Liên tông bát tổ Liên Trì Đại Sư dạy: Niệm Phật có mặc trì (niệm thầm), cao thanh trì (niệm lớn tiếng), kim cang trì (se sẽ động môi). Nhưng niệm thầm (mặc trì) thì dễ hôn trầm, niệm lớn tiếng (cao thanh trì), thì mau phí sức, duy dùng pháp kim cang trì, se sẽ động môi lưỡi mà niệm, là có thể bền lâu. Nhưng cũng không nên chắp chặt khư khư một cách, hoặc khi niệm theo lối kim cang trì, nếu thấy mệt thì đổi sang mặc trì, nếu hôn trầm thì lại đổi sang cao thanh trì để xua tan sự buồn ngủ mệt mỏi. Hành nhân tu niệm Phật cần phải biết tùy duyên mà ứng đối khéo diệu dụng.
Tâm ta hôn loạn đã lâu, không thể một lúc mà an định được. Cho nên, người niệm Phật nếu tâm không thanh tịnh cũng đừng quá vội lo, chỉ cần khi niệm mỗi chữ, mỗi câu đều do nơi tâm phát ra, dụng công bền lâu, tự có hiệu quả.
Tạp niệm là bệnh, niệm Phật là thuốc, niệm Phật chính là để trị tạp niệm, mà không thấy hiệu quả, là do dụng công chưa được khẩn thiết, chân thật. Cho nên, khi tạp niệm nổi lên, phải chuyên lòng gia công niệm hơn nữa, mỗi chữ mỗi câu tinh nhất không xao lãng, thì tạp niệm tự dứt.
Trong lúc muôn niệm rối ren, chính là thời khắc dụng công phu, mỗi khi tán loạn, liền mau thâu nhiếp lại. Cứ như thế mãi, lâu ngày công phu thuần thục, tự nhiên vọng niệm không sanh. Vả lại, người biết được vọng niệm nhiều là do nhờ niệm Phật. Lúc không niệm, vọng tâm như sóng nổi nước trào không giây phút nào dừng nghỉ, khi ấy đâu có tự biết được ư?
Người học Phật, đừng quá theo hình thức bên ngoài, chỉ quý tu hành chân thật. Hàng cư sĩ tại gia không cần phải cạo tóc, mặt đồ dà, tự có thể để tóc, mặc áo tràng mà niệm Phật. Người ưa thích thanh vắng, không cần phải đánh chuông, đánh mõ, tự có thể yên lặng mà niệm Phật. Người sợ công việc phiền phức, không cần kết bè lập hội, tự có thể đóng cửa mà niệm Phật. Người biết chữ không nhất định phải vào chùa nghe kinh, tự có thể xem kinh y theo lời dạy trong ấy mà niệm Phật. Trải qua ngàn dặm đi hành hương ở các danh sơn, không bằng ngồi yên nơi nhà mà niệm Phật. Cúng dường những vị sư không chân chánh, không bằng hiếu thuận cha mẹ mà niệm Phật. Giao du với nhiều bạn bè kém đạo đức, không bằng kẻ dốt nát chuyên niệm Phật. Hạnh thấp mà vọng nói đạo lý cao sâu, không bằng kẻ chất phác giữ giới niệm Phật. Tánh háo kỳ, ưa cầu sự linh thông của ma quỷ, không bằng chánh tín nhân quả mà niệm Phật. Nói tóm lại, người niệm Phật luôn giữ lòng ngay, dứt hạnh ác, gọi là thiện nhân. Người niệm Phật tỏ tâm tánh, dứt hoặc nghiệp, gọi là thánh nhân.
Xin khuyên những người tươi đối thanh nhàn, đã lớn tuổi, việc gia đình con cái đã lo xong, dưới trên rỗi rảnh, nên thu xếp thời gian còn lại cho mình vì chẳng còn bao lâu nữa, đem hết tâm lực mà niệm Phật, mỗi ngày từ số ngàn đến muôn câu Phật hiệu, cầu xin quay vềTịnh Độ.
Cũng xin khuyên những người còn vướng bận duyên đời nhiều ràng buộc, nhọc nhằn vì việc công, bôn ba vì gia sự, tuy ít khi rỗi rảnh, nhưng mỗi buổi sớm mai cố gắng nhín ra một chút thời giờ, niệm Phật chừng mười hơi. Ngoài ra lúc nào rảnh, cần hết lòng hết dạ niệm xen vào trăm câu. Xin sớm giải kết mối lo, gỡ thoát gông cùm ràng buộc, sống được thảnh thơi khang khái. Lành thay! Lành thay!
Lời khai thị của Liên Trì Đại Sư
A Di Đà Phật
Một lời khai thị ngắn gọn,giản dị mà rất chân thật,sâu sắc.Nếu tin nhận lời khai thị này,thì sự thọ dụng cho dù nhiều như như nước đại dương cũng không sánh bằng.
Hỡi tất cả những ai đang Niệm Phật,trong lúc khó khăn các vị hãy nghĩ đến ngày vinh quang mà các vị vãng sanh Cực Lạc,ngày mà các vị trở thành Bồ Tát.A Di Đà Phật mỉm cười với bạn,vô lượng các vị bồ tát đến gần ca ngợi bạn.Và chẳng bao lâu nữa các vị sẽ thị hiện ngồi dưới cây Bồ Đề hàng phục ma quân thành Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.Trời,người,vô lượng chúng sanh trong trong mười phương thế giới sẽ mang thiên hoa,thiên hương,thiên nhạc ca tụng xưng tán bạn như thế này:
Lành thay! Lành thay!
Ðức Phật xuất hiện trên thế gian rồi!
Ðức Pháp xuất hiện trên thế gian rồi!
Ðức Tăng sẽ xuất hiện trên thế gian.
Mình vinh quang thành Phật thì cũng phải làm cho tất cả chúng sanh vinh quang thành Phật.Muốn thế thì hãy niệm A Di Đà Phật thì ngày vinh quang ấy sẽ đến gần.
Nguyện cho tất cả chúng sanh sớm vinh quang vãng sanh Cực Lạc,sớm vinh quang thành Phật
A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật,
Con có câu hỏi xin nhờ các chú giúp đỡ. Con có một người bạn nước ngoài muốn con giải thích rõ hơn cho họ về câu ” sống là chịu khổ”. Nhưng ngạtw nỗi con kiến thức còn ít ỏi sợ mình trả lời thiếu nhưng ý quan trọng thì ko hay. Nên con xin các chú giải thích giúp con cặn kẽ đc ko ạ. Cuốn sách họ đọc chắc chắn ko phải là về pháp môn tịnh độ mà là nhưng kiến thức cơ bản để giúp ng mới tìm hiểu về Phật Pháp. Nên nếu con nói thẳng về pháp môn của mình sợ họ ko tiếp nhận ngay đc
Con xin chú Tịnh Thái, chú Viên Trí hoặc liên hữu khác giúp con với ạ.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Với người nước ngoài, một trong những cách tốt để giới thiệu Phật pháp cho họ là cho họ xem các bài viết của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Ngài rất có duyên với người nước ngoài, bạn có thể chia sẻ đường link này cho bạn nước ngoài kia:
http://plumvillage.org/
Hi vọng bạn ấy sẽ tìm được nhiều bài học ý nghĩa từ website này.
A Di Đà Phật.
Chào bạn Keith thân mến,
Có lần mình nghe một vị thầy giảng về “khổ” giống như câu hỏi bạn của bạn đưa ra vậy, nên mình nhớ đến đâu thì xin thuật lại đến đó. Nếu như những lời mình thuật lại không đúng với chính pháp ( khác với những gì các liên hữu khác trình bày), thì coi như mình đã nghe nhầm, bạn ignore đi nhé!
Trong kinh đức Phật có nói rằng: có hằng hà sa số thế giới ( thế giới nhiều như cát sông Hằng bên Ấn Độ), có những thế giới vô cùng sung sướng như Thế Giới Đông Phương Cực Lạc của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai hay Thế Giới Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà…v v…Cũng có thế giới chịu nhiều thống khổ như Thế Giới Ta Bà mà chúng ta đang sống ( Ta Bà là phiên âm từ tiếng Phạn “Saha” có nghĩa là kham nhẩn, chịu khổ cùng cực…v.v..). Vì một niệm bất giác mà phải sanh ra trong cõi Ta Bà, và đã sanh trong cõi này là bị khổ vì bản chất của thế giới này là Khổ, Vô thường và Vô ngã. ( mình nghe một vị thầy giảng rằng chữ Khổ trong tiếng Việt hay chữ Suffering trong tiếng Anh được dịch từ chữ Dukkha mà đức Phật dùng là chưa đủ nghĩa, vì chữ này bao hàm những thuộc tính khác nữa như: điều kiện, tạm thời, giới hạn và không hoàn hảo. Trong tiếng Anh, chữ gần nghĩa nhất với chữ dukkha là Unsatisfactory). Về Khổ thì có rất nhiều, nhưng căn bản thì có 8 cái khổ chính: Sinh Khổ, Lão Khổ, Bệnh Khổ, Tử Khổ, Cầu Bất Đắc Khổ, Ái Biệt Ly Khổ, Óan Tắng Hội Khổ và Ngũ Ấm Suy Thịnh Khổ. Về Vô Thường thì thân thể nay mạnh mai đau, nay sống không biết ngày mai ra sao, tiền bạc của cãi nay còn mai có thể mất, công danh sự nghiệp có lúc thịnh lúc suy, người thân yêu có lúc nay thương mai ghét, nay sum họp mai chia lìa…v.v. Về Vô Ngã thì không có gì là thật TA và CỦA TA cả , tất cả đều là do duyên sanh duyên họp, còn duyên thì còn hiện hữu, hết duyên thì tan rã; chúng ta chẳng có thể giữ cho thân mình khỏi già bệnh chết được.
