Ngài An Thế Cao thường kể về nghiệp duyên tiền kiếp thần dị của mình mà người khác không thể hiểu nổi. Ngài kể rằng tiền kiếp của Ngài cũng là người xuất gia. Đương thời, Ngài có một người bạn đồng tu, tánh tình rất nóng nảy. Lúc gặp thí chủ nào làm không vừa ý thì bèn nổi tâm sân hận. Đã bao lần Ngài thường khuyên nhủ, nhưng tánh tình của vị tăng đó vẫn y nguyên. Hơn hai mươi năm sau, ngài An Thế Cao (thứ I) từ biệt vị tăng đó rồi nói:
– Tôi phải qua Quảng Châu để đền trả món nợ trong đời tiền kiếp. Thầy hiểu thâm sâu về kinh luận, lại tinh cần dụng tâm. Tuy nhiên, vì tánh tình của thầy nhiều sân hận, nên sau khi xả báo thân, sẽ bị thọ hình tướng ác quỷ. Nếu tôi chứng quả thánh thì nhất định sẽ cứu độ Thầy thoát tai ương.
Nói xong, ngài An Thế Cao bèn đi qua Quảng Châu. Đương thời, vùng đó bị nạn loạn lạc, giặc cướp nổi lên như ong. Giữa đường, Ngài gặp một thiếu niên từ xa đi tới. Gã thiếu niên đó bèn tuốt đao ra bảo:
– A ! Thầy tới đây để nạp mạng cho Ta !
Ngài bảo:
– Đời trước tôi thiếu ông một mạng, nên mới lặn lội bao dặm đường xa đến đây để đền trả. Vừa thấy tôi là ông liền khởi tâm sân hận. Đây chính là vì mối oán cừu chưa hóa giải xong !
Nói xong, Ngài an nhiên đưa đầu để bị chém, mà thần sắc chẳng chút kinh sợ. Không chút chậm trể, gã thiếu niên bèn vung đao chém đầu của Ngài. Đương thời thần thức bay qua nước An Tức, cũng đầu thai làm thái tử, tức là An Thế Cao (thứ II).
Trong đời Hán, hoạn quan tranh quyền. Giặc giã nổi lên không ngừng. Vì vậy, ngài An Thế Cao (thứ II) phải rời thành Lạc Dương, đến vùng Giang Nam để tiếp tục hoằng pháp. Ngài tự bảo:
– Trước tiên, Ta phải qua Lô Sơn, để hóa độ pháp lữ đồng học đời tiền kiếp.
Lúc đến Lô Sơn, Ngài cư trú tại am Đình Hồ. Theo ngài Huệ Viễn (334-417), trong quyển ‘Lô Sơn Lược Ký’ có ghi như sau: “Nơi đỉnh núi phía nam, dưới hồ Lâm Cung Đình, có một miếu thần. Dân chúng y theo danh tự của hồ mà đặt tên cho miếu thần la Cung Đình Hồ. Thần tại miếu Cung Đình Hồ, được ngài An Thế Cao cảm hóa. Sự tích vẫn còn ghi trong Tự Sơn Bắc Thiên”.
Tương truyền, miếu Cung Đình Hồ rất linh dị. Các thương nhân qua lại vùng đó, trước tiên phải cầu khẩn cúng bái, thì mới được bình an vô sự. Một gã nọ, lén lên núi để chặt tre, mà không chịu qua miếu lễ bái. Thuyền chở tre của gã đó vừa ra khỏi bến sông thì bị sóng đánh lật chìm. Các thương nhân thấy vậy, nên lại càng kính thờ thần miếu.
Hôm nọ, ngài An Thế Cao theo hơn ba mươi thương nhân lên thuyền để đến miếu thần đó. Đến nơi, các thương nhân đi vào thần miếu lễ bái, còn Ngài thì ở trên thuyền. Sau khi họ dâng cúng các phẩm vật để cầu được bình an xong, thần trong miếu bèn bảo họ:
– Trên thuyền có một vị hòa thượng, vậy hãy mời vị đó đến đây.
Thương nhân nghe thế kinh hoàng, bèn vội chạy ra thỉnh Ngài vào miếu. Vừa bước vào, Ngài nghe thần nói:
– Tiền kiếp tôi đã từng cùng với Thầy xuất gia tu đạo tại Tây Vực. Tuy thường hành bố thí, nhưng tánh khí nhiều sân hận, nên mới làm thần tại miếu Cung Đình Hồ này. Chu vi miếu một ngàn dặm, đều do tôi cai quản. Vì nhờ đời trước thường tu hành hạnh bố thí, nên nay mới được thọ vô số tài vật trân bảo vô giá. Tuy nhiên, do tâm sân hận, nên thọ quả báo làm ác quỷ, có thân hình to lớn xấu xa. Mạng tôi sắp dứt. Lúc chết, thân thể sẽ tiết ra mùi hôi thúi khắp sông hồ. Vì vậy, tôi phải lên nơi khe suối ở vùng núi phía tây mà chết. Sau khi chết, sẽ bị đọa vào địa ngục thọ khổ. Xin Thầy từ bi, mang tất cả đồ vật trân bảo mà thay tôi cúng dường Tam Bảo, cùng xây cất chùa chiền, khiến đời sau của tôi được sanh lên cõi lành.
Nghe qua lời này, ngài An Thế Cao (thứ II) bảo:
– Ta vốn đến đây để hóa độ ngươi. Sao không hóa hiện nguyên hình ?
Thần đáp:
– Tôi vốn có hình dạng ác quỷ xấu xa. Nếu hiện hình thì dân chúng chắc sẽ kinh sợ !
– Chỉ việc hiện hình ra là đủ. Dân chúng không sợ hãi đâu !
Từ trong đền thờ, xuất hiện ra một con thuồng luồng (mãng xà) to lớn, bò đến kế bên ngài An Thế Cao (thứ II). Ngài bèn thuyết pháp, và tụng thần chú bằng tiếng Phạn. Một lát sau, con thuồng luồng cảm động tuôn trào rơi lệ như mưa, rồi từ từ biến mất. Ngài bèn nhặt lấy các trân bảo, rồi cùng các thương nhân trở lên thuyền. Bấy giờ, mọi người đều thấy con thuồng luồng hiện nguyên hình trên đỉnh núi phía tây, thân dài cả mấy dặm. Vào lúc hoàng hôn, thuyền đang lướt trên sông, chợt có một thiếu niên xuất hiện, tiến đến cúi đầu đảnh lễ Ngài. Được Ngài chú nguyện ban phước lành xong, thiếu niên đó chợt biến mất. Ngài bảo các thương nhân:
– Thiếu niên kia vốn là thần miếu Cung Đình Hồ. Nay đã thoát thân ác quỷ và thăng lên cung trời.
Miếu Cung Đình Hồ từ đó không còn linh hiển nữa. Sau này, dân chúng địa phương phát hiện một xác con thuồng luồng to lớn, dài cả mấy dặm, nằm tại một khe suối về phía tây của ngọn núi Lô Sơn. Hiện nay, vùng núi đó có tên là Xà Thôn, quận Tầm Dương, ở Giang Tây.
Tháp Tự Ký ghi: “Chùa Ngõa Quan ở Đơn Dương, do sa môn Huệ Lập kiến lập vào thời Tấn Ai Đế. Sau này, sa môn An Thế Cao đem dư vật từ Cung Đình Hồ đến sửa chữa”.
Đền trả một phần nghiệp báo xong, Ngài cũng đến vùng Quảng Châu, tìm đến người thiếu niên giết mình đời trước, rồi kể lại nhân duyên tiền kiếp, để xả bỏ mối oan khiên xưa, hầu mong cùng nhau kết tình thân hữu. Gặp mặt nhau, Ngài lại nói với người đó:
– Tôi cũng còn một món nợ, chưa trả xong. Hiện tại phải đến nơi đó mà đền trả.
Người đó biết Ngài chẳng phải là phàm phu, nên cung kính cúng dường. Hôm sau, Ngài và người đó ra phố, gặp lúc hai gã nọ đang cầm cây đánh nhau. Một gã nọ chợt đánh nhầm vào đầu của Ngài, khiến Ngài phải vong mạng. Mục kích hai lần nhân quả báo ứng, người đó bèn phát tâm tinh cần tu tập Phật pháp, và cũng thường kể lại câu chuyện thật này cho người khác nghe. Bất luận người nào, hể nghe qua câu chuyện này cũng đều tin sâu lý nhân quả báo ứng trong ba đời.
Trích Thần tăng Thiên Trúc
Thích Hằng Đạt
Đôi nét về đại sư An Thế Cao:
Ngài An Thế Cao đối với cha mẹ rất là hiếu thảo, nên được dân chúng tán thán ca ngợi. Thiên tánh của Ngài rất minh mẫn, lại siêng năng học hành, nên thông suốt hết các điển tích ngoại quốc, cùng bảy diệu (mặt trời, mặt trăng, tinh tú), ngũ hành, y thuật, khí tượng, thiên văn. Quán xem sắc diện của người, Ngài liền biết bịnh tình, rồi chế thuốc thang mà trị bịnh cho. Nghe thinh âm của các loài cầm thú chim chóc đều biết qua ý của chúng. Lần nọ, đang đi trên đường, chợt có một đàn chim yến bay ngang, Ngài bèn bảo với đồng bạn:
– Những con chim yến kia bảo rằng lát nữa sẽ có người mang thức ăn đến cho chúng ta.
Chốc lát sau, quả nhiên ứng nghiệm có thật. Dân chúng nghe qua việc này rất đỗi kinh ngạc và thán phục Ngài. Vì vậy, thanh danh của Ngài từ đó lan truyền và chấn động khắp các nước ở Tây Vực, cùng được các quốc vương xa gần tôn kính.
Lúc còn tại gia học Phật pháp, Ngài thường nghiêm thủ giới luật rất cẩn mật, không có chút giải đãi. Ngài thường tụ hội dân chúng lại để giảng kinh thuyết pháp. Phụ vương vừa băng hà, Ngài bèn lên ngôi. Bấy giờ, vương triều Quý Sương (Kushans, 78-320; kiến lập nước Đại Nhục Chi) liên tiếp chinh phạt các nước ở phía tây, và uy hiếp nước An Tức. Ngài An Thế Cao thấy thế sự bất an, khổ, không, vô thường, nên đối với ngôi vua, Ngài rất chán chường khổ não. Do đó, lo an táng phụ vương xong, Ngài liền nhường ngôi cho người chú, rồi xuất gia học đạo, mà không lưu luyến gì với ngai vàng, chỉ một mực tinh tấn tu hành. Năm mươi năm sau khi Ngài viên tịch, nước An Tức bị diệt vong vì quần thần tranh ngôi vị.
Xuất gia xong, Ngài duyệt xem khắp tạng kinh thư, mà trong đó đối với luận học A Tỳ Đàm rất được tâm đắc. Ngài thường tụng trì thiền kinh nên hằng đạt được những sự vi diệu. Vì muốn hoằng dương Phật pháp, Ngài đi khắp các nước, nên rất thông thạo ngôn ngữ của các nước đó. Tạ Phu đời Tấn có viết: “Cao Tông bác thù tục, thiện chúng quốc chi âm”, nghĩa là ngài An Thế Cao hiểu rõ phong tục khác nhau của mỗi nước và thông thạo âm thanh ngôn ngữ của các nước đó. Trước khi qua Trung Thổ, lúc còn ở tại nước An Tức, cho đến khi tới Tây Vực, Ngài đã từng tinh thông tiếng Tàu. Đến đời Hán Hoàn Đế (147-167), vào khoảng năm ba mươi tuổi, Ngài qua Đông Độ tới đất Trường An. Với tài năng cao tuyệt, cơ ngộ mẫn tiệp, nên chỉ xem qua một lần về điều gì, Ngài liền liễu giải. Đến nơi, Ngài bắt tay ngay vào việc hoằng dương Phật pháp, và phiên dịch rất nhiều kinh điển, như kinh An Ban Thủ Ý, Âm Trì Nhập, Đại Thập Nhị Môn, Tiểu Thập Nhị Môn, v.v…
Xưa kia, có một vị tam tạng pháp sư, người Thiên Trúc, tên là Tố Chúng Hộ, đã từng soạn viết yếu nghĩa kinh tích thành hai mươi bảy chương. Ngài An Thế Cao căn cứ bộ trước tác đó, tuyển chọn ra bảy chương rồi dịch sang chữ Tàu, tức là bộ kinh ‘Đạo Địa’ ngày nay. Tổng cộng, Ngài phiên dịch được hơn ba mươi bộ kinh. Tất cả nghĩa lý đều rõ ràng trong sáng, và văn tự rất chính xác.
quá hay ạ! A Di Đà Phật! cảm ơn liên hữu đã chia sẻ, tâm sân hận thật đáng sợ thay.
cho Mộng hỏi 1 câu ngoài lề được không ạ! Số là Mộng ngồi thiền niệm Phật, Mộng nhắm mắt niệm Phật, mắt khép hờ như đc chỉ dẫn tai nghe tiếng niệm mà hồi sau Mộng thấy lâng lâng quá! Chắc Mộng bị hôn trầm hay sao đó, khi ấy Mộng phải nghe lại rõ ràng tiếng Niệm Phật để thoát khỏi trạng thái đó. Các đạo hữu hoan hỉ chỉ dẫn Mộng làm sao để giữ được chánh niệm rõ ràng khi ngồi thiền niệm Phật ạ! Cảm ơn rất nhiều ạ ! A Di Đà Phật !
A Di Đà Phật
Nếu ngồi mà bị hôn trầm thì bạn hãy đi lại,lễ lạy mà niệm Phật.Tâm của bạn dính mắc với danh hiệu A Di Đà Phật nhưng danh hiệu A Di Đà Phật không bị dính mắc vào tướng nằm ,ngồi, đứng.Cho nên ngồi mệt thì nằm,nằm xong rồi lại đứng,đứng xong rồi lại ngồi. Danh hiệu A Di Đà Phật thì sung mãn khắp pháp giới cho nên chỉ cần tâm bạn niệm Phật còn tướng thì tùy duyên.Lại nữa,ngồi thiền cũng chỉ ngồi được 1-3 tiếng,còn lại thời gian vẫn phải đi lại sinh hoạt làm việc.Nếu chỉ ngồi mới niệm Phật thì đã giới hạn Danh hiệu A Di Đà Phật vào tướng ngồi.
-Kinh Niệm Phật Ba La Mật có nói
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là Pháp-thân Viên-mãn Chu-biến Nhất-thiết-xứ, là Phật-tánh thậm thâm có đầy đủ mọi năng lực vô úy bất khả tư nghị, có đầy đủ diệu dụng vô ngại bất tư nghị.
Lại nữa, không thể chấp trước nơi hình thái tu tập, chỗ dụng công, hoặc phương tiện biểu hiện, qui tắc hành trì, mà cho rằng danh hiệu ấy là hữu định tánh hay vô định tính. Vì sao vậy ? Bởi vì danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là vô tận tạng, hư không tạng, Đà-ra-ni tạng, giải thâm-mật cục-túc tạng …
-Mình không hiểu gì về thiền,nếu có gì không đúng mong đạo hữu bỏ qua
A Di Đà Phật
cảm ơn đạo hữu đã hoan hỉ chỉ bảo cho mình! Mình sẽ áp dụng lời khuyên của đạo hữu để tinh tấn hơn, cầu chúc mọi điều tốt lành cho khắp pháp giới chúng sanh, cho đạo hữu và các bạn đồng tu sớm ngày thành Phật đạo! A Di Đà Phật!
A DI Đà Phật.
Chào quý vị đạo hữu!
Nếu như đi lễ chùa ,cúng dường Tam Bảo rồi cầu nguyện điều mình muốn,điều nguyện đó được gia hộ thì mình có bị mất đi phước báo cúng dường Tam Bảo ko?Làm sao để cầu nguyện sở đắc mà vẫn được công đức cúng dường Tam Bảo?
Mong được quý vị đạo hữu giải đáp!
xin chào bạn Mây,mình đã may mắn được nghe hòa thượng tịnh không giải đáp về việc ” Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng “,nghĩa là nếu có mong cầu ắt có ứng.Bạn nói mình cúng dường tam bảo rồi mong cầu,các ngài gia hộ cho mình có cảm giác như đi hối lộ ý,hối lộ rồi còn lo sợ trừ đi công đức như trả công vậy.Bạn cúng dường tam bảo như vậy công đức rất tốt,bạn phải hiểu đạo Phật không phải là mê tín,bạn cúng đường khẩn cầu thì phật,bồ tát thương bạn đáp ứng lời thỉnh cầu của bạn.Nếu bạn mong cầu bạn phải theo đúng pháp mà làm,như lời phật dậy theo luật nhân quả,gieo nhân nào gặp quả đấy.Bạn mong cầu điều gì thì xem cần tu nhân gì để có,đấy là cầu đúng pháp.Đi chùa,cúng dường,lễ phật là việc rất tốt,có phước báo rất tốt,bạn làm càng nhiều công đức tích lũy sâu dày hơn còn lo được mất làm gì,đừng lo mất mình lo làm sao tạo nhiều công đức chả phải tốt hơn sao.
A DI Đà Phật.
Cảm ơn đạo hữu Beonhi rất nhiều!
Chúc đạo hữu an lạc!
A Di Đà Phật
Phước báo đều có nhân qủa,tu nhân bố thi tài thì được qủa báo giàu sang tiền tài.Muốn có qủa thì phải gieo nhân,kẻ cuồng vọng thì không muốn gieo nhân tốt nhưng lại cứ mong có qủa tốt,điều ấy là không có.Nhân qủa thông cả ba đời qúa khứ-hiện tại-tương lai,nên tu nhân phải hết sức bình tĩnh,kiên trì không được nóng vội. Cầu mà được là do nhân thiện đời trước tích lũy.Không cầu mà được là do nhân thiện đời trước đã qúa thành thục,đến lúc thành qủa ắt phải thành qủa.
Về vấn đề tiền tài thì bạn nghe bài giảng hòa thượng Tịnh Không
https://www.youtube.com/watch?v=q-QCP1TpOSc
Mình không biết là bạn muốn cầu cái gì.Nhưng Trí và Bi của Phật chiếu soi khắp nơi.Chúng sanh có cảm thì Phật có ứng,nhưng muốn ứng được thì tâm phải thanh tịnh.Tỷ như nước trong thì trăng liền hiện bóng.Bạn muốn cầu sở nguyện đắc mà công đức vẫn không muốn đi thì tâm phải thanh tịnh.Muốn tâm thanh tịnh thì bạn phải thường tín nguyện niệm A DI ĐÀ PHẬT cầu sanh cực lạc,mặc dù không cầu phước báo,phước cũng tự tới,lúc sống thì an ổn,lâm chung thì được Phật tiếp dẫn về Cực Lạc,đúng là vẹn cả đôi đường.
-Mình trích một số lời khai thị của Ấn Quang đại sư
Xã hội ngày nay đang luôn chịu nhiều tai hoạ, nên khi tai họa ập đến thì không cách gì tránh kịp. Nếu thường ngày chúng ta niệm danh hiệu Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm thì nhất định được Phật từ bi che chở, gặp dữ hóa lành, tai nạn không còn, cũng được tiêu trừ nghiệp chướng, trí tuệ sáng suốt, chướng ngại không còn, phước đức càng tăng trưởng.
Các tai họa bất ngờ như bệnh dịch, lũ lụt, hạn hán v.v…luôn xảy ra liên tục. Người không sát sinh mà phóng sinh thì rất ít gặp tai họa. Người biết bảo vệ mạng sống là tự giữ mình. Người không sát sinh thì thoát được các tai nạn như sét đánh, quỷ thần hại, giặc cướp giết và báo thù tàn hại nhau ở đời tương lai. Một cửa ải ăn thịt, ăn chay này chính là cái gốc đoạ lạc hay siêu thoát và thiên hạ thái bình hay loạn lạc.
Mọi người muốn cầu trong nhà mình bình yên, thân tâm mạnh khỏe, thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc thì hãy giữ giới sát, phóng sinh, ăn chay và niệm Phật, nếu cầu thì sẽ được.
Bởi lẽ Phật, Bồ Tát đều là thành tựu thiện niệm cho người, trọn chẳng thành tựu ác niệm cho người. Nếu chẳng phát tâm sửa lỗi hướng thiện, lầm lạc muốn niệm danh hiệu Phật, Bồ Tát để mong thành tựu ác sự cho mình thì quyết định không được cảm ứng, chớ có dấy lên cái tâm điên đảo ấy!
Nhưng cần phải sanh lòng tin, phát nguyện, cầu sanh Tây Phương, vạn phần chớ nên cầu phước báo đời sau. Nếu cầu phước báo đời sau thì chính là phá giới trái pháp, vì pháp môn Niệm Phật chính là pháp môn dạy người cầu sanh Tây Phương. Ông đã niệm Phật, chẳng cầu sanh Tây Phương, lại muốn cầu đời sau, tức là chẳng tuân lời Phật dạy. Đấy là pháp Phật dạy người như thế, phải nhất định tuân theo, ông chẳng chịu tuân theo, nên gọi là “phá giới, trái pháp”. Nếu đời này còn có tu trì, đời sau chắc chắn có phước thế gian để hưởng. Hễ hưởng phước, chắc chắn phải tạo ác nghiệp (nay cõi đời loạn lạc đến như thế, quá nửa là do những kẻ đời trước tu si phước ươm thành). Đã tạo ác nghiệp thì khổ báo về sau chẳng nỡ nói ra!
-Muốn biết rõ thêm công đức niệm Phật,bạn hãy xem đoạn video này
https://www.youtube.com/watch?v=Ue1WzUonTcs&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt&index=3
A DI Đà Phật.
Cảm ơn đạo hữu “Hãy niệm A DI Đà Phật”đã chia sẻ bài pháp!
Mây cũng chỉ cầu nguyện việc lành thôi,chứ ko có dám cầu ác sự đâu! Như mẹ Mây đang bất hoà với cậu Mây,thì Mây cầu cho mẹ và cậu hoà thuận.và cầu cho gia đình được bình an.và cầu âm siêu dương thái…
Một lần nữa,xin cảm ơn quý đạo hữu HNADDP rất nhiều!
Chúc đạo hữu an lạc!
