Niệm Phật cũng có ma sự, do bởi ba nguyên nhân: (1) không rõ giáo lý, (2) không gặp thầy bạn tốt, (3) không tự xét lấy mình. Trong ba điều này, sự tự xét chỗ sai lầm của mình rất là cần yếu. Đại để, muốn sanh về Tây Phương, không phải dùng chút phước lành, chút công hạnh lơ là mà được, muốn thoát sự khổ sống chết luân hồi trong vạn kiếp, không phải dùng tâm dần dà, chờ hẹn, biếng trễ mà được! Cơn vô thường mau chóng, mới sớm kế lại chiều, đâu nên không siêng năng lo dự bị trước ư? Còn e sức chí nguyện không thắng nổi sức tình ái, tâm niệm Phật không hơn nổi tâm dục trần, những kẻ cứ mãi lơ là biếng trễ, nửa tin nửa ngờ, thì Phật Tổ cũng đành, chẳng biết làm sao hơn!
Kệ rằng:
Nam Mô A Di Đà
Người nào không biết niệm
Tuy niệm, chẳng tương ưng
Mẹ con khó hội kiến
Khi đi, đứng, ngồi, nằm
Đem tâm này thúc liễm
Mỗi niệm nối tiếp nhau
Niệm lâu thành một phiến
Như thế, niệm Di Đà,
Di Đà tự nhiên hiện
Quyết định sanh Tây Phương
Trọn đời không thối chuyển
Cầu sinh Tịnh Độ là thế nào? Tu hành cõi này thì sự tiến đạo rất khó, vãng sanh cõi kia thì sự thành Phật cũng dễ. Dễ, nên một đời đã có thể thấu đáo; khó, nên lắm kiếp vẫn chưa chắc hoàn thành. Do đó mà, thánh ngày xưa, hiền ngày trước, ai cũng khuynh hướng: Kinh cả ngàn, luận cả vạn, đâu cũng chỉ quy. Quả thật sự tu hành trong thời kỳ mạt pháp này, không có pháp nào hơn pháp ấy. Có điều kinh luận đã nói: Điều lành mà tính chất nhỏ thì không thể vãng sanh, cái phước mang tính chất lớn mới chắc chắn đến được. Cái Phước mang tính chất lớn thì không chi bằng sự ‘chấp trì danh hiệu’, điều lành hàm tính chất to thì không chi bằng sự ‘phát tâm rộng lớn’. Nên ‘nhất tâm chấp trì danh hiệu của Phật hơn cả sự bố thí đến trăm năm, nhất niệm phát tâm Bồ Đề rộng lớn vượt cả sự tu hành trong nhiều kiếp’.
Lý do là, vì niệm Phật vốn mong làm Phật, vậy tâm lớn không phát thì có niệm cũng không làm gì. Phát tâm vốn để tu hành, vậy Tịnh Độ không sanh thì có phát cũng dễ thoái chuyển, nên gieo giống Bồ Đề, cày bằng cái cày niệm Phật, thì trái hạt tuệ giác tự nhiên lớn lên, ngồi thuyền đại nguyện, nhập vào bể cả Tịnh Độ thì Tây Phương Cực Lạc quyết định vãng sanh.
Niệm Phật mà không phát lòng Bồ Đề thì không tương ưng với bổn nguyện của Đức Di Đà, tất khó vãng sanh (lòng Bồ Đề là tâm lợi mình, lợi người, trên cầu thành quả Phật, dưới nguyện độ chúng sanh). Tuy phát lòng Bồ Đề mà không chuyên niệm Phật cũng không được vãng sanh. Nên phải lấy sự phát lòng Bồ Đề làm chánh nhân, niệm Phật làm trợ duyên, rồi sau mới cầu sanh Tịnh Độ. Người tu tịnh nghiệp cần phải hiểu biết điều này.
Tỉnh Am Đại Sư (Tổ thứ 11)
Nam mô A Di Đà Phật.
Con có một chuyện muốn xin hỏi các chú cư sĩ ạ. Con thấy có khá nhiều người tình cờ tìm được trang duongvecoitinh.com nhờ vào việc lên mạng tìm hiểu về các trường hợp như : làm thế nào sau khi mất người thân, làm thế nào để thanh tịnh tâm hồn cũng như một vài từ khóa khác. Đây cũng như cái duyên của họ đã đến với nơi đây rồi cũng có trường hợp tìm hiểu sâu hơn về Phật Pháp. Nên bản thân con có ý tưởng muốn lập một trang web như duongvecoitinh, và dịch những bài viết từ tiếng việt sang anh. vì có thể cũng có nhiều người nước ngoài trên thế giới này khi họ bế tắc ko biết nên làm gì trong những trường hợp vậy, tình cờ họ có thể phát hiện ra một trang như duongvecoitinh bằng tiếng anh, và đưa họ đến với Phật Pháp ? Con tự hỏi không biết như vậy có khả thi không, có nên ko, vì con chỉ lo lỡ dịch sang tiếng Anh, những bài viết ngắn được viết lại từ bài giảng HT Tịnh Không, dịch không sát nghĩa thì mang tội ?
Xin các chú chỉ bảo. Thật lòng con cũng muốn giúp nhiều người nước ngoài mà hay bị phiền não, bế tắc lắm..
Nam mô A di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Tất cả đều là Duyên phận. Bạn cứ tùy khả năng của mình mà giúp đỡ chúng sanh. Nếu bạn có khả năng dịch tiếng Anh rất tốt, vốn từ tiếng Anh phong phú, lại có hiểu biết sâu về Phật pháp thì bạn có thể làm việc này rồi.
Cư sĩ Chung Mao Sâm (nay là Pháp Sư Định Hoằng) cũng là bắt đầu từ việc theo học với lão HT. Tịnh Không, rồi phụ trách phiên dịch cho Ngài khi Ngài đi tiếp xúc với người nước ngoài. Sau này, cư sĩ Chung Mao Sâm xuất gia, hoằng pháp lợi sanh.
Hễ bạn phát tâm chân chánh, duyên phần đầy đủ thì được Tam Bảo gia trì, sự việc sẽ thành tựu. Việc dịch các bài giảng của HT. Tịnh Không sang tiếng Anh cũng nên có 2 người phụ trách, 1 người dịch, còn người kia thì xem lại. Cả 2 người đều nên có nền tảng tiếng Anh tốt và hiểu biết Phật giáo vững vàng, cùng nhau học tập trao đổi. Bạn thử hỏi thăm 1 số bạn đạo giỏi tiếng Anh xem sao…biết đâu tìm được thêm 1 bạn cùng chung chí hướng này?
Đây cũng là việc tốt, nếu đủ duyên thì cũng nên làm. Thậm chí lại phải nên lồng phụ đề tiếng Anh vào các video của HT. Tịnh Không cho người nước ngoài họ xem hiểu được Phật pháp, công đức vô lượng. Còn việc dịch sát nghĩa hay dịch thoáng ý là do sở trường dịch thuật của mỗi người, ko có vấn đề tội lỗi chi cả, miễn sao bảo đảm người đọc ko hiểu SAI lời giảng của HT. Tịnh Không là được, hoặc ý của HT. Tịnh Không một đằng thì ta lại dịch một nẻo, vậy thì ko được.
A Di Đà Phật.
Cho hỏi là tại sao gần đây tôi nhìn Đức Phật A Di Đà là cứ tuôn nước mắt khoc, cứ nhìn là khóc, cứ nhìn là tâm cảm động rồi khóc. Tôi không biết con người mình nó như thế nào nữa, có ai giải thích dùm tôi vấn đề này?
A Di Đà Phật – Xin chào Kiệt nhé,
Điều này có lẻ bạn nên tự hỏi lòng bạn là chính xác nhất.
Nếu như bạn là người đã quy y tam bảo và có niềm tin nơi Phật Pháp thì có thể nói đây là thiện duyên. Vì có thể là đời trước bạn đã từng lể bái đức Phật A Di Đà và niệm Phật rất nhiều nhưng cuối đời vì lý do gì đó mà bạn không được vãng sanh nên đời này mỗi khi gặp Tôn Tượng của Ngài thì chủng tử đó xuất hiện nên mới khiến cho bạn có cảm giác như vậy.
Nếu như bạn là người chưa quy y Tam Bảo và không có niềm tin nơi Phật Pháp thì đây có thể là một cảm giác do chư vị nào đó truyền đạt cho bạn nhằm mục đích khuyến tu chứ cũng không có ác ý gì. Chư vị này chắc cũng là họ hàng thân thích hay bà con bạn bè gì đó của bạn trong những kiếp về trước. Điều mà chư vị đó muốn nhắn nhủ với bạn chính là :”Hãy trân quý những ngày tháng còn lại của kiếp người mà cố gắng niệm Phật cầu sanh Tây Phương vì một khi mất thân người rồi thì rất khó để có trở lại…” Chư vị này rất mong muốn có được thân người để tu nhưng…có thể nói tâm sự của chư vị này rất giống với câu chuyện trong bài Tấm Hình Người Quá Cố Chảy Nước Mắt Suốt 49 Ngày Vì Khi Sống Không Chịu Tu.
VT cũng chỉ là “đoán mò” vậy thôi nhé, nhưng dù sao thì qua sự việc trên cũng chứng minh cho thấy là bạn chưa biết làm chủ tâm mình, chưa biết làm chủ thất tình lục dục. Hòa Thượng Hám Sơn có nói:” Lúc bình thường tự chủ được thì khi ngủ mới tự chủ được, khi ngủ mà tự chủ được thì khi lâm chung mới tự chủ được”. Hai chữ tự chủ trong câu này cũng gần giống như giử chánh niệm, tỉnh giác, niệm Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Trong Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn sau:
“…Nếu có chúng sanh nghe danh hiệu Phật, từ tâm thanh tịnh, hớn hở, hoan hỷ, lông tóc đều dựng cả lên, hoặc mắt rơi lệ, đều do đời trước từng hành Phật đạo, chẳng phải người phàm…”
Dựa vào đây thì biết rằng bạn đời quá khứ đã từng tu học Phật pháp, đã từng niệm Phật nhưng công phu chưa…đạt nên thi rớt, kiếp này gặp được Phật pháp, gặp được tôn tượng Phật A Di Đà thì chảy nước mắt ra…(Tịnh Thái cũng từng như vậy).
Thôi thì vừa mừng vừa tủi…huynh đệ mình kiếp này phải nên cố gắng ko phụ ân đức của Tam Bảo, của Cha Mẹ mà nỗ lực tinh tấn tu hành, quyết chí cầu sanh Cực Lạc bạn nhé. Đừng có “thi rớt” nữa…Thi rớt mãi rồi, nhục lắm…bạn bè đồng tu vãng sanh lâu rồi, đều đã thành Phật thành Bồ Tát cả mà giờ mình còn trôi lăn ở đây, vẫn còn là 1 phàm phu si mê điên đảo, đây là đại sỉ nhục.
Quyết trong kiếp này giải quyết cho xong việc tử sanh đại sự, vãng sanh Cực Lạc, phổ độ chúng sanh.
Nam nhi đại trượng phu phải lập chí tại thánh hiền. Không nên khóc nữa bạn nhé. Phải hành động, phải chuyển cảm tình thành lý trí, thành trí tuệ cao độ, phải nghe lời Phật, một môn thâm nhập, chuyên tu lâu dài, nhất định thành tựu.
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin các thầy hướng dẫn cho con nhiếp nhĩ căn như thế nào cho tâm thanh tịnh ! con căn cơ hạ liệt không hiểu hết Phật pháp huyền diệu, nên cầu mong các thầy,các cư sĩ, các bận tôn túc cao minh chỉ dạy cho con!
A Di Đà Phật bạn Thiện Sơn.
Phật pháp tuy huyền diệu thâm sâu nhưng phải phát tâm tác ý nhìn cuộc đời đơn giản lại một tí thì sẽ bắt đầu có con đường trở về quê hương Cực Lạc thanh tịnh thôi bạn Thiện Sơn. Tập vất bỏ đi cái TỰ ÁI trong cuộc sống thì sẽ hy vọng có ngày bình an vô sự trong tâm. Nếu cái tự ái nó bám chặt trong tâm bạn thì phải dùng những phương tiện khéo léo mà Đức Phật đã từ bi để lại cho chúng ta dùng thực hành sẽ chấm dứt cái đầu mói của các phiền não ô trược trong tâm để nhận thấy lại cái kho tàng quý báu huyền diệu sẵn có, đó là cái tâm vô ngã tràng đầy lòng từ bi và trí tuệ.
Trong vô số các phương tiện, pháp môn niệm Phật thì đơn giản nhất (tự lực) và cũng thù thắng nhất (Phật Lực). Nếu phát tâm Bồ Đề chơn chánh mà niệm Phật thì chắc chắn bạn sẽ từ từ lặng lẻ nhập sâu vào cái biển thanh tịnh của chơn tâm sẵn có chứ không tìm ở nơi đâu cả vì nó thường chiếu khắp nơi pháp giới chúng sanh bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Bạn vừa tự lực niệm Phật mà vẫn có Phật lực âm thầm giúp bạn sau lưng mà bạn không hề hay biết.