Đức Phật đã chỉ cho chúng ta thấy cuộc đời này “nó thật sự như là”, ” that really is”, chứ không phải như những gì chúng ta nghĩ hay tin về nó; tuy có vui nhưng vui ít khổ nhiều, vui như người bị bệnh lỡ ngứa lâu ngày được gãi trong chốt lát vậy. Để từ đó chỉ dạy cho chúng ta nhận chân được sự thật và thực hành những phương cách thoát khổ. Sở dĩ chúng ta bị khổ là tại vì chúng ta bị vô minh che lấp, bị tam độc Tham Sân Si làm cho điên đảo vọng tưởng nên không nhận ra sự thật và chấp nhận sự thật ấy, mà chỉ muốn thay đổi sự thật ấy(bản chất thật của cuộc đời này) theo ý của mình…
Đại khái mình nghe tại sao bị khổ là vậy. Mình thấy trong Phật Học Tự Điển của tác giả Thiện Phúc có giải thích về Thế giới Ta bà và Khổ nên copy và past vào đây cho bạn tham khảo. Theo mình thấy thì tự điển của tác giả viết rất công phu lắm bạn ạ. Bạn nên xem ở đây nhé:
http://hoavouu.com/p38a14085/tu-dien-phat-hoc-thien-phuc
Ta Bà: Jambudvida (skt)— The saha world—The worldly world—Impure Land—Ta Bà có nghĩa là khổ não, lại cũng có nghĩa là phiền lụy hay trói buộc, chẳng được ung dung tự tại. Thế giới Ta Bà, nơi đầy dẫy những mâu thuẫn, hận thù và bạo động. Nơi mà chúng ta đang sống là một thế giới bất tịnh, và Phật Thích Ca đã bắt đầu thanh tịnh nó. Con người sống trong thế giới nầy chịu phải vô vàn khổ hãi vì tam độc tham, sân, si cũng như những dục vọng trần tục. Cõi Ta Bà nầy đầy dẫy những đất, đá, gai chông, hầm hố, gò nổng, thường có những mối khổ về đói khát, lạnh, nóng. Chúng sanh trong cõi Ta Bà phần nhiều tham đắm nơi phi pháp, tà pháp, chớ chẳng chịu tin chánh pháp, thọ số của họ ngắn ngủi, nhiều kẻ gian trá. Nói về vua quan, dầu có nước để cai trị, họ chẳng hề biết đủ, mà ngược lại sanh lòng tham lam, kéo binh đánh chiếm nước khác, khiến cho nhiều người vô tội chết oan; lại thêm nhiều thiên tai như hạn hán, bão lụt, mất mùa, đói khát, vân vân nên chúng sanh trong cõi nầy phải chịu vô lượng khổ sở. Nơi cõi Ta Bà nầy, sự thuận duyên cùng an vui tu tập thì ít, mà nghịch duyên phiền não thì nhiều. Hầu hết người tu hành đều dễ bị thối thất tâm Bồ Đề đã phát lúc ban đầu. Theo Đức Phật, quả đất mà chúng ta đang ở đây có tên là Nam Thiệm Bộ Châu, nằm về hướng nam của núi Tu Di, vốn là một phần nhỏ nhất trong hệ thống Đại Thiên Thế Giới do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm giáo chủ—Saha means sufferings and afflictions; it also means worries, binding, unable to be free and liberated. The worldly world is full of storm, conflict, hatred and violence. The world in which we live is an impure field, and Sakyamuni is the Buddha who has initiated its purification. People in this world endure many sufferings stemming from three poisons of greed, anger and delusion as well as earthly desires. The Saha World is filled with dirt, rocks, thorns, holes, canyons, hills, cliffs. There are various sufferings regarding thirst, famine, hot, and cold. The people in the Saha World like wicked doctrines and false dharma; and do not have faith in the proper dharma. Their lives are short and many are fraudulent. Kings and mandarins, although already have had lands to govern and rule, are not satisfied; as they become greedy, they bring forces to conquer other countries causing innocent people to die in vain. In addition, there are other infinite calamities such as droughts, floods, loss of harvest, thirst, famine, epidemics, etc. As for this Saha World, the favorable circumstances to cultivate in peace and contenment are few, but the unfavorable conditions of afflictions destroying path that are rather losing Bodhi Mind they developed in the beginning. Moreover, it is very difficult to encounter a highly virtuous and knowledgeable advisor. According to the Buddha, the planet in which we are currently living is called Virtuous Southern Continent. It is situated to the south of Mount Sumeru and is just a tiniest part of the Great World System of the Saha World in which Sakyamuni Buddha is the ruler
Eight basic causes of suffering:
Bát Khổ: Chúng sanh có vô số nỗi khổ. Tuy nhiên, trong “Khổ Đế” của Đức Thế Tôn có tám điều đau khổ căn bản—Human beings have countless sufferings; however, Sakyamuni Buddha explained the eight basic causes of suffering:
1) Sanh Khổ: Suffering of Birth—Ngay khi còn trong bụng mẹ, con người đã có ý thức và cảm thọ. Thai nhi cũng cảm thấy sung sướng và đau khổ. Khi mẹ ăn đồ lạnh thì thai nhi cảm như đang bị đóng băng. Khi mẹ ăn đồ nóng, thai nhi cảm như đang bị thiêu đốt, vân vân. Thai nhi sống trong chỗ chật hẹp tối tăm nhơ nhớp, vừa lọt lòng đã kêu khóc oa oa. Rồi từ đó khi lạnh, nóng, đói, khát, côn trùng cắn đốt, chỉ biết kêu khóc mà thôi. Huệ nhãn của Phật thấy rõ những chi tiết ấy, nên ngài xác nhận sanh đã là khổ. Chính vì thế cổ đức có nói:
“Vừa khỏi bào thai lại nhập thai,
Thánh nhân trông thấy động bi ai!
Huyễn thân xét rõ toàn nhơ nhớp.
Thoát phá mau về tánh bản lai.”
(Niệm Phật Thập Yếu—Hòa Thượng
Thích Thiền Tâm)
—Birth is suffering—While still in the womb, human beings already have feelings and consciousness. They also experience pleasure and pain. When the mother eats cold food, the embryo feels as though it were packed in ice. When hot food is ingested, it feels as though it were burning, and so on. The embryo, living as it is in a small, dark and dirty place, immediately lets out scream upon birth. From then on, all it can do is cry when it feels cold, hot, hungry, thirsty, or suffers insect bites. Sakyamuni Buddha in his wisdom saw all this clearly and in detail and therefore, described birth as suffering. The ancient sages had a saying in this regard:
“As soon as sentient beings escape one
womb, they enter another,
Seeing this, sages and saints are deeply
moved to such compassion!
The illusory body is really full of filth,
Swiftly escaping from it, we return to our
Original Nature.”
(The Pure Land Buddhism in Theory and
Practice—Most Ven. Thích Thiền Tâm).
2) Già Khổ: Suffering of old age.
a) Chúng ta khổ đau khi chúng ta đến tuổi già, đó là điều tự nhiên. Khi đến tuổi già, cảm quan con người thường hết nhạy bén; mắt không còn trông rõ nữa, tai không còn thính nữa, lưng đau, chân run, ăn không ngon, trí nhớ không còn linh mẫn, da mồi, tóc bạc, răng long. Dù cho bực thanh niên tuấn nhã, hay trang thiếu nữ tiên dung, khi đến tuổi nầy âu cũng:
“Bao vẻ hào hoa đâu thấy nữa.
Một thân khô kiệt nghĩ buồn tênh!”
Lắm kẻ tuổi già lú lẩn, khi ăn mặc, lúc đại tiểu tiện đều nhơ nhớp, con cháu dù thân, cũng sanh nhàm chán. Kiếp người dường như kiếp hoa, luật vô thường chuyển biến khi đã đem đến cho hương sắc, nó cũng đem đến cho vẻ phai tàn. Xét ra cái già thật không vui chút nào, thân người thật không đáng luyến tiếc chút nào! Vì thế nên Đức Phật bảo già là khổ và Ngài khuyên Phật tử nên tu tập để có khả năng bình thản chịu đựng cái đau khổ của tuổi già—Old age is suffering—We suffer when we are subjected to old age, which is natural. As they reach old age, human beings have diminished their faculties; their eyes cannot see clearly anymore, their ears have lost their acuity, their backs ache easily, their legs tremble, eating is not easy and pleasurable as before, their memories fail, their skin dries out and wrinkles, hair becomes gray and white, their teeth ache, decay and fall out. In old age, many persons become confused and mixed up when eating or dressing or they become uncontrollable of themselves. Their children and other family members, however close to them, soon grow tired and fed up. The human condition is like that of a flower, ruled by the law of impermanence, which, if it can bring beauty and fragrance, also carries death and decayin its wake. In truth, old age is nothing but suffering and the human body has nothing worth cherishing. For this reason, Sakyamuni Buddha said: old age is suffering! Thus, he advised Buddhists to strive to cultivate so they can bear the sufferings of old age with equanimity.
3) Bệnh Khổ: Suffering of Disease (sickness).
a) Có thân là có bịnh vì thân nầy mở cửa cho mọi thứ bịnh tật. Vì vậy bịnh khổ là không tránh khỏi. Có những bệnh nhẹ thuộc ngoại cảm, đến các chứng bệnh nặng của nội thương. Có người vướng phải bệnh nan y như lao, cùi, ung thư, bại xụi. Trong cảnh ấy, tự thân đã đau đớn, lại tốn kém, hoặc không có tiền thuốc thang, chính mình bị khổ lụy, lại gây thêm khổ lụy cho quyến thuộc: Sickness is suffering—To have a body is to have disease for the body is open to all kinds of diseases. So the suffering of disease is inevitable. Those with small ailments which have an external source to those dreadful diseases coming from inside. Some people are afflicted with incurable diseases such as cancers or delibitating ailments, such as osteoporosis, etc. In such condition, they not only experience physical pain, they also have to spend large sums of money for treatment. Should they lack the required funds, not only do they suffer, they create additional suffering for their families.
b) Cái khổ về bệnh tật nầy nó đau đớn hơn cái đau khổ do tuổi già gây ra rất nhiều. Hãy suy gẫm, chỉ cần đau răng hay nhức đầu nhẹ thôi mà đôi khi cũng không chịu đựng nổi. Tuy nhiên, dù muốn hay không muốn, chúng ta cũng phải chịu đựng cái bệnh khổ nầy. Thậm chí Đức Phật là một bậc toàn hảo, người đã loại bỏ được tất cả mọi ô trược, mà Ngài vẫn phải chịu đựng khổ đau vật chất gây ra bởi bệnh tật. Đức Phật luôn bị đau đầu. Còn căn bệnh cuối cùng làm cho Ngài đau đớn nhiều về thể xác. Do kết quả của việc Đề Bà Đạt Đa lăn đá mong giết Ngài. Chân Ngài bị thương bởi một mảnh vụn cần phải mổ. Đôi khi các đệ tử không tuân lời giáo huấn của Ngài, Ngài đã rút vào rừng ba tháng, chịu nhịn đói, chỉ lấy lá làm nệm trên nền đất cứng, đối đầu với gió rét lạnh buốt. Thế mà Ngài vẫn bình thản. Giữ cái đau đớn và hạnh phúc, Đức Phật sống với một cái tâm quân bình: The sufferings caused by diseases is more painful than the sufferings due to old age. Let imagine, even the slightest tootache or headache is sometimes unbearable. However, like or dislike, we have no choice but bearing the suffering of sickness. Even the Buddha, a perfect being, who had destroyed all defilements, had to endure physical suffering caused by disease. The Buddha was constantly subjectd to headaches. His last illness caused him much physical suffering was a wound in his foot. As a result of Devadatta’s hurling a rock to kill him, his foot was wounded by splinter which necessiated an operation. When his disciples disobeyed his teachings, he was compelled to retire to a forest for three months. In a foreston a couch of leaves on a rough ground, facing fiercing cold winds, he maintained perfect equnimity. In pain and happiness, He lived with a balanced mind.
4) Tử Khổ: Suffering of Death.
a) Sự khổ trong lúc chết. Tất cả nhân loại đều muốn sanh an nhiên chết tự tại; tuy nhiên, rất ít người đạt được thỏa nguyện. Khi chết phần nhiều sắc thân lại bị bệnh khổ hành hạ đau đớn. Thân đã như thế, tâm thì hãi hùng lo sợ, tham tiếc ruộng vườn của cải, buồn rầu phải lìa bỏ thân quyến, muôn mối dập dồn, quả thật là khổ. Đa phần chúng sanh sanh ra trong tiếng khóc khổ đau và chết đi trong khổ đau gấp bội—Death is suffering—All human beings desire an easy birth and a peaceful death; however, very few of us can fulfill these conditions. At the time of death, when the physical body is generally stricken by disease and in great pain. With the body in this state, the mind is panic-stricken, bemoaning the loss of wealth and property, and saddened by the impending separation from loved ones as well as a multitude of similar thoughts. This is indeed suffering. Sentient beings are born with a cry of pain and die with even more pain.
b) Cái chết chẳng ai mời mà nó vẫn đến, và không ai biết nó sẽ đến vào lúc nào. Như trái rơi từ trên cây, có trái non, trái chín hay trái già; cũng vậy, chúng ta chết non, chết lúc tuổi thanh xuân hay chết lúc già. Như mặt trời mọc ở phía Đông và chỉ lặn về phía Tây. Như hoa nở buổi sáng để rồi tàn vào buổi chiều. Đức Phật dạy: “Cái chết không thể tránh được, nó đến với tất cả mọi người chứ không chừa một ai. Chỉ còn cách tu tập để có thể đương đầu với nó bằng sự bình thản hoàn toàn: The death is unwanted, but it still comes, and nobody knows when it comes. As fruits fall from a tree, ripe or old even so we die in our infancy, prime of mankind, or old age. As the sun rises in the East only to set in the West. As Flowers bloom in the morning to fade in the evening. The Buddha taught: “Death is inevitable. It comes to all without exception; we have to cultivate so that we are able to face it with perfect equanimity.”
5) Ái Biệt Ly Khổ: Suffering due to separation from loved ones (parting with what we love).
a) Thương Yêu Xa Lìa Khổ—Không ai muốn xa lìa người thân thương; tuy nhiên, đây là điều không tránh được. Người thân chúng ta vẫn phải chết và chúng ta phải xa họ trong khổ đau tuyệt vọng. Cảnh sanh ly tử biệt với người thân yêu quả là khổ—Parting with what we love is suffering—No one wants to be separated from the loved ones; however, this is inevitable. We still lose our loved ones to the demon of death, leaving them helpless and forsaken. Separation from loved ones, whether in life or through death, is indeed suffering.
b) Nếu chúng ta chịu lắng nghe lời Phật dạy “Cảnh đời có hợp có tan” thì đây là dịp tốt cho chúng ta thực tập hạnh “bình thản”: If we listen to the Buddha’s teaching “All association in life must end with separation.” Here is a good opportunity for us to practice “equanimity.”
6) Oán Tắng Hội Khổ: Suffering due to meeting with the uncongennial (meeting with what we hate).
a) Phải chịu đựng người mà mình không ưa, người mình ghét, người thường hay chế nhạo phỉ báng và xem thường mình quả là khó; tuy nhiên, chúng ta phải luôn chịu cảnh nầy trong cuộc sống hằng ngày. Lại có nhiều gia đình bà con họ hàng thường không đồng ý kiến, nên thường có sự tranh cãi giận ghét buồn phiền lẫn nhau. Đó khác nào sự gặp gỡ trong oan gia, thật là khổ!—Meeting with what we hate is suffering—To endure those to whom we are opposed, whom we hate, who always shadow and slander us and look for a way to harm us is very hard to tolerate; however, we must confront this almost daily in our life. There are many families in which relatives are not of the same mind, and which are constantly beset with disputes, anger and acrimony. This is no different from encountering enemies. This is indeed suffering!
b) Chính vì thế mà Đức Phật khuyên chúng ta nên cố gắng chịu đựng, và suy nghĩ rằng có lẽ chúng ta đang gặt hái hậu quả của nghiệp riêng của mình ở quá khứ hay hiện tại. Chúng ta nên cố gắng thích nghi với hoàn cảnh mới hoặc cố gắng vượt qua các trở ngại bằng một số phương tiện khác: Thus, the Buddha advised us to try to bear them, and think this way “perhaps we are reaping the effects of our karma, past or present.” We should try to accommodate ourselves to the new situation or try to overcome the obstacles by some other means.
7) Cầu Bất Đắc Khổ: Suffering due to unfulfilled wishes (unattained aims)—Lòng tham của chúng ta như thùng không đáy. Chúng ta có quá nhiều ham muốn và hy vọng trong đời sống hằng ngày. Người nghèo thì mong được giàu; người giàu mong được giàu hơn; kẻ xấu mong đẹp; người đẹp mong đẹp hơn; người không con mong được có con. Những ước mong nầy là vô kể, chúng ta không thể nào mãn nguyện đâu. Thế nên cầu bất đắc là khổ—Unabling to obtain what we wish is suffering—Our greed is like a container without the bottom. We have so many desires and hopes in our lives. The poor hope to be rich; the rich hope to be richer; the ugly desire for beauty; the beauty desire for beautier; the childless pray for a son or daughter. Such wishes and hopes are innumerable that no way we can fulfill them. Thus, they are a source of suffering.
8) Ngũ Ấm Thạnh Suy Khổ: Suffering due to the raging aggregates (all the ills of the five skandhas)—Có thân là có bịnh đau hằng ngày. Năm ấm là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc ấm thuộc về thân, còn bốn ấm kia thuộc về tâm. Nói một cách đơn giản đây là sự khổ về thân tâm hay sự khổ về sự thạnh suy của thân tâm—All the illnesses of the five skandhas is suffering—To have a body means to experience pain and diseases on a daily basis. Pain and disease also means suffering. The five skandas or aggregates are form, feeling, perception, volition and consciousness. The skandas of form relates to the physical body, while the remaining four concern the mind. Simply speaking, this is the suffering of the body and the mind.
Điều thứ tám nầy bao quát bảy điều khổ kể trên: thân chịu sanh, già, bệnh, chết, đói, khát, nóng, lạnh, vất vả nhọc nhằn: The suffering of the skandas encompasses the seven kinds of suffering mentioned above. Our physical bodies are subject to birth, old age, disease, death, hunger, thirst, heat, cold and weariness.
Tâm thì buồn, giận, lo, thương, trăm điều phiền lụy. Ngày trước Thái Tử Tất Đạt Đa đã dạo chơi bốn cửa thành, thấy cảnh già, bệnh, chết. Ngài là bậc trí tuệ thâm sâu, cảm thương đến nỗi khổ của kiếp người, nên đã lìa bỏ hoàng cung tìm phương giải thoát: Our mind, on the other hand, are afflicted by sadness, anger, worry, love, hate and hundreds of other vexations. It once happened that Prince Siddhartha having strolled through the four gates of the city, witnessed the misfortunes of old age, disease and death. Endowed with profound wisdom, he was touched by the suffering of human condition and left the royal palace to find the way of liberation
A Di Đà Phật.
