Thông thường mỗi khi có tranh chấp, nhất định là do chấp trước thành kiến của mình, tự cho mình là đúng. Nếu hai người đều cho là mình đúng nên mới có sự tranh chấp, nếu anh ấy cho là đúng, tôi không tự nghĩ mình là đúng, sẽ không có chuyện gì xảy ra. Họ tranh còn tôi nhường, tranh cãi chẳng còn dấy lên. Đánh nhau thì phải do hai người đánh đấm, nếu một người đánh, một người nhường, chẳng còn đánh nhau nữa! Mắng chửi cũng vậy, hai người chửi mắng nhau thì mới ầm ĩ, một người mắng, một người nhịn thì người kia không thể tiếp tục chửi mắng nữa. Từ đây cho thấy, hai người đánh lộn hoặc chửi mắng nhau, chứng tỏ hai người ngang hàng; nếu một người cao, một người thấp sẽ chẳng thể cãi nhau được. Người ở trình độ cao hơn sẽ nhường, sẽ không tranh cãi nữa. Chỗ này chúng ta phải học hỏi, hễ học được thì trong đời này sẽ có nhiều hạnh phúc. Khi chúng ta muốn cùng người khác cãi vả, tự mình phải sanh lòng hổ thẹn. Vì sao? “Tôi cũng giống như họ vậy”, không giống nhau thì làm sao cãi vả cho được!
Vì thế, đừng cho mình là đúng, đừng nghĩ rằng mình rất tài giỏi, chớ nghĩ mình là thông minh nhất, [nếu nghĩ] như vậy sẽ dẫn đến thị phi, sẽ dính vào nhiều việc phiền phức. Giống như trong xã hội hiện thời thường nói, chúng ta phải giữ lấy náu mình, như vậy mới là tốt! Chớ nên tranh cãi với kẻ khác. Nhất là khi học Phật, khởi sự từ đâu? “Chẳng tranh với người, chẳng cầu nơi đời”. Vô tranh vô cầu là buông xuống hết thảy, hết thảy đều không chấp trước, niệm Phật vãng sanh không còn chướng ngại. Niệm Phật không thể vãng sanh là vì chúng ta vẫn còn có tranh giành, chúng ta vẫn còn đòi hỏi, còn tranh còn cầu thì chính mình chịu thiệt thòi, thiệt thòi quá lớn! Không thể vãng sanh thì vẫn phải tiếp tục trôi lăn trong lục đạo luân hồi, vậy thì phiền phức to lớn hay không? Thiệt thòi quá to lớn, vì thế, trước hết phải học “vô tránh” (không tranh). Một đệ tử đức Phật là tôn giả Tu Bồ Đề đối với hết thảy người, sự, vật đều chẳng tranh giành, đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường khen ngợi Ngài, Ngài đã đắc Vô Tránh Tam-muội. Thế Tôn tán thán Ngài, biểu dương Ngài là khuôn mẫu, dạy chúng ta nên học theo Ngài, dụng ý là ở chỗ này.
Trích từ sách Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật
Trích lục từ giảng ký của Lão Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không
Minh Trí và Mẫn Đạt chuyển ngữ
Như Hòa nhuận văn
A Di Đà Phật! Cho mình hỏi làm sao khi nói chuyện với người khác mà mình vẫn niệm Phật được ạ! cảm ơn các đạo hữu trước!
A di da phat .theo minh biet thi niem phat thi ban phai nhat tam chuyen tri danh hieu phat ko duoc nghi gi khac ngoai a di da phat nhu vay ban moi co duoc loi ich thu thang cua viec niem phat .con ban hoi vua noi vua niem thi khi ban noi ban da nghi den dieu ban dang noi thi cho du ban co vua niem vua noi chuyen duoc thi ban cung ko nhiep tam duoc thi ko the nao co duoc loi ich , o day minh nghi ban da lam voi viec an cung niem phat nam cung niem phat cua nhung nguoi dat duoc nhat tam bat niem .nen ban cu viec chuyen tri danh hieu phat ma trong tam ko nghi ngoi lung tung thi ban se thay duoc su thu thang cua viec niem phat cam on ban da hoi
A Di Đà Phật! Cảm ơn đạo hữu hoan hỉ chỉ bảo ạ! Mong đạo hữu tinh tấn
A Di Đà Phật,
Khi nói chuyện với người khác nếu bạn có thể dùng cái tâm Chân Thành, Cung Kính mà mình thường dùng để lễ lạy đối trước Thánh Tượng A Di Đà Phật mà đối xử với hết thảy mọi người, mọi vật thì bạn đang chân thật niệm Phật. Vì niệm Phật ko chỉ là trong tâm có câu Phật hiệu là đủ, mà mình còn có thể đem cái tâm Phật của mình mà đối xử bình đẳng, thương yêu, bao dung đối với tất cả chúng sanh một cách trí tuệ & từ bi. Làm được như vậy thì gọi là đang niệm Phật.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Cảm ơn đạo hữu Tịnh Thái ạ!
A di đà phật.Trong cuộc sống bị người ta ganh ghét,khinh bỉ,chà đạp, nhục mạ,vu oan,đố kị,thị phi,nói xấu…Như thế ta xử sự như thế nào ???
A Di Đà Phật.
Nếu trong lòng còn ganh ghét, khinh bỉ, chà đạp, nhục mạ, vu oan, đố kị, thị phi, nói xấu người ta thì lòng mình mới cảm nhận thấy người ta ganh ghét, khinh bỉ, chà đạp, nhục mạ, vu oan, đố kị, thị phi, nói xấu mình.
Im lặng lắng nghe
Từng câu Di Đà
Bình an vô sự
Nụ Cười Di Đà.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Phật nói nhân quả là sự thật trong cuộc sống này nên nếu có ai đó chà đạp , nhục mạ , vu oan cho mình thì nhất định trong đời quá khứ mình đã từng làm những điều đó đối với họ .nên bạn ko cần phải buồn hay tìm cách minh oan cho bản thân mình mà hãy sanh tâm hoan hỉ mà chấp nhận vì mình đã trả được nghiệp mình đã gây và hãy cố gắng làm những điều thật tốt để sau này mình tránh khỏi những phiền phức do nghiệp của mình gây ra.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin quý đạo hữu vui lòng tập gỏ tiếng Việt có dấu để người xem dể đọc và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật
Ta nên cảm ơn người đã giúp ta tiêu nghiệp. A Di Đà Phật
Xin hỏi có vị nào đã nghe “đệ tử quy” rồi ạ,nội dung chính trong đó là gì.
A di đà phật
A Di Đà Phật – Xin chào Tịnh Hòa,
Đệ Tử vừa xem sách thánh hiền,
Trăm lành chữ hiếu đứng đầu tiên.
Đông về nhớ mẹ lo chăn gấp,
Hạ đến thương cha gắng quạt liền.
Tối viếng muôn bề luôn trọn vẹn,
Sớm thăm mọi thứ phải thường xuyên.
Song thân phụng dưỡng cho tròn đạo,
Những chốn thị phi chớ dự phiền.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin hỏi huynh Đường thi, đệ đang nghe bộ “tịnh độ đại kinh khoa chú” và rất thích . Vậy đệ có nên ngưng để nghe “đệ tử quy” không , hay là nghe 2 bộ cùng một lúc. Nếu phải ngưng thì thứ tự nghe pháp của hòa thượng từ bộ nào đến bộ nào. Huynh hoan hỉ chỉ cho đệ nghen .
Nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Tịnh Hòa,
Nếu bạn là người mới tìm hiểu Phật Pháp thì mình thấy huynh Hãy Niệm A Di Đà Phật đã có hướng dẫn theo thứ tự ở đây.
Nếu bạn đang nghe bộ “tịnh độ đại kinh khoa chú” và rất thích vậy thì cứ tiếp tục, không có sao cả. Nếu bạn muốn tạm ngưng để nghe đệ tử quy thì sau khi nghe đệ tử quy xong lại tiếp tục nghe tịnh độ đại kinh khoa chú tiếp cũng không sao.
Nếu như mình có thể học theo thứ tự thì tốt nhưng nếu lở có bị “đốt cháy giai đoạn đầu” thì mình bổ sung lại thôi chứ cũng không có sao. Theo mình nghĩ thì đệ tử quy là căn bản để làm người con hiếu thảo, muốn học Phật để làm Phật thì trước tiên phải học làm người tốt, làm người hiền trước. Tâm hiếu là tâm Phật nên việc học Phật nên bắt đầu từ việc hiếu thân tôn sư. Như kinh Quán Vô Lượng Thọ nói:
Muốn sanh về Cực Lạc phải tu ba thứ phước:
1. Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp
2. Thọ trì tam quy, giử vẹn các giới, đừng phạm oai nghi
3. Phát bồ đề tâm, tin sâu lý nhân quả, đọc tụng kinh đại thừa, khuyến tấn người tu hành.
Ba điều như thế gọi là chánh nhân tịnh nghiệp của tam thế chư Phật.
Điều quan trọng là học phải đi đôi với hành. Nếu bằng không thì sẽ không được lợi ích chi cả. Pháp ví như thuyền bè để qua sông, khi chưa qua sông thì cần phải nương nơi thuyền bè. Khi đã qua sông rồi thì không cần dùng thuyền bè nữa. Do vậy nếu như mình đọc qua đệ tử quy mà mình thấy những lời dạy trong đó mình đã từng làm qua rồi, làm được rất tốt vậy thì không cần phải đọc đệ tử quy nữa. Nếu như bài pháp nào mà mình nghe qua mà chưa thực hành được vậy thì cần phải nghe đi nghe lại 10 lần, thậm chí 100 lần, khi nào làm được tốt thì không cần phải nghe bài đó nữa.
Ví như người có tâm sân quá nặng thì cần phải tập ăn chay và phóng sanh để tăng trưởng lòng từ bi. Bởi vì chỉ có từ bi mới hóa giải được hận thù. Ví như người có tâm tham lam bỏn xẻn thì nên tập hạnh bố thí, buông xả. Khi mà người khác đưa dư tiền, mình liền có ngay phản ứng trả lại cho người ta thì chứng tỏ là tâm tham tiền của mình đã bớt rồi. Nếu như người ta cho tiền mình, mình lại dùng để phóng sanh, bố thí, cúng dường, in kinh ấn tống…mà không dùng vào việc tự tư tự lợi nữa thì chứng tỏ tâm tham tiền của mình đã bớt rồi. Tương tự như vậy đối với sắc dục, danh vọng, ăn ngon, ngủ nhiều…mình có còn tham nhiều hay không?
Ngoài thời gian nghe pháp nên dành thời gian để niệm Phật thì mới có được Giải, Hành Tương Ưng.
Nói tóm lại thứ tự giảng pháp của hòa thượng thì mình cũng không được rỏ cho lắm. Tuy nhiên vì căn tánh của mỗi người không giống nhau cho nên mỗi người sẽ phải tự xem lại mình bị bệnh gì thì tìm thuốc thích hợp mà uống vậy. Chính vì thế cho nên nếu ai đã là đứa con chí hiếu thì chẳng cần phải xem đệ tử quy làm gì còn nếu là đứa con bất hiếu thì cần phải xem (xem đi xem lại nhiều lần cho đến khi nào thực hành được tốt thì mới khỏi cần xem).
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin dạy con về hiếu thuận.?
Trước tiên thì theo mình nghĩ bạn nên tham khảo qua bài Đệ Tử Quy hoặc Đạo Làm Con hay Phim Hoạt Hình ở đây.
Kế đó bạn nên xem qua về Những Lời Phật Dạy Về Hiếu Kính Với Cha Mẹ. Sau cùng thì Muốn Độ Hết Thảy Thân Bằng Quyến Thuộc Hiện Tại & Quá Vãng Hãy Nên Về Tây Phương Cực Lạc
A Di Đà Phật _()_
Tổ Ấn Quang đã dạy “Muốn học Phật, Tổ, trước hết phải giữ pháp Thánh Hiền. Nếu như thiếu sót bổn phận, trái nghịch luân thường thì đã là kẻ tội nhân danh giáo, còn làm đệ tử Phật sao được? Phật giáo tuy vượt ngoài thế pháp, nhưng gặp vua nói Nhân, gặp bầy tôi nói Trung, gặp cha nói Từ, gặp con nói Hiếu, từ cạn mà lần đến sâu, hạ học thượng đạt (học từ những điều căn bản, thấp kém, nhưng đạt được những điều cao quý)” Nên yêu cầu của bạn rất đáng trân quý, xin gửi bạn những lời dạy quý báu của Tổ: http://www.tangthuphathoc.net/tinhdo/anquangdaisugiangonluc-06.htm
Nam Mô A Di Đà Phật!
Xin hỏi các bạn chong phim Tôn Ngộ Không ở đoạn cuối khi nấy kinh đường tăng phải đút lót cho hai vị la hán cái bát xin ăn bằng vàng mà Bồ tát đã cho thì hai vị này mới cho nấy kinh vậy ý nghĩa của đoạn này là gì? Cảm ơn các bạn.
Bộ phim Tây Du Ký là 1 bộ phim rất hay, dù thế trước 1 hiện tượng thì thiên hạ ai nấy đều có ý kiến riêng của mình, với bộ phim này thì cũng ko ngoại lệ, cũng là nhận được nhiều sự khen ngợi cũng như chỉ trích phê bình.
Ở đây, Tịnh Thái cũng chỉ xin chia sẻ quan điểm cá nhân về đoạn phim bạn hỏi dưới góc độ là “Tất cả các pháp đều là Phật pháp”, thì mình mới được 1 chút lợi ích trên bước đường tu học:
Cái bát bằng vàng đại biểu cho tâm tham pháp: Trước khi biết Phật pháp thì chúng ta tham thế gian pháp, sau khi biết Phật pháp thì tham Phật pháp, chấp pháp nghiêm trọng. Cái bát bằng vàng chẳng thể buông xả thì sao có thể “thỉnh Kinh” được? Tâm ông còn keo tiếc cái bát thì làm sao vào Nhà Như Lai mà lấy bảo bối của Như Lai đây? Kinh Kim Cang Phật dạy chúng ta “Pháp còn phải xả hà huống phi pháp”, ngay Phật pháp cũng chẳng thể tham đắm được. Cái bát vàng ko thể giúp anh thành đạo, mà chỉ khi anh ngộ nhập Tâm Kinh của Như Lai (Tri Kiến Phật) thì anh mới có thể thành Phật, mới có tư cách thỉnh Kinh.
Nếu Đường Tăng còn tham tiếc cái bát vàng, không thể buông xả cái tâm tham chấp đó thì Đường Tăng ko thể thỉnh Kinh Phật, hai vị A La Hán là thị hiện từ bi, 2 Ngài đã thật chứng quả thánh rồi, tất nhiên làm gì có tham sân si ở đây, các Ngài đang thực hành pháp Lục Độ Ba La Mật của Bồ Tát, nên chẳng nề hà hình thức bên ngoài, miễn sao có thể giúp đỡ được chúng sanh giác ngộ thì dẫu có phải thị hiện “tham lam”, “hối lộ” cũng được, miễn là giúp cho Đường Tăng (đại biểu cho chúng sanh mê muội như chúng ta đây) có thể Nhìn Thấu, Buông Xả mà khế nhập vào biển pháp của Như Lai, mà bước vào Nhà Như Lai để thỉnh Kinh vậy.
Có đôi dòng lời cạn ý thô chia sẻ với bạn Trung về đoạn phim Tây Du Ký trên, hi vọng giúp ích cho bạn được 1 chút.
Cám ơn bạn đã đặt 1 đề mục rất ý nghĩa 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Theo mình nghĩ đó là luật NHÂN-QỦA bạn ạ.
-Bạn không cúng dường tam bảo thì làm sao có được chân kinh
-Bạn xem trong kinh Hoa Nghiêm,các vị bồ tát trong mười phương đều phải mang các bảo báu,hoa báu trân quý ngập hư không đến đảnh lễ Như Lai.Vị nào đến cũng phải nhiễu quanh Phật,đọc kệ tán thán ca ngợi Phật.Vì sao thế.Vì muốn làm thầy thì trước tiên phải kính thầy,lễ thầy.Theo NHÂN-QỦA nếu bạn kính lễ một ai đó,thì bạn sẽ được thần lực của người đó tác động trở lại.Tùy theo mức độ kính lễ nhiều hay ít mà có sự tác động trở lại tương ưng.
-Cũng như bộ kinh Vô Lượng Thọ,phải là những người đã từng cúng dường vô số Phật mới tin nhận được bộ chân kinh này.Nếu còn cứ tiếc rẻ,không muốn bỏ ra một đồng nào để cúng dường tam bảo thì theo nghiệp lực chỉ nhận được những bộ kinh giả.Kinh giả là gì,là những kiến thức thế gian khoa học,triết học,…những thứ đó chẳng giúp bạn thoát khỏi sanh tử.Những người này chẳng chịu tin Phật,chẳng chịu cúng dường Như Lai,nên chẳng được gặp chân kinh.Không phải là Phật không bình đẳng đối với người cúng dường và không cúng dường mà NHÂN-QỦA nó là như thế,Phật cũng không thể làm khác hơn được.Kính Phật,lễ Phật thì nhận được kinh Phật.Kính ma,lễ ma thì nhận kinh ma.Không kính,không lễ thì chẳng nhận được gì cả.Ví như tấm gương sáng,bạn đặt những thứ trang nghiêm trước gương thì trong gương sẽ ánh lên những thứ trang nghiêm,đặt những thứ nhơ bẩn trước gương thì trong gương sẽ hiện lên những thứ nhơ bẩn,không đặt gì thì sẽ không hiện lên gì.
-A la hán đã vô ngã nhưng vẫn còn chấp pháp,cho nên vẫn còn chấp vào tướng vàng của cái bát vàng.
Chánh kinh:
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bèn nói kệ tụng:
– Xưa kia nếu chẳng tu phước huệ
Thì chẳng được nghe chánh pháp này
Ðã từng cúng dường các Như Lai
Mới hoan hỷ tin nổi sự này
Ác, kiêu, biếng nhác và tà kiến
Khó tin Như Lai vi diệu pháp
Như kẻ đui ở mãi trong tối
Chẳng thể chỉ đường cho kẻ khác
A Di Đà Phật
A di đà phật!
1/ Con là một người ngoại đạo, nhưng từ nhỏ đã đi chùa cùng bà ngoại, lớn lên lại tìm hiểu và tin nhân quả, nhưng con đã học hết đạo giáo Thiên chúa, xin cho con hỏi, con phải làm sao?
2/ Dạo này lòng con sân si, muốn làm tâm vũ trụ, muốn được mọi người quan tâm, lại thêm tự cao, tự đại, cứ cho là mình biết tất cả.
Xin các thầy chỉ cho con 1 con đường sáng để con có thể buông bỏ hỉ xả, không tự tư tự lợi, ko tự cao tự đại và hòa nhã với mọi người như xưa.
A di đà phật
A Di Đà Phật
Bạn Ngọc thân mến,
Khi xưa trong số 10 đại đệ tử của Phật thì Tôn Giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên vốn cũng là người xuất thân từ ngoại đạo mà. Từ nhỏ bạn đã đi chùa cùng với bà ngoại, hôm nay lại có duyên đến với trang web này thì thiết nghĩ bạn cũng có duyên với Phật rồi. Bạn đã học hết đạo giáo Thiên Chúa rồi vậy thì chắc là bên đạo giáo Thiên Chúa đã không còn gì để cho bạn học nữa, có phải không? Bây giờ phải làm sao? Thì bạn nên bắt đầu tìm hiểu giáo lý bên đạo Phật đi. Có rất nhiều thứ để cho bạn học, dù cho cả cuộc đời này bạn học ngày lẫn đêm cũng không cách gì học hết tam tạng kinh điển mà Phật đã để lại. Mà cho dù bạn có học hết Tam Tạng kinh điển đi nữa thì cũng nên biết qua câu chuyện này (mình đọc lâu rồi nên chỉ nhớ đại khái): Một hôm Phật hốt một nắm lá cây rồi bảo: Này các tỳ kheo, những gì Như Lai đã nói như số lá cây trên bàn tay còn những gì mà Như Lai biết như là số lá cây ở trong rừng này vậy.
Mình nói như vậy để bạn có cái nhìn bao quát thôi chứ trong đời này làm gì có đủ thời gian mà học hết tam tạng kinh điển, chỉ học những cái gì cần học mà thôi. Quan trọng là học đến đâu thì phải hành đến đó thì mới có lợi ích. Cho nên kinh Pháp Hoa có ví dụ đại khái như thế này: “Giáo pháp của Đức Bổn Sư như là cơn mưa rào (mưa pháp cam lồ), rãi khắp từ thành thị đến thôn quê, cây to thì hút được nhiều nước, cây nhỏ thì hút được ít nước, miển sao có hút nước là sẽ được lợi lạc”. Cây to ví như các bậc Thầy, Tổ, còn cây nhỏ ví như là mình đây. Lại nữa, Phật ví như là đại y vương, chúng sanh (gồm có 4 loài thai noãn thấp hóa) là những bệnh nhân, kinh Phật ví như là những toa thuốc. Phật tùy bệnh mà cho thuốc cho nên mình cần phải xem là mình bệnh gì để tìm thuốc gì mà uống cho thích hợp. Vả lại kinh Đại Tập nói: “Thời Mạt Pháp (thời nay) ức ức người tu hành hiếm có người đắc đạo. Duy chỉ có pháp môn Niệm Phật A Di Đà mà ra khỏi luân hồi. “. Luân hồi nói chung là lục đạo sanh tử luân hồi, gồm có 6 đường là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, người, trời. Từ vô thủy đến nay, mình cứ sanh rồi già, rồi bệnh, rồi chết rồi lại sanh, rồi lại già, rồi lại bệnh, rồi lại chết…ở trong 6 đường đó mà không cách gì ra được. Cho nên chuyện thoát ly lục đạo sanh tử luân hồi là chuyện đại sự chớ nên xem thường.
Nếu như bạn đã tự nhìn nhận là mình tự cao tự đại, tự cho là mình biết tất cả vậy thì người ta không quan tâm bạn là phải rồi. Tại vì thường thì người ta chỉ quan tâm những người không biết hoặc biết ít và có tinh thần học hỏi mà thôi. Hơn nữa sở học mênh mông, không bờ bến, người có sở trường giỏi về môn này nhưng lại yếu kém về môn khác là lẻ thường tình cũng giống như thời Đức Phật còn tại thế thì Ngài Mục Kiền Liên là thần thông đệ nhất, Ngài A Na Luật là Thiên Nhãn đệ nhất, Ngài Ưu Ba Ly là trì giới đệ nhất…Do vậy cần phải khiêm nhường mới có thể hòa đồng để học hỏi lẫn nhau thì mới có tiến bộ được.
Muốn buông bỏ thì cần phải nhìn thấu. Buông bỏ những gì và nhìn thấu những gì là chủ đề lớn, từ từ bạn nghe các bài giảng của quý thầy rồi sẽ nhận ra sau. Khi xưa có rất nhiều vương tôn công tử đều từ bỏ vinh hoa phú quý để đi theo Phật xuất gia. Khi đi xuất gia thì đến chỗ của anh thợ cắt tóc là Ưu Ba Ly để cạo tóc. Khi cạo tóc xong thì tất cả vàng bạc châu báo, áo mão cân đai đều gửi tặng cho Ưu Ba Ly. Ưu Ba Ly vốn là nhà nghèo, chưa bao giờ nhận được nhiều vàng bạc châu báu đến thế, với số tiền này thì chắc chắn anh ta sẽ giàu to. Thế nhưng Ưu Ba Ly chợt nghĩ:” Các vị vương tôn công tử đã từ bỏ vinh hoa phú quý, xem vàng bạc châu báo như là rác rưỡi để đi theo Phật học đạo giác ngộ. Như vậy thì chắc hẳn là “đạo giác ngộ” có cái gì đó quý hơn vàng bạc châu báu rất nhiều chứ nếu không thì tại sao các vị ấy lại làm như vậy? Vậy mình lượm những thứ rác rưỡi này về để làm gì, tại sao không đi theo Phật học đạo giác ngộ cho giống các vị ấy?” Thế là Ưu Ba Ly cũng bỏ lại vàng bạc châu báu rồi đi đến chỗ Phật xin được xuất gia. Như bạn cũng biết là thời Phật còn tại thế thì muốn học Phật thì phải đi theo Phật để được nghe pháp chứ lúc đó chưa có kinh sách băng đỉa và các trang mạng như bây giờ. Qua câu chuyện tôn giả Ưu Ba Ly cũng một phần nào chứng minh cho thấy phải nhìn thấu điều gì và buông bỏ điều gì, nhưng đó chỉ là một phần, là điểm khởi đầu mà thôi.
Khi đến chỗ Phật xuất gia thì lại có câu chuyện một vị nào đó (mình quên tên rồi) thuộc giai cấp hạ tiện (thủ đà la) mà Phật cũng cho xuất gia. Một vị tỳ kheo khác đã xuất gia rồi, thuộc giai cấp cao quý (sát đế lợi) đã sanh tâm khinh thường và có ý ghét bỏ, không đồng ý cho vị này vào Tăng Đoàn. Lúc này Phật mới giảng bài pháp đại khái là: “không có giai cấp khi nước mắt cùng mặn và dòng máu cùng đỏ…”. Sau đó Phật bảo vị tỳ kheo giai cấp cao quý hãy đi hành lể với vị tỳ kheo giai cấp hạ tiện này: “Con hãy đến đảnh lể vị ấy để trừ đi tâm cống cao ngã mạn của con”. Do vậy mỗi khi đi chùa, nếu chịu khó để ý, bạn sẽ thấy quý Phật tử thường hay chấp tay xá nhau là biểu thị người này tỏ ý cung kính người kia vậy. Qua câu chuyện này thì chắc là bạn cũng biết cần phải làm thế nào để không tự cao tự đại và hòa nhã với mọi người rồi chứ? Chỉ hy vọng giúp ích một phần mà thôi.
Còn nếu muốn không tự tư tự lợi thì phải diệt trừ lòng tham bằng cách tập bố thí. Muốn không có lòng sân hận thì phải tập khởi lòng từ bi, đơn giản bước đầu là tập ăn chay và phóng sanh. Muốn phá trừ si chướng thì cần phải đọc tụng kinh sách, nghe thầy giảng lâu ngày rồi thì mới có hy vọng hiểu được phần nào về “vô thường, khổ, không, vô ngã”. Đây là chủ đề lớn, không thể nói một vài dòng mà xong được.
Nói tóm lại, bạn nên chịu khó tìm đọc Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục, Tịnh Không Pháp Ngữ…hay các bài viết ở trang mạng này mỗi ngày một chút rồi từ từ sẽ nhận ra chứ ngay nhất thời thì mình không thể nào gói gọn nhiều chủ đề lớn trong một comment này được nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà phật!
Con cám ơn Vô Ngã đã hồi âm, qua hồi âm của Vô Ngã con đã hiểu mình nên làm gì 1 tí.
Nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật!
Con có một vấn đề về gia đình bế tắc lâu nay, nghĩ muốn buông xả nhưng cuối cùng lòng vẫn không buông xả được. Xét về nhiều mặt, về nhân – quả, con cũng không biết mình đúng hay sai, phải làm thế nào để giải thoát trong tình huống này nữa.
Bố con mất đã hơn 10 năm nay rồi, để lại mình mẹ làm lụng vất vả nuôi 2 chị em con ăn học, đồng thời giúp đỡ gia đình anh trai, chị gái đã lập gia đình vì cũng không ai dư dả gì.
Anh trai con đã kết hôn và li hôn một lần, do tính cách và nhiều nguyên nhân khác, mà con nghĩ mình cũng là một nguyên nhân trong đó, và mình nợ người chị dâu trước nhiều lắm! Nhưng suốt ngày sống trong cảnh cãi vã, hầu như không có ngày nào ngừng nghỉ, quả thật con không chịu đựng nổi.
Rồi con đi học đại học, trong khoảng thời gian này người anh trai lại kết hôn lần thứ hai, gia đình không đồng ý, nhưng vì đã trót có cháu rồi, mẹ con nghĩ đứa trẻ vô tội, nên đành phải chấp nhận. Cũng từ đây, con nghĩ bi kịch của mẹ con bắt đầu. Anh trai thì vẫn đổ lỗi cho mẹ vì thất bại trong cuộc hôn nhân trước và việc không được nuôi con (thật ra mẹ con chẳng có lỗi gì cả, vì mẹ con hiền lắm, chị dâu muốn về cho cháu đi chơi, mẹ con đồng ý, cuối cùng chị ấy mang thằng bé đi mất). Cho nên anh trai suốt ngày dằn vặt, chửi bới mẹ, đi nói xấu mẹ, chửi mẹ khắp nơi. Những ngày tháng ấy như là địa ngục. Và khi chị dâu mới về, thì hai người này lại suốt ngày cãi vã nhau, nhà lại không 1 ngày yên ổn. Cãi nhau không thôi chưa đủ, còn đi khắp nơi nói xấu mẹ con, mắng mẹ như đúng rồi. Mẹ cũng hiền quá, nói vài câu xong cũng thôi. Nhưng con biết lòng mẹ thấy nặng nề lắm, vì quãng thời gian đó các con gái đều xa nhà, mẹ bảo chỉ muốn đi làm mãi chẳng muốn về nhà chút nào, vì đi làm vất vả cái thân nhưng còn thấy yên tĩnh, về nhà lúc nào cũng mắng chửi, đến ăn bát cơm cũng không yên.
Con thương mẹ con quá, mà nói hai vợ chồng anh trai mãi cũng không chuyển biến gì, như kiểu làm thế là hay lắm, hết chửi nhau rồi đánh nhau, chị dâu còn cầm cả dao đuổi anh trai. Cho nên sau khi học xong 1 thời gian, con trở về quê với mẹ, dù sao có người ở nhà, có cãi có mắng nhau cũng không thể trút hết lên đầu mẹ được, còn có con bên cạnh gánh thay.
Nhưng mà rồi con phát hiện ra con bị bệnh trầm cảm. Có lẽ là từ hồi còn đi học, vì con có ý định tự tử từ ngày ấy rồi. Nhưng quãng thời gian về nhà là quãng thời gian kinh khủng nhất. Con trăn trở mãi liệu quyết định trở về của mình có đúng hay không, vì con còn muốn học hành nhiều lắm, về quê coi như chấm hết rồi. Đó là một nguyên nhân khiến bệnh nặng thêm, nguyên nhân nữa là gia đình. Người ta vẫn cứ mắng chửi nhau, vẫn cứ không coi mẹ ra gì như thế (do sống chung một miếng đất), mà mẹ khổ sở cũng chỉ biết kêu ca với con gái chứ chẳng nói gì được, dẫn đến con càng trầm uất hơn. Nếu có ai hỏi năm ngoái con làm gì, thì có lẽ con sẽ trả lời rằng con vất vả để sinh tồn, để đấu tranh chống lại cái cảm giác lúc nào cũng muốn chấm dứt cuộc đời này.
Rồi thì đầu năm nay, gia đình con không chịu nổi nữa, sau 1 cuộc cãi vã của 2 người kia, người chị dâu lại tiếp tục nói không thể ở nổi cái nhà này nữa, phải đi. Gia đình con cương quyết đồng ý, đề nghị chị ấy đi luôn. Thật ra thì chị ấy cũng chỉ dọa thế, biết anh con không bỏ được. Nhưng không ngờ lần này gia đình con kiên quyết quá, nhất định không đồng ý cho quay về, vì không ai có thể chịu đựng nổi nữa rồi. Trong cảm giác của con, nơi này không còn gọi là nhà, không còn gọi là mái ấm, cuộc sống cũng chẳng còn gì gọi là hạnh phúc nữa cả, tất cả chỉ như địa ngục, và người ta sống chỉ là để giày vò lẫn nhau. Nơi mà mỗi khi con đi xa lại thấy nhớ đến quay quắt, giờ đây lại chỉ mang đến thương tổn và cực kỳ muốn đi.
Kết quả là gia đình con, mẹ và ba chị em chúng con để chị ấy đi thuê nhà sống ở 1 làng gần đấy, vợ chồng con cái thoải mái gặp mặt nhau, chung sống thế nào cũng tùy, không ai ngăn cản.
Những tưởng như thế ai cũng an ổn, ai cũng yên tâm mà sống mà làm ăn, nhưng anh trai con cứ vài ngày lại gây sự một lần, đòi cho vợ ông ấy về. Nói thật là con không thể chịu đựng nổi 1 ngày phải nhìn mặt người chị dâu ấy, chứ đừng nói là sống cùng như thế. Không chấp nhặt và quên hết đi đã là sự tha thứ lớn nhất mà con có thể dành cho họ rồi, vì những nỗi đau đã gây ra cho mẹ và cho các chị em con, và sau khi nói con muốn chết thì cứ chết, không ai quan tâm. Trong mắt họ cái bệnh trầm cảm, cái tâm lý muốn chết của con chắc nực cười lắm, xung quanh có ai thế đâu. Nhưng dân trí thấp, con không trách, chỉ trách là sau khi đã hành hạ gia đình con như thế, mà cái người là anh trai còn có thể phát ngôn ra một cái câu khiến người ta lạnh cả lòng như vậy!
Nhưng mấy ngày gần đây, anh trai con lại dùng lí do anh ấy ốm đau (đúng là ốm đau từ nhỏ thật, cho nên vẫn thường dùng cái lí do ấy làm một trong các lí do cho mình cái quyền hành hạ tâm lý mẹ), mà thuê nhà ngoài thì phát sinh nhiều chi phí, lại còn phải cho cháu đi học, nên đi khắp làng xóm nói khuyên mẹ con, viết đơn lên cả chính quyền kiện mẹ con.
Con không biết sự kiên trì của gia đình con là đúng hay sai nữa? Con chỉ muốn sống yên ổn, bình thản mà làm ăn, như bao gia đình khác; chỉ muốn sau khi con rời khỏi nhà rồi, mẹ con vẫn có thể sống bình an và vui vẻ. Mà con chắc chắn rằng nếu người chị dâu kia trở về, cuộc sống sẽ lại là địa ngục như trước kia chứ làm gì có vui với chả vẻ. Nhưng thực tế người anh trai đau ốm cũng là thật. Con chẳng còn hi vọng gì vào người anh trai này, coi như người xa lạ luôn rồi, nhưng đến cùng cũng là một con người, nên thấy ông ấy vất vả, con lại suy nghĩ. Nhưng suy cho cùng thấy mình chẳng thể tha thứ và bao dung hơn nữa, đến cái mức có thể sống cùng họ một lần nữa. Cho nên con dằn vặt lắm.
Cho nên con xin ý kiến về việc này ạ! Con nghĩ có lẽ việc mình kiên quyết thế này là đang tạo nghiệp, nhưng con chẳng còn cách nào khác cả, mẹ và con cũng cần sống, trong một điều kiện ít nhất là yên bình.
Xin mọi người hãy cho con lời khuyên!
A Di Đà Phật!