Bát Nhã đích thực là phải đích thân chứng, chứng như thế nào? Tức là buông xuống. Khi buông xuống, chúng ta sẽ biết rõ, sẽ hiểu rõ. Nếu không buông xuống, dù hết thảy chư Phật có dạy chúng ta thì vẫn như “gãi ngứa ngoài giày”, không dễ gì thấu hiểu được. Chúng ta buông xuống một phần sẽ thấu hiểu một phần; chúng ta buông xuống hai phần sẽ thấu hiểu hai phần; buông xuống càng nhiều, thấu hiểu càng nhiều hơn nữa. Vì thế, nhất định phải từ buông xuống mới thấy được hiệu quả, đấy gọi là Phật pháp chân chính. Ví như chúng ta đọc trọn khắp Tam Tạng mười hai bộ kinh, đọc đến thuộc lòng, có thể đọc làu làu từ phần cuối đến phần đầu, nhưng không thể buông xuống thì vẫn vô dụng, sự hiểu biết về Phật pháp của chúng ta chỉ là văn tự ngoài da. Thật ra, có hiểu rõ văn tự hay không? Vẫn là chẳng hiểu văn tự! Cần phải thật sự đích thân chứng đến cảnh giới, sau đó, xem văn tự trong các kinh do đức Phật đã giảng, chúng ta mới thật sự hiểu được. Đây chính là chỗ khó khăn trong Phật pháp. Chỗ khó khăn này cũng chính là chỗ dễ dàng của Phật pháp, vì Phật pháp là pháp môn Bất Nhị, khó và dễ không hai. Vì sao nói là khó? Không buông xuống sẽ khó. Học hơn mấy trăm năm, đọc thuộc Tam Tạng mười hai bộ kinh, nhưng chẳng lãnh hội, không hiểu, không phải là khó hay sao? Tại sao nói là dễ? Buông xuống sẽ dễ dàng, đã thật sự buông xuống, dẫu chưa đọc một bộ kinh nào, như Lục Tổ Huệ Năng đại sư chưa từng đọc một bộ kinh nào, nhưng kinh gì Ngài cũng đều hiểu hết, [nên nói] là dễ. Do vậy khó hay dễ là ở chỗ nào? Chỉ là chịu buông xuống hay không mà thôi.
Buông xuống rất khó. Tại sao chúng ta không thể buông xuống? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu. Nhìn thấu là như thế nào? Chúng ta không thật sự hiểu rõ chân tướng sự thật của nhân sinh, chân tướng là gì? Kinh Kim Cang dạy: “Phàm những gì có tướng đều là hư vọng”, “hết thảy pháp hữu vi như mộng, huyễn, bọt, bóng”. Đức Phật dạy chúng ta phải thường quán như vậy. Nói đơn giản, Quán nghĩa là “nghĩ tưởng”. Chúng ta phải thường nghĩ gì? Tất cả hết thảy các pháp đều là không, đều là giả. Chúng ta hãy nghĩ về ngày hôm qua, hôm qua đã trôi qua, vĩnh viễn chẳng trở lại nữa. Nói tới hôm nay thì hôm nay cũng đã qua mất, thật sự là một giấc mộng. Đời người mấy mươi năm ngắn ngủi, chớp mắt đã trôi qua mất. Trẻ nhỏ còn ngây thơ, không biết gì, đến Tết rất vui mừng, náo nhiệt, chúng nó thường mong Tết đến, nhưng mỗi năm phải rất lâu mới đến Tết. Còn người lớn, làm việc cực nhọc, hy vọng ngày tháng trôi qua chậm một chút, nhưng lại cảm thấy mỗi năm đều trôi qua rất nhanh.
Đời người đúng là một giấc mộng, lão hòa thượng thường dạy các bạn đồng tu quán tưởng, phải quán như thế nào? Trước lúc đi ngủ và lúc thức dậy, chúng ta hãy suy nghĩ cặn kẽ lúc ngủ mê có khác gì đã chết rồi hay không? Lúc chúng ta ngủ mê, nếu người ta khiêng thân thể chúng ta đi, chúng ta cũng không hay biết gì hết. Do vậy trên thế gian này có một vật gì là vật của chúng ta hay không? Đúng là ngay cả thân thể này cũng không phải của mình, còn thứ gì là của mình nữa? Có vật gì chúng ta có thể giữ chắc được, có thứ gì chúng ta có thể cất giữ được? Tất cả đều là giả tạm, đều là nhọc lòng lo lắng uổng công! Chúng ta thường gọi đó là “dụng tâm sai lầm”. Khi tỉnh giấc nghĩ lại giấc mộng đêm qua, nghĩ về những cảnh giới trong mộng, sau đó lại nghĩ tới cảnh giới hiện tại có khác gì không? Nếu thường nghĩ như vậy, mỗi ngày đều nghĩ về chuyện này, đối với vạn sự vạn vật trong thế gian này tự nhiên chúng ta sẽ hiểu rõ, sẽ cảm thấy lợt lạt, sẽ chẳng chấp trước nặng nề nữa, sẽ chẳng tranh chấp nữa. Từ đó, sẽ có thể tùy duyên sống qua ngày, thật thà niệm Phật.
Trong một buổi giảng khác, lão hòa thượng có dạy quán tưởng trước khi ngủ như sau: “Khi đức Phật đến tiếp dẫn, trước hết Phật sẽ phóng quang gia trì quý vị, giúp quý vị nâng cao công phu lên gấp đôi. Quý vị hoàn toàn không có công phu sanh Phàm Thánh Đồng Cư Độ, chuyện gì cũng không buông xuống, nhưng khi lâm chung phải buông xuống tất cả. Lúc lâm chung nếu không buông xuống thì Tây Phương Cực Lạc thế giới quý vị sẽ không có phần. Dù có nhiều người trợ niệm, nhưng quý vị không chịu đi, quý vị còn lưu luyến [con cái hoặc tài sản trên thế gian này], quý vị vẫn sẽ tiếp tục luân hồi trong lục đạo, sẽ bỏ lỡ cơ hội vãng sanh trong đời này. Chớ nên không biết chuyện này. Do vậy lâm chung phải buông xuống!
Chuyện lâm chung này thật sự là rất khó, lúc bình thường phải luyện tập. Luyện tập như thế nào? Mỗi tối lúc đi ngủ phải quán tưởng. Quán tưởng như thế nào? Đêm nay tôi ngủ trên giường này sẽ vãng sanh, tôi còn việc gì chưa buông xuống được?
Cái gì cũng không mang theo được, ngay cả thân thể này cũng không mang theo được. Mỗi đêm đều phải quán tưởng như vậy, dần dần sẽ trở thành một thói quen, đến lúc lâm chung nhất định sẽ có hiệu quả. Chẳng có gì có thể mang theo được hết. Tài sản chẳng mang theo được. Quyền thế, địa vị chẳng mang theo được. Danh vọng, tiếng tăm, lợi dưỡng chẳng mang theo được. Tình thân chẳng mang theo được. Trong tâm quý vị phải hiểu rõ. Những thứ quý vị lưu luyến hoàn toàn là vọng tưởng. Nếu quý vị có thể tưởng, nếu tưởng là thiệt, quý vị còn có thể mang theo, vậy thì cũng nên tưởng. Đằng này tưởng cũng vô dụng, hà tất phải tưởng! Thời thời khắc khắc phải nghĩ Phật sẽ đến tiếp dẫn, tôi sẽ đi theo Ngài, hết thảy mọi chuyện trên thế gian này tôi không màng tới, những chuyện đó chẳng liên can gì với mình. Một khi tới Tây Phương Cực Lạc thế giới, muốn gì được nấy, chẳng cần phải bận tâm gì hết. Vật gì tốt đẹp trên thế gian này quý vị cũng mang theo không được. Vật xấu nhất ở Cực Lạc thế giới cũng tốt hơn vật ