Chư Phật Như Lai, Tổ Sư Ðại Ðức dạy chúng ta một câu “A Di Ðà Phật”, tất cả kinh luận, pháp môn không tiêu được nghiệp chướng, niệm Phật tiêu được nghiệp chướng. Nếu thật sự tin tưởng, tinh thần ý chí chúng ta tập trung vào một câu Phật hiệu, câu Phật hiệu này niệm niệm liên tục, vừa không có phiền não cũng không có tri kiến, thật là một câu Phật hiệu dẹp sạch vọng tưởng, chấp trước. Ðây là pháp môn tiêu nghiệp chướng không thể nghĩ bàn.
Tập hợp tất cả sức mạnh của kinh chú, sám hối đều không bằng một câu Phật hiệu này. Ðây là lời của Từ Vân Quán Ðảnh Pháp Sư – thời Càn Long, triều Thanh. Trong chú giải Quán Kinh Vô Lượng Thọ, Ngài nói với chúng ta: chúng sanh có nghiệp tội sâu nặng, sức mạnh kinh sám nào cũng không tiêu hết được; chỉ có duy nhất một câu “A Di Ðà Phật” này có thể tiêu trừ triệt để. Quán Ðảnh Ðại Sư nói ra câu này, rất không đơn giản. Nếu Ngài không phải là người tái lai thật sự, triệt để thấu hiểu công đức câu danh hiệu thì không thể nói ra câu này. Vì vậy chúng ta có nghiệp chướng, có nghiệp tội, thậm chí luôn luôn có ma quỷ đến quấy rối, dùng cách gì khắc phục? Lão thật niệm Phật.
Trong Kinh Hoa Nghiêm Phật nói: “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Như Lai trí huệ, đức tướng, đản dĩ vọng tưởng, chấp trước nhi bất năng chứng đắc” (tất cả chúng sanh đều có trí tuệ, đức tướng của Như Lai, nhưng do vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng đắc). Câu nói này chính là tìm ra nguồn gốc “nghiệp chướng”. “Nghiệp” là tạo tác, “chướng” là chướng ngại; chướng ngại đức năng tâm tánh vốn có của bản thân. “Vọng tưởng” phát triển thì trở thành “sở tri chướng” (trở ngại của tri thức), trở thành tri kiến; chính là ý nghĩ sai lầm, kiến giải sai lầm. “Chấp trước” phát triển thì trở thành “phiền não chướng” (trở ngại của phiền não), tham, sân, si, mạn, nghi thì trở thành chất độc. Hiện tượng nghiệp chướng tiêu trừ chính là tâm thanh tịnh. Không có phiền não nữa, không có vọng tưởng nữa thì nghiệp chướng tiêu trừ.
Trong lúc giảng kinh, tôi thường nói với quý vị, trước hết phải biết “nghiệp chướng” là gì. Nghiệp chướng là gì đều không biết rõ ràng, còn có thể tiêu trừ được sao? Giống như chúng ta phải bắt kẻ trộm, trước hết phải biết kẻ trộm mới không bắt lầm, mới bắt trúng được kẻ trộm. Kẻ trộm là ai, kẻ trộm ở đâu, không biết, không rõ, bạn đi đâu để bắt đây? Làm sao bạn bắt được nó? Ðây là việc không thể nào được. Thích Ca Mâu Ni Phật dạy chúng ta: “đản dĩ vọng tưởng, chấp trước nhi bất năng chứng đắc” (nhưng vì vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng đắc). Vì thế vọng tưởng, chấp trước chính là nghiệp chướng. Vọng tưởng, chấp trước ngày càng ít đi thì nghiệp chướng sẽ dần dần được tiêu trừ. Trí tuệ tăng trưởng, thân thể khỏe mạnh, tinh thần sung mãn, vui vẻ vô cùng, đấy là hiện tượng nghiệp chướng tiêu trừ.
Nghiệp là gì? Nghiệp là tạo tác. Khởi tâm động niệm chính là tạo nghiệp. Khởi tâm động niệm là ý nghiệp, ngôn ngữ trong miệng là khẩu nghiệp, động tác cơ thể là thân nghiệp. Ba nghiệp thân, khẩu, ý làm ác, làm ác thì chướng ngại tâm thanh tịnh. Nếu dùng đề kinh này để mà nói thì là chướng ngại “Vô Lượng Thọ”, chướng ngại “Trang Nghiêm”, chướng ngại “Thanh Tịnh, Bình Ðẳng, Giác”. Cả ngày từ sáng đến tối suy nghĩ đủ thứ, miệng nói chuyện phiếm, nghiệp chướng làm sao có thể tiêu trừ được?
Khẩu dễ tạo nghiệp nhất, cả ngày từ sáng đến tối đều đang tạo nghiệp. Tạo nghiệp rồi, mà tự mình không biết, đấy là mê hoặc điên đảo. Có câu “nói nhiều ắt dễ sai”, nên chư Tổ Sư Ðại Ðức xưa nay khuyên chúng ta: “Thiểu thuyết nhất cú thoại, đa niệm nhất cú Phật” (nói ít một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật). Câu nói này rất là có lý. Nếu không niệm Phật, lo nói chuyện phiếm là đã tạo nghiệp; lại nói chuyện thị phi nhân ngã, cái nghiệp này đáng sợ lắm. Quả báo của thị phi nhân ngã ở chỗ nào? Nếu như sự thật không phải như vậy, bạn chỉ nghe nói rồi đi nói lại, thì lỗi của vọng ngữ (tức là nói láo, nói lời lừa gạt người khác, nói không thành thật), lưỡng thiệt (tức là nói hai chiều, khiêu khích thị phi, nói lời thêm bớt, khiến cho hai người bất hòa với nhau) ắt đọa tam đồ.
Trong hai mươi bốn giờ đồng hồ, cả ngày từ sáng đến tối khởi tâm động niệm, trong tâm nhớ nghĩ A Di Ðà Phật, miệng niệm A Di Ðà Phật, thân lễ lạy A Di Ðà Phật, đấy gọi là tam nghiệp tu hành. Như vậy mới tiêu nghiệp chướng được. Pháp môn niệm Phật thù thắng đệ nhất, chính là trong tâm chỉ nhớ nghĩ A Di Ðà Phật, miệng chỉ niệm A Di Ðà Phật, thân chỉ lạy A Di Ðà Phật, tam nghiệp đều đặt ở A Di Ðà Phật, nghiệp chướng tự nhiên sẽ không xuất hiện, tội chướng cũng tiêu trừ. Trong tất cả các thiện, cái thiện nhất cũng không hơn nổi một câu hồng danh sáu chữ này. Tâm chúng ta dừng ở đây, miệng cũng dừng ở đây, thân cũng dừng ở đây; tam nghiệp thân, ngữ, ý đều có thể dừng ở sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Ðà Phật” thì thật sự chí thiện, quả báo có được cũng là chí thiện. Nên biết vọng tưởng, chấp trước chính là nghiệp chướng. Sau khi bạn đi hành hương xong, vọng tưởng có phải đều hết không? Nếu vọng tưởng thật sự hết rồi thì đó mới thật là tiêu nghiệp chướng. Nếu vọng niệm vẫn còn thì nghiệp chướng sẽ không được tiêu trừ. Tụng bảy ngày Lương Hoàng Sám còn có vọng tưởng không? Nếu vẫn còn suy nghĩ đủ thứ, thì nghiệp chướng của bạn cũng chưa được tiêu trừ. Quý vị phải biết rằng: tin thật sự, nguyện tha thiết, tịnh niệm liên tục, thì nghiệp chướng sẽ thật sự được tiêu trừ. Trong tâm từng câu “A Di Ðà Phật” tiếp nối nhau, vọng tưởng sẽ không sanh ra được.
Nghiệp chướng làm sao tiêu sạch? Vọng niệm ít rồi, Phật hiệu nhiều rồi; không niệm thì Phật hiệu cũng hiện tiền, tức là nghiệp chướng tiêu. Trong tâm luôn luôn có câu Phật hiệu chính là thiện căn phước đức hiện tiền. Vì vậy phải hiểu nghiệp chướng là gì, cách tiêu trừ như thế nào. “Tùng hữu niệm xảo nhập vô niệm” (từ hữu niệm khéo léo nhập vào vô niệm) phương pháp quả thật rất xảo diệu. Phật Pháp Ðại Thừa chắc chắn không chủ trương hối hận, hối hận một lần thì lại tạo nghiệp thêm một lần, lại hối hận một lần rồi lại tạo nghiệp thêm một lần nữa, như vậy làm sao được! Bạn cần gì lại đi tạo nghiệp, bạn tạo A Di Ðà Phật thì tốt biết bao. Niệm niệm nhớ nghĩ A Di Ðà Phật, niệm niệm làm A Di Ðà Phật, như vậy tốt. Tất cả nghiệp chướng đều trừ sạch, pháp môn này tuyệt diệu không cùng. Ðấy chính là niệm Phật diệt tội, niệm Phật tiêu tai nạn, niệm Phật là sám hối thật sự.
Trích từ sách Niệm Phật Thành Phật
Pháp sư Tịnh Không
Nam mô A-DI-ĐÀ phật
Em có một bận lòng nho nhỏ nhờ a Viên Trí hoan hỉ cho e ít ý kiến: em năm nay 25t rôì em đã có duyên để nghe được phật pháp,có duyên đễ tìm con đường giác ngộ.Và hiện tại em muốn quy y tam bảo nhưng e vẫn chưa tìm được một ngôi chùa nào để có thể an tâm tu đạo.A Viên Trí có thể giới thiêu cho em một ngôi chùa được không.Với lại em chưa giúp gì được cho bố mẹ nếu quy y như thế có bất hiếu ,có trái với lương tâm không à. Mong anh Viên Trí giúp đỡ em.Với sự nông cạn của em,nếu dùng từ không đúng chỗ nào mong a chỉ dẫn e luôn.
Nam mô A-DI-ĐÀ Phật
A Di Đà Phật,
Việc Quy Y Tam Bảo nếu bạn thật sự đã tìm hiểu kỹ rồi thì ko cần câu nệ phải “tìm được một ngôi chùa nào để có thể an tâm tu đạo”. Chẳng lẽ cả đời ko tìm được một ngôi chùa vừa ý mình thì ko thể an tâm tu đạo được hay sao? Tu theo Phật là chỉ cần chuyển được cái tâm giống tâm Phật, chứ chẳng có ngoài tâm mà cầu pháp mà được.
Bạn có thể chủ động tìm hiểu các Chùa gần khu mình ở và hỏi quý Thầy về các buổi lễ Quy Y. Khi duyên đủ thì tự nhiên việc Quy Y sẽ thành tựu.
Bạn nên tìm hiểu thêm về Tam Quy Y:
http://www.tangthuphathoc.net/phathoc/phathocphothong-1.4.htm
Bản thân mình thật sự Quy Y Tam Bảo cả về Sự lẫn Lý Tánh, trong ngoài tương ưng thì mình đích thị là con ngoan trò giỏi rồi, chân thật là một người con Hiếu đó bạn. Vì sao? Vì khi đó họ thật sự đã bước vào dòng Thánh, chẳng phải người phàm. Còn chúng ta ngày nay, nói lời chân thật chính là Danh Tự Quy Y, chưa Thật Quy Y Tam Bảo, mới chỉ trên hình thức có Quy Y Tam Bảo thôi, chứ thực chất thì chưa có xứng danh là đệ tử Phật, chỉ tạm gọi là Phật tử trên danh tự mà thôi.
Người thật Quy Y Tam Bảo phải làm được: Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm ko sát sanh, tu thập thiện nghiệp. Chí ít cũng làm được 4 điều này, sau đó mới thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới, ko phạm oai nghi.
Nói như vậy có phải là tự chúng ta đánh giá thấp chính mình ko? Không phải, mà là nhìn rõ đúng tình trạng tu học của chính mình mà bản thân phải tự nỗ lực cố gắng nhiều hơn, chớ sanh tâm vọng động mà tự cho mình có chút công phu, tự đắc, hơn người. Đây là người đáng thương vậy.
Chúc bạn sớm đủ duyên tìm được 1 ngôi Chùa để hoàn thành lễ thọ trì Tam Quy Ngũ Giới, đặt nền tảng cơ bản trên con đường học Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a-di-đà phật
cảm ơn anh tịnh thái đã cho em nhiều kinh nghiệm hay.cho em hỏi thêm nếu em xuất gia thì có cần gia đình đến nhà chùa để làm lễ gì không.
Nam mô a-di-đà phật
A Di Đà Phật,
Em muốn xuất gia trước phải có sự đồng ý của Cha Mẹ. Nếu Cha Mẹ ko đồng ý, hoặc ko hoan hỉ thì xem như chưa đủ duyên, vậy thì bạn phải nhẫn nại tu tập tinh tấn hơn mà tận hiếu với Cha Mẹ, đúng thời đúng lúc thì sự việc sẽ được như ý. Xuất gia là 1 đại sự, ko thể cưỡng cầu hay làm theo ý thích của cá nhân trong nhất thời. Người chân thật xuất gia không ai mà không Hiếu Thuận Cha Mẹ, không ai mà không đạt đến tiêu chuẩn Thập Thiện viên mãn. Bạn thử nhìn lại mình xem có làm được những điều trên chưa? Hơn thế nữa bạn đã tìm hiểu thật kỹ về ý nghĩa Xuất Gia để làm gì không? Tại sao mình lại chọn đời sống của 1 người tu sĩ? Xuất gia để làm gì?
Chẳng thể nhất thời nôn nóng mà vội vàng xuất gia, nhất định phải biết chờ đợi thời tiết nhân duyên đầy đủ mới có thể thành tựu được đại sự này được.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a-di-đà phật
cảm ơn anh tịnh thái đã trả lời ngày 13/2 của em.cho em hỏi thêm nếu như em xin đi xuất gia,nếu bố mẹ em không cho thì có nghĩa em cũng không thể xuât gia đc không ạ,đầu óc em ngu si không biết làm gì giữa cõi ta bà này nữa.mong anh tịnh thái cho em ý kiến ạ,
Nam mô a-di_đà phật
Em nên thực tiễn Phật pháp ngay chính trong gia đình của mình: Trên Kính Dưới Hòa, Nhẫn được điều người khác khó nhẫn được, làm được những việc người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc, giúp đỡ thành tựu cho người làm các việc thiện. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình, lúc rảnh rỗi đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi đứng nằm ngồi ăn mặc từ sáng đến tối, từ tối đến sáng chỉ niệm Phật hiệu ko để gián đoạn, hoặc niệm nho nhỏ hoặc niệm thầm. Ngoài việc niệm Phật đừng dấy khởi 1 niệm nào khác, nếu khởi vọng niệm phải tức thời bỏ ngay, thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối, nếu đã tu trì phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự khoe khoang, khoa trương. Chỉ nên chăm sóc việc nhà mình, đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên chăm sóc việc nhà mình, đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp, đừng để mắt tới những hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy xem mọi người như Bồ Tát mà ta chỉ là kẻ phàm phu. Nếu quả có thể tu hành được như vậy thì nhất định được vãng sanh về Cực Lạc thế giới.
(Trích lời khai thị của Ấn Quang Đại Sư).
Tất cả chúng ta nên y giáo phụng hành.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Trí Mai xin hỏi các vị đồng tu: Niệm Phật vào chỗ ô uế có bị tội ko?
A Di Đà Phật.
Nếu Trí Mai vào những chỗ bất tịnh hoặc lúc thay y phục, tâm vẫn phải niệm Phật không nên ngưng nghỉ. Niệm Phật thầm thì không mang tội bất kính ở những trường hợp như vậy.
A Di Đà Phật.
A di đà phật! Tịnh Thái xin cho em hỏi: e đi xem quẻ có thầy nói họ nhà chồng e nghiệp nặng 4 đời nên e không thể có con trai nối dõi, nếu có cũng không được hưởng, một là chọn con mất chồng hoặc chọn chồng mất con. E rất hoang mang, xin cho e lời khuyên và e xin hỏi e muốn lên chùa hóa giải nghiệp chướng có hóa giải được không ạ? Rất mong nhận được hồi âm ạ.
A Di Đà Phật,
Em nên xem thêm cuốn “Làm Chủ Vận Mệnh”, Viên Liễu Phàm trong mạng cũng ko có con trai nối dõi, số chết yểu nhưng ông đã chuyển được vận mạng, sau này ông có con trai, công danh và tuổi thọ.
Em nên xem kỹ cuốn sách này thì sẽ được nhiều lợi ích lắm:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
Trong sách có đầy đủ chi tiết các phương pháp hóa giải nghiệp chướng. Sau khi xem xong mà đã tường tận rồi thì sau này em sẽ ko còn đi xem quẻ nữa…vì mạng do chính mình tạo, phước do chính mình tìm.
A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
Con xin hỏi : mỗi khi con niệm Phật vọng tưởng kéo đến làm con không tập trung được, con có suy nghĩ ô uế xằng bậy về Đức Phật. Càng niệm vọng tưởng càng trỗi dậy mạnh hơn. Nghiệp chướng con quá nặng nên con không thể tiêu trừ được vọng tưởng. Xin quý thầy hoan hỉ chỉ dạy cho con làm sao bớt dần vọng tưởng!
Con xin chân thành cám ơn quý thầy!
A Di Đà Phật,
Thật ra không phải chỉ riêng mình bạn bị như vậy. Trước đây Tịnh Thái cũng bị như vậy, khi đọc Kinh, niệm Phật hay lạy Phật thì tự nhiên trong tâm các suy nghĩ bậy bạ, tục tĩu hiện ra. Nhưng may mắn là do được nghe pháp HT. Tịnh Không và Ngài Đại Sư Ấn Quang nên cũng ko lấy đó làm kinh sợ, hay hoang mang.
Nguyên nhân là do mình dụng công niệm Phật thì câu A Di Đà Phật phát huy tác dụng là rửa sạch các nghiệp bất thiện vốn đã tích lũy trong tâm mình từ vô lượng kiếp. Cái tâm mình giống như cái thùng rỗng, lâu ngày chứa rác dơ quá chừng thì khi mình dùng bàn chải (là câu A Di Đà Phật) mình cọ rửa cái thùng thì tay mình sẽ tiếp xúc đến mấy chỗ dơ đó.
Đây là tín hiệu tốt 😀 không nên lấy đó làm sợ hãi hay hoang mang. Vì nếu ko nhờ niệm A Di Đà Phật thì mình ko thể làm sạch cái tâm dơ đó. Là việc tốt 🙂
Nguyên tắc là mình cứ lờ đi, ban đầu nhiều khi mình khó chịu phải bịt mũi để chùi cái thùng tâm bị dơ này nhưng mình cứ lờ đi, cứ tập trung vào câu A Di Đà Phật. Hễ cái ý niệm dơ dáy bất thiện nó lại nổi lên thì “Tốt 🙂 Ta lại nhiếp tâm niệm A Di Đà Phật 🙂 “. Để dễ nhiếp tâm vào câu Phật hiệu thì bạn nên niệm 10 câu 1 lần, hết 10 câu lại niệm tiếp 10 câu khác, cứ như vậy xoay vòng, mặc kệ cái niệm dơ dáy kia, đừng chú ý đến nó. Niệm một hồi thì tự nhiên vị khách ko mời mà đến kia sẽ ra đi 🙂
Tịnh Thái đã trải nghiệm điều này rất nhiều lần rồi và dùng chính cách nghĩ và phương pháp trên mà hành trì và thấy thật sự có hiệu quả, rất hiệu nghiệm, bạn thử xem.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất là bạn phải thật sự chuyển cái Tâm và sửa đổi các lỗi lầm của mình thì việc tu hành mới có kết quả, mới ko bị chướng ngại: Nên xem lại Đạo Làm Con của mình có làm được đến nơi đến chốn chưa? Cha Mẹ có còn vì mình mà lo buồn hay phiền muộn không? Mình đối với Ông Bà Cha Mẹ có thật sự làm đến được 2 chữ Hiếu Thuận hay chưa? Đã Hiếu thì phải Thuận, chưa Thuận thì chưa phải là Hiếu. Mình trước giờ học Phật rồi nhưng mình có thường chống trái, mâu thuẫn, cãi nhau với cha mẹ, với anh em trong nhà không? Mình có hay áp đặt mọi người phải Thuận theo ý của mình ko?
Nếu phạm những điều này thì mình phải xem lại, phải sửa đổi. Tu hành bắt đầu từ Hiếu Thuận Cha Mẹ, Tôn Sư Trọng Đạo vậy. Mấy điều này mà còn lầm lỗi, còn thiếu sót thì còn nói gì đến những thứ cao xa hơn trong Phật pháp? Mình phải thường nghĩ nhiều về điều này, phải thường phản tỉnh, phải bắt đầu sửa cái Tâm mình từ đây.
Chúng ta làm được như vậy thì học Phật mới có thể có chút tương ưng. có được chút mùi pháp vị, cho đến hết thảy nghiệp chướng đều có thể được tiêu trừ. Tất cả đều từ: HIẾU DƯỠNG CHA MẸ, PHỤNG SỰ SƯ TRƯỞNG, TỪ TÂM KO SÁT SANH, TU MƯỜI ĐIỀU THIỆN.
Hi vọng với vài lời thô kệch ở trên có thể giúp cho bạn được ít nhiều…
Nam Mô A Di Đà Phật.
theo như mình kinh nghiệm trải qua thì đây chính là loạn tâm , nó không thật có như bào như ảnh , như bọt biển lúc hiện lúc mất nhưng nó chính là nó. Nhận được nó bạn nên ừ thì ra là chính ngươi làm ta mù mờ trong tam giới, thôi đi đi để ta yên thế là bạn nhủ lòng như vậy thì tự nó sẽ biến mất. đừng ép buộc nó mà cũng đừng ráng sức tránh né nó, nhận nó như là giặc lẩn quẩn trước cổng nhà nên khoá cửa cẩn thận tránh chúng vào. tự khắc nó sẽ đi. không biết bạn có hiểu ý mình nói không? A Di Đà Phật
A di đà phật
con xin hỏi.con có đi xem quẻ thầy có phán chồng con phải giải nghiệp thì mới làm ăn được.thầy phán năm nay nhà con có quan tòa máu me phải giải nghiệp đi cho nhẹ.con rất hoang mang ko biết thế nào xin thầy hãy chỉ giúp con có giải được hay ko và giải như thế nào. Con xin thầy hãy nhận hồi âm .con chân thành cảm ơn thầy ạ.
Duyên số là do trời định, bạn hãy khuyên mẹ mình niệm phật, thì sẽ giải trừ được tất cả, mà đã niệm thì hãy tin tưởng nha, hãy niệm phật thì chuyện gì cũng có thể giải quyết được cả , bệnh gì cũng chửa khỏi, tai nạn gì cũng tiêu trừ hãy yên tâm và niệm phật..
Mọi chuyện sẽ đâu vào đó..
Chúc bạn thành công.
Xin chào ạ
Con tên Đạt
Đã có duyên với phập pháp và đã thấy phật trong mơ được 4 lần
1 lần may mắn thiền định tới miền Cực Lạc, nhưng chỉ đến cửa thôi, không thể vào đựợc bên trong.
A Di Đà Phật
Bạn Dân Đạt kính mến,
1. Phật dạy: Phàm những gì có tướng đều là hư vọng, chẳng chấp hư vọng, tất thấy Như Lai. Mộng 4 lần gặp Phật của bạn là thật nhưng là thật trong mộng, do vậy nó chẳng phải Chân. Mộng tan thì Phật cũng biến. Người giác đạo sẽ không nương vào sự tan-biến đó.
2.”may mắn nhập định mà tới được Cực lạc”… Đã “định” tất chẳng có may hay không may. Bạn phải khéo léo quán chiếu cái “định” của mình, kẻo sẽ lạc vào vọng cảnh…
TĐ
A Di Đà Phật. Xin gữi bạn Dân Đạt,
A DI ĐÀ KINH SỚ SAO
(Liên Trì Đại Sư soạn)
Sớ: Hỏi: Cơn lâm chung Phật hiện ra trước, cũng có ma hiện chăng?
Đáp: Người xưa đã nói không ma; dẫu hoặc có đó quí tại tự mình biện rành biết lấy.
Sao: “Không ma” là: Riêng tu một pháp thiền định ma ngũ ấm nó nổi lên như trong Lăng Nghiêm, trong Chỉ Quán và các kinh, luận phân biện việc ma rất rành. Kinh đây nói người niệm Phật nhờ sức oai thần của Phật, sức bản nguyện của Phật trong hào quang lớn của Phật che phủ, quyết không có việc ma nó phá. Song cũng có người nghiệp chướng đời trước sâu dày, hoặc không khéo dụng tâm để cho có ma nổi lên, chưa chắc có thể quyết định được, phải phòng biện rành biết lấy.
Như trong kinh, luận nói: “Người tu thấy Phật muốn biện bạch biết cho rành thời có hai phép như đây: 1. Thấy Phật hiện mà không hiệp với trong kinh, luận thì đó là ma sự; 2. Không hiệp với chỗ tu của mình thì đó là ma sự. Sở dĩ vì sao? Do vì với người riêng tu pháp thiền định thời gốc chỗ tu nhơn là duy nhận có tự tâm, chớ không nhận có nương nơi cảnh; cho nên ngoài tâm có Phật hiện, điều đó thôi không cần luận, do vì quả chẳng hiệp nhơn. Kinh nầy nói người niệm Phật, một đời nhớ Phật, cơn lâm chung thấy Phật, nhơn quả phù hiệp, đâu đặng cho là ma sự ư?
Nếu mà người chưa đặng rõ quyết Phật hay là ma được thì phải như hai phép trước kia để biện biệt xét biết mà thôi. Hỏi Đã nói rằng không ma thời ắt là thiệt Phật. Mà sao tôi nghe người xưa nói Phật không khứ không lai, nay vì lẽ gì có Phật hiện ở trước mặt người kia? Đáp: Với cái đạo lý cảm ứng nó liên lạc lẫn nhau, cũng chẳng ngại gì. Với lẽ không lai mà lai, không thấy mà thấy. Cho nên ngài Vĩnh Minh bảo rằng: “Như huyễn chẳng thật thời tâm và Phật đều quên; nhưng tướng huyễn chẳng không thời không hoại tâm và Phật”. Lại nói: “Ông chơn thật pháp thân vốn không sanh không diệt. Song từ nơi chơn Phật mà phát khởi ra ông Phật Hóa thân để dẫn dắt người si mê. Đây chính là công đức bản nguyện của Như Lai, khiến những chúng sanh nào có duyên kia, chuyên tâm tưởng niệm, hay ở trong tự tâm mình thấy Phật đến rước; chẳng phải chư Phật thiệt có sai vị Hóa thân đến rước”. Thế thời với thân Phật vẫn thường vắng lặng mà chúng sanh thấy có khứ, có lai như hình trong gương, chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, như việc trong mộng, chẳng có chẳng không.
Lại trong kinh Pháp Hoa nói: “Do chúng sanh muốn cho được thân Phật hóa độ thời đức Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Phật ra để vì thuyết pháp cho nghe”, cũng ý đây vậy. Cho nên hễ có nước trong thời trăng tự đến, tâm thanh tịnh thời Phật tự hiện. Chỗ gọi rằng cảm ứng đạo giao, khó nghĩ, khó bàn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chào cho con xin hỏi con tuổi ất sửu sinh năm 1985 ai cũng nói con số đào hoa nên khong gặp được người thật lòng toan gặp những người gia dối con xin hỏi làm cách nào để giải vận số đào hoa?
A Di Đà Phật
Bạn Nhật Phương thân mến,
Mọi chuyện không có chuyện gì vượt ra ngoài nhân-quả. Trong cuộc sống, trong quan hệ, đối nhân, xử thế… nếu mình luôn gặp điều bất thiện, điều này phải quán chiếu ngay: Mình tiền kiếp đã từng có cách quan hệ, đối xử tương tự với mọi người, nay nhân duyên chín mùi, gặp lại họ, họ sẽ xử thế với mình tương tự như vậy.
Khi một sự việc bất thành xảy ra, bạn chớ nên nghĩ họ có lỗi với mình, giả như bạn gặp ai đó, họ chỉ toan tính, lợi dụng, ve vãn, mơn trớn bạn rồi bỏ đi – ngay lúc họ bỏ đi đó có 2 điều tốt cho bạn, bạn nên cảm ơn họ:
– Mình thực sự chưa đáng để họ phải thực sự quan tâm, yêu thương.
– Họ giúp mình, nhắc nhở mình: phải nên thận trọng hơn, kín kẽ hơn khi đối người, tiếp vật.
Khi quán chiếu được vậy, bạn sẽ thấy người lừa dối, gạt gẫm, không chung thuỷ với mình chính là thiện Tri thức giúp mình sửa đổi lỗi lầm. Bạn chớ nghĩ: từ bé tới nay mình chưa hề phạm lỗi lầm gì với ai, kế đó là hướng cái sai lầm đó vào người đối diện; Sai lầm vốn chẳng riêng kiếp này, trái lại là sự huân tập từ vô thỉ. Do vậy khi bạn hướng cái sai vào người khác, đồng nghĩa bạn không muốn nhận ra lỗi lầm của mình để sửa đổi, và như thế, mãi mãi bạn sẽ luôn gặp trắc trở trong đối người, tiếp vật.
Để khắc phục tình trạng này: Bạn hãy hướng tâm mình, phát tâm tu đạo Phật, hãy bắt đầu từ bài học nhân-quả: làm thiện ắt gặp quả thiện; làm ác ắt gặt quả ác. Kế đó bạn hãy đọc thật kỹ Đệ Tử Quy để hiểu thêm về cách đối nhân, xử thế, làm một hành trang tốt cho bước đường thâm nhập cuộc sống. Xa hơn bạn hãy dũng mãnh phát tâm Quy Y tam Bảo, Thọ trì Ngũ giới, hành Thập Thiện Nghiệp và học cách niệm Phật mọi nơi, mọi chốn… Tất cả những điều trên là nhân lành, nhân thiện giúp bạn vững bước, an lạc bước trên đường đời và đường đạo.
Đời người là vô thường, là vô cùng ngắn ngủi, TĐ hy vọng bạn thường quán chiếu điều đó – ngắn ngủi như chính hơi thở của bạn – một hơi thở ra không hít vào được là kết thúc sự sống. Biết nó vô thường, ngắn ngủi như thế bạn hãy phát tâm tu đạo để giúp mình, giúp người. Được vậy dẫu bạn sống nơi đâu cũng được an lạc.
TĐ
Thưa thầy.Con là kẻ gây nghiệp chướng nặng .Con là 1 người có chồng rồi.chúng con lấy nhau được 3 năm nhưng chưa có con.Con đi làm và quen 1 người có vợ 2 con.mọi người đã cảnh báo với con về anh ta ,đã quen nhiều người có chồng rồi.Con vẫn không nghe mà cắm đầu vào thương a ta mù quáng.và con cũng biết được a ta có qua lại với phụ nữ có chồng trước khi a đã có vợ .và tìm cách dụ dỗ nhiều cô gái chưa chồng khác nữa.Lúc con thấy có lỗi với gia đình a ta con muốn chia tay thì a ta tìm đủ mọi cách để kéo con về.thậm chí đoi cho chồng con biết.Rồi khi con thương a ta thật bây giờ a ấy kiếm cớ nói không hợp nhau chia tay.và con phát hiện a ve vãn người có chồng khác.Con biết con sai ,con biết con gây tội .mà tại sao con lại thương a ấy và đau khổ.Con không quên được a ây ,muốn quên lại càng nhớ.Con có lỗi với nhiều người,con gây tội.Con cầu xin con quên được người đó cho lòng con thành thản.Con phải làm sao rửa sạch tội của mình.nhảy sông cho rửa sạch vêt nhơ và để quên đi con người đó,và cũng chạy trốn miệng đời vì con là người tồi tệ.Con đã gây nghiệp gì mà con phải chịu khổ vì người đó ,không thoát ra được.xin thầy dạy con nên làm gì để quên được con người đó.
A Di Đà Phật
Chào bạn!
Đúng là bạn đã tạo nghiệp, giờ sữa chữa lỗi lầm hãy chưa muộn. Chết không phải là cách rửa tội, càng không giúp bạn giải thoát đau khổ hiện thời. “Vạn ác dâm đứng đầu”, bạn qua lại với người đàn ông khác, bạn phạm phải tội tà dâm và đây là một trong các tội nghiệp chịu hành phạt nặng nề và thảm khốc nhất nơi địa ngục.
MD nghĩ trong những ngày này bạn nên đọc cuốn Âm Luật Vô Tình của Thượng Quan Ngọc Hoa (https://duongvecuclac.com/am-luat-vo-tinh/) để phản tỉnh bản thân. Những đau khổ này là do đâu? Là do vô minh. Vô minh có nghĩa là không sáng, không tỏ thông. Nên khi tỏ thông rồi thì đau khổ này sẽ không còn. Chỉ có điều bạn có bằng lòng sửa đổi, có thật muốn cắt đứt sợi dây ái tình trắc tréo kia không? Sau khi đọc Âm Luật Vô Tình xong, bạn hãy vào đọc Ái Dục Là Gốc Sinh Tử (http://m.phatgiao.org.vn/doi-song/201305/ai-duc-la-goc-cua-sinh-tu-10939/) hoặc xem trên youtube (https://m.youtube.com/watch?v=yM1kdvBPQTM). Đồng thời mỗi tối đều dành thời gian 10- 30 phút niệm A Di Đà Phật. Song song với việc này, hễ bất cứ khi nào tâm trí bất giác nhớ nghĩ đến người ấy, hãy lập tức nhiếp tâm niệm thánh hiệu A Di Đà Phật. Nếu thực sự bạn hối lỗi và thực hành như trên, ắc chưa đầy 4 tuần, tâm hồn bạn sẽ thanh tịnh.
Chúc bạn luôn an vui bên gia đình.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con xin lạy tạ những lời khuyên dạy của thầy
Xin chào các vị đạo hữu con tên Vy Trần,con sinh năm 1990,con đã biết pháp môn Tịnh Độ được 5 năm nay,tuy biết lâu nhưng con chỉ mới niệm Phật được hơn 2 năm nay.Có một lần cách đây khoảng 1 tuần vào 3 giờ sáng con đang mải miết niệm Phật thì bỗng nhiên xảy ra hiện tượng lạ ,không biết là con đang tỉnh hay đang mơ,con thấy bà ngoại con hiện ra ở trên hư không với vẻ ngoại hình rất gần gũi,tóc bạc trắng như bà tiên,tỏa ánh sáng màu trắng,bà xoa đầu con bảo ta đã được vãng sanh về Tây phương cực lạc lâu rồi nay đến để dẫn dắt con về Tịnh Độ Tây phương,12 ngày sau ta sẽ thay mặt cho đức Phật A Di Đà cùng chư thánh chúng đến tiếp dẫn con về miền cực lạc,khi đó con thấy ta hãy vui vẻ chấp nhận đồng ý đi theo ta đến thế giới Tây phương cực lạc để diện kiến đức Phật A Di Đà,sau đó bà ngoại dẫn con bay trên hư không giống như là lạc vào cõi Tiên,con nhìn thấy rất nhiều vị chư Thiên đang bay trên hư không,con cảm giác mình nhẹ nhàng như đang bay bổng,con vui sướng reo hò vui mừng thì tự nhiên bà ngoại con bay đi đâu mất,con cố vội đuổi theo bà ngoại thì tự nhiên con chợt tỉnh giấc mơ,nhưng khi vừa mới thức dậy con vẫn nhớ rõ mọi sự việc diễn ra như in.Con đem chuyện đó kể cho mẹ con nghe thì mẹ con liền nói:”Bà ngoại mày từ lúc sống cho đến giờ có bao giờ tin Phật và cũng chưa bao giờ mẹ thấy bà ngoại niệm Phật cho đến lúc bà mất”.khi nghe qua con cảm thấy rất là lạ,tại lúc con gặp giấc mơ này con đang tỉnh táo niệm Phật và chưa hề có cảm thấy buồn ngủ thì tự nhiên nhập vào cảnh hiện tượng lạ lùng này.Con nghe Ấn Quang đại sư nói thời mạt pháp thanh niên đời nay phần nhiều đều bị ma dựa,bởi tâm ưa thích mong cầu cảnh giới lạ thường cho nên oan gia trái chủ,ma quái biết được điều đó nên giả dạng thành những hình dạng đẹp đẽ đó để mê hoặc chúng sanh,ngài còn nói nếu gặp phải thắng cảnh đẹp nếu đem lòng ưa thích vẫn còn bị tổn hại chứ nói chi là ma cảnh,con nghe hòa thượng Tịnh Không nói người thời nay niệm Phật hễ có chút công phu,tâm vẫn còn vọng tưởng,vọng động chưa được thanh tịnh,thích mong cầu những cảnh giới lạ thường,nên niệm Phật thường hay phát sinh những cảm giác lạ,thấy được nhiều cảnh giới lạ,nếu đem tâm chấp vào những cảnh giới ấy hoặc vui mừng,hay sợ hãi thì sẽ bị tổn hại.
Con đang phân vân là không biết mình có bị trường hợp đó không,con không biết có nên tiếp tục niệm Phật nữa hay không,mong mọi người hãy giải đáp hiện tượng này cho con chứ con không biết nó có ổn không,hoặc nguy hiểm gì đó không,mong các chú,các quý thầy,đạo hữu hồi âm sớm cho con khai ngộ.Con chân thành cảm ơn rất nhiều.
Câu trả lời được chia sẻ tại:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/01/niem-phat-giai-oan-ket-vong-hon-theo-quay-pha/comment-page-2/#comment-21142
Việc niệm Phật nên tiếp tục, hễ tâm vừa móng khởi ý niệm nào khác ngoài A Di Đà Phật thì liền lờ đi mà niệm Phật tiếp.
Bạn cũng nên đọc thêm cuốn “Niệm Phật Thập Yếu” của HT. Thích Thiền Tâm, trong đó có đầy đủ tất cả câu trả lời cho bạn:
http://www.tinhdo.net/sachdao/166-niemphatthapyeu.html
Đây là cuốn sách vô cùng quan trọng với người tu Tịnh Độ. Xin chớ bỏ qua.
A Di Đà Phật.
Con chào các vị thầy ạ. Con tên Nông Thị Thu con có quen và yêu một nguời có tên là Nguyễn Văn Năng ạ.anh cũng là nguời có đọc các sách kinh phật ạ. Con và anh yêu nhau tính đến thời điểm này là được một năm. Nhưng trong thời gian này bọn con đã từng chia tay và giờ chúng con quay lại được một tháng ạ. Cứ nghĩ mọi chuyện sẽ êm đẹp cho đến lúc con phát hiện ra anh còn liên lạc với một cô gái khác mà trước bọn con chia tay thì anh đã đến với cô ấy. Kể từ khi con biết chuyện, anh không còn muốn nghe điện thoại và nhắn tin với con nữa.Con có hỏi anh là anh có lấy em không thì anh bảo giờ chưa muốn lấy ai cả với lại nhà không có điều kiện. Anh bảo , anh muốn trấn tĩnh trong một thời gian, đừng gọi cho anh nữa. Bảo con là nếu lấy vợ anh bảo em, anh sẽ lấy em. Thế con bảo con đợi, anh lại bảo em gặp ai tốt thì em cứ lấy. Bảo con là mình làm bạn suốt em đồng ý không, bởi không đến được với nhau anh khó sử, mình là bạn tốt. Lúc anh nói thế này, thế kia, thực sự con không biết anh thực sự cần cái gì và muốn thế nào với con.Bảo con cứ thế này thì anh không biết nói sao nữa, bảo duyên đến sẽ đến.Anh nói xin lỗi vì đã làm con khổ, em muốn trách anh thế nào cũng được. Bởi vì, anh là nguời xấu. Và dù em có coi anh như thế nào thì anh vẫn xem em là nguời bạn tốt nhất từ xưa anh gặp. Con mong các thầy hồi âm sớm để con giác ngộ và để tâm con được bình yên với ạ. con cảm ơn rất nhiều ạ.
Thời điểm hiện tại thì Thu hãy xem cậu ấy như là 1 người bạn thông thường. Tình cảm con người phải được thử thách qua thời gian. Hãy để cho cậu ấy trấn tĩnh 1 thời gian như cậu ấy yêu cầu, và Thu cũng cần thời gian để suy nghĩ thấu đáo về mối quan hệ này.
Trong tình yêu nếu để tình dục đi trước thì rất nguy hiểm, khiến cho người trong cuộc mê muội chẳng phân biệt được đúng sai, chẳng biết việc gì nên làm và ko nên làm, thậm chí biết là ko nên làm nhưng vẫn…làm. Dục vọng đáng sợ lắm thay!
Thu hãy cẩn trọng trước những quyết định của mình trong cuộc sống. Đặc biệt là chuyện tình cảm của bản thân.
Hãy thường nghĩ đến Cha Mẹ, luôn nghĩ 2 đấng sinh thành luôn ở sát bên mình, mọi lúc mọi nơi – đừng nên làm điều gì có lỗi với Cha Mẹ Thu nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Trích yếu sách Văn Sao Chánh Tục Tam Biên của đại sư Ấn Quang Thánh Lượng
Gần đây, người tu hành hay bị ma dựa đều là do tâm tháo động, vọng tưởng cầu đạt cảnh giới thù thắng. Ðừng nói là cảnh ma, dù thật sự là cảnh thù thắng đi nữa, nhưng nếu cả một đời tâm cứ tham chấp, hoan hỷ thì sẽ bị tổn hại, chẳng đạt được lợi ích, huống hồ cảnh ấy chưa chắc đã là cảnh thù thắng ư?
Nếu muốn gấp thấy Phật, tâm niệm rối bời, ý niệm muốn thấy Phật đóng cứng trong bụng dạ, biến thành một căn bệnh lớn trong việc tu hành. Lâu ngày, oan gia nhiều kiếp thừa cơ nương theo tình ý vọng động ấy hiện thành thân Phật để báo oán xưa. Tâm mình không có chánh kiến, toàn thể đều thuộc về ma; một phen trông thấy liền sanh mừng rỡ. Bởi đó, ma nhập trong tim ruột, bị ma dựa phát cuồng, dẫu có đức Phật sống cũng chẳng biết làm cách nào được!
Niệm Phật ắt phải chí thành, nếu như có lúc trong tâm chợt sanh đau xót thì đó là dấu hiệu thiện căn phát hiện, nhưng chớ có nên thường như thế, nếu không ắt sẽ bị loài ma đau thương dựa. Hễ có chuyện gì thích ý chẳng được hoan hỷ quá mức, nếu không sẽ bị loài ma hoan hỷ dựa.
Lúc niệm Phật mắt nên nhìn xuống, tinh thần chẳng nên căng thẳng quá mức khiến cho tâm hỏa bốc lên, rất có thể sẽ bị các bệnh vặt như đỉnh đầu nổi mụn nhọt, đau nhức v.v… Nên giữ sao cho ở mức vừa phải, lúc niệm lớn tiếng chớ nên quá sức kẻo mắc bệnh. Lần chuỗi niệm ngừa được tật lười biếng, nhưng lúc tịnh tọa chẳng được lần chuỗi, vì lần chuỗi thì ngón tay động nên tâm chẳng định, lâu ngày ắt sẽ bị bệnh.
Lúc nằm chỉ nên niệm thầm bốn chữ để tránh nhiều chữ khó niệm. Nếu niệm ra tiếng thì một là chẳng cung kính, hai là dễ bị tổn khí.
* Niệm Phật nhắm mắt dễ bị hôn trầm. Nếu chẳng khéo dụng tâm, hoặc có lúc gặp cảnh ma. Niệm Phật mà trên đầu thấy có vật xoa vỗ hoặc lôi kéo v.v… Ðấy là do lúc niệm Phật, sóng tâm tưởng hướng lên trên quá đến nỗi tâm hỏa bốc lên. Nếu sụp mí mắt xuống, hướng tâm nghĩ xuống dưới thì tâm liền chìm xuống chẳng còn bồng bềnh nữa, tâm hỏa chẳng bốc lên, căn bệnh ấy liền bị tiêu diệt.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát
Nam Mô A Di Đà Phật! Vợ chồng con đều là phật tử, chồng con từng xuất gia ở chùa 7 năm, con cũng đã từng ăn chay trường 7 năm. Nhưng khi cưới nhau, chúng con gây nhiều nghiệp sát, kinh khủng là 2 lần bỏ thai nhi vài tuần tuổi, chỉ vì ngu si nghĩ rằng không ai đau đớn, chỉ là giọt máu vô tri, vô giác. Nay con thức tỉnh vô cùng ăn năn, hối hận, con muốn tu tại gia, ăn chay niệm Phật, hồi hướng công đức đến thai nhi bị con chối bỏ. Nhưng chồng con không có suy nghĩ giống con, chồng con luôn ham danh vọng, muốn kiếm nhiều tiền để lo cho mẹ, cho con và con gái của chúng con…Từ khi bỏ thai lần 2, kinh tế luôn gặp nhiều trở ngại mà trước đây con nghĩ ko bao giờ có…Trong tâm con nghĩ là quả báo đến với vợ chồng con nhưng con nói anh không tin. Con xin cúi đầu mong thầy giúp con con đường sám hối, sửa sai, con thề không bao giờ con lặp lại tội ác vậy nữa, con không biết con có thể làm gì cho các thai nhi bị bỏ, hóa giải nghiệp chướng của vợ chồng con. Hay chắc chắn con sẽ bị đọa 18 tầng địa ngục! Con có thể cứu vãng được gì không thưa thầy! Nam Mô A Di Đà Phật! Xin hãy cứu vớt con!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyên Nghiêm,
Là Phật tử chắc chắn bạn không thể không nhớ 4 câu kệ này:
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tôi tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là chân sám hối.
*Sát sanh hại vật là tạo nghiệp tội vô cùng lớn, tuy nhiên vì vô minh mà hai bạn đã tạo nên những nghiệp tội đó. Nghiệp do mình tạo, nhưng nghiệp cũng do mình tự hoá giải và có thể hoá giải. Việc bạn chia sẻ trên ĐVCT về những hành động tội lỗi của mình có thể nói đó là hành vi sám hối. Tuy nhiên sám hối không chưa đủ mà phải phát tâm kể từ nay về sau mãi mãi không bao giờ phạm lỗi nữa. Lỗi không chỉ ở việc sát sanh, mà lỗi là tất cả những hành vi vô minh: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước. Những vô minh này luôn theo cùng, đuổi tận chúng ta trong từng giây, phút, trong từng ý niệm, vì thế muốn không phạm lỗi, bản thân bạn phải luôn tự quán chiếu tâm, để giúp cho tâm bạn không bị những vô minh trên khuấy đảo, được thế tâm bạn mới thanh tịnh.
*Ăn chay hay chay trường chưa nói lên điều gì cả, bởi ý nghĩa đích thực của “chay” là thanh tịnh. Nếu chúng ta ăn chay mà khởi tâm động niệm luôn gắn với tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước thì bất quá cũng chỉ là có thêm chút duyên lành với chúng sanh. Do vậy bạn chớ lầm lẫn: ăn chay trường là tu đạo, đang tu đạo, bởi người khéo tu đạo sẽ chẳng còn khởi niệm chay-mặn. Chay=tịnh; Mặn=bất tịnh. Khi tâm còn có tịnh-bất tịnh=còn vọng tưởng, còn phân biệt, chấp trước=còn thị phi, nhân-ngã…
*Việc chồng bạn xuất gia 7 năm rồi lại xin xả giới để hoàn tục là điều thật đáng tiếc, bởi có phước, có đức mới có thể xuất gia. Tuy nhiên TN nghĩ, có lẽ nhân xuất gia của chồng bạn chưa thực chín mùi, vì thế việc hoàn tục là điều nên làm, bởi nếu gắng gượng thì cũng chỉ là thân xuất gia, mà tâm không xuất gia. Điều TN lấy làm tiếc hơn nữa là sau khi hoàn tục những giáo pháp của Phật thực đã không giúp ích gì cho chồng bạn trong việc kiến tạo một cuộc sống ngoài đời sao cho đời-đạo đều an lạc. Đây là điều hai bạn phải thực tâm suy ngẫm…
*Phật dạy: Ở đời có hai dạng người đáng kính trọng. Một không bao giờ phạm tội lỗi (chỉ hàng Bồ tát). Hai phạm lỗi nhưng biết sửa lỗi (chỉ chúng ta). Bạn nhận ra lỗi lầm mình đã gây tạo, nay phát lồ sám hối=bạn đã có tâm hướng thiện. Việc hàng đầu bạn nên làm là hai bạn nên đến chùa, nói rõ sự tình, rồi nhờ Chư Tăng làm lễ quy Y Tam Bảo cho hai thai nhi đã bị chết vô tội. Kế đó nên phát nguyện trước Tam Bảo từ nay về sau, nguyện không bao giờ tái phạm. Kết hợp thường xuyên phóng sanh, bố thí, cúng dường Tam Bảo rồi hồi hướng công đức cho hai thai nhi vô tội đó, nguyện cho hai thai nhi tha thứ cho những hành vi tội lỗi và vô minh của bố mẹ, đồng thời khuyên hai thai nhi buông bỏ duyên trần, phát tâm cùng bố mẹ tu đạo, niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ.
Quan trọng: Khi đã phát lồ sám hối và phát tâm trước Tam bảo thì hai bạn phải ráng thực hành thật rốt ráo, bằng không, nghiệp cũ, nghiệp mới sẽ lại thêm chất chồng.
*Việc cuộc sống hạnh phúc gia đình, làm ăn luôn gặp trở ngại đều có nguyên nhân tiềm ẩn, nhưng không nhất thiết đều có liên quan tới hai thai nhi đã bị từ chối. Điều này hai bạn phải quán chiếu nhân-quả thật sâu sắc. Người muốn có tài (tiền của) nhưng không hề khởi tâm bố thí tài= tài sẽ chẳng bao giờ tới; Người muốn khoẻ mạnh, không tật bệnh, đau yếu nhưng luôn khởi tâm sát sanh, hại vật=tật bệnh sẽ luôn luôn rình rập. Người muốn tâm thanh tịnh, nhưng hễ khởi tâm động niệm thì tham, sân, si lại dấy khởi=luôn trong động loạn và phiền não… Cứ vậy mà suy lường hai bạn có thể nhận biết hiện hai bạn đang đứng trước ngả đường nào của cuộc đời.
*Người Phật tử khác với người thường (người không tu đạo) ở chỗ: thân hoà mình chốn phàm tục, nhưng tâm luôn biết quán chiếu để tam nghiệp tham, sân, si không có cơ hội lôi kéo, thúc đẩy hay dấy khởi. Ngược lại, chúng ta có lỗi với Tam bảo, có lỗi với chính mình và có lỗi với tất cả chúng sanh, bởi chúng ta đã không làm được những biểu pháp thiện lành để giúp chúng sanh hữu tình và vô tình cùng nương Phật pháp tu học để giải thoát.
*Chuyển đổi nghiệp không khó, khó ở nơi chính bạn có thực tâm giác ngộ và dũng mãnh chuyển đổi nghiệp hay không?
TN nguyện chúc bạn tỉnh giác và sớm biết quay về nương tựa nơi chánh pháp.
TN
con xin cảm ơn lời dạy của người! con biết tội lỗi của con vô cùng vô tận, con đã sám hối với thầy và nhờ thầy cầu siêu cho 2 con của con, con nguyện ăn chay 49 ngày cho thai nhi bị con bỏ, mẹ chồng con ăn chay trường và tối náo cũng tụng kinh niệm phật nên con niệm theo bà, con cũng phát tâm tham gia nhiều việc từ thiện. Nhưng chồng con làm ăn và thường xuyên nhậu nhẹt, giờ tâm tính anh thay đổi, rất hung hăng. Chồng con không muốn con ăn chay, niệm phật hay đi chùa. Chông con nói tâm anh vững thì không ma quỷ nào đụng vào được. Giờ công việc làm ăn trì trệ, nhiều chướng ngại, chồng thì ngày càng tiều tụy, con gái con hay đau ốm, ngủ giật mình không yên! Con xin người chỉ dạy thêm cho con! A di đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyên Nghiêm,
*Tấm lòng phát lồ sám hối của bạn có thể cảm tới mười phương Chư Phật và đương nhiên hai thai nhi bất hạnh cũng có thể cảm được điều đó. Điều nên làm là bạn và mẹ chồng nên đến một chùa gần nhất, rồi thỉnh Chư Tăng làm lễ siêu độ và quy Tam bảo, khai thị cho hai thai nhi nọ để hai thai nhi có nơi nương tựa về tâm linh rồi phát tâm tu học mà giải thoát.
*Bạn phát tâm ăn chay 49 ngày là điều rất quý, tuy nhiên ăn chay phải kèm giữ giới thanh tịnh thì mới có lợi lạc. Bạn nên phát tâm tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện từ 7-21 ngày để khai thị cho hai thai nhi và cũng để hồi hướng cho họ; kết hợp hàng ngày niệm Phật mọi nơi, mọi chốn để giúp tâm thanh tịnh, hơn thế những oan gia trái chủ khi thấy bạn nhiếp tâm tu học, họ sẽ dần buông chuyện oán thù rồi cùng nhiếp tâm tu học theo, nhờ đó bạn và chúng sanh vô hình đề lợi lạc.
*Việc chồng bạn, tạm thời bạn chớ nên dùng Phật pháp để khuyến giải, trái lại bạn hãy ráng làm viên mãn bổn phận của mình trong gia đình; cùng mẹ chồng âm thầm hành thiện, tinh tấn tu hành. Chẳng phải chồng bạn không quan tâm đến Phật pháp, trái lại, bạn và mẹ chồng chưa thực sự có những biểu pháp tốt đáng để chồng bạn phải lưu tâm. Thời gian 7 năm xuất gia dù ít, dù nhiều những chủng tử Phật cũng lưu lại trong a lại da thất của chồng bạn; nay nhất thời vì ngũ dục, lục trần lôi kéo nên những chủng tử đó bị che lấp. Còn việc tâm chồng bạn có định hay không hãy để cho vô thường chỉ lối. Khi một người đắm mình trong danh, sắc, tài, ăn uống, ngủ nghỉ và bị lục trần khuấy đảo=tương đồng với ma cảnh, và như thế đồ chúng của ma vương cũng chẳng bận lòng hay tốn thêm hơi sức làm gì để bức hại họ, bởi lúc đó họ đã tương đồng và đã là ma chúng rồi.
Điều này bạn phải tỉnh giác để nhận diện cho rõ nhé.
*Nghiệp vốn có nặng, có nhẹ do vậy chuyển hoá cũng phải có thời gian và phụ thuộc tâm sám hối, sự tinh tấn, dũng mãnh chuyển nghiệp ở nơi bạn. Nếu bạn thực phát tâm tu đạo, TN nghĩ không có nghiệp gì là không thể hoá giải.
Chúc bạn tinh tấn tu đạo để cứu mình, cứu cả thân quyến cùng được nương về chánh pháp.
TN
A di đà Phật! con rất muốn thú nhận tội lỗi của mình với mẹ chồng con, nhưng chồng con không cho phép, con cũng sợ bà sẽ không chịu đựng nỗi, vì bình thường 1 con kiến bà cũng không dám đụng, dám giết! hôm nay cũng gần được 49 ngày con của con mất, sức khỏe con tệ dần, có lúc khỏe và nhẹ nhõm, có lúc nặng nề như ai cào cấu thân mình, đôi lúc trong người có gì đó gầm gừ hung tợn, con không thể ngủ yên, tâm ngực run rẩy! con cố gắng niệm phật cho giảm bớt sự bấn loạn trong mình! còn về chồng con cũng vừa bị tai nạn phải mổ xương, hiện đang nằm trong bệnh viện.thấy gia đình suy sụp.chồng con cũng hứa với con là 2 vợ chồng sẽ không bao giờ làm điều ác đó nữa. con tự nhủ phải tinh tấn, mạnh mẽ để lo cho chồng con đau ốm,mà ngưòi con cứ lúc này lúc khác, lúc cố gắng lúc lại lơ lửng, mất hồn! xin ngưòi dẫn lối giúp con! A di đà Phật!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyên Nghiêm,
*Nhất quyết bạn không được thoái tâm niệm Phật. Mọi chuyện chỉ là nhất thời. Khi nghiệp dồn dập đổ lên gia đình cũng đồng nghĩa đó là tín hiệu tốt để bạn và chồng bạn biết mình phải thức tỉnh và hồi đầu để dũng mãnh tu đạo mà hoá giải nghiệp. Nếu ngay lúc này bạn không tỉnh giác để dũng mãnh tiến tu thì mãi mãi bạn sẽ sống trong đau khổ và phiền não.
*Chuyện thú nhận với mẹ chồng bạn hãy tạm thời gác lại, khi nào nhân duyên thuận lợi cũng chưa muộn. Việc quan trọng hàng đầu là bạn phát tâm trì tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện liên tục trong vòng 21 ngày để hồi hướng cho các thai nhi và những oan gia trái chủ của gia đình bạn. Phải nhất tâm và thành tâm trì tụng, kết hợp phóng sanh, cúng dường Tam bảo, bố thí… tất cả những việc phước thiện này phải làm bằng tâm chân thành và thanh tịnh thì mới có kết quả.
*Bạn phải ráng niệm Phật mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trên đường đi, cho dù có chuyện gì xảy ra chăng nữa cũng không được bỏ cuộc, chỉ có vậy tâm bạn mới được định, khi có định, trí tuệ sẽ khai thông và bạn sẽ không phạm sai lầm nữa. Bạn khuyên ông xã phải niệm Phật không ngưng nghỉ để vượt qua nỗi đau về thể xác, thứ đến, khi nghiệp đổ trên thân=các oan gia trái chủ họ đang túc trực để đánh gục mình, do vậy nếu mình buông xuôi=để họ dẫn dắt và lôi kéo vào con đường tăm tối. Hai bạn phải thành tâm niệm Phật, bởi chỉ cho sự gia trì của Phật hai bạn mới có thể vững vàng để vượt qua khổ nạn.
