Vãng sanh thì có hai loại phương pháp tu hành, một cách là bình thường tích công bồi đức, y giáo tu hành, con đường này là ổn định mà đi, ngoài ra một cách là lâm chung sám hối, cũng có thể lấy được phẩm vị cao, nói đến chỗ này, có một số người nhất định nghĩ đến, không cần lo, tạo nghiệp nhiều một chút, làm nhiều việc xấu một chút, lâm chung ta sám hối lại cầu vãng sanh, bạn giữ cái ý niệm này, bảo đảm bạn không thể vãng sanh, do nguyên nhân gì? Bạn giữ tâm lý cầu may, hiểu rõ mà cố phạm thì làm sao được? Quyết định không nên giữ cái tâm may mắn, phải hiểu cái đạo lý này.
Có phải là mỗi một người tạo tác tội nghiệp cực trọng, khi lâm chung đều biết sám hối, đều sẽ vãng sanh? Chân thật là ngay trong ngàn vạn người, khó tìm được một người, bạn liền cho rằng bạn là một người ngay trong ngàn vạn người đó hay sao? Cho nên không nên để lỡ việc lớn của chính mình, xin nói rõ hơn với các vị, loại người tạo tội nghiệp cực trọng lâm chung vãng sanh, ngay trong đời quá khứ chắc chắn có thiện căn sâu dầy, nếu không mà nói khi học lâm chung làm sao có thể sám hối?
Ngay trong đời quá khứ đời đời kiếp kiếp, công phu tu tập của họ cũng gần được rồi, sắp thành công rồi, ngay đời này được thân người bỗng chốc bị hồ đồ, khi lâm chung gặp được duyên bỗng chốc tỉnh ngộ ra, cho nên không phải may mắn, nếu như không có thiện căn sâu dầy, lâm chung gặp được thiện tri thức nhắc nhở bạn, căn bản bạn không tin tưởng, không thể tiếp nhận, vẫn là oan uổng.
Cái thí dụ này tôi đã thấy qua, khi tôi mới vừa xuất gia, Chùa Lâm Tế Viên Sơn Đài Bắc, Chùa Lâm Tế có một hội niệm Phật, phó hội trưởng Lâm Đạo Kỳ Lâm tiên sinh, người Phúc Châu, khi ông lâm chung, bạn xem phó hội trưởng của hội niệm Phật.
Bình thường khi cộng tu làm làm duy na, pháp khí ông đánh được rất tốt, dẫn chúng niệm Phật, khi lúc lâm chung người khác trợ niệm cho ông ông cự tuyệt, nghe đến Phật hiệu ông liền gạt phắt. Bạn liền biết được cái nghiệp chướng này hiện tiền là đáng sợ cỡ nào, bình thường ngày ngày niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ, đến lúc lâm chung họ không làm. Vì sao vậy? Sợ chết, nghe nói vãng sanh, vậy thì phải chết, khủng khiếp, lo sợ, không cho người niệm Phật
Đây là ngay lúc đó chúng tôi chính mắt xem thấy được, nghiệp chướng hiện tiền, không do bạn chính mình làm chủ, việc này đáng sợ không, cho nên cả đời tạo tác tội nghiệp, lâm chung nghe được Phật hiệu sanh tâm hoan hỉ, chân thật phát tâm sám hối quay đầu, chắc chắn là người thiện căn rất là sâu dày, quyết định không phải là người thông thường, đây là có thể khẳng định, họ ở ngay trong một đời tạo tác tội nghiệp, đó là gặp duyên không đồng, chúng ta phải hiểu được cái đạo lý này mà cảnh tỉnh.
