Mở mắt niệm Phật, tâm dễ tán động, nên nhắm mắt mà niệm. Trước khi niệm phải ngồi yên giây phút, buông bỏ tất cả, để lòng rỗng không, rồi từ từ tuyên danh hiệu Phật, vừa niệm vừa nghe, vừa nghe vừa niệm, mật niệm nối nhau, hành trì lâu, tâm phát ra mỗi câu tha thiết nhớ mong Tịnh Độ. Có phương pháp hệ niệm là khi không niệm Phật, đem tâm niệm mình buộc để trên thân đức A Di Đà Phật. Làm như thế, tâm được thanh tịnh, không lay động, chính là chỗ dụng công đắc lực.
– Có người thắc mắc liền thưa hỏi: Tạp niệm từ đâu sanh?
– Đại Sư đáp: Tâm ta chỉ có một niệm, niệm Phật tức là chánh niệm mà cũng là tạp niệm. Chỉ vì ta niệm Phật chưa tinh chuyên, nên tạp niệm còn vơ vẩn, thế thôi.
– Lại thưa hỏi tiếp: Làm sao trừ được tạp niệm kia?
– Đại Sư đáp: Không cần phải cố công diệt trừ, chỉ đem tâm niệm hoàn toàn để trên hiệu Phật, tạp niệm vẩn vơ kia liền mất.
– Lại thưa hỏi tiếp: Nhưng nếu tinh thần sức lực yếu kém, công phu chưa đủ, không thể khiến cho vọng niệm kia tiêu mất, thì phải làm sao?
– Đại Sư đáp: Người đạo đức chưa thuần, nên tán loạn nhiều, phải cố thâu nhiếp sáu căn lần lần sẽ được thanh tịnh. Nếu chưa làm được như thế thì mở mắt nhìn chăm chú tượng Phật mà niệm, tạp tưởng vọng niệm sẽ tiêu.
– Lại thưa hỏi tiếp: Phương pháp ấy cũng hay, nhưng sợ e lần hồi mỏi mệt, tạp niệm lại nổi lên thì làm sao?
– Đại Sư đáp: Trong tâm mờ tối, nên bị ngoại cảnh lôi kéo, niệm Phật không đắc lực, thậm chí vọng niệm dày đặc không tan. Nhưng đừng vội vàng nóng nảy, phải lóng định tâm tư, niệm chậm rãi tôn hiệu Phật, xuất ra từ nơi tâm, phát ra thành tiếng nơi miệng, rồi lại vào nơi tai; tâm nghĩ, miệng niệm, tai nghe, cứ tuần hoàn như thế, tạp niệm sẽ dứt.
– Lại thưa hỏi tiếp: Phương pháp này rất hay, nhưng chỉ e người căn tánh quá tối, không làm được thì phải làm thế nào?
– Đại Sư đáp: Nên đem sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật mà niệm. Khi niệm cần phải ghi nhớ rành rẽ tiếng thứ nhất là Nam, tiếng thứ nhì là Mô, như thế cứ đủ sáu chữ, liên hoàn không dứt, thì vọng niệm không còn chỗ xuất sanh.
Ngộ Khai Đại Sư
A di đà phật!
Thân chào các bạn đạo!
Tôi có 1ngi vấn muốn thưa hỏi, xin các bạn giải đáp giúp tôi yên lòng. Câu chuyện nửa năm rồi mà không dám trưng cầu sợ mọi người đàm tiêú.