TN nguyện chúc hai bạn bồ đề tâm kiên cố, tỉnh giác và dũng mãnh để tiến tu và vượt qua khổ nạn.
TN
Nam Mô ADi Đà Phật
con năm 26t con có nhiều nỗi niềm trăng trở mà con không biết bày tỏ với ai . hiện con có một lòng hướng phật . muốn được gải các tiền oan nghiệp chướng mà con đã gây ra . hiện con đang mắc một căn bệnh hiểm nghèo con đã chữa trị 6 năm rồi mà chưa khỏi . con biết đó là cái nghiệp mà con phải ngánh chịu . nhiều lúc con sợ lắm con chẳng biết phải làm sao nữa . con bị như vậy không chỉ con phải chịu đau đớn mà con còn làm gánh lặng cho gia đình bố mẹ con . làm những người thân con phải khổ tâm vì con . con biết con như vậy phải gánh nghiệp nhưng như con lại tạo nghiệp để bố mẹ con phải chịu cảnh nợ lần để chữa bệnh vho con . con không muốn như vậy . cứ như vậy thì bao giờ con mới trả hết nghiệp chướng mà con gây ra được ạ . con xin thầy cho con lời khuyên và con nên phải làm gì và làm như thế thế nào cho đúng cho phải ạ
con Nam Mô A Di Đà Phật
con xin cảm ơn thầy
Bạn đã chia sẻ thì cũng nên chia sẻ chi tiết hơn là bạn đang bệnh gì? Thì mọi người mới có thể góp ý cho bạn được chính xác hơn…
Nhưng trước mắt bạn nên ăn chay để thanh lọc cơ thể và tiêu trừ bớt sát nghiệp…vì lý do căn bản để thân thể này bị bệnh trầm kha là do sát nghiệp trong đời quá khứ quá nặng nên mới chiêu cảm lấy cái thân đầy bệnh tật ngày nay đó thôi.
Ăn chay thì ko kết oán thù nợ mạng với chúng sanh nữa, sát nghiệp từ đây dừng dứt. Lại còn phải chân thành sám hối, tùy sức tùy thời mà niệm A Di Đà Phật mỗi ngày mà hồi hướng cho chư vị oan gia trái chủ và những chúng sanh từ vô lượng kiếp đã bị mình làm tổn hại sanh mạng.
Bạn có thể bắt đầu mỗi ngày hành trì bài khóa sau thì sẽ bắt đầu nhận được nhiều lợi ích:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/07/cach-giai-tru-oan-thu-cua-oan-gia-trai-chu/
Cũng ko quên nhắc lại là bạn nên phải phát tâm ăn chay trường thì việc sám hối và niệm Phật mới mau được cảm ứng. Đừng sợ ăn chay ko đủ sức khỏe, vì bạn đã ăn thịt từ nhỏ rồi mà cũng bệnh đấy thôi, cho nên ăn chay mới thật tốt cho sức khỏe, còn ăn thịt thì rất có hại cho sức khỏe.
Rất mong sớm nhận được hồi âm của bạn.
A Di Đà Phật.
Tôi có nguời nhà mắc bệnh ung thư . Xin hướng dẫn cho cách tu tập. Xin cảm ơn.
Bạn thử chia sẻ với người nhà bị bệnh ung thư các bài chia sẻ sau xem sao:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/02/niem-phat-chuyen-hoa-benh-ung-thu-bao-tu/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/05/niem-phat-chuyen-hoa-te-bao-ung-thu/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/07/ung-thu-niem-phat-vang-sanh-voi-tuong-dep/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/09/cu-ba-80-tuoi-ung-thu-tu-cung-niem-phat-vang-sanh/comment-page-1/
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lang-Nghe-Tieng-Hat-Song-Hang-Bs-Quach-Hue-Tran.pdf
Các bài trên đều có hướng dẫn cách tu tập, buông xả, rất có ích cho những người đang bị bệnh ung thư.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật !
Chào các quý đồng đạo , Chào đạo huynh Tịnh Thái ! Mong các đạo Huynh vui lòng góp ý kiến giúp tôi
Tôi thường dùng thời gian rảnh rỗi ( thời gian thư giãn) của mình để nghe Pháp qua youtube. Tôi thường ngồi trong góc Thư viện của gia đình ( thông với phòng khách , nhưng cũng khá yên tĩnh ) . Chị gái tôi cũng thử tìm hiểu một thời gian ngắn xem điều gì Hấp dẫn và làm tôi Say mê đến thế. Tôi cũng có giới thiệu qua cho chị biết về đạo Phật, về Tịnh độ và các bài giảng của một vài Người Thày. Sau một thời gian ngắn nghe Pháp, chị tôi nói rằng : chị ấy biết hết mọi điều thày giảng và làm được đúng hết ( ví dụ : nếu thât sự lìa bỏ được hết Tham , sân , si, mạn , nghi, đố , kỷ, và thực hiện được hạnh Từ , bi, hỷ , xả ; thì chỉ có những bậc A la hán đã đắc quả mà thôi … Chưa nói gì đến Chánh niệm, Chánh giác , Vô Thường, Vô Ngã, Giải Thoát … Tôi nhận thấy Chị ấy là người Lương Thiện theo cái nhìn Thế tục và còn đầy rẫy tật xấu -theo giáo pháp của Đức Phật ) . Tính tôi vốn ít nói và không ham tranh biện nên không biết nên nói gì để đưa chị ấy quay lại với Phật pháp. ( bởi vì chị ấy đã ngừng không nghe giảng, và không còn nói về chủ đề Phật Pháp nữa )Tôi thấy tiếc cho chị ấy quá. Vì lòng Kiêu mà đã bỏ qua một Cơ Duyên như vậy
Mong các đạo Huynh giúp tôi vài ý kiến, hoặc tôi nên góp ý khuyên nhủ chị gái mình như thế nào .
Tôi thường lặng lẽ Tu Học một mình, không giúp gì được cho các chị gái mình, tôi cũng thấy áy náy. Nhưng tôi không biết phải giúp như thế nào, bắt đầu từ đâu.
Xin cảm ơn những góp ý của các đạo huynh.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nhà Phật thường nói “Trước chưa độ được mình thì chẳng thể độ được người.”. Nhất định bản thân mình phải làm được những gì Phật dạy, ứng dụng được lời Phật dạy vào trong cách đối nhân xử thế với mọi người trong gia đình, khiến ai cũng sanh tâm hoan hỉ với mình, cảm nhận được sự thay đổi của bản thân mình sau khi học Phật.
Điểm tiếp đến là phải biết tùy duyên, mỗi người 1 nhân duyên, ko nên miễn cưỡng khi thấy người và sự vật ko theo ý mình, đó chính là phiền não. Việc họ ko học Phật ko làm họ sanh phiền não mà chính bản thân mình lại sanh phiền não, đây chẳng phải là mê? Chẳng phải tâm ta bị cảnh chuyển rồi sao?
Cho nên học Phật chính là chuyển cái tâm mình chứ ko chuyển cảnh, cũng ko chuyển người. Tâm mình thật chuyển thì người và sự vật liền chuyển theo. Đây là chính là chân chánh có được sự thọ dụng của Phật pháp, là sự hưởng thụ tối cao của đời người.
A Di Đà Phật.
Chào chị Diệu Tiến, chú Tịnh Thái nói rất đúng đó chị. Mình không thể cho người ta món quá mà họ không muốn lấy, tuy nhiên như vậy rồi mình bỏ qua không cho họ thì cũng không đúng, vấn đề này phải lâu dài. Để làm được thì trước hết mình phải nỗ lực, tự mình khai sáng mình rồi sẽ biết nên làm thế nào giúp người thân xung quanh, quan trọng là chị đừng để mình bị kéo theo cảnh xấu. Phải từ từ tuỳ duyên không gấp được chị. Chân thật học Phật thì cảnh sẽ chuyển theo mình.
A Di Đà Phật ! Cảm ơn đạo Huynh Tịnh Thái !
Nam mô A Di Đà Phật
Cho con xin phép được hỏi là con đi xem người ta nói nhà chồng con có nghiệp chướng từ cụ tứ đại mà con là người phải gánh nên không có công danh sự nghiệp gì, gia đình gặp nhiều biến cố họ khuyên con nên về chùa nhờ sư thầy lập đàn để giải nghiệp chướng, xin thầy cho con hỏi có cách nào để giải nghiệp chướng này mà không phải lập đàn không ạ.Con xin cảm ơn
A Di Đà Phật
Hãy Bố thí,bố thí,bố thí bạn nhé
Bạn hãy bỏ ra thời gian ra đọc về Nhân Quả và Làm chủ vận mệnh dưới đây,thì sẽ tìm được câu trả lời,sẽ tự biết cách thay đổi vận mệnh của mình.
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoY2dTV3RBRVBsZ0U/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoa3BkWWNqQ1R4bVk/view?usp=sharing
A Di Đà Phật
Nam mo A DI DA PHAT
Con thuong moi ngay dung truoc ban Phat dot cay nhang truoc la tung 3 lan CHU DAI BI sau xin anh sang vo luong quang cua Duc The Ton A DI DA PHAT soi sang va xoay chuyen cho Ba con va cac con cua con tam hien lanh, tam biet tu tam duong tanh , tam biet tung kinh niem Phat , con co dua con trai , no chi biet vui voi ban be , coi thuong con , no khong quay pha , chi thich o nha keu ban be toi an uong , o lai, vui choi, no khong nghe loi con day bao , khi la mang no , no mang lai con la dien khung,con biet la con bi nghiep chuong , mac no voi no tu kiep truoc , con chap nhan tra , lalam tron bon phan lam Me san soc no , nhung no khong nghi toi Me no , ma no doi xu rat tot voi ban be cua no , can gi la no giup do ngay,loi dung no , mac dau no biet la ton kem va phien phuc cho gia dinh no ,
Thua Thay con tung Kinh Chu DAI BI con mong on tren xoay chuyen dua con bat hieu cua con , de no khong bi qua bao sau nay , no 22tuoi nhung khong hieu biet gi ve qua bao hay toi loi gi ca .
Thua Thay chi day cho con phai lam sao de xoay chuyen dua con ngo nghich tro thanh dua biet nghe loi Cha Me . (no chi ngho nghich khong nghe loi Cha Me day bao , no nghe loi ban be ru re hut Schihas ) .
Con rat mong Thay giup do chi day con phai lam the nao de cuu 1 dua con khoi bi sa vao qua bao sau nay
Con thanh that cam on Thay
Nam mo A dI DA PHAT
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Xin có đôi dòng chia sẻ cùng cô!
Cháu đã từng xem video của Thầy Thích Giác Nhàn, thầy có kể về một cậu con trai ngỗ ngược cha mẹ, tệ hại hơn luôn dùng vũ khí để giải quyết mọi vấn đề. Người cha đau khổ đến “cầu cứu” Thầy chỉ bảo, Thầy dạy rằng: viết tên con để trên bàn Phật mà lễ lạy Phật. Kết quả sau 2 tháng, cậu con trai đã hồi tâm chuyển ý, quy y hướng Phật.
Sinh con ra, ai cũng mong con mình nên người, nhưng gặp phải đứa con đến báo oán- người không hiểu biết Phật pháp thì sinh sân si, oán chòng chất oán đời đời kiếp kiếp. Người hiểu đạo thì dùng tâm từ bi, trí tuệ để “cải tạo” vận mệnh. Cô niệm Phật và trì Chú hồi hướng cho con là rất đúng, nhưng muốn đạt kết quả thì cần phải có lòng tin, chí thành và cả sự kiên nhẫn. Theo ý của cháu, cô nên niệm thêm danh hiệu A Di Đà Phật và Quan Thế Âm (Dụ như niệm 1000 lần A Di Đà Phật thì niệm 500 lần Quan Thế Âm Bồ Tát).
Lo cho con là trách nhiệm của bậc làm cha mẹ, nhưng trước hết cô phải lo cho tự thân, cháu chỉ e cô cứ mãi lo cho con mà quên niệm Phật cho mình thì một đời này là vô nghĩa, là hỏng phí mất rồi. Nên nhớ một điều rằng người niệm A Di Đà Phật hồi hướng vãng sanh thì sẽ được sự gia trì của Phật mà mọi sự đều được viên mãn.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô a di đà phật
A di đà phật!
Đệ tử có mẹ năm nay được 73 tuổi, nghiệp của mẹ đang tới ngày một nặng thêm, cả nhà khuyên mẹ niệm phật để tiêu trừ nghiệp chướng, nhưng mẹ không niệm phật mà chỉ suy nghĩ nên sức khoẻ của mẹ xuống rất nhanh, đệ tử không biết làm sao để giải nghiệp cho mẹ, bên cạnh mẹ còn có cha già đang chăm sóc mẹ, thấy cha đang khoẻ mạnh hôm nay sức khoẻ cũng giảm sút làm lòng con đau, muốn cúng chai tăng để hồi hướng cho mẹ không biết làm vậy có tiêu trừ được nghiệp cho mẹ không? Kính mong quý sư phụ cho con lời khuyên để lòng con được nhẹ để cha mẹ sống đời với con cháu. Nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Huỳnh Thị Hợi,
*Tấm lòng hiếu kính của bạn với cha mẹ thật đáng quý. Việc cúng dường trai Tăng công đức vô hạn. Nếu thuận duyên bạn nên phát tâm thanh tịnh làm rồi hồi hướng cho bố mẹ. Tuy nhiên đó chỉ là trợ duyên cho bà cụ chứ không thể chuyển nghiệp của bà cụ được, bởi nghiệp ai tạo, người đó phải tự mình hoá giải chứ không ai có thể thay thế việc đó.
*Tức thời mẹ bạn chưa có niềm tin nơi Phật pháp mà bạn cưỡng cầu muốn chuyển hoá tâm mẹ bạn là điều khó và dễ dẫn tới tác dụng ngược. Thay vì vậy, bạn nên phát tâm âm thầm tu học bằng cách: Phát tâm trì tụng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN từ 3-6 tháng liên tục để trợ duyên cho mẹ, kết hợp niệm Phật mọi nơi, mọi chốn, bố thí, trì giới, phóng sanh, cúng dường Tam Bảo, rồi cũng âm thầm hồi hướng cho mẹ bạn. Những chuyện phước thiện này, nếu thuận duyện bạn nên khéo léo rủ bố mẹ cùng làm, cùng tham gia, nhưng không nên nói về lợi ích hay sự nhiệm màu của Phật pháp để tránh sự hoảng loạn về tâm linh, từ đó dẫn đến hiểu sai về đạo pháp.
*Với người không tu đạo, khi tuổi già thường rất sợ chết và hay lo lắng chuyện của cải, con cháu… Để hoá giải những mối lo này là vô cùng khó, vì thế cách tốt nhất là bạn phải phát tâm tu đạo, tu một cách âm thầm. Tại sao phải âm thầm? Bởi sự âm thầm của bạn nhìn về hình thức sẽ không có tác dụng cho người xung quanh, nhưng thực tế, bố mẹ, người thân của bạn họ đều có cơ hội để tự nhìn nhận, đánh giá về những gì bạn đang làm. Đơn giản là: Họ thấy bạn sống vui vẻ, an lạc, bớt phiền não, bớt lo âu hơn, tự thân họ sẽ phải suy ngẫm về nguyên nhân mang lại sự vui vẻ và an lạc đó. Như vậy sự âm thầm hành pháp của bạn giống như vị cam lồ đã từng ngày làm chuyển hoá tâm phiền não của những người thân, và khi nhân duyên chín mùi, bố mẹ bạn sẽ tự gắn kết để cùng bạn dấn thân tu đạo. Lúc đó bạn chẳng cần phải nhiều lời làm gì, bởi nhân đã chính mùi.
*Trong rất nhiều chia sẻ, TN luôn nói: Bản thân chúng ta thường hay lo ngược, nghĩa là: tâm còn đầy phiền não và chưa biết, chưa tìm cách hoá giải, nhưng lại lo, muốn cứu giúp người khác không phiền não, thậm chí còn lo tu thay cho người khác, đó là điều trái tự nhiên và nghịch đạo. Đây là điều chúng ta phải luôn cảnh giác và tỉnh giác để không bị lạc đường.
TN
Cảm ơn Thiện Nhân đã hoan hỉ chỉ dạy! Nam mô a di đà phật!
Hiện tại mỗi ngày trước khi ngủ, em nằm trên giường và niệm: “Nam mô a di đà phật” rồi từ từ vào giấc ngủ, hay là niệm phật thì nên ngồi trên ghế để niệm, xin hãy cho ý kiến giúp em. Em cảm ơn nhiều.
A di đà phật, ba mẹ em còn trẻ, ba em ăn hiếp mẹ rất nhiều. Nhiều lúc em chỉ muốn tận tay kết liễu hắn để mẹ em không chịu khổ nữa. Vậy cái đó có gọi là nghiệp không và có thể tiêu trừ được không nhờ câu niệm phật. Mẹ và em đã rất nhịn rồi, cứ như sắp giữ rồi. Em sợ sắp không nhịn được nữa.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Huy Ngô,
*Chữ “nhịn” của bạn và mẹ bạn đó chẳng phải là nhịn của đạo Phật. Nhịn trong đạo Phật còn gọi là nhẫn nhục. Nhẫn nhục là gì? là hoan hỉ chấp nhận tất cả những thiệt thòi, những bức hiếp, những tổn hại về phía mình, dành cho kẻ đối diện được ưu thế. Đó là nghĩa thô. Nghĩa bóng là nhẫn nhục nhưng phải có trí tuệ. Ví thử người thân của bạn thích rượu chè, cờ bạc, không chịu lao động, nhưng hễ người đó yêu cầu, buộc bạn, mẹ bạn phải chi tiền để họ tiếp tục ăn chơi, rong ruổi mà bạn và mẹ hoan hỉ tiếp tay=nhẫn nhục nhưng thiếu trí tuệ. Lý do? Bởi bạn và mẹ đã tiếp tay cho người đó tiếp tục hành bất thiện.
*Cổ Đức nói: Cha-mẹ-con cái đều do nghiệp mà tụ. Việc cha bạn luôn ăn hiếp mẹ bạn đều có nhân duyên, chẳng phải tự nhiên. Rất có thể trong một kiếp nào đó mẹ bạn đã có những hành xử tương tự như vậy với cha bạn. Nay gặp lại, chỉ là thay nhân, đổi quả mà thôi. Nếu ngay lúc này mẹ bạn và bạn ý thức được điều đó, một lòng thành tâm sám hồi, tu đạo, hành thiện, bỏ ác, năng làm các công đức: ăn chay, bố thí, cúng dường, niệm Phật, phóng sanh rồi âm thầm hồi hướng cho cha bạn, nguyện cho cha bạn bỏ ác hướng thiện, cùng với hai mẹ con bạn tu đạo để giác ngộ, giải thoát, TN nghĩ chắc chắn những oán nghiệp trên sẽ dần được hoá giải. Hoá giải nhanh hay chậm vốn phụ thuộc vào sự sám hối, nhẫn nhục của bạn và mẹ bạn.
*Nhẫn nhục là không phải nuốt những cục hận vào trong lòng, tích chứa nó, dồn nén nó cho tới khi nổ tung. Đó là sự tích chứa oán hận. Chư Phật dạy: lấy ân báo oán thì oán sẽ giải, nhưng lấy oán báo oán thì oán oán chất chồng.
