Reng, reng, reng….! Tiếng chuông điện thoại dồn dập vang lên, âm thanh cậu Du – vị cư sĩ trẻ tuổi có vẻ khẩn trương, hỏi:
– Em hiện tại đang ngồi thiền tụng kinh, mấy ngày nay suốt 24 giờ bên tai luôn nghe tiếng nói xưng tên họ, hơn nữa còn biết chuyện xảy ra trong tương lai, không ngừng mách với em….
– Ngàn vạn lần bạn không nên chấp vô đó, đừng có ham nghe âm thanh này. Bạn cần đọc kỹ “50 loại ngũ ấm ma trong kinh Lăng Nghiêm” mà Phật miêu tả; hơn nữa cần có định lực, chánh niệm, chánh tri, chánh kiến. Đừng quên trong kinh Kim Cang Phật dạy: “nếu dùng sắc thấy ta, dùng âm thanh cầu ta, người ấy hành đạo tà, không thể thấy Như Lai”. Lúc tĩnh tọa, nếu thấy cảnh lạ, gặp đủ cảnh giới thì chớ nên tham đắm mê luyến, phải giữ tâm bình thản như như bất động, không để cho 50 loại ngũ ấm ma thừa cơ nhập vào…
– Em biết rồi…
Được chừng một tháng sau, lúc 2 giờ khuya, điện thoại lại dồn dập reo vang:
– Chị Quả Hồng, em là Du đây, chị cứu em với! Có nhiều âm thanh liên tục quấy nhiễu, em sợ lắm, e khó sống đến ngày mai…
Nghe cậu ta nói thế, tôi hiểu ngay: Bởi do quá mê cầu thần thông, Du cư sĩ đã đi lạc. Vì tình hình khẩn cấp, qua điện thoại tôi hướng dẫn cậu tụng từng chữ từng câu chú Lăng Nghiêm và chú Đại Bi để giúp cho tâm an định lại trước đã.
Sáng ra, tôi rủ các pháp hữu chánh tri chánh kiến đến thăm cậu Du. Trong lúc mọi người hiệp lực trợ giúp, cậu Du tạm có chuyển biến tốt.
Du cư sĩ mặc dù ăn chay, tĩnh tọa, tụng kinh, trì chú….nhưng lòng hay chấp trước, rất hẹp hòi. Sau khi bước vào đường học Phật rồi, tuy thói quen tự thỏa dục cậu đã khống chế, nhưng khởi tâm động niệm thường không thanh tịnh. Hơn nữa, lại chưa chân chánh sinh tâm đại sám hối phát thệ sửa lỗi, đổi mới bản thân. Đã không có thực tu thực chứng, hành sự toàn là tự lợi, không biết tu sửa tâm tánh mà chỉ biết chấp trước vào hình tướng, lại quá ham mê thần thông, nên cậu dễ lạc vào tà kiến, ngũ ấm ma mới thừa cơ chen vào.
Tu hành chiêu vời quỷ ma, thường là do khởi tâm ham cầu thần thông, ham cảm ứng, ham khai ngộ….v.v….
Thế nên người tu hành học Phật, trước cần nhận rõ đường đi, phải có đủ tri kiến chân chánh. Đầu tiên phải có trí tuệ, minh tâm kiến tánh. Khi thật sự kiến tánh rồi, nhờ khéo nhận biết được “chủ nhân ông” thì dù có gặp cảnh lạ cũng chẳng mê, khó bị ma quấy nhiễu. Thứ nữa, cho dù không dụng công tu từ căn bản, thì cũng phải hiểu rõ gì là “học Phật, tu hành”.
Mặc dù hàng ngày học Phật, tu hành thì mục đích chính là phải hiểu rõ nghĩa lý trong kinh. Khai mở trí huệ rồi thì chiếu theo những gì trong kinh thuyết giảng mà hành trì, đồng thời phải luôn bồi dưỡng định lực khiến tâm thanh tịnh – giống như dùi cây tạo lửa, luyện binh để ra chiến trường vậy.
Nhờ tụng kinh, tĩnh tọa niệm Phật mà định huệ phát lực. Còn phải áp dụng Phật pháp vào trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Nếu khéo vận dụng sức định huệ để tu, sửa đổi dần các thói quen xấu, không ích kỷ tham lam tư lợi, lo trau dồi đức hạnh để ngày càng đạt đến cảnh giới cao tột như chư Phật, Bồ-tát, chuyển tâm phàm thành tâm Phật, chỗ chỗ đều làm lợi ích chúng sanh. Được vậy mới gọi là “chân chánh học Phật”.
Trong kinh Lăng Nghiêm gọi ngũ ấm (còn có tên “ngũ uẩn”) tức là: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Mỗi thứ có 10 loại ma, hợp lại thành “Năm mươi ngũ ấm ma”. Kinh dạy: “Phá rối hay thành tựu là do “ngũ ấm” trong tâm ngươi – Chủ nhân nếu mê, thì khách được thể tung hoành…Từ đây mà suy thì Phật tánh vốn có sẵn của chúng ta và ngũ ấm ma là mối quan hệ “Chủ – khách”. Nếu chủ mê thì dễ bị dụ, khách sẽ được thuận lợi. Chủ nếu thường tỉnh giác, ắt khách phải tôn kính mà lãng xa…Người tu hành chân chính đối với thần thông tuyệt chẳng nên tham cầu, chẳng muốn vọng cuồng bàn luận, chẳng chấp chẳng xua, luôn giữ trung đạo…
Hòa thượng Tuyên Hóa Ngài thường giảng: “Lục thông là cảnh giới trí tuệ hiển hiện (trong quá trình tu hành vô nhiễm, khai ngộ và chứng quả của hành giả), điều này không có gì là phi thường. Quan trọng là cái nhìn của hành giả có chân chính hay không? Hành giả phải trì giới thanh tịnh và ngăn ngừa tham dục, để khỏi đi sai đường, không lạc vào tà đạo.
Thần thông không thể do luyện tập hay do truyền thọ mà có. Thần thông xảy ra tự nhiên khi hành giả tu đến một mức độ nào đó. THẾ NHƯNG THẦN THÔNG KHÔNG THỂ GIÚP CHẤM DỨT SANH TỬ LUÂN HỒI, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỤC TIÊU CỨU CÁNH MÀ PHẬT GIÁO NHẮM ĐẾN”.
Thật ra, thần thông chỉ là sự thông suốt của tự tánh (tự tánh thông). Mọi người ai cũng có sẵn đầy đủ (Phật tánh lẫn thần thông), nhưng tất cả bị ngăn che bởi vô minh, phiền não.
Dĩ nhiên khi Phật còn tại thế, Ngài đã cấm đoán mọi người không được biểu diễn thần thông của mình, nhưng Ngài cũng không cấm đoán con người hiển lộ thần thông. Nếu Bồ-tát có thần thông mà không hiển lộ để phương tiện giáo hóa chung sanh, thì thần thong để làm gì? Đức Phật chỉ lo rằng người ta “tùy tiện” biểu diễn thần thông hoặc dùng nó để lừa dối kẻ khác và đưa họ vào cảnh giới tà ma (đã được mô tả rõ ràng trong Chương “Năm mươi ấm ma” của kinh Lăng Nghiêm), trong đây có nói:
“Nếu hành giả không nghĩ mình chứng Thánh, thì đó là cảnh giới tốt. Còn nếu tự cho mình chứng Thánh, thì sẽ lạc vào đường tà”.
Phật dạy có bốn tâm thường nên phát khởi:
1. Tâm bình đẳng
2. Tâm khiêm nhu
3. Tâm không giải đãi
4. Tâm vô độc
Đệ tử Phật cần lấy giới làm thầy, nghiêm trì giới luật, tin sâu nhân quả, than cận người có chánh kiến, là thiện tri thức thực tu (khéo dùng pháp môn tu thích hợp với mình nhất để nhiếp tâm giữ niệm). Trong sinh hoạt thực tế hàng ngày phải phát tâm Bồ-đề, hành Bồ-tát đạo, làm nhiều việc lợi ích chúng sanh. Kiễn nhẫn cấy cày không nôn mau thu hoạch, lúc nào cũng dọn tâm sạch sẽ, không ngừng phá trừ ngã tướng, ngã chấp…đạt đến vô sở cầu, nhận ra bản lai diện mục.
Nếu tín đồ Phật giáo chỉ quan tâm đến thần thông mà không lo tu dưỡng phát triển bi trí, giác ngộ độ sinh…thì xem như đã nhầm lẫn mục tiêu và không phải là đệ tử chân thật của Phật.
Cư sĩ Quả Khanh – Quả Hồng (Hạnh Đoan dịch – Trích từ quyển Báo ứng hiện đời)
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin các bậc thiện tri thức chỉ giáo cho tôi được biết, hiện nay trên mạng có trang web Mật tông thiên đình, người nào muốn gia nhập đạo phải xin điểm đạo,khi điẻm đạo có ấn chứng xảy ra như thấy linh ảnh Phật,Bồ tát,hoặc Tay chân chuyển động không theo ý mình mà chịu sự tác động của lực siêu hình! Vậy xin hỏi pháp môn đó có phải là chánh giáo không và chúng ta có nên tu tập theo không? Xin cám ơn!
A Di Đà Phật:
Mật tông là phép tu dành cho hạng thượng thượng căn, năm xưa HT. Tịnh Không cũng có người hỏi Ngài là tại sao Ngài ko tu Mật? Ngài chỉ trả lời đơn giản là Ngài sẽ học Mật, nhưng sau khi vãng sanh về Tây phương Cực Lạc thì Ngài mới học, còn bây giờ thì Ngài chỉ niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc. Ngài mà còn nói thế thì chúng ta hàng hậu học cũng nên suy nghĩ cân nhắc xem chúng ta nên tu học pháp môn gì vào thời đại này?
Bạn đã có duyên đến với duongvecoitinh thì chắc hẳn trong đời quá khứ bạn đã kết duyên rất sâu với A Di Đà Phật và Tịnh Độ Tông rồi, sao không nương vào nhân duyên này mà chuyên tâm niệm A Di Đà Phật chẳng phải là ổn thỏa nhất hay sao?
Còn chuyện mỗi một tông phái, pháp môn cách tu không đồng nhau nên chúng ta cũng chẳng nên tùy tiện đánh giá pháp môn của họ là Tà hay Chánh, mà hãy tự hỏi thân khẩu ý của mình mỗi giờ mỗi lúc là tương ứng với Tà hay là Chánh? Với Thiện hay là Ác? Tâm mình Tà mà niệm Phật trên miệng ra rả thì cũng vẫn đọa tam ác đạo. Tâm mình Chánh thì niệm 1 câu Phật hiệu chí thành chí thiết cầu sanh Cực Lạc lúc lâm chung thì cũng được vãng sanh.
Rốt cuộc là làm sao có thể phân biệt được Tà hay Chánh? Việc này bạn có thể tham khảo cuốn Làm Chủ Vận Mệnh thì sẽ hiểu được tường tận:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
A Di Đà Phật.
Chào bạn,
– Ngũ giới, thập thiện trong nhà Phật là pháp căn bản. Rời khỏi ngũ giới, thập thiện thì người này đang hành tà đạo. Không luận bạn tu học pháp môn nào, không luận là sơ học, A La Hán hay là đẳng giác Bồ Tát, nếu như bạn rời khỏi ngũ giới, thập thiện thì bạn đang hành tà đạo, vậy thì làm gì gọi là Phật pháp. Bạn cứ y cứ đó mà đối chiếu xem pháp môn mình tu học như thế nào? Lúc trước NT đã có học Mật Tông Thiên Đình từ trang VTHB nhưng sao này có duyên nên chuyển qua niệm Phật.
– Trong Phật pháp rất nhiều pháp môn khác nhau tùy theo căn cơ của mình mà chọn lựa tu học đem lại ích cho bản thân. Trong Tứ Y Pháp có câu: “Y Liễu Nghĩa Bất Y Liễu Nghĩa” là gì? Ngay trong một đời này chúng ta học có lợi ích là liễu nghĩa, ngay trong đời này ta học tập mà không được lợi ích đối với tôi mà nói là không liễu nghĩa. Những điều tôi học, có thể ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày, có thời gian học tập, thực hành những giáo lý từ đó thay đổi những hành vi, tư tưởng giúp cho thân tâm thanh tịnh, trí huệ ngày càng tăng trưởng vậy là đúng. Khi mình lựa chọn pháp môn học rồi cũng không vì thế mà chê bai các pháp môn khác vì tất cả điều do Phật thuyết nếu không khéo mình lại mang tội phỉ báng Tam Bảo. Nếu tôi gặp pháp môn người khác học tôi liền tán thán họ, nhưng nếu hỏi tôi học gì thì tôi liền nói là niệm Phật nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới.
– Có câu “Thân người khó được, Phât pháp khó nghe” biết được Phật pháp đã khó, tin vào pháp niệm Phật càng khó hơn. Nhân duyên này là rất hiếm, thời cơ tốt thì phải biết nắm lấy nếu không bỏ qua thì đáng tiếc lắm. Vì sao? Vì pháp niệm Phật có thể giúp bạn trong một đời thành tựu thoát khỏi lục đạo luân hồi, siêu phàm nhập thánh bất thối thành Phật, nếu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì được sánh ngang cùng hàng Bồ Tát. Cũng không nên học nhiều thứ quá cùng lúc như vừa học Mật, Thiền, Tịnh nhiều đường quá chả biết đi đừng nào, một đường thì dễ đi đến đích còn nhiều đường thì phải lựa chọn, suy nghĩ, đắn đo, … học đạo như vậy thì phiền lắm.
Vài lời chia sẻ, hy vọng giúp bạn chọn được con đường học đạo cho bản thân.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật.
Các pháp chẳng tà chánh tuỳ duyên sanh
Các pháp chẳng phải không tà chánh tuỳ duyên diệt
Tâm động thì thấy các pháp tà chánh
“Mật” niệm trì danh tâm “Thiền” cảnh “Tịnh”.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Thật vì sanh tử
Phát Bồ Đề tâm
Dùng tín nguyện sâu
Trì danh hiệu Phật
(Ấn Quang Đại Sư)
Xin mọi người cùng niệm: Nam Mô A Di Đà Phật
Mật tông rất nhiều điều cực kỳ siêu việt, không thể luận giải.