Nếu quí Phật tử dù cho có thông hiểu hết ngọn nguồn yếu chỉ pháp môn Tịnh Độ, mà chưa thật sự tha thiết với việc giải thốt khổ đau sanh tử luân hồi, chưa thật sự ý thức rằng, mạng sống của chúng ta mong manh như giọt sương mai, hắt hiu như ánh nắng chiều, leo lắt như ngọn đèn dầu trước gió và nhất là không tận tâm tận lực tự cứu lấy mình, thì sự hiểu nhiều biết rộng và thông tỏ giáo lý của chúng ta cũng sẽ chẳng bao giờ giải quyết được điều gì trước sự bức bách của vô thường sanh diệt trong từng giờ từng khắc… Về điều này, sư phụ chúng tôi thường nhắc nhỡ hàng môn đồ pháp quyến chúng tôi rằng, nếu học Phật như vậy, cũng chỉ hiểu biết, thu nạp một số kiến thức và thêm vào đó là một cái bằng cử nhân, tiến sĩ, hay là một cái danh là “nhà nghiên cứu Phật học” mà thôi. Thật vậy, nếu việc học Phật của chúng ta chỉ dừng lại như vậy và chỉ có bấy nhiêu thôi thì thật là uổng công xuất gia tu theo hạnh Phật, sẽ đánh mất nhân duyên lớn với Phật pháp là giải thốt, giác ngộ thì thật là đáng tiếc.
Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến vấn đề then chốt trong Phật pháp là nhận thức sâu sắc về “sanh tử sự đại” để tạo nên chánh nhân trong quá trình tu học. Cụ thể hơn, chúng ta cùng nhau vận tâm chân thành, tha thiết với chính mình mà cảm nhận một cách sâu sắc về cõi đời vô thường mà chúng ta đang sống, về mạng sống của tất cả chúng ta đều rất mong manh, chúng ta đang sãi từng bước dài về phía chân trời nơi có huyệt mồ đang chờ đợi chúng ta và đời sống hiện tại nơi mỗi chúng ta thì bất an đau khổ nhiều hơn là hạnh phúc an lạc.
Chúng tôi chủ quan nêu bật vấn đề vô thường trong đời sống con người, cũng bởi từng thấm nhuần lời chư Phật Tổ đã dạy rằng, nếu không tha thiết với việc lớn sanh tử thì sẽ không bao giờ gieo được chánh nhân trong ngôi nhà Phật pháp. Do vậy, đây là vấn đề trọng đại mà mỗi người học Phật chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc để khắc ghi trong tâm trí. Chúng tôi nghĩ rằng, dầu quí Phật tử nương nơi tông phái nào, hành trì theo pháp môn nào đi chăng nữa, mà không nhận rõ bản chất vô thường trong đời sống, chưa từng tha thiết với việc giải quyết khổ đau sanh tử luân hồi, thì quí Phật tử sẽ không bao giờ gieo được cái nhân chân thật niệm Phật, khi đó sự tu học của quí vị sẽ không duy trì được sự miên mật, nói một cách khác, sự tu học như vậy là chạy theo phong trào, mang tính nhất thời và hời hợt, thậm chí quí vị sẽ dễ dàng chán nãn câu Phật hiệu, dễ dàng chây lười dãi đãi mỗi khi vào thời khóa công phu niệm Phật. Vì sao vậy? Như đã nói, đó là vì quí vị chưa một phen tha thiết với việc lớn sanh tử, chưa thật sự nhàm chán cõi vô thường, cầu vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Nhằm nhấn mạnh vấn đề này, chúng tôi không dám nhiều lời, nay chỉ xin trích dẫn một đoạn kinh văn trong kinh Lương Hồng Sám để chúng ta cùng nhau lắng lòng chiêm nghiệm lại vấn đề “vô thường tấn tốc – sanh tử sự đại” một cách nghiêm túc và cẩn trọng, để chúng ta có được một cái nhìn chuẩn xác về những thực tế mà chúng ta đang phải đối mặt với vô thường, qua đó chúng ta mới có thể định hướng và gieo được chánh nhân trên bước học Phật:
Qua đoạn văn trong kinh Lương Hồng sám, nếu thành tâm và lắng lòng chiêm nghiệm, chắc hẳn chúng ta sẽ không khỏi chạnh lòng, bởi cuộc sống của chúng ta luôn bị sự bức bách bủa vây của định luật vô thường, mà chúng ta thì vẫn dể duôi, buông lung qua ngày tháng. Chúng tôi nghĩ rằng, sự thao thức và ý chí quyết tâm tu học của quí Phật tử sẽ tăng lên, Bồ đề tâm của quí Phật tử sẽ phát khởi, chánh nhân chân thật niệm Phật sẽ được hình thành, chỉ khi nào chúng ta nhận thức sâu sắc về luật vô thường và ý thức trong từng giây từng phút rằng, mạng sống của mỗi chúng ta đang giảm dần trong từng thời khắc trôi nhanh. Trong khi đó chúng ta vẫn chưa trang bị được chút tư lương gì khả dĩ có thể làm hành trang cho những ngày xa rời thế giới đang kề cận. Chúng tôi thiết nghĩ, nếu chúng ta nhận thức sâu sắc, ý thức cao và ý thức thường xuyên về “sanh tử sự đại”, thì tôi tin chắc rằng tất cả chúng ta sẽ tha thiết tu hành, sẽ tha thiết niệm Phật, và khi đó chúng ta đã gieo được cái nhân chân thật niệm Phật, khi đó chúng ta sẽ có được cái quả Cực Lạc và dĩ nhiên chúng ta sẽ là những công dân tương lai của Thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Vấn đề “sanh tử sự đại” luôn được chư Phật, chư Tổ đưa lên hàng đầu tại các chúng hội, đặc biệt vấn đề trọng đại này, thường xuyên được chư vị Tổ sư nhắc nhở sách tấn trong mỗi thời thuyết pháp, xem đây là động cơ chánh để khởi động sự nghiệp tu hành của mỗi người học đạo.
Thật ra, nhìn lại lịch sử Phật giáo, chúng ta đều thấy rõ rằng, khi Thái tử Tất Đạt Đa dạo quanh bốn cửa thành, in sâu vào tâm trí của Ngài lúc bấy giờ chính là sự chi phối và hủy diệt của vô thường. Điều làm cho Thái tử Tất Đạt Đa trăn trở thao thức chính là hiện tượng sanh già bệnh chết trong đời sống con người. Đó là sự sống mong manh không chắc thật của một kiếp người mà con người lại lầm tưởng là chắc thật và trường cửu. Và đó cũng chính là nguyên nhân mà Thái tử Tất Đạt Đa đã phải mất hết sáu năm khổ hạnh rừng già, qua bảy thất nghiêm minh thiền tọa, mới giải quyết tận cùng cội rễ sanh tử khổ đau, vô thường hủy diệt …
Đức Phật của chúng ta xuất thân là một Thái tử với đầy đủ uy quyền, giàu sang danh vọng, vợ đẹp con ngoan, cung vàng điện ngọc, kẻ hầu người hạ … vậy mà Ngài vẫn từ bỏ tất cả cũng chỉ vì tâm niệm cần phải giải quyết ngay vấn đề “sanh tử sự đại”, bởi Ngài cho rằng, đây là một vấn đề trọng đại và vô cùng cấp bách của đời sống con người.
Thật vậy, trong đời sống đầy dãy đau khổ bất an và mạng sống thì ngắn ngủi vô thường, một khi đã nhận thức sâu sắc về vấn đề hệ trọng này và thường xuyên ý thức cảnh tĩnh bản thân, thì chúng ta không thể nào yên tâm sống trong sự hủy diệt của vô thường. Điều này sẽ giúp chúng ta định hướng trong cuộc sống, định hướng trong sự học Phật và gieo chánh nhân trong tu tập. Chính vì vậy mà chư Phật và chư Tổ đã cảnh tĩnh, sách tấn người học đạo phải thường xuyên khắc vào tâm trí bốn chữ “sanh tử sự đại”, vì chỉ có như vậy con người mới giảm bớt sự ham muốn, đua tranh, gây hấn, giành giựt nhau trong đời sống. Và cũng chỉ có như vậy con người mới có khả năng quày đầu nhìn lại sự hoang phí thời gian đã tạo nên những núi rừng nghiệp chướng và qua đó cũng xác định cho mình những việc cần thiết phải làm trong những ngày còn lại của cuộc đời.