*Tâm muốn hại cha đó là tâm đoạ địa ngục. Bạn phải thành tâm sám hối ý niệm này, bởi nếu để nó tiếp tục hun đúc, tới một ngày nào đó bạn sẽ đích thân làm chuyện đó. Lúc ấy dẫu thân bạn còn nơi này nhưng tâm bạn đã đoạ địa ngục rồi.
Bạn hãy khuyên mẹ, hai mẹ con phải buông xả bằng hết những oán thù với cha và phát tâm làm những điều TN đã khuyên. Được thế, chỉ ít ngày sau, mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
TN
Hãy thực hành như lời chú Thiện Nhân nói nhe Huy Ngô, đừng để mình mắc sai lầm lớn vì một phút nông nổi để cơn giận nó điều khiển. Cái tâm đó, cái nhân đó phải được hoá giải theo cách của nguời học Phật như chú Thiện Nhân đã nói thì nó mới hết được, nếu cứ để sân si điều khiển thì quả nhận lớn lắm, ngàn lần đừng để mình như vậy. Mau mau bỏ suy nghĩ đó nếu không muốn nó lớn lên, đến lúc hối hận thì đã muộn, dùng lủa từ bi, lòng vị tha, trí tuệ mà phá bỏ cái nhân cái tâm kia.
Con ngàn lần tội lỗi khi hai lần chối bỏ thai nhi khi còn chưa có tim thai do suy nghĩ nông cạn và lầm lỡ. Con bất hiếu với cha mẹ khi ích kỷ chỉ nghĩ cho tình cảm bản thân mà không nghe lời cha mẹ can ngăn đến với người đàn ông vũ phu bạc mồm bạc miệng tâm tính nóng nảy. Cha mẹ sinh thành nuôi con khôn lớn với biết bao yêu thương và nâng niu nay con lại để thân xác này bị đánh đập biết bao nhiêu lần mà k nghĩ đến cha mẹ đứt từng khúc ruột. Con sống ích kỷ quá,hôm qua về nhà lại thấy mẹ khóc vì con,đứng nhìn con đi về cái nơi mà mẹ con gọi là địa ngục mà nước mắt mẹ chảy.Hình ảnh mẹ đi mãi theo con trên suốt đường đi,khiến con sực tỉnh mình đã quá sai.Con tìm cách sám hối và vô tình đến địa chỉ trang duongvecoitinh.com này. Con thấy con tội lỗi quá nặng,bất nhân bất hiếu bất nghĩa,con hối hận quá. Con đã quyết định từ bỏ người đàn ông đó để sống có ích hơn,báo hiếu cha mẹ,chuộc lỗi cùng những đứa con đã bị con chối bỏ nhẫn tâm. Con không am hiểu gì về phật pháp,con không biết phải tụng kinh sám hối thế nào và bắt đầu từ đâu. Sau giờ làm việc con co thể đêan bất cứ chùa nào gần nhà mà xin sám hối được không? Xin các thầy hướng dẫn giúp con.
A Di Đà Phật
Bạn hãy thực hành theo bài Sám Hối này
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/04/bai-sam-hoi-voi-thai-nhi/
Chúc bạn tinh tấn thực hành!
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin cám ơn thầy đã hồi đáp thư con.
Gửi bạn :Duacontoiloi
thưa bạn,theo ngu ý của tôi thì ngoài việc bạn sám hối với thai nhi như bạn HN đã chỉ dẫn bạn nên vào trang :Tịnh thư quán,mục Pháp âm để nghe thày Thái Lễ Húc giảng giải về đạo làm con(hay con gọi là đệ tử qui)để có thể làm lại cuộc đời.Sám hối lỗi lầm xưa phải bắt đầu bằng việc hiếu dưỡng phụ mẫu bạn ạh . Để có được hạnh phúc nhân sinh,chỉ có cách học theo giáo dục Phật Đà.Để tin được điều này thì Bạn nên tìm hiểu về Đức Phật cho kĩ bằng cách đọc lịch sử của Ngài ,có thể xem phim 10 câu chuyện của Đức Phật thích ca.v v . Chỉ khi bạn tin chắc ngài là người thật việc thật và ngài được bạn thực sự tâm phục khẩu phục (qua các bài pháp bạn có thể đọc trong :đại tạng vn) thì các việc được tiến diễn sau này của bạn mới thực sự hữu dụng.Mong bạn sớm tìm ra chân lí,để trở thành người thuần tịnh thuần thiện .
Xin giới thiệu với bạn cuốn sách:Học vi nhân sư,hành vi thế Phạm của Hoà thượng Đại lão pháp sư Tịnh Không,do nhà xuất bản Phương Đông xuất bản.
kính chúc bạn mỗi ngày mỗi tâm an than lạc .Mỗi ngày mỗi thấy nhiều niềm vui.
kính mến.Hậu học Diệu Thiện .
Nam mo A Di Đà Phật . Thầy ơi cho con hỏi con sinh năm 1992 con đi xem bói thì nguời ta bảo với con rằng năm nay con gặp hạn nhưng có nguời trong gia đình gánh thay. Họ cũng bảo rằng con bị tà tàu theo.và kiếp trước bố con gây nghiệp chướng nên kiếp này chị con phải gánh. Con muốn thầy chỉ giùm con cách giải tà và nghiệp chướng như thế nào ạ. Con mong hồi âm của thầy. Con xin cảm ơn. A Di Đà Phật
A di xa phat.thầy cho con hỏi.con là nữ tuổi đinh sửu và bạn trai con tuổi giáp tuất.tuổi chúng con rất khắc nhau.1 năm nay con thừơng xuyên nịêm nam mô a di đà phật để có thể giảm bớt xung khắc để sau này kết hôn vs nhau đc.nhug con ko bíêt phải nịêm sao cho đúng ạ.xin thầy chỉ cho con vs ạ
A Di Đà Phật
Gửi bạn Duyên!
Bạn dùng cách niệm Phật để khắc phục sự xung khắc giữa hai bạn là rất đúng, rất tốt.
Chúng ta gặp nhau ở đây, trở thành quyến thuộc, bằng hữu… là do duyên tiền kiếp. Duyên thì có thể là thiện duyên, cũng có thể là ác duyên. Nếu là ác duyên thì gặp nhau, chung sống thường sanh mâu thuẫn, cho đến hận thù, thậm chí là đoạt mạng nhau.
Để hóa giải ác duyên (chướng duyên) thì niệm Phật hiệu A Di Đà là phương án tốt nhất. Không những vậy niệm A Di Đà Phật sẽ giúp vượt qua các tai kiếp vì “niệm 1 câu A Di Đà Phật tiêu được trọng tội trong 80 ức kiếp sinh tử”.
Do vậy chúng ta nên hằng ngày niệm Phật, niệm niệm không ngừng nghỉ cho đến cuối đời, chẳng bỏ dỡ; như thế không những sẽ vượt qua các kiếp nạn, nhờ công đức hồng danh A Di Đà Phật sẽ khiến thân tâm an lạc. Thế nào là an lạc? An lạc có nghĩa là không dấy sinh phiền não. Vì không có phiền não nên mọi việc thế gian đều xem nhẹ. Vì xem nhẹ việc thế gian nên thấy lúc nào cũng vui vẻ, hoan hỷ.
“con ko bíêt phải nịêm sao cho đúng”
Bạn nên lập thời khóa buổi sáng/tối; cả sáng-tối càng tốt. Buổi sáng ăn mặc trang nghiêm đối trước bàn Phật hoặc bàn thờ tổ tiên niệm thánh hiệu A Di Đà Phật 10 lần, sau đó đọc bài phát nguyện.
Nguyện cùng người niệm Phật
Đồng sanh về Cực Lạc
Thấy Phật thoát sanh tử
Như Phật độ tất cả
Buổi tối cũng vậy, sau khi thân thể sạch sẽ, trang nghiêm, đến trước bàn Phật ngồi xếp bằng niệm Phật (bao nhiêu câu tùy vào sức, càng nhiều càng tốt), niệm xong đọc hồi hướng:
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát Bồ đề tâm
Hết một báo thân này
Đồng sanh về Cõi Tịnh.
Ngoài việc niệm Phật, nên biết ăn chay, làm điều thiện, tu tâm, dưỡng tánh… vợ chồng tương kính lẫn nhau mới dạy dỗ con cái nên người được.
Nếu có thời gian bạn hãy ghé Trang Duong ve Coi Tinh thường xuyên nhé!
Chúc bạn sẽ có một gia đình hạnh phúc, vợ-chồng đều trọn Đạo, trọn đời.
Nam mô A Di Đà Phật- xin thường niệm.
gửi bạn Duyên nghi thức niệm Phật đầy đủ :
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
Hàng ngày bạn hãy cố gắng chuyên cần niệm Phật,sẽ rất tốt.
“niệm Phật một câu phước sinh vô lượng”
A DI ĐÀ PHẬT
A di đà phật
Xin thầy hãy chỉ cho con cách sám hối để giải trừ oan nghiệt thị phi. Xin hãy chỉ cho con cách để hóa giải chuyện con đã phụ bạc lừa dối tình cảm của người khác khiến người khác đau khổ vì con và xin cho con cách để giải trừ oan nghiệt
A di đà phật
A di đà phât
Cho em xin hỏi những lúc tâm em không tịnh cứ nghĩ lung tung nghĩ những chuyện không hay có tội không vậy nếu em niệm phật thì sẽ niệm
Nam mô a di đà phật hay niệm A di đà phật vậy làm sao có thể hết cái tội của mình vậy a
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Diễm Hương !
Thay vì suy nghĩ những chuyện lung tung không hay thì bạn hãy niệm Phật đi.Có thể niệm thầm trong đầu bất cứ lúc nào,bất cứ nơi đâu
Niệm Nam mô A DI ĐÀ PHẬT, hay A DI ĐÀ PHẬT đều được,niệm thêm chữ Nam mô thì cung kính hơn.
Niệm Phật tiêu trừ nghiệp chướng, niệm Phật rất tốt,hãy niệm Phật đi nhé bạn !
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diễm Hương,
Niệm Phật chẳng thể hết tội nếu tâm tạo tội của bạn không tiêu trừ. Tâm tạo tội là tâm gì? Tham, sân, si, phân biệt, chấp trước. Khi niệm Phật mà tâm này dấy khởi bạn không tìm cách hoá giải chúng kịp thời, thì càng niệm càng nhiều tội. Bởi tội cũ, tội mới sẽ thêm chất chồng. Do vậy niệm Phật là tâm phải xa lìa điều ác, nguyện chuyên làm việc lành và thường giữ tâm thanh tịnh. Đó mới thực là bạn đang niệm Phật.
TN
A Di Đà Phật.
TN: “Khi niệm Phật mà tâm này dấy khởi bạn không tìm cách hoá giải chúng kịp thời, thì càng niệm càng nhiều tội.”
HT xin mạn phép hỏi huynh TN: “[1]tâm này dấy khởi và [2]tâm tìm cách hoá giải chúng kịp thời có khác biệt hay sao?”
Ngoài niệm Phật ra cả hai [1]+[2] cũng là một tâm niệm khác. Phàm phu chúng ta thật sự có thể thường giữ tâm thanh tịnh hay sao huynh TN?
—————————-
74. Có người hỏi rằng: Nhật-khóa xưng-danh sáu vạn, mười vạn lần mà chẳng như-pháp; do với xưng-danh hai vạn, ba vạn lần mà như-pháp. Bên nào tốt hơn?
Ngài đáp: Hạng phàm-phu loạn tưởng xưng danh ít lần mà như-pháp tu hành, sự thực rất là khó. Chẳng bằng nhật-khóa xưng-danh cho nhiều. Chỗ trọng-yếu của xưng-danh là để tâm-niệm tương-tục, Niệm-Phật không ngớt miệng là đủ, cần gì phải cho là như-pháp hay chẳng như-pháp ư!
79. Một đệ-tử hỏi: Nếu trí-tuệ là cần yếu để vãng-sinh, con nguyện cần-mẫn theo thầy học. Còn nếu chỉ cần xưng-danh là đủ thì không mong gì khác. Xin Thầy từ-bi khai-thị cho, con sẽ tuyệt-đối vâng theo như lời Phật dạy vậy.
Ngài đáp: Chánh-nghiệp Vãng-sinh thì trọng-yếu là xưng-danh. Rõ ràng là chẳng phân-biệt có trí-huệ hay không có trí-huệ, cần gì phải học hành cho lắm! Chi bằng cứ lo Niệm-Phật, thì sẽ mau được vãng-sinh Tịnh-Độ, gặp mặt thánh-chúng, được nghe pháp-môn. Hơn nữa cõi kia trang nghiêm, ngày đêm thuyết pháp sâu xa, do đó sẽ tự nhiên khai phát thắng-giải mà chứng Vô-Sinh-Nhẫn. Nếu chưa biết ý-nghĩa của Niệm-Phật vãng-sinh thì học cho biết, đơn sơ là đủ. Nếu ham học rộng, biết bao nhiêu cho cùng. Hãy siêng năng Niệm-Phật là hơn cả.”
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
*** Nam Mô A Di Đà Phật ***
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi HT,
* “[1]tâm này dấy khởi và [2]tâm tìm cách hoá giải chúng kịp thời có khác biệt hay sao?”
Khác mà chẳng khác. Khác vì còn tâm đối đãi giữa khởi và không khởi; Chẳng khác bởi khởi hay không khởi đều là cảnh giới biến hiện từ chân tâm, nhưng vì lầm chấp để các căn đeo đuổi sự sanh diệt của cảnh trần nên coi đó là thật. Chẳng bám chấp cái thật hư huyễn đó thì lấy gì để dấy khởi?
VD: Một ly nước trong, nếu không thả bụi đất tất nó chẳng thể ngầu đục. Muốn nó chẳng ngầu đục thì chả cần lăng xăng mà để nó tự lắng xuống. Ly nước trong dụ cho chân tâm; bụi đất dụ cảnh trần cấu nhiễm. Sai lầm của chúng ta là cứ lăng xăng tìm cách triệt phá cảnh trần, nhưng cảnh trần vốn dĩ là vậy, vì chấp cái vốn dĩ đó nên cứ phải lăng xăng đối phó nó. Lăng xăng của cảnh trần+lăng xăng của tâm chấp cảnh=loạn tâm.
* Ngoài niệm Phật ra cả hai [1]+[2] cũng là một tâm niệm khác. Phàm phu chúng ta thật sự có thể thường giữ tâm thanh tịnh hay sao huynh TN?
HT thỉnh thoảng cũng thường hay trích dẫn lời Phật: Không làm các việc ác, chỉ làm các việc lành, giữ tâm mình thanh tịnh.
Tại sao phải giữ nếu như nó đã tịnh? Phàm phu=bất tịnh. Muốn thay đổi bất tịnh (không còn là phàm phu) tất phải tìm cách chuyển hoá. Niệm Phật là pháp để chuyển hoá. Thường niệm Phật=thường chuyển hoá. Chúng ta phải cẩn trọng với ý niệm: thường niệm Phật là chỉ cần niệm 6 hay 4 câu hồng danh mọi thời là đủ; trái lại là thường phải luôn nhớ nghĩ đến lời Phật dạy: bỏ ác, hành thiện, giữ tâm thanh tịnh. Còn nếu cứ bám chấp: tôi là phàm phu nên tôi phải sống như người phàm=hàng ngày tiếp tục quậy cho ly nước thêm đục.
Phật cũng là phàm phu như chúng ta, nhưng nhờ không ngừng chuyển hoá tâm phàm nên phàm phu đã thành Phật. Chúng ta vô thỉ tới nay là phàm phu, đời này nhờ chút phước báu gặp pháp niệm Phật nhưng nếu không chịu chuyển hoá tâm phàm, lấy nhân gì để về cõi Phật? Chúng ta chớ nên khởi nghĩ: tôi chỉ cần nương vào 6 hay 4 câu hồng danh A DI ĐÀ PHẬT, khi xả báo thân là tôi sẽ về cõi Phật. Điều này chỉ đúng cho hàng thượng thượng căn và hạ hạ căn, bởi hai hạng này tâm không có sự phân biệt, chấp trước. Phân biệt, chấp trước=phiền não, bất tịnh. Còn chúng ta? Hễ khởi động niệm là có hay-dở, cao-thấp, ta-người, thật-giả…đem cái tâm này, giữ chặt nó để niệm Phật mà cầu về cõi Phật đó là tịnh hay bất tịnh?
Nhiều người lắm thường hay lý luận: tôi là phàm phu mà, bảo tôi hành theo hạnh bậc Thánh, làm sao tôi làm nổi? Nếu chúng ta phát tâm tu đạo để giải thoát mà luôn thường trực câu nói này, đồng nghĩa chúng ta vẫn kiên định tâm tạo nghiệp, tâm luân hồi. Bởi chỉ phàm phu mới tạo nghiệp. Nuôi tâm tạo nghiệp này mà hy vọng về chốn Chư Thượng thiện nhân câu hội nhất xứ=mê trong mê, vọng trong vọng.
TN hy vọng chúng ta phải thường cảnh giác.
TN
Nam mô a di đà phật
Cám ơn Thiện Nhân va Nguyễn Vân cho tôi lời khuyên nhưng tôi không nghĩ ra làm sao hay phương pháp nào giúp lòng tôi được thanh tịnh,muốn giải trừ nghiệp và muốn niệm phật cho quên giúp tôi được không
Chào bạn Hương,
Hai vị TN và NV đều đã chỉ bạn phương pháp cho lòng được thanh tịnh rồi đó. Tuy nhiên có lẽ hơi ngắn gọn một chút nên bạn chưa nhận ra. Từ bây giờ, khi nào bạn rảnh thì hãy cứ niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Ngoài ra ngay lúc bạn nhận ra mình đang nghĩ lung tung thì ngay lúc đó niệm liền câu Phật hiệu. Khi niệm Phật bạn cần chú tâm nghe cho rõ từng tiếng Phật hiệu thì tâm sẽ mau thanh tịnh. Thời gian đầu có thể bạn vẫn cứ nghĩ lung tung những điều không tốt, có khi bạn còn thấy mình nghĩ lung tung nhiều hơn lúc chưa niệm Phật, tuy vậy bạn đừng nản chí, cứ kiên trì niệm hoài, một thời gian sau bạn sẽ thấy hiệu quả. Câu Phật hiệu chứa vô lượng công đức, mau chóng giúp tâm người niệm thanh tịnh, chỉ cần bạn chú tâm, cung kính, niệm thật nhiều thì tất sẽ được.
Chúc bạn tu học tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Diễm Hương,
Mình xin góp thêm vài ý. Trong quá trình tu tập, chúng ta nên nghe Pháp cho nhiều, bên cạnh việc hành trì Tụng Kinh, niệm Phật. Nếu có điều kiện thời gian, bạn nên nghe giảng của HT Tịnh Không cùng các Thầy Cao Tăng khác, các Ngài thường giảng giải rõ về vấn đề này. Làm thế nào để tâm được thanh tịnh, để niệm Phật được đắc lực?
Nói chung để có tâm thanh tịnh an ổn thì chúng ta phải tập Buông xả, loại bỏ bớt những thứ không cần thiết trong đầu, buông xả càng tốt thì tâm càng yên vui. Thay thế chúng bằng câu Phật hiệu luôn thường trực trong tâm. Như thế đích thực là tu đấy. Vấn đề là làm sao buông xả được? Thì cứ thử hỏi, một khi chúng ta còn tình chấp sâu nặng với chúng, quá coi trọng chúng thì làm sao chúng ta buông xuống cho được? Thế thì bạn đã biết vấn đề của bạn rồi đấy. Mục tiêu của chúng ta là tu tập để về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, chẳng phải ở thế gian này. Thế nên những gì ở thế gian này đừng nên quá chấp chước sâu nặng, tùy duyên mà sống, tu tập đặng cầu giải thoát.
“Người học đạo nặng đạo niệm một phần, sẽ nhẹ phàm tình một phần”. Hãy dành thời gian tâm trí để tích lũy Tịnh Nghiệp của mình – hành trì, niệm Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi Bạn Diễm Hương,
Mong bạn hoan hỉ thử thực hành theo phương pháp TN hướng dẫn dưới đây:
PHƯƠNG PHÁP NHIẾP TÂM NIỆM PHẬT MỌI THỜI KHẮC
Niệm Phật là pháp dễ hành, khó tin. Dễ hành bởi ai cũng có thể niệm được cả. Vì quá dễ nên ít người thực tin tưởng, đó là nói về lý, nhưng chỉ khi nào chúng ta phát tâm chân chánh đi vào hành trì pháp Niệm Phật, chúng ta mới thấy: Niệm Phật không phải dễ, sở dĩ chúng ta cho là dễ bởi chúng ta mới chỉ biết niệm suông bằng miệng còn tâm (ý) thường là khởi tán loạn. Cũng vì thế dẫu thường ngày niệm Phật mà lợi lạc không được là bao: Tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt chấp trước vẫn trùng trùng dấy khởi.
Làm cách nào để giúp chúng ta thường nhiếp tâm niệm Phật trong mọi thời khắc? Đây là điều mà người Phát tâm niệm Phật và niệm Phật Nguyện Vãng Sanh TỊNH ĐỘ không thể không đặt ra.
Cách Nhiếp Tâm Trong Ngày:
1. BUỔI TỐI:
Trước khi ngủ, nằm thả lỏng toàn thân (nếu có thể) chắp hay tai trước ngực, thầm (trong tâm) phát nguyện vãng sanh:
Quy Mạng Lễ A Di Đà Phật
Ở Phương Tây Thế Giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin Đức Từ Bi tiếp độ
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật (3 lần)
Kế đó thầm niệm hồng danh A Di Đà Phật cho tới khi ngủ thì thôi. Nếu vô tình thức giấc hay gặp mộng, phải khởi tâm niệm ngay hồng danh A Di Đà Phật để thoát ra khỏi những cảnh giới đó. Trường hợp bị mất ngủ hoặc mất ngủ thâm niên, chớ nên vọng cầu muốn ngủ được, trái lại nằm yên vị, thả lỏng toàn thân, nhiếp tâm niệm A Di Đà Phật cho tới sáng.
2. BUỔI SÁNG SỚM:
Khi chuông báo thức, thông thường nếu ngủ trong chánh niệm, khi chuông reo sẽ không bị giật mình. Vì thế khi nghe chuông, chỉ cần nhẹ nhàng tắt chuông, kế đó nằm nguyên vị, chắp tay, niệm 10 lần hồng danh: Nam Mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật đều được cả. Kế đó mới từ từ ngồi dậy và tiếp tục thầm niệm A Di Đà Phật. Khi làm vệ sinh buổi sáng phải giữ nguyên tâm chánh niệm này, nghĩa là tâm vẫn thường thầm niệm A Di Đà Phật, và giữ chánh niệm cho tới thời công phu buổi sớm. Ngược lại, nếu không nhiếp tâm niệm A Di Đà Phật, mọi thứ cảnh giới sẽ ập vào trong tâm và khiến tâm sanh tán loạn.
3. TỪ NHÀ TỚI TRƯỜNG – CÔNG SỞ – NƠI LÀM ĂN – BUÔN BÁN:
Thông thường là chỉ khi ngồi công phu chúng ta mới chịu nhiếp tâm một chỗ, nhưng đó là nói về lý. Thực tế khi đi vào sự (thực hành) thì nhiều khi thân đối trước bàn thờ Phật, miệng tụng kinh, niệm Phật nhưng tâm lại tơ tưởng, tán loạn ở một nơi nào khác hoặc bị công việc trong một ngày mới chi phối. Vì thế khi công phu sáng hay khuya, chúng ta đều phải ráng luôn nhiếp tâm niệm Phật để tâm chánh niệm.
Khi kết thúc thời công phu, tâm lý chung là chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ buổi sớm và để tâm tứ tán với mọi thứ động loạn. Đó là sai, bởi ngay lúc tâm tứ tán đó khởi lên, đồng nghĩa đã triệt phá hết phần công đức chúng ta vừa thực hành. Vì thế, ngay khi kết thúc công phu, rời bồ đoàn, chúng ta cũng phải tiếp tục nhiếp tâm niệm Phật cho tới khi ra khỏi nhà, và tiếp tục niệm Phật cho tới khi tới trường, sở, nơi làm ăn…
4. NIỆM PHẬT KHI LÀM VIỆC:
Niệm được Phật khi làm việc là điều khó bởi nếu không khéo thì công việc sẽ bị ách tách và thiệt hại. Do vậy chúng ta phải khéo quán chiếu và phân định:
A. Nếu công việc cần sự tập trung, tính toán cao độ: chúng ta chỉ cần tập trung vào công việc, bởi khi tâm nhiếp vào công việc, đồng nghĩa sẽ không sanh tán loạn và cũng đồng nghĩa chúng ta đang niệm Phật. Tâm không tán loạn=Niệm Phật.
B. Nếu công việc không cần tập trung cao độ, xung quanh có nhiều loạn động thì chúng ta có thể khéo léo kết hợp vừa làm việc vừa thầm nhiếp tâm để niệm Phật.
Lợi lạc: Khi chú tâm vào công việc hoặc vừa làm vừa niệm Phật được tâm chúng ta sẽ gom về một nơi, không bị các loạn động xung quanh quấy nhiễu, vì thế công việc sẽ luôn trôi chảy; trí tuệ sẽ luôn sáng suốt, hiệu lực công việc sẽ cao hơn so với khi chúng ta tán tâm làm việc.
Việc nhiếp tâm niệm Phật có thể áp dụng trong giờ nghỉ giải lao hay ăn trưa…
5. KẾT THÚC CÔNG VIỆC:
Trước khi rời khỏi trường, sở hay nơi làm ăn, buôn bán… chúng ta ráng nhiếp tâm, niệm A Di Đà Phật 10 lần và hồi hướng công đức tận hư không biến pháp giới và cho nơi chúng ta học tập, làm việc, nguyện cho mọi chúng sanh đồng sanh về Cực Lạc. Kế đó nhiếp tâm niệm Phật cho tới khi về nhà.
6. CÔNG PHU KHUYA:
Khi về nhà, những chuyện sinh hoạt trong gia đình thường hay chi phối tâm của chúng ta, vì thế nếu không khéo, tất thảy những công đức nhiếp tâm từ sáng tới tối sẽ bị phá huỷ. Do vậy trước khi đi ngủ, việc thực hành Công Phu Khuya (tối thiểu 20-30 phút) là điều tối quan trọng. Quan trọng hơn cả là sau thời công phu (đi ngủ) chúng ta phải tiếp tục nhiếp tâm niệm Phật để tạo động lực – hành trình chánh niệm cho một ngày mới…
Niệm Phật là khó – khó ở niềm Tin, chí Nguyện, ở sự cần mẫn và nhiếp tâm để thực Hành. Vì thế để cuộc sống tâm linh và gia đạo thường an lạc mỗi chúng ta phải tự dấn thân và chăm chỉ thực hành không ngơi nghỉ…
Nguyện chúc các bạn tìm được sự chánh niệm và niềm hỉ lạc khi niệm Phật.
TN
Cám ơn mọi người chỉ dạy em sẽ thực hành theo nhữg gì mọi người dạy,e chân thành cám ơn các anh có gì không biết xin chỉ dạy thêm
Thưa các thầy cho em hỏi giải đáp ở trên ở câu .Trước khi đi ngủ việc thực hành Công Phu Khuya (tối thiểu 20-30 phút) là điều quan trọng.Quan trọng hơn cả sau thời công phu(đi ngủ) là sao niệm như thế nào gọi la Công Phu Khuya (20-30 phút) vậy hãy cho em biết thêm về ý nghĩa của câu đó
A Di Đà Phật
Gửi bạn Diễm Hương,
“Công phu khuya” là ý nói việc thực hành niệm Phật vào mỗi tối trước khi ngủ. Sở dĩ gọi là công phu bởi đó là sự tinh tấn không mỏi mệt diễn ra mỗi thời, mỗi khắc trong ngày. Sự huân đúc lâu ngày sẽ tạo thành một năng lực niệm Phật. Điều này phải trải qua thời gian hành trì bạn sẽ tự chiêm nghiệm.
Chúc bạn thường tinh tấn.
TN
Thưa thầy em làm hay niệm phật mỗi buổi sáng 10 lần va buổi chiều khi trước khi tan sở niệm 10 như những lúc em quên hay gấp rút mà quên liệu có tội không vậy thầy
Chỉ là quên thôi mà,ko cần phải lo lắng chuyện tội hay ko tội.
Cố gắng thường nhớ niệm Phật là đc.
Dạ em cám ơn A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Thưa quý thầy, con tên là Hiếu. Hiện tại con phiền não vô cùng về bố mẹ con. Bố mẹ con từ trước đến nay sống không hạnh phúc. Con 23 tuổi, cũng là 23 năm mẹ con chịu khổ cực. Cứ mỗi lần nhậu say về là bố lại kiếm chuyện mắng chửi, có khi bố nóng giận lại đập phá đồ đạc trong nhà và nhiều khi tự làm bản thân bị thương. Như vừa rồi dùng tay đập bể kính chảy máu lại đỗ lỗi cho mẹ vì mẹ chọc ông ấy tức điên. Con rất sợ khi mẹ chịu không được viết đơn ly dị thì ông ấy sẽ làm hại mẹ con.
Mong quý thầy chỉ con phương pháp tụng niệm hay câu chú nào có thể giúp bố mẹ giải trừ nghiệp chướng. Con cảm ơn thầy.
A Di Đà Phật
Gửi Thanh Hiếu!
Xin thứ lỗi cho câu hỏi này: cha mẹ bạn đã từng phá bỏ thai nhi không? Bởi vì nếu là nghiệp báo của phá bỏ thai nhi khiến gia đình tan vỡ thì phải cần sám hối với thai nhi, siêu độ cho thai nhi đã bị phá bỏ thì mới mong thay đổi được tình hình.
Nếu cha/mẹ bạn không từng phá bỏ thai nhi, thì đây là vòng oan oan tương báo của cha mẹ, gia đình bạn. Có câu “đừng thêm dầu vào lửa” dẫu cha bạn có “say sưa” có dùng lời lẽ khó nghe thì trong lúc “tức điên” ấy, tốt nhất khuyên mẹ không nên lời qua tiếng lại với cha, nên nhẹ nhàng góp ý trong lúc thuận thã vậy.
Bạn nên cố gắng khuyên mẹ lập hai thời khoá sáng- tối mà niệm thánh hiệu A Di Đà Phật. A Di Đà Phật chứa vô lượng vô biên công đức, do đó niệm Phật A Di Đà là phương cách tiêu trừ và hóa giải nghiệp nhanh nhất. Bản thân bạn cũng nên niệm A Di Đà Phật theo hai thời sáng tối. Niệm xong đọc bài hồi hướng:
Nguyện đem công đức này
Trang nghiệm Phật Tịnh độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Xin hồi hướng cho oan gia trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp cũng như hiện tại hữu hình và vô hình
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát Bồ đề tâm
Hết một báo thân này
Đều sanh về Tịnh độ.
Ngoài ra gia đình bạn nên làm các việc công đức, đặc biệt là phóng sanh, có thể mỗi tháng tích góp vài trăm nghìn mà thực hành phóng sanh thả vật, không nhất thiết phải dùng khoản tiền lớn.
Nếu còn gì chưa rõ bạn cứ tiếp tục phúc đáp nhé!
_()_
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Chẳng giấu gì Mỹ Diệp, Thanh Hiếu có nghe kể là sau khi Hiếu được vài tuổi thì mẹ có mang thai nhưng vì nghèo khó, bố đã bắt mẹ phải phá thai. Rồi sau đó mẹ đi cầu hồn và biết được đó là vong của bé trai, sau đó mẹ rước về và thờ trên trang nhỏ. Hiếu có nghe nói, vong nhi sau khi chết sẽ lên cõi trời, trai thì gọi là cậu trạng, gái thì gọi là công chúa. Không biết như vậy là đúng hay sai. Nếu như là sai thì ắt hẳn là vong còn vất vưởng chưa siêu thoát hay sao?
Hiếu có thể thay mẹ mà tụng kinh sám hối với thai nhi được không? Hiếu cũng biết là mẹ đang trả nghiệp hoặc kiếp trước hoặc kiếp này đã gieo nhưng hiện giờ nói mẹ tụng kinh sám hối e là khó. Trước đây mẹ đã từng đi tu 4 năm rồi hoàn tục lấy chồng dù đã được vị sư cô khuyên là không nên đi tu chỉ nên ở lại chùa mà làm công quả về sau sẽ được phước. mẹ vốn là người ngang bướng nên bất chấp. Bây giờ hậu quả ập xuống. Mẹ cũng có nói là nghiệp mẹ gieo thì mẹ chịu nhưng mẹ chỉ tin lời thầy bói nói thôi, lời Hiếu nói sợ là mẹ không nghe theo.
A Di Đà Phật
Bạn Thanh Hiếu!
*Ý kiến cho rằng hồn nhi bị phá thai được thăng lên cõi trời đó là bịa đặt. Để rõ về nghi vấn này bạn hãy vào link
1) http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/05/bao-ung-pha-thai-va-tre-con-thanh-thac-oan-khoc/
2) http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/06/phuong-cach-sam-hoi-cho-nhung-nguoi-me-pha-thai/
Link 2 là cách sám hối, cũng là cách siêu độ cho vong nhi. Bạn hãy cố gắng mà (thay mẹ) niệm thánh hiệu A Di Đà Phật và đọc Kinh Địa Tạng hồi hướng cho vong nhi (em trai) nhé.
*Nghiệp ai tạo, người ấy nhận quả; bạn không thể gánh thay cũng như sám hối thay mẹ; do vậy 2 từ “thay mẹ” ở trên MD cho vào dấu ngoặc đơn “()” là ý bạn có thể thay mẹ mà cố gắng niệm Phật, tụng Kinh làm việc phước thiện hồi hướng cho vong nhi sớm siêu thoát. Một khi vong nhi siêu thoát rồi, có lẽ những đau khổ vô hình xung quanh cuộc sống gia đình bạn sẽ phần nào được hóa giải.
Mẹ không tin bạn nói về Pháp Phật, chỉ tin lời thầy bói; phận làm con, chúng ta hãy từ từ mà khuyên giải, chớ nên chỉ trích thẳng thắng mà khiến mẹ càng lánh xa ánh sánh Chánh Pháp, lún sâu vào tà đạo. Trước hết hãy làm tròn bổn phận của một người con, chăm lo hiếu dưỡng chu đáo. Ngày ngày niệm Phật, tụng Kinh cầu Tam bảo gia hộ cho mẹ nghiệp chướng tiêu trừ, tin sâu Phật pháp. Tất nhiên, mọi vấn đề không thể được giải quyết trong ngày một ngày hai mà cần có sự kiên trì.
Cố gắng!
_()_
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật!
Xin cảm ơn Mỹ Diệp.
Thanh Hiếu hãy khuyên mẹ niệm Phật,sám hối,làm các việc thiện ,nhớ hồi hướng cho bố nữa. Vì có thể kiếp trước mẹ bạn nợ bố nên kiếp này mới khổ như vậy. Nợ thì phải trả,trả hết nợ rồi thì hết khổ.
Bạn cũng đừng oán trách bố nữa,vì như đã nói,có thể kiếp trước mẹ bạn nợ bố,hơn nữa bố cũng là ng sinh thành & có công nuôi dưỡng bạn.
A Di Đà Phật.
Dạ, Thanh Hiếu cũng có hiểu gieo nhân thì phải gặt quả. Thanh Hiếu không sanh lòng oán giận bố mà cảm thấy thương cảm cho bố mẹ. Mẹ Thanh Hiếu trước khi lấy chồng đã từng đi tu rồi hoàn tục. Số kiếp long đong, lận đận.
Thanh Hiếu thấy tình hình hiện giờ mà khuyên bố mẹ niệm Phật, sám hối thì hơi khó. Thanh Hiếu chỉ biết niệm Phật cầu mong cho mẹ được giảm bớt nghiệp chướng, cầu mong cho bố bớt nóng tính.
A di đà phật,
Kính thưa Thầy,
Con đã từng bỏ thai nhi, không biết có phải do vì vậy mà con thấy cuộc sống của mình vô cùng khổ, con luôn thấy khổ trong tâm vì chồng con luôn gây ra những chuyện khiến con đau buồn và mỗi khi có chuyện gì thì chỉ nghĩ tới việc tự tử. Con không giận chộng mình, chỉ thấy thương và luôn nghĩ rằng do mình đã gây ra nghiệp nên con và cả chông con đã và đang phải trả nghiệp. Con xin Thầy chỉ bảo giúp con nên tụng kinh như thế nào để giảm bớt nghiệp chướng cho chính bản thân con và chồng con.
Thêm một việc nữa, mẹ của con rất đau yếu, bà mắc nhiều bệnh và luôn trong tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, con luôn mong giúp cho mẹ con được mạnh khoẻ nhưng con không biết nên làm thế nào ngoài việc chăm lo cơm nước hàng ngày cho mẹ con. Con kính mong Thầy giúp đỡ, chỉ bảo giúp con. Con xin cảm ơn Thầy.
Con Thanh – Hiệu Diệu Cao
A Di Đà Phật
Gửi bạn Thanh!
Khá khen cho bạn dù chồng có gây đau khổ cũng không hề oán hận chồng, lại nhận biết đấy chính là nghiệp báo của mình đã từng gây. Giả như không hiểu, sinh tâm oán trời, trách đời, vợ chồng kình cãi thì nghiệp càng chòng chất vậy. Tuy nhiên song song với sự nhận thức trên, không phải là sự nghĩ quẩn, mà phải tìm mọi cách để hóa giải nghiệp đã tạo. Nên nhớ cho dù cuộc sống có dồn ta đến chân tường cũng không được nghĩ đến cái chết; bởi chết là chúng ta mất đi cơ hội học tập pháp Phật đặng giải thoát, hơn thế nữa vì tội hủy hoại thân mạng mà phải chịu khổ hình địa ngục không hạn kỳ, thử hỏi cái khổ hỷ-nộ-ái-ố ở đây so với cái thống khổ không ngừng nghỉ không có ngày ra ở địa ngục thì có đáng gì. Địa ngục vào dễ, khó ra; cần trân quý cái mạng này, lợi dụng nó mà tu hành để thoát khỏi tam ác đạo đang chờ mà được siêu sanh.
Bạn hãy vào link http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/06/phuong-cach-sam-hoi-cho-nhung-nguoi-me-pha-thai/ đọc và thực hành nhé. Ngoài ra mọi thời nên tranh thủ mà niệm thánh hiệu A Di Đà Phật, cầu cho bản thân và tất cả chúng sanh đều giải thoát về Tịnh thổ. Bạn hãy khuyên nhủ mẹ thành tâm niệm A Di Đà Phật hồi hướng vãng Tây Phương Cực Lạc, như vậy bạn là một người con đại hiếu, hiếu dưỡng lẫn hiếu đạo vẹn toàn.
Chúc bạn sớm giác ngộ Pháp phật, lấy Tịnh độ làm nền tảng tu học, sớm ngày giải thoát.
_()_
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Thanh !
Việc bạn đã từng bỏ thai,đó có thể là nguyên nhân khiến cuộc sống của bạn khổ như bây giờ,vì cũng đã có nhiều trường hợp phá thai,sau đó Vong thai vì oán hận nên đã đeo bám,phá phách,khiến cuộc sống của người mẹ gặp nhiều trắc trở.
Để sám hối với thai nhi đã bị phá bỏ đó,vợ chồng bạn tham khảo 2 bài sau :
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/04/bai-sam-hoi-voi-thai-nhi/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/06/phuong-cach-sam-hoi-cho-nhung-nguoi-me-pha-thai/
Tích cực làm các việc thiện : niệm Phật,cúng dàng Tam Bảo,khuyên bảo người khác không phá thai, phóng sinh thật nhiều,làm từ thiện,ấn tống Kinh Sách,có thời gian thì đến Chùa làm công quả…Hồi hướng cho thai nhi đã bị phá bỏ,hồi hướng cho chồng bạn,cho tất cả oan gia trái chủ của bạn…
Nguyện con và các vị oan gia trái chủ của bạn cùng buông bỏ oán hận ,cùng niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc…
Cứ tích cực thành tâm sám hối,hành thiện ,1 thời gian sau mọi chuyện sẽ dần chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Về việc mẹ bạn đau yếu,có thể do Nhân hay sát sinh từ trong quá khứ.
Cuối mỗi ngày hành thiện như trên,bạn cũng hồi hướng tới mẹ và oan gia trái chủ của mẹ nữa.
Bạn cũng nên khuyên mẹ niệm Phật,thường ăn chay,thường đi lễ Chùa,và hành các việc thiện (nếu đủ sức khỏe),hồi hướng cho oan gia trái chủ của bà.
Nếu tự mẹ bạn làm được các việc đó để hồi hướng thì sẽ hiệu quả hơn.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Con chào các Thầy.
Các Thầy cho con xin trình bày một việc như sau ạ.
Con trai con nay được 20 tháng tuổi. Cháu bệnh từ lúc 2 tháng tuổi đến nay mặc dù đã chữa trị đông y tây vẫn chưa thuyên giảm.
Con đi chùa xin xăm về bổn mạng cho con trai thì quẻ xăm số 21. Xăm đáng rằng con trai con do nghiệp kiếp trước nên kiếp này phải mang bệnh như vậy.cos chữa trị cũng không khỏi chỉ có 1 cách duy nhất là cầu kinh niệm phật.
Vậy các thầy cho con hỏi con cần phải làm thế nào để câuc bình an cho con trai con. (Con đã ký bán cho ông ở chùa. Đã viết tên con gửi 10 cảnh chùa)
Giờ con muốn niệm phật cầu bình an cho con thì con niệm phật gì và niệm như thế nào cho đúng.
Con xin các thầy chỉ giúp cho con được không ạ.
A Di Đà Phật.
A di đà phật
Con chào thầy
Con cũng vừa đi xem bảo 4 hay 3 đời trược cụ tạo nghiệp nên bây giờ nghiệp chướng nên bố con , người ta bảo 3 đến 4 năm nay bố con bắt đầu hư hỏng không ngoan như ngày trước nữa bây giờ hết cách rồi , bây giờ chỉ có làm lễ để giải để sẽ không bị nên đứa em của con ,hiện tại con rất lo sợ cho bố , và em không biết phải kafm thế nào , mong thầy dẫn dắt chỉ cho con một lời khuyên ,phải làm gì cho đúng , nên làm thế nào ạ
Mong thầy giúp đỡ
Nam mô A di đà phật
A Di Đà Phật!
Con chào các thầy
con năm nay 29t là nam giới, chưa lập gia đình,, 28 năm sống khỏe mạnh không bệnh tật,tâm tính lương thiện tốt nhưng tính khí con nóng nảy,bồng bột,hành động không suy nghĩ,đến năm nay con phát hiện nhiều bệnh đổ dồn về một lúc, bệnh tim mạch, bệnh tiết niệu, bệnh xương khớp, do con ủ bệnh lâu ngày đến nay phác tác làm cho tâm trí hoang mang sức khỏe syp sụp, chìm trong đau đớn, bệnh hoạn, con đã đi chữa ở viện lớn thuốc men nhiều tháng nhưng không khỏi,giờ con chỉ biết nương nhờ Phật pháp từ bi. con tự thiết nghĩ bệnh tật của con là do nghiệp xấu trong quá khứ con tạo ra trong đời trước hoặc đời này,nay con xin thành tâm sám hối, năng làm việc thiện,đoạn tuyệt việc ác,tạo phúc giúp đời. từ bỏ tham sân si, phóng sinh niệm phật, thì nghiệp bệnh của con có được tiêu trừ giảm nhẹ không, xin các thầy cô mở lòng từ bi giải đáp giùm con,con xin trân thành cảm ơn nhiều ạ.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Cách Giải Nghiệp Bệnh,
*28 năm sống khỏe mạnh không bệnh tật,tâm tính lương thiện tốt:
Phật nói: Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, hiện tại không ngừng sanh diệt. Bạn 28 tuổi khoẻ mạnh, không tật bệnh, tâm tính lương thiện tốt nhưng đó đã là quá khứ rồi, đơn giản nay bạn đã 29 tuổi và đang mắc đủ thứ bệnh đó là hiện tại không ngừng sanh diệt. Còn tương lai, 30 tuổi bạn có biết điều gì đang chờ bạn không? Chắc chắn là chẳng thể biết. Nhưng có một điều bạn có thể nhận ra: “Tính khí con nóng nảy, bồng bột, hành động không suy nghĩ” chính là nhân để sanh ra bệnh và khiến cho bệnh trên thân của bạn không thể tiến triển tốt đẹp.
* Con đã đi chữa ở viện lớn thuốc men nhiều tháng nhưng không khỏi, giờ con chỉ biết nương nhờ Phật pháp từ bi.
Bạn nhận diện sự việc rất chuẩn xác. Bệnh trên thân mà thuốc thang không thể trị khỏi, thì đó là nghiệp bệnh. Nghiệp bệnh từ đâu sanh? Từ tham, sân, si khởi sanh. Phật pháp không chỉ từ bi mà còn là trí tuệ. Muối diệt tham chúng ta phải năng hành bố thí; muốn diệt sân chúng ta phải tập trải tâm từ bi; muốn diệt ngu si chúng ta phải thường năng trừ tham và sân. Lý do? vì ngu si là nhân của tham, sân. Ngu si nên chúng ta thường xa lìa Bát chánh Đạo:
Chính kiến: Hiểu biết đúng đắn
Chính tư duy: Suy nghĩ chân chính.
Chính nghiệp: Hành động chân chính không làm viêc giả dối.
Chính ngữ: Lời nói chân chính trung thực.
Chính mạng: Sống chân chính, không tham lam, vụ lợi xa rời nhân nghĩa.
Chính tinh tấn: Cố gắng nổ lực chân chính.
Chính niệm: Suy niệm chân chính.
Chính định: Kiên định tập trung tâm tư vào con đường chân chính không để bất cứ điều gì lay chuyển làm thoái chí, phân tâm.
Do vậy để chuyển hoá những nghiệp nạn này chúng ta không con con đường nào khác, ngoài việc nương theo 8 điều chân chánh mà Phật chỉ dạy trên.
*con tự thiết nghĩ bệnh tật của con là do nghiệp xấu trong quá khứ con tạo ra trong đời trước hoặc đời này, nay con xin thành tâm sám hối, năng làm việc thiện,đoạn tuyệt việc ác,tạo phúc giúp đời. từ bỏ tham sân si, phóng sinh niệm phật, thì nghiệp bệnh của con có được tiêu trừ giảm nhẹ không?
Nghiệp xấu là những gì điều này bạn phải tỉ mỉ tư duy thì mới hoá giải tận gốc được. Ví dụ: bệnh tim mạch phần lớn là do áp lực sống quá tải: bạn quá lao tâm vào mọi sự trong đời, kế đến quá nương chấp vào những sự đó mà không chịu buông xả. Sự tích tụ những phiền não trong tâm mà không được chuyển hoá sẽ tạo thành những năng lượng xấu, tụ lại nơi tim bạn. TN lấy một pháp nhỏ để bạn quán chiếu: ngày mai bạn có một cuộc hẹn tổ chức Party. Lẽ đời cuộc vui nào rồi cũng tàn, biết vậy nhưng cả ngày hôm nay, thậm chí cả đêm bạn hồi hộp, lo âu cho cuộc hẹn ngày mai. Sự hồi hộp, lo âu này nhẹ sẽ khiến bạn mất ăn, mất ngủ, nặng sẽ khiến tim bạn luôn chộn rộn, thậm chí cảm thấy tức thở. Lý do, vì tim phải hoạt động quá mức. Lẽ thường tim chúng ta (ví dụ) đập khoảng 80 nhịp/phút, nhưng vì sự lo lắng hoặc hưng phấn quá độ, nay tim phải hoạt động gấp 2-3 lần bình thường, đương nhiên nó sẽ bị hư hoại tức thì. Cứ vậy mà suy, bệnh tim, ngoài dị tật bẩm sinh (nghiệp quả), phần lớn nguyên nhân đều do chúng ta bắt tim hoạt động quá sức. Căn bệnh này có khắc chế được không? Dĩ nhiên là có thể. Bằng cách nào? Ngoài việc uống thuốc trợ tim (chữ ngọn), bạn phải biết nhân gây tim não loạn là do tâm phiền não quá tải. Nay muốn trợ tim, ngoài uống thuốc, hàng ngày bạn phải điều chỉnh lại tư duy, quan điểm, lối sống sao cho thật lành mạnh, phù hợp với sức khoẻ, trí tuệ của bản thân. Kế đến là bạn phải bắt tay vào thực hành niệm Phật. Phật là gì? Là giác. A DI ĐÀ PHẬT là gì? là Vô Lượng Giác. Giác điều gì? Đời là bể khổ, nhân-quả thiện ác như bóng theo hình; đời là vô thường, nay còn, mai mất, là sanh, lão, bệnh, tử… khi quán chiếu được những điều này bạn sẽ thấy nếu mình tiếp tục lăn xả vào cuộc sống vô thường não loạn đó thì mình đã đang tự khiến mình khổ chứ chẳng phải ai khác. Nay muốn chuyển hoá cái khổ chỉ còn cách: bỏ ác, hành thiện: học ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, giữ giới, phóng sanh, bố thí… tất cả những điều này chính là sám hối chứ chẳng phải hàng ngày trì tụng Kinh Sám Hối mới là sám hối.
*Khi thân mắc bệnh sẽ thật khó tu lắm, bởi nó đòi hỏi người mắc bệnh cần phải nỗ lực vượt bậc mới có thể vượt qua được nỗi hoảng sợ của bệnh lý. Nhưng nó có một lợi thế: giúp cho bạn thấy rõ hơn của sanh, lão, bệnh, tử, thấy đời là vô thường và cũng từ đó mà bạn có ý chí hơn để vượt qua chúng. Một người không hoặc chưa mắc bệnh, niềm tin vào Phật pháp chưa chắc đã khởi, nhưng khi bạo bệnh ập đến, nó là nhân duyên tốt để quán chiếu cuộc đời vô thường mà tìm cách chuyển hoá nó. Pháp sư Tịnh Không thường nói: Người mắc bệnh hiểm nghèo mà chết, phần lớn do sợ hãi mà chết chứ ít người chết vì bệnh. Điều này suy xét tỉ mỉ chúng ta thấy đó là sự thật. Ai đó chưa mắc bệnh, chúng ta thấy họ rất vui tươi, yêu đời thậm chí còn kiêu mạn. Nhưng chỉ một cơn bạo bệnh nhỏ ập đến thôi, sự vui tươi, yêu đời, kiêu mạn kia lập tức biến mất, thế đó là sự rên la, nhăn nhó, khẩn cầu, van vái hết nơi này chốn nọ, mong sao cho mình khỏi bệnh. Khỏi để làm gì? để tiếp tục được như cũ? Cuộc đời có được vậy không? Chắn chắn không. Bởi nó luôn gắn liền với tiến trình: thành, trụ, hoại diệt. Nương chấp vào tiến trình này và cho đó là thật đó là mê. Sống trong mê mà mong an lạc là điều trái với lẽ thường, chưa nói trong đạo.
Thầy thuốc chỉ có thể giúp bạn trị bệnh không chết ngay, nhưng vĩnh viễn thì chẳng thể. Vì thế muốn chuyển hoá bệnh ngay lúc này bạn phải nhận diện thật rõ: bệnh từ đâu tới? Phương cách nào giúp bạn chuyển hoá? Được thế bạn sẽ không phải âu lo hay hoảng loạn cho thân bệnh của mình nữa, trái lại hoan hỉ để trả nghiệp. Làm được vậy dẫu thân bạn mang bệnh, nhưng tâm chẳng bệnh. Tâm không bệnh – bệnh trên thân tự sẽ chuyển hoá. Nhanh hay chậm, toàn phần hay từng phần phụ thuộc vào sự giác ngộ và tinh tấn của chính bạn.
Chúc bạn tỉnh giác và dũng mãnh tu đạo.
TN
Tui thường bị ma ám có khi nhập luôn vào người thì fải làm sao.
Tui có niệm Phat, có lạy sám hối ,cũng không thường xuyên lắm .
Mấy chục năm nay bệh chưa khỏi. Hỏi vậy tui phải làm sao. Đa tạ
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hồng N,
Bạn hoan hỉ đọc kỹ chia sẻ của TN sau để biết cách hoá giải nhé. Chúc bạn vững tin nơi chánh pháp.
Tham Khảo: Hoá Giải bệnh Vọng Tâm Ma Ám
TN
Kính thưa quý thầy.
Trước đây con có tín ngưỡng một Chùa. Nhưng nơi đó tu thì vừa có tu vừa có tăng và có ni. Ăn cơm chung, sinh hoạt chung. Nghỉ ngủ thì hai dãy nhà cách nhau. Nói chung là một công viên chùa. Con xin nói rõ là. Ăn cơm chung một khu vực , nhưng 2 dãy bàn đối diện, nam riêng nữ riêng. Con nghe người ta nói người tu mà sinh hoạt như vậy là chưa đúng, nên từ đó đến nay hơn 6 năm rồi con không lên chùa đó nữa. Và con cũng không còn tâm trí đâu nữa để mà ngồi thiền,ngồi theo pp chùa đó dạy.Vây con xin thưa quý thầy,con bỏ chùa đó như vậy có đúng hay là sai. Con xin một lời chỉ dạy
Chào bạn Hồng Nhi,
Chưa rõ đúng, sai, nhưng bạn chẳng còn tâm trí để ngồi thiền nữa thì là bạn sai rồi vậy. Sai ở điểm, ai tu nấy chứng, tự dưng do chuyện “thiên hạ” mà mình lại bỏ ngang không tu nữa. Xin được góp vài ý với bạn như sau.
– Nếu các vị Tăng, Ni sinh hoạt như thế mà trái luật thì vị trụ trì chịu trách nhiệm. PH tin rằng họ không trái luật. Nếu bạn có nghi vấn thì hãy tìm hiểu luật cho kỹ càng trước khi phán xét, tránh “nghe người ta nói” rồi cho là đúng, sai.
– Chư vị Tăng, Ni tâm tu của họ thế nào, bạn làm sao biết được, nên bạn vội vàng cho đó là không phải thì e rằng bạn phải sám hối với chư vị đó đi thôi.
– Bạn tu cho tâm mình thanh tịnh, để cái tâm sân, nghi lôi mình đi như vậy là quá xa rồi, bạn nên kiểm soát tâm mình chặt chẽ hơn nữa.
– Không có duyên với chùa này thì ta tu ở chùa khác, tránh việc nghĩ không hay về chư Tăng, Ni cũng như tuyệt đối không để mình bị thối thất tâm tu học.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
nam mô a di đà phật
con có một nỗi lòng xin phật chỉ giao.
ba của con lâm bệnh 3 năm rồi, đi hết viện này sang viện khác ma các bác sĩ chẩn đoán không dúng bệnh thì phải, mổ sẻ lung tung….cho tới tận bây giờ hỏi ba con bệnh gì thì chưa có câu trả lời. Giờ tình trạng bệnh ba con vô cùng yếu. Gia đình con cũng đi các thầy lang nhưng hầu như không có kết quả tốt đẹp gì cả. Con nghĩ có lẽ ba bị nghiệp bệnh nên các bác dĩ tìm không ra bệnh
thầy cho con biết con muốn ba giải được nghiệp này con phải làm gì cho ba con không.
a di đà phật. có gì con noi sai sót và thiếu hiểu biết xin thầy chỉ bảo.
A Di Đà Phật
Bạn Nguyễn Phương!
MD chỉ là cư sỹ tại gia, có đôi dòng chia sẻ.
Ở Trang DVCT cũng có đăng bài về một thanh niên bị bệnh trĩ. Bệnh trĩ cũng là bệnh thường gặp, cũng tương đối dễ điều trị. Song căn bệnh này lại trở nên nan y. Anh ta điều trị nhiều năm, nhiều nơi, tốn nhiều tiền, bệnh ngày càng nặng. Rồi trong một lần thấy máu từ hậu môn chảy ra, mới chợt liên tưởng đến những con chim anh đã từng săn bắn làm thú vui… Tỏ ngộ anh ta dùng số tiền tích góp tích cực phóng sanh, bệnh một thuyên giảm và dứt hẳn mà không dùng viên thuốc nào.
——-
Bệnh tật là do sát nghiệp, do đó phóng sanh là phương cách sám hối sát nghiệp hiệu quả nhất. Gia đình nên dùng số tiền dành dụm chạy bệnh để thay cha phóng sanh, hãy làm một cách tích cực (chẳng qua loa đại khái). Ngoài ra gia đình nên niệm Phật hồi hướng cho oan gia trái chủ của cha; khéo léo khuyên cha niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương, nếu thọ mạng đã hết thời được Phật tiếp độ về đất Phật, còn như thọ mạng chưa hết thì bệnh tình sẽ hết.
Chúc gia đình bạn luôn an lạc!
Nam mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Phương,
Mong bạn hoan hỉ đọc kỹ bài Kinh trị bệnh trĩ dưới đây kế đó hướng dẫn cho Ba bạn cách thức hành trì. Quan trọng là niềm tin nơi bài kinh này. Kết hợp phóng sanh và bố thí, TN nghĩ chắc chắn sẽ có sự chuyển hoá. Chúc Ba bạn sớm bình phục.
——————————————————————————————————–
KINH PHẬT THUYẾT LIỆU TRĨ BỆNH *
NGHI THỨC TỤNG NIỆM
Thiết trí bàn thờ Phật thật trang nghiêm thanh tịnh, với đầy đủ hoa tươi, quả đẹp, nước trong sạch, hương thơm và đèn nến.
Kế đó, người bệnh tắm gội, thay y phục sạch sẽ rồi đến trước Tam bảo, đứng trang nghiêm chắp tay, lắng lòng, mắt chiêm ngưỡng oai dung Thế Tôn và thầm niệm hai câu chơn ngôn:
Chơn ngôn thanh tịnh pháp giới: Án lam tóa ha (7 lần)
Chơn ngôn thanh tịnh ba nghiệp: Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám (3 lần)
(Người bệnh quì xuống cầm ba nén nhang và niệm lớn)
Hương trầm xông thơm ngát
Kết thành áng mây lành
Đệ tử với lòng thành
Cúng dường Phật, Pháp, Tăng
Tín nguyện lòng kiên cố
Niệm Phật mãi tinh cần
Chánh trợ nghiệp song hành
Bốn tu, ba phước trọn
Hiện đời không bệnh khổ
Lâm chung chánh niệm an
Tam Thánh thương đến rước
Tây phương cảnh hiện tiền
Nam-mô Hương Cúng Dường bồ-tát (3 lần)
(Người bệnh vẫn cầm nhang chí thành tha thiết bày tỏ ý nguyện của mình lên chư Phật, bồ-tát, hiền thánh tăng trong mười phương ba đời)
(Nguyện xong, đứng dậy cắm nhang vào lư và đọc bài Tán dương Phật)
TÁN DƯƠNG PHẬT
Sắc thân Như Lai đẹp
Trong đời không ai bằng
Không sánh, chẳng nghĩ bàn
Nên nay con đảnh lễ
Sắc thân Phật vô tận
Trí tuệ Ngài cũng thế
Tất cả pháp thường trú
Cho nên con về nương
Sức đại trí, đại nguyện
Độ tất cả quần sanh
Khiến bỏ thân nóng khổ
Sanh cõi Tịnh mát vui
Con nay sạch ba nghiệp
Quay về và đảnh lễ.
– Nhất tâm đảnh lễ: Chư Phật, Tôn pháp, Hiền thánh tăng thường trụ khắp cõi hư không trong mười phương ba đời.
– Nhất tâm đảnh lễ: Đức Phật Bổn sư Thích-ca Mâu-ni giáo chủ cõi Ta-bà, Đức Phật Di-lặc giáo chủ hội Long Hoa, bồ-tát Đại trí Văn-thù-sư-lợi, bồ-tát Đại hạnh Phổ Hiền, các vị bồ-tát hộ pháp và tất cả các Đức Phật, bồ-tát trong hội Linh Sơn.
– Nhất tâm đảnh lễ: Đức Phật A-di-đà giáo chủ cõi Cực Lạc ở phương tây, bồ-tát Đại từ Đại bi Quán Thế Âm, bồ-tát Đại hùng đại lực Đại Thế Chí, bồ-tát Đại nguyện Địa Tạng Vương cùng chư Phật, bồ-tát trong hải hội Liên Trì.
(Đảnh lễ xong, bắt đầu tụng kinh)
KỆ KHAI KINH
Pháp Phật cao vời, lại thẳm sâu
Trăm ngàn vạn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy xin trì tụng
Nguyện thấu Như Lai nghĩa nhiệm mầu
Nam-mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (3 lần)
KINH PHẬT THUYẾT LIỆU TRĨ BỆNH
Hán dịch: Đời Đường, sa-môn Nghĩa Tịnh
Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn
Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: một thời đức Bạc-già-phạm cùng năm trăm vị tì-kheo ưu tú an trú tại Trúc lâm, thành Vương Xá. Bấy giờ trong chúng có nhiều tì-kheo bị các bệnh trĩ nội ngoại và ung nhọt khiến thân thể ốm gầy, đau đớn bức bách, ngày đêm vô cùng lo buồn, khổ não. Cụ thọ A-nan-đà thấy vậy, vội đến trụ xứ của Thế Tôn, đảnh lễ nơi chân Ngài rồi đứng qua một bên thưa:
– Bạch đức Thế Tôn! Ngày nay trong thành Vương Xá có nhiều tì-kheo bị bệnh trĩ, khiến thân thể ốm gầy, đau đớn bức bách, ngày đêm vô cùng lo buồn, khổ não. Bạch Thế Tôn! Làm thế nào để chữa trị căn bệnh này?
Đức Phật dạy:
– Này A-nan! Ông hãy lắng nghe kinh Liệu trĩ bệnh rồi lãnh thọ, đọc tụng, ghi nhớ kĩ không để quên sót, rồi sau đó thuyết lại cho mọi người cùng nghe. Như thế tất cả các chứng bệnh trĩ sẽ lành. Đó là các bệnh trĩ do phong, trĩ do nhiệt, trĩ do tâm, trĩ do cả ba hợp lại gây ra; hoặc là trĩ từ máu; hay các ung nhọt trong bụng, trong mũi, trong răng, trong lưỡi, trong tai, trên đỉnh đầu, trên tay chân, trong xương sống, trong đường phân tiểu, ung nhọt xuất hiện trên toàn thân. Các bệnh trĩ và ung nhọt như vậy nhất định sẽ khô lành, rơi rụng, tiêu trừ. A-nan-đà! Ông hãy lãnh thọ và trì tụng bài thần chú này. Đức Phật liền tuyên thuyết:
Đát điệt tha, át lan đế, át lam mê, thất lị tì, thất lí thất lí, ma yết thất chí, tam ma bạt đô, sa ha.
Này A-nan-đà! Trên dãy Đại Tuyết sơn vương ở phương bắc có cây sa-la Nan Thắng rất cao lớn. Hoa của nó có ba thời kì: một là lúc mới trổ, hai là lúc nở tròn đầy, ba là lúc khô héo. Bệnh trĩ này khô rụng cũng giống như hoa kia đến lúc héo khô rồi rơi rụng vậy, không bao giờ chảy máu hay tuôn mủ nữa. Tất cả đều khô lành,vĩnh viễn không còn đau đớn. Nếu người nào thường xuyên tụng kinh này sẽ được trí Túc mạng, nhớ được những việc trong bảy đời quá khứ, thành tựu chú pháp. Sa ha!
Thế Tôn thuyết thần chú:
Đát điệt tha, thiêm mê thiêm mê, xả thiêm mê, thiêm một nễ, xả thiêm nê, sa ha.
Nghe Đức Phật thuyết kinh này xong, cụ thọ A-nan-đà và đại chúng vui vẻ tin nhận và cung kính hành trì.
Niệm danh hiệu Phật
Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Đêm ngày sáu thời đều an lành
Tất cả các thời đều an lành
Xin nguyện từ bi luôn gia hộ.
Nam-mô Tây phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A-di-đà Phật
Nam-mô A-di-đà Phật (21 lần)
Nam-mô Quan Thế Âm bồ-tát (3 lần)
Nam-mô Đại Thế Chí bồ-tát (3 lần)
Nam-mô Địa Tạng Vương bồ-tát (3 lần)
Nam-mô thanh tịnh đại hải chúng bồ-tát (3 lần)
HỒI HƯỚNG
Tụng kinh, lễ Phật, niệm hồng danh
Được bao công đức, hướng chúng sanh
Xin cho tất cả cùng chung hưởng
Mai sau An Dưỡng nguyện viên thành
Ba chướng dứt trừ phiền não hết
Tuệ tâm sáng tỏ được tịnh thanh
Nguyện ý sanh về miền Cực Lạc
Đài vàng chín phẩm mẹ cha lành
***
Hoa sen vừa nở thấy Như Lai
Chứng đắc Vô sanh thật chẳng sai
Bồ-tát bất thoái cùng tụ hội
Kết thành bạn tốt ngự liên đài.
TỰ QUI
Con về nương tựa Phật
Cầu nguyện cho chúng sanh
Thể nhận được đạo lớn
Sớm phát tâm vô thượng (1 lạy )
***
Con về nương tựa pháp
Cầu nguyện cho chúng sanh
Thấu hiểu được ba tạng
Trí tuệ như biển lớn (1 lạy )
***
Con về nương tựa Tăng
Cầu nguyện cho chúng sanh
Thống nhiếp cả muôn loài
Tất cả không ngăn ngại (1 lạy )
con cảm ơn Mĩ Diệp . Nhưng ba con không phải bệnh trĩ đâu.
con xin cảm ơn Thầy Thiện Nhân. Nhưng giờ ba con không ngồi nổi để thắp hương cúi lạy . Ba con giờ nằm một chỗ rồi. ngườu khác làm giúp ba con có đươc không thầy
A Di Đà Phật
Bạn Nguyễn Phương!
MD không có sự nhầm lẫn, sỡ dĩ kể câu chuyện về người thanh niên bị bệnh trĩ cốt để minh chứng cho một người bị bệnh nan y, nhưng nhờ kiên trì tích cực phóng sanh mà bệnh khỏi hoàn toàn.
Gia đình bạn nên:
-Thay cha tích cực phóng sanh,
-Niệm A Di Đà Phật hồi hướng cho oan gia trái chủ của cha,
-Khéo léo khuyên cha niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương (vấn đề này hết sức quan trọng, bởi nếu thọ mệnh cha đã hết thì được Phật tiếp độ Cực Lạc quốc, nếu thọ mệnh chưa hết thì sẽ nhanh chóng khỏi bệnh),
-Ngoài ra trong việc chăm sóc cha- người đang bệnh- cũng cần hết sức lưu ý, cẩn thận, chớ nên trái ý người bệnh, nên dùng lời nhỏ nhẹ, thái độ, cử chỉ yêu thương… nhằm tránh khiến người bệnh cáu gắt, lại cảm thấy sợ hãi, cô đơn.
Người đau bệnh khi quá đau tất nhiên không thể tự ngồi dậy thắp hương đọc tụng kinh điển. Do vậy chỉ có thể nằm tại chỗ mà niệm 4 chữ A Di Đà Phật. 4 chữ này là bộ kinh ngắn nhất, chú ngắn nhất, danh hiệu Phật ngắn nhất nhưng lại có công đức thù thắng không thể nghĩ bàn. Bạn nên khéo léo động viên, nhắc nhở cha niệm Phật, nhé!
Nam mô A Di Đà Phật
con xin cam ơn Mi Diệp nhé. có lẽ ba con không cứu được rồi. Giờ đây ba con không còn nhận ra ai nữa. nói cũng không được. an cũng không được. va sinh hoat cumgx vậy. ba đã không biết gì nữa rồi. Ai tới hỏi ông bị bệnh gì thì gia dình con chỉ biết nói rằng bác sĩ không tìm ra bệnh. trả vè thôi. một lần nữa con cảm on thầy nhiều. A di đà phật.
Chào bạn Nguyễn Phương,
PH đã từng biết có người bị tai biến, mê man, nhưng nhờ gia đình làm các việc cần thiết tương tự như bạn MD đã khuyên mà có thể tỉnh lại. Cho nên bạn cần làm ngay việc phóng sanh. Xin bạn và gia đình đừng nghĩ làm những việc đó không ích lợi gì, vì ngay cả khi ba bạn không tỉnh lại được thì nhờ đó ông cũng giảm được nghiệp. Ông bị như thế là do nghiệp sát sanh quá nặng. Nên giờ gia đình cần đem tiền của của ông, hoặc lấy những thứ có giá trị, tài sản của chính ông đem đi bán rồi mang tiền mua vật phóng sanh. Ông đang cần gia đình làm các việc đó để giảm nghiệp cho ông, hy vọng bạn tin và làm theo.
Bạn cũng nên nhờ BHN hoặc quý Tăng, Ni đến khai thị cho ông, dù ông không còn biết gì, nhưng hy vọng thức của ông vẫn còn nghe và hiểu được.
Bạn và gia đình cũng phải thay mặt ông sám hối và niệm Phật ngay lúc này.
Đây là lúc ông cần sự hỗ trợ nhất, xin đừng tiếc của, đừng ngại khó, đừng cho rằng không cứu vãn được mà cứ để ông ra đi như vậy. Đây là lúc bạn trả hiếu cho cha đấy.
Bạn hãy làm ngay đi nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật.
con xin cam ơn thầy. con cảm ơn rất nhiều . thay nặt gd con cam ơn nhe. con sẽ làm theo
A Di Đà Phật
Bạn Nguyên Phương!
Cha đang rơi vào tình trạng mê man- đó là lúc oan gia trái chủ bao vây đòi nợ, khiến cha vô cùng sợ hãi, hoản loạn. Như lời cs Phước Huệ và MD đã viết ở trên, mong rằng bạn cùng gia đình hãy cố gắng mà cứu giúp cha khỏi rơi vào ác đạo.
Bạn nên thường ngồi bên cạnh cha niệm A Di Đà Phật, đồng thời nhắc cha niệm Phật. Nếu bạn làm được việc này, chắc chắn cha bạn sẽ “tỉnh” lại. Còn giả như tình huống xấu hơn thì gia đình nên mời Ban hộ niệm.
A Di Đà Phật sẽ luôn luôn gia bị cho những người con chí thành, chí hiếu như bạn.
Cố gắng lên nhé!
Nam mô A Di Đà Phật
a di đà phật. cho con hỏi thêm . mua nhywngx đồ phóng sinh la con cần mua những gì va con phải làm như thế nào ạ
con ví dụ như con mua ốc cua chẳng hạn thì con thả ở ao hò hay con phải mang ra sông suối
xin thầy chỉ giaos
Nam mô a di đà phật
Chào bạn Nguyễn Phương,
Phóng sanh là mua những con vật còn sống, sắp bị giết hại, rồi thả chúng về môi trường mà chúng sinh sống được, nghĩa là cứu mạng các chúng sanh đó. Ví dụ ở chợ, có rất nhiều cá, cua,..mà nếu chúng ta không mua, người khác sẽ mua để ăn, ta có thể mua chúng để phóng sanh. Ta thương chúng mà mua và thả tự do thì khi mua, vận chuyển, nên nhẹ nhàng, cho chúng được thoải mái. Nơi phóng sanh phải là nơi trong sạch, nơi chúng có thể sống được, không phóng sanh ở những nơi ao hồ tù đọng, ô nhiễm vì chúng sẽ không sống được. Lại phải nên sắp xếp vận chuyển nhanh chóng vì các vật bị bán ở chợ, chẳng còn mấy sức lực, làm sao để chúng vẫn còn sống để được tự do. Trước khi phóng sanh, bạn có thể quy y Tam Bảo cho chúng, rồi niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” thật nhiều để các chúng sanh đó được kết duyên Tịnh Độ. Tuy nhiên nếu thấy chúng quá mệt thì nên nhanh chóng vừa niệm Phật vừa nhẹ nhàng thả chúng ra ngay. Phải nên phóng sanh thật nhiều nhé bạn.
Khi phóng sanh xong, hoặc đọc kinh, sám hối, niệm Phật xong, bạn cần đến trước bàn thờ đọc bài hồi hướng công đức của các việc vừa làm đến cho các oan gia trái chủ của ba bạn, cho họ hưởng được công đức đó, nhờ vậy mà cha bạn có thể được giảm bớt nghiệp, tỉnh lại. Việc muốn có hiệu quả thì bạn cần có tâm thật chân thành, tránh làm qua loa.
Bạn hãy nhanh chóng làm ngay đi nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật
con xin cảm ơn thầy đã chỉ ak
A di đà phật xin chào các phật tử ! Và các thầy cho con hỏi ? Bây giờ trên mặt con rất đen , sẹo lõm , rất nhiều xin cho con hỏi đó có phải là bệnh nghiệp ko ạ ?
Nam Mô A Di Đà Phật
chào các thầy cho con hỏi:Nghiệp chứng con gây ra nặng quá, làm phiền đến nhiều người, con muốn bỏ xứ đi nơi khác để làm lại từ đầu xét về tình lý thì con là người phụ tình với tất cả mọi người thân của con, kể cả cha mẹ nữa. con mong các thầy cho con lới khuyên là con có nên bỏ đi hay ở lại mà ở lại thì nợ nần con không thể trả nổi, cha mẹ con đều đồng ý kêu con ra đi vậy con phải làm sao
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Minh Tâm,
Trốn nợ? Bạn có thể trốn lần này, nhưng chẳng thể trốn lần khác. Có thể thoát lần này, chẳng thể thoát lần khác. Có thể trốn kiếp này, nhưng chẳng thể trốn kiếp tới. Có thể trốn kiếp tới hoặc các kiếp kế tiếp, nhưng chẳng thể trốn trong mọi kiếp. Lý do? Nợ bạn gây tạo là nhân; quả nợ bạn phải gánh. Đó là nhân-quả. Tạo nhân, ắt phải gánh quả, nay bạn tạo nhân rồi lại muốn trốn chạy quả, thật không có lý đó, ngay cả lý đời, chứ chưa nói lý đạo, bởi đạo Phật luôn lấy nhân-quả làm nền tảng.
Trong Kinh Phật nói: Bồ tát sợ Nhân. Chúng sanh sợ Quả.
Nhân này là Nhân gì? Là tất cả những Nhân ác, bất thiện nghiệp các Bồ tát đều đoạn sạch, vì đoạn sạch Nhân ác và bất thiện nên tâm Bồ tát luôn thanh lặng.
Quả đây là Quả gì? Đây là Quả ác mà chúng sanh – tức chúng ta luôn gieo trồng.
Từ sáng tới khuya, ngay cả khi ngồi tụng kinh, niệm Phật, nhiều khi vẫn cứ gieo Nhân ác và Nhân bất thiện. Cũng chính vì thế mà nhân ác nọ nối, chồng chất lên nhân ác kia=Quả ác nọ chồng chất lên Quả ác kia. Nhưng khi Quả ác hình thành, nghĩa là Nghiệp báo xảy ra trên thân chúng sanh (tức chúng ta), may ra ít người trong chúng ta mới chịu hồi đầu.
Hồi đầu là gì? Là biết quay lại, biết nhìn lại những gì mình đã gây tạo, rồi thành tâm sửa đổi, thành tâm sám hối=quả ác được tiêu giảm=Sợ Quả là vì thế. Ngược lại, nhiều lắm, trong hằng hà sa số chúng ta, kể cả khi phải trả Quả ác (từ Nhân ác mình gây ra) nhưng vẫn chẳng chịu hồi đầu. Vì lẽ đó „con nợ“ và „chủ nợ“ vẫn đeo đuổi nhau mãi mãi không ngưng nghỉ.
Chúng ta phải làm gì để thoát ra khỏi cái vòng „con nợ“ và „chủ nợ“ đó?
Chẳng còn con đường nào khác: Chúng ta phải tự mình giác ngộ. Giác ngộ điều gì? Đời là hư giả, là vô thường. Phật nói: Một hơi thở ra không có hít vào=kết thúc một sự sống. Giác ngộ đời là gắn liền với 8 nổi khổ lớn: sanh, lão, bệnh, tử khổ; ái biệt ly khổ; cầu bất đắc khổ; oán tắng hội khổ; và ngũ ấm xí thạnh khổ (nỗi khổ bao hàm 7 nỗi khổ nói trên).
Khi giác ngộ được điều đó rồi chúng ta phải tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo.
TN
Chào bạn Nguyễn Minh Tâm,
Đi hay ở đều không phải là cách giải quyết rốt ráo. Điểm cần giải quyết chính là cái tâm ưa thích tạo nghiệp của bạn. Nếu chẳng biết dừng tâm đó lại, và nhiếp phục nó, thì dù đi hay ở, cũng đều luẩn quẩn trong vòng luân hồi thôi.
Chúc bạn sớm tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.