Bạn mà có tác ý buông bỏ cái tự ái mà dụng công niệm Phật thì chắc chắn sẽ tăng trưởng đạo lực tức dễ sống với bản tâm thanh tịnh thường có. Nói đơn giản nhưng thực hành rất phức tạp không đơn giản đâu bạn. Phải mất thời gian tác ý tu tập khi đối đầu với đời sống thật tế mới cảm nhận được cái khó của sự bỏ tự ái. Những chuyện nghịch duyên xảy ra bất ngờ dễ rung chuyển cái tần số tự ái của bạn khởi lên trùng trùng điệp điệp khi ban đầu mới tu tập dễ dính liền. Nếu quyết tâm và tùy theo căn cơ lãnh ngộ của bạn thì cái tự ái nó sẽ mòn yếu đi năng lực rung chuyển tần số trong tâm bạn nữa. Khi đó nghịch thuận cảnh trần không còn làm phiền tâm lực của bạn mà tự tại niệm Phật hơn khi ban đầu. Tuyệt đối phải chú ý cái TỰ ÁI như là kẻ thù đừng để nó chiếm đoạt tâm mình là sẽ OK bình an vô sự trong vô số sự xảy ra trước mắt. Lúc đó niệm Phật không muốn thanh tịnh nó cũng tự thanh tịnh vì vọng tưởng đa phần do tự ái mà ra. Tự ái yếu đi thì vọng tưởng ở đâu mà sanh cho mạnh mẽ nữa?
Nhiều người nghe nói à phải niệm Phật “Bất niệm tự niệm” hoặc “Nhất tâm bất loạn” là liền sanh tâm vọng cầu hạ thủ công phu tin tấn hơn ai, nhưng thật ra có khi nào nghĩ lại là cái tự ái nó đang rình bám chặt như bóng theo hình mà không biết hay không? Ngày nào bạn chưa diệt trừ đi cái tự ái thì niệm Phật không khéo sẽ tăng thêm cái ngã chấp ma chướng đó nhe. Tự ái nó có trình độ thô tới vi tế. Nếu không tự quán chiếu soi lại trong tâm thì bạn không thể nào hiểu biết nó ra sao để đối trị. Nói thiệt chứ mấy ai đã thật sự buông bỏ đi cái TỰ ÁI nếu không tác ý diệt trừ nó? Bạn thử nghĩ đi, khi đang tụng kinh, niệm Phật ở nhà mà vợ con làm ồn lên bạn có tự ái nổi cơn giận phiền não hay không? Đó là nói đến cái trình độ tự ái thô thôi đó nhe mà chưa qua nổi cái nạn huống chi bỏ di cái tự ái thiệt là vi tế hơn ư? Như vậy tụng kinh niệm Phật để mục đích gì khi còn tự ái?
Đời sống tại gia đa phần chúng ta không có rảnh thời gian đâu mà hạ thủ công phu niệm Phật thành khối. Niệm Phật Bỏ Tự Ái sanh tâm Từ Bi Hỷ Xả thì hy vọng thật tế hơn. Đem công đức tu tập như vậy hằng ngày mà hồi hướng nguyện vãng sanh TPCL chắc chắn sẽ được như ý.
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Xin chào Thiện Sơn,
Trong câu hỏi của bạn chắc là “ý tại ngôn ngoại” cho nên VT cũng không rỏ ý bạn muốn hỏi điều gì. Không biết có phải là bạn gỏ nhầm hay không?
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm thì Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ “nhiếp nhĩ căn” bằng cách “phản văn, văn tự tánh” (xoay cái tánh nghe lại để mà nghe tự tánh). Còn đối với phẩm Đại Thế Chí Bồ Tát & Niệm Phật Viên Thông Chương thì nói là “thu nhiếp lục căn, tịnh niệm tiếp nối…”.
Có phải ý bạn muốn hỏi là :Làm Thế Nào Để Thâu Nhiếp Lục Căn Tịnh Niệm Tiếp Nối?
Hay là bạn muốn hỏi “làm thế nào để lục căn thanh tịnh?”
Trong quyển Niệm Phật Luận ngài Đàm Hư Đại lão Pháp sư đã nói: “Một khi niệm câu A-Di-Đà Phật được tương ứng, liền đó hành giả được 6 căn thanh tịnh. Vì:
1/ Mắt thường nhìn Phật thì nhãn căn thanh tịnh.