Thiết nghĩ, khi đã nhận thức một cách tường tận và sâu sắc về sự hủy diệt của vô thường, về mạng sống mong manh không chắc thật của một kiếp người, thì đối với người học đạo, điều cần thiết phải làm, đó chính là gieo trồng cho được chánh nhân trong quá trình tu học. Cụ thể đối với quí Phật tử tu theo pháp môn trì danh niệm Phật thì chánh nhân đó chính là “chân thật niệm Phật”. Đây là nền tảng tâm linh rất căn bản và hết sức quan trọng cần phải có đối với bất kỳ ai một khi đã quy hướng về ngôi nhà Phật pháp. Vì có chánh nhân “chân thật niệm Phật” thì chúng ta mới có thể sống trong chánh niệm, có chánh niệm thì mới có thể tiến đến nhất tâm bất loạn, khi đạt đến nhất tâm bất loạn thì chúng ta mới có thể thấu triệt yếu chỉ pháp môn trì danh niệm Phật và khi đó câu “bất lao đàn chỉ đáo Tây phương” sẽ phơi bày chân nghĩa. Niệm Phật mà hành trì được như vậy thì chín phẩm sen vàng chắc chắn chúng ta sẽ được dự phần, cõi Cực Lạc không khởi trông cũng thấy, đức Phật A Di Đà không tìm cũng gặp, những đóa sen vàng tinh khiết thắng diệu, dù không đối mong mà vẫn nở rộ trong tâm hồn mỗi Liên hữu chúng ta. Như vậy đối với việc tu theo hạnh Phật, chúng ta đều phải bắt đầu từ việc nhận thức vấn đề “sanh tử” là “sự đại” với nỗi thao thức trăn trở làm thế nào để giải quyết ngay mối hiểm họa sanh tử lớn nhất trong một đời người mà con người không thể tránh né hay thốt khỏi …
Người xưa thường nói “đời người như bóng câu qua song cửa”, phải chăng đó là tâm trạng của những con người đã cảm nhận sâu sắc đạo lý vô thường, phải chăng đó cũng chính là tiếng thở dài não nuột của những con người suốt một đời tạo tác, trả vay, vay trả, đến khi nhìn lại bản thân thì đã luống qua một đời, mới thấy mình chẳng tích cóp được gì ngồi việc thấm thía ý nghĩa hai chữ “vô thường”! Vâng, Thế gian là bể khổ, sự sống thì vô thường, mạng sống thì ngắn ngũi mong manh, và người đời dường như bất lực, phải đành xuôi tay chấp nhận theo dòng nghiệp chướng, buông theo cái gọi là số phận trước sự chi phối của vô thường … Người sống trong thế gian đa phần là như vậy, còn người đã có duyên với Phật pháp sẽ học tập được gì và sẽ ứng phó ra sao trước sự hủy diệt của vô thường?
Trích từ sách Chân Thật Niệm Phật Cực Lạc Hiện Tiền
Thích Thiện Phụng
Thưa các bạn đồng niệm phật a di đà, tôi nay đã niệm phật đươc 1 thời gian, thấy tâm vẫn còn động nhiều quá. Tôi có hay niệm chân ngôn thần chú của quán thế âm, và dược sư bồ tát…cho tôi hỏi như vậy có sao không?
mình có đọc một bài nói là niệm Phật có cần tụng chú gì nữa không?
Không cần nữa bạn ạ, chỉ chuyên tâm niệm Phật thôi vì câu Phật hiệu đã bao gồm hết rồi!
Bạn xem thêm này => http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/12/nguoi-niem-phat-co-can-phai-niem-them-chu/
Chúc bạn thường an lạc, tinh tấn!
Bạn thử theo thời khoá của Tổ Ấn Quang dạy xem sao: Tụng Kinh A Di Đà ( Nghĩa), 3 biến chú vãng sanh sau đó niệm Phật theo pháp thập niệm ký số. Định thời khoá theo thời gian hoặc số lượng câu niệm Phật như thế nào thì mình phải cố gắng thực hiện cho đủ. Sau là niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm 500 câu hoặc bằng nửa thời gian niệm Phật.Kết thúc thì hồi hướng và tam tự Quy Y.
Cá nhân PB từ ngày bổ khuyết thêm niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm thấy lợi ích nhiều lắm!
Đôi lời chia sẻ
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cảm on 2 bạn đã tư vấn,toi nay còn thấy mình còn ngu muội quá,mong sao có thể phá mê khai ngộ,chúc 2 ban sớm duoc giác ngộ giải thoát
A di đà phât.