Xin gửi Keith bạn Keith thân mến,
(Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng – Khai thị)
Cái hay của Phật Giáo không phải những mớ giáo lý cứng nhắc trong Tam Tạng Kinh điển. Cái hay của Phật Giáo phát xuất từ cái hay nhất của nhân loại theo từng địa phương. Ngày nào nhân loại còn đau khổ, ngày đó lời dạy của Phật còn có giá trị. Nói cho dễ hiểu, chúng sanh cần Phật như cây cỏ bị nắng hạn cần nước. Người vật cây cỏ thiếu nước là chết. Anh thiếu Phật tánh, Anh sẽ vĩnh viển khổ đau. Anh không thích Phật Giáo, anh có thể đốt Phật phá chùa, nhưng lời dạy của Phật làm sao anh từ chối được? Anh ghét nước, anh có thể đổ nước đi hay làm cho nước dơ bẩn, chứ anh không thể nào làm mất phẩm chất của nước được. Cái hay của Phật Giáo là ở chỗ đó. Do đó, người học Phật như con ong hút nhị hoa. Bông nào có mật là ong đến lấy, có lẽ ong chả phân biệt bông ấy tốt hay xấu…
====================================
HT khuyên bạn tuỳ duyên xem căn cơ tự liệu sức mình mà đi nói pháp với bất kỳ người nào là ỗn nhất. Nếu không khéo tự liệu sức thì dễ khiến họ khinh chê pháp môn tu tập của bạn nói riêng và phỉ báng Phật pháp nói chung mang tội vô ích.
Khi bạn thực hành đúng như pháp thì họ sẽ tự hiểu mà tuỳ duyên đáng nên nói pháp giúp họ khai tâm khi đúng lúc đúng thời cơ. Người mới phát tâm tu hành ai cũng ưa thích giúp kẻ khác tu như mình. Đó là cái tâm lý (từ bi) nhưng chưa đủ trí tuệ (thiếu thực hành) để tự độ độ tha. Đa phần dễ bị kẹt không biết cách tháo gỡ (lo chấp nói pháp) thì sẽ sanh phiền não thêm.
Cố gắng chánh tư duy và niệm thầm câu “tứ tự Di Đà” càng nhiều càng tốt thì trí tuệ tự nhiên phát lên. Từ Bi mà thiếu Trí Tuệ làm sao giúp người ta? Chưa biết bơi thì làm sao nhảy xuống sông cứu người đang bị chìm? Không khéo chìm cả đám à. 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật.
Không sai sống là có khổ.cho nên chúng ta mới tu tập để thoát khỏi luân hồi sanh tử
A DI ĐÀ PHẬT
Bạn Keith thân mến.Làm việc thiện sẽ được phước báo.Nếu ta mang toàn bộ phước báo của mình giữ ẩn kín vào trong của mạng của mình không để thoát ra ngoài thì cái phước báo tích trữ gọi là Âm Đức.Nếu mang phước báo của mình để đổi lấy công danh phú quý,hưởng ngũ dục:ăn ngon,mặc đẹp,ngủ nhiều,tiền nhiều,sự nổi tiếng thì phước báo sẽ bị thiêu đốt hết và trong mạng sẽ không có Âm Đức. Âm Đức càng tích càng nhiều.Giống như tiền bạc.bạn không mang tiêu để lại trong ngân hàng thì sẽ sanh lãi,nếu mang ra mua ô tô,quần áo thì sẽ nhanh hết.Chúng ta phải tích Âm Đức nhiều.Vì sao thế?Vì có Âm Đức ta sẽ chuyển được cảnh giới: Âm Đức vừa thì sanh làm người, Âm Đức nhiều thì sanh Thiên.Giống như nếu bạn có nhiều tiền thì mua nhà được vị trí đep,vừa tiền thì ở ngoại thành,ít tiền thì ở nhà trọ,không có tiền thì lang thang ngoài đường.Muốn tích Âm Đức thì phải Bố Thí. Bố Thí càng nhiều thì Âm Đức càng nhiều. Bố Thí thì có Bố Thí tài, Bố Thí pháp, Bố Thí vô sở úy.Sống chịu khổ cũng là một cách để Bố Thí .Hưởng phước thì hết phước,chịu khổ thì hết khổ.Song về lý thì như vậy nhưng trên sự thì không thực hiện được.Vì cái khổ của sanh,lão,bệnh,tử là quá lớn,cái khổ của lục đạo luân hồi là quá khủng bố và tàn khốc.Bạn hãy thử cắt da xẻ thịt mình một chút xem có chịu nổi nỗi khổ này không.Không thể chịu đựng nổi.Bạn có chịu khổ thì cũng chỉ chịu khổ được một ít,tất nhiên sẽ có được ít Âm Đức.Cái Âm Đức ít ấy không thể thắng được cái nghiệp lực hải khủng bố tàn khốc của chúng sanh,cuối cùng cũng bị cái nghiệp lực hải kia nó chôn vùi thôi.Cũng như tiền bạn để tiết kiêm,tuy có lãi suất nhưng sự lạm phát quá cao thì số tiền ấy không giúp bạn đến sự tự do tài chính.Không chỉ tiết kiệm mà phải biết đầu tư thì mới đạt tới sự tự do tài chính. Âm Đức thì ta vẫn phải tạo nhưng làm sao cái Âm Đức của ta lớn hơn cái nghiệp lực hải kia đây.Bạn hãy tìm đến một người có Âm Đức lớn hơn cái nghiệp lực hải kia mà xưng tán,ca ngợi người ấy.Tuy bạn không trực tiếp làm được những hạnh nguyện khó làm như của người ấy nhưng vì ca ngợi người ấy,nhớ tới người ấy thì bạn cũng được thọ dụng Âm Đức của người ấy.Vì sao thế?Vì chúng sanh giả cũng chính là ngã giả của chính mình.Xưng tán ca ngợi công đức người khác cũng là trang nghiêm thân và tâm của chính mình.Giống như hương thơm của loài hoa,tự mình không có mùi thơm ấy nhưng nếu mình cứ mang loài hoa này bên mình thì hương của mùi hoa ấy cũng xông ướp vào từng lỗ chân lông của mình khiến cho mình cũng có hương thơm loài hoa.Đấy gọi sự thọ dụng trang nghiêm.Vì có thọ dụng hương thơm như vậy,người khác ngửi thấy,họ cũng sanh tâm yêu mến mình,cung kính mình.
Bạn có biết chăng?Đức Phật A DI ĐÀ có công đức hải vô lượng vô biên,diệu dụng bất khả tư nghì.Ai xưng tán danh hiệu của ngài thì sẽ được thọ dụng công đức của ngài.Chúng tôi những người tu pháp môn Tịnh Độ đã xác định rằng:những việc nào chúng tôi làm được thì chúng tôi tập chung vào làm,những việc cho dù là tốt nhưng chưa có khả năng thì để lại sau.Những việc làm của Phât: Bố thí như Phật chúng tôi chưa làm được, Thiền Định như Phật chúng tôi chưa làm được, Trì giới như Phật chúng tôi chưa làm được, Nhẫn như Phật chúng tôi chưa làm được, Tinh tấn như Phật chúng tôi chưa làm được, Trí huệ như Phật chúng tôi chưa làm được.Nói thẳng ra một câu là lúc này chẳng thể làm được những việc như vậy.Thế nhưng,xưng tán danh hiệu Phật chúng tôi làm được vì việc này so với những việc trên thì dễ hơn nhiều. Xưng tán danh hiệu Phật chỉ đơn giàn là niệm một câu A DI ĐÀ PHẬT . A DI ĐÀ PHẬT đã mang công đức hải của mình dồn vào trong một câu A DI ĐÀ PHẬT.Hễ ai niệm A DI ĐÀ PHẬT thì sẽ được thọ dụng công đức hải này.Bạn có tin không?Ngày nay khoa học đã phát hiện ra,vũ trụ ban đầu được bùng nổ từ một điểm Kỳ Dị còn nhỏ hơn hạt bụi.Có thể nói là vũ trụ vô tận ở trong một hạt bụi.Thế nên bạn hãy tin Công Đức Hải nằm trọn trong câu A DI ĐÀ PHẬT.Nói tóm lại phương pháp tu hành của chúng tôi tích Âm Đức,Công Đức bằng cách niệm A DI ĐÀ PHẬT,còn đối với cuộc sống dừng lại ở mức thiểu dục tri túc chứ không ép xác khổ hạnh.Phương pháp này nói theo cách của người hiện đại thì gọi là đứng trên vai những người khổng lồ.Người nhỏ bé nhưng nếu được đứng trên vai những người khổng lồ thì cũng vượt được cơn sóng lớn.Hãy lựa chọn đứng trên vai người khổng lồ mà tiến.
Theo mình nghĩ,trước mắt bạn cứ gửi cho người bạn của bạn chương Đại Thế Chí niệm Phật viên thông và một ca khúc niệm Phật.Mới đầu chỉ ngắn gọn vậy thôi.Chỉ cần họ nghe câu A DI ĐÀ PHẬT thì sẽ trở thành hạt giống Phật kim cang bất hoại.
Chúc bạn và bạn của bạn cùng tất cả mọi người hết một báo thân này vãng sanh Cực lạc.
A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
Xin cám ơn rất nhiều. Đọc những chia sẻ của bạn thì có thể thấy bạn là người có công phu cao rồi.
Đúng như khai tổ PHÁP NHIÊN THƯỢNG NHÂN nói trong Niệm Phật Tông Yếu: chỉ cần nhớ rõ, niệm rõ câu A Di Đà Phật thôi, mọi việc khác đã có Phật sắp xếp.
Cám ơn về bài chia sẽ rất hay.