Hành giả phát tâm niệm Phật, trước khi vào đạo tràng phải xét nghĩ ta với chúng sanh thường ở trong biển khổ sanh tử, nếu không độ cho tất cả đều được thoát ly, sao gọi là chánh hạnh?
Nhân đó, xem người oán kẻ thân đều bình đẳng, khởi lòng đại bi, như thế quyết không bị tệ ma, ác đảng làm cho thối chuyển. Sau khi đã lập “đại tâm”, nên nghiên cứu những chánh hạnh niệm Phật của người xưa, lập đạo tràng đúng pháp, khiến cho hết sức trang nghiêm thanh tịnh.
Kế đó, phân ngày đêm sáu thời, đem tâm chí thành gieo mình quy mạng về ngôi Tam bảo, tỏ bày hết tội lỗi, cầu xin sám hối. Lại quỳ trước Phật, tay cầm hương hoa cúng dường, vận tâm quán tưởng khắp pháp giới, xét mình cùng tất cả chúng sanh từ trước đến nay ở trong vòng mê khổ, rơi lệ cảm thương, cầu Phật gia bị, nguyện độ muôn loài. Như thế, dùng hết sức mình kham khổ tu hành, nếu nghiệp chướng sâu, chưa được cảm cách, phải lấy cái chết làm kỳ hạn, không được giây phút nào nghĩ đến sự vui ngũ dục của thế gian.
Như kẻ căn cơ non kém, không làm được thắng hạnh trên đây thì cũng ở trong tịnh thất, giữ cho thân tâm nghiêm sạch, tùy ý tu hành. Hoặc định thời khóa lễ Phật sám hối, nguyện tinh tấn không thối chuyển, hoặc chuyên niệm hoặc kiêm trì chú, tụng kinh. Nếu được thấy tướng hảo, thì biết mình được diệt tội, có duyên lành.
– Hỏi: Dụng tâm thế nào mà được không tán loạn?
– Đáp: Nên vận dụng thân, miệng mà niệm, không kể đến tánh hay định, chỉ làm sao cho câu Phật không hở dứt, tự sẽ được nhất tâm, hoặc cũng có thể gọi chính đó là “nhất tâm”. Nhưng phải niệm mãi không thôi, trạng như mẹ lạc con thơ, rồng mất trái châu bổn mạng, thì không còn lo chi tán loạn, không cầu nhất tâm mà tự được nhất tâm. Chẳng nên cưỡng ép cho tâm quy nhất, vì dù cưỡng ép cũng không thể được, thật ra chỉ do người tu siêng năng hay biến trễ mà thôi! Nghĩ thương cho người đời nay, phần nhiều tu hành mà không hiệu nghiệm, ấy cũng bởi lòng tin cạn cợt, nhân hạnh không chân. Lắm kẻ chưa từng lập hạnh, đã muốn cho người biết trước, trong thì tự phụ, ngoài lại khoe khoang, tỏ ý có chỗ sở đắc để được mọi người cung kính. Thậm chí có kẻ nói dối là mình trông thấy tịnh cảnh, hoặc thấy được cảnh giới nhỏ, hay những tướng tốt trong giấc chiêm bao. Thật ra chính họ cũng không phân biệt cảnh đó là chân hay vọng, nhưng cũng cứ khoe khoang bừa ra. Những kẻ tâm hạnh kém ấy, tất là bị ma làm mê hoặc, nguyện hạnh lần lần lui sụt, trôi theo dòng sanh tử luân hồi. Như thế, há chẳng nên dè dặt ư?
Diệu Hiệp Đại Sư
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
Viên Trí, Hữu Minh, Huệ Tịnh… Ở gần chùa các bạn có ai ấn tống Kinh Vô Lượng Thọ (hội tập cố cư sĩ Hạ Liên Cư) làm ơn cho mình địa chỉ, điện thoại chùa. Cảm ơn.
A Di Đà Phật…
Xin lỗi Độ nhe. HT ở bên Canada không có biết gì về chùa bên Mỹ nơi chỗ của Độ ở.
Độ có thể thỉnh kinh Kinh Vô Lượng Thọ trên trang DVCT này mà in ra làm wirebound lại thành một quyển cũng được thôi. Tuỳ duyên lòng thành thi sẽ được nhe Độ. (Goodluck my friend).
A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT.
Kính gửi thầy Thiện Nhân!
Con xin đảnh lễ thầy!
Bạch thầy!Con thường xuyên đọc phúc đáp của thầy và các vị thiện tri thức khác,qua đó con mở mang thêm được kiến thức,con xin cảm ơn thầy và mọi người rất nhiều !
Con đoán là thầy tu ở 1 ngôi chùa trong nước. Nếu thầy ko phiền,con xin địa chỉ chùa thầy,khi hữu duyên con tới thăm chùa ạ!
Con có mạo phạm điều gì,xin thầy hoan hỷ xá tội cho con!
Con chào thầy!
A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Kim Vân,
Tấm lòng khiêm kính của bạn thật kiến TN cảm động. TN là người tu tại gia chứ không phải Tu sĩ. Nếu những trao đổi của TN không được rõ nghĩa, khiến bạn hiểu lầm, TN xin thành tâm sám hối. TN cũng rất hy vọng bạn có thể chia sẻ những khúc mắc hay nghi vấn trong quá trình học đạo, tu đạo trên ĐVCT để các vị Thiện hữu Tri thức và các Đạo hữu khác cùng có cơ hội chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Đó cũng là lợi mình, lợi người vậy.
TN nguyện chúc bạn bồ đề tâm kiên cố, dõng mãnh tu hành pháp niệm Phật để tự giải thoát chính mình.
Chúc bạn thường an lạc.
TN
A DI ĐÀ PHẬT.
Kính gửi cư sĩ Thiện Nhân!
Con xin cảm ơn cư sĩ,có khúc mắc gì trong quá trình học đạo,con sẽ vào trang DVCT xin sự giúp đỡ của mọi người !
Chúc cư sĩ TN thường an lạc!
A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
– Chào Huệ Tịnh, Độ có ít tiền để ấn tống Kinh Vô Lượng Thọ? Mình đã có kinh VLT rồi, cảm ơn HT.
– Nhờ các liên hữu lý giải dùm Độ câu: “pháp vô thường, thân vô ngã”. ??? Chân thành cảm ơn các liên hữu.
A Di Đà Phật…
Nam Mô A Di Đà Phật
Đạo hữu Tịnh Độ kính mến,
“pháp vô thường” là gì? Sở dĩ gọi vô thường, bởi vạn pháp do tâm tạo. Tâm này là vọng tâm chứ không phải Chân Tâm. Vì là vọng nên sanh-diệt không ngưng nghỉ. Chấp vô thường chính là chấp pháp. Chấp pháp tất không thấy pháp. Không thấy pháp tất luôn sống trong sanh-diệt. Sự sanh-diệt đó chính là sương, huyễn, bóng, bọt, ảnh… vì thế nên pháp gọi vô thường. Sống trong sanh diệt chính là sống trong vô thường.
Cũng vì thế Phật dạy: các pháp giống như thuyền bè, dùng nó để qua sông; qua rồi thì bỏ bè lại, chớ vác theo làm gì mà tổn sức.
Câu “thân vô ngã” Trung Đạo xin dành các Đạo hữu khác cùng chia sẻ với bạn.
Chúc tinh tấn
TĐ
A Di Đà Phật. Share cho Độ đọc đoạn này nhe.
KINH DUY-MA-CẬT
Đời Diêu Tần, ngài Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập
VII PHẨM QUÁN CHÚNG SANH
Ngài Xá Lợi Phất nói :
– Vì sao ngươi không chuyển thân nữ kia đi ?
Thiên nữ nói :
– Mười hai năm nay tìm kiếm mãi cái tướng nữ nhơn hẳn không thể đặng, phải chuyển đổi cái gì ? Ví như nhà huyễn thuật hóa ra một người nữ huyễn, nếu có người hỏi rằng : Sao không chuyển thân nữ đó đi ? Vậy người hỏi đó có đúng chăng ?
Ngài Xá Lọi Phất nói :
– Không đúng. Huyễn hóa không có tướng nhứt định còn phải chuyển đổi gì nữa.
Thiên nữ nói :
– Tất cả pháp cũng như thế, không có tướng nhứt định, tại sao lại hỏi không chuyển thân nữ ?
Tức thời Thiên nữ dùng sức thần thông biến Ngài Xá Lợi Phất thành ra Thiên nữ, Thiên nữ lại tự hóa mình giống như Ngài Xá Lợi Phất mà hỏi rắng : Tại sao Ngài không chuyển thân nữ đi ?
Ngài Xá Lợi Phất mang lấy hình tướng thân nữ mà đáp rằng :
– Ta nay không biết tại sao lại biến thành thân đàn bà này ?
Thiên nữ nói :
– Thưa Ngài Xá Lợi Phất ? Nếu Ngài chuyển được thân đàn bà đó, thời tất cả người nữ cũng sẽ chuyển được. Như Ngài Xá Lợi Phất không phải người nữ mà hiện thân nữ, thời tất cả người nữ cũng lại như thế, tuy là hiện thân nữ mà không phải người nữ đâu. Vì thế, Phật nói : tất cả các pháp không phải đàn ông, không phải đàn bà.
Bấy giờ Thiên nữ thu nhiếp thần lực, thân Ngài Xá Lợi Phất trở lại như cũ. Thiên nữ hỏi Ngài Xá Lợi Phất:
– Tướng đàn bà bây giờ ở đâu ?
Ngài Xá Lợi Phất đáp :
– Tướng đàn bà không ở đâu, mà ở tất cả.
Thiên nữ nói :
– Tất cả pháp lại cũng như thế, không ở đâu mà ở tất cả. Vả lại không ở đâu mà ở tất cả là lời Phật nói.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Pháp chẳng phải thường cũng chẳng phải vô thường bạn ạ, ví như người gãy chân phải nhờ gậy để đi nay chân khoẻ rồi thì chẳng nhờ gậy nữa, chẳng thể nói khi chân gãy không nhờ gậy mà đi cũng chẳng thể nói chân khoẻ rồi lại cứ dùng gậy, vậy chẳng thể chấp là thường hay vô thường đươc, nếu là thường thì sẽ cứng ngắc không đặng được phật quả, còn nếu chấp vô thường thì cái gì cũng không học không biết thành ta vô minh vo trí. Phật pháp là trung đạo là đúng như trong kinh Đại Niết Bàn Phật nói ( Phật pháp phi thường phi vô thường ).
Còn thân người vô ngã: mình ví dụ nếu người chuyên làm việc thiện đến cực thiện thì chắc chắn sẽ được vễ cõi thiện, còn ngược lại chuyên làm ác đến cực ác thì về cõi ác, chẳng thể nói thân này cố định là thiện hay là ác nên nói thân người vô ngã, tuỳ vào ngã chấp mà đi đến thiện hay ác trọn chẳng thể nói chỉ có một ngã ( thiện hay ác ). Nhưng nếu chấp vào vô ngã mà cái gì cũng không làm không học thì lại giống như xúc sinh ngu si không biết.
A Di Đà Phật.
Độ: “Mình đã có kinh VLT rồi, cảm ơn HT.”
Huệ Tịnh: Độ để kinh Vô Lượng Thọ ở chổ nào vậy? 🙂
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
– cảm ơn Trung Đạo, Huệ Tịnh, và Nguyễn Phú đã hồi âm cho Độ.
– Huệ Tịnh phúc đáp của bạn về Kinh Duy Ma Cật, mình ko hiểu ý nghĩa???
– Độ để Kinh Vô Lượng Thọ bên phải bàn thờ (tam Thánh). Mình chưa bao giờ tụng hết bộ kinh Vô Lượng Thọ một lần nào. Trong kinh Vô Lương Thọ, Độ ưa thích câu kệ:
Hữu tình chưa độ làm được độ,
kẻ được độ rồi khiến thành Phật.
Ví như cúng dường hằng sa Thánh,
Không bằng dũng mãnh cầu Chánh Giác.
HT vợ Độ muốn ly thân với mình ko biết vui, hay buồn???
Hồi âm cho Độ cảm ơn Huệ Tịnh
A Di Đà Phật…
“Vợ Độ muốn ly thân với mình ko biết vui, hay buồn???”
Câu này theo mình nghĩ bạn nên hỏi TÂM bạn và hãy để THỜI GIAN sẽ trả lời cho bạn. Tại vì mình đã từng chứng kiến rất nhiều cặp vợ chồng khi gây gổ cải cọ với nhau, ai cũng đều nói :” Ly dị, ly thân đi! Tôi không cần ông/bà nữa đâu, ở chung chỉ càng thêm khổ cho nhau…” Nhưng một khi đã chia tay rồi thì cái cảm giác cô đơn, buồn bã, trống vắng, hiu quạnh nó mới kéo về với biết bao kỷ niệm đẹp của thời mới quen nhau. Chuyện này chỉ có những người đã từng ly dị/ly thân thì mới hiểu được mà thôi.
Nói tóm lại “đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn” cho nên “một câu nhịn chín câu lành”. Khi mê thì do được do mất mà sanh vui sanh buồn. Khi ngộ thì tự tại tùy duyên.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Chào bạn Độ thân mến,
Không hiểu lời kinh thì phải thành thật sám hối nghiệp chướng trước bàn thờ Phật và cầu mười phương Tam Bảo gia bị mau sớm cho trí tuệ đuợc hiễn lộ. Phải hàng ngày hàng đêm cầu nguyện sám hối thì mới hy vọng tiêu trừ bớt nghiệp chướng xung quanh Độ và vợ con gia đình.
Thân này do nghiệp lực mà sanh, thì cũng sẽ theo nghiệp lực mà chuyển biến thay hình đổi dạng lên xuống trong sáu nẻo luân hồi không cố định. Chư Phật và các vị Đại Bồ Tát do Thần Lực và Nguyện Lực vì cứu độ chúng sanh khắp mười phương pháp giới mà tuỳ duyên hiện thân. Như vậy thân vô ngã như huyễn hay không?
Cho nên thiên nữ mới dùng thần lực bất khả tư nghì mà biến thân Ngài Xá Lợi Phất chuyển thành thân nữ vô ngại như nhà ảo thuật. Nghiệp lực tâm thức thô của chúng ta chiêu cảm cho nên thấy thân này sống tới 80 năm mới chết, nhưng chư thiên thì chỉ nhìn xuống thấy kiếp sống nhân sinh chỉ trong vòng 1 ngày. Lên cao hơn nữa thì các vị Bồ Tát thấy chúng sanh sống chết thay đổi thân như điện chóp, bọt nước.. Có đây rồi lại mất, ẩn hiện trùng trùng vô thường vô ngã.
Vợ muốn ly thân có dính diếu gì đến tâm nguyện vãng sanh về TPCL của Độ hay không nè? Nếu Độ niệm Phật mà thiếu tâm nguyện vãng sanh thì chắc có lẽ phải buồn. Buồn rồi thì sẽ đi tìm những thứ dục vọng để đem lại cái cảm giác sung sướng vui mừng qua những ác duyên như đi casino cờ bạc, tìm gái, hút thuốc, v.v.. Nghiệp chướng củ tái diễn thì cửa tam đồ lại mở ra chào đón đúng không?
Vui một chút theo ngủ dục cho cái thân vọng tâm mà phải trả giá đoạ xuống loài thú, ngạ quỷ và địa ngục đáng không?
Tinh tấn giữa đám người buông lung,
Tỉnh táo giữa đám người mê ngủ,
Kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến,
Bỏ lại sau con ngựa gầy hèn. (Trích từ Kinh Pháp Cú)
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
Cảm ơn Ái Biệt Ly Khổ, Huệ Tịnh đã hồi âm cho Độ.
Nhờ các liên hữu lý giải dùm Độ: “kiến tư phiền não?, trần sa phiền não?, vô minh phiền não?.”
Cảm ơn các liên hữu.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật.
Phiền Não còn gọi là mê hoặc hay còn gọi là hoặc
Kiến là cái thấy,là kiến giải sai lầm
Tư là cái nghĩ,tư tưởng sai lầm.
Kiến Tư làm duyên tăng trưởng sự mê hoặc của tâm thì gọi là Kiến Tư Phiền Não.
Trần sa làm duyên tăng trưởng sự mê hoặc của tâm thì gọi là Trần sa Phiền Não.
Vô minh làm duyên tăng trưởng sự mê hoặc của tâm thì gọi là Vô minh Phiền Não.
Tự tánh của chúng sanh vốn là minh-sáng suốt,trong cái minh ấy không có một vật nào cả,không có một niệm nào cả.Trong cái thể vô niệm mà khởi tâm động niệm thì gọi là vô minh.Ở trên mỗi niệm do có vô minh làm duyên lại khởi tâm động niệm làm cho xuất hiện vô số niệm, vô số niệm hiện khởi che mờ đi tánh minh làm cho tâm bị mê hoặc.sự mê hoặc ấy là do khởi tâm động niệm nên gọi là Vô minh Phiền Não.Hàng ngày sáu căn chúng ta tiếp xúc với 6 trần bên ngoài đều khởi tâm động niệm đấy là Vô minh.
Trên các niệm lại khởi lên sự phân biệt thiện ác,đúng sai,đẹp xấu,yêu ghét.Sự phân biệt làm biến hóa ra các tướng ,hiện tượng sai biệt nhiều như cát bụi trần sa.Các hiện tượng sai biệt làm rối loạn mê hoặc tâm. Trần sa chính là sự phân biệt của tâm.Do có phân biệt mà tâm bị mê hoặc nên gọi là Trần sa Phiền Não.
Kiến Tư Phiền Não còn được gọi là sự chấp trước.
Huynh nghe bài giảng sau của hòa thượng Tịnh Không.
Kiến Hoặc có năm loại lớn:
– Thân Kiến: Chấp trước thân này là ta. Hiện thời có ai chẳng nói thân là ta? Hết sức yêu thương, bảo vệ cái thân này, cho rằng thân là ta, đấy là sai lầm. Vì quý vị có thứ chấp trước này, nên quý vị chẳng thể đắc nhất tâm, chẳng thể đắc thanh tịnh, chẳng thể liễu sanh thoát tử, vì sao? Quý vị chấp thân này là ta, thân là sanh diệt, nó nhất định phải sanh tử. Khi nào quý vị hiểu cái thân này chẳng phải là ta thì hãy hỏi: Cái gì sanh tử? Không có sanh tử. Sanh tử thật ra không có. Trên thực tế, thân này chẳng phải là ta, trong thân không có Ngã, có đạo lý rất sâu ở nơi đây.
– Biên Kiến: Biên Kiến cũng là phân biệt, chấp trước. Phàm cái gì là tương đối thì đều là Biên Kiến. Có lớn phải có nhỏ. Có ta thì phải có người. Có đúng thì phải có sai. Có chánh thì phải có tà. Đó là Biên Kiến.
– Kiến Thủ Kiến và Giới Thủ Kiến: Hai thứ này chúng ta thường gọi là “thành kiến”, [chúng ta hay nói] người nào đó có thành kiến rất sâu. Có thành kiến về phương diện tu nhân hay phương diện tu hành thì gọi là Giới Thủ Kiến. Có thành kiến nơi quả báo thì gọi là Kiến Thủ Kiến.
– Tà Kiến: Hết thảy những kiến giải sai lầm chẳng thuộc vào bốn loại lớn trên đây thì gọi là Tà Kiến.
A La Hán không có năm loại kiến giải sai lầm to lớn này, tâm thật sự thanh tịnh.
Tư Hoặc gồm năm loại lớn: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi. Tham ái, nóng giận, ngu si.
Ngu si là tà – chánh, đúng – sai, chân – vọng chẳng thể phân biệt.
Mạn là ngạo nghễ, ngã mạn.
Nghi là hoài nghi Phật pháp và chánh pháp.
Năm loại tư tưởng sai lầm này A La Hán cũng không có. Đủ thấy khi ấy, tâm vị ấy thật sự thanh tịnh, Phật học gán cho vị ấy một danh từ là Chánh Giác. A La Hán là Chánh Giác, Bồ Tát là Chánh Đẳng Chánh Giác, Phật là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đó gọi là “xuất thế tịnh pháp”.
Chư vị đồng tu phải nhớ kỹ, nếu chúng ta chẳng đoạn Kiến Tư phiền não, bất luận quý vị học pháp môn nào cũng chẳng thể thành tựu, vì sao? Quý vị chưa có năng lực thoát tam giới. Giống như pháp sư Đàm Hư đã nói, Ngài là tổ sư tông Thiên Thai, tông Thiên Thai dùng phương pháp Chỉ Quán để tu Thiền Định, tu Chỉ Quán, tu tới mức tốt nhất cũng chẳng qua là sanh lên trời mà thôi, chẳng thoát khỏi tam giới. Kể ra công phu Thiền Định rất sâu, ngồi xếp bằng nhìn vách có thể ngồi trên một tháng, một trăm ngày không đứng dậy, phi phàm lắm! [Nhưng] quả báo của người ấy cũng bất quálà Sơ Thiền hay Nhị Thiền mà thôi, hoặc trên trời Tứ Thiền, công phu như thế đấy, chẳng thoát khỏi tam giới.
Do vậy, chư vị đồng tu, nếu muốn thoát sanh tử luân hồi trong đời này, mong thật sự lìa khổ được vui, sạch sẽ, gọn gàng, quý vị phải nghiêm túc nghiên cứu kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ. Trừ pháp môn này ra, bất luận pháp môn nào quý vị cũng đừng mong thành tựu trong một đời này!
Tôi chẳng nói bừa đâu, chính quý vị hãy suy nghĩ một chút, quý vị có thể đoạn phiền não hay chăng? Chẳng phải là nói pháp môn chẳng hay, pháp môn nào cũng đều hay, nhưng nếu quý vị tu theo cách ấy mà thật sự có thể đoạn phiền não thì sẽ thành công. Quý vị dùng phương pháp ấy để tu, nhưng tu mà chẳng thể đoạn phiền não, nói cách khác, quý vị chẳng thành công, uống thuốc ấy vô hiệu!
Phật pháp nói đến lý. Ở đây là ba bậc chín phẩm. Vãng sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư, chúng ta dùng “tiêu” và “đới” để nói thì tiêu Kiến Tư phiền não hiện hành, mang theo chủng tử tập khí của Kiến Tư, người ấy có tiêu nghiệp và đới nghiệp bèn sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư, chúng ta gọi [mức độ như vậy] là “công phu thành phiến”. Nếu niệm đến Sự nhất tâm bất loạn thì có thể nói là tiêu Kiến Tư phiền não, mang theo Trần Sa vô minh, sanh vào cõi Phương Tiện Hữu Dư. Lại lên cao hơn một bậc nữa là Lý nhất tâm bất loạn, người ấy tiêu nghiệp càng nhiều hơn. Người ấy tiêu Kiến Tư, Trần Sa và một phần vô minh, tuy vô minh chưa tiêu hoàn toàn, nhưng tối thiểu phải tiêu một phẩm. Trong bốn mươi mốt phẩm vô minh, người ấy phải đoạn được một phẩm, sanh vào cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Có thể thấy: Đúng là tiêu nghiệp nhiều, đới nghiệp ít; tiêu nghiệp ít bèn đới nghiệp nhiều, cho nên mới có hiện tượng ba bậc chín phẩm.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Khổng Tử có dạy rằng: “Sáng nghe được đạo, tối chết cũng yên tâm”.
Khi nào Độ cảm nhận được điều này không còn một niệm nghi tình nữa thì tuy rằng Độ có nói chưa từng tụng hết trọn bộ kinh Vô Lượng Thọ nhưng lúc đó Độ thật sự đã để kinh VLT trong lòng rồi. Độ có nhớ tại sao HT hỏi câu: “Huệ Tịnh: Độ để kinh Vô Lượng Thọ ở chổ nào vậy? :)” không?
Độ có quyết định tin Đức Phật chưa?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật!
Con có một việc xin mọi người tư vấn giúp con với:
Bố mẹ con muốn lập ban thờ phật tại gia đình.con muốn hỏi cách thiết lập trang trí và các nghi thức hành lễ như nào cho đúng pháp ạ.nhà con có 1 phòng thờ riêng ơ tầng thượng,do trước dây chưa biết phật pháp nên nhà con chỉ thiết kế thờ gia tiên.ban tho gia tien guay về hướng bắc.
1-giờ gia đình con muốn lập 1 ban thờ phât guay về hướng tây cũng ở trong phòng đó có được không ạ?
2-ban thờ gia tiên nhà con thiết kế theo kiểu tủ thờ nên chiếm diện tích lớn của phòng,giờ nhà con định làm ban phật bằng khung nhôm bắn lên tường phía tây,tuy diện tích không rộng bằng tường phía bắc nhưng cũng rộng rãi có được ko ạ( tại con băn khoăn ban phật nhỏ hơn lai không được đẹp bằng ban thờ gia tiên thì có mắc lỗi ko ạ,tại trước xây phòng chúng con vô minh chưa biết phật pháp nên chỉ chú trọng thiết kế phòng thờ gia tiên thôi,không dự trù lập ban phật
ạ)
3-khi lập ban phật thì con treo ảnh phật di đà và ảnh 2 vị bồ tát :quán thế âm,địa tạng vương được không ạ hay chi nên treo ảnh phật di đà thôi a?(nhà con có duyen đã thỉnh được ảnh phật di đà và của 2 vị bồ tát rồi nhưng trưa treo lên đợi lập ban phật song mới treo)
4-khi lập ban thờ phật có phải mời thầy về thực hiện nghi lễ gì không ạ?chúng con ở guê thỉnh thầy chùa về làm lễ cho riêng 1 minh gia đình mình cũng kho nên con hoi vậy.liệu chúng con với tâm thành có thể tự mình thực hiện các nghi lễ liên quan đến việc thiết lập ban phật không ạ?nếu không thỉnh được thầy về bốc bát hương và làm các nghi lễ thì con ra chùa làng xin cốt bát hương về tự bốc để thờ được không ạ?
5-bố con là con trưởng nên trong các dịp giỗ chạp phải tổ chức làm cỗ thắp hương để anh e trong nhà tụ họp về,do mọi nguoif chua hiểu nên vẫn làm cỗ mặn.để ăn uống và thắp hương các cụ.nếu lập ban phât cùng trong phòng đó mà minh dang đồ mặn lên ban gia tiên có mắc lỗi không ạ?con có thể khắc phục bằng cách dùng rèm vải vàng che ban phật những lúc như vậy được ko a?
do con vô minh không biết nên làm j cũng sợ mắc lỗi nên nghĩ sao con hỏi vậy có j sai con xin dược sám hối,kính mong các vị thiện tri thức chỉ bảo giúp con với ạ
Nam mô a di đà phật!
1- Nếu có khả năng thì ban thờ Phật quay về hướng Tây là tốt nhất.
2- Ban thờ Phật mà gắn lên tường là phạm lỗi ( trừ trường hợp không thể làm khác được), Phật tại tâm mà bạn. Tuy nhiên ban thờ gia tiên mà để tủ mà ban thờ Phật mà treo tường là chắc chắn lỗi. Nếu có điều kiện thì ban thờ Phật ở giữa, ban thờ gia tiên và thờ thần ở 2 bên. Tóm lại ban thờ Phật phải luôn là nơi trang nghiêm nhất, điều đó là sự thể hiện lòng thành kính của thân chủ.
3- Tốt nhất là bạn treo ảnh Tây Phương Tam Thánh nghĩa là: Phật A Di Đà, bồ tát Quán Thế Âm, bồ tát Đại Thế Chí.
4- Bạn nên bốc bát hương thờ Phật ở chùa, làm được một bát hương thờ Phật không đơn giản; các thầy phải tụng chú rất nhiều. Còn mời thầy thì tùy điều kiện, làm được thì tốt không làm được cũng không sao.
5- Tuyệt đối không cúng mặn nơi ban thờ Phật là được, trường hợp bất đắc dĩ dùng vải vàng che ban thờ Phật là đúng pháp.
Những chia sẻ của mình đều đúc rút từ những lời dạy của Tổ Ấn Quang, Ngài Lý Bỉnh Nam (trừ câu 4) gửi bạn tham khảo.
Nam Mô A Di Đà Phật!
nam mô a di đà phật!
mong các vị thiện tri thức Tra lời Cau hoi ngày16/5 của con với ạ
” SÁNG NGHE ĐẠO,TỐI CHẾT CŨNG YÊN TÂM”!!!”.
THưa Huệ Tịnh….con ngàn lần thích câu noi này!.;)))
A Di Đà Phật. Xin chào bạn Hằng thân mến,
Sáng niệm Phật, tối chết yên tâm.
Mình niệm Phật thâm tâm tin lời Bổn Nguyện của Phật A Di Đà sẽ lo lắng hết mọi việc.
Huệ Tịnh thích nghe ca khúc hay này hàng ngày khi lái xe đi làm. Xin chia sẻ với bạn Hằng.
Ta hãy sống với những ngày đáng sống
Không giận mừng không oan ghét sầu thương
Để cho lòng trang trải khắp mười phương
Như gió lộng mây ngàn trôi vạn hướng………..
Trích từ ca khúc – Đời Tăng lữ – Thanh Sử
https://www.youtube.com/watch?v=PqY0Ah-iJW0
Nam Mô A Di Đà Phật.