Tôi sanh ra ở một thôn nhỏ ở phía bắc tỉnh An Huy, Trung Quốc; vốn là một đứa trẻ ngoan, biết cần kiệm, nghe lời, hiếu học, kính trên nhường dưới. Cha mẹ gian lao vất vả nuôi tôi ăn học. Lớn lên, tôi thi đậu vào một trường đại học ở Thanh Đảo, từ đó rời xa quê cha đất tổ, bắt đầu cuộc sống thị thành kéo dài 18 năm. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi vào làm ở một công ty sửa xe ô tô, vì sự chăm chỉ, nỗ lực và tinh thần hiếu học của mình, dần dần tôi đã trở thành lãnh đạo của công ty.
Năm 2006, tôi rời công ty sửa xe ô tô, nhờ giới thiệu của đồng nghiệp, chuyển sang làm cho một đơn vị ở Bắc Kinh, ăn ở, đi lại đều do đơn vị hoặc khách hàng lo liệu.
Vì thế, trong những năm đó, tôi gần như đi khắp mọi miền đất nước, đến nơi nào cũng được chiêu đãi sơn hào hải vị. Tính sơ sơ, tiền vé máy bay của tôi không dưới 100 ngàn, tiền mỗi lần chiêu đãi tôi cũng phải đến vài ngàn, ở thì chí ít là khách sạn 3 sao, có khi tận khách sạn 5 sao. Con người tôi vốn rất tiết kiệm, nhưng vì những chi phí này không phải bỏ tiền túi ra, nên tôi không những không ý thức được việc tiêu pha lãng phí, mà còn cho rằng đó là phước báo của mình, cứ mặc tình mà hưởng thụ, cân nặng vùn vụt tăng lên đến 100kg. Tôi đâu có ngờ rằng, tiêu pha lãng phí như vậy là tôi đang làm tổn phước của chính mình!
Tháng 8 năm 2010, một tiếng sét giữa trời quang đã làm tôi tỉnh giấc mộng trường. Kết quả xét nghiệm khối u ở cổ cho thấy tôi bị ung thư biểu mô tế bào vảy giai đoạn cuối. Từ đó, tôi bắt đầu quá trình điều trị dài đằng đẵng, từ hóa trị cho đến xạ trị, nỗi thống khổ mà tôi phải chịu đựng người thường không thể nào hiểu nổi, cân nặng càng ngày càng giảm, từ 100kg chỉ còn hơn 65kg.
Tháng 7 năm 2011, khi đến Bệnh viện Trung Sơn ở Quảng Châu kiểm tra nguyên nhân bị sốt, kết quả chụp PET/CT đã tuyên cho tôi bản án tử hình. Trên cơ hoành của tôi mọc lên một khối u lớn 8,5cm x 9,2cm, đã xâm hại đến cả xương sườn, đốt sống thắt lưng và đốt sống ngực, vùng phổi cũng có vài chỗ bị thương tổn. Bác sĩ cay đắng nói với tôi một câu: “Xin lỗi”. Trở về Thanh Đảo, tôi bắt đầu đi làm hóa trị, không kết quả gì, lại đi làm xạ trị, được 3 lần thì tôi chịu không nổi nữa. Đến giờ, tôi thậm chí không còn đủ sức mà ngồi dậy, thân thể gầy như que củi.
Khoảng trung tuần tháng 10 năm 2011, tôi chợt nhớ lại trước đây từng đọc qua sách Phật pháp. Tôi bắt đầu quy y Tam bảo và cũng bắt đầu chân thực phản tỉnh xem mình đã làm sai điều gì. Tôi chưa từng làm hại ai, sống rất cần kiệm, đối xử với người già cũng không tệ… Tại sao…?
Sau nhờ Thầy bổn sư chỉ dạy tôi mới hiểu rằng: đây là quả báo đoản mạng do sát sanh! Hơn nữa, trong những năm qua, chi phí cho việc ăn ở, đi lại đều trừ hết vào phước báo của tôi. Giờ tôi đã thấm thía câu nói: “Hết phước thì mạng vong!”
Trong kinh Phật dạy: “Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bọt bóng, như sương như điện chớp”. Nhìn lại một đời của tôi, thực giống như đang nằm mộng. Khi gian khổ phấn đấu là giấc mộng mỏi mệt; khi cưới vợ sanh con, thăng tiến phát tài là giấc mộng đẹp tươi; khi mắc ung thư, bị bệnh tật dày vò là giấc mộng đau khổ. Phật là người chân thật, không vọng ngữ. Từng chữ, từng câu trong kinh Phật đều mở bày ra cho chúng ta chân tướng của vũ trụ, thậm chí của cả 10 pháp giới. Giờ tôi sắp phải lìa xa cõi đời rồi, có thứ gì tôi mang theo được đây? “Chẳng thứ gì mang theo được, chỉ có nghiệp theo mình mà thôi!” Hết thảy những thứ hữu hình trên thế gian này đều không mang theo được! Vợ con, nhà cửa, tiền bạc, tất cả những thứ mà tôi dành cả đời này phấn đấu vì chúng đều không mang theo được! Những sơn hào hải vị mà tôi từng thưởng thức, những khách sạn xa xỉ mà tôi từng hưởng thụ, tất cả những điều trước đây mang lại cảm giác sung sướng cho tôi giờ đều trở thành nghiệp lực của tôi. Biết bao nhiêu động vật đã mất mạng bởi cái miệng này, bởi ba tấc lưỡi này của tôi!
Giờ báo ứng đến rồi, vị giác của tôi bị hỏng hoàn toàn, ăn thức ăn nào vô cũng không cảm nhận được gì nữa. Ngay cả nói chuyện cũng rất khó khăn, vợ tôi phải cố gắng lắm mới nghe được tôi đang nói gì. Điều này một lần nữa chứng thực lời kinh Phật là đúng, mắt tai mũi lưỡi thân ý đều là giả, sắc thanh hương vị xúc pháp cũng không phải thật. Cái khoái cảm khi hưởng thụ những tiện nghi trong các khách sạn cao cấp trước đây của tôi biến mất không còn chút vết tích, thay vào đó, giờ tôi nằm trên một chiếc giường nhỏ chưa đến 2m, nửa thân dưới của tôi bị hoại tử khắp nơi, tôi yếu đến nỗi không đủ sức để trở người. Đến lúc này, tôi thấu hiểu được rằng, thế giới Ta-bà thực sự quá đau khổ! Những điều nói trong kinh Phật hoàn toàn chân thực, không hề hư dối. Phật Thích Ca Mâu Ni thật là trí tuệ! 2500 năm trước đã chỉ rõ cho chúng ta thấy nỗi khổ của sanh lão bệnh tử.
Trăm ngàn vạn kiếp, khó khăn lắm ta mới được thân người. Nhưng thân người chỉ giống như một bộ quần áo. Danh lợi có thể làm cho chúng ta càng lầm lạc, càng đọa sâu vào lục đạo luân hồi. Chúng ta có thể mượn cái giả tạm tu cái chân thật mới là trí tuệ thực sự, mục đích cuối cùng là phải thoát ly cho được luân hồi sanh tử. Chúng ta nên đối diện với cuộc sống bằng tâm bình thường, tâm định tĩnh và tâm biết đủ. Nương theo lời dạy của Thánh hiền, tìm cầu chân lý của đời người, trân trọng tất cả thứ mình có, thực hiện niềm cực lạc vĩnh hằng. Đây là tổng kết về đời người của tôi khi bệnh tật đã hết phương cứu chữa.
Hy vọng biết bao thời gian có thể trôi ngược trở lại trước đây!
Giá như tôi có thể gặp được bạn lành, gặp được Phật pháp sớm hơn một chút! Giá như tôi có thể đổi tất cả sơn hào hải vị thành thức ăn chay, đem tất cả động vật bị xẻ thịt lột da, chiên xào nấu nướng kia đi phóng sanh…
Giá như tôi có thể tiết kiệm toàn bộ số tiền đi máy bay, ở khách sạn cao cấp kia để đem quyên góp cho trẻ em mồ côi, cho những người cần cứu trợ, hoặc đem in kinh sách, làm băng đĩa về văn hóa truyền thống…
Rất nhiều, rất nhiều cái giá như…
Hy vọng tôi còn thời gian để sám hối những việc làm sai trái của mình, còn thời gian để làm nhiều việc tốt hồi hướng cho những con vật bị tôi ăn thịt hoặc bị tôi làm hại trước đây. Tôi thực sự rất xin lỗi chúng! Chân thành cầu nguyện Phật A Di Đà đại từ đại bi tiếp dẫn chúng về thế giới Cực Lạc. Tôi phát nguyện sau khi vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc nhất định sẽ quay về cứu độ cho chúng trước tiên!
Hy vọng tôi được một lần nữa đấm lưng, rửa chân cho cha mẹ; được một lần nữa nấu cho cha mẹ một bữa ăn ngon để báo đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Nhưng, dù thân phận làm con, thế mà giờ tôi không còn khả năng để làm việc này nữa. Hiếu Kinh có dạy: “Thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ, không dám làm tổn thương, đó là khởi đầu của hiếu”. Việc sát sanh dẫn đến quả báo đoản mạng làm tôi không thể nào chăm nom săn sóc, lo việc hậu sự cho cha mẹ tôi, ngược lại làm cho người tóc bạc phải tiễn người tóc xanh, sao có thể xem là đứa con có hiếu được chứ? Tôi từng nghe một vị thiện tri thức nói rằng, người thực sự có hiếu phải khuyên cha mẹ niệm Phật cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc. Đây mới là hiếu hạnh chí thiện, viên mãn. Cha mẹ ơi, giờ thì con đã hiểu: chỉ có nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, tương lai trở lại Ta-bà, phổ độ chúng sanh, mới có thể báo đáp được công ơn dưỡng dục của cha mẹ.
Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả. Trong kinh Phật dạy, phàm phu chúng ta nếu tu ngũ giới thập thiện, dùng tâm chí thành niệm danh hiệu Phật A Di Đà thì có thể vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, ra khỏi lục đạo, bất thối thành Phật. Trong mắt của Phật Bồ-tát, chúng ta chính là con cái của họ. Phật Bồ-tát không đành lòng nhìn thấy bất kỳ người nào trong chúng ta bị tổn thương, dù là nhỏ nhất. Chỉ tiếc là đến giờ tôi mới hiểu được những đạo lý này. Phàm phu chúng ta là như vậy, đến khi bản thân bị toác đầu chảy máu, thương tích đầy mình, mới chịu tin lời của Phật Bồ-tát. Tôi chính là như vậy, trước đây từng xem qua rất nhiều sách Phật nhưng đều không tin tưởng, thật là quá ngu si!
Tôi chân thành khuyên các bạn: cho dù bạn đã học Phật hay chưa, xin hãy tin rằng ở hiền gặp lành, ở dữ gặp ác. Làm hại bất cứ sanh mạng nào kỳ thực là đang làm hại chính mình. Phước báo của con người là hữu hạn. Khi còn sống ở đời, không nên dành quá nhiều sức lực vào việc kiếm tiền và hưởng thụ, nhất định phải trân quý phước báo của mình, sớm tu thiện tích đức, thật thà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Nhất định không được giống như tôi, chờ đến khi mạng sống sắp hết mới bắt đầu sám hối!
Theo Jingtu Zazhi (Tạp chí Tịnh Độ)
Tác giả: Gong Qingguo (Cung Khánh Quốc)
Người dịch: Tịnh Sơn
mình đang có ý định nhập thất niệm phật khoảng một năm, đạo hữu nào có kinh nghiệm rồi xin chia sẻ cho mình một chút được không
A Di Đà Phật
Việc nhập thất niệm Phật phải có người hộ pháp có kinh nghiệm, nếu ko rất có thể gặp chướng ngại lớn, có nhiều người đã bị tẩu hỏa nhập ma, điên dại sau khi nhập thất. Tốt nhất nên cộng tu chung với đại chúng 1 thời gian, nghe pháp 1 thời gian, ăn chay trường 1 thời gian, lâu lâu niệm Phật tinh tấn 1 ngày 24 giờ ko gián đoạn, làm được như vậy trong vòng 5-7 năm thì mới nâng lên lâu lâu niệm Phật tinh tấn 48 giờ liên tục ko gián đoạn, giữ được thêm 5-7 năm thì mới lại nâng lên 72 giờ niệm Phật tinh tấn ko gián đoạn…người được như vậy cũng đã rất hiếm có rồi, giữ như vậy thêm 5-7 năm…
Lộ trình tu tập là phải rõ ràng như vậy, chứ ko nóng vội tu theo phong trào, hay hứng thì nhập thất là được. Một ngày tinh tấn 24h câu Phật hiệu còn giữ chưa được thì nói gì đến chuyện nhập thất 1 năm? Việc này ko thể ko cẩn trọng.
Tối đa cũng chỉ là 7 ngày Phật hiệu ko gián đoạn câu Phật hiệu chứ ko nên dài hơn, và phải có thiện tri thức có nhiều kinh nghiệm bên cạnh canh chừng hộ thất.
Túm lại căn tánh phàm phu ngày nay ko nên nhập thất niệm Phật. Chỉ nên tận hết bổn phận & tùy vào duyên phần của mình mà thiết lập định khóa công phu thường ngày cho phù hợp là tốt nhất. Chớ nên vọng động cầu cao siêu mà trèo cao…té đau vậy, nếu như ko có sự chuẩn bị tốt và sự khiêm cung thành kính cầu học Phật pháp.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật
bạn nào có kinh Vô Lượng Thọ âm Hán cho mình xin nha. Xin Cảm Ơn
Bạn xem đường link sau nhé:
http://www.thondida.com/V-VLT.php
A Di Đà Phật.
Chú Tịnh Thái cho con hỏi những lúc mình làm việc có suy nghĩ mà phải buông phật hiệu xuống có thể coi là bị gián đoạn được không, niệm như vậy có thành khối được không. Xin chú hoan hỉ cho con được rõ.
A Di Đà Phật
HT. Tịnh Không có giảng: Phật hiệu có thể có gián đoạn trên miệng, nhưng Phật tâm ko được gián đoạn. Trong tâm phải thường có Phật. Do vậy khi làm việc có suy nghĩ thì cứ tập trung suy nghĩ để làm việc cho được tốt, quan trọng là mình xem mình làm việc đó là chỉ vì lợi ích cho chính mình hay đang làm lợi ích cho chúng sanh?
Vì tâm Phật và Bồ Tát đều vì chúng sanh mà lo nghĩ, mà thành tựu cho chúng sanh, giúp chúng sanh giác ngộ, giúp chúng sanh đoạn ác tu thiện, phá mê khai ngộ, chuyển phàm thành thánh.
Còn công phu thành khối thì cháu có thể tham khảo thêm bài viết:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/12/bi-quyet-de-niem-phat-cong-phu-thanh-khoi/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/03/the-nao-goi-la-niem-phat-thanh-phien/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/12/niem-phat-thanh-khoi-thi-co-the-tu-tai-vang-sanh/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/05/nguoi-niem-phat-tam-sanh-tu-khong-thiet-tha-cong-phu-khong-the-thanh-mot-khoi/
A Di Đà Phật.
A DI DA PHAT .
Chào Tịnh Hòa .
Lúc làm việc có suy nghĩ mà buông câu Phật hiệu xuống thì theo như cư sỉ Diệu Âm úc châu giảng trong ” Những sơ xuất có thể xảy ra khi hộ niệm ” tọa đàm thứ 14 hay 15 gì đó , thì không có gián đoạn , về ma
Gửi Tịnh Hòa .
Làm việc có suy nghĩ mà buông câu Phật hiệu xuống [theo như cư sỉ Diệu Âm Úc Châu gỉang thì không bị gián đọan , về sự thì có gián đoạn , trong tọa đàm thứ 14 hay 15 [ NHỮNG SƠ XUẤT CÓ THỂ XẢY RA KHI HỘ NIỆM ] cư sỉ Diệu Âm gỉang rất rỏ .
sau khi hết làm việc , thì niệm Phật tiếp , nếu mình đang tu Tinh độ , niệm Phật cầu vãng sanh , mà nghe ai rủ tu pháp môn khác , bỏ niệm Phật tu theo pháp môn khác thì như vậy là bị gían đoạn . Tịnh Hòa yên tâm đi, việc này Hoà Thượng Tịnh Không có gỉang rõ mà .Vì không thấy chú Tịnh Thái trả lời câu hỏi của Tịnh Hòa , nên tôi mạo muội , vì tôi đang nghe cư sỉ Diệu Âm Úc Châu gỉang , có nói về việc này nên mạo muội trả lời , mời Tịnh Hoà nghe bài giảng trên thì sẽ giải nghi .
A DI ĐÀ PHẬT
Chào các đạo hữu.mình có vấn đề này muốn hỏi.người tại gia học theo tứ diệu đế có được không.khi đã học được các điều tứ diệu đế và làm đúng theo bài pháp tứ diệu đế rồi.hỏi lúc đó người đó sẽ nhập niết bàn luôn hay còn ở nhân gian ăn uống như chúng ta ạ
A Di Đà Phật
Chào bạn.Tứ diệu đế là pháp tu của các bậc Thanh Văn.Hạ căn phàm phu tại gia mà tu tứ diệu đế trong thời đại này mà thành tựu là cực cực cực khó,nếu nói thẳng ra một câu là không thể thành tựu.Trước kia,các vị Thanh Văn còn có Phật,chúng ta đã là hạ căn,lại không có Phật ở cạnh mà tu pháp môn này thành tựu thật là quá khó.
“hỏi lúc đó người đó sẽ nhập niết bàn luôn hay còn ở nhân gian ăn uống như chúng ta ạ”
Đó là việc riêng của mỗi vị A La Hán,có vị thì nhập luôn,có vị thì ở lại một thời gian.
-Bạn đọc thêm lời giảng của hòa thượng Tịnh Không để hiểu rõ hơn và tự đưa ra quyết định nhé
Tứ Đế là Khổ – Tập – Diệt – Đạo. Diệt Đế là quả báo xuất thế gian. Đạo là nhân xuất thế gian. Hai thứ Khổ và Tập là nhân quả thế gian; Khổ là quả thế gian, tam giới đều khổ. Tập là phiền não, là cái nhân của tam giới. Tứ Đế Khổ – Tập – Diệt – Đạo là nói đến hai thứ nhân quả thế gian và xuất thế gian. Nếu chúng ta đọc Tứ Giáo của Thiên Thai Trí Giả đại sư sẽ biết Tứ Đế có Tứ Giáo Tứ Đế, mức độ sâu hay cạn trong ấy khác biệt rất lớn. Người Nhị Thừa tu Tạng Giáo Tứ Đế; nói cách khác là Sanh Diệt Tứ Đế, từ đầu đến cuối họ tuân thủ trong phạm vi ấy. Họ tu đạo, quá nửa là ba mươi bảy Đạo Phẩm. Pháp môn tu tập của người Tiểu Thừa hết sức nhiều, nhưng nói chung, chẳng ra ngoài ba mươi bảy Đạo Phẩm. Giống như trong Đại Thừa có vô lượng pháp môn, nhưng nói chung chẳng ra ngoài Lục Độ. Lục Độ là tổng cương lãnh của Đại Thừa, ba mươi bảy đạo phẩm là cương lãnh của Tiểu Thừa.
Họ đoạn hết Kiến Tư phiền não, chứng Tứ Quả La Hán; do vậy, ở trong cảnh giới ấy, cho rằng không còn có chuyện gì nữa! Tứ Quả La Hán không còn học nữa. Những thứ cần phải học họ đã học toàn bộ, tốt nghiệp rồi. Đích xác đã tốt nghiệp rồi, nhưng chẳng qua vị ấy tốt nghiệp Tiểu Học!
Đoạn hết Kiến Tư phiền não, còn có Trần Sa và Vô Minh, nhưng chính vị ấy không biết. Nếu biết, nhất định sẽ hồi Tiểu hướng Đại. Vị ấy không biết, ngỡ mình đã đạt đến rốt ráo. “Cư Diệt dĩ hưu” (ở trong Diệt bèn ngừng nghỉ), “Diệt” là chứng đắc Trạch Diệt Vô Vi, chúng ta thường gọi là Thiên Chân Niết Bàn, chẳng còn tiến lên nữa, trụ ở trong ấy. Do vậy, trong kinh điển Đại Thừa, đức Thế Tôn thường quở trách bọn họ “đọa vô vi khanh” (rớt vào hầm vô vi). Thiên Chân Niết Bàn là “hầm vô vi”, đọa lạc trong chỗ này, rất đáng thương! Bất quá, La Hán tuyệt đối chẳng vĩnh viễn đọa trong hầm vô vi, tuy ở đây nói là “cánh bất tiền tấn” (chẳng còn tiến lên), nhưng điều này có tánh chất thời gian. Trong kinh điển thường nói: Bậc A La Hán chứng đắc Vô Vi, trụ trong cảnh giới ấy hai vạn đại kiếp rồi mới giác ngộ, mới quay đầu lại, thời gian này khá dài. Bích Chi Phật thông minh hơn La Hán, phải trụ [trong Thiên Chân Niết Bàn] một vạn đại kiếp mới có thể quay đầu. Kinh điển thường nói “định tánh La Hán” là nói đến hạng người này. Thời gian họ trụ trong cảnh giới Thiên Chân Niết Bàn khá dài, chẳng chịu tiến lên. “Thành Triền Không chủng”, bị Không trói buộc. Họ vượt ngoài Hữu, nhưng chẳng thể vượt khỏi Không, bị Không trói buộc. Đây là nói về Tứ Quả Thanh Văn.
Duyên Giác là Bích Chi Phật, căn tánh bén nhạy hơn Thanh Văn. Họ tu Quán, từ Thập Nhị Duyên mà nhập đạo. Thanh Văn tu Định, từ Định nhập môn, đoạn Kiến Tư phiền não. Duyên Giác thông minh, không chỉ có Định mà còn có Giác Quán, từ mười hai nhân duyên mà nhập môn, hiểu “nhân duyên sở sanh pháp, ngã thuyết tức thị Không” (các pháp từ nhân duyên sanh ra, ta nói chúng chính là Không). Đức Phật thường nói như thế! Các pháp sanh từ nhân duyên không có tự tánh, bản thể của nó chính là Không. Vị ấy hiểu được đạo lý này, cho nên có thể bỏ hết thảy pháp, chẳng chấp trước, nhưng cho rằng cảnh giới mà chính mình đã chứng đắc là Niết Bàn viên mãn rốt ráo, chẳng biết cảnh giới của mình chẳng khác A La Hán cho mấy, chẳng cao minh hơn bao nhiêu, cũng là ở trong “hầm vô vi”; bởi lẽ, vị ấy cũng không biết rõ. Loại người này “sanh bất hóa chủng”, “hóa” là biến hóa, vị ấy ngừng nghỉ giữa chừng ở chỗ này.
Thanh Văn, Duyên Giác, hai hạng người này tu đến quả vị rốt ráo trong Tiểu Thừa, đều chấp trước Không, [cho rằng] Không ấy chính là Niết Bàn, mà cũng là Diệt Đế trong Tứ Đế, chấp trước vào điều này. Do vậy, họ “chẳng tu Tịnh Độ”, tự nghĩ chính mình đã chứng đắc Niết Bàn, còn có gì để tu nữa sao? Chẳng chịu tu Tịnh Độ!