Trong đêm, một giấc mơ thật lạ lung. Tôi ở trong 1hoàn cảnh bị thế lực nào đó phù phép và yếm tôi, toàn thân không sinh lực và cử động được gì. Gia đình đem tôi đi moị nơi chựã trị mà không tìm ra cách.trong thế lực đó, Những người bắt tôi, kéo tôi trên chiếc xe. Tới một nơi nào đó, chuẩn bị chích 1thứ thuốc điên dại. Tôi không bằng lòng, cố lấy hết sức bình sinh bật ngồi dậy chắp tay niệm cầu cứu bồ tát quan âm, dùng hết năng lực và hơi thở đến run người để nhiếp tâm, thì bỗng dưng tượng bồ tát hằng ngày tôi thờ phụng lễ bái hiện xuống ngang đầu tôi sắc vàng chói lóa khiến lòng tôi xúc độngvui mừng và như được cứu. Tôi nói” mẹ bồ tát, xin hãy đưa con đi đi, ở đây con khổ quá rồi”. Bồ tát liền nói,”con hãy cưỡi con này theo ta về trời” trong tiềm thức tôi mường tượng con vật này giống vật cưỡi của bồ tát văn thù mà. Thóát chút đã lên trời sao nhẹ nhàng quá. Bồ tát dẫn tôi vào quy y với thượng đế. Tôi hối hả xin họ làm cho nhanh, tôi không muốn hạ phàm nữa. Sao chần chừ nấn ná hoài họ không phản ứng gì, tôi hơibuồn. Tự nhiên chòang tỉnh giấc mơ vào 4h sáng. Dòng phim quay lại còn đang sống động trong đầu tôi. Thật kỳ lạ, thậm chí kỳ cục nữa. Ở thiên đường vẫn còn trong lục đạo. Bồ tát quan âm lại ỡ tây phương. Sao lại dẫn mình đi quy y với thượng đế. Trog mơ gặp họan nạn, mình mong thoát khổ, tin tưởng bồ tát mà theo về. Nhưng không hiểu tại sao lại như vậy. Giấc mơ không khỏi bàng hoàng. Nếu chết thật thì sao. Niệm phật di đà, niệm quan âm, lúc đó có thế lực nào giả mạo mà lôi kéominh đi vòng vòng không. Ôi thật đáng sợ. Mình chân thật tjn tưởng phật, hơn nựã còn tjn tưởng vào tượng bồ tát mình thờ phụng tôn kính mà còn cothể thấy được trong mơ hào quang lóng lánh như vậy. Niệmthiện lòng lành chỉ e ác ngiệp sâu dày phaỉ đọa lạc. Buồn gê gớm.
Mong các bạn chỉ điểm cho mình đúg sai phải quấy. Hằng đêm đi ngủ mình mở nhạc niệm phật, mong rằng hồng danh đức di đà cứ đi vào trong tiềm thức, có thức giấc cũng nge đươc câu niệm phật đầu tiên. Đồng thời cũng để chúng hữu tình và vô tình đều nge. Nhưng cứ ggần chìm vào giấc ngủ là âm thanh ấy nhoà dần đi, kcòn rõ nữa, thậm chí nge ra những âm thanh rất sợ giống như ai nói chuyện. Có những đêm nằm tha thiết niệm phật thì lại không ngủ đươc, tinh thần cứ tỉnh tới sáng, nhưng cơ thể ko ngủ thì mai lại mệt.
Những sự cố trên mong các bạn phân giải giúp tôi điều chỉnh cho sáng suốt.
A di đà phật!
xin chào bạn,mình có 1 số chia sẻ cá nhân với bạn.bạn chớ lo về giấc mơ nhé,mơ là mơ thôi không cần quá để ý làm gì thành ra bị chấp vào đó.mình cũng có một thời gian niệm phật nhưng vẫn xen tạp rất nhiều như đọc báo,xem tivi và phim quá nhiều,nói chung là tuy có niệm phật nhưng vẫn quá say mê chuyện thế gian.Ban ngày xem nhiều tối về mơ linh tinh là bình thường thôi.Bạn hãy tìm hiểu thêm khi tu niệm phật ta nên hạn chế những thói quen gì ảnh hưởng đến việc tu thì ta hạn chế bớt đi.Mình đã xem bạn miêu tả về giấc mơ,bạn phải thấy mình nói tin tưởng bồ tát ,phật a di đà nhưng khi gặp thượng đế bạn lại mau chóng quy y.Mình tu niệm phật phải một lòng về với phật a di đà và vãng sanh cõi tịnh độ.Bạn có thể dựa vào đó để tự đánh giá xem mình tin sâu nguyện thiết chưa.Mình luôn tin tưởng,vững bước trên con đường niệm phật,luôn tự nhắc với mình công phu tu tập của mình còn rất khiêm tốn,nông cạn,lấy đó mà nhắc bản thân luôn cố gắng niệm phật.Còn việc bạn lo thế lực nào đó giả mạo thì chớ lo,một lòng tin tưởng niệm phật thì chắc chắn phật a di đà và các vị thánh chúng sẽ đến đón bạn.Niệm phật có thể xoá những tội nghiệp đã gây trong quá khứ mà,một lòng tin tưởng lời nói trong kinh.Còn việc bạn nói bật nhạc niệm phật khi đi ngủ,theo kinh nghiệm của mình bạn nên cài thời gian khoảng 15 phút cho nhạc tự tắt đi là được.Mình đã thử và kết quả khá tốt.Còn việc bạn bảo có đêm thức trắng niệm phật không ngủ được,mình không biết bạn có lập 2 khoá niệm phật sáng tối cố định không,nếu chưa thì bạn nên tuân thủ theo 2 thời khoá này,khi đó mình thật tập trung niệm là tốt rồi,chớ có hôm nào hăng quá.Nếu có hăng quá thì bạn phát tâm ngồi niệm thêm một khoá buổi tối nữa là tốt rồi.Có thể ngày cuối tuần được nghỉ bạn có thể phát tâm niệm một tối thứ 7 đến sáng hôm sau luôn.Về việc niệm phật lúc ngủ thì bạn nên tìm hiểu thêm và cố gắng nơi bản thân mình.Mong bạn luôn tinh tấn trong niệm phật và tìm hiểu kĩ hơn về pháp môn niệm phật. Nam Mô A Di Đà Phật
Bài viết rất hay. A Mi Đà Phật.
Các quý đạo hữu ơi, mình mới sưu tầm được những câu nguyện này, thấy hay hay nên đem lên đây chia sẻ.
Nguyện khởi lòng tôn kính, tôn thờ, biết ơn chư Phật 10 phương, chư Bồ Tát 8 hướng với lòng tôn kính, tôn thờ, biết ơn vô lượng vô biên là tuyệt đối.
Nguyện khởi lòng từ bi yêu thương tất cả chúng sinh vô lượng vô biên là tuyệt đối.
Nguyện làm hạt bụi, hạt cát nơi bước chân chư Phật 10 phương, chư Bồ Tát 8 hướng giẫm lên đi.
Nguyện thấy mình thấp như đất, đất không hiềm hận, đất hoan hỷ chịu đựng tất cả sinh những phẩm vật cho đời.
Nguyện tinh tấn tu hành vì lòng từ bi yêu thương tất cả chúng sinh.
Kính chúc quý đạo hữu thân tâm an lạc, dồi dào sức khỏe, làm được nhiều công đức và chiến thắng được lầm lỗi.
A Di Đà Phật
Kính chào quý Tăng, Ni,
Con có một vấn đề vướng mắc, mong được giải đáp.
Con được nói là có vong theo. Một năm trở lại đây con đã chăm chỉ niệm Phật A di Đà, Phật quan âm, Phật Thích ca theo lời khuyên của một người hiểu đạo, mỗi ngày niệm mỗi vị là 108 lần. Cách đây 2 tháng, con có thỉnh Phật Quan Âm về nhà, và trước đó được 1 sư thầy cho quyển Chú Đại Bi để đọc hàng ngày. Phật Quan âm con đặt ở phòng thờ tổ tiên, và niệm & đọc Chú mỗi sáng và tối. Tuy nhiên, vào buổi tối mỗi khi lên phòng thờ để hành lễ, con luôn có cảm giác sợ hãi. Khi đọc Chú tâm trí rất loạn động, chỉ khi niệm Nam mô Quan thế âm bồ tát thì mới thấy đỡ hơn. Con bị vậy có phải do vong theo cản trở không? Nếu muốn hết sợ hãi phải làm thế nào?
Bạn Mỹ Dung thân mến! Có hai điều TN muốn lưu ý bạn: một là tượng Phật và Bồ tát nếu thờ chung phòng với bàn thờ tổ tiên thì phải để ở vi trí cao và trang nghiêm nhất chứ không thể để chung với các linh vị của tổ tiên. Hai là bạn không bi vong nào ám hết mà do tâm bạn quá hoảng sợ nên mới có hiện tưong đó. Khắc chế: khi thấy tâm sợ hãi khởi lên bạn niệm Nam Mô Quản Thế Âm Bồ Tát liên tục tới khi tâm sợ hái biến mất mới thôi, kế đó thì hành trì Chú Đại Bi. Những ngảy đầu sẽ có trở ngại vì bạn chưa quen nhưng bạn kiên trì niệm QTA mọi nơi mọi chốn sẽ khắc phục được tình trạng này. Chúc bạn dũng mãnh để tu đạo. TN
Chào bạn đạo Thiện Nhân,
Rất cảm ơn bạn đã hướng dẫn tận tình. Về bàn thờ Phật, vì bàn thờ bên Nội đã đặt ở chính giữa nhìn ra cửa chính, bàn thờ bên Ngoại đặt ở bên trái bàn thờ Nội, nên bàn thờ Phật mình buộc phải đặt chếch sang một bên, nhưng có cao hơn bàn thờ Nội, Ngoại một chút, và cũng nhìn ra cửa chính. Không biết như vậy đã đúng chưa?
Còn về vấn đề thứ hai, mình nói có vong theo cũng có lý do. Vì đã có hai người khi gặp mình lần đầu tiên đều nói là thấy có người đi theo bên cạnh mình. Một người là người bình thường, hay làm công đức cho chùa, có quen với chị họ mình. Người kia là người cũng có tu tập, quen với đồng nghiệp của mình. Không biết có phải do vậy không mà chuyện tình duyên của mình rất lận đận, luôn dang dở. Vì vậy, khi niệm Phật, đọc Chú, khi có cảm giác sợ hãi khởi lên, mình đều nghĩ đến điều đó. Rất mong bạn cho mình thêm lời khuyên để mình yên tâm tu tập.
Cảm ơn bạn rất nhiều
Nam Mô A Di Đà Phật.Chào đạo hữu Mỹ Dung.
Bạn luôn nghỉ khi mình niệm chú hay niệm phật luôn có chư phật phật mười phương gia hộ cho mình.Tất cả ma quỷ đều lui tan cả hết không giám lại gần bạn.
Chúc bạn luôn tinh tấn.
Chào bạn tuanchau,
Cảm ơn lời khuyên của bạn.
Hy vọng là mình tu tập sẽ được tinh tấn.
Chúc bạn sức khỏe và tu tập tiến bộ.
A Di Đà Phật. Xin chào liên hữu TuanChau (Pháp danh đâu?),
TC cố gắng vào trang đạo tràng Tịnh Độ này nhiều hơn để chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân tu trì niệm Phật và những câu chuyện có lợi ích thực tế khi đi hộ niệm nhe.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Các bạn cho mình hỏi ví như 1 người không niệm phật không trì chú không tụng kinh.nhưng người này tin sâu nhân quả không làm các việc ác sống giữa đời an lạc tự tại.hỏi người này khi lâm chung có được vãng sanh ở cõi cực lạc phàm thánh đồng cư không
A Di Đà Phật. Xin chào bạn Học Đạo,
Mình nghĩ khi nào bạn quyết định thành tâm cầu đạo thì mới học đạo được. Bây giờ bạn chỉ đứng ở bên ngoài cửa tiệm nhà hàng mà cứ hỏi khách ra vào các món ăn trong đó có ngon hay không?
Học đạo như vậy thì chỉ lãng phí thời gian quý báu. Hôm nay mình sống, chưa chắc ngày mai mình sẽ không chết. Kiếp sống nhân sinh phù du có đây rồi lại mất, xong một kiếp người vẫn trôi theo dòng sông sanh tử luân hồi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chào bạn Học đạo,
Câu trả lời của bạn Huệ Tịnh thật hay và hóm hỉnh. Hy vọng sẽ chuyển được tâm ý của “người” trong ví dụ của bạn.
Người tin sâu nhân quả, không làm việc ác, mà chẳng có thật tín, thật nguyện và thật hành thì làm sao mà về Cực lạc được, chỉ được về cõi trời, người thôi. Nhân nào quả nấy mà, bạn không trồng nhân sen Cực lạc, sao lại về đó được. Hoặc giả có người nói tôi có tín, có nguyện nhưng mà không niệm Phật, thì phảI hỏi lại là có chân tín, chân nguyện không vì người có tín, nguyện chân thật là niệm Phật liền. Cũng có trường hợp hi hữu, lâm chung được gặp Thiện tri thức khuyên bảo niệm Phật cầu sang Cực lạc, người đó tin theo, dũng mãnh niệm Phật cầu sinh về Cực lạc thì chắc sẽ được sanh. Nhưng người đã nghe qua pháp môn niệm Phật mà không khởi ra được tín, nguyện thì lâm chung rất khó có đủ duyên để gặp Thiện tri thức khuyên niệm Phật, chưa kể cái tâm không tín nguyện đó còn gây ra chướng ngại khác nữa.
Không biết cái gì làm chướng ngại người đó niệm Phật, nhưng là cái gì thì người đó phải ráng vượt qua mới được vì cơ may gặp pháp môn này để thoát khỏi luân hồi vạn kiếp rất hiếm hoi.
Chúc bạn tinh tấn nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Xin chào Phước Huệ va các bạn sen,
Nhà hàng thì có giờ mở cửa đống cửa thời gian có giới hạng. (Mạng sống con người)
Nếu mặc cảm thấy thân phận nghèo hèn hạ không xứng để bước chân vào nhà hàng sang trọng thưởng thức các món ăn ngon thì tự mình thiệt thòi khi đống cửa (chết).
Chúng ta ai cũng biết, nhà hàng sang trọng cở mấy nhưng luôn luôn hoan nghênh bất cứ khách nào (giàu hay nghèo) thích bước chân vào. Cho dù bạn ăn mặc hình tướng bề ngoài có nghèo đi nữa, miễn sao bạn lịch sự ngồi xuống thì họ phải tiếp đãi khách cho menu đồ ăn.
Huống chi đây nói đến nhà hàng ăn FREE vì pháp Phật bình đẳng (Bổn Nguyện Của Chư Phật) tất cả mọi người đều được thưởng thức chung tấ cả món ăn mùi vị thơm ngon.
—————————————–
LƯỢC GIẢI KINH PHÁP HOA – HT THÍCH TRÍ QUẢNG
Phẩm 4: Tín giải
I – LƯỢC VĂN KINH
Tu Bồ Đề, Ca Chiên Diên, Đại Ca Diếp, Mục Kiền Liên thấy Phật thọ ký cho Xá Lợi Phất, liền bạch Phật cảm nghĩ của các ông. Trước kia các ông dù đứng đầu trong hàng Tăng, tuổi đã già, nên đối với đạo Vô thượng Chánh đẳng giác không hề ưa thích. Nay được biết hàng Thanh văn cũng thành Phật, nên tự nghĩ mình không cầu mà được pháp báu vô giá. Ví như có người lúc thơ bé bỏ cha trốn đi, qua mấy mươi năm trôi giạt. Trong khi đó người cha giàu có, tiền của đầy kho, ông thường mong được gặp các con để giao gia tài sự nghiệp. Một hôm, gã cùng tử tình cờ đến nhà ông. Nhìn thấy ông quá sang trọng, anh ta hoảng sợ, liền bỏ chạy trốn. Nhưng ông đã nhận ra cùng tử là con mình, nên sai hai người rượt bắt. Gã cùng tử bị bắt, ngã xuống ngất xỉu. Ông ra lệnh “Lấy nước rưới lên mặt cho gã tỉnh, rồi thả đi”. Sau đó, ông sai hai người tiều tụy, mắt chột chân què đến chỗ gã ở để rủ làm thuê hốt dọn phân rác. Anh ta nghe trả tiền gấp đôi, liền nhận hốt rác ở phía sau nhà ông trưởng giả.
Nhìn thấy con cực khổ, ông thương xót vô cùng. Ông thay quần áo sang trọng, mặc áo thô rách, tay cầm đồ hốt phân, đến gần đứa con. Một hôm, ông bảo: “Con nên tiếp tục làm việc, ông trả tiền thêm, có cần thứ gì, ông sẽ cấp cho và nên coi ông như là cha”.
Lòng gã rất vui mừng, nhưng vẫn nghĩ mình là người làm công hèn hạ. Ít lâu sau, ông gọi gã đến, giao cho quản lý gia tài và được quyền thu xuất đồ đạc trong nhà. Gã rất chu toàn công việc, nhưng vẫn tiếp tục ở chỗ cũ. Trải qua một thời gian, ông trưởng giả biết mình sắp chết liền họp thân tộc và tuyên bố trước mọi người rằng: “Gã cùng tử này là con của ta đã bỏ đi từ lúc thơ ấu. Nay được gặp lại, ta giao gia tài cho nó”. Người con tự nghĩ việc không mong cầu mà được.
Kể xong, Tu Bồ Đề, Ca Chiên Diên, Ca Diếp, Mục Kiền Liên bạch Phật: “Ông trưởng giả ví như Đức Như Lai, chúng con giống như gã cùng tử. Chúng con vì ba thứ khổ ở trong sanh tử, đau đớn mê lầm, chỉ ham ưa pháp Tiểu thừa, làm công việc quét dọn phân nhơ và tự hài lòng với “Cái giá một ngày” đạt được. Đức Như Lai không hề nói chúng con có kho tàng tri kiến, vì Ngài biết ý chí chúng con thấp hèn. Chúng con không biết mình là con của Như Lai, không mong tiếp nối pháp Đại thừa. Đức Như Lai phải dùng phương tiện thuận theo chúng con mà chỉ dạy. Nay tạng báu không cầu mà tự nhiên được”.
———————————————-
II. GIẢI THÍCH
Bốn vị đại đệ tử Ca Diếp, Mục Kiền Liên, Ca Chiên Diên và Tu Bồ Đề nghe xong thí dụ Nhà lửa bằng tánh linh. Các ngài lãnh hội được yếu chỉ của Phật nói trong phẩm Thí Dụ và lý giải sự thấu hiểu của các ngài trên căn bản niềm tin, nên phẩm này mang tên là Tín Giải.
Tín nghĩa là tin, giải là lý giải. Người chỉ tin suông thì dễ sai lầm, lạc vào đường tà kiến mê tín, đưa tới sa đọa trầm luân. Ngược lại, giải giáo lý Phật không bằng niềm tin, thì đời đời kiếp kiếp vẫn mang thân phận con người; vì chỉ sống theo nghiệp lực và kiến chấp thế gian, pháp Phật không tươi nhuận tâm hồn, nên vẫn luôn đau khổ.
Bốn vị đệ tử Phật nương theo pháp Tiểu thừa tu tập, đắc pháp, không bị vật chi phối và an trụ quả vị Niết bàn giải thoát, không mong cầu gì hơn. Các ngài tưởng đó là pháp chân thật. Đến hội Pháp Hoa, các ngài mới thấy sự hiểu biết và chỗ trụ này chưa phải rốt ráo viên mãn. Các ngài giác ngộ rằng sự bình ổn có được là nhờ Đức Như Lai che chở tạo nên. Khi thấy Phật thọ ký cho Bồ tát thành Phật, hàng Thanh văn không bao giờ dám nghĩ mình cũng thành Phật. Họ chỉ muốn theo hầu Phật. Hôm nay, thấy Phật thọ ký cho Thanh văn và tất cả mọi người thành Phật, các ngài bừng sáng, nói lên sự tỉnh ngộ của mình qua thí dụ cùng tử và nhờ Phật xác định sự hiểu biết này có đúng hay không.
Có Phật ấn chứng, mọi việc coi như đúng, vì Ngài thấy suốt được các pháp trong ba đời. Phật đưa ra thí dụ Nhà lửa và bốn vị đệ tử đáp lại bằng dụ cùng tử, thể hiện mối liên hệ cảm thông sâu sắc giữa Ngài và các đệ tử. Dụ Nhà lửa tiêu biểu cho nhà Phật pháp do Như Lai sáng lập. Khi Ngài bỏ đi hay diệt độ, nhà trở thành cũ mục. Con cháu trong nhà trở nên hư hỏng, ám chỉ hiện tượng yếu kém của đệ tử Phật ở thời mạt pháp…….
http://www.chuahuenghiem.net/thu-vien/thu-vien-sach/luoc-giai-kinh-phap-hoa/pham-4-tin-giai/
—————————————
Nam Mô A Di Đà Phật.