2/ Tai nghe tiếng niệm của mình và của đại chúng thì nhĩ căn thanh tịnh.
3/ Mũi nghe biết hương thơm của nhang, trầm thì tỷ căn thanh tịnh.
4/ Lưỡi cử động để niệm Phật thì thiệt căn thanh tịnh.
5/ Thân ở trong đạo tràng mà lạy Phật thì thân căn thanh tịnh.
6/ Trong khi niệm, lạy, tâm thường tưởng Phật thì ý căn thanh tịnh.”
VT vẽ một vòng cho bạn thấy kẹt trên văn tự là “chết cứng”. Trở lại câu hỏi chính của bạn nhé:”nhiếp nhĩ căn như thế nào cho tâm thanh tịnh”. Đối với hành giả tu Tịnh Độ thì “nhiếp nhĩ căn” tức là không chú ý những tiếng động bên ngoài mà lắng nghe tiếng niệm Phật từ nơi tâm mình, từng câu từng chữ rỏ ràng, tâm và tiếng hiệp khắn nhau. Nếu làm được như vậy thì từ từ rồi tâm cũng sẽ thanh tịnh. Ngoài ra thì Muốn Tâm Thanh Tịnh Đừng Nên Để Ý Đến Lỗi Người Khác.
Nam Mô A Di Đà Phật
Mình xin Kính chào Thiện Sơn cùng chư vị đồng tu ,
Quả thật là Phật Pháp rất nhiệm màu nhưng không nằm ngoài thế gian pháp đâu bạn ạ. Khi trước mình cũng như bạn, cũng tự hỏi câu hỏi này và tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy. Mình cũng có chút duyên lành đã gặp được 2 câu trả lời đúng cho câu hỏi của mình:
-Câu trả lời đầu tiên mình tìm được là tình cờ đọc một quyển sách nói về niệm Phật, mình không nhớ rõ từng chi tiết nhưng đại loại là khi niệm Phật bằng phương pháp trì danh (NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT hay là A DI ĐÀ PHẬT) thì miệng niệm rõ từng chữ thì tai phải nghe rõ từng chữ, hoặc là khi rãnh rỗi nếu không dùng miệng để trì danh mà dùng tâm để trì danh thì trong tâm khởi tưởng từng tiếng rõ ràng câu Phật hiệu (NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT hay là A DI ĐÀ PHẬT)thì dùng ngón tay gõ nhịp từng tiếng câu Phật hiệu. Tức là trong tâm khởi tưởng chữ NAM thì tay gõ nhịp một cái, MÔ thì tay gõ nhịp một cái, …..làm như thế cho đến hết câu Phật hiệu. tương tự cho những ai muốn niệm A DI ĐÀ PHẬT. Cách này cũng rất hiệu quả cho những ai muốn niệm thầm hoặc niệm trong đầu(tức là nghĩ tưởng về câu Phật hiệu )
-Câu trả lời thứ hai là nhân dịp mình nghe băng “Tây Phương Cực Lạc Du lãm ký” kể về chuyện Khoan Tịnh Pháp sư được Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dẫn về Cực Lạc sau đó để về lợi ích chúng sanh cõi TA BÀ này. Trong phần cuối Đức Quan Thế Âm Bồ Tát có chỉ cho cách niệm Phật. Nếu niệm từ 2 người trở lên thì chia làm 2 bên để niệm Phật. Nếu bên thứ nhất niệm ra tiếng 3 câu hay 5 câu Phật hiệu(NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT hay là A DI ĐÀ PHẬT) thì bên thứ 2 sẽ im lặng dùng tâm nghe rõ những câu Phật hiệu ấy , Khi bên thứ nhất niệm xong những câu ấy thì im lặng và chỉ nghe những câu Phật hiệu từ bên thứ 2 niệm. Và cứ như thế hoán đổi cho nhau cho đến hết thời khóa niệm Phật. Cách này rất hiệu quả và có thể đảm bảo sức khỏe cho cả 2 bên. Mình và các bạn của mình có thử rồi, cách này rất hiệu quả.
Phật pháp chẳng xa rời 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), mỗi một căn có liên quan đến các căn còn lại, một căn động thì các căn còn lại sẽ động , nhưng khi tịnh một căn thì các căn còn sẽ từ từ chuyển sang tịnh.
Bước đầu thực tập sẽ khó khăn nhưng hãy dùng tâm chí thành, kiên nhẫn, chịu khó siêng năng hay nói cách khác là HÃY TIN SÂU- NGUYỆN THA THIẾT- HÀNH TRÌ NIỆM PHẬT CHUYÊN CẦN thì mọi chuyện sẽ ổn.
Mình hy vọng những lời này giúp ích cho bạn cũng như cho những ai có cùng thắc mắc như bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Bé trai của con 2 tuổi rưỡi rất thích ngắm ảnh phật, thích nghe những bài hát phật pháp và thích nghe nhạc niệm phật, thậm chí bé còn thích nghe niệm phật hơn cả bài hát nói về phật, mà con thấy bé có vẻ ngoan hơn khi được nghe phật, con thấy thoáng lên niềm hạnh phúc vì có thai giáo bé thành công. Hồi mang thai bé con không ngừng khuyên bé tin phật và niệm phật, trong quá trình tu pháp môn tịnh độ nhiều lúc con sợ ác nghiệp của con lớn nó cản trở không cho con được vãng sanh, có được đứa con thích phật như vậy thì nó sẽ biết niệm phật phút lâm chung cho con đúng không ạ, con dậy phật cho bé để bé giác ngộ thoát luận hồi và hộ niệm cho con phút lâm chung
A Di Đà Phật bạn HVTP.
Trên đời này không có gì sung sướng hơn là khi mình lâm chung có gia đình con cái bên cạnh hộ niệm để tiển lên đường về Tây Phương Cực Lạc. Nhất là con cái của mình. Bạn gieo nhân hay nhắc nhỡ chủng tử niệm Phật cho con như vậy là 1 người mẹ số 1, công đức vô lượng vô biên.
Huệ Tịnh thì có một đứa con trai 12t đã gieo duyên cho nó biết niệm Phật A Di Đà. Tuy em nó niệm chưa được tinh tấn nhưng HT cũng để tuỳ duyên khi nó lớn trưởng thành lập gia đình sau này nó sẽ hiểu thêm mà tự giác tự độ khi mình không còn ở bên cạnh để nhắc nhỡ cho nó. Còn đứa bé gái thì gần 3t đã biết niệm Phật niệm Quan Thế Âm Bồ Tát theo nhạc Phật pháp khi bé ngồi trong xe hơi hằng ngày khi nghe mở nhạc lên. Nghe xong bé đòi nghe lại hát theo, nhất là bài ca khúc “Lạy Phật Quan Âm”. Cái cảm giác hạnh phúc đối với người cha nghe con mình tự giác hát theo nhập tâm đó không bao giờ mất vì nó là chân thật chủng tử của nó trong tiền kiếp. Mà thật ra ai ngờ bé gái chính là thiện tri thức của mình hằng ngày vì không có nó khóc lóc đòi này đòi nọ vô duyên, không có nghịch duyên oan trái của vợ con thì HT không thể nào tu tập hạnh nhẫn nại tháo gỡ bỏ bớt đi tánh tự ái ngã chấp để tiêu trừ phiền não, tịnh tâm niệm Phật bớt đi sóng gió trong tâm. Cố gắng lên an lạc tùy duyên đợi ngày cởi áo Ta Bà trở lại cố hương Tây Phương Cực Lạc.
Yết Đế (cố gắng), Yết Đế (cố gắng), Ba La Yết Đế (hãy cố gắng lên – dùng trí tuệ Bát-Nhã) mà niệm Phật sẽ thành tựu Bồ-Đề tâm rộng lớn khi sang Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mình không dám làm người mẹ số 1 đâu, vì mình vẫn mắng và đánh bé lắm. Hy vọng là deo duyên Phật cho con mình giảm được tội đó, cảm ơn bạn đã hồi đáp câu trả lời của mình
A di Đà Phật! Cho con hỏi. Vừa qua con có tập 1 mình thanh tịnh niệm Phật. Và ngủ quên trong tiềm thức miệng luôn niệm. 2 lỗ tai vẫn nghe duy mỗi câu a di Đà Phật. Rồi bỗg dưng bị 1 cảm giác nặng trịch như 1pho tượng. 2tay chắp cứng trước ngực. Ko buông ra được. Nơi con ngồi như bị chìm dần. Sợ. Quá ko biết chuyện gì xảy ra. Con liền niệm lớn danh hiệu quan âm bồ tát . Khi con mở mắt ra toàn thân run rẩy. Phút chốc thì bình thản lại. Con ko biết là gì. Mong các sư thầy huynh đệ giải thích dùm con. Nam mô a di đà Phật.