Một đằng là [cứ tưởng] tự mình đã chứng đắc Niết Bàn, “chứng đắc Niết Bàn” là thành Phật rồi, tự nghĩ mình đã viên mãn. Đằng khác là chẳng muốn tu thêm nữa. Đó là căn bệnh của họ, gốc bệnh ở chỗ này. Vì sao đức Phật khuyên hai hạng người này tu Tịnh Độ? Quý vị phải hiểu: Chỉ có pháp môn Tịnh Độ mới có thể giúp chúng ta đạt đến Niết Bàn rốt ráo. Họ chứng đắc Tương Tự Niết Bàn, chứ không phải là Niết Bàn rốt ráo, chỉ đoạn Kiến Tư phiền não, chưa phá căn bản vô minh. Đức Phật chẳng dùng các pháp môn khác để dạy họ, mà dùng pháp môn Niệm Phật để dạy bảo họ, thật là đại từ đại bi. Nếu họ hồi tâm chuyển ý, niệm Phật, lập tức vãng sanh, trừ phi họ chẳng xoay chuyển ý niệm, chứ hễ ý niệm chuyển bèn vãng sanh, mà phẩm vị vãng sanh lại còn cao hơn chúng ta. Với trình độ của họ, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới không phải là sanh trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư, mà là sanh trong cõi Phương Tiện Hữu Dư. Vì sao? Họ đã đắc Sự nhất tâm bất loạn. Sự nhất tâm bất loạn là đoạn Kiến Tư phiền não, mỗi vị
ấy đều đã đoạn Kiến Tư phiền não. Do vậy, chỉ cần hồi tâm phát nguyện liền thành bậc thượng thiện nhân trong cõi Phương Tiện Hữu Dư của Tây Phương Cực Lạc thế giới. Đích xác là chẳng có một pháp môn nào thẳng chóng, ổn thỏa, thích đáng bằng pháp môn này. Vì sao đức Phật bảo họ niệm Phật? Đạo lý là ở chỗ này!
Do đây có thể biết: Nếu chúng ta niệm Phật, dẫu công phu kém một chút, sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư, nhưng so với hàng Nhị Thừa chưa hồi Tiểu hướng Đại, chúng ta cao minh hơn họ quá nhiều, họ chẳng bằng chúng ta. Thế nhưng, người Nhị Thừa có mấy ai chịu hồi Tiểu hướng Đại? Chẳng dễ dàng! Thật sự nhập cảnh giới ấy, nếu quý vị muốn khuyên họ hồi Tiểu hướng Đại, quá khó khăn, gần như không thể nào! Đức Phật làm thế nào để khuyên họ? Họ đã thật sự chứng Cửu Thứ Đệ Định, còn chưa nhập Niết Bàn; lúc ấy chính là cơ hội để khuyên bảo họ. Do vậy, dụng ý của Phật là nhắm vào bậc A La Hán trong lúc ấy. “Bậc A La Hán vào lúc ấy” là ai vậy? Chính là Thường Tùy Chúng của Thích Ca Mâu Ni Phật thường được nhắc tới trong kinh điển, một ngàn hai trăm năm mươi lăm vị, chính là họ. Kinh này vừa mở đầu liền liệt kê mười sáu vị La Hán thượng thủ, đối với các vị ấy mà nói kinh này. Những vị ấy có vãng sanh hay không? Tôi nghĩ họ chắc chắn vãng sanh. Bởi lẽ, đức Phật nhắm vào họ mà giảng [kinh này]. Khi đức Phật tại thế, những đệ tử chứng đắc A La Hán đều niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, huống gì đời sau!
Do đây mà biết rằng: Gọi là Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn, Duyên Giác, hay Bồ Tát, đều là pháp phương tiện. Trong hội Pháp Hoa, đức Phật mới nói: “Duy hữu Nhất Thừa pháp, vô nhị, diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết” (Chỉ có pháp Nhất Thừa, không hai cũng chẳng ba, trừ Phật nói phương tiện). Đây là đức Phật phương tiện mà nói ra [các pháp Tam Thừa], pháp chân thật là pháp Nhất Thừa. Tôi lại thưa cùng quý vị:
Pháp Nhất Thừa là gì? Niệm một câu A Di Đà Phật chính là pháp Nhất Thừa. Có mấy ai hiểu rõ? Mấy ai chịu tin tưởng? Người nào thật sự nghe hiểu, thật sự tin tưởng, người ấy có đại phước báo, người ấy chẳng thể nghĩ bàn, vì sao? Người ấy muốn thành Phật trong một đời, muốn thành tựu trong một đời, đương nhiên chẳng thể nghĩ bàn!
Mọi người chẳng tin tưởng pháp do đức Phật đã giảng, hoài nghi! Thậm chí còn bài xích, hủy báng. Đức Phật chẳng muốn chúng sanh tạo nghiệp, phải làm sao? Ẩn pháp Nhất Thừa đi, bất đắc dĩ phải nói pháp thích ứng căn cơ. Quý vị thích Nhân Thừa bèn giảng Nhân Thừa, kẻ thích Thiên Thừa bèn giảng Thiên Thừa, thích Thanh Văn bèn giảng Thanh Văn, thích Duyên Giác bèn giảng Duyên Giác. Đấy là bất đắc dĩ, đó gọi là “ủy khúc cầu toàn” (khéo léo uyển chuyển để đạt tới sự toàn vẹn), thiện xảo phương tiện, nên mới có cái gọi là Tam Thừa hay Ngũ Thừa. Đấy là vì chúng sanh căn tánh chậm lụt. Đức Phật thuyết pháp theo cách này thì cũng có tiền lệ để noi theo: Cổ Phật giáo hóa chúng sanh cũng dùng phương pháp ấy!
Nói ra pháp chân thật, Nhị Thừa là Đại Thừa và Tiểu Thừa, Tam Thừa là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Ngũ Thừa là [Tam Thừa] kể thêm Nhân, Thiên. Những thừa này đều là nói phương tiện. Nói với quý vị Tiểu Thừa và Đại Thừa đều chẳng phải thật, chỉ có một Phật Thừa là chân thật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Xin các Liên hữu Tịnh Thái, Viên Trí, Huệ Tịnh, Thiện Nhân… cho đệ hỏi:
Chắc các Liên hữu đã đọc Niệm Phật Tông Yếu của Pháp Nhiên Thượng Nhân (là hoá thân của Đại Thế Chí Bồ Tát) có thể thấy việc niệm Phật mà Ngài đưa ra rất đơn giản, ai cũng có thể làm được. Trong khi đó Ấn Quang Đại Sư (cũng là hoá thân của Ngài Đại Thế Chí) trong các tác phẩm của mình (như Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục, Một lá thư gửi khắp…) thì việc niệm Phật thì hoàn toàn không đơn giản như vậy.
Vậy các Liên hữu cho hỏi, có phải sự khác biệt về thời gian (giữa thế kỷ 12 và thế kỷ 20) và không gian (Nhật Bản và Trung Quốc); hay do thời trước căn tính con người đơn giản, ít mê mờ so với thời nay nên có sự khác biệt về việc niệm Phật như vậy? Hay còn vì lý do nào khác nữa?
Xin hoan hỷ trước công đức của các Liên hữu sẽ trả lời giúp đệ!
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Xuân Kiên,
Theo VT nghĩ thì Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát đã tùy lúc hóa thân và tùy cơ nói pháp để rộng độ quần sanh. Do vậy 4 cõi 9 phẩm của Tịnh Độ tùy thuộc vào căn tánh của từng người.
Nếu như bạn thấy chỗ nào dể thì nên thực hành trước, còn những gì khó thì tạm gát lại, từ từ tính sau. Việc gì cũng vậy, mới đầu thì khó nhưng quen rồi thì cũng sẽ dể thôi. Còn lý do gì nữa thì có lẻ đợi mai mốt về Tây Phương Cực Lạc rồi đích thân bạn đi hỏi Ngài sẽ chắc ăn hơn.
Ngày xưa cũng chính là ông anh Hai của VT dạy chơi một môn bi da. Lúc đầu VT cũng chỉ kiếm điểm được là nhờ giò gà, mắt kiếng. Khi VT chơi khá rồi thì anh Hai mới dạy tiếp mấy đường khó như là a-quăng, xì-tô, si-gô…Đường khó thì cũng có 1 điểm mà đường dể thì cũng có 1 điểm chứ không phải đường dể thì không có điểm. Cùng là một ông anh Hai dạy một môn bi da cho một người học trò là VT nhưng lúc đầu thì dạy dể, về sau thì dạy khó. Do vậy nên học từ dể tới khó. Chớ nên sợ khó mà không học hay thấy dể mà sanh ỷ lại. Cho dù không học nỗi cái khó thì học cái dể vẫn có lợi ích mà, có phải không? Nếu học được cái khó nữa thì đã tốt lại càng tốt hơn nữa chứ có sao đâu. 🙂
Vài lời chia sẽ, hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật – Chào bạn Phạm Xuân Kiên,
Theo bạn nói việc niệm Phật của Pháp Nhiên Thượng Nhân mà Ngài đưa ra thấy rất đơn giản, ai cũng có thể làm được ở chỗ nào?
Còn như Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục, Một lá thư gửi khắp thì việc niệm Phật thì hoàn toàn không đơn giản ở chỗ nào?
Bạn Xuân Kiên có thể giải thích rõ ràng hơn không?
Theo hiểu biết nông cạn thì Huệ Tịnh nghĩ những ngôn ngữ nhiều khi nhìn bề ngoài thấy đơn giản nhưng nghĩa bóng của nó rất là thậm thâm vi diệu, không thể suy nghĩ thông suốt hết được. Vì sao? Vì những lời nói ngôn ngữ đó phát xuất từ một vị Tổ (đa phần là chư Phật, chư Đại Bồ Tát hoá thân) cho nên phàm phu như chúng ta nên tạm thời gát qua cái trí thức phân biệt để tư duy thì mới hy vọng thông hiểu chút đôi phần lời các Ngài khai thị. Nếu đọc hay nghe qua mà chưa tin khai ra nổi để thực hành thì không sao vì nghiệp chướng còn nặng bình thường thôi.
Cái mà Huệ Tịnh thắc mắc là lý do tại sao trong lá thư gửi khắp trước khi Ấn Quang Đại Sư tịch lại khuyên ngoài niệm Phật ra nên kèm niệm theo danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát trong nghi thức thời khoá? Điều này cá nhân Huệ Tịnh cũng thắc mắc nhưng tin rồi thực hành trì mới hiểu đôi phần. Pháp Nhãn của vị Đại Sĩ bất khả tư nghì, bất khả thuyết, Phật tử tại gia như Huệ Tịnh chỉ nên y theo mà hành. Dù sao đi nữa Ngài là Tổ Tịnh Độ thứ 13.
Vài lời hiểu biết nông cạn chia sẽ có gì không đúng mong bạn hoan hỷ góp ý thêm.
(Trích từ Lá Thư Tịnh Độ – Trang 7)
http://www.tinhdo.net/sachdao/160-lathutinhdo.html?start=6
3. Người niệm Phật nên khuyên thân bằng quyến thuộc và tất cả đồng nhân đều niệm Nam Mô A Di Đà Phật và Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát. (Mỗi ngày như niệm Phật 1.000 câu thì niệm Quán Âm 500 câu, niệm Phật 10.000 câu thì niệm Quán Âm 5.000 câu. Niệm nhiều ít so theo đây mà gia giảm). Ta đã tìm được con đường giải thoát yên ổn, lại nỡ nào để cho đấng sanh thành, người quyến thuộc cùng tất cả đồng nhân mất sự lợi ích lớn, chìm trong biển khổ ư? Huống chi giữa cõi đời nhiều hoạn nạn, khó tránh sự hiểm nguy như hiện nay, nếu có thể thường niệm Phật và Quán Âm, tất sẽ được lượng từ bi ủng hộ, gặp dữ hóa lành. Giả sử không tai nạn mà chí tâm trì niệm, cũng sẽ được nghiệp tiêu trí sáng, chướng hết phước nhiều. Hơn nữa, khuyên người niệm Phật cầu sanh Tây phương, tức là thành tựu kẻ phàm phu làm Phật, công đức rất lớn, đem công đức ấy hồi hướng vãng sanh tất sẽ mãn nguyện.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, bạn Xuân Kiên thân mến
Thay vì hỏi câu hỏi này khơi gợi lý luận thì mình hãy nên niệm Phật cho nhiều sẽ tốt hơn, thọ dụng lợi ích nhiều hơn. Việc khác biệt về cách giáo huấn khác nhau giữa các thời kỳ cũng bình thường thôi, thoạt xem như mâu thuẫn nhưng thật sự là không có mâu thuẫn. Là tùy theo hoàn cảnh, quốc gia, phong tục tập quán, căn tánh con người, đối tượng được độ….mà có những bài pháp ngữ để độ. Ý nghĩa niệm Phật thâm sâu, không phải chỉ đọc một vài lần có thể hiểu, cũng như bàn với nhau trên cơ sở lý luận này nọ rồi có kèm theo tri kiến của mình trong đó nữa thì Ấn Tổ và HT Tịnh Không dạy là không nên. Nếu chúng ta cứ chuyên dùng lý luận, trích dẫn lời Phật, lời Tổ để đàm đạo với nhau thì về mặt Lý có thể nói hay quá, về mặt Sự thực hành của chính mình thì lại thiếu. Thôi thà khuyết về mặt Lý một chút nhưng về mặt Sự cố gắng chuyên cần để “Về tới Tây Phương gặp Phật Di Đà, lo gì không khai ngộ”.
Vài chia sẻ. Kính chúc bạn thường tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Người mình hiện có ba khối u, từ khoảng 05 năm nay, chả biết ác hay lành. nhưng nhờ Phật pháp, mình bớt ăn bồi bổ, tập ăn chay từ từ (theo bữa ;-), và niệm Phật khi có thể để hồi hướng cho các oan gia trái chủ đã tạo nên các khối u.