Chúng sanh đang sống trong thế giới Ta Bà mang thân duyên hợp giả tạm của ngũ uẩn, luyến ái thân thể, chấp có chấp không, sanh ra phiền não tà kiến nên lưu chuyển sanh tử trong sáu nẻo luân hồi. Chúng ta muốn đoạn trừ sanh tử trong sáu đường thì phải quán chiếu ngũ uẩn không, nhìn thấy thân này do duyên hợp giả tạm mà có, đoạn trừ được phiền não tà kiến, liễu sanh thoát từ chứng được quả A La Hán, không còn sanh trở lại trong cõi nhân gian nên gọi là “vị bất thối”. Hoặc thấp hơn là sơ quả nhập lưu Tư Đà Hoàn, quả vị này còn sanh trở lại trong nhân gian bảy lần nhưng không bị đọa lạc trong ba ác đạo; ở đây nếu gia công tu tập thì quả vị A La Hán biết chắc sẽ gần kề, và, không nhất thiết phải chờ đến bảy đời, mà có khi một, hai, ba, năm đời cũng không chừng tùy theo sự gia công tu tập nhiều ít.
Không giống như phàm nhân chúng ta một khi phiền não nổi lên thì liền tạo nghiệp để rồi phải đọa trong vòng ác đạo, và lưu chuyển trong luân hồi sanh tử. Sau khi chứng các Thánh quả phải phát Bồ Đề tâm thực hành Bồ Tát hạnh không rơi vào định kiến Thanh Văn, phá trừ trần sa phiền não vô minh đạt được “hạnh bất thối”. Đạt được hạnh bất thối là do nơi phát Bồ Đề tâm hoằng hóa lợi lạc chúng sanh, trên thì cầu quả vị Phật thừa, dưới đem giáo pháp giải thoát hướng dẫn chúng sanh phát tâm quay về Phật đạo; mỗi niệm mỗi niệm an trú trong đại định, phát đại bi tâm đối với mười phương pháp giới chúng sanh, lấy thân chúng sanh làm thân mình, lấy pháp giới tánh làm nhà, diệt trừ từng phần vi tế vô minh phiền não chứng từng phần pháp thân gọi là được “niệm bất thối”. Điều này thật sự rất khó khăn cho chúng sanhh ở thời mạt pháp, phước mỏng, tội dày, phiền não chồng chất, ác duyên hưng thịnh, nghịch cảnh ngăn che nên khó mà đạt được ba quả vị bất thối trong thế giới Ta Bà này.
Chúng ta niệm Phật cầu sanh Tây Phương không cần phải đạt được ba quả vị bất thối trước khi vãng sanh, mà sau khi vãng sanh về Tây Phương chúng ta đương nhiên có được ba quả vị bất thối không khó khăn. Hiện đời chúng ta chỉ lo chuyên tâm niệm Phật với đầy đủ tín, hạnh, nguyện thì chắc chắn đới nghiệp vãng sanh; vì sáu chữ Di Đà Thánh hiệu có đầy đủ công năng diệt trừ phiền não, tăng trưởng phước đức trí tuệ, và chúng ta trực vãng Tây Phương, ở nơi hoa sen hóa sanh đồng trụ với các bậc bất thối Bồ Tát làm chúng đồng học, đồng tu; thân tâm thanh tịnh là vì do nơi liên hoa hóa sanh nên gọi là đạt được “hạnh bất thối”. Hoa nở thấy Phật, mỗi niệm mỗi niệm chuyên câu Phật quả, hằng không có tâm thối chuyển nơi đạo Bồ Đề nên gọi là được “niệm bất thối”.
Vậy còn gì chần chờ mà liên hữu không chuyên cần niệm Phật cầu sanh Tây Phương để đạt được ba quả vị bất thối chờ ngày thành Phật? Trong khi ba quả vị bất thối nếu ở thế giới Ta Bà tu tập mà đạt được thì phải trải qua không biết bao nhiêu kiếp. Trái lại, chỉ một lòng nhứt tâm niệm Phật trong đời này thì liên hữu sẽ trực vãng Tây Phương được ba quả vị bất thối và đạo quả Bồ Đề sẽ đến một ngày không xa. Như vậy, nên khuyên đại chúng hãy cẩn trọng mà chuyên tâm niệm Phật với tín, hạnh, nguyện đầy đủ.
Trích từ sách Niệm Phật Thành Phật
Tác giả: Hòa thượng Thích Phước Nhơn
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
Trước tiên xin cảm ơn TLPT và Huệ Tịnh đã phúc đáp ngày 9/6/15 dùm Độ.
– Nhờ các liên hữu lý giải dùm Độ câu hỏi như sau:
Nếu thấy được cây Bồ Đề thì được ba nhẫn: một là âm hưởng nhẫn??? Hai là nhu thuận nhẫn??? Ba là vô sanh pháp nhẫn???
Chân thành cảm ơn các liên hữu.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật! Chào đạo hữu Độ!
Âm hưởng nhẫn là :
Đức nhẫn về tiếng dội. Ấy là một đức nhẫn trong Tam nhẫn. Đối với lời ăn tiếng nói dầu cho cộc cằn thô tục, đều bỏ ngoài tai, đối với tiếng xao động, lộn xộn, cũng chẳng nghe chẳng biết. Lại đối với lời ngon tiếng ngọt, đối tiếng đờn giọng hát, cũng không sanh lòng tríu mến.
(Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn)
Nhu Thuận Nhẫn là:
Cũng gọi Tư duy nhu thuận nhẫn. Chỉ cho tâm tuệ nhu nhuyến, có thể tùy thuận chân lí, 1 trong 3 nhẫn. Nhu thuận nghĩa là tâm nhu nhuyến, trí tùy thuận, đối với lí thực tướng không trái; Nhẫn nghĩa là tâm tuệ an trụ nơi pháp. Vô lượng thọ kinh nghĩa sớ (Đại 37, 106 thượng) nói: Tam địa trở về trước, bỏ lời nói trở về chân thực, gọi là Nhu thuận nhẫn. Nhu thuận nhẫn đồng nghĩa với Thuận nhẫn(vị thứ 2 trong 10 nhẫn)được nói trong phẩm Thập nhẫn kinh Hoa nghiêm quyển 29 (bản 60 quyển) và trong Vô lượng thọ kinh sớ của ngài Nghĩa tịch. (xt. Tam Pháp Nhẫn).
Vô Sanh Pháp Nhẫn: Nhẫn đạt đến cao độ trở thành đức tính tự nhiên, ra vào nghịch cảnh và thuận cảnh một cách tự tại.
A Di Đà Phật! Cảm ơn đạo hữu đã đặt câu hỏi cho mọi người cùng có thêm tri thức, mong đạo hữu thường an lạc, tinh tấn niệm Phật!
Dạ cho Hoa hỏi là lúc ngồi nghe giảng bài trong lớp Hoa muốn niệm Phật để câu Phật hiệu không bị gián đoạn thì phải làm sao ạ! Xin các đạo hữu hoan hỉ chỉ bảo! A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
Mình nghĩ lúc nghe giảng bài thì mình chỉ nên chuyên tâm nghe giảng thôi. Bởi chỉ cần bạn là người niệm Phật thì trong tâm đã có Phật rồi. Nên dù câu niệm Phật có gián đoạn thì Phật tánh trong bạn cũng không bao giờ có thể mất đi được.
Trước mình cũng thường sợ tiếng niệm Phật bị gián đoán trong lúc học nên cũng cố vừa nghe giảng vừa lần vòng niệm Phật. Nhưng rồi mình thấy cách này không hiệu quả. Vừa khiến bài giảng của ta không được trọn vẹn mà câu niệm Phật cũng không được tròn đầy. Làm 2 việc 1 lúc còn khiến đầu mình bị căng nữa.
Phật pháp phải tùy duyên bạn nhỉ? Nên mình nghĩ khi học cứ tập trung nghe giảng. Học xong chúng mình lại niệm Phật cũng được mà.
Mình nói có gì không phải mong bạn hoan hỉ bỏ qua cho mình nhé. Chỉ là mình cũng từng rơi vào trường hợp giống bạn nên muốn chia sẻ chút chút!
Chúc bạn luôn gặp được bình an cũng như mọi sự đều viên mãn trên con đường Phật học!
Lúc học bạn hãy chuyên tâm học thôi,buông câu phật hiệu xuống, học xong thì tiếp tục nhiếp tâm niệm phật. Tâm ta chẳng thể làm hai việc cùng một lúc được, nếu không sẽ học không xong mà công phu niệm phật cũng không thể thành tựu được. Đến khi công phu niệm phật thành khối rồi thì lúc đó mới không còn chướng ngại. Chúc bạn tinh tấn
cảm ơn 2 bạn hoan hỉ chỉ bảo cho mình nha! Chúc 2 bạn thường an lạc, tinh tấn niệm Phật!
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
Cảm ơn Tĩnh đã phúc đáp dùm Độ.
Nhờ các vị đồng tu lý giải dùm Độ câu hỏi như câu sau: “hành hạnh tịch tịnh???”
A Di Đà Phật.
Độ ơi,
“hành hạnh tịch tịnh???” hay
“hành hạnh tịch tĩnh???”
A Di Đà Phật! Chắc chữ “tịnh” với “tĩnh” nó đều giống nhau, Rơi đọc ở chỗ nào thấy nó dịch tên tiếng Trung Quốc “tịnh” với “tĩnh” như nhau mà ^^~ mong các đạo hữu hoan hỉ chỉ bảo câu “hành hạnh tịch tĩnh/ hành hạnh tịch tịnh” Rơi cũng muốn học hỏi thêm! ^^
A Di Đà Phật
-Hành là hành động
-Hạnh là tu,sửa đổi,hướng về,….
-TỊCH TỊNH là tánh vốn có sẵn của tâm chân như nơi mỗi chúng sanh.Tâm chân như có hai-TỊCH và TỊNH
1. TỊCH là ĐỊNH là cái thể vắng lặng,bất động,thường hằng,không sanh không diệt,không tăng không giảm của tâm chân như nơi mỗi chúng sanh
Đức Phật A Di Đà có danh hiệu là VÔ LƯỢNG THỌ. VÔ LƯỢNG THỌ chính là TỊCH của tự tánh vốn có sẵn nơi mỗi chúng sanh.Khi niệm danh hiệu A Di Đà Phật thì ta đang trở lại hướng về tự tánh TỊCH.
2. TỊNH là thanh tịnh sáng suốt không nhiễm ô,không có vọng niệm,phân biệt,chấp trước. TỊNH cũng tức là MINH chiếu soi sáng suốt không chướng ngại khắp mười phương mà không nhiễm ô.Chẳng TỊNH thì là vô minh.
Đức Phật A Di Đà có danh hiệu là VÔ LƯỢNG QUANG. VÔ LƯỢNG QUANG chính là tánh TỊNH MINH vốn có sẵn nơi mỗi chúng sanh. Khi niệm danh hiệu A Di Đà Phật thì ta đang trở lại hướng về tự tánh TỊNH MINH.
” hành hạnh tịch tịnh” đối với người niệm Phật theo tiểu đệ hiểu phải chăng ý nghĩa nó giống như hòa thượng Tịnh Không nói trong bài giảng này:
Hiểu rõ sẽ chẳng mê, A Di Đà Phật là Vô Lượng Giác, giác chứ không mê. Cái tâm hiện tiền này giác chứ không mê, đấy là A Di Đà Phật.
Niệm niệm đều hiểu rõ, niệm niệm đều chẳng mê, đấy là quy y Vô Lượng Giác. Do vậy, một câu danh hiệu phải khiến cho cái tâm hiện đang mê hoặc điên đảo của quý vị xoay chuyển, phải đánh thức nó từ mê trở về ngộ, từ nhiễm trở về tịnh, từ loạn tâm quay về nhất tâm. Đấy là Hạnh
A Di Đà Phật
Thật Niệm A Di Đà Phật, lâu ngày tự nhiên tâm sẽ TỊNH.
Vãng Sanh Cực Lạc thế giới, tự nhiên khế nhập Thường TỊCH Quang.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Gởi Huệ Tịnh,
câu hỏi của Độ là :” hành hạnh tịch tịnh???”
Luôn thể xin cảm ơn Viên Trí và Huệ Tịnh đã hồi cho Độ ngày 13/6/15. Còn mình có duyên với mấy con cá thỉnh thoảng mua bánh mì cho chúng ăn, hồi hướng công đức về TPCL.
A Di Đà Phật..
A Di Đà Phật. Xin chào Độ,
HT xin tuỳ hỷ công đức của Độ cho cá ăn bánh.
Có duyên nên cho chim ăn thường ngày đi rồi tư duy sẽ thông hiểu đuợc câu hỏi của Độ “hành hạnh tịch tịnh???”.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính huynh Tịnh Độ, huynh Huệ Tịnh, Phúc Bình xin mạn phép có đôi lời nhỏ nhoi với Quý liên hữu thế này: Tổ Ấn Quang dạy người tu chúng ta phải luôn thấy mình như kẻ đi trên băng mỏng để thấy con đường tu tập của kẻ phàm phu chúng ta rất là gian khó chứ không đề đơn giản. Một trong cái gian khó, cái chướng ngại mà nhiều khi rất vi tế mà chúng ta khó nhận, khó thấy đo là tâm “Tham”. Đưng tưởng từ bỏ được không tham tiền, tham dục … nhưng thói tham theo thói đời là chúng ta hết tham.Một trong cái đáng lo nhất của người tu chúng ta là còn tham danh là người tu … Thời đức Phật tại thế những vị chứng quả Ngũ Thông vẫn còn bị tâm tham trói buộc nên với phàm phu chúng ta bảo hết được là điều gần như không tưởng nhưng dù sao chúng ta cũng nên kiêng dè, tránh được đến đâu thì tránh.
Thật sự nói ra mấy lời thô lậu trên PB cũng thấy mình chẳng xứng vì PB so với các quý huynh thì công hạnh còn cách xa nghìn trùng, nếu có gì không phải xin được sám hối.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật. Xin chào huynh Phúc Bình,
Phật dạy: “Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.”
“Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.”
——————————————–
Cảm ơn lời chia sẻ nhắc nhở của PB.
“Điều chỉnh giây đàn đừng căng quá, cũng đừng lỏng quá”.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
Cảm ơn các liên hữu phúc đáp dùm Độ.
-Câu: “hành hạnh tịch tịnh” theo như Độ nghĩ ” mình đang trì danh niệm Phật, cho tâm thanh tịnh để tương lai vảng sanh Tây Phương Cực Lạc.” Ko biết Độ giải thích đúng hay sai? Xin các liên hữu chỉ giải thích thêm, cho lợi ít cho các vị đồng tu. Chân thành cảm ơn.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật. Xin chào Độ & các liên hữu,
Huệ Tịnh xin mạn phép không giải đáp câu hỏi Độ nhưng xin kể chuyện cách đối sử của ông chủ (đạo Islam) của mình cho Độ và đạo hữu nghe nhe.
Mấy tháng trước, ba của HT bị chẩn đoán ung thư (cancer) thành ra HT và đứa em gái phải lâu lâu thay phiên dẫn ba đi khám bác sĩ trong những giờ làm việc.
Ông chủ cho phép HT nghỉ làm việc vài tiếng (2-3h) để đưa ba mình đi khám là chuyện bình thường. Cái mà HT ngạc nhiên nhất (surprise) là ngày lãnh cheque ông chủ móc túi tiền cash ra đưa cho HT $80.
HT thắc mắc hỏi: “tại sao ông đưa tui?”
Ông chủ: “tui không muốn bạn vì ba mà mất đi mấy tiếng tiền giờ lương. Cứ lấy đi”.
HT trả lời lại: “ông đừng có lo, tui có thể dùng tiền vacation để đắp bù lại mà.”
Ông chủ quyết chí móc ra rồi không lấy lại HT phải đành nhận để chăm sóc cho cha mẹ.
Nhận định: một người đạo Islam không phải là người Phật tử biết niệm Phật mà lại có tâm cảm thông hiểu biết sâu xa như vậy khiến HT hổ thẹn trong lòng. Đó là bài học quý báu mà HT chưa bao giờ cảm nhận qua.
Cho nên nói chính xác nhất là khi gặp chuyện rồi mới biết ai là người thực “hành hạnh tịch tịnh” hoặc “thật thà niệm Phật”.
Khi nhìn mấy con chim ăn bánh mỗi ngày từng miếng từng miếng nghĩ rằng không biết ngày mai chúng nó bay lang thang khắp nơi liệu có được những miếng ăn nữa hay không? Đây cũng là bài học diễn sự từ lý trong kinh nhân quả của tâm si mê khi rất khó được mang thân người, mất đi rồi rất gian nan khó khăn lấy lại. Chúng chim suốt ngày chỉ biết bay lang thang tìm những miếng ăn cho hết kiếp thân chim, không thể tự giác gieo duyên lành gi cả để trở lại làm người tu hành thật đáng thương.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Độ: -Câu: “hành hạnh tịch tịnh” theo như Độ nghĩ ” mình đang trì danh niệm Phật, cho tâm thanh tịnh để tương lai vảng sanh Tây Phương Cực Lạc.” Ko biết Độ giải thích đúng hay sai?
Huệ Tịnh: Khi còn chấp vướng mắt lời ăn tiếng nói oan trái của vợ con thì liệu mình niệm Phật có được thanh tịnh hay không?
Mỗi người tự trả lời sẽ biết mà.
Tâm đó vốn sẵn tịch tịnh, tại sao phải nghĩ làm cho tâm thanh tịnh? Công đức trong câu niệm Phật vốn sẵn thanh tịnh kia mà. Thanh tịnh hay không do có chấp hay không. Huệ Tịnh còn chấp thì sống theo tâm không thanh tịnh. Lìa chấp thì tức thời trở về sống theo tâm chân thanh tịnh. Cho nên niệm Phật là để nương tựa vào Phật lực giúp chúng ta xa lìa hóa giải cái tập khí chấp ngã chấp pháp trở về tâm thanh tịnh đỡ gian nan khó khăn hơn thôi.
Chấp khó cũng sai.
Chấp dễ cũng sai.
Kẹt là ở chỗ đó.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho diệu thái hỏi sáng thì diệu thái niệm thập chú chiều thì niệm phật
Vậy nếu duy trì như vậy thì có công năng nào ko
Tụng Kinh không bằng trì Chú, trì Chú không bằng niệm Phật. 4 chữ A Di Đà Phật không xen tạp, không gián đoạn, duy trì như vậy thì sẽ có công năng là vãng sanh Tây Phương. Nên chọn 4 chữ Phật hiệu thôi DT ạ.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
@ Mỹ Diệp:
Chúng ta nên tuỳ duyên dựa vào căn cơ của từng người mà giúp đỡ đều cần phải giúp thì sẽ mang lại lợi ích hơn. Tụng kinh, trì Chú, niệm Phật đều bình đẳng giúp hanh giả trở lại tâm thanh tịnh xưa nay sẵn bên cạnh cuộc đời. Nếu không nhờ kinh giáo (Lý) thì làm sao chúng ta biết pháp môn niệm Phật và thông hiểu cách hành trì (Sự) cho chánh tín? Bạn có thể chỉ cần “tứ tự Di Đà” mà thành tựu lòng tin vững chắc nhưng người khác cần tụng kinh, trì chú niệm Phật hàng ngày mà giữ lòng tin thì cũng nên tuỳ hỷ công đức mà giúp đỡ những thắc mắc của họ để dứt nghi tình chứ đúng không?
Tin lời Phật đã khó, giúp kẻ khác tin lại càng khó hơn. “Tuỳ bệnh cho thuốc”
——————————————–
@ Diệu Thái:
Nếu bạn cảm thấy (feeling) thực hành như vậy mà khiến thân tâm được an lạc, tiêu trừ nghiệp chướng, bớt sanh phiền não, sống vì mọi người thì đó là đúng với bạn rồi còn gì nữa. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn nên hồi hướng tất cả công đức khắp cho pháp giới cùng chính bạn luôn luôn sẽ quy tụ sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới đồng thành Phật đạo. Chắc bạn cũng biết đều này rồi.
1. Nếu bạn thích trì chú thì nên phát tâm từ bi Bồ Tát đạo mà trì thì sẽ đem lại kết quả tốt đẹp hơn. Nếu trì cho có lệ thì cũng OK nhưng không đúng mục đích “công năng” của câu thần chú thì lợi ích chỉ hạng hẹp cho cá nhân mà thôi.
2. Nên lựa chọn 1-2 thần chú phổ thông nhất để mà trì như là chú Đại Bi, hoặc chú Vãng Sanh, hoặc chú Lục Tự Tại Minh Chơn Ngôn, v.v.. thì sẽ trợ giúp công phu bạn niệm Phật những lúc đi, đứng, nằm ngồi bớt khó khăn hơn.
Nếu có gì không đúng không rõ ràng xin bạn cứ tự nhiên góp ý kiến để cùng học hỏi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
*Huệ Tịnh
Sáng trì chú, chiều niệm Phật, đã niệm Phật thời có duyên với câu Phật hiệu, Diệp chỉ muốn khuyên người thâu gom vào câu Phật, niệm Phật để có công đức thù thắng. Còn việc tu pháp môn nào thì tùy vào căn duyên mỗi người như Huệ Tịnh đã nói.
Diệp còn trẻ tuổi, con đường tu học còn quá cạn cợt, nếu có gì sai sót xin Huệ Tịnh hoan hỷ bỏ qua và chỉ dạy thêm.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Chào bạn Mỹ Diệp,
Nếu Mỹ Diệp ở địa vị Diệu Thái đang thích trì chú trợ duyên cho công phu niệm Phật mà có người khuyên trì chú không bằng niệm Phật khơi khơi vậy thì bạn nghĩ sao?
1. Không lọt vô lổ tai vì lời khuyên còn chứa sự phân biệt cao thấp (không bằng).
2. Khiến họ thêm thắc mắc công phu bấy lâu nay sanh ra nghi tình (đại kỵ trong pháp Tịnh Độ).
Trong 48 lời Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà trong kinh Vô Lượng Thọ:
20 – [Nguyện lâm chung tiếp dẫn.]
Khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương nghe danh hiệu con, nhớ nghĩ nước con, phát tâm Bồ đề kiên cố không thối lui, trồng các căn lành, hết lòng hồi hướng sanh về Cực Lạc, đều được toại ý; nếu có ác nghiệp đời trước, nghe danh hiệu con hết lòng sám hối, làm các điều lành, lại trì kinh giữ giới nguyện sanh về nước con, mạng chung không lạc vào ba đường ác, liền sanh về nước con. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.
Ý bạn hiểu ra sao về lời nguyện thứ 20 này? Có Đức Phật tuỳ thuận chúng sanh khắp mười phương vô số căn duyên khác biệt không?
“nghe danh hiệu con, nhớ nghĩ nước con,” (Phát lòng TIN)
“phát tâm Bồ đề kiên cố không thối lui,” (Giữ TÍN tâm vững chắc)
“lại trì kinh giữ giới nguyện sanh về nước con” (Chí tâm NGUYỆN tha thiết)
“mạng chung không lạc vào ba đường ác, liền sanh về nước con.” (Lâm chung Phật lai nghinh không nghi ngờ suy nghĩ gì cả)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mến gửi Huệ Tịnh.
Nguyện thứ 18 của Đức Di Đà trong Kinh Vô Lượng Thọ “Khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương nghe danh hiệu con, hết lòng tin tưởng, nếu có điều lành nào, tâm tâm hồi hướng nguyện sanh về cõi nước con, cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh thề không thành chánh giác, ngoại trừ những kẻ phạm tội ngũ nghich và phỉ báng chánh pháp”
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, vừa trì Chú, vừa niệm Phật… không phải là xen tạp hay sao? Nếu công phu không đạt đến mức -Phật cho biết trước ngày giờ vãng sanh- thì hỏng rồi. Lúc lâm chung hôn mê, tâm thức rối loạn, nếu lực trì Chú mạnh hơn, trì Chú mà không niệm Phật, không được một niệm chứ huống gì là mười niệm thì mất phần vãng sanh.
Hòa Tượng Tịnh Không, vị Bồ Tát sống, ngài chỉ khuyên người niệm Phật và tụng một bộ Kinh Vô Lượng Thọ là vì muốn chúng sinh đạt được lợi ích chân thật nhất, dễ thành tựu nhất.
A Di Đà Phật. Nếu có gì sai sót xin Huệ Tịnh bỏ qua và chỉ dạy thêm.
A Di Đà Phật. Chào bạn Mỹ Diệp,
Thâm nhập một môn là chuyện rất tốt của bạn thực hành đuợc đáng tán thán thôi không có gì cả. Tuy như vậy bạn cũng nên tự tham khảo vài điều này để đỡ gặp phiền phức sau này trên đường đạo.
1. Tôn trọng niềm tin của người khác khi họ có thắc mắc hỏi bạn. Họ tôn trọng bạn họ mới hỏi cho nên bạn cũng nên tôn trọng lại đừng nói những lời có thể lay động niềm tin của họ. Khi mất niềm tin rồi khó mà lấy lại.
2. Bạn nên đứng bên phía “khách quan” mà tùy duyên khuyên nói, không nên nhìn đời hay đạo bằng đôi mắt “chủ quan” quá. Đã nói là “một môn thâm nhập” thì bạn cũng nên “hiểu nghĩa bóng” của nó chứ nên chấp ngôn ngữ mà dụng tâm ra thực hành khuyên nói.