Xin mọi người tư vấn dùm cháu, tình ái là gốc của luân hồi, cháu biết vậy mà không thể thoát ra khỏi nó. Phải chăng cháu vô minh quá nặng, không thể giác ngộ. Cháu thường niệm Phật, mà sao thấy ái dục nặng quá, cứ mỗi lần niệm Phật là hình ảnh của ái dục cứ hiện về, muốn nhiếp lại tâm mà bất lực quá. Có cô chú nào chỉ cháu với, cháu thật sự cảm ơn.
A Di Đà Phật.
Liên hữu Sống Trọn thân mến! Như Đức Phật và kinh sách thường nói ” Ái chẳng nặng, chẳng sanh Ta Bà”. Chúng ta từ ngàn xưa luân hồi đều là do ái dục mà ra cả. Muốn đối trị tâm ái dục chỉ có một cách là dung phương pháp quán chiếu than này bất tịnh, chẳng có gì đáng tham đắm cả. Nếu liên hữu muốn biết rõ sự quán chiếu như thế nào xin hãy tìm đọc Quyển ” Dục Hải Hồi Cuồng ” ( tác giả: Chu An Sỹ). Đây là cuốn sách rất hay cho thấy được nhân quả của Ái dục được Ấn Quang Đại Sư cật lực tuyên dương. Chúc Liên hữu tin tấn.
Xin chào bạn Sống trọn,
Vô minh của bạn không nặng hơn PH, hay bất cứ ai khác đâu, bạn biết tình ái là gốc luân hồi là “giác” hơn nhiều người rồi. Bạn đừng nghĩ mình không thể giác ngộ, chắc chắn là bạn sẽ giác ngộ, vấn đề chỉ là thời gian thôi. Như đức Thế Tôn đã dạy.. Chúng sanh là Phật sẽ thành.. mà.
Giống như hồi đi học vậy, bạn phải học mẫu giáo rồi mới vô lớp 1, xong lớp 1 rồi mới vô lớp 2… Bạn mới niệm Phật mà không nhiếp tâm được thì là chuyện bình thường, giống như bạn đang học lớp mẫu giáo mà yêu cầu bạn giải phương trình bậc 2 là điều không thể. Nếu bạn có theo dõi bạn sẽ thấy huynh Tịnh Thái đã chia sẻ phương pháp giải quyết rất hiệu quả cho vấn đề này. Bạn xem nhé.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/06/lam-sao-de-tam-duoc-thanh-tinh-khi-niem-phat/comment-page-1/#comment-18469
Chúc bạn thường tinh tấn và an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thành thực cảm ơn 2 vị cư sĩ,cháu đã hiểu
a di đà phật.
trong kinh thất giác chi mình đã hiểu được câu nói này rất hay.cảnh do tâm mà sanh.cho nên có tâm niệm phật sẽ sanh vào cảnh tịnh độ
Cho xin hỏi công phu, công quả, công trình la gì???
Xin cảm ơn. A Di Đà Phật.
Công phu là Trì Giới, căn bản của công phu là giữ được 5 giới, 10 thiện.
Công quả: Một phần công phu, tức phải có trì giới thì sẽ có được cái Quả là Định, tu Định là Nhân, là công phu thì có Quả là Khai Mở được Trí Huệ. Nhà Phật gọi là nhân Giới được Định, nhân Định khai Huệ là vậy, vì tất cả Phật pháp ko nằm ngoài Giới Định Huệ tam học.
Công trình là nói về quá trình công phu tu học, nói về kết quả tu học, thành tựu của sự tu học. Nếu bạn thật có công phu tu học Tứ Diệu Đế chẳng hạn thì bạn sẽ chứng quả A La Hán, đây là công trình tu học của bạn. Nếu căn tánh của bạn là Duyên Giác, Bích Chi Phật thì công trình tu học của bạn là Thập Nhị Nhân Duyên, nếu bạn căn tánh thành Phật chín muồi thì công trình tu học của bạn là niệm A Di Đà Phật và thành tựu của bạn là được vãng sanh Cực Lạc và thành Phật. Vì niệm Phật là Nhân, thành Phật là Quả vậy. Đây là công trình tu học đệ nhất trong Phật pháp, nếu ko phải căn tánh thành Phật đã chín muồi thì ko thể tiếp nhận pháp môn này được.
Nam Mô A Di Đà Phật.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHÂT.