Khi mới bắt đầu thực hành phương pháp trì danh niệm Phật, bao giờ chúng ta cũng gặp phải những khó khăn nhất định, chẳng hạn, chúng ta dễ bị hôn trầm, dễ sanh buồn ngủ, thường bị ngoại cảnh chi phối khiến tâm chúng ta lăng xăng tạp niệm. Đến khi khắc phục phần nào những tình trạng này, thì tật bệnh kéo đến, vọng tưởng tràn về, lại thêm khan cổ viêm họng khiến cho thanh âm lúc to lúc nhỏ, danh hiệu Phật niệm không đều v.v. Khi nắm được những trở ngại luôn xảy ra này, chúng ta chỉ cần hết sức tập trung tinh thần vào câu Phật hiệu và cố gắng giữ vững chí nguyện phát tâm niệm Phật như lúc ban đầu, chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua những khó khăn thử thách.
Người xưa thường nói: “Ngọc bất trác bất thành khí”. Quả đúng như vậy, viên ngọc bị chôn vùi dưới lớp đất sâu, khi đào được nó lên, nếu chúng ta không kiên trì đánh bóng mài dũa thì nó cũng chỉ là cục đá mà thôi. Ngược lại nếu chúng ta chuyên cần mài dũa, đương nhiên là phần sáng của viên ngọc sẽ dần dần hé lộ, càng mài càng sáng. Viên ngọc càng lộ sáng bao nhiêu, thì những đất bụi bám vào càng ít đi bấy nhiêu. Nếu chúng ta kiên trì niệm Phật với tâm nguyện thành khẩn tha thiết thì hạt minh châu trong búi tóc chúng ta sẽ hé lộ, vọng tưởng tạp niệm sẽ tan dần vào hư không, khi đó chúng ta không cần phải tốn thời gian để luận bàn về “chánh niệm” hay “nhất tâm bất loạn”.
Là hành giả tu theo pháp môn trì danh niệm Phật, chúng ta có quyền tự hào rằng, ngay khi chúng ta mới bắt đầu khởi lên cái tâm niệm Phật, tức là chúng ta đã làm nên một cuộc cách mạng vĩ đại cho bản thân rồi! Vì sao vậy?
Vì trên dòng chảy thời gian mà chúng ta đang sống, ngồi những người đầu tắt mặt tối đa đoan với công việc thì mấy ai nghĩ đến việc tĩnh tọa niệm Phật? Ông bà thường nói: “Nhàn cư vi bất thiện” cũng nhằm ám chỉ các thú vui vô bổ và không lành mạnh như bài bạc, rượu chè, ngồi lê đôi mách v.v… mà khi nhàn rỗi người đời thường mắc phạm. Tại sao chúng ta không ngồi niệm Phật để làm tư lương cho ngày mai trong khi mạng sống của chúng ta ngày một giảm dần?
Khi chúng ta niệm Phật, dù chưa hết vọng tưởng, nhưng ít ra chúng ta đã không nói những lời thị phi, sai trái như khi chúng ta ngồi lê đôi mách. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã vượt qua cái tâm niệm thương tình của chính mình rồi. Còn khi chúng ta tinh tấn lễ Phật, chuyên cần niệm danh hiệu Phật, tức là chúng ta đã đặt gót chân ra ngồi quỹ đạo luân hồi sanh tử . Dù chúng ta có tinh tấn dài lâu hay không, có kiên trì công phu niệm Phật hay không, nhưng ít nhất là chúng ta đã không phí phạm thời gian và chúng ta đã có được những chuổi ngày đáng sống!
Trích từ sách Chân Thật Niệm Phật Cực Lạc Hiện Tiền
Thích Thiện Phụng
nếu có ai thọ trì kinh pháp hoa và hiểu biết đều này thì cho mình hỏi là , mẹ mình 55t rồi k có sức để ngồi 9tiếng để đọc nguyên bộ kinh pháp hoa , nên mẹ chỉ đọc 2 phẩm 1 lần , nên tuy đuơng nhiên có công đức rồi , nhưng k biết vậy thì có công đức như là đọc nguyện bộ 1 lần k ạ ? và có đuợc gọi là thọ trì k ? cảm ơn ạ .
Chào bạn Vy nha!
Nếu Mẹ bạn sức khỏe không tốt lắm, thì mình nghĩ bạn nên khuyên mẹ dành thời gian đọc kinh để niệm A Di Đà Phật nhiều hơn, sẽ vô cùng lợi lạc, vì danh hiệu phật A Di Đà đã bao gồm tất cả bộ kinh trong đó rồi (dĩ nhiên là cả kinh Pháp Hoa) đời này chúng ta chỉ cần danh hiệu Phật A Di Đà niệm cho chuyên tâm là được rồi, vô cùng lợi lạc trong hiện tại và sau này nữa!
Chúc bạn cùng gia đình tinh tấn nha! A Di Đà Phật!
Xin chào bạn Vy Nguyen,
Mẹ bạn thật có thiện căn sâu dày, chẳng những được gặp kinh Pháp Hoa mà còn đọc tụng kinh nữa. PH xin được thành tâm tán thán công hạnh của bà. Hồi trước thỉnh thoảng mình có đọc thầm kinh Pháp Hoa, đọc để suy gẫm thôi chứ không phải đọc ra tiếng ở trước bàn thờ. Còn thọ trì thì chắc chắn là mình chưa làm nổi rồi.
Mình nghĩ việc chia ra đọc tụng như vậy không ảnh hưởng gì đến công đức cả, nhưng công đức, phươc báu nhiều ít, sâu cạn thì tuỳ thuộc vào mức độ tâm chân thành, thanh tịnh của người đọc tụng. Còn ý nghĩa thọ trì thì chính xác như bạn beonhi đã trả lời.
Mình nghĩ mẹ bạn có thiện căn sâu dày như vậy mà không phát nguyện cầu vãng sanh Tây phương Cực lạc thì rất uổng phí. Vì nếu mẹ bạn được sanh về Cực lạc nghĩa là bà không còn trôi lăn đau khổ trong vòng sinh tử nữa, thiện căn không bị mai một mà còn tăng trưởng và mau chóng thành Phật. Ngoài việc đọc kinh Pháp Hoa, bà niệm thêm Phật hiệu, đem các công đức đó mà hồi hướng cầu sinh về Cực lạc, thì chắc sẽ thành tựu. Việc lợi ích như vậy chắc bà sẽ vui vẻ thực hành, bạn thử trao đổi với mẹ bạn xem sao nhé. Lâm chung mà được sanh về cõi Cực lạc, chấm dứt sanh tử luân hồi thì còn gì bằng.
Chúc bạn và gia đình thường an lạc nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Chào bạn Vy Nguyen,
Câu hỏi của bạn cũng giống như câu chuyện giữa Vua Lương Võ Đế và Tổ Sư Đạt Ma. Tính toán kể công tụng nhiều phẩm không thể có công đức vì tâm còn chấp pháp.
Tụng kinh Pháp Hoa là nhờ phương tiện lời Phật dạy để “khai thị ngộ nhập Phật Tri Kiến”. Nếu hạng lợi căn trí tuệ sẳn có chỉ cần một câu kệ “Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm” cũng đại triệt đại ngộ như Lục Tổ Huệ Năng rồi nói chi nghe đến 1 phẩm.
Công đức vốn vô hình vô tướng ngoài, sự tính toán đo lường của ý thức phân biệt của chúng ta cho nên không thể cho rằng tụng nhiều phẩm mới có nhiều công đức. Tu trì thọ kinh chấp hình thức suy nghĩ như vậy là lạc đường rồi bạn ơi.
Tu mà không học là tu mù. Tin mà thiếu trí tuệ là mê tín.
Nam Mô A Di Đà Phật.
cảm ơn bạn Hoa Lạc, mẹ có thuờng ngày niệm danh hiệu Di Đà và cầu sanh cõi Cực lạc , nhưng bởi vì trong kinh pháp hoa Đức phật nhiều lần thuyết là Kinh pháp hoa là vua của các kinh và nếu có ng nào đọc tụng thời ba đời chư phật đều rất vui mừng nên mình mới cho mẹ đọc và cũng như để hiểu biết thêm về đạo phật để sống 1 cách đúng như phật dạy , chứ nếu chỉ niệm danh hiệu Di Đà mà những việc khác đều k biết thì hàng ngày vẫn sống theo kiểu của thế gian .. k đúng như cách phật dạy thì cũng sẽ rất dễ tạo tội . cảm ơn bạn đã chia sẽ và cầu chúc bạn thân tâm thuờng an lạc .
cảm ơn bạn Phước Huệ . vậy mình cũng yên lòng bởi vì mình cũng là ng đọc và biên chép kinh pháp hoa nên muốn cho mẹ cũng đọc kinh pháp hoa và thọ trì . như lời của bạn mình sẽ để mẹ biết là phước báu là do tâm có chân thành cung kính . mình cũng có nghe đều đó từ 1 bài giảng của ấn quang đại sư mà nay lại có suy nghĩ như vậy thật hổ thẹn , nên cảm ơn lời nhắc khéo léo của Phước Huệ .
Còn bạn Huệ tịnh nói đúng rồi , mình tu mà lại phân biệt như vậy thật là sai rồi. mình k so đo công đức cho mình mà vì luôn muốn những điều tốt nhất đến với mẹ nên thành ra tâm chấp chước phân biệt , vô tình hại mình hại ng . cảm ơn bạn giúp mình tỉnh ngộ .
A Di Đà Phật. Xin chào bạn Vy Nguyen,
HT đọc lại comment của mình thấy hơi nặng lời đối với bạn Vy cho nên HT xin sám hối nhe.
Đáng lý lời khuyên nhẹ nhàng hơn như thế này:
“Mẹ của bạn có thể trì tụng 1-2 phẩm, miễn sao giữ tâm thanh tịnh giải thoát phiền não thì công đức lắm rồi. Đừng bận tâm suy nghĩ nhiều hay ít phẩm vì tuỳ theo hoàn cảnh cá nhân cho phép mà thôi”.
Xin gửi cho bạn để tham khảo qua nhe.
Khi Xem Kinh Không Nên Dùng Lý Lẽ Để Hiểu – Trích Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/09/khi-xem-kinh-khong-nen-dung-ly-le-de-hieu/
LƯỢC GIẢI BỔN MÔN PHÁP HOA KINHHT THÍCH TRÍ QUẢNG
http://www.chuahuenghiem.net/thu-vien/sach/luoc-giai-bon-mon-phap-hoa-kinh/y-nghia-tung-thu-ho-than-chu/
Nam Mô A Di Đà Phật.
Hì, kg sao đâu bạn Huệ Tịnh . vy biết bạn cũng chỉ muốn giúp mình trên con đg tu học thôi mà . mọi ng đều như anh em bạn bè chia sẽ với nhau mình kg nghĩ gì đâu . bạn nhắc nhở mình mình còn cảm ơn bạn nữa . thanks nhé, Lược giải Bổn Môn Pháp Hoa Kinh bạn gửi rất giúp ích cho Vy. a di đà phật
A Di Đà Phật. Chào bạn Vy Nguyen,
Chúc bạn hiền và mẹ bạn tinh tấn thọ trì kinh Pháp Hoa công đức quý báu sớm ngày quy tụ gặp lại ở thế giới Tây Phương Cực Lạc.
KINH PHÁP HOA – Phẩm 10:
Người diễn giảng Pháp Hoa
Phật dạy rằng: “Dược Vương, nhiều người, tại gia có xuất gia có, đi theo đường đi của bồ tát mà không được thấy nghe, đọc tụng, sao chép, ghi nhớ và hiến cúng kinh Pháp Hoa, thì nên biết những người ấy chưa khéo đi theo đường đi của bồ tát. Nếu được thấy nghe cho đến hiến cúng kinh này mới là khéo đi theo đường đi của bồ tát. Những người cầu tuệ giác Phật đà mà thấy nghe kinh Pháp Hoa, thấy nghe rồi tin tưởng, lý giải, tiếp nhận, ghi nhớ, thì nên biết những người ấy đã được đến gần tuệ giác vô thượng. Dược Vương, ví như có người đang khát, cần nước, nên ở chỗ cao nguyên đào đất mà tìm. Đào mà còn thấy đất khô thì biết nước còn xa. Ra công liên tục, dần dần thấy đất ướt rồi thấy đất bùn, thì lòng họ biết chắc đã gần đến nước. Bồ tát cũng vậy, chưa nghe, chưa hiểu, chưa được tu tập Pháp Hoa, thì nên biết người này còn cách xa tuệ giác vô thượng; nếu nghe, hiểu, tư duy và tu tập được Pháp Hoa, thì nên biết chắc chắn đã đến gần tuệ giác vô thượng. Tại sao, vì tuệ giác vô thượng của hết thảy bồ tát tìm cầu đều ở trong Pháp Hoa. Pháp Hoa mở cửa phương tiện mà chỉ tính chân thật. Kho tàng Pháp Hoa sâu, chắc, kín và xa, không ai thấu được. Như Lai ngày nay vì giáo hóa tác thành cho các vị bồ tát mới mở ra, chỉ cho. Dược Vương, nếu bồ tát nghe Pháp Hoa mà kinh sợ ngờ vực, thì nên biết đó là bồ tát mới phát tâm chí; còn thanh văn nghe Pháp Hoa mà kinh sợ ngờ vực, thì nên biết đó là kẻ tăng thượng mạn.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kinh là lời Phật dạy là đại diện cho Pháp một trong ba ngôi báo. Đọc, tụng kinh là để hiểu lời Phật dạy tăng trưởng trí tuệ rồi từ trong trí tuệ sẽ biết cách thực hành pháp vì chúng sanh mà làm lợi ích một cách vô ngại thì mới thật có công đức. Cái gọi là công đức ấy nó không có hình tướng, không có chấp trước không chấp thấy và không chấp cho hay nhận hay nói rõ hơn nó là vô ngã. Công đức không phải là phước đức không phải tu hay đọc kinh rồi cầu phước cho mình hay cho ai rồi gọi là tui có công đức rồi đó mà Công Đức nó là hành trang cho con đường giác ngộ giải thoát cũng như là bạn muốn chạy một chiếc xe đến 1 nơi xa thì bạn phải đỗ đủ xăng cho xe thì xe mới chạy được, đổ bao nhiêu xăng thì xe đi được bao xa. Trong tu tập thì nơi xa mà ta đến là Phật giới là Cực Lạc thì xăng phải đủ nhiều hay nói khác hơn công đức phải đủ lớn. Vì vậy nên người tu tập chớ nên chấp trước, nếu không dễ bị vướn mắt cứ nghĩ đến công đức rồi đem ra nói thì thiện ác bằng không công đức bị triệt tiêu. Cùng một niệm không thấy thiện không thấy ác và người đọc kinh Phật có công đức mà không chấp có thì chính là công đức vô lượng vậy. Bạn hiểu ý mình không?
xin chào bạn,theo ý kiến của mình thì mẹ bạn sức khoẻ yếu nên đọc 2 phẩm một lần là rất tốt rồi,còn công đức có bằng hay không thì mình không rõ lắm.Đọc tụng và thọ trì thì khác nhau nhé,đọc là nhìn vào kinh và đọc,tụng là học thuộc rồi đọc lên khi tụng kinh ko cần nhìn.Thọ trì là theo như lời trong kinh và thực hành theo.Chúc gia đình bạn mạnh khoẻ,bình an và tinh tấn trong tu học phật pháp.Nam Mô A Di Đà Phật
cảm ơn beonhi đã giải thích cho vy . trước đây cũng có nghe ý nghĩa của thọ trì mà vy quên : ( đúng rồi vy muốn mẹ đọc kinh là chủ yếu để mẹ sống và thực hành theo như trong kinh phật dạy đó mà . cảm ơn bạn nhé và nguyện Di Đà thường đến hộ trì bạn và gia đình .
Nam mô a di đà phật. Kính chào các liên hữu. Chơn Thành đang cố gắng khuyên giải,khai thị cho bà cô niệm phật vì bà bệnh nặng chờ ngày mất. Mình cố gắng khai thị, diễn giải đủ điều và bà cũng chịu niệm, nghe băng để niệm theo, mình cũng xin gia đình của bà cho BHN XIN 10 đến 12 tiếng trợ niệm, mình cũng cộng tu với bà hết 1 lần. Nhưng ngày tiếp theo mình tính cộng tu tiếp, thì mình nghe nói bà cô có nói với con cháu là bà nghe muốn gió luôn. Còn đứa con gái duy nhất của bà nghe tiếng niệm phật trong băng về đêm thì nghe nổi gai óc. Chơn Thành thấy buồn, thấy tội nghiệp cho bà và gia đình ko tin vào phật pháp màu nhiệm. Bao nhiêu công cố gắng của mình đều thất bại, mình nghĩ ko có duyên chăng.Tại sao mình ko hiểu câu niệm phật hay như thế, nghe cảm động như thế tại sao lại ko thích nghe?
Mình có cảm giác gia đình đó chưa biết đến phật là ai, tây phương ở đâu…Chơn Thành nghĩ tùy duyên vậy, nếu giúp đỡ nữa, họ sẽ gây tội phỉ báng ko nên phải ko các Liên Hữu. SAO MÀ muốn cứu một người sao khó thế? Bây giờ mình hết động lực cứu độ luôn. Bây giờ mình mới nghĩ đến lời nguyện của ngài Địa Tạng Bồ Tát thật là cao cả vô cùng, mình nghe lời nguyện đó mình muốn khóc thật to lên,vì cảm động vô cùng, và ko biết a tăng tì kiếm nào mới chúng sanh giác ngộ, phải chăng Hạ Ngươn nay sắp hết rồi. Phật trời hội nghị lập đời Thượng Ngươn.
A Di Đà Phật, Chơn Thành thân mến
Phật không độ người “vô duyên”, tức là không độ được những người không có duyên với mình. Phật mà còn như thế huống chi là mình, mình chỉ là phàm phu, mình may mắn biết được pháp môn này nên mình mới quý, mới tìm cách để chia sẻ cho nhiều người. Nhưng không phải ai cũng giống như mình, chúng sanh căn tánh không đồng nhau, do vậy bạn không nên vì việc này mà phiền não. Cho dù hiện tại họ không thể tiếp nhận nhưng do hạt giống Phật bạn đã gieo trong lúc cộng tu và mở băng niệm Phật thì khi nào đó hội đủ nhân duyên chắc chắn họ sẽ tu hành giải thoát mà thôi. Đừng cố gắng phan duyên sẽ càng phiền não, không lợi ích. Chuyện Phật sự có duyên thì làm, không duyên thì niệm Phật. Gặp người hữu duyên khuyên niệm Phật được thì khuyên, không khuyên được thì mình cũng chỉ một lòng niệm Phật cầu về Tây Phương. Mình cũng còn phàm phu nghiệp chướng sâu nặng, hãy nỗ lực tu học để đời này không trôi qua luống uống. Mình biết bơi rồi mình mới cứu được người khác, chưa biết bơi hoặc bơi không vững cứ ham đòi cứu cứu cứu, không khéo chìm hết thì xong luôn.
Phật pháp thì chỉ nói đến 3 thời: Chánh pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp. Còn bạn nhắc đến Thượng Ngươn, Trung Ngươn và Hạ Ngươn là Cao đài giáo rồi. Đừng quan tâm đến việc này, hãy nên niệm Phật nhiều sẽ tốt hơn bạn nhé. Chúc bạn thường tinh tấn, an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
Mến chào bạn Chơn Thành,
Có thể thấy đây là một dạng “oan gia trái chủ”, chướng ngại với cô của bạn, việc xảy như vậy cũng không có gì lạ. Nếu bạn và mẹ bạn có đủ tâm chân thành như vậy, sao không vì bà cô mà sám hối, sám hối thay cho cô của bạn, biết đâu sẽ xoay chuyển được tình thế. Mình đọc thấy có những vị lâm chung không muốn nghe niệm Phật, nhưng người thân của họ, vì họ mà khẩn thiết sám hối, sau đó tự dưng họ chuyển tâm, rất nhiệm màu, bạn hãy thử xem sao nhé, “còn nước còn tát”.
Cố thêm một lần nữa bạn nhé, đừng có nản lòng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Gởi bạn link bên dưới để bạn tham khảo nhé, một khi người lâm chung muốn vãng sanh, mà bình thường họ không có niệm Phật để tạo đủ phước duyên thì oan gia trái chủ sẽ tới ngăn cản liền, nên bạn hãy cố gắng thật nhiều nhé.
http://tinhdo.com.vn/news.php?id=550
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Xin chào bạn Chơn Thành,
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Phẩm Thứ Chín
XƯNG DANH HIỆU CHƯ PHẬT
Lúc đó, Ðịa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Nay con vì chúng sanh đời sau mà diễn nói về sự lợi ích, làm cho họ trong lúc sanh cùng lúc tử đều được những lợi ích lớn lao. Cúi xin Ðức Thế Tôn lắng nghe điều con nói.”
Ðức Phật bảo Bồ Tát Ðịa Tạng rằng: “Nay ông muốn khởi lòng từ bi, cứu vớt tất cả chúng sanh tội khổ trong Lục Ðạo mà diễn nói sự chẳng thể nghĩ bàn. Bây giờ chính đã phải lúc, ông nên nói ngay đi, Ta sắp sửa vào Niết Bàn rồi! Ông hãy sớm hoàn tất lời nguyện đó, thì Ta cũng không còn phải lo nghĩ gì đến tất cả chúng sanh ở hiện tại và vị lai nữa.”………………….
Bạch Ðức Thế Tôn! Tất cả chúng sanh trong thời hiện tại cùng vị lai, hoặc trời hoặc người, hoặc nam hoặc nữ, chỉ niệm được danh hiệu của một đức Phật thôi, thì sẽ được vô lượng công đức, huống là niệm được nhiều danh hiệu! Những chúng sanh đó lúc sanh lúc tử đều được lợi ích lớn lao, cuối cùng không phải đọa vào ác đạo.
Như có người nào sắp mạng chung, hàng quyến thuộc trong nhà dù chỉ một người, vì người bệnh đó mà cất cao tiếng niệm một danh hiệu Phật, thì người sắp chết đó, trừ năm tội Vô Gián, còn các nghiệp báo khác đều được tiêu tan.
Năm tội Vô Gián kia dầu rất nặng nề, trải qua ức kiếp không được ra khỏi, nhưng nhờ lúc lâm chung được người khác vì mình mà xưng niệm danh hiệu của Phật, cho nên những tội đó cũng lần lần tiêu sạch; huống hồ chúng sanh tự xưng tự niệm, tất sẽ được vô lượng phước báo, trừ diệt vô lượng nghiệp tội.”
———————————————–
Việc của mình thì mình cố gắng tuỳ duyên tuỳ thuận chúng sanh mà làm theo khả năng trong mọi hoàn cảnh. Ngoài ra không nên suy nghĩ gì khác.
Còn việc của chư Phật, chư Đại Bồ Tát thì hãy yên tâm để cho các Ngài tuỳ duyên lo những sự chẳng thể nghĩ bàn theo Bổn Nguyện Đại Bi của các Ngài.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật.CT cảm ơn lời chia sẽ của đạo hữu.CT có 1vấn đề muốn hỏi, trong kinh địa tạng có câu” xâm phạm của thường trụ” là gì? Thường trụ ở đây có phải là chùa ko? Kính mong các liên hữu giải thích dùm,cảm ơn.
A DI ĐÀ PHẬT.
“Xâm phạm của Thường Trụ”nghĩa là xâm phạm của Chùa.Đây là lời giải thích của HT Tuyên Hóa đó bạn.
Bạn tuanchau cho mình xem cái kinh địa tạng bạn vừa nói xem
A di đà phật
Đa tạ các Liên Hữu đã chia sẻ,
Kính chào đạo hữu thuần dương tử,đạo hữu hãy đọc quyển kinh Địa tạng sẽ rõ trong đó có nói “ô phạm tăng ni, xâm phạm của thường trụ, hoặc lấy của thường trụ, hoặc ko cho mà lấy…kẻ đó sẽ chìm trong ngục vô gián…”.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
KÍnh gửi các chú. Cháu dạo nay rẤt hay buồn ngủ. Nghe pháp có cái khăn ướt 1 bên ma cũng muốn ngủ. Tụng kinh thi đọc hàng trên lộn hàng dưới vì sợ thất kính nên kk tụng nứa. Lạy phật lạy 1 lúc rồi nằm ngủ theo tư thế lạy luôn. Con thất vọng vêg mình quá. Khi còn khỏe k nỗ lực tu học. Cứ chểnh mảng. Con cũng ăn ít hon để k bị muốn ngủ ma cứ ngủ. Con đã đi dạo roi vao công phu. Đc 1 lúc lại muon ngủ tiếp. K bit kiếp trước con lamg con gì nữa k bit. Xin các chú chỉ cho con cách đối trị hôn trầm hiệu quả nhất. Con tìm hiểu trên mạng mà k hiệu quả. A di đà phật
A Di Đà Phật. Xin chào bạn Diệu An,
1. Bạn nên ăn vừa đủ chất để có đủ năng lượng trong cơ thể, nếu không cũng hay buồn ngủ nhất là khi buổi chiều tối đến.
2. Biết cách sám hối nghiệp chướng để đối trị hôn trầm hiệu quả cho bạn: nghi thức niệm Phật/lạy Phật vừa đủ thôi rồi lui ra, đừng hành quá sức mệt sanh ra buồn ngủ.
Thí dụ như này:
Pháp Thập Niệm vào lúc sáng sớm của ngài Từ Vân Sám Chủ
Mỗi ngày vào lúc sáng sớm, sau khi ăn mặc tươm tất xong, đứng ngay ngắn, hướng mặt về phía Tây, chắp tay niệm liên tiếp “Nam Mô A Di Ðà Phật” đến hết một hơi là một niệm. Mười hơi như thế gọi là “mười niệm”. Chỉ tùy theo hơi thở dài hay ngắn, chẳng hạn định số câu niệm Phật, chỉ cốt niệm lâu dài, lấy hết một hơi thở làm hạn. Tiếng niệm Phật chẳng cao, chẳng thấp, chẳng rề rà, chẳng cấp bách, giữ sao cho vừa phải. Mười hơi liên tiếp như thế cốt ý để giữ cho tâm chẳng tán loạn, lấy chuyên tinh làm công, gọi là Thập Niệm, rõ ràng là dùng hơi thở để câu thúc cái tâm. Niệm như thế xong, phát nguyện hồi hướng như sau:
“Ðệ tử con tên là… nhất tâm quy mạng Cực Lạc thế giới A Di Ðà Phật, nguyện dùng quang minh thanh tịnh chiếu con, dùng từ thệ nhiếp thọ con. Con nay chánh niệm, xưng danh hiệu Như Lai trong mười niệm, vì đạo Bồ Ðề cầu sanh Tịnh Ðộ. Xưa kia, Phật đã thề: ‘Nếu có chúng sanh muốn sanh vào nước ta, chí tâm tin ưa, dẫu chỉ mười niệm; nếu chẳng được sanh, ta chẳng chịu giữ ngôi vị Chánh Giác’. Do nhân duyên niệm Phật này, nhập trong biển đại thệ của Như Lai, nương Phật từ lực, các tội tiêu diệt, tăng trưởng tịnh nhân. Khi mạng sắp hết, tự biết đến thời, thân không bệnh khổ, tâm không tham luyến, ý chẳng điên đảo như nhập Thiền Ðịnh. Phật và Thánh Chúng tay cầm đài vàng, đến đón tiếp con. Trong khoảng một niệm, sanh cõi Cực Lạc. Hoa nở thấy Phật, liền nghe Phật thừa, đốn khai Phật huệ, rộng độ chúng sanh, mãn Bồ Ðề nguyện”.
Phát nguyện ấy xong, lễ bái hay chẳng lễ bái đều được, chỉ cần trọn một đời này, chẳng hề tạm bỏ ngày nào. Chỉ chẳng hề phế bỏ, tự dốc lòng vào đó, ắt sẽ sanh về cõi kia.
Nhận định:
Ðây là vì hàng vua, quan bận rộn việc nước, không rảnh rỗi để tu trì mà lập ra pháp này. Do chúng sanh tâm tán loạn, lại không rảnh rỗi để chuyên niệm, nên mượn hơi thở để nhiếp tâm như thế, khiến tâm tự chẳng tán loạn; nhưng cần phải thuận theo hơi thở dài hay ngắn, chẳng nên miễn cưỡng niệm cho nhiều, miễn cưỡng sẽ bị tổn khí.
Cũng chỉ được niệm mười niệm, chẳng nên niệm đến hai mươi, ba mươi niệm, niệm nhiều cũng bị tổn khí. Nếu như thêm Thập Niệm vào buổi tối hoặc ba lượt sáng, trưa, tối thì cũng được. Vì tán tâm niệm Phật khó được vãng sanh, cho nên lập ra pháp này cốt để tâm quy về một chỗ, nhất tâm niệm Phật, quyết định vãng sanh.
Số lần niệm tuy ít, nhưng công đức rất sâu. Vì thế, sau này chư Tổ đều coi cách này là phương tiện tối thắng để nhiếp thọ các căn cơ, càng thâm nhập càng thấy sâu xa. Giống như có được món ăn ngon lành, đã biết đến mùi vị của nó, thì trong mọi hành vi, lời lẽ hằng ngày đều chăm chắm tưởng mộ, chỉ còn nghĩ đến Phật, chứ nào còn phải hạn định trong một lúc uống trà mới dùng đến cách ấy! Nếu trong nhà có căn phòng thanh tịnh, hoặc có điện thờ Phật, hãy nên đối trước tượng Phật thắp hương, lễ bái, đứng niệm, hay quỳ niệm đều được cả!
——————————————–
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn xem kỹ ở đây nhé:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/11/cach-doi-tri-hon-tram-tan-loan/
“…Theo chỗ kinh nghiệm, lắng tai ghi nhận rành rõ từ tiếng từ câu niệm Phật theo lối Phản Văn Trì Danh, có lẽ là phương pháp kiến hiệu nhứt để đối trị tán loạn. Và, Lễ Bái Trì Danh, là phương thức tối thượng để đối trị với mối chướng hôn trầm nặng nề…”
A Di Đà Phật.