3. Phương tiện hình thức thì vô số cho mỗi người để tu trì, “tứ tự Di Đà” đối với Mỹ Diệp, Huệ Tịnh thì quá dễ dàng thù thắng để thọ trì vì đó là “duyên”. Cái gì cũng nên từ từ tuỳ duyên không nên nôn nóng nhất quyết là lúc nào cũng phải khuyên nói “một môn thâm nhập”.
Người khác có thể bắt bẻ bắt lý ngược lại cách tu niệm Phật của bạn “một môn thâm nhập” chưa, lúc đó thì ứng phó ra sao? Coi chừng bị bí không thể trả lời, lay động niềm tin đó nhe.
Huệ Tịnh xin trích một câu chuyện để minh họa cho ý nghĩa về tâm lý niềm tin do khuyên người không đúng duyên tuy hình thức là đúng nhưng vẫn là sai.
——————————————–
“Một tu sĩ đi chu du trong thiên hạ. Ngày nọ ông đi qua khu rừng thấy có hào quang sáng tỏ. Vị tu sĩ liền đi tìm hiểu, khi đi đến chốn thì thấy hào quang đó phát ra từ một căn nhà nhỏ của một bà lão sống đơn độc. Vị tu sĩ gõ cửa xin thăm hỏi bà lão. Bà lão thưa với vị tu sĩ là khi còn trẻ khi được nghe thuyết pháp về ngài Quán Âm và Lục Tự Đại Minh nên sanh lòng tín thành mà trì tụng chú của ngài. Vốn không biết đọc chữ nên bà chỉ nghe rồi trì tụng thần chú “Om Mani Padme No”.
Vị tu sĩ rất mừng và khi từ giã thì chỉ dẫn lại chú cho bà đọc cho đúng, đọc “Om Mani Padme Hum” không phải “Om Mani Padme No”.
Khi đi được một khoảng đường, vị tu sĩ tự mừng thầm là hôn may đã làm được việc đạo tốt đep. Nhưng nhìn lại thì không thấy hào quang tỏa ra từ căn nhà nhỏ nữa. Vị tu sĩ mau quay trở lại nói với bà lão là ông xin lỗi đã sửa chú để thử bà và cho biết thần chú bà đọc lâu nay là đúng: “Om Mani Padme No”
Trên đường đi, vị tu sĩ nhìn lại thì thấy hào quang lại tỏ rạng từ căn nhà nhỏ như trước.”
——————————————-
(10 Hạnh Nguyện Của Bồ Tát Phổ Hiền)
***Một là Lễ kính chư Phật.***
Hai là Xưng tán Như Lai.
Ba là Quảng tu cúng dường.
Bốn là Sám hối nghiệp chướng.
***Năm là Tùy hỷ công đức.***
Sáu là Thỉnh chuyển pháp luân
Bảy làThỉnh Phật trụ thế.
Tám là Thường tùy Phật học.
***Chín là Hằng thuận chúng sanh.***
***Mười là Phổ giai hồi hướng.***
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Mến gửi Huệ Tịnh!
Diệp tự nghĩ mình chỉ là hạt cát dưới chân núi Tu Di, từ trước đến nay thuận cảnh thì khuyên người niệm Phật, nếu đã làm cho người mất niềm tin trên con đường tu học thì bản thân tự sám hối vậy.
Cảm thấy hổ thẹn nhưng cũng quá đỗi vui mừng vì được gặp những người bạn để nói Pháp cùng mình. Chúc Huệ Tịnh ngày càng tinh tấn niệm Phật. Sẽ là bạn đồng hương nơi miền quê Cực Lạc.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Chào bạn Mỹ Diệp,
Huệ Tịnh biết bạn có tâm từ bi khuyên người niệm Phật đó là vấn đề rất tốt rất quý. Nếu lời khuyên của HT có sai đều gì xin sám hối với bạn nhe. 🙂
Mỗi người mỗi “duyên” sai khác, thôi thì cứ tuỳ hỷ tuỳ thuận chúng sanh, đồng nguyện hồi hướng vãng sanh về TPCL là trên hết.
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật.Chơn Thành nhờ quý Liên hữu giải thích dùm 2 câu sau:
Không trì mà trì,trì mà không trì.
Không niệm mà niệm, niệm mà không niệm.
Hai câu trên về nghĩa có giống nhau không hay khác nhau.Làm thế nào để đạt được như 2 câu trên.Mình nhớ hay đọc ở đâu nhường như có 48 hay 49 cách niệm phật gì đó phải không?,đạo hữu nào biết dùm phổ biến cho các những ai mới phát tâm niệm phật biết.
Chúc các Liên hữu tinh tấn
Bạn Chơn Thành thân mến,
Bạn hãy xem các đường link bên dưới nhé.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/11/niem-ma-vo-niem-vo-niem-ma-niem/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/cac-phuong-phap-niem-phat/
Mình thấy sách “Niệm Phật Thập Yếu” của cố hòa thượng Thích Thiền Tâm rất có ích, bạn có thời gian thì xem nhé.
http://thuvienhoasen.org/a449/niem-phat-thap-yeu
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chào bạn Chơn Thành,
Bạn xem thông tin từ các link bên dưới nhé
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/11/niem-ma-vo-niem-vo-niem-ma-niem/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/cac-phuong-phap-niem-phat/
Nếu có thời gian, bạn hãy xem “Niệm Phật Thập Yếu” của cố hòa thượng Thích Thiền Tâm, mình thấy rất có ích cho người tu Tịnh độ.
http://thuvienhoasen.org/a449/niem-phat-thap-yeu
Chúc bạn thường tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Không trì mà trì,trì mà không trì.
Không niệm mà niệm, niệm mà không niệm
-Đây là cảnh giới niệm Phật rất cao.Chỉ khi nào tự mình chứng thì mới thấu hiểu.Người sơ cơ như chúng ta mới đầu cứ cố gắng niệm phân minh rõ ràng từng câu là được.Niệm Phật có tất cả bao nhiêu cách thì cũng không quan trọng,cách nào thì cũng nên tuân theo nguyên tắc của sau của Ấn Quang đại sư
Niệm khởi từ nơi tâm, tiếng phát ra từ miệng, âm thanh lọt vào tai, phải sao cho nghe từng câu rõ ràng, từ sáng đến tối [lúc nào] không phải dùng tâm để làm việc thì thường niệm. Niệm lớn tiếng, nhỏ tiếng, hay niệm thầm trong tâm đều phải nghe, bởi tâm vừa khởi niệm liền có tướng của tiếng. Tai của chính mình nghe tiếng trong tâm của chính mình là chuyện hết sức rõ ràng.
-Còn về cảnh giới Không niệm mà niệm, niệm mà không niệm thì bạn tham khảo một số lời dạy của hòa thượng Tịnh Không
Đấy chính là như đã nói “niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm”, niệm hay không niệm? Niệm chứ! Hằng ngày niệm Phật, trong mười hai thời mộtcâu Phật hiệu chưa hề gián đoạn; vì sao nói là vô niệm? “Vô nhị tướng”(không có hai tướng). Chẳng chấp vào cái tâm niệm Phật, mà cũng chẳng chấp nơi đức Phật được niệm. Chẳng những không chấp trước, mà ngay cả cái tâm phân biệt cũng chẳng có, khi ấy mới gọi là “nhiếp trọn sáu căn, tịnhniệm tiếp nối”. Nhiếp trọn sáu căn là sáu quy về một, một tức là sáu, sáu tứclà một, kinh Hoa Nghiêm nói là “nhất đa bất nhị” (một và nhiều chẳng hai),đấy là Thật Tướng chân chánh, là chân tướng của vũ trụ nhân sinh.
Vô niệm mà niệm” chẳng phải là không niệm, vẫn niệm! A Di Đà Phật, A Di Đà Phật từng tiếng chẳng ngớt. Đã là niệm, vì sao lại nói là vô niệm? “Vô niệm” là nói đến cảnh giới của chính người đó; còn “niệm” là nói theo mặt hình tướng. Trên hình tướng, quả thật người ấy niệm Phật, Phật hiệu chẳng gián đoạn. Luận theo mặt cảnh giới, cảnh giới của người ấy cao lắm, thật sự nhập “tam luân thể không”, chẳng thể tìm được cái tâm năng niệm, mà đức Phật được niệm cũng bất khả đắc, danh hiệu được chấp trì ở giữa [cái tâm niệm Phật và đức Phật được niệm] cũng bất khả đắc. Tam luân thể không đấy! Đó là nói về cảnh giới.
“Chung nhật vô niệm” (suốt ngày vô niệm) là không có vọng niệm, chứ chẳng phải là không niệm Phật. Suốt ngày vô niệm. À! Phật cũng không niệm! Suốt ngày từ sáng đến tối khởi vọng tưởng, quý vị nghĩ xem có đúng hay chăng? “Vô niệm” là không có phân biệt, chấp trước, vọng tưởng, không có những ý niệm ấy, chỉ có những ý niệm gì? Chỉ có Phật niệm (ý niệm nghĩ đến Phật), suốt ngày từ sáng đến tối là A Di Đà Phật. “Chung nhật niệm Phật” (suốt ngày niệm Phật), một câu Phật hiệu quyết định chẳng gián đoạn giữa chừng. Người mới học quả thật chẳng dễ gì đạt đến cảnh giới này, điều này cần phải có hằng tâm, phải có nghị lực.
Vừa nghe nói “niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm”, bèn nghĩ không niệm vẫn là niệm, ta khỏi cần niệm nữa! Há chẳng phải là lầm lẫn ư? Nghĩ như vậy là gì? “Đoạn Diệt Kiến, khoát đạt không”, chẳng phải là vô niệm như đức Phật đã nói, quý vị đã hiểu lầm ý Phật rồi! Đức Phật nói vô niệm là nói tới Thể; niệm và vô niệm là một, không hai. Đấy mới là vô niệm thật sự. Vì thế mới nói “Lý Sự song tu”.
Niệm Phật nhằm thanh tịnh cái tâm, tâm thanh tịnh chính là niệm Phật. Đạt đến mức độ ấy, sẽ có thể không cần niệm, không niệm mà vẫn là niệm, được rồi! Nếu chưa đạt đến cảnh giới ấy, quý vị nói “vô niệm là niệm”, tôi suốt ngày từ sáng đến tối chẳng niệm là niệm, “phản thọ lạc không chi họa” (đâm ra mắc họa chẳng đạt được gì), hỏng bét rồi! Thật ra, thật sự đạt đến công phu này, người ấy còn niệm Phật hay là không? Người ấy vẫn niệm! Vì sao vẫn niệm? Vô niệm mà niệm, niệm mà vô niệm! Người ấy vẫn niệm, tuyệt đối chẳng thể nói là không niệm. Đại Thế Chí Bồ Tát là bậc Đẳng Giác Bồ Tát, trong hội Lăng Nghiêm, Ngài đã dạy chúng ta: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế” (Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối), Ngài vẫn niệm. Do đây có thể biết: Đẳng Giác Bồ Tát tuy đã chứng lý viên mãn, vẫn chấp trì danh hiệu, Ngài hiểu Lý, nhưng vẫn y như cũ, chẳng phế Sự. Chúng ta chẳng hiểu đạo lý này nên bỏ Sự, đương nhiên chẳng có kết quả gì!
Thật sự hiểu rõ cái tâm, minh tâm kiến tánh rồi thì quý vị niệm hay chẳng niệm đều chẳng cần phải nhắc tới. Quý vị niệm cũng được, mà không niệm cũng được, hóa ra “quý vị muốn vãng sanh thì quý vị quyết định vãng sanh” là nói về hạng người này. Chúng ta chưa đạt đến công phu ấy! “Tâm thật sự liễu minh”, thưa quý vị, Kiến Tư phiền não đã đoạn, Trần Sa phiền não cũng đoạn, bốn mươi mốt phẩm vô minh tối thiểu phá được một phẩm, quý vị nghĩ xem cảnh giới của người ấy là gì? Nay chúng ta ngay cả Kiến Tư còn chưa đoạn được, ngay cả Thân Kiến trong Kiến Hoặc vẫn còn chưa thể phá được. Phàm phu lè tè sát đất, tám mươi tám phẩm Kiến Hoặc, tám mươi mốt phẩm Tư Hoặc hoàn toàn có đủ, làm sao có thể sánh bằng bậc kiến tánh? Con người quý nhất là tự biết rõ, hiểu chính mình có thân phận như thế nào, biết căn bệnh của chính mình ở chỗ nào thì mới có thể cho thuốc đúng bệnh, thuốc uống vào, bệnh lành!
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
(Ngẫu Ích Đại Sư Pháp Ngữ)
Tin sâu, nguyện rộng, quyết chí vãng sanh. Chẳng những các phương tiện thượng thượng chỉ là tư lương của nó, mà hết thảy các phương tiện dù là thế gian, xuất thế gian, không gì chẳng phải là pháp phụ trợ cho việc vãng sanh mà thôi.
=================================
(Ấn Quang Đại Sư – Liên Tông Thập Tam Tổ)
Pháp môn Tịnh độ dùng Tín, Nguyện, Hạnh làm tông. Có tín nguyện, không luận công hạnh nhiều ít, cạn sâu, đều được vãng sanh. Không tín nguyện, dù cho tu đến cảnh quên cả năng sở, thoát hẳn căn trần, cũng khó hy vọng được về Cực lạc. Bởi vì, nếu quả chứng được thật lý của cảnh ấy, có thể dùng tự lực để thoát sanh tử, thì không cần luận. Như chỉ có công phu dẹp trừ vọng chấp tỏ thấy lý ấy, chưa được thật chứng, tất nhiên khó vãng sanh khi thiếu Tín Nguyện. Nhà tham thiền khi bàn luận Tịnh độ, đều bỏ tín nguyện đem về tông thiền. Như y theo đó mà tu, cũng có thể khai ngộ, nhưng nói đến sự thoát sanh tử, e cho mộng tưởng không thành, bởi vì chưa dứt hoặc nghiệp. Nên biết phàm phu được về Tịnh độ, đều do lòng tín nguyện cảm Phật, nên nương nhờ từ lực, đới nghiệp vãng sanh. Nếu không phát tín nguyện, lại dẫn câu niệm Phật đem về tự tâm, thì làm sao cảm được Phật? Đạo cảm ứng đã không hợp, tất chúng sanh cùng Phật riêng cách, dùng môn hoành siêu làm pháp thụ xuất, sự lợi ích cạn mà tổn thất lại sâu. Lợi ích, là tu y theo nhà Thiền nói, cũng có thể tỏ ngộ; tổn thất, là bỏ tín nguyện nên không được tiếp dẫn vãng sanh.
=================================
(Liên Du Thích Thiền Tâm)
Về pháp nghi Tịnh Độ, thuở xưa chia làm năm môn, tôi ước kết lại thành ba môn: lễ bái, trì tụng và phát nguyện hồi hướng. Vả lại, pháp môn Tịnh Độ có chuyên tu và kiêm tu; có vị chuyên niệm Phật, có vị lại kiêm tụng kinh, trì chú, sám hối hoặc tham thiền. Theo Ấn Quang Pháp Sư, thì người tu tịnh nghiệp phải lấy sự niệm Phật làm phần chính, mấy món kia làm phần phụ, phần chính cố nhiên phải giữ cho nhiều hơn. Riêng về tụng kinh, trì chú, nếu dùng để giúp cho phần niệm Phật và chí tâm hồi hướng, cầu vãng sanh, cũng có thể gọi là chuyên tu.
=================================
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật