con, con xin hoan hỉ tiếp thu.Nam mô A Di Đà phật
THỦ HUỒNG
– MINH CHỨNG HÙNG HỒN CỦA PHÁP SÁM HỐI
Thời xưa vào khỏang vào năm 1755, tại vùng Gia Định ( nay là TP. Hồ Chí Minh ) có một người tên Võ Hữu Hoằng giữ chức thư lại trong nha môn. Tên ông vì kỵ húy tên vua Hoằng Lịch (Càn Long) nhà Đại Thanh nên phải đọc trại đi là Võ Thủ Huồng. Trong hai mươi năm làm việc nha môn, là một kẻ gian tham, với nhiều thủ đọan tàn nhẫn, ông đã thâu tóm được nhiều tiền của, trở thành một trong những người giầu có nhất vùng. Thủ đọan của ông đã đẩy không biết bao nhiêu người vào cảnh khốn cùng, quẫn bách.
Có lẽ vì lẽ đó, quả báo khiến gia cảnh ông lâm vào cảnh u sầu, khi vợ ông chẳng may qua đời sớm, gia đình lại không con mà tiền bạc vô cùng thừa thải, Thủ Huồng cáo quan về tậu ruộng vườn, sống đời trưởng giả.
Một hôm, trong giấc mộng, ông thấy mình bị giải tới Âm phủ. Ở cõi âm, ông tận mắt chứng kiến đủ loại cực hình dành cho người nào phạm nhiều tội ác lúc sinh thời. Hãy còn kinh sợ, ông chợt nhìn thấy một cái gông đặc biệt, vừa to vừa dài, làm bằng những thanh gỗ nặng như sắt nhưng vẫn còn để không, Thủ Huồng bèn hỏi người cai ngục:
– Gông này để làm gì?
Người cai ngục đáp:
– Để chờ một kẻ gian ác bậc nhất là Võ Hữu Hoằng, hiện đang sống tại huyện Phước Chính, Gia Định tỉnh, nước Đại Nam. Năm Ất Sửu, hắn sửa hai chữ ‘ngộ sát’ thành ‘cố sát’ làm cho mẹ con Thị Nhãn bị kết án tử, giúp người anh họ chiếm đoạt gia tài. Việc này Thủ Huồng được mười nén vàng, mười nén bạc, một trăm quan tiền. Cũng trong năm đó hắn làm ông Ngô Lại ở thôn Bình Ca bị hai năm tội đồ chỉ vì trong nhà có cái áo vải vàng, để đoạt không của ông ta mười hai mẫu ruộng.Và còn nhiều việc khác nữa…
Thủ Huồng nghe xong sợ tái mặt, không ngờ nhất nhất mỗi việc, từ nhỏ đến lớn của mình trên thế gian thì dưới địa phủ đều rõ mồn một, ông rụng rời tay chân, lắp bắp hỏi cai ngục :
– Ông ta phải làm gì để khi chết xuống đây không bị đeo gông?
– Đã vay thì phải trả. Phải đem hết những của cải bất nghĩa ấy bố thí đi, lo tu nhân tích đức, may ra sẽ được giảm tội.
Khi trở lại cõi dương, Thủ Huồng đem toàn bộ tài sản dùng vào việc bố thí khắp nơi, xây dựng những công trình phúc lợi, đặc biệt là kết bè làm nhà để giúp dân nghèo dừng thuyền chờ nước triều ở ngã ba sông, tạo nên địa danh “Nhà Bè “ còn tới tận bây giờ.
Thủa ấy, khu vực này còn hẻo lánh, sông ngòi cách trở, nhiều thú dữ như cọp, cá sấu, rắn rết …khiến việc đi lại, buôn bán của nhân dân rất khó khăn . Ông đã xuất tiền, cho người kết bè làm nhà trên sông, trong nhà chuẩn bị nhiều thứ như gạo , nước, củi….cho mọi người tùy ý sử dụng, hết thứ nào lại cấp thêm thứ ấy.
Về việc tạo dựng nên Nhà Bè, sách Gia Định Thành Thông chí chép:
“Thuở ấy, dân cư còn thưa thớt, ghe đò hẹp nhỏ, hành khách thổi cơm, đun trà rất khổ, vì vậy có người phú hộ ở tổng Tân Chánh là Võ Thủ Hoằng kết tre lại làm bè, trên che lợp phòng ốc, sắm đủ bếp núc, gạo, củi, và đồ ăn để dưới bè cho hành khách tùy ý dùng mà không bắt phải trả tiền. Sau đó khách buôn cũng kết bè nổi bán đồ ăn nhiều đến 20, 30 chiếc, nhóm thành chợ trên sông, nên mới gọi xứ ấy là Nhà Bè. Sau này đường thủy, đường bộ lưu thông, dân cư đông đúc, người qua lại đều dùng ghe nhà nên đò dọc phải dẹp bỏ…. ”
Về sau, Thủ Huồng trong mộng lại xuống Âm phủ lần nữa, và thấy cái gông trước kia dành cho mình đã không còn . Khi trở về dương gian, lần này ông quyết tâm bán tất cả những gì còn sót lại, kể cả nhà cửa rồi đi đến Biên Hòa, dựng chùa lớn cúng Phật, rồi ẩn mình nơi đó tu hành đến hết đời.
Ngôi chùa đó ngày nay hiện vẫn còn, ở cù lao Phố, mang tên chùa Chúc Thọ ( ĐC : 542-A2 xã Hiệp Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai ) . Nói về những công trình còn sót lại đến ngày nay, còn phải kể đến con rạch chạy ngang qua đường Tân Vạn vòng qua quốc lộ 1, do chính Thủ Huồng vét nên gọi rạch Thủ Huồng. Ngòai ra còn có địa danh chợ Đồn và chiếc cầu đá trên đường gần sông Đồng Nai đi Tân Vạn cũng gọi cầu Thủ Huồng, vì chính ông là người cho bắc cầu.
Sau có một thời gian , vua nhà Thanh tên là Đạo Quang (1782-1850) lúc mới lên ngôi (1820) có cho sứ sang Việt Nam hỏi lai lịch một người tên là Thủ Huồng. Số là khi mới sinh, trong lòng bàn tay vua đã có hai chữ “Thủ Huồng”. Chữ “Thủ” viết bằng chữ Hán nên đọc được, còn chữ kia không rõ là chữ gì, mãi sau mới biết đó là chữ “Huồng” viết bằng chữ Nôm.
Vua cho Sứ thần sang tìm hiểu ngọn ngành, mới biết mình tiền kiếp là ông Thủ Huồng nào đó ở nước Nam, ban đầu tạo nhiều việc ác, sau ăn năn tu sửa, tạo nhiều công đức lớn nên ngày nay mới được ngôi Thiên tử. Khi rõ chuyện, nhà vua có gửi cúng chùa Chúc Thọ ở Biên Hòa một bộ tượng Phật Tam Thế bằng gỗ trầm hương còn lưu giữ tới tận ngày nay.
Thế mới biết, Địa ngục Âm ty, luân hồi Nghiệp báo mà Đức Phật đã tuyên thuyết là điều chân thực, không có mảy may sai sót. Người tạo nhiều việc ác sẽ phải đối mặt với quả báo, với Địa ngục. Và con đường duy nhất có thể cứu thoát họ, chỉ có thể là ăn năn sám hối, là tích phúc hành thiện. Không những có thể xóa hết nghiệp chướng, còn có thể tạo nên vô số phước lành ở tương lai, mà chính ông Thủ Huồng là một minh chứng rõ ràng hơn hết.
————-
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con do còn mu muội chưa tìm được câu trả lời cho khúc mắc của con, kính mong thầy và các thiện tri thức chỉ bảo con để con có thể tiếp tục an tâm trì tung mà không sợ bất kính.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Chào bạn Đạt Nguyễn!
*Quả thực giường ngủ là nơi bạn không nên niệm ra tiếng mà chỉ nên niệm thầm. Nếu sợ phiền lụy đến mọi người bạn có thể chọn nơi sạch sẽ, trang nghiêm rồi niệm Phật nhỏ tiếng, thậm chí là niệm chỉ ra tiếng gió cũng được.
*Bạn không thờ Địa Tạng Bồ Tát, không đọc Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện bạn vẫn có thể niệm danh hiệu Ngài, tuy nhiên nếu có hình tượng Địa Tạng để chiêm ngưỡng, lễ bái, cùng đọc tụng Tôn Kinh thời công đức thêm lớn. Tuy nhiên, với người tu Tịnh nghiệp thật chỉ nên niệm danh hiệu A Di Đà Phật nhằm huân tập thói quen niệm Phật- điều này rất trọng yếu.
*Khi làm chút công đức nào đều nên hồi hướng cho hết thảy chúng sanh đều trọn thành Phật đạo. Cúng dường Phật công đức ít hay nhiều phụ thuộc vào tâm của người dâng cúng: thành kính, thanh tịnh. Bạn chớ tự phán xét mình là người tu hành thấp kém nên công đức cúng dường Phật không có, nếu khởi nghĩ như vậy là đem cái tâm hẹp hòi của mình mà gán gá, cũng tự làm mình mất đi công đức vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Phật pháp quả thật thù thắng bậc nhất.
Thưa, con có băn khoăn không biết như thế nào. Bà con là người hiền hậu, đối xử tốt với mọi người, rất mực yêu quý con cháu, bà lúc nào cũng cười, hay giúp đỡ và thương mọi người. Hôm nay con qua bà thì thấy bà có đeo chuỗi hạt niệm phật trên tay, con khen đẹp thì bà bảo mẹ con mua tặng bà nhưng có lẽ bà chỉ đeo thôi chứ không niệm phật, bà con tin phật, không phỉ báng phật pháp, hay đi chùa nhưng bà con lại không biết hay đọc kinh, không biết về pháp, phật, cũng không biết tây Phương cực lạc. Tất cả bà con biết là câu Nam mô a di đà phật nhưng chỉ biết đọc vậy khi khấn, thắp hương,… cũng không biết ý nghĩa hay thường niệm, như là chỉ biết là đọc như vậy khi vào chùa hay khấn vái, như là tục lệ ấy ạ…
Hôm nay con thấy vậy, con đánh thử một lần khuyên bà nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu và cũng không biết bà có nghe không nên con bắt đầu nói cho bà nghe sự màu nhiệm của đức phật A Di Đà, Quán Thế Âm bồ tát, Đại Thế Chí bồ tát sau đó con nói cho bà về Đại nguyện tiếp dẫn chúng sanh về Tây Phương Cực Lạc, Con lại nói về đại nguyện của Quán Thế Âm bồ tát, con thấy bất ngờ vì bà ngồi im nghe con, nên con liền nói tiếp về Địa Tạng vương bồ tát, sau đó con lại nói về sự màu nhiệm , tuyệt vời của Tây Phương tam thánh và vì sao nên niệm phật, vì sao cần niệm phật hàng ngày, rồi giải thích cho bà nghe vì sao đại nguyện là lúc lâm chung niệm 10 niệm mà mình phải niệm phật hàng ngày,…
Con thật không ngờ bà ngồi chăm chú nghe con nói, bà không phản ứng hay tỏ thái độ như những người khác mà con từng nói cho họ nghe mặc dù bà chưa bao giờ nghe hay biết về pháp, con nói xong thì bà đột nhiên ôm con một lúc, con thấy rưng rưng, con không biết nói gì. Con liền nguyện từ giờ đến lúc con đi học xa nhà con sẽ ít nhất là hàng tuần hay lúc nào rỗi, đến nói , khuyên bà niệm phật, tịnh độ. Nhưng con không biết là những ngày tiếp theo con sẽ nói cho bà những gì, khuyên bà tiếp, lần lượt như thế nào và bắt đầu từ đâu hay đọc bà nghe kinh gì cho đúng quy trình, chánh pháp. Vậy mong thầy và các bậc thiện tri thức giúp đỡ con. Nay con giúp được bà con thì lần sau con biết đường lối chính mình làm theo như vậy cũng như nói cho những người khác nữa. Xin được chỉ giáo, con thật vô cùng cảm kích và muôn vàn biết ơn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Vô cùng hoan hỷ với việc làm của Đạt. Theo suy nghĩ của loanna, Đạt tìm mua cho bà cái máy nhỏ có đọc sách “Khuyên Người Niệm Phật” của cs Diệu Âm cho bà nghe.
Mỗi lần hấy kể cho bà nghe 1 câu chuyện: niệm Phật cảm ứng, hay gương vãng sanh ở vn.
Đạt hãy cố gắng tìm cho bà cái máy mp3 cho bà nghe nhé.
https://thuvienhoasen.org/a15206/nhung-truyen-niem-phat-cam-ung-mat-thay-tai-nghe
https://thuvienhoasen.org/a4872/su-tich-vang-sanh-o-nuoc-viet-nam
Chúc Đạt nhiều may mắn!
Nâm Mô A Di Đà Phật!
Gởi Đạt Nguyễn,
Nếu cháu cần một máy nghe pháp để biếu cho bà, cháu hãy ghi địa chỉ của cháu để cô gởi làm quà.
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Phật pháp quả thật thù thắng bậc nhất.
Thưa Loanna, ĐN vô cùng hoan hỉ và cảm ơn lời khuyên của Loanna, hôm nay ngoại ĐN đã bắt đầu nghe tập 1 của “Khuyên Người Niệm Phật” của cs Diệu Âm và bà ĐN cũng rất hoan hỉ. Sau đó ĐN cũng đã có nói cho bà nghe về lợi ích của việc niệm phật và các gương vãng sanh.
Thưa Tâm Trí, con vô cùng biết ơn cô, hiện con tạm mở bằng ti vi để bà nghe. Sau một thời gian nữa con góp đủ tiền con sẽ mua cho bà con. Mong cô hiểu lòng thành của con. Con thật sự vô cùng cảm ơn cô
Con chúc cô và Loanna tinh tấn tu học và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Gởi Đạt Nguyễn,
Thấy cháu từ chối, cô rất vui vì biết cháu là người tự trọng. Nhưng cháu đã lên trang này thì là pháp quyến của nhau nên đừng ngại.
Có mấy lý do cô muốn tặng máy cho cháu:
– Cháu là một người hiếu thảo.
– Ngoại cháu vừa mới phát tâm. Nhưng vô thường thì không ai biết trước được.
– Thời gian của cháu không như ý để ở bên cạnh ngoại nhiều.
– Nghe trong ti vi thì ít thuận lợi.
– Máy này không tốn tiền, của người ta cho chị của cô. Nay chị ấy vừa “theo Phật” được 109 ngày nên ngoại cháu sử dụng tốt thì thêm phước duyên cho chị của cô. Đó là lý do sâu xa nhất.
– Trong máy, ngoài “Khuyên Người Niệm Phật”, còn nhiều bài pháp về Tịnh Độ khác nữa.
Mong sự trả lời vui vẻ của cháu.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Thưa cô Tâm Trí
Quả là thù thắng, nghe được chị cô đi theo Phật mà về quê hương con thật không khỏi mừng rỡ, hoan hỉ và lại càng tin sâu vào Phật pháp, vào đại nguyện của đức A Di Đà là hoàn toàn thật không một chút giả dối. Nam mô A Di Đà Phật!
Thưa cô, con hoan hỉ, kỉnh nể và vô cùng biết ơn cô. Con xin nhận lòng tốt và mong rằng chị cô có thể thêm phước duyên trên cõi Tây Phương Cực lạc mà có thể mau thành Phật quả. Nhưng con xin gửi lại máy nghe đó cho người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn không có tiền mua máy, mà phát tâm bồ đề tụng kinh niệm phật để họ mau chóng thành quả, tặng cho những người có hoàn cảnh khó khăn như vậy thì phước duyên chị cô lại thêm phần thù thắng. Còn về phần con, con còn có cái mà tiết kiệm được, con có thể nhịn ăn, con lại có thể đi làm thêm, con lại có thể được thức thêm 1 vài giờ làm việc,… như vậy vẫn không là gì, vẫn không thấm vào đâu với những người có hoàn cảnh khó khăn, bần cùng nghèo khổ ngoài kia ví như họ phát tâm bồ đề giúp đỡ mọi người, tụng kinh niệm phật, nhưng lại không có máy nghe người đó mong cầu, mòn mỏi tiết kiệm từng đồng từng đồng để mua máy nghe mà mình mang máy nghe đến tặng người đó thì quả thật, vô cùng thù thắng.
Vậy con xin trân thành cảm ơn cô, vô cùng biết ơn cô.
Con chúc cô gặp nhiều may mắn, tinh tấn tu học đạt được thành quả tốt.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Gởi Đạt Nguyễn,
Đọc những lời phúc đáp của con, cô rất hoan hỉ. Tùy duyên theo ý của con.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Phật pháp quả thật thù thắng bậc nhất.
Thưa thầy, con có khúc mắc làm con cảm thấy rối:
Theo như nguyện của con là “…giúp đỡ tất cả những người có hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn, khốn khổ bần cùng, bất kể địa vị nào, bất kể ai, bất kể nơi nào…mà yêu thương mọi người như cha mẹ và con mình…” con vẫn nhớ và y theo đó không quên.
Nhưng có việc như thế này, hôm nay con xem tin tức thời sự thì thấy có một tin là bán thuốc giả hại người, rồi lại có tin bà hại cháu. Tới đó lòng con nhức nhối mà vô cùng thương họ, người bị hại thì bệnh càng lặng hơn lại mất tiền, lại sống trong đau đớn nhường nào, rồi con lại thương người phạm tội sao mà lại mù quáng, làm lên tội nghiệp lại gieo một nhân ác rồi lại quả báo, ôi biết bao giờ cho hết tội, bao giờ mới thoát được luân hồi. Làm con thấy vô xót xa mà nghĩ phải giúp họ ,nhưng đột nhiên con lại nhớ đến pháp: nghĩ mọi người đều là Phật Bồ tát còn mình chỉ là phàm phu, mọi người làm gì cũng đúng cả, làm sai cũng chỉ là làm gương cho chúng sanh mà khéo độ chúng sanh, cho chúng sanh biết đó là sai trái, họ có gặp quả báo không tốt cũng là phật bồ tát vì quá thương chúng sanh mà dạy chúng sanh thấy làm điều xấu như vậy sẽ bị quả báo như thế nào. Nghĩ đến đây thì tự nhiên tình thương con đâu mất hẳn, con đột nhiên không chảy nước mắt mà cảm thấy thương họ nữa. Con sững sờ, rối quá, rối quá.Lại lo lắng nữa.
Mong thầy, các thiện tri thức rủ lòng từ bi khai ngộ cho con, con còn mê muội . Con chân thành cảm ơn vô cùng.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Chào bạn Nguyễn Đạt,
Trong phần khởi nghĩ “mọi người làm gì cũng đúng cả, làm sai là làm gương cho chúng sanh để độ chúng sanh, Phật Bồ tát vì quá thương chúng sanh mà dạy chúng sanh làm điều xấu thì bị quả báo xấu”, có những điều không ổn.
– Chúng ta học Phật, thì không chấp trước đúng, sai nhưng cần rõ được đúng, sai, tốt, xấu. Ở ý “tất cả chúng sanh là Bồ tát, Phật” thì cần hiểu là Phật, Bồ tát sẽ thành, họ có Phật tánh, nên dù sai, xấu, ta không khởi tâm chê trách, phỉ báng, nhưng khi đủ duyên thì cần phải cho họ biết là họ đang gây nhân xấu.
– Có sự không đúng ở ý “làm sai là làm gương”, đa phần tất cả chúng sanh đều đang tu tập, hoặc đang tạo nghiệp luân hồi, chứ chẳng phải là Phật Bồ tát giả dạng để làm gương đâu bạn. Mà thật ra, nhìn quanh đa phần chúng sanh đều đang tạo nghiệp luân hồi, nên chẳng phiền đến Bồ tát “làm gương” đâu.
– Vì ý trên đã sai nên ý cho rằng Bồ tát làm thế để dạy chúng sanh cũng là sai luôn.
PH nghĩ có lẽ bạn đã hiểu lầm ý “tất cả chúng sanh là Bồ tát, còn mình là phàm phu” nên đến lúc áp dụng để khởi tâm thì bị “kẹt”.
Trước một sự việc, bạn cần thấy được nhân quả ở trong đó. Ví dụ, người bị thuốc giả hại chết, cũng là đang nhận quả xấu mà họ từng gieo. Và người làm thuốc giả là đang gieo nhân xấu. Chứ chẳng phải do Phật, Bồ tát xui khiến những việc như thế. Đa phần là do chúng sanh tự tạo, tự gánh chịu thôi. Đây mới là chánh kiến mà ban cần suy gẫm.
PH nghĩ khi gặp người khổ nạn, cần quán rõ nhân duyên, khi đó tâm sẽ không ghét người làm hại, cũng không quá bi thương cho người bị hại. Từ tâm cân bằng đó mới khởi tâm thương xót vì vô minh nên kẻ thì gánh nhiệp, người thì gieo nghiệp, tâm này chẳng xuất phát từ lòng bi kẻ bị hại, hay từ lòng sân kẻ làm hại, nên là trung đạo. Từ đó mình mới quyết tâm tu để độ họ. Khởi tâm thôi chưa đủ, mà cần phải tu tập đàng hoàng thì đó mới thực sự hiển thị lòng từ.
Về nguyện của bạn, hiện giờ bạn đã thực hiện chưa hay là lời hứa sẽ thực hiện trong tương lai? Ngài Quán Thế Âm có hạnh, nguyện từ bi cứu khổ bất khả tư nghì, bạn hãy tìm hiểu thêm để nương theo đó tu tập để hoàn thành ý nguyện của mình nhé. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có đoạn Ngài trình bày phương pháp tu học của mình, bạn hãy xem và suy gẫm nhé.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Phật pháp quả là thù thắng vi diệu
Đến đây con đã thông hiểu và giải đáp được về cái “rối” mà con gặp phải, con thật vô cùng hoan hỉ và biết ơn thầy.
Nam Mô A Di Đà Phật, thưa thầy, nguyện con đã nguyện, nguyện yêu thương chúng sanh con đã và đang làm, nguyện cứu khổ chúng sanh con chỉ niệm phật và hành phóng sanh, bố thí trong khả năng chứ chưa đủ lực để độ cho được. Thậm chí con còn chưa độ được mình. Tuy con có đang thực hiện nguyện từ bi song còn chưa dùng chánh tư duy mà quán xét các pháp mà gặp “rối” khi thực hiện.
Nay nhờ thầy khai thị con vô cùng hoan hỉ và muôn phần biết ơn thầy.
Con cũng mới chỉ nói pháp, khuyên được bà ngoại và cụ con niệm phật hồi hướng vãng sanh cực lạc ạ. Nhưng còn bà nội con, khi con mới nói còn cười con, bà bảo con mê tín xong bà kể ra toàn chuyện kiểu mê tín dị đoan xong bà bảo “… đấy như cái bà gì bên cạnh đấy, theo cái đạo gì mà để nhà cứa đi đấy,…bà bảo bố mày vs các bác bà mất đừng có mà cho vào chùa chiền gì…” . Ôi bà đã không chịu niệm phật mà còn không cho vào chùa thì lúc đó nương tựa nơi đâu. Con thật cảm thấy tủi. Xin thầy PH cho con lời khuyên vì hình như con thấy không chỉ bà con mà còn nhiều người có ý kiến không tốt về đạo Phật. Con đã gặp qua 2 loại người: Một là người gặp chánh pháp thật nhưng nghĩ đó là tà kiến không hợp lý (Ví dụ con gặp người nói là :… đấy cái đạo gì đấy, mất rồi mà con cháu lại không được khóc mà lại cứ niệm suốt ngày…)- theo con nghĩ như vậy là họ đang làm đúng để hộ niệm cho người mất vãng sanh Tây Phương cực lạc quốc thù thắng. Thứ hai là người gặp một đạo nào khác hoặc các đạo không phải chánh pháp (dùng một số ngôn từ như đạo phật) mà họ cứ nghĩ là đạo Phật thật rồi đem ý nghĩ không tốt với chánh pháp. Qủa thật gặp người như này con không biết nói cho họ như nào để họ có thể tin phật pháp, tin chánh pháp. Bà nội con con cũng chưa khuyên bà được vậy. Mong thầy Phước Huệ và các vị thiện tri thức cho con lời khuyên liệu có thể giúp họ không? vì trước nay gặp như vậy con chỉ biết im lặng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Nguyễn Đạt,
Huynh Trung Đạo đã chia sẻ rất chi tiết về băn khoăn của bạn rồi. Chữ “tủy duyên” là theo duyên hiện thời của chúng sanh mà mình tuỳ theo để làm lợi lạc cho họ, chứ không phải dựa trên duyên của chính mình rồi bắt chúng sanh phải tuỳ theo mình. Bạn hiện giờ là muốn chúng sanh phải tuỳ theo bạn, nên sẽ không có hiệu quả. Bà của bạn tà kiến nặng, duyên với Phật pháp chưa chín muồi, thì phải tuỳ theo duyên của bà mà “hằng thuận”, nghĩa là không bắt bà phải nghe theo Phật pháp nữa. Cách hữu hiệu nhất để chuyển đổi họ không phải bằng lý lẽ, mà bạn phải tu trì cho thật sự có công đức, rồi đem công đức đó mà hồi hướng, chia sẻ cho bà.
Chúng ta mới tu cần học lắm chữ “nhẫn”, đặc biệt là nhẫn với những gì không đúng với chánh pháp, những gì là nhân xấu, những gì khác với mình.. Cần phải hiểu chữ “tuỳ duyên chúng sanh”, hiểu rõ đó là duyên của họ thì sẽ cảm thông và an lòng chờ đợi đến lúc đủ duyên. Hoằng dương Phật pháp rất quý, nhưng nếu không biết tuỳ duyên thì sẽ càng thêm phiền não. Bạn hãy xem và suy gẫm thêm về chia sẻ của huynh Trung Đạo về tuỳ duyên nhé, không nên chỉ là hiểu trên câu chữ, cần phải sâu hơn nữa.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Nguyễn Đạt,
Bạn phải cảnh giác cái tâm từ bi hiện nay của bạn, bởi đó là phiền não tâm chứ không phải thanh tịnh tâm. Tâm từ bi nhưng phải có trí tuệ, nếu không có trí tuệ thì tâm ấy sẽ là bệnh.
Chư Phật và Bồ tát độ sanh là vô duyên đại từ, vô ngại đại bi, điều này có nghĩa các ngài độ sanh không kể sang hèn, trí đụn, thân sơ, nhưng người vô duyên, duyên chưa đủ nhất định sẽ không độ, bởi sẽ khiến họ bị đoạ.
Kinh Đại Niết Bàn Phật dạy: “Do đây nên trong các kinh khác ta nói rằng có năm hạng chúng sanh chẳng nên vì họ nói năm thứ pháp:
– vì người chẳng có lòng tin thời chẳng tán thán chánh tín,
– vì người phá giới cấm thời chẳng tán thán trì giới,
– vì người xan tham thời chẳng tán thán bố thí,
– vì người giải đãi thời chẳng tán thán đa văn,
– vì người ngu si thời chẳng tán thán trí huệ.
Nếu người trí vì năm hạng này mà nói năm việc trên đây, thời nên biết rằng người thuyết pháp nầy chẳng có đủ tri chư căn trí lực, cũng chẳng được gọi là thương xót chúng sanh. Vì năm hạng nầy nếu nghe giảng nói năm điều trên đây thời họ sẽ sanh lòng nghi, lòng ác, lòng sân hận, mà phải chịu quả báo khổ trong vô lượng đời”.
TĐ
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con còn mê muội, chưa được thông hiểu, làm điều không đúng mà tưởng đúng, nhưng cũng vì mong muốn chúng sanh thoát khổ được hưởng an vui.
Thưa thầy TĐ, từ nay cho đến vị lai, vì muốn làm lợi ích cho mọi người, mà gặp được hoặc nhìn thấy người gặp khổ nạn,người nghèo khó thì con có thể làm gì hay nghĩ như thế nào về họ? Con có thể đạt được tâm từ bi thì phải sửa như thế nào ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật
Hay thế nào là Tâm đại từ bi thực sự, con phải như thế nào để đúng với nguyện đại từ bi yêu thương chúng sanh mà không phạm lỗi, vậy mong thầy TĐ chỉ cho con, con sẽ y theo đó mà thực hiện mà làm lợi ích cho chúng sanh. Con chân thành cảm ơn thầy.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Nguyễn Đạt,
Phật pháp tuỳ duyên. Hai chữ tuỳ duyên rất quan trọng, bởi vạn pháp đều do duyên mà sanh khởi. Thấy người nghèo khó, người khổ nạn chúng ta cũng nên tuỳ duyên mà dụng pháp thì nhiều khi sẽ không bị vướng kẹt trong pháp. Ví thử: gặp một người ăn xin, bạn không đắn đo bèn rút tiền cho họ thật hậu, liền đó người ăn xin bèn lấy tiền đi chích, hút, đi đánh bạc, việc bố thí của bạn vẫn mang lại lợi lạc cho riêng mình, bởi bạn có tâm bố thí, nhưng không mang lại lợi lạc cho kẻ được bố thí mà lại gieo thêm nhân cho họ đi vào con đường tội lỗi. Bạn đang đi đường, bỗng gặp một người bị nạn, những người khác thì không thèm nhòm ngó hoặc đứng từ xa coi. Riêng bạn không cân nhắc, bèn ào tới, muốn cứu người nạn, nhưng người bị nạn lại là kẻ chuyên bài bạc, chích hút, chơi bời, hễ hết tiền bèn tìm cách ra đường làm tiền người nhẹ dạ. Việc làm của bạn đứng góc độ của đạo Phật, bạn vẫn có phước vì khởi tâm từ cứu người, nhưng hệ luỵ của việc cứu đó nhiều khi bạn đã không thể lường trước, thậm chí khiến cho cuộc sống tu đạo của bạn bị đảo lộn.
Qua hai ví dụ nhỏ để bạn thấy lòng từ nếu đặt không đúng chỗ có thể sẽ gây hoạ cho cả mình lẫn người. Chúng ta còn là phàm phu, nhiều lúc hành xử còn theo cảm tính, nghĩa là chỉ muốn tích nhân nhưng không lường được quả. Có những nhân tưởng thiện, nhưng quả lại là khổ não. Hai ví dụ trên để bạn nhận ra không phải cứu người thì mình đã thực có tâm từ bi. Người tu đạo khác người đời khi nhìn người, nhìn vật phải dùng tâm thanh tịnh để quán xét, thay vì để tâm chấp trước và phân biệt lôi kéo. Cách đây ít năm TĐ được chăm sóc người nhà ít bữa tại phòng cấp cứu trong viện. Người gặp tai nạn thập tử nhất sinh, người bị bệnh nan y giai đoạn cuối, người bị nghiệp bệnh hàhn, người thì già yếu thoi thóp chờ chết.v.v… ra vô không thể tính. Điều đáng nói là cả bệnh nhân lẫn người nhà đều không ai hiểu đạo Phật, vì vậy, khi thấy người thân quằn quại trong đau đớn, giãy chết, mọi người chỉ còn biết quây lại kẻ la, người khóc thật thê thảm và hãi hùng. Trong hoàn cảnh đó bạn sẽ làm gì? Bạn không thể làm gì hết, bởi chỉ cần bạn mở miệng nói chuyện đạo thôi, lập tức bạn sẽ gặp phiền phức rồi. Hơn nữa, người sống, kẻ chết đều vô minh, mê mờ cả mà bạn muốn độ họ, diệu dụng chẳng thể có, nhiều khi còn tác dụng ngược. Điều bạn có thể duy nhất làm lúc đó là tịnh tâm, ngồi niệm Phật, hồi hướng cho những người đang khổ nạn. Tâm từ của bạn đã phát huy đúng lúc, đúng chỗ. Những người khổ nạn có được độ hay không, điều này phụ thuộc vào căn, nghiệp, duyên, phước báu của họ đối với Phật pháp. Như vậy chúng ta có thể hiểu lòng từ bi phải được khởi lên từ tâm thanh tịnh. Mà tâm tịnh phải nhờ trì giới. Nhờ trì giới thanh tịnh mà có định, tâm định tức có huệ. Mọi hành vi, động niệm khi đối người tiếp vật đều lấy giới định huệ làm nền tảng, không có lý gì không có lợi lạc.
Bạn đừng lo không có cơ hội độ người, chỉ lo là mình không tự độ được mình trước mà cứ mải mê độ người rồi một chút lợi lạc cho bản thân cũng không có, nói gì cho chúng sanh?
TĐ
Trong 2 năm gần đây
Con đã làm rất nhiều việc sai trái như là khẩu nghiệp nói xấu gây chia rẽ người khác . Con tiêu sài hoang phí, đôi lúc làm cha mẹ buồn. Con biết sai và giờ con rất sợ quả báo đến và đang cố gắng sám hối tu tập . Có thể chỉ cho con cách sám hối diệt trừ nghiệp chướng không ạ? Vì con thật sự rất ăn năng và lo lắng
A Di Đà Phật
Bạn Xuân My,
Cách sám hối tốt nhất là bạn phải dừng lại những hành ví sai trái mà bạn đã phạm phải, nguyện sẽ không lặp lại nữa. Kinh sách chỉ là phương tiện chứ không thể sám hối thay cho bạn, vì sám hối phải từ ngay chính nơi tâm chân thành của bạn.
Chư Phật dạy:
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là chân sám hối.
4 câu này có nghĩa là gì? Nghĩa là khi bạn phạm vào khẩu nghiệp nói xấu, gây chia rẽ người khác, ngay nơi lỗi đó bạn phải nguyện trước chư Phật, trước người mà bạn từng nói xấu, gây chia rẽ đó, xin lỗi mọi người và phát nguyện trước họ sẽ không bao giờ lặp lại nữa. Chuyện lãng phí, làm cha mẹ buồn cũng như vậy. Phải đối diện trước cha mẹ, thành khẩn nhận lỗi của mình, nguyện cùng cha mẹ sẽ quyết tâm sửa lỗi để không tái phạm. Đó chính là biết sám hối. Khi tâm không phạm lỗi nữa, chỉ năng làm việc thiện thì tội cũng nhờ đó mà không có cơ hội để dấy khởi, tâm bạn không còn phải sống trong dằn vặt, đau khổ nữa.
2/ Một pháp giúp cho bạn có thể thường xuyên sám hối và tăng trưởng tâm thiện mà chư Phật, chư Bồ tát và chư Tổ hằng khuyên, đó chính là pháp niệm Phật. Niệm Phật có thể niệm Nam Mô A Di Đà Phật hoặc A Di Đà Phật. Tuỳ theo tâm bạn thấy câu nào hoan hỉ thì chọn câu đó để làm pháp tu cho mình. Niệm Phật là giúp cho tâm mình luôn sống trong tỉnh giác. Tâm giác thì sẽ không có hành vi, lời nói không đúng với nhân cách và đạo đức như đã thường phạm nữa. Vì vậy nếu bạn luôn niệm Phật, tức bạn đã luôn cảnh tỉnh mình đừng bao giờ tạo tội lỗi nữa. Niệm Phật lâu ngày, tâm tạo tội sẽ tiêu giảm, trí tuệ sẽ ngày thêm khai mở. Đó là con đường sáng mà Phật đã chỉ cho chúng ta, bạn ráng phải noi theo.
Nguyện mong bạn thực hành tốt pháp niệm Phật, đó chính là pháp tiêu tội nhanh nhất và triệt để nhất.
Nam Mô A Di Đà Phật!Con có thắc mắc này xin được Thầy giải đáp và chỉ cho con phải làm sao. Chuyện là thế này: Mẹ con sống rất nhân từ, hòa đồng, tốt bụng,…, bố con thì không giống mẹ, nhiều lúc rất vô tâm, lạnh lùng, ác cảm,..Mẹ sống tốt nhưng lại vô cùng cực khổ, nhiều lúc con thấy thương mẹ lắm! Nhưng bố con như thế lại suốt ngày rảnh rỗi, hay có cái may. Con xin Thầy giải đáp cho con tại sao lại như vậy? Con và mẹ con phải làm gì trong hoàn cảnh này ạ? Con xin cảm ơn Thầy! HG
Nam Mô A Di Đà Phật!
Thưa Nguyễn Thị Hương Giang,
Muốn biết nhân đời trước
Xem hưởng quả đời này
Muốn biết quả tương lai
Xét nhân gieo hiện tại
Chúng ta gieo nhân thiện nhất định sẽ được quả thiện, gieo nhân ác tất nhiên sẽ bị quả ác. Không thể nói gieo nhân thiện mà lại gặt quả ác hay gieo nhân ác mà được quả báo thiện, đây là đạo lý không thể có. Nhân quả là định luật tất yếu. Đời này gieo nhân thiện, đời nay không hưởng thì đời sau hưởng, việc ác cũng như vậy. Nếu người đời nay làm thiện mà được quả báo xấu, hay ngược lại đời nay tạo việc xấu lại được may mắn hạnh phúc. Khi xét đến thời gian nhân quả, chúng ta cần phải đề cập đến ba khoảng thời gian:
Thứ nhất là hiện báo: Nghĩa là người tạo nhân thiện hay ác trong đời này, do nhân duyên thuần thục đưa đến lãnh thọ quả báo ngay trong hiện đời. Ví như trồng các loại cà, ớt hay gieo giống lúa, chỉ trong vòng một mùa hay một năm đã thu thập được kết quả.
Thứ hai là sinh báo: nghĩa là chúng ta gây nhân đời này, đời sau sẽ chịu quả báo. Quả báo này có tánh cách hơi lâu. Như chúng ta trồng cây chuối con, trồng năm nay qua sang năm chúng ta mới thu hoạch được quả.
Thứ ba là hậu báo: nghĩa là chúng ta tạo nhân trong đời nay, đến ba bốn năm, trăm năm, ngàn năm hay vô lượng kiếp sau chúng ta mới thọ quả báo. Ví như chúng ta trồng những loại cây lâu năm, đến năm năm, mười năm hay vài mươi năm sau mới kết quả. Cho nên trong kinh có kệ: “Giả sử trăm ngàn kiếp trôi qua, những nghiệp chúng ta đã tạo sẽ không mất. Khi nhân duyên hội đủ, tự mình phải nhận chịu quả báo”. Vì thế, đường đi của nhân quả rất phức tạp vi tế. Ví như đời ông cha làm thiện, đời con cháu sẽ được quả thiện, hoặc đời ông cha làm ác, đời sau con cháu phải chịu quả ác. Quả báo tự ai làm thì người đó chịu, con cháu chỉ ảnh hưởng một cách gián tiếp, không phải trực tiếp.
Về chuyện của bố và mẹ của NTHG có thể bố bạn đã gieo nhân lành từ những kiếp trước nên đời này được hưởng. Còn mẹ bạn có thể còn quả bất lành từ nhiều kiếp trước nên kiếp này lãnh quả.
Nhưng mặc dù đời này hay đời trước làm việc xấu, chúng ta cần phải nỗ lực chuyển đổi những hành động đó. Nếu chúng ta có thể giữ gìn nguyên lý, nguyên tắc bình thường, có thể trì giới, tâm thanh tịnh thì trí tuệ sẽ phát sinh, khi đó, chúng ta sẽ có đủ năng lực chuyển đổi tất cả. Dù ác nghiệp có nặng đến đâu, chúng ta cũng có thể chuyển đổi được, tất cả đều tùy ở năng lực quyết tâm và trí tuệ của mỗi người.
NTHG nên đọc qua :
+) Chuyển họa thành phúc : https://goo.gl/a3xHdd
+) Liễu Phàm Tứ Huấn: https://goo.gl/iR69Yy
Nam Mô A Di Đà Phật!
Thật là tốt nếu NTHG có thể khuyên bố mẹ mình hay hơn là mình cùng với bố mẹ mà làm nhiều việc thiện, bố thí, phóng sanh, cúng dường Tam Bảo, truyền bá phật pháp, hàng ngày niệm phật tinh tấn, tu Thập Thiện nghiệp từ đó tích lũy công đức để chuyển nghiệp xấu thành lành an vui. Nam Mô A Di Đà Phật!
* Thập thiện nghiệp đạo: https://goo.gl/zjv76d
Phóng sanh: https://goo.gl/Fvoyma
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa thầy, thưa các chư vị thiện tri thức, con có một thắc mắc nhỏ: hiện trong thời khóa hằng ngày: con đang niệm danh hiệu Phật A Di Đà, Quán Thế Âm bồ tát ,Quán Đại Thế Chí bồ tát, Địa Tạng Vương bồ tát và Thanh Tịnh Đại Hải Chúng bồ tát. Còn ngoài thời khóa con chỉ niệm phật A Di Đà.
+) Hiện có một vị khuyên con rằng chi bằng chỉ nên chú tâm, mọi lúc, mọi nơi niệm danh hiệu A Di Đà Phật. Nhưng con thấy thật sự có gì đó như thiếu hay bức bối, có gì đó không phải khi không có Quán Thế Âm bồ tát và Địa Tạng Vương bồ tát. Vì từ lúc nào khi thấy người nghèo khổ, người gặp nạn, hay những người ăn xin, nghèo khó thì cái đầu tiên trong tất cả là Quán Thế Âm bồ tát và danh hiệu ngài hiện lên từ đó mà con vô cùng hoan hỉ giúp họ mà không ngại khó khăn nặng nhọc gì . Hay có ai đó làm việc tốt, hay bố mẹ khuyên con điều tốt thì ngài và danh hiệu ngài lại hiện lên rồi từ đó con lại tiếp tục niệm danh hiệu ngài kéo dài thêm. Con như gắn bó vậy, vì con thấy Quán Thế Âm bồ tát đại từ bi lại giống với nguyện cứu giúp mọi người của con. Nên nói con ngừng niệm danh hiệu ngài quả thật con thấy khó khăn. vậy mong thầy và các chư thiện tri thức giúp con rõ ràng để con có thể tiếp tục niệm phật được lợi ích.
+) Mong các thiện tri thức giúp con hiểu ý nghĩa danh hiệu Quán Đại Thế Chí bồ tát mà con có thể hoan hỉ niệm danh hiệu ngài, đồng thời biết được đại nguyện của ngài mà hoan hỉ làm theo. Con chân thành biết ơn.
Nam Mô A Di Đà Phật!
* Niệm Phật cũng được, niệm Quán Âm cũng được, cần gì phải lắm phen so đo thừa thãi như vậy? Do nỗi khổ trong Mạt kiếp nặng nề, đức Quán Âm lòng bi sâu xa, nên Quang thường khuyên người khác niệm kèm thêm [danh hiệu Ngài] để mong mau được Ngài từ bi che chở. Niệm Phật cũng chẳng phải là không được cảm thông, mà niệm Phật cũng không phải là chẳng thể niệm kèm [danh hiệu] Quán Âm! Chuyên niệm hay kiêm niệm đều được, đức Phật cũng từng dạy con người niệm [danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát]. Vì thế, biết là hoàn toàn chẳng trở ngại gì! Nếu niệm Di Đà cầu sanh Tây Phương, lại niệm Dược Sư cầu sanh Đông phương thì không được; còn Di Đà và Quán Âm là cùng một sự, nhưng đức Quán Âm bi sâu nguyện nặng nên thường kiêm niệm để mong mau được cảm thông. Tất cả những thứ nghị luận thừa thãi đều là chẳng cần thiết! Cổ nhân nói: “Tuân kỳ sở văn, hành kỳ sở tri” (Tuân theo điều đã nghe, hành điều đã biết). Hai câu ấy chính là khuôn phép để tu trì chân thật vậy!
Quán Âm chính là quá khứ Cổ Phật, làm bậc phù tá đức Di Đà. Niệm Quán Âm cầu sanh Tây Phương vẫn có thể được như nguyện, có gì là không được! So sánh những công đức niệm Quán Âm, Địa Tạng, Di Đà v.v… chính là nhằm khiến cho người ta phát tâm quyết định niệm Phật, chẳng có ý niệm đổi dời mà thôi! Nếu chấp chết cứng vào lời ấy, chẳng hiểu được ý, sẽ trở thành oan uổng cho đức Phật. Hiện thời, mọi người đều đang trong cảnh hoạn nạn, hãy nên nói với hết thảy mọi người “để giải trừ hoạn nạn chỉ có một cách là sửa lỗi hướng thiện, đôn đốc luân thường, chí thành, khẩn thiết, xưng niệm danh hiệu Quán Âm”, ấy là diệu pháp độc nhất vô nhị! Bất luận các sự nguy hiểm như nước, lửa, đao, binh v.v… và bệnh tật do oán nghiệp, thuốc men chẳng thể trị được, nếu chịu tuân theo những điều vừa nói trên đây, chắc chắn sẽ gặp dữ hóa lành, gặp nguy thành an, và oán nghiệp tiêu diệt, không uống thuốc mà lành bệnh.
(Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, Thư trả lời cư sĩ Niệm Phật)
* Niệm Phật, niệm Quán Âm đều có thể tiêu tai thoát nạn thì lúc bình thường hãy nên niệm Phật cho nhiều, niệm Quán Âm ít hơn. Gặp khi hoạn nạn, hãy nên chuyên niệm Quán Âm do Quán Âm bi tâm tha thiết, có túc duyên sâu đậm với chúng sanh phương này. Chớ nên do thấy nói như vậy, bèn nói “Phật chẳng từ bi bằng Quán Âm!” Cần biết rằng Quán Âm là đấng thay Phật rủ lòng Từ cứu khổ. Ngay như khi Phật Thích Ca tại thế, cũng thường dạy chúng sanh khổ nạn niệm Quán Âm, huống gì bọn phàm phu chúng ta ư?
(Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, Thư trả lời cư sĩ Ninh Đức Tấn)
Niệm Danh Hiệu Bồ-Tát có thể Minh Tâm Kiến Tánh.
Tâm tánh của chúng sinh, luôn luôn quang minh lỗi lạc. Chẳng qua là vì bị vô số tội chướng, vọng niệm, làm cho lu mờ đi thôi.
Bản tính của chúng sinh thì thích sướng, ghét khổ. Do vô minh che đậy nên chúng sinh không biết cách để đạt tới sự an lạc sung sướng, thoát ra khỏi sự thống khổ. Do đó, tuy rằng miệng luôn nói là truy cầu sự an lạc nhưng, bất hạnh thay, hễ càng tìm kiếm thì càng thêm thống khổ.
Bồ-tát là người có lòng từ bi quảng đại, đã giác ngộ, biết được làm thế nào để ly khổ, đắc lạc. Vì vậy đối với chúng sinh đau khổ, đáng thương xót, Ngài phát tâm nguyện đại bi rộng lớn, tầm thanh cứu khổ. Nên chúng sinh mình không phải là hoàn toàn tuyệt vọng. Chỉ cần mình có lòng thành khẩn, niệm tụng “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ-tát,” thì Ngài sẽ dùng pháp lực vô biên để độ thoát, giúp mình ly khổ, đắc lạc. Sự an lạc này là sự an lạc cứu cánh, là sự an lạc ở Tây-phương Cực-lạc.
Do vậy, nói rằng niệm danh hiệu Bồ-tát không những được thoát ly khỏi sự thống khổ của thế giới nầy, mà mình còn được vãng sinh về thế giới Cực-lạc, khi hoa khai kiến Phật, tới được chỗ an lạc thanh tịnh cứu cánh nhất.
Niệm Bồ-tát có thể ly khổ, có thể làm cho mình liễu ngộ tâm tánh. Phải chăng có một việc quá dễ dàng như vậy? Nhiều chúng sinh còn ngu tối, đặt ra câu hỏi nầy. Bồ-tát quả phát tâm muốn làm chuyện tiện nghi cho chúng sinh, nên Ngài mới nói ra pháp môn phương tiện như vậy. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chúng sinh, dầu với sự dễ dàng tuyệt đỉnh kia cũng không nhận thức được. Thật đáng tiếc thay!
Có người lại nói rằng: “Niệm danh hiệu Bồ-tát thì có thể tiêu trừ được tội khổ, đó là điều tôi tin tưởng. Nhưng làm sao niệm Bồ-tát lại có thể làm cho tôi minh tâm, kiến tánh được?” Vài ngày trước, tôi có nói ví dụ về chuyện đánh điện thoại. Bây giờ, lại kể cho quý-vị nghe một ví dụ khác còn đơn giản hơn.
Ví như có một người bị bịt mắt, chỉ thấy bốn bể tối đen. Người đó đi tới đâu, nếu không đụng phải vào tường thì cũng va vô vách, làm cho sứt đầu bể trán, khổ không thể nói được. Nhưng, tự y lại không biết thế nào để tháo tấm khăn bịt mặt kia ra. May thay, y gặp được một người có lòng từ bi, trông thấy y tội nghiệp như vậy, liền giúp y mở khăn bịt mắt ra. Nhờ đó, từ chỗ không thấy đường, nay hắn ta có thể thấy mọi sự, không còn khổ sở, cũng không phải đi đụng vào tường, vào vách như xưa.
Ðạo lý niệm Bồ-tát để được minh tâm kiến tánh cũng tương tự như vậy. Chúng sinh, y hệt như người bị bịt mắt kia, xưa nay mắt đâu bị mù, chẳng qua chỉ bị che kín mà thôi. Tâm tánh của chúng sinh cũng như vậy, xưa nay vẫn không mất mát, luôn luôn quang minh lỗi lạc. Chẳng qua là vì bị vô số tội chướng, vọng niệm, làm cho lu mờ đi thôi. Bồ-tát cũng giống như người có lòng từ bi kia. Ngài giúp mình giải trừ nghiệp chướng đã che đậy bản tánh quang minh trong tâm mình; để mình có thể phản bổn, hoàn nguyên; khôi phục lại bản lai diện mục.
Cho nên, mình không thể không niệm danh hiệu Bồ-tát được. Bởi vì, giống như người bị bịt mắt kia, nếu không cầu kẻ khác, không chịu tiếp nhận sự giúp đỡ của kẻ khác, thì đừng nói là vẫn cứ phải đi đụng vào tường, mà còn có khi đi lạc lối, rơi xuống hố thẳm, nguy hại đến tánh mạng nữa.
Ở đời nầy, số người có tội ác thì nhiều vô kể. Nếu như không cẩn thận, lỡ một mai lạc bước, rơi xuống vực sâu tội lỗi, mất đi thân người, thì muôn vạn kiếp khó mà tìm lại được, mang hận ngàn đời. Các vị cư sĩ! Hãy mau mau tiếp thọ sự khuyên dụ của đức Bồ-tát mà thường xuyên niệm tụng danh hiệu Ngài để được cứu độ ra khỏi chốn biển khổ sanh tử này.
Giảng ngày 17 thàng 6 năm 1958
-HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA
Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính thưa thầy, chư vị thiện tri thức, hôm nay do bị bắt buộc nên con đã phải giữ chân gà để một người khác cắt tiết, con thật lòng đau như cắt trước từng cái giãy dụa, không thể tả sự đau đớn như thế nào.
Trong thời khóa hôm nay con muốn hồi hướng công đức cho vị gà đó để đủ phước duyên vãng sanh tịnh độ nhưng chẳng hay tên, danh hay cách hồi hướng vì mọi ngày, cuối thời khóa niệm phật thì con hồi hướng cho các vị oan gia trái chủ cùng toàn chúng sanh mười phương pháp giới. Nhưng vị gà đó con không biết tên hay pháp danh ra sao, thiết nghĩ giả như vị gà đó thành một vị oan gia trái chủ của con rồi thì con cũng hoàn hỉ hồi hướng cùng toàn thể oan gia trái chủ luôn.
Vậy không biết nên thế, mong thầy cùng chư vị thiện tri thức cho con bài hồi hướng cho vị gà đó.
Nay thầy dạy con, chư vị thiện tri thức nói cho con, con y theo đó hành theo, sau này có như ai hỏi lại, con đều y đó hoan hỉ thuyết lại, quả thật vi diệu thù thắng.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nguyện mười phương chư Phật chư Đại Bồ Tát, chư A La Hán, chư
Hiền Thánh Tăng, chư Long Thần Hộ Pháp chứng minh, gia trì và cùng
với con hồi hướng công đức, phước báu từ vô lượng kiếp đến nay cho tất cả chu vị oan gia trái chủ của con cùng chúng sanh mười phương pháp giới đầy đủ công đức phước báu siêu sinh về cõi an lành,
Tây Phương Tịnh Độ.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Mình muốn hỏi trì Chú Đại Đi với tụng kinh vía nào tốt hơn?
Đường Về Cõi Tịnh: Mong bạn hoan hỉ gõ chữ Việt đủ dấu để mọi người tiện theo dõi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi Tinh giac, trước tiên, công lăng là như thế này:
+) Kinh điển chính là chánh pháp ghi chép lại những lời Phật dạy, trì tụng hằng ngày sẽ giúp cho chúng ta thực hành đúng theo lời Phật đã dạy, chắc chắn sẽ lợi ích. Vì chú tâm vào kinh điển nên chúng ta không còn cảm giác lo sợ, sáu căn được thanh tịnh, thân miệng được thu nhiếp mà tránh được những hành nghiệp ác. Lời kinh khi được tụng thành tiếng thì làm cho người nghe cảm thấy an tịnh, và cũng nhờ vậy mà trong gia đình trở nên yên ổn, hoà thuận, những người xung quanh cũng được ảnh hưởng đức tính tốt.
+) Còn trì chú: một câu thần chú lại “thâu gồm hết một bộ kinh”, hiệu lực của các thần chú rất phi thường. Khi gặp tai nạn, nếu thực tâm trì chú, thì mau được giải nguy .
+) Đến Niệm Phật công đức lại còn to lớn hơn nữa, vì “một câu niệm Phật có thể gồm thâu cả 3 tạng Kinh Điển, hết thảy Thần Chú, cùng là Các Pháp viên đốn, như tham thiền, quán tưởng…” vì vậy, hiệu lực rất phi thường.
Nhưng này, Tinh giac, nên hiểu Pháp nào cũng vi diệu, nhưng pháp nào đưa đến an lạc thì pháp đó thù thắng hơn. Phàm phu chúng ta cứ dùng tâm phân biệt cho đây là cao, kia là thấp, đây là đúng, kia là sai mà tranh biện rồi bị vướng mắc, rơi vào vòng luẩn quẩn, hại mình lẫn hại người.
Nếu thấy đọc Chú Đại Bi vài lần mà thuộc mà cảm thấy an lạc là đã có nhân duyên vô cùng lớn lao từ kiếp trước với Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và với Đại Bi Chú mà Ngài đã truyền cho chúng sanh rồi. Vậy thì còn gì phải đau đầu phân biệt nữa? Còn nếu Tụng kinh thấy được kết quả tốt thì còn gì phải nghi ngờ nữa, Phật pháp là vô biên, là vô cùng thù thắng.
Mỗi người mỗi nghiệp, nhân duyên lại khác nhau thì nên chọn pháp môn nào phù hợp để tu tập thì được lợi ích lớn lao.
Nhưng ày,TG, Bây giờ là thời mạt pháp, không phải là chánh pháp nữa. Mạt pháp vì lòng người quá hướng ngoại, chẳng chịu quay về, để mặc cho tham sân si chi phối. Tà sư, tà pháp quá nhiều, do thiếu trí tuệ, lười biếng và tham cầu vật dục mà bị sa chân rơi vào bẫy vực. Pháp môn niệm phật là vô cùng thù thắng, không những là một pháp môn dễ tu, dễ nhớ, dễ hành mà một câu niệm Phật có thể gồm thâu cả 3 tạng Kinh Điển, hết thảy Thần Chú, cùng là Các Pháp viên đốn, như tham thiền, quán tưởng.vẫn…vân… Lại là con đường ngắn nhất thoát li sanh tử đó là mục tiêu chính, vậy sao không chọn con đường ngắn, dễ mà đi. Lại khi niệm câu A-Di-Đà Phật được tương ứng, liền đó hành giả được 6 căn thanh tịnh. Vì:
1/ Mắt thường nhìn Phật thì nhãn căn thanh tịnh.
2/ Tai nghe tiếng niệm của mình và của đại chúng thì nhĩ căn thanh tịnh.
3/ Mũi nghe biết hương thơm của nhang, trầm thì tỷ căn thanh tịnh.
4/ Lưỡi cử động để niệm Phật thì thiệt căn thanh tịnh.
5/ Thân ở trong đạo tràng mà lạy Phật thì thân căn thanh tịnh.
6/ Trong khi niệm, lạy, tâm thường tưởng Phật thì ý căn thanh tịnh.
Niệm phật lại có công năng cùng lợi ích vô cùng to lớn:
1. Ngày đêm luôn được Chư Thiên, Đại Tướng Thần Lực, theo sát hộ vệ.
2. Thường được Quán Thế Âm Bồ Tát cùng tất cả các Đại Bồ Tát bên mình bảo vệ.
3. Thường được Chư Phật Hộ Niệm, được Phật A Di Đà phóng ánh sáng màu nhiệm nhiếp thụ.
4. Nhất thiết ác quỷ không thể xâm hại, trùng độc dược độc không thể làm hại.
5. Thủy Hỏa Oán Tặc, Đao Binh Súng Đạn, lao ngục bất đắc kỳ tử, tất cả đều không bị.
6. Các tội nghiệp đã tạo trước đều được tiêu diệt, các oan sát hiện nay đều được giải thoát.
7. Thường mộng cát tường, có thể mộng thấy Phật A Di Đà thân phóng Kim Quang.
8. Tâm thường vui vẻ thiện lương, mặt cũng luôn tươi sáng phong quang. Khí lực đầy đủ, làm gì cũng lợi.
9. Thường được người thế gian cung kính, tự như cung kính Chư Phật.
10. Giờ phút lâm chung, thân không bệnh khổ, tâm không sợ hãi, Chính Niệm Giữ Liền. Khi đó Đức Từ Phụ A Di Đà cùng Chư Thánh Chúng, từ trên Đài Sen Vàng tiếp dẫn Thần Thức về Tây Phương, chắc chắn thoát khổ An Vui.
Nay chúng ta dù là phàm phu nhưng nhất tâm và chí thành niệm Phật Di Đà cầu vãng sanh, được mười câu trước khi chết thì cũng được như nguyện. Có câu:”Nếu một niệm rơi vào Phật trường thì tức khắc đã vào Tịnh Độ rồi”
Nói chung, tụng kinh, Trì Chú Đại Bi cũng như niệm Phật đều có một công năng vi diệu thù thắng không thể nghĩ bàn, không đồng mà kết quả đều thù thắng.
Có thể tùy theo trình độ, hoàn cảnh của mình mà tu một, hai hay cả ba pháp ấy. Nhưng nên học tụng kinh, niệm Phật và trì chú cho Sự, Lý đi đôi, lời nói và việc làm phù hợp nhanh có được kết quả tốt đẹp.
Có đôi lời vậy, hy vọng có ích cho TG.
Chúc TG tu tập tinh tấn đạt được nhiều lợi ích.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam mô a di đà phật. Con đang có khúc mắc muốn thầy hoan hỉ giúp con. Vợ chồng con lấy nhau gần dc 2 năm, tính tình chồng con và con sao ko thể dung hòa. Vk ck con rất hay cãi nhau. Mới đây ck con đánh con ( anh sai hoàn toàn ), sau đó a nói xl và con tha thứ cho a. Nhưng thời gian sau đó a rất vô tâm. A hay đi làm xa nhưng cũng ko hay điện thoại về nhà. Con nói thì anh nói con để ý nọ kia. Mới đây vk ck có cãi nhau mà anh bỏ đi khỏi nhà đi vô sài gòn chơi ( để lại con và con trai của con 2 tuổi ) . Rồi a lại quay về xin lỗi nọ kia. Con đã lại tha thứ cho anh lần nữa. Thực sự con thấy a tàn ác quá. Bỏ đi để mặc con xoay sở anh không quan tâm . Rồi những tưởng anh sẽ thay đổi ai ngờ. Anh lại đi ngủ qua đêm ở ngoài không về nhà ( trước đó con đã điện thoại rất nhiều lần để giục anh về anh đều nói anh sắp về đây ). Sau đó đêm muộn không thấy anh về Con điện thoại gần 20 cuộc điện thoại anh không nghe máy. Đến sang ngày hôm sau anh vẫn không điện thoại cho con, con lại điện anh mới chịu nghe máy. Con thực sự thất vọng quá rồi. Con không muốn nghe giải thích gì thêm nữa. Con không biết nghiệp này do đâu đây ạ. Con thực sự bây giờ muốn buông bỏ , và muốn ôm con trai con đi tu. Để khỏi tạo nghiệp nữa. A di đà phật. Xin thầy hãy cho con lời khuyên. Con có làm vậy được không ạ . Nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật
Chào bạn Hoàng Thúy Quỳnh!
MD là người tu tại gia, có đôi dòng chia sẻ gửi đến bạn.
Chùa chiền vốn là nơi tu hành do giác ngộ giải thoát, không phải nơi để bạn trốn chạy những phiền muộn cuộc sống. Nếu bạn muốn tâm hồn được an tịnh bạn phải có sự nhận thức rõ ràng sự khổ trong cuộc đời này, đối biện và nhận biết ngọn ngành sự khổ là cách để xa lìa nó, chứ chẳng phải là trốn chạy bởi có câu “tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa”. Hoàn cảnh tạo nên đau khổ phiền muộn này đều do nghiệp tạo nên, chúng ta từng gieo nay ta phải nhận lấy, không thể trốn chạy khỏi nghiệp.
Con người gặp gỡ, trở nên thân bằng quyến thuộc đều có nhân duyên từ kiếp trước, duyên này có thể ân duyên, có thể là oán duyên. Song dù oán hay ân thì nó cũng kéo chúng sanh vào cái vòng lẩn quẩn gặp gỡ- chia lìa từ đời này qua đời khác trôi lăn trong lục đạo không thoát ra được. Người tỉnh giác được điều này thì gặp ân duyên không chìm đắm, gặp oán duyên không đâm ra sân hận mà càng làm tăng thêm sự oán kiều, không bị trói buộc trong vòng dây ân oán sẽ được tự tại. Hiện thời bạn nên học nhẫn nhịn, những phản ứng của bạn sẽ càng đẩy quan hệ vợ chồng trở nên gay gắt thêm mà thôi. Nếu có khả năng về kinh tế có thể đủ trang trải cho hai mẹ con, bạn không nên dằn vặt vì vấn đề tiền bạc (hàng tháng sao anh không đưa cho tôi). Kế đến bạn nên thường xuyên hành trì Phật pháp, niệm A Di Đà Phật cầu vãng sanh và tụng kinh Địa Tạng hồi hướng cho chồng, giả như bé còn quá nhỏ không có thời gian tụng Kinh thì trong các thời niệm Phật bạn hãy hồi hướng cho hết thảy oan gia trong đó có chồng. Mọi việc không thể ngay một một lúc mà thấy được kết quả, cần phải có thời gian, điều quan trọng là phải có lòng kiên nhẫn.
Chúc bạn bình tâm và an vui!
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính chào quý Chư Tăng và các vị Phật tử
Con là một người trong cuộc sống ko gặp nhiều may mắn: trí tuệ kém, chậm chạp, chuyện tình duyên trắc trở buồn rầu, chuyện con cái vừa rồi đi khám bác sỹ bảo khó có con. Nhờ cũng có duyên với đạo Phật, con biết tất cả cơ sự trên do kiếp trước kiếp này con ăn ở ko tốt tạo nhiều nghiệp xấu và bây giờ phải trả quả báo. Con đang khắc phục bằng cách cuối tuần ăn chay, đi chùa niệm Phật và phóng sinh. Do gia cảnh nghèo và hồ ở chùa hay bị câu trộm nên con chỉ phóng sinh các loại ốc hến… Kinh con biết mỗi Chú đại bi và tụng niệm mỗi bài này, đồng thời xin chín phương trời mười phương Phật cũng như các oan gia trái chủ đại xá cho con nhẹ đi quả báo. Các điều xấu con cũng tránh làm. Khấn xong con có xin hồi hướng cho chúng sinh. Việc này con duy trì chắc được gần 1 năm nhưng có lẽ do nghiệp chướng của con quá nặng, con thấy quả báo của con chưa thuyên giảm.
Con có mấy câu hỏi muốn được xin trả lời ạ
-Con sám hối tội lỗi như thế đã được chưa và có gì sai không ạ. Có bài kinh nào có tác dụng giải trừ nghiệp chướng xin chỉ cho con biết
-Nếu sám hối cuối tuần chưa đủ, con xin nguyện sám hối mỗi ngày. Nhưng nhà con nhỏ quá ko có chỗ để thờ riêng Phật, hiện chỉ có vài tượng Phật nhỏ thờ chung với gia tiên không biết có ảnh hưởng không?
-Chuyện tình cảm gần đây của con có gặp 1 người con rất thương. Người này rất thông minh, nhưng số phận rất đen bạc, cha mất, công việc trắc trở, gần đây còn dính vào tù tội bệnh tật. Kiếp trước ko tốt đã đành, kiếp này người ấy con thấy rất ích kỷ, đôi lúc hung dữ và dựng chuyện nói dối với con. Tuy vậy con vẫn rất thương và không giận người ấy, con muốn cảm hóa người ấy bằng đạo Phật. Tuy nhiên người ấy không nghe con. Con thì nghiệp nặng; sợ cộng nghiệp lại hai người cùng chìm. Hiện giờ mới chỉ đi chùa khấn cầu an cho người ấy. Con muốn hỏi có cách nào biết được sự giúp đỡ này về sau có thành hay không? Con có làm gì được để cảm hóa người ấy hay không?
Xin chư Tăng và các vị Phật tử cứu giúp
A di đà phật
Thực sự thời gian gần đây con đã có cơ duyên và tin tưởng hoàn toàn vào phật pháp.cuộc đời con từ nhỏ đã trải qua hết biến cố này tới biến cố khác.Khi con lấy chồng tưởng nhue sẽ đỡ hơn và hp với 2 con nhỏ thì chồng con thường xuyên đánh đập và chửi mắng con,đôi khi xúc ohamj cả gia đình con.điều làm con khổ tâm là con chịu khổ ntn cũng đc nhueng mong anh ta đừng xúc phạm đến ba mẹ con nữa.gần đây con có gặp được ân sư và nói cho con biết nhân quả kiếp trước con là đàn ông và theo ng ta đi chống mê tín dị đoan và phá chùa…bản thâncon rất ăn năn và xám hối nên đã trì tụng kinh tại gia và khi có thời gian là con tìm đến các chùa đền để công quả quét dọn chùa…con thật tâm xám hối trước Phật mà mong cư sĩ sớm cho con lời khuyên để con tiếp tục tu tập và sớm cải biên số mệnh của con cũng như gia đình con!con xin cảm ơn ngài nhiều ạ!Nam Mô bổn Sư Thích Ca Mâu ni Phật!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Con xin chư tăng và các vị phật tử hiểu rõ về niệm phật giúp con với ạ
Con đã gây ra nhiều tội lỗi và hiện giờ con đang rất hối hận con đang niệm phật tại gia sám hối, con đang rất hối hận thành tâm niệm phật mong sám hối nhưng con có đọc nhiều bài viết rằng khi niệm phật sám hối hay mong vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì tâm phải thanh tịnh không được nghĩ gì hết , cho con hỏi niệm phật sám hối cũng phải tâm thanh tịnh không nghĩ gì hay là phải nghĩ đến tội lỗi của mình mà thành tâm niệm phật ạ con mới niệm phật nên chưa rõ ạ.
Và cho con xin được hỏi là nếu con ăn thịt trong bữa ăn hàng ngày thì con niệm phật sám hối có được không ạ
Con xin cảm ơn ạ
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂI NI PHẬT
NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
A Di Đà Phật
Bạn Quốc Huy thân mến,
*Trước hết bạn phải hiểu khái niệm: thế nào là Sám Hối? Sám là nguyện đoạn lỗi trước đã gây tạo; Hối là nguyện từ nay về sau vĩnh viễn không tái phạm nữa. Nếu hai điều này bạn có thể làm và nguyện chân chánh làm thì sự Sám Hối mới thực có ý nghĩa. Muốn thế thì bạn phải dùng tâm chân thành, thanh tịnh của mình để sám. Bạn sẽ hỏi: tâm đã thanh tịnh rồi thì cần gì sám? Đúng thế, tuy nhiên hàng ngày chúng ta đều sống với tâm bất tịnh: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước, gọi chung là tâm vô minh, do vậy luôn luôn tạo nghiệp. Nói theo Kinh Địa Tạng thì: hễ khởi tâm động niệm không chi không tạo nghiệp, không chi không tạo nghiệp. Do vậy thay vì hễ khởi tâm động niệm là tạo tội, tạo nghiệp, ngay bây giờ chúng ta đều phải dùng tâm thanh tịnh sẵn có để mà quán xét khi đối người tiếp vật. Đó là cách trị tận gốc, còn sám hối xong lại tạo nghiệp tôi, tạo xong lại sám hối=đó là vòng luẩn quẩn vô minh không dứt. Nói khác đi đó là sám môi mép=không có lợi lạc và tạo thêm nghiệp nói dối.
*Niệm Phật cũng chính là sám hối. Tạo sao? Bởi niệm Phật chính là Giác. A Di Đà Phật=Vô Lượng Giác. Nếu bạn thường niệm A Di Đà Phật mọi nơi chốn, đồng nghĩa bạn đang giúp thân, khẩu, ý của mình luôn tỉnh giác – tâm luôn giác=thân, khẩu sẽ không tạo nghiệp tội – không tạo tội đương nhiên đâu cần phải sám hối? Nhưng chúng ta đều là phàm phu sinh tử, đầy uế trược, vì thế như bên trên đã nói: không có niệm nào là không gây tạo tội cả. Cho nên để khắc chế nó chỉ còn một pháp duy nhất là phải thường niệm A Di Đà Phật. Khi tâm thường niệm, bạn sẽ dần lánh xa những nghiệp tội, nhờ đó tâm luôn an lạc.
TN lấy một VD nhỏ ngay từ việc tu học của bạn để bạn dễ quán chiếu: VD bạn nguyện ăn thập chay. Ngày phải ăn chay, bạn lại không nhớ và hồn nhiên ăn mặn, ăn rồi mới sực nhớ hôm nay phải ăn chay và tâm thấy bứt rứt, khó chịu và thêm phần ân hận. Điều này nhiều người đã phạm phải. Nguyên nhân: vì ép mình ăn chay nên chưa ý thức được ăn chay để làm gì, do đó nhiều khi ăn chay nhưng tâm lại nghĩ nhớ đến đồ mặn. Đây là nguyên nhân khiến cho phần lớn nhiều người ngày chay mà vẫn vô tư ăn đồ mặn như thường. Do vậy bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ trước khi phát nguyện ăn chay cho dù là chay kỳ.
*”nếu con ăn thịt trong bữa ăn hàng ngày thì con niệm phật sám hối có được không ạ?”. Nếu nói đúng pháp thì ngay cái niệm khởi ăn mặn, rồi lại sám hối đều đã sai pháp rồi. Tuy nhiên, trong quá trình tu học với người sơ phát tâm, có nhiều việc có thể trông trước (trong đạo gọi là pháp khai, tức mở cho người tu dễ thích hợp). Nói vậy không có nghĩa cứ vô tư ăn mặn, ăn xong lại vào sám hối là không sao hết. Trong trường hợp bạn chưa ăn chay mà thấy mình phạm lỗi, muốn sám hối, thì nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, phát tâm thật chân thành, thanh tịnh sám hối, nguyện sửa đổi bằng được không tái phạm thì sự sám hối đó mới có ý nghĩa.
Tâm biết sám hối và thường sám hối là hàng ngày ít phạm, giảm thiểu phạm nghiệp tội. Điều này hàng ngày mọi nơi chốn bạn nên quán sát thật tỉ mỉ thì sẽ nhận ra. Muốn vậy tâm phải thường niệm A Di Đà Phật. Huân tập lâu ngày sẽ có lợi lạc.
Chúc thường tinh tấn.
Nam mô A Di Đà phật
Con năm nay 41t. Con lúc được sinh ra tới bây giờ, lúc nhỏ sống với cha mẹ đến khi có chồng và thôi chồng cho tới bây giờ con đã có chồng khác, con không biết là nghiệp qủa của con ở kiếp trước như thế nào nhưng trong cuộc sống con luôn phải sống trong cảnh thiếu thốn nợ nần chồng chất, trong cuộc sống con thấy ai cần giúp đỡ là con không ngại công hoặc tiền bạc nếu khả năng con làm được và con biết niệm phật mỗi ngày. Vậy con xin hỏi thầy nghiệp quả của con như thế nào vậy. Con sinh 25/6/1979 giờ Dan. Con xin cảm ơn Thầy.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Trâu Nguyệt Kiều,
Mong bạn hoan hỉ đọc thật kỹ Phật Thuyết Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt dưới đây rồi tự mình tư duy, quán xét xem tại sao bạn lại gánh nghiệp quả như hiện nay nhé.
………………………………………………..
PHẬT NÓI KINH NGHIỆP BÁO SAI BIỆT
– Hán dịch: Cù Đàm Pháp Trí quận Dương Xuyên – đời Tuỳ
– Việt dịch: Thích Tuệ Thông
Tôi nghe như vầy, một thuở nọ Phật ở rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Phật bảo trưởng giả Lực Đề Tà Tử Thủ Ca rằng:
– Ta sẽ vì ông nói pháp môn thiện ác nghiệp báo sai biệt. Ông phải lắng nghe, khéo ghi nhớ và suy nghĩ.
Bấy giờ Thủ Ca đáp:
– Thưa vâng Thế Tôn, con nguyện muốn nghe.
Phật bảo Thủ Ca:
Tất cả chúng sinh có liên quan với nghiệp, nương tựa nơi nghiệp, theo nghiệp tự chuyển. Do nhân duyên ấy có phân ra: thượng, trung, hạ, sai khác chẳng đồng:
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo mạng sống ngắn ngủi;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo mạng sống trường thọ;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo nhiều bệnh tật;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo ít bệnh tật;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo thân xấu xí;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo thân đẹp đẽ;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo uy thế yếu;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo uy thế mạnh;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo dòng họ hạ tiện;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo dòng họ cao thượng;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh của cải ít;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh của cải nhiều;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo trí tà kiến (thấy biết sai lệnh không đúng nhân quả);
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được báo trí chân chính;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo địa ngục;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo súc sinh;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo ngạ quỷ;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo A-tu-la;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo loài người;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo trời Sắc giới;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo Trời vô sắc giới;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo không cố định;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo sinh chỗ biên địa (vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới…);
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo sinh nơi thành phố, thủ đô;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo phải chịu đủ tuổi thọ ở địa ngục;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo phân nửa tuổi thọ ở địa ngục;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo tạm vào liền ra;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh làm mà chẳng tập;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh tập mà chẳng làm;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh cũng tập cũng làm;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh chẳng làm chẳng tập;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh trước vui sau khổ;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh trước khổ sau khổ;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh trước vui sau vui;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh trước khổ sau vui;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh nghèo mà thích bố thí;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh giàu mà xan tham (tham lam, bỏn xẻn, ích kỷ…); hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được thân vui mà tâm chẳng vui;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được tâm vui mà thân chẳng vui;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được thâm tâm đều vui;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh thân tâm đều chẳng vui;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh tuổi thọ tuy hết mà nghiệp chẳng hết;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh nghiệp tuy hết mà tuổi thọ chẳng hết;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh nghiệp và tuổi thọ đều hết;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh nghiệp và tuổi thọ cả hai đều chẳng hết mà đoạn trừ tất cả phiền não;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh đoạ vào đường ác mà thân hình đẹp lạ, mày mắt đoan trang, màu da tươi sáng được mọi người thích nhìn;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh nơi đường ác mà thân hình xấu xí, da dẻ thô nhám, người chẳng thích nhìn;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh sinh vào đường ác mà thân miệng hôi thối, các căn khiếm khuyết (mắt, tai mũi, lưỡi… không được trọn vẹn);
Hoặc có chúng sinh tập hạnh thế gian mười bất thiện nghiệp bị ác báo bên ngoài;
Hoặc có chúng sinh tập hạnh thế gian mười điều thiện nghiệp được quả báo thù thắng bên ngoài.
Ví như có chúng sinh lễ Phật, tháp miếu được mười thứ công đức:
Cúng thí lọng báu được mười thứ công đức,
Cúng thí chuông linh được mười thứ công đức,
Cúng thí y phục được mười thứ công đức,
Cúng thí bát đũa được mười thứ công đức,
Cúng thí thức ăn nước uống được mười thứ công đức,
Cúng thí giầy dép được mười thứ công đức,
Cúng thí hương hoa được mười thứ công đức,
Cúng thí đèn sáng được mười thứ công đức,
Cúng thí cung kính chắp tay được mười thứ công đức. Đó là lược nói tên pháp môn các nghiệp sai khác.
Phật bảo Thủ Ca có mười thứ nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo cuộc sống ngắn ngủi. Thế nào là mười?
Một là tự làm việc sát sinh, hai là khuyên người khác sát sinh, ba là khen ngợi việc giết hại, bốn là thấy giết hại sinh tâm vui theo, năm là đối với người mà mình oán ghét muốn họ bị tiêu diệt, sáu là thấy người mình oán ghét tiêu diệt rồi sinh tâm vui mừng, bảy là phá hoại bào thai, tám là dạy người tự huỷ hoại (tự huỷ hoại thân mình), chín là xây dựng lò sát sinh, mười là tự làm vũ khí chiến tranh và dạy người tàn hại lẫn nhau. Do mười nghiệp này bị quả báo mạng sống ngắn ngủi.
Lại có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được mạng sống lâu dài. Thế nào là mười?
Một là tự mình chẳng sát sinh, hai là khuyên người chẳng sát sinh, ba là khen ngợi việc chẳng sát sinh, bốn là thấy người khác không sát sinh tâm sinh vui mừng, năm là thấy người bị giết tạo phương tiện giúp thoát khỏi, sáu là thấy người sợ chết an ủi tâm họ, bảo là thấy người sợ sệt giúp họ được bình an, tám là thấy các khổ hoạn nạn khởi tâm thương xót, chín là thấy các hoạn nạn cấp bách liền khởi tâm đại từ bi, mười là thường bố thí cho chúng sinh các thức ăn nước uống. Do mười nghiệp trên được quả báo sống lâu dài.
Lại nữa, có mười nghiệp khiến chúng sinh quả báo nhiều bệnh tật. Những gì là mười?
Một là vui thích đánh đập tất cả chúng sinh, hai là khuyên người khác hoặc bảo họ đánh đập, ba là khen ngợi việc đánh đập, bốn là thấy người đánh đập tâm sinh vui mừng, năm là não loạn cha mẹ khiến tâm sinh lo buồn, sáu là não loạn Hiền Thánh, bảy là thấy người bệnh hoạn tâm đau khổ thì mình rất vui mừng, tám là thấy người bệnh hoạn tâm vui vẻ thì mình không vui, chín là dùng thuốc cho bệnh nhân uống không hết bệnh (cho thuốc giả, không nhiệt tình), mười là do ăn đêm chưa tiêu hết mà lại ăn thêm. Do mười nghiệp trên nên bị quả báo nhiều bệnh tật.
Lại nữa, có mười nghiệp khiến chúng sinh được quả báo ít bệnh tật. Thế nào là mười?
Một là chẳng thích đánh đập tất cả chúng sinh, hai là khuyên người khác chẳng nên đánh đập, ba là khen ngợi việc không dùng roi gậy, bốn là thấy người không đánh đập tâm sinh vui mừng, năm là cung kính cúng dường cha mẹ của mình và những người bệnh tật, sáu là thấy Hiền Thánh bệnh hoạn chăm sóc cúng dường, bảy là thấy người bệnh hoạn tâm vui vẻ thì mình rất hoan hỷ, tám là thấy người bệnh khổ thì cho thuốc hay và khuyên người giúp đỡ, chín là thấy người bệnh khổ khởi tâm thương xót giúp đỡ, mười là đối với các thức ăn nước uống tự biết tiết lộ. Do mười nghiệp trên nên được quả báo ít bệnh tật.
Lại nữa, có mười nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo xấu xí. Những gì là mười?
Một là thích khởi sân hận, hai là thích nuôi dưỡng lòng sân hận, ba là cuồng mê với người, bốn là não loạn chúng sinh, năm là đối với cha mẹ không có tâm ái kính, sáu là đối với các bậc Hiền Thánh tâm không cung kính, bảy là chiếm đoạt của cải sinh sống và ruộng vườn của Hiền Thánh, tám là đối với những nơi tháp miếu thờ Phật đoạn diệt đèn sáng, chín là thấy người xấu xí khinh khi chê bai, mười là học theo các việc ác.
Lại nữa, có mười nghiệp khiến chúng sinh được quả báo thân đoan chính. Những gì là mười?
Một là không sân hận, hai là bố thí quần áo, ba là yêu kính ông bà cha mẹ, bốn là tôn trọng bậc Hiền Thánh đạo đức, năm là thường tô của hộp trang sức tháp thờ Phật và chùa chiền, sáu là quét dọn sạch sẽ nhà cửa tăng đường, bảy là san bằng đất trong Tăng già lam, tám là quét rửa tháp Phật, chín là thấy người xấu xí chẳng sinh lòng khinh chê mà lại khởi tâm cung kính, mười là thấy người sắc đẹp liền biết nguyên nhân quá khứ đã gieo trồng phước đức nên hôm nay kết quả sắc đẹp. Do mười nghiệp ấy nên được quả báo sắc đẹp.
Lại nữa, có mười nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo uy thế yếu. Những gì là mười?
Một là sinh khởi tâm tật đó, hai là thấy người khác được lợi thì mình sinh tâm phiền não, ba là thấy người kia bất lợi thì mình sinh tâm hoan hỷ, bốn là thấy người khác được danh dự tốt thì ganh ghét, năm là nếu thấy nước khác mất danh dự thì tâm sinh rất vui vẻ, sáu là thối thất tâm Bồ đề và phá huỷ hình tượng Phật, bảy là đối với cha mẹ của mình và Hiền Thánh không có tâm hầu hạ cung kính, tám là chỉ khuyên người tu tập nghiệp uy thế yếu, chín là làm chướng sự nghiệp của bậc tu hành có đạo cao đức trọng, mười là thấy người uy thế yếu sinh tâm khinh chê. Do mười nghiệp trên khiến chúng sinh bị quả báo ít uy thế.
Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được uy thế mạng. Những gì là mười?
Một là đối với chúng sinh tâm không tật đố, hai là thấy người khác được lợi tâm sinh vui mừng, ba là thấy người khác mất lợi tâm khởi thương xót, bốn là thấy người khác được khen tốt tâm sinh vui mừng, năm là thấy người mất tiếng khen tốt thì khuyên nhủ chớ ôm lòng buồn phiền, sáu là phát tâm Bồ đề tạo hình tượng Phật, bảy là đối với cha mẹ mình và Hiền Thánh cung kính phụng thờ, tám là khuyên người xả bỏ nghiệp uy thế yếu, chín là khuyên người tu hành hạnh đại uy đức, mười là thấy người không uy đức chẳng sinh lòng khinh chê. Do mười nghiệp trên được quả báo uy thế lớn.
Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo dòng họ thấp hèn. Những gì là mười?
Một là chẳng biết kính cha, hai là chẳng biết kính mẹ, ba là chẳng biết kính Sa môn, bốn là chẳng biết kính Bà la môn, năm là đối với các bậc thầy bạn lớn tuổi chẳng quý kính, sáu là đối với các bậc sư trưởng chẳng phụng thờ cúng dường, bảy là thấy các bậc lớn tuổi chẳng đón tiếp mời ngồi, tám là đối với những lời dạy bảo của cha mẹ chẳng vâng theo, chín là đối với những lời dạy của các bậc Hiền Thánh cũng chẳng thọ giáo, mười là khinh miệt dòng họ thấp hèn. Do mười nghiệp trên bị quả báo sinh trong dòng họ thấp hèn.
Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo dòng họ cao thượng. Những gì là mười?
Một là khéo biết kính cha, hai là khéo biết kính mẹ, ba là khéo biết kính Sa môn, bốn là khéo biết kính Bà la môn, năm là cung kính và giúp đỡ các bậc tôn trưởng, sáu là phụng thờ Sư trưởng, bảy là gặp các bậc tôn trưởng tiếp đón mời ngồi, tám là tôn kính vâng theo những lời dạy bảo của cha mẹ, chín là đối với những lời dạy bảo của Hiền Thánh tôn kính thọ giáo, mười là chẳng khinh bỉ dòng họ thấp hèn. Do mười nghiệp ấy được quả báo dòng họ cao thượng.
Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo tài sản ít. Những gì là mười?
Một là tự làm việc trộm cướp, hai là khuyên người khác trộm cướp, ba là khen ngợi việc trộm cướp, bốn là thấy trộm cướp tâm sinh vui mừng, năm là đối với của cải của cha mẹ lại cắt giảm, sáu là đối với tài sản của bậc Thánh thì chiếm đoạt, bảy là thấy người khác được lợi tâm không hoan hỷ, tám là làm chướng ngại người khác được lợi, chín là thấy người khác bố thí không sinh tâm tuỳ hỷ, mười là thấy đời đói thiếu tâm không thương xót mà lại còn khởi tâm vui mừng. Do mười nghiệp trên bị quả báo tài sản ít.
Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo tài sản nhiều. Những gì là mười?
Một là xa lìa việc trộm cướp, hai là khuyên người khác không trộm cướp, ba là khen ngợi việc chẳng trộm cướp, bốn là thấy người khác chẳng trộm cướp tâm sinh vui mừng, năm là thường cúng dường những tài vật cần nuôi sống cha mẹ, sáu là đối với những bậc Hiền Thánh tôn trưởng thường cung cấp cho những vật cần thiết, bảy là thấy người được lợi tâm sinh vui mừng, tám là thấy người cầu lợi thì tạo phương tiện giúp đỡ, chín là thấy người bố thí tâm sinh vui mừng, mười là thấy đời đói rét khởi tâm thương xót. Do mười nghiệp trên nên khiến chúng sinh được quả báo tài sản nhiều.
Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo trí tà kiến. Những gì là mười?
Một là chẳng có tâm thưa hỏi các bậc Sa môn đại đức trí tuệ, hai là diễn giảng pháp ác, ba là chẳng hay thọ trì tu tập chính pháp, bốn là khen ngợi pháp tà kiến, năm là đối với Phật pháp lẫn tiếc chẳng nói cho người biết, sáu là thân cận người trí tà kiến, bảy là xa lìa bậc Thánh trí, tám là khen ngợi pháp hành tà kiến, chín là xả bỏ chính kiến, mười là nếu thấy người ác ngu si khinh chê huỷ báng. Do mười nghiệp trên nên khiến chúng sinh bị quả báo trì tà kiến.
Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo trí chơn chính. Những gì là mười?
Một là khéo hay thưa hỏi Sa Môn thông minh trí tuệ, hai là diễn thuyết thiện pháp, ba là nghe rồi giữ gìn và truyền bá rộng rãi, bốn là thấy pháp chơn chính thì khen ngợi, năm là thích thuyết pháp chơn chính, sáu là gần gũi người trí tuệ, bảy là thâu thập giữ gìn chính pháp, tám là tinh tấn tu tập nghe nhiều, chín là xa lìa người ác tà kiến, mười là thấy người ác ngu si chẳng sinh tâm khinh chê. Do mười nghiệp trên nên khiến chúng sinh được quả báo trí tuệ chơn chính.
Lại nữa, có mười nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo đoạ địa ngục. Những gì là mười?
Một là thân làm việc cực ác, hai là miệng nói lời cực ác, ba là ý nghĩ điều cực ác, bốn là khởi chấp đoạn kiến (không tin nhân quả, không có kiếp sau…), năm là khởi chấp thường kiến (không tin nhân quả, chúng sinh trước sau không thay đổi… chấp thường hằng) sáu là khởi cái thấy không có nguyên nhân, bảy là khởi cái thấy không có người làm, tám là khởi cái thấy không thấy, chín là khởi kiến chấp một bên, mười là chẳng biến báo ân. Do mười nghiệp trên bị quả báo đọa địa ngục.
Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo súc sinh. Những gì là mười?
Một là thân làm điều ác bậc trung, hai là miệng nói điều ác bậc trung, ba là ý nghĩa nghiệp ác bậc trung, bốn là từ phiền não tham lam khởi ác nghiệp, năm là từ phiền não sân hận khởi ác nghiệp, sáu là từ phiền não si mê khởi ác nghiệp, bảy là chửi mắng chúng sinh, tám là não hại chúng sinh, chín là bố thí vật không thanh tịnh (dâm nữ, thuốc độc, vũ khí giết người…), mười là phạm giới tà dâm. Do mười nghiệp trên khiến chúng sinh bị quả báo súc sinh.
Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo ngạ quỷ. Những gì là mười?
Một là thân làm nghiệp ác nhẹ, hai là miệng nói nghiệp ác nhẹ, ba là ý nghĩa nghiệp ác nhẹ, bốn là khởi nhiều lòng tham, năm là khởi tham việc ác, sáu là tật đố, bảy là tà kiến, tám là keo kiệt luyến tiếc tài sản ngay đó liền chết, chín là do bệnh khổ đói khát mà chết, mười là bức não khô khát mà chết. Do mười nghiệp trên bị quả báo ngạ quỷ.
Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo A – tu – la. Những gì là mười?
Một là thân làm nghiệp ác nhẹ, hai là miệng nói điều ác nhẹ, ba là ý nghĩ điều ác nhẹ, bốn là kiêu mạn, năm là ngã mạn, sáu là tăng thượng mạn, bảy là đại ngã mạn (chấp có cái ta và những vật sở hữu của ta mà sinh lòng kiêu mạn), tám là tà mạn (mình không có đạo đức mà cho là mình có đạo đức), chín là mạn quá mạn (mình không bằng người mà lại cho mình hơn người), mười là hồi hướng các việc lành để được sinh về cõi A – tu – la. Do mười nghiệp trên nên khiến chúng sinh bị quả báo A – tu – la.
Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo làm người. Những gì là mười?
Một là chẳng sát sinh, hai là chẳng trộm cướp, ba là chẳng tà dâm bốn là chẳng vọng ngữ, năm là chẳng nói lời thêu dệt, sáu là chẳng nói lời đòn xóc hai đầu, bảy là chẳng nói lời ác, tám là chẳng tham, chín là chẳng sân, mười là chẳng tà kiến, đối với mười thiện nghiệp thiếu khuyết chẳng giữ được hoàn toàn tốt. Do mười nghiệp trên nên khiến chúng sinh được quả báo sinh vào loài người.
Lại nữa, có mười nghiệp khiến chúng sinh được quả báo trời Dục Giới, đó là đầy đủ những điều thắng diệu để tu hành tăng tiến mười nghiệp thiện.
Lại nữa, có mười nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo trời Sắc Giới, chỗ gọi là tu hành còn rơi rớt mười nghiệp cùng các bậc thiền định tương ưng.
Lại có bốn nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo trời Vô Sắc Giới:
Một là vượt qua tất cả tưởng về sắc giới, diệt những cái có đối với tưởng v.v… vào định không vô biên xứ. Hai là vượt qua tất cả không xứ định, thức xứ định. Ba là vượt qua tất cả thức xứ định vào vô sở hữu xứ định. Bốn là vượt qua vô sở hữu xứ định vào phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Do bốn nghiệp trên được quả báo Trời vô sắc giới.
Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh quyết định thọ quả báo.
Nếu người ở chỗ Phật Pháp Tăng và người trì giới dùng tâm tăng thượng sâu dày (rất quý kính) mà bố thí. Do nghiệp thiện này phát nguyện hồi hướng tức được vãng sinh vào cõi lành. Đó gọi là quyết định có quả báo.
Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh không quyết định có thọ quả báo.
Nếu nghiệp chẳng phải là tâm dũng mãnh tăng thượng (chí thành chí thiết), làm rồi chẳng tu tập thêm, lại chẳng phát nguyện hồi hướng thọ sinh. Đó gọi là không nhất định có được quả báo.
Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo sinh vào vùng biên địa hạ tiện (vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa).
Do nguyện như thế nên sinh vào vùng biên địa hạ tiện, thọ quả báo hoặc tốt hoặc xấu.
Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo sinh ở giữa thủ đô, thành phố.
Nếu người kia lúc tạo nghiệp, nơi Phật Pháp Tăng thanh tịnh trì giới, bên cạnh người và đại chúng khởi tâm bố thí không luyến tiếc và siêng năng. Do thiện căn này, quyết định phát nguyện cầu sinh trung quốc (giữa đất nước) lại được gặp Phật và nghe chính Pháp, được nơi quả báo thanh tịnh thượng diệu.
Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh phải chịu tuổi thọ đầy đủ ở địa ngục.
Ví như có chúng sinh tạo nghiệp địa ngục rồi, không có tâm hổ thẹn mà chẳng lìa chán, không sợ sệt, ngược lại sinh tâm hoan hỷ, chẳng sám hối mà tạo thêm ác nghiệp chồng chất nhiều lớp, như Đề Bà Đạt Đa… Do nghiệp đó nên phải chịu đầy đủ tuổi thọ ở địa ngục.
Lại nữa, có nghiệp khiến chúng sinh đọa vào địa ngục chỉ chịu phân nửa số tuổi thọ rồi chết yểu, chẳng sống đầy đủ tuổi thọ trong địa ngục.
Ví như có chúng sinh tạo nghiệp địa ngục, tích luỹ thành rồi, sau đó sinh tâm sợ hổ thẹn, xa lìa, sám hối, từ bỏ, chẳng có tâm tạo thêm. Do nghiệp trên nên đọa nơi địa ngục, sau đó hối hận nên chỉ thọ phân nửa số tuổi nơi địa ngục rồi chết yểu, chẳng sống hết tuổi thọ ở địa ngục như vua A Xà Thế giết cha rồi sau đó ăn năn sám hối… bị tội tạm vào địa ngục liền được thoát ra.
Ngay đó Đức Thế Tôn nói kệ rằng:
“Nếu người tạo trọng tội,
Làm xong rất ăn năn,
Sám hối chẳng tái phạm,
Hay trừ căn bản nghiệp”.
Lại có nghiệp tập mà chẳng làm.
Ví như có chúng sinh tự chẳng tạo nghiệp, do tâm ác nên khuyên người làm ác. Đó gọi là tập mà chẳng làm.
Lại có nghiệp cũng làm cũng tập.
Ví như có chúng sinh tạo các nghiệp ác rồi tâm không sửa đổi mà lại luôn luôn tạo thêm mà còn dụ dẫn người khác cùng tạo. Đó là cũng làm cũng huân tập.
Lại có nghiệp chẳng làm chẳng tập.
Ví như có chúng sinh tự chẳng tạo nghiệp cũng chẳng dạy người không ghi nhớ nghiệp v.v… Đó gọi là chẳng làm chẳng tập.
Lại có nghiệp ban đầu vui sau khổ.
Ví như có chúng sinh được người khuyên hoan hỷ thực hành bố trí, tâm bố thí không keo kiệt, nhưng sau lại hối hận. Do nhân duyên đó sinh ở loài người, trước tuy giàu vui, sau lại nghèo khổ.
Lại có nghiệp ban đầu khổ sau vui.
Ví như có chúng sinh được người khuyên bảo cố gắng bố thí chút ít, bố thí rồi tâm hoan hỷ không hối tiếc. Do nhân duyên đó, sinh ra ở nhân gian ban đầu nghèo khổ, sau lại giàu vui. Đó gọi là ban đầu khổ sau vui.
Lại có nghiệp ban đầu khổ sau khổ.
Ví như có chúng sinh xa lìa thiện tri thức, không khuyên bảo người bố thí, cho đến chẳng hay thực hành một chút bố thí. Do nhân duyên ấy, sinh ở nhân gian ban đầu thời nghèo khổ, sau cũng nghèo khổ.
Lại có nghiệp ban đầu vui sau vui.
Ví như có chúng sinh gần thiện tri thức khuyên dạy thực hành bố thí liền sinh hoan hỷ, mãi tu hạnh bố thí. Do nhân duyên đó, sinh ở nhân gian ban đầu giàu vui, sau cũng giàu vui.
Lại có nghiệp nghèo mà vui thích bố thí.
Ví như có chúng sinh trước từng làm việc bố thí mà chẳng gặp phước điền (Phật, Pháp, Tăng), sau đó lưu chuyển trong sinh tử, sinh vào loài người, do chẳng gặp phước điền nên quả báo nhỏ hẹp, hoặc được hoặc mất, do xưa kia từng tập bố thí nên tuy ở nơi nghèo cùng mà thích thực hành bố thí.
Lại có nghiệp giàu mà tham lam, bỏn xẻn.
Ví như có chúng sinh chưa từng bố thí, gặp thiện tri thức tạm thực hành một lần bố thí vào được phước điền tốt, do phước điền thù thắng nên tài sản đầy đủ, trước chẳng từng tập nên tuy giàu mà xan tham.
Lại có nghiệp giàu mà hay bố thí.
Ví như có chúng sinh gặp thiện tri thức, phần nhiều tu hạnh bố thí, lại gặp phước điền tốt. Do nhân duyên đó, giàu to nhiều của cải mà thích thực hành bố thí.
Lại có nghiệp nghèo mà tham lam, bỏn xẻn.
Ví như có chúng sinh xa lìa tri thức, không khuyên dạy người mà chính mình cũng chẳng thực hành bố thí. Do nhân duyên đó, sinh nơi bần cùng mà lại tham lam, bỏn xẻn.
Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh được thân vui mà tâm chẳng vui, như phàm phu mà có phước.
Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh được tâm vui mà thân chẳng vui, như La Hán vô phước.
Lại có nghiệp khiến chúng sinh được thân tâm đều vui, như La Hán đầy đủ phước báo.
Lại có nghiệp khiến chúng sinh thân tâm đều chẳng vui như phàm phu vô phước.
Lại có nghiệp khiến chúng sinh mạng sống hết mà nghiệp chẳng hết.
Ví như có chúng sinh từ địa ngục chết rồi trở lại sinh vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, cho đến Trời, người, A – tu – la… cũng lại như thế. Đó gọi là mạng sống hết mà nghiệp chẳng hết.
Lại có nghiệp khiến chúng sinh nghiệp hết mà mạng sống không hết.
Ví như có chúng sinh vui hết thì thọ khổ, khổ hết thì thọ vui… Đó gọi là nghiệp hết mà mạng sống không hết.
Lại có nghiệp khiến chúng sinh nghiệp và mạng sống đều chẳng hết.
Ví như có chúng sinh từ địa ngục chết rồi sinh vào loài súc sinh và đến ngạ quỷ, cho đến Trời người, A – tu – la… Đó gọi là nghiệp và mạng đều chẳng hết.
Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh nghiệp và mạng sống đều hết.
Ví như có chúng sinh hết các phiền não, nghĩa là các bậc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-la- hán v.v… Đó gọi là nghiệp và mạng sống đều hết.
Lại có nghiệp hay khiến chúng sinh, tuy sinh vào đường ác mà hình dung đẹp lạ, mày mắt đoan trang, da dẻ tươi sáng, được mọi người thích nhìn.
Ví như có chúng sinh do phiền não khởi dục phá giới (người đã thọ giới tu tập thanh tịnh nhưng do nhân duyên không làm chủ được mà phạm giới). Do nhân duyên ấy, tuy sinh vào đường ác mà thân thể tươi sáng, sắc lông đẹp mịn, da dẻ tươi thuận, được mọi người thích nhìn.
Lại có nghiệp khiến chúng sinh, sinh nơi đường ác mà hình dung xấu xí, da thân xù xì, người chẳng thích nhìn.
Ví như có chúng sinh từ phiền não si mê khởi phá giới (người thọ giới mà si mê phạm giới). Do nhân duyên ấy, sinh vào đường ác, hình dung xấu xí, người chẳng thích nhìn.
Lại có nghiệp khiến chúng sinh, đọa vào đường ác, bị thân miệng hôi thối, các căn tàn khuyết.
Ví như có chúng sinh, từ si phiền não khởi phá giới, do nhân duyên ấy, sinh vào đường ác, bị thân miệng hôi thối.
Lại có mười nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo xấu bên ngoài. Những gì là mười?
Ví như có chúng sinh nơi mười điều ác nghiệp, phần nhiều thực hành nên chiêu cảm đến các vật dụng bên ngoài thảy thẳng đầy đủ:
Một là người kia hành sát sinh nên khiến quả báo bên ngoài như quả đất có vị mặn, cây thuốc yếu ớt. Hai là do nghiệp trộm cắp nên chiêu cảm đến thời tiết xấu, như sương muối mưa đá, sinh nhiều sâu bọ, châu chấu… khiến đời đói rét. Ba là do nghiệp tà dâm nên chiêu cảm đến vật bên ngoài sinh ra thảy đều hôi nhơ. Năm là nghiệp lưỡng thiệt (đòn xóc hai đầu) chiêu cảm bề mặt quả đất cao thấp chẳng bằng, có nhiều núi đồi, gò ụ, gốc cây, hầm hô. Sáu là nghiệp ác khẩu nên chiêu cảm quả báo bên ngoài như có nhiều ngói, đá, cát, sỏi thô xấu, ác vật chẳng thể tiếp cận. Bảy là nói lời thêu dệt nên chiêu cảm sinh quả báo bên ngoài như có nhiều cây cỏ dày đặc, cành nhỏ nhiều gai. Tám là do nghiệp tham nên chiêu cảm quả báo bên ngoài khiến hạt giống lúa nhỏ lép. Chín là do nghiệp sân nên chiêu cảm quả báo bên ngoài khiến quả cây to sinh ra xấu nhám. Mười là do nghiệp tà kiến nên chiêu cảm sinh quả báo bên ngoài là mầm chồi yếu ớt, thu hoạch quả ít tươi. Do mười nghiệp trên nên bị quả báo ác bên ngoài.
Lại có mười nghiệp được quả báo thù thắng bên ngoài, trái với mười điều ác ở trên sẽ biết.
Ví như có chúng sinh cung kính, lễ bái tháp miếu thờ Phật, được mười thứ công đức. Những gì là mười?
Một là người ấy được sắc đẹp và giọng nói thanh tao; hai là những lời nói ra đều được mọi người tin theo; ba là ở giữa đại chúng không sợ sệt; bốn là Trời người thế gian yêu mến giúp đỡ; năm là đầy đủ uy thế; sáu là chúng sinh uy thế đều đến gần gũi để giúp đỡ; bảy là thường được gần gũi chư Phật, Bồ Tát; tám là đầy đủ đại phước báo; chín là mạng chung sinh cõi Trời; mười là mau chứng Niết Bàn. Đó gọi là lễ bái tháp miếu thờ chư Phật được mười thứ công đức.
Ví như có chúng sinh cúng thí lọng báu được mười thứ công đức. Những gì là mười?
Một là người đó ở đời giống như ô dù che chở cho chúng sinh; hai là thân tâm an ổn lìa các nhiệt não; ba là tất cả thế gian kính trọng chẳng giám khinh khi. Bốn là có đại uy thế; năm là thường được gần gũi chư Phật, Bồ Tất, bậc đại uy đức để làm quyến thực; sáu là thường làm Chuyển Luân Thánh Vương; bảy là khuyên dạy người, thường là gương mẫu dẫn đầu tu tập thiện nghiệp; tám là đầy đủ phước báo lớn; chín là mạng chung sinh cõi Trời; mười là mau chứng Niết Bàn. Đó gọi là cúng thí lọng che được mười thứ công đức.
Ví như có chúng sinh cúng thí phướn lụa được mười thứ công đức. Những gì là mười?
Một là người đó ở đời giống như ngôi báu quốc vương, rất nhiều bạn bè thân thuộc tri thức cung kính cúng dường; hai là giàu có tự tại đầy đủ của báu lớn; ba là danh thơm truyền rộng khắp nơi; bốn là hình mạo đoan trang, tuổi thọ lâu dài; năm là dù ở đâu cũng giữ vững hạnh bố thí; sáu là tên tuổi nổi tiếng; bảy là có đại uy đức; tám là sinh vào dòng họ cao quy; chín là thân hoại mạng chung sinh lên cõi Trời. Mười là mau chứng Niết Bàn. Đó gọi là phụng cúng phan lụa được mười thứ công đức.
Ví như có chúng sinh cúng thí chuông linh được mười thứ công đức. Những gì là mười?
Một là người đó được âm thanh Phạm thiên; hai là có danh tiếng lớn; ba là tự biết túc mạng; bốn là có nói ra điều gì mọi người đều tin theo; năm là thường có lọng báu để tự trang nghiêm; sáu là có vòng ngọc báu để làm trang sức; bảy là dáng mặt đoan nghiêm, người thấy liền hoan hỷ; tám là đầy đủ đại phước báo; chín là mạng chung sinh cõi Trời; mười là mau chứng quả Niết Bàn. Đó gọi là cúng thí chuông linh được mười thứ công đức.
Ví như có chúng sinh phụng cúng y phục được mười thứ công đức. Những gì là mười?
Một là người ấy mày mặt đoan trang; hai là da dẻ trơn láng; ba là bụi nhơ không dính; bốn là sinh ra liền đầy đủ quần áo thượng diệu; năm là giường nệm quý tốt che chở thân mình; sáu là đầy đủ y phục có lòng hổ thẹn; bảy là người thấy đều yêu kính; tám là đầy đủ của báu lớn; chín là mạng hết được sinh cõi Trời; mười là mau chứng niết Bàn. Đó gọi là cúng thí quần áo được mười thứ công đức.
Ví như có chúng sinh cúng thí chén bát được mười thứ công đức. Những gì là mười?
Một là người ấy ở đời ví như những bậc rộng độ lượng; hai là được thiện pháp thấm nhuần; ba là lìa tâm khát ái; bốn là nếu khát nhớ nước thì dòng suối tự vọt ra; năm là trọn chẳng sinh vào đường ngạ quỷ; sáu là được đồ dùng cõi Trời vi diệu; bảy là xa lìa bạn ác; tám là đủ đại phước báo; chín là mạng chung sinh cõi Trời; mười là mau chứng Niết Bàn. Đó gọi là cúng thí chén bát được mười thứ công đức.
Ví như có chúng sinh cúng thí cơm ăn nước uống được mười thứ công đức. Những gì là mười?
Một là người ấy được sống âu như cõi Trời; hai là được sắc đẹp; ba là được sức mạnh; bốn là tâm an ổn và được vô ngại biện tài; năm là được không sợ sệt; sáu là không tâm lười nhác, được mọi người kính ngưỡng. Bảy là mọi người yêu thương. Tám là đủ phước báu lớn; chín là mạng chung sinh cõi Trời; mười là mau chứng Niết Bàn. Đó là cúng thí cơm ăn nước uống được mười thứ công đức.
Ví như có chúng sinh cúng thí giày dép được mười thứ công đức. Những gì là mười?
Một là đầy đủ phương tiện đi lại tốt đẹp; hai là dưới chân bằng phẳng an ổn; ba là gót chân mềm mại; bốn là bước xa nhẹ khoẻ; năm là thân không mệt mỏi; sáu là những chỗ đi đến chẳng bị chông gai, ngói gạch làm tổn hại thân; bảy là được sức thần thông; tám là đủ các vật nhu yếu phẩm; chín là mạng chung sinh cõi trời; mười là mau chứng Niết Bàn. Đó gọi là cúng thí giày dép được mười thứ công đức.
Ví như có chúng sinh cúng thí hương hoa được mười thứ công đức. Những gì là mười?
Một là người ấy ở đời sạch như hoa; hai là thân không hôi nhơ; ba là mùi thơm phước báo, mùi thơm giữ giới bay khắp mọi nơi; bốn là tuỳ theo những chỗ sinh ra, căn mũi không hư hoại; năm là vượt hơn thế gian được mọi người quy ngưỡng; sáu là thân thường thơm sạch; bảy là yêu thích thọ trì đọc tụng chính Pháp; tám là đầy đủ phước báo; chín là mạng chung sinh cõi trời; mười là mau chứng Niết Bàn. Đó gọi là cúng thí hương hoa được mười thứ công đức.
Ví như có chúng sinh cúng thí đèn sáng được mười thứ công đức. Những gì là mười?
Một là chiếu sáng thế gian như đèn; hai là tuỳ chỗ sinh ra mắt thịt chẳng bị hư hoại; ba là sống trong loài người được mắt cõi Trời; bốn là đối với các pháp thiện ác có trí tuệ sáng suốt; năm là tuỳ theo chỗ ở diệt trừ bóng tối; sáu là được trí tuệ sáng suốt; bảy là lưu chuyển thế gian thường chẳng vào chỗ hắc ám; tám là đầy đủ phước báo; chín là mạng chung sinh cõi Trời; mười là mau chứng Niết Bàn. Đó gọi là cúng thí đèn sáng được mười thứ công đức.
Ví như có chúng sinh cung kính chắp tay được mười thứ công đức. Những gì là mười?
Một là được phước báo thù thắng; hai là sinh vào dòng họ cao quý; ba là được thân sắc tươi đẹp; bốn là được giọng nói thắng diệu; năm là được lọng che thắng diệu; sáu là được biện tài vô ngại; bảy là được lòng tin thắng diệu; tám là được giới thắng diệu; chín là được nghe nhiều thắng diệu; mười là được trí tuệ thắng diệu. Đó gọi là cung kính chắp tay được mười thứ công đức.
Thế Tôn nói pháp này rồi, trưởng giả Thủ Ca ở chỗ Như Lai được lòng tin trong sạch. Bấy giờ Thủ Ca đầu mặt lễ Phật nói lời thế này: “Con nay thỉnh Phật qua thành Xá Bà Đề đến nhà trưởng giả Lực Đề là cha của con, nguyện khiến cho cha của con và tất cả chúng sinh ngày đêm được an lạc”.
Bấy giờ Thế Tôn vì lợi ích chúng sinh nên im lặng nhận lời thỉnh cầu. Thủ Ca nghe Phật nói rồi tâm rất vui mừng đảnh lễ xong lui ra.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Hôm nay là gần tròn 4 năm con học Phật. Gần tròn 3 năm con theo Quán Thế Âm Bồ Tát và phát nguyện trước ngài. Trước kia thầy Gia Hữu dặn con không được thối thất tâm ban đầu. Nay đạo tâm ngày càng kiên cố. Con xin phát lại lời nguyện:
Con rất thương mọi người nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, bần cùng, khốn khổ,… trước những hoàn cảnh đó con đã thương mà xót khóc rất nhiều, và tự hứa sẽ giúp họ ,vì lẽ đó con nguyện sẽ thật cố gắng cứu giúp tất cả chúng sanh có hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn, khốn khổ bần cùng, bất kể địa vị nào, bất kể ai, loài gì, bất kể tôn giáo , bất kể nơi nào trên thế giới này, chỉ cần con biết là con sẽ liền tìm cách để giúp đỡ mà liền được an vui dù họ có không yêu cầu giúp đỡ. Con đã nguyện sẽ làm, thật sẽ làm ,chắc chắn sẽ làm, tích thật nhiều công đức để sau này có thể vãng sanh về Tây Phương Cực lạc, hành đạo bồ tát, theo Bồ Tát Quán Thế Âm mà đi cứu độ hết thảy chúng sanh, thật thương chúng sanh như cha mẹ thương con, thuyết pháp, khuyên bảo chúng sanh như cha mẹ dạy con, cứu thoát độ khắp hết thảy chúng sanh như cha mẹ dẫn dắt các con mình. Biết là nguyện lớn so với sức tu tập nay còn chưa đủ nhưng đó thật là nguyện của con.
Xin Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ bi cùng mười phương Chư Phật và các chư vị đồng chứng minh, đời nay cho đến vị lai mãi về sau nguyện này nhất quyết không bao giờ thối chuyển.
Con xin kính ân thầy Gia Hữu cùng các vị.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật!
Xin cho con được hỏi ngoài lề 1 chút mẹ con lúc lập bàn thờ tổ tiên đã ghi tên mẹ con vào giấy rồi bỏ vào dưới đáy bên trong bát hương như vậy có sao không,chư vị nào có kinh nghiệm xin cho con chút góp ý,con kính cảm ơn chư vị nhiều!
A DI ĐÀ PHẬT
*Việc làm của mẹ bạn hoàn toàn không có ý nghĩa trong giáo pháp của Phật mà hoàn toàn mang ý nghĩa thế gian pháp. Trong đạo Phật hễ có tướng đều là không thật, không chân chánh, hư vọng. Việc mẹ bạn lập bát hương, cho tên mình xuống đáy bát hương cho thấy mẹ bạn chưa hiểu và chưa ý thức rõ việc thờ phụng tổ tiên.
Việc không ít người lập bàn thờ rồi mua ít hoa, trái, dâng cúng đồ mặn, thắp vài nén hương…cầu khấn, van vái đủ đường, nguyện mong tổ tiên “linh thiêng, gia hộ cho con cháu nhiều tài, nhiều lộc, vinh hoa phú quý…” là hoàn toàn trái nhân quả, bởi ngay cả Phật – đấng toàn giác còn không có khả năng đó, tổ tiên nào có thể làm được chuyện đó? Do vậy việc thờ cúng như vậy không chỉ khiến tổ tiên càng đoạ sâu hơn trong ba đường ác, ngay cả người thờ cúng cũng lãnh nhận hậu quả không kém.
*Tổ tiên của chúng ta phần lớn đều đang trôi lăn trong lục đạo và nhiều hơn cả là trong ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), vì thế trách nhiệm của con, cháu là làm sao phải phát tâm tu học theo đạo Phật chân chánh, hàng ngày tích công, luỹ đức, tạo các phước thiện (bố thí, ăn chay, phóng sanh, giữ giới) thì mới có cơ hội để hồi hướng, giúp cho tổ tiên giác ngộ mà được siêu sanh về cõi an lạc. Nếu chúng ta không làm được việc này mà lại mong muốn cho tổ tiên siêu thăng an lạc hay gia hộ cho con cháu những điều như TN đã đề cập=con cháu thực sự bất hiếu.
Hy vọng bạn có thể nhận ra điều sai quấy mà giúp mẹ sửa đổi vẫn chưa muộn.
TN
A Di Đà Phật! Cám ơn chư vị Thiện Nhân