Trong Phật pháp có đến 8 vạn 4 ngàn pháp môn. Pháp môn Trì Danh Niệm Phật là phương pháp dễ tu và mau chóng đạt kết quả nhất. Nếu quý vị thật sự phát tâm vì muốn cứu thân bằng quyến thuộc vĩnh viễn xa lìa ác đạo, quý vị phải mạnh dạn bước vào Niệm Phật Đường, chân thật niệm Phật, đồng thời phải có tâm kiên cố.
Trong cuộc sống, dẫu có nhiều bận rộn một tuần ít nhất quý vị phải đến Niệm Phật Đường một ngày. Niệm Phật vì ai? Vì giúp đỡ thân bằng quyến thuộc hiện kiếp cũng như thân nhân nhiều đời nhiều kiếp đã qua. Công đức nầy thật to lớn vô cùng.
Hiện nay trong Niệm Phật Đường của chúng ta, mỗi tuần Niệm Phật một lần 24 giờ. Một ngày như vậy, quý vị hãy buông xả thân tâm, vạn duyên thế giới bên ngoài. Dùng tấm lòng chân thành, thanh tịnh, từ bi. Đồng thời với tâm niệm báo ân để niệm Phật. Được như thế việc niệm Phật của quý vị mới mong có kết quả tốt và nhất là đối với ông bà, tổ tiên, cha mẹ đã quá cố của quý vị được vô cùng lợi lạc, công đức của quý vị cũng thật là to lớn.
Trong đây có người thắc mắc: “Làm sao biết được thân bằng quyến thuộc lúc nào thoát khỏi ác đạo?” Xin thưa rằng: “Ngay lúc quý vị ‘phát tâm chân thành’ niệm Phật, họ lập tức thoát khỏi ác đạo”. Bởi vì việc làm của quý vị chân thật, không giả dối thì liền được cảm ứng, chứ không phải chờ đến khi quý vị niệm Phật, đến lúc công phu thành khối họ mới được siêu thoát. Tuy nhiên, nếu công phu của quý vị thành khối, nghĩa là không xen tạp, không gián đoạn, có thể gọi là “chứng tiểu quả” thì phước báo của họ sẽ được sanh lên thượng thiện đạo (trời, người, a tu la). Trường hợp công phu niệm Phật của quý vị không ngừng nâng cao thì thân bằng quyến thuộc của quý vị sẽ không bao giờ trở lại ác đạo. Đến đây quý vị đã hiểu rõ hai mặt lý và sự của công đức niệm Phật rồi.
Từ đây quý vị tự biết mình phải làm thế nào khi phát tâm niệm Phật để đền đáp công ơn sâu dầy đối với Cửu Huyền Thất Tổ, thân bằng quyến thuộc.
Phát tâm niệm Phật là điều rất tốt. Tuy nhiên, nếu không có ngoại duyên hỗ trợ, nghiệp chướng, tập khí của mình làm công phu không được đắc lực.
Một Niệm Phật Đường chân chính là một tăng thượng duyên giúp chúng ta tu hành, duyên nầy rất thù thắng. Hôm qua có một vị đồng tu người Mỹ đến nói với tôi rằng: “Tôi vào Niệm Phật Đường, thấy chung quanh đều có hình Phật, khiến tôi có cảm giác như chính mình cũng là Phật”. Cảm giác nầy thật sự không sai.
Điểm thù thắng khác ở Niệm Phật Đường là được mỗi ngày nghe giảng Kinh thuyết pháp. Sau khi nghe và hiểu được nghĩa lý trong kinh, siêng năng tu hành. Đây gọi là “giải, hành tương ưng”. Nếu một Niệm Phật Đường hằng ngày không được nghe giải kinh thuyết pháp, người niệm Phật không thể nào giải hành tương ưng được. Đa số dễ lạc vào hình thức niệm Phật. Như vậy hiệu quả sẽ khác nhau xa lắm.
Công phu niệm Phật của chúng ta một khi đã thành khối, không những thân bằng quyến thuộc của kiếp nầy, thậm chí đến nhiều đời nhiều kiếp trước mà chúng ta không biết hoặc không thể nhớ, họ vẫn được siêu độ. Nghĩ đến việc này, nếu chúng ta không siêng năng nỗ lực tu hành, chúng ta thật có lỗi với ông bà tổ tiên, thân bằng quyến thuộc. Do đó, khi vào niệm Phật, chúng ta phải mang “tâm tri ân báo ân” để niệm Phật. Chính cái tâm này là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy chúng ta tinh tấn, dõng mãnh không ngừng. Hôm nay họ vẫn còn kẹt trong ác đạo, không có khả năng giải thoát nên họ hoàn toàn trông cậy ở chúng ta. Những người hiểu Phật pháp, hiểu giáo lý, chân thật y giáo phụng hành, không những giúp họ ra khỏi cảnh khổ, mà mọi tai kiếp hiện nay trên thế giới đều có thể giải hóa, có thể đạt đến chỗ quốc thái dân an như lời Phật nói. Cho nên, niệm Phật không phải vì chính mình, mà vì thân bằng quyến thuộc, vì tất cả chúng sanh.
Hòa Thượng Tịnh Không
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
Nhờ các liên hữu lý giải dùm Độ câu hỏi như sau:
-Pháp sư Tịnh Không nói hai điều kiện vãng sanh:
1 Tín, nguyện, hạnh.
2 buông xã vạn duyên.
Như Độ thấy phần đông những người vãnh sanh như: cụ Triệu Vĩnh Phương, Liên Hương, cụ Nguỵ quốc Hưng, cụ Thường Phúc, cố Hoà Thượng Hải Hiền, Sư bà Như Phụng… Các vị vãng sanh thoại tướng tốt. Nhưng các vị như trên chỉ niệm Phật, sao vãng sanh thoại tướng rất tốt???
Có trái nghịch với hai điều kiện của PS Tịnh Không ko???
Xin các liên hữu giải thích dùm Độ. Chân thành cảm ơn.
A Di Đà Phật…
Kính huynh Tịnh Độ!
Phúc Bình có ý nghĩ rằng đối với hạng phàm phu chúng ta tu tập Tịnh độ cũng nên biết chọn cho mình một vị Thầy Tổ Tịnh độ như Ngài Ngẫu Ích, Ngài Pháp Nhiên, Tổ Ấn Quang, Hòa thượng Tịnh Không … để theo đó tu tập, chỉ nghe pháp của riêng vị Thầy đó, với những bài pháp mình thấy không giống tôn chỉ của vị Thầy mình đã lựa chọn thì mình không có nghe tiếp. Vì sao, e căn tánh mình chưa đủ để liễu giải nên dễ sinh tâm phân biệt để rồi mất phương hướng trên con đường tu tập lúc nào không hay.
Tổ Ngẫu Ích đã dạy rằng người tu “Rất kỵ hôm nay thế này, ngày mai thế khác. Chẳng hạn như gặp người theo giáo môn thì nghĩ đến việc tầm chương, trích cú; gặp người tu thiền lại muốn tham cứu hỏi đáp; gặp người trì luật thì nghĩ đến việc đắp y, ôm bát. Như thế, nơi nơi đều không rõ, việc việc cũng chẳng hay.”
Đôi lời chia sẻ
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Gửi Đạo hữu Tịnh Độ,
Niệm Phật muốn thành tựu phải phát Tín-Nguyện-Hành. Không nguyện, không tín, không hành=người cưỡi ngựa, xem hoa. Phát tín-nguyện-hành mà tâm không buông xả vạn duyên=người ăn, uống mãi mà không no, không đỡ khát. Do vậy Tín-Nguyện-Hành+Niệm Phật+Buông xả vạn duyên tuy 3 nhưng là một=nền tảng thành Phật và tuy một mà là ba. Tín-Nguyện-Hành+Niệm Phật=Nhân; Buông xả vạn duyên=Quả. Gộp cả 3 lại=Nhân. Vãng sanh là quả. Nhân-quả do mình tự tạo, tự chọn và tự thành tựu vậy. Phật gọi đó là: tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo.
Hy vọng nhận được thêm những ý kiến chia sẻ các các Thiện hữu tri thức khác.
TN
A Di Đà Phật. Xin gửi bạn Độ,
Hạng tội nặng nghiệp dày, u minh ám chướng lại càng nên nương vào A Di Đà Phật Bổn Nguyện. Vì sao vậy? Lý do là vì A Di Đà Bổn Nguyện vốn vì phàm phu, chớ không phải vì Thánh nhân.
70) Năm điều quyết định chuyện vãng sinh:
1) Bổn Nguyện của Đức A Di Đà quyết định.
2) Lời dạy của Đức Thích Ca quyết định.
3) Sự chứng minh của Chư Phật quyết định.
4) Giáo thích của Tổ Thiện Đạo quyết định.
5) Tín tâm của chúng ta quyết định.
Do năm nghĩa trên quyết định vãng sinh.
71) Niệm Phật là chuyện mình làm. Vãng sinh là chuyện Phật làm. Vãng sinh là do Phật Lực ban cho, lại cứ tính toán trong tâm mình thì đó là tự lực. Chỉ nên xưng danh để chờ Phật lai nghinh.
(Trích từ Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chào bạn Tịnh Độ,
Như câu hỏi của bạn, tại sao các vị đó chỉ niệm Phật thôi (hạnh), chẳng có tín, nguyện, buông xả vạn duyên như Pháp sư Tịnh Không đã giảng, mà cũng được vãng sanh, thoại tướng rất tốt.
PH thì thấy các vị đó đều đầy đủ tín, nguyện, hạnh nên được vãng sanh. Có thể người viết bài đã không đề cập đến việc các vị đó có tín, nguyện thế nào, nhưng chắc chắn một điều người được vãng sanh là người đủ tín, nguyện hạnh. Bạn thấy một người niệm phật, bạn có thể không biết họ có tín, nguyện hay không, hay họ niệm Phật cầu phước báu nhân thiên thôi, nhưng thấy một người vãng sanh thì biết người đó chắc chắn đầy đủ tín nguyện hạnh. Mình có xem lại bài viết về sư bà Như Phụng, mình thấy có những chi tiết cho thấy tín, nguyện của bà. Ví dụ, từ lúc rất sớm bà đã tu theo pháp môn niệm Phật, người tu theo pháp môn niệm Phật là người có tín, nguyện đủ hết, huống gì bà là một ni sư, được học hỏi giáo lý nhiều và sâu hơn chúng ta.
Còn điều kiện “buông xả vạn duyên”, PH thấy điều kiện này gắn liền với “nguyện”. Nguyện là mong muốn được sanh về cõi Cực lạc, ngoài ra không có mong muốn nào khác mạnh hơn mong muốn này. Nghĩa là lúc lâm chung không mong muốn được sống thêm chút nữa, không mong gặp mặt con cái, không mong được đoàn tụ cùng người thân đã quá vãng, không mong viết tờ di chúc, không mong dựng vợ gả chồng cho con, không mong trả hết nợ nần,….chỉ mong Phật rước về Cực lạc thôi. Như vậy không phải buông xả vạn duyên là gì? Mà lâm chung muốn được tâm kiên cố dũng mãnh như vậy thì từ bây giờ phải tập buông từ từ. Cho nên theo mình hiểu, buông xả vạn duyên chính là chân nguyện. Người không có chân nguyện, không chịu buông xả hết mọi thứ thì không thể vãng sanh.
Các vị đó vãng sanh có thoại tướng tốt đều là do “hành” của họ, công phu của họ cũng ở mức cao rồi.
Tóm lại là thấy người vãng sanh được là biết rõ họ có đủ tín, nguyện, hạnh, Tịnh Độ đừng khởi nghi nhé.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Phúc Bình có nghe một vị pháp sư giảng rằng: trong 48 đại nguyện của Phật A Di Đà có đại nguyện tiếp dẫn ghi rõ rằng người niệm danh hiệu Ngài thì đến khi lâm chung được tiếp dẫn. Không có nguyện nào nêu rõ dành cho người tụng Kinh, nghe Kinh nhiều … mà được tiếp dẫn.
Xem lại các gương vãng sanh thì chúng ta đều thấy đa số đó là những người lành, người hiền, người nông dân chân chất với tính cách thuần hậu, không ham tranh luận, chẳng ưa làm những việc để người khác cho mình là người có tài, người tu. Các vị xem có mấy ai là nhà khoa học gia, nhà nghiên cứu Phật học, tri thức có tài biện luận không?
Đôi lời chia sẻ
Nam Mô A Di Đà Phật!
Sau cơn bệnh mới thấy lời phật nói không sai,thân này thật đáng chán. Đến khi tự mình trải qua rồi thì mới thấm thía.
A di đà phật
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
Cảm ơn Phúc Bình, Thiện Nhân, Huệ Tịnh đã lý giải dùm Độ.
– Độ muốn hỏi:
lão thật niệm Phật? Thật thà niệm Phật? Giải thích dùm Độ? Lão thật niệm Phật (ý nghĩa giống nhau, hay khác nhau) thật thà niệm Phật?
Xin chân thành cảm ơn liên hữu …
A Di Đà Phật…
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/01/the-nao-la-lao-that-niem-phat/
Nè bạn ơi Lão Thật Niệm Phật giống với Thật Thà Niệm Phật ấy! Bạn nên xem thêm ở đây! A Di Đà Phật! Chúc bạn thường an lạc!
A Di Đà Phật. Xin chào Độ,
Giải thích cho đơn giản dễ hiểu là:
1. Lão thật niệm Phật = Ghế ngồi (Business Class) hạng thương gia trên Air Boeing 777 (Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà).
2. Đới nghiệp vãng sanh (hết NGHI Bổn Nguyện + yên tâm niệm Phật tuy còn yếu sức) = Hạng phổ thông (Economy Class).
Theo “thực tế” cuộc sống ràng buộc trong gia đình xã hội bây giờ nếu muốn lão thật niệm Phật OR thật thà niệm Phật thì không đơn giản dễ làm (can’t afford). Nếu không đủ nhân duyên, gieo trồng hạt giống tốt trong tiền kiếp sâu xa (có căn tu hành Đức tin, trí tuệ), thì cuộc sống ràng buộc vẫn còn chi phối chướng ngại người niệm Phật ít hay nhiều mà thôi.
Không đủ sức tiền mua vé (business class – Lão thật niệm Phật) thì đăng ký mua vé (economy class) mà ngồi. Trước sau gì cũng tới nơi, tuỳ nhơn duyên mà an phận chấp nhận, miễn sao đừng mất cái visa (Tín) và passport (Nguyện).
Nam Mô A Di Đà Phật.
Trích yếu sách Vãng Sanh Tịnh Ðộ Quyết Nghi Hạnh Nguyện Nhị Môn của Từ Vân Sám Chủ Tuân Thức đại sư đời Tống
* Phàm là kẻ bận việc công hay làm chuyện tư, bận rộn công việc, tuy làm việc mà trong tâm vẫn thường chẳng quên Phật, luôn nhớ Tịnh Ðộ. Giống như người đời có chuyện quan trọng phải bận tâm, tuy tính toán, nói năng, nằm, ngồi, làm đủ các sự, nhưng chẳng trở ngại việc thầm nhớ, chuyện bận tâm trên đây vẫn còn y nguyên! Phải nên có tâm niệm Phật như thế! Nếu lỡ quên mất thì phải nhiều lần gom tâm lại, lâu ngày sẽ thành tánh, luôn nghĩ nhớ tùy ý.
Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật thì hiện tiền, tương lai, nhất định thấy Phật, cách Phật chẳng xa; chẳng nhọc phương tiện, tâm tự khai ngộ”.
Ràng buộc tâm như thế sẽ luôn ngăn ngừa các ác một cách tùy ý. Giả sử muốn làm ác thì do nhớ đến Phật nên ác chẳng thể thành. Dù cho có lúc ngả theo điều ác mà làm ác thì tâm cũng luôn rụt rè, giống như thân có mùi thơm sẽ tự nhiên xa lìa chỗ hôi thối.
Hơn nữa, nếu biết tâm vừa mới hơi khởi ác niệm thì liền nhớ đến Phật. Do Phật lực nên ác niệm tự dứt, như kẻ gặp nạn cầu đến cường viện (kẻ cứu viện mạnh mẽ) sẽ được thoát khỏi. Lại như lúc thấy người khác chịu khổ thì do tâm niệm Phật sẽ xót thương kẻ ấy, mong kẻ ấy thoát khổ.
Nếu phải xét xử án tù thì do niệm Phật nên sanh lòng thương xót, tuy vẫn tuân phép vua, nhưng nên thầm nguyện rằng: “Ta tuân hành vương pháp chứ chẳng phải bổn tâm muốn thế. Nguyện khi ta sanh về Tịnh Ðộ, thề sẽ cứu vớt ngươi!”
Khi trải qua hết thảy hoàn cảnh dù thiện hay ác thì do tâm nhớ Phật nên luôn tâm niệm, phát nguyện. Vì thế, đại nguyện vương của đức Phổ Hiền: “Làm hết thảy ác, đều chẳng thành tựu; nếu làm thiện nghiệp thảy đều hòa hợp” phát xuất chính từ ý nghĩa này. Trong tâm luôn niệm Phật liên tục như thế sẽ có thể thành tựu hết thảy công đức nhân duyên Tịnh Ðộ.
Nhận định:
Môn Hệ Duyên này có lợi ích rất lớn, giữ sao cho trong tâm luôn hệ niệm chẳng quên đức Phật; trong hết thảy hoàn cảnh thiện ác đều nguyện và khi làm các việc đều mật trì danh hiệu Phật chẳng sót thì có thể nói là chẳng hề lìa Ðạo trong khoảnh khắc nào.
Nam Mô A Di Đà Phật.
bài của đạo hữu Huệ Tịnh thật bổ ích! Cảm ơn đạo hữu rất nhiều! A Di Đà Phật! May thay mình cũng đang tìm kiếm điều này! Chúc đạo hữu cùng mọi người tinh tấn!
Bác hãy vào trang voluongtho.vn thầy Thích Giác Nhàn có giảng. Hay facebook hội những người ngưỡng mộ và kính trọng thầy Thích Giác Nhàn. Hay lắm. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
Cảm ơn tất cả các liên hữu đã phúc đáp của Độ ngày 8/6/15.
PS Tịnh Không ưa đưa ra thí dụ về sư vá nồi đệ tử của PS Đế Nhàn đứng mà vãng sanh, sư vá nồi có phải thật thà niệm Phật ko? Sư ko biết chữ, biết trước lúc vãng sanh. Tại sao mình và các liên hữu ko buông bỏ, như sư vá nồi thì thù thắng biết bao? Làm thế nào trở thành người ăn chay cho chắc, thật thà niệm Phật đây???
Xin cảm ơn các liên hữu.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật, kính chào huynh Tịnh Độ
HT Tịnh Không khi giảng kinh thường đưa Gương Vãng Sanh của nhiều vị có cuộc sống như chúng ta ở đây, như: Pháp sư Oánh Kha đời nhà Tống, đệ tử vá nồi của Pháp sư Đế Nhàn, HT Hải Hiền, cư sĩ Lưu Tố Thanh, cư sĩ Lý Á Trị, cư sĩ Hoàng Ngọc Lan, cư sĩ Phước Thường…Hiện tại có bà nội của Pháp Sư Định Hoằng, không biết một chữ nào. Bà mới vừa vãng sanh ngày 28/4/2015 thọ 94 tuổi, an nhiên tự tại vãng sanh thân không bệnh khổ. Bà trước đó tính tình nóng nảy hay cáu gắt, thời gian sau này buông xả vạn duyên một lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Ngày hôm đó trên trời xuất hiện hào quang, các đồng tu có chụp được hình rất đẹp, rất vi diệu. Vừa rồi bà báo mộng cho Pháp sư Định Hoằng là bà vãng sanh rồi, thân nam tử kim cang bất hoại thiệt là bất khả tư nghì.
Đa phần những vị niệm Phật đã vãng sanh chúng ta thấy toàn là những người hiền lành, chất phác. Tựu chung là những người sống hết mình vì cha mẹ, anh em, hàng xóm. Họ học thức không nhiều, nghe khuyên niệm Phật thì họ chỉ chuyên tâm niệm một câu Phật hiệu đến cùng thì thành công.
Điểm lại chúng ta thì sao? Cái gì cũng biết chút chút. Hiền lành ư? Cũng chưa chắc hiền (ai đụng đến cái “Ta” và cái “Của Ta” thì biết). Chúng ta sống hết lòng vì mọi người không? Chúng ta có tinh thần hi sinh không? Có chấp trước không? ….tự kiểm lại thì thấy hết dính mắc cái này thì rớt vào dính mắc cái khác. Tự đem lại cái Khổ, cái phiền não cho chính mình.
Làm thế nào để trở thành người ăn chay cho chắc, thật thà niệm Phật? Muốn ăn chay thì tâm mình phải vì thương xót chúng sanh (xem mọi chúng sanh là cha mẹ đời trước thì lòng dạ nào để ăn), huynh xem đĩa này thì biết, trước khi ăn hãy xem đĩa này thì liệu có ăn mặn (mạng) được nữa không? https://www.youtube.com/watch?v=eTSqSdyA1TI
Sau đó thì tập Buông từ từ, trong cuộc sống hiện tại tập Buông từ từ, cái gì xả được thì xả. Tập xả, hôm nay làm ko được thì ngày mai cố làm cho được, tập hoài cũng quen thôi. Hễ Buông được và chán cõi Ta Bà này bằng cách quán chiếu những nỗi khổ của thế gian thì việc niệm Phật cầu sanh Tây Phương tự nhiên sẽ tha thiết. Vui cũng niệm, buồn cũng niệm, sướng cũng niệm, khổ cũng niệm, đau cũng niệm, khóc cũng niệm, cái gì cũng niệm …..tập trong mọi hoàn cảnh đều niệm…..tập thói quen này hoài cũng quen. Tương lai cũng có lợi ích.
Vài chia sẻ cùng huynh. Chúc huynh thường tinh tấn và an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
A Di Đà Phật. Xin chào Độ và các liên hữu,
Trước khi vào học trường Trung Học thì học sinh phải học qua trường Tiểu Học.
Trước khi vào học trường Đại Học thì học sinh phải học qua trường Trung Học.
Người ăn chay tu trì lễ Phật niệm Phật cũng theo mức độ cấp tu hành từ cạn đến sâu chứ Độ.
Chưa học xong lớp Tiểu Học mà muốn nhẩy vào trường Đại Học thiệt vô lý không make sense đúng không? Từ khi Độ là trẻ thần đồng (wiz kid), rất hiếm có.
Thật ra các vị cư sĩ hay tu sĩ nào ra đi (tịch) theo tư thế tự tại vãng sanh đa phần toàn là các bậc Đại Bồ Tát tuỳ theo nguyện lực độ sanh muốn nhắc nhở chúng ta hãy giữ lòng tin kiên cố mà hành trì đừng khinh chê pháp môn niệm Phật để mang tội phỉ báng đó thôi.
Trong thời mạt pháp này đầy ngũ trược ác thế mà người nào có thể buông xả vạn duyên trì tâm niệm Phật pháp khó tin khó suy lường này chắc người ấy không phải là phàm phu tầm thường như chúng ta nghĩ. Cũng có bậc Bồ Tát thị hiện độ sanh, sống theo hạnh Quan Âm ra đi âm thầm bình thường mà mắt phàm phu chúng ta không thấy đó thôi. Các Ngài đâu phải lúc nào cũng hiện thân tu sĩ độ sanh. Huệ Tịnh nghĩ có lúc các Ngài như Quan Âm Bồ Tát thị hiện một bà lão già đi lang thang ngoài phố bán vé số để kiếm chút tiền về nuôi cho con cháu ăn học sao. Người tu hành như chúng ta có tâm chịu đựng hạ xuống nhẫn nhục làm nổi như vậy không?
Nói thiệt với Độ nhe, khi nào bạn hạ thấp mình xuống chịu đi năn nỉ cầu xin bán hàng ở ngoài cái mall hay plaza rồi mới hiểu. Huệ Tịnh đã từng trải nghiệm qua khi bị thất nghiệp không có việc làm kẹt đến nổi phải vui vẻ ra bán hàng như vậy. Có lúc vào tiệm nail gặp dân VN vẫn phải bỏ đi cái tự ái mà hạ mình xuống để bán cho được. Từ lương job ngon lành trên 50,000 $US/năm mà phải đi bán bằng niềm hy vọng kiếm chút tiền thất thường là một bài học trong cuộc đời không có trường nào dạy được. Có lẽ những trải nghiệm đó là những pháp ngữ mà chư Phật tạo duyên thử thách để cho chúng ta trưởng thành trong trường học cõi Ta Bà này chăng?
Mỗi người mỗi hoàn cảnh nghiệp duyên khác nhau, đống vai trò cũng khác nhau cho nên không thể bắt trước hình thức người khác. Vị nào tu tập thành công kết quả vô ngã tuyệt đẹp thì mình học cái ý nghĩa sau lưng cách sống cuộc đời của vị ấy mà tuỳ duyên học tu tập mang lại lợi ích cho mình và mọi người. Vừa học vừa tu mới có kết quả chứng nghiệm thực tế.
Đóng cái kệ “sao cũng được” mà thảnh thơi, dụng tâm yên lòng niệm Phật lo gì Phật không lai nghinh?
Đừng suy nghĩ quá nhiều. Buông xả nó đi (tự ái).
Don’t think too much. Let it go. 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Xin chào các cô chú.
Hiện tại con có một việc như thế này, kính mong các cô chú có thể tư vấn giúp cho con.
Hiện tại, mẹ của con mồng 1 và 15 âm lịch có ăn chay nhưng bà không hiểu gì về Phật pháp, tính tình rất cố chấp và nóng nảy, không ai có thể khuyên bảo được kể cả cha mẹ. 3 năm trở lại đây, mẹ của con đã vô cùng thay đổi. Hồi trẻ có nấu rượu để bán vài năm, sau này thì không bán nữa chuyển sang bán nước giải khát. Không biết có phải vì vậy hay không mà 3 năm trở lại đây, mẹ của con sinh ra uống rượu chè bê tha, ngoại tình và không còn quan tâm đến gia đình nữa. Thú vui duy nhất của mẹ là uống rượu với người ngoài… lúc không uống thì không đến nỗi nào, nhưng uống vào thì không còn phân biệt được phải trái đúng sai, xúc phạm chồng, la mắng con.
Trong trường hợp này, con phải làm gì để giúp mẹ của con.
A Di Đà Phật. Con kính mong quý cô chú có thể chia sẻ giúp cho con với ạ. Có thể niệm phật hay tụng kinh Địa Tạng không ạ?.
A Di Đà Phật. Con xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn Nguyễn Loan,
Bạn nên vì mẹ niệm Phật và sám hối. Ngoài ra, một điều cần thiết là bạn nên đem các bài giảng về Tam quy, Ngũ giới, cũng như bài giảng kinh Phật của quý Tăng, Ni cho bà nghe, chủ yếu là để khai mở chánh kiến cho bà. Sở dĩ cần khai mở chánh kiến vì hiện giờ tâm của bà đầy tà kiến (tà kiến là suy nghĩ tà vạy, lệch lạc, đem lại khổ cho mình và cho các chúng sanh khác), lấy việc làm các điều xấu, ác làm vui. Để thay đổi được cần có thời gian nên bạn phải kiên trì.
Khi đủ nhân, duyên thì hãy đưa bà đến chùa quy y Tam Bảo và thọ 5 giới (không: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu dùng các chất gây mê say).
Chúc bạn thường an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, con xin cảm ơn ạ.
Con mới theo Phật nên chưa hiểu nhiều hiểu biết nhiều xin mọi người chỉ dẫn cho con đường học tu từ đầu với ạ.
Người học Phật chân thật nhất là cầu giải thoát cầu giác ngộ. Giác ngộ điều gì, giải thoát khỏi đâu, Dung hãy tìm hiểu về những điều ấy để có thể hiểu rõ hơn về Phật pháp.
Chào bạn Dung,
Xin được góp ý với bạn như sau.
– Đầu tiên bạn nên tìm hiểu về Tam Quy (là quy y, nương tựa Phật, Pháp, Tăng) và ngũ giới (là 5 giới của người tu tại gia, là không: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu hoặc dùng các chất gây mê say). Thông tin này khá nhiều trên internet, bạn nên tìm đọc, nghe bài giảng từ quý Tăng, Ni (để đảm bảo tính chuẩn xác). Khi đã đủ thông tin, và bạn phát tâm thì hãy đến chùa quy y, và thọ giới. Trong trường hợp chưa thuận tiện để đến chùa quy y, thọ giới, thì bạn cứ tự mình làm theo ý nghĩa của quy y và giữ giới là rất tốt. Sở dĩ PH khuyến khích bạn quy y và giữ giới bởi vì việc này hết sức cần thiết, nếu bạn hành trì đúng như vậy thì đời sau bạn sẽ được tái sanh làm trời, người, không bị sanh vào ác đạo.
– Tập niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để kết duyên với Phật A Di Đà, là một vị Phật có nguyện sẽ tiếp dẫn chúng sanh như chúng ta về cõi nước của Ngài để tiếp tục tu.
– Tìm hiểu về pháp môn Tịnh Độ (niệm Phật), vô thường, vô ngã,.. Khi đó, bạn ắt sẽ có đủ thông tin và tự biết tu rồi.
Bạn có bất cứ thắc mắc gì thì cứ hỏi nhé, các bạn sen ở đây nếu biết sẽ hồi âm cho bạn.
Chúc bạn thường tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi bạn Lưu Thị Dung, Đạo Phật có đến 84 ngàn pháp môn nhiều thế đấy nhưng quy lại mục đích vẫn là tìm cầu sự Giác Ngộ. Tùy vào căn cơ của mỗi người mà lựa chọn để tu học. Thời đại mạt pháp tức là thời chúng tà hiện này,hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật cầu sinh Tây phương Cực Lạc sẽ qua được biển sinh tử.
Bạn xem thêm ở 2 bài này để hiểu rõ hơn về Pháp môn Tịnh độ và cách tu tập nhé:
1.http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/06/tin-nguyen-hanh-va-cach-thuc-niem-phat/
2.http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/06/phap-mon-mot-doi-thanh-tuu/