Trích Kinh Vô Lượng Thọ giảng ký (Lần thứ 10 – Tập 194)
Giảng sư: Hòa thượng Tịnh Không
Các bạn cho mình hỏi phật thích ca mâu ni có bao nhiêu kinh và phật adiđà phật dược sư quan thế âm và đại thế trí tất cả là bao nhiêu kinh ạ cho mình xem vài cuốn để tự mình nghiên cứu và học hỏi rể hơn.chứ thầy thích trí huệ thầy thích chân quan và thầy thích phước tiến mỗi người giảng 1 kiểu khó hiểu quá.nay muốn tìm vài cuốn kinh điển của các vị phật và bồ tát để từ từ tìm hiểu
A Di Đà Phật
Kinh là lời Phật nói từ chân tâm lưu xuất ra.Chỉ có kinh Phật không có kinh của Bồ Tát.Tất cả những gì Bồ Tát nói đều nương vào thần lực của Phật cho nên Bồ Tát không phát minh ra kinh nào của riêng mình cả.Chân tâm thì bình đẳng nên chẳng thể nói là kinh này là của riêng vị Phật này,kinh kia là của vị Phật kia.Do nghiệp lực chiêu cảm trên sự hiện tượng thô phù thì kinh trên thế gian này do Phật Thích Ca nói ra nhưng trên lý thì là từ chân tâm tự tánh lưu xuất ra.Mà đã là chân tâm thì bình đẳng,chẳng thuộc sở hữu của riêng ai cả.
Mỗi thầy giảng tùy căn tánh mỗi người mà sự khác nhau.Bạn không nên tự tìm hiểu kinh mà hãy tìm một người thầy hướng dẫn.Thời gian đầu không nên nghe quá nhiều thầy giảng mà hãy tập trung vào nghe giảng ở một vị thầy,mình khuyên bạn hãy tập chung nghe giảng của hòa thượng Tịnh Không.Mỗi thầy có cách giảng khác nhau,trí huệ chưa có,càng nghe nhiều càng khởi tâm phân biệt,càng dễ loạn tưởng nhiều.Khi minh bạch một vị thầy,khi đó nghe ở các thầy khác bạn sẽ không phân biệt thế này thế kia.
Bạn muốn tìm kinh để đọc ư.Đây giới thiệu cho bạn bộ kinh siêu tình ly kiến.Bạn hãy tâp trung vào 1 bộ kinh này là đủ.
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxU3dWaW9TSHdzQ3c/view?usp=sharing
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Bạn đang phân tâm rồi từ đó mà bạn đang chấp tướng sinh ra phiền não. Bạn có đọc hết cả Tam Tạng Kinh cũng thế thôi. Hay tĩnh tâm lại. Nếu có lòng tin vào giáo lý của Đức Phật. Phát nguyện tu hành tìm đến con đường GIÁC NỘ – GIẢI THOÁT, khuyên bạn hay mau mau tỉnh ngộ, tìm một MINH SƯ (Sư Thầy) mà bạn thấy tin sâu nhất để học hỏi. Cố gang nhiếp tâm niệm câu Phật hiệu A Di Đà Phật, miệng niệm tai nghe không phân tâm chấp trước lâu ngày trí huệ của bạn sẽ mở ra do bạn thành tâm niệm Phật mà Phật và Bồ tát, chư thiên phóng quang dẫn lối cho bạn lúc đó bạn không nghĩ đến tìm hiểu nhiều kinh sách giáo lý của Đức Phật nữa mà bạn vẫn tinh tấn.
Cố gắng lên bạn nhé.
Nếu bạn bạn chưa Tín Tâm sâu dày phải đọc kinh điển ,xem chú giải, đọc luận của các vị tổ. Sau đó chọn một pháp môn nào đó mà tu học,Tín Tâm sẽ không đến ngay mà nó sẽ đến từ từ tùy theo sự thiết tha của bạn,.khi có Tín Tâm bạn sẽ hiểu kinh điển, và Y gíao phụng hành theo lời Phật dạy. Bạn thử xem nhé câu Y giáo phụng hành rất đơn giản nhưng rất khó đấy, còn lòng vòng chán mới Y giáo phụng hành được. Tôi cũng mới hiểu ra nên viết nhiều nếu có lỗi gì thì xin sám hối. Chúc bạn thành công ,sớm thành Phật đạo
Cho con hỏi là con niệm phật tâm không tán loạn ,con chỉ thành tâm và chỉ nhớ câu phật hiệu mà thôi ,tâm niệm và chỉ nhớ câu phật hiệu .cho con hỏi con niệm phật như vậy có được không .
nếu phật và bồ tát hiện thân hình khắp 10 phuơng vậy thì phật và bồ tát hiện ở nơi cõi nc nào thì nói tiếng đó à ? sao hay quá vậy , bởi vì mình khg tưởng tượng đc trên đời này có bao nhiêu thứ tiếng khác nhau nhỉ? -_0
Cho mình hỏi khoảng 3 ngày nay do anh mình đám cưới nên mình lo nhìu công chuyện nên kô niệm phật đuợc làm mình có cảm giác quên đi nhưng trong tâm mình không bao giờ quên đuợc
Vậy mình có nên sám hối những lần mình ko có niệm phật? Nếu có bài sám hối nào? Xin chư liên hữu hoan hỷ trả lời
A DI ĐÀ PHẬT.
Mình nghĩ ko nhất thiết phải sám hối.
Khi nào nhớ ra thì bạn có thể niệm thầm bất cứ lúc nào,bất cứ nơi đâu.
Nếu bận bạn có thể rút ngắn thời khóa niệm Phật,vd bình thường thời khóa niệm Phật của bạn là 1tiếng,bận thì rút xuống 30 phút,15 phút .Mà nếu bận quá,mệt quá thì thôi để hôm khác niệm cũng đc.Nhưng cố gắng đừng giải đãi nhé!
A DI ĐÀ PHẬT.
Mỗi vị thầy đều giảng về pháp môn tịnh độ khác nhau.có 1 lần mình cũng nghe trên trang duongvecoitinh có ghi ra không biết vị thầy nào giảng nói trong giấc ngủ mà không niệm phật được rất khó vãng sanh.mình đâu có nghe phật thích ca nói như vậy đâu.chỉ nghe phật thích ca khuyên niệm phật và phát nguyện vãng sanh như vậy thôi.nói tóm lại mình thấy các vị phật giảng rể hiểu.phật nói tóm tắt bao gòm hết cả nội dung chứ không nói lòng dòng khiến cho tâm chúng sanh phân biệt.nên mình mới tìm các kinh của phật để học theo trong đó
Bạn Học Đạo thân mến,
Đời người cở 100 năm, nếu mỗi ngày bạn đọc hết một quyển kinh Phật, thì chưa chắc cả đời này bạn đọc hết được số kinh Phật hiện có! Trong khi đó, theo mình biết thì có những vị đại sư trí tuệ thâm sâu, dành cả cuộc đời để học một bộ kinh còn chưa hiểu hết nghĩa. Mình không biết trí tuệ của bạn tới đâu, nhưng muốn tự tìm hiểu kinh Phật thì cũng giống như những người đầu bếp đã làm sẵn những món hải sãn, đơn sẵn ra mâm ra dĩa, mời bạn mà bạn không ăn, lại đòi xuống đáy biển để ăn đồ tươi dưới đó vậy!
A Di Ðà Phật. Chào bạn Học Đạo,
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát khai thị niệm Phật:
Trước hết ông nên phát đại nguyện: “Nguyện sanh Cực Lạc thế giới”. Rồi chí thành tha thiết xưng niệm A Di Ðà Phật. Tiếng niệm phải duyên theo tâm, tâm niệm phải duyên theo tiếng. Tiếng và tâm khắn chặt vào nhau, như mèo vồ chuột.
“Ít nói một câu chuyện,
Nhiều niệm một câu Phật,
Ðánh chết được vọng niệm,
Pháp thân ngươi hiển lộ.”
http://phapgioi.com/hukhong/index.php/giao-phap-kinh-luan/tinh-do-tong/110-giac-minh-dieu-hanh-bo-tat-khai-thi-niem-phat
Nam Mô A Di Ðà Phật.
Xin lỗi bạn Hoc Đạo! Mình thêm câu chào vào phút chót trong lúc không đeo kính cận nên đânh nhầm tên của bạn. Xin lỗi nhé!
A Di Ðà Phật.
Tùy các bạn lựa chọn mà Văn – Tư – Tu.
Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
Lá Thư Tịnh Độ – Ấn Quang Đại Sư
http://www.tinhdo.net/sachdao/160-lathutinhdo.html
Khi mình trong thời khóa mình nhiều lúc hay bị buồn ngủ hay ngáp với lại mình niệm Phật tính ra cucng gần 1 năm rồi nhưng mình vẫn chưa nhiếp tâm mình rất hay bị những ý niệm tham sân si mạn khống chế nhất là mạn mà mình lại hay niệm thầm tại hay ở nơi công cộng, ngoài đường. Có cách nào để niệm thầm mà vẫn có thể thực sự nhiếp được không ạ?