A DI Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật. Con tên Từ Minh Hào con nay 13 tuổi, con thường xuyên gọi cha mẹ bố thí gạo họ cũng thích bố thí nhưng họ hay nổi nóng và nổi cáu với người xin bố thí vì họ kinh tế khá giả mà họ đến xin nên cha mẹ con hay giận những người đó, con nói cứ cho họ đi mặc kệ họ giàu hay nghèo cứ cho họ nữa nhưng cha mẹ con không đồng ý với con dù con đã khuyên nhủ họ, nay con đọc bài pháp này con sợ cha mẹ con đọa lạc nên những hành giả nào góp ý cho con để con khuyên cha mẹ con không còn sân giận nữa, con xin cảm ơn. Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào Từ Minh Hào . Theo chị nghĩ em nên khuyên nhủ cha mẹ niệm Phật, học Phật pháp. Chỉ cho cha mẹ biết pháp bố thí, để họ hoan hỷ hơn. Bớt đi tâm sân, chuyển tâm sân thành Bồ Đề Tâm, thành Tâm A Di Đà Phật . Mỗi niệm sân thay bằng 1 niệm A DI Đà Phật. Dần dần sẽ thấy an lạc . NAm Mô A Di Đà PHật
A Di Đà Phật
Theo tôi nghĩ.. cứ cho họ vài ba lần thôi rồi không cho nữa chứ hà cớ gì mình phải sân si đạo phật là đạo trí tuệ thì phải dùng trí tuệ mà thực hành bố thí bạn à..
Kính gởi các Thầy trên web duongvecoitinh.
Con đã Quy Y Tam Bảo. Tại chùa Thiên Quang (Hóc Môn). Và được Sư Thầy đặt Pháp danh là : NGUYÊN THANH. Tự là : TỪ THÁI.
Nay con muốn biết rõ chữ Hán Nôm : Nguyên Thanh có nghĩa gì trong tiếng Việt. Và chữ Từ Thái, có nghĩa gì trong tiếng Việt.
Con kính mong quý Thầy hoan hỉ chỉ dạy cho con, để con biết rõ về Pháp Danh của Con.
Kính chúc Quý Thầy tinh tấn trên đường tu tập.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con.
A Di Đà Phật
Chào bạn Nguyễn Văn Thanh!
Theo MD thì Nguyên Thanh: Nguyên được hiểu theo nghĩa ban sơ, vốn có; thanh là sự thanh tịnh, cũng còn có nghĩa là màu xanh, âm thanh. Từ Thái: Từ trong chữ nhân từ, từ bi nghĩa là có tấm lòng yêu thương rộng lớn; thái trong từ thông thái mà nhà Phật thường gọi là trí tuệ.
Các ông bà xưa đặt tên cho con thường theo chữ hán việt, và khi dịch ra chữ nôm đều có một ý nghĩa nhất định. Cũng như con gái MD, bé họ Lại tên Hoàng Hạnh Phương, MD đặt tên bé là Lại Hoàng Hạnh Phương không chỉ vì gửi ý nguyện bản thân vào tên con mà còn mong rằng sau này con sẽ là người có trí huệ, sẽ cầu giải thoát bằng pháp môn niệm Phật. Việc tìm hiểu ý nghĩa của tên, nhất là tên Pháp mà thầy truyền giới đặt cho là điều đương nhiên. Tuy vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ: cái tên chỉ là bề ngoài, không nói lên được gì. Ví như cha mẹ đặt tên ta rất hay, ta lại chẳng là người tốt thì cái tên nó chẳng giúp ta thay đổi được cuộc đời, nhưng tên hay người lại tốt thì quả thực chẳng phụ cha mẹ đã đặt cho ta một cái tên hay. Cũng vậy, pháp danh là một sự nhắc nhở chúng ta là người con Phật, phải trì tam quy ngũ giới. Song chúng ta có pháp danh mà chẳng giữ tam quy ngũ giới thì pháp danh ấy chẳng giúp chúng ta khỏi đọa lạc.
Chẳng chấp vào pháp danh, hãy chấp vào cái tâm, giữ sao cho nó thanh tịnh.
Nam Mô A Di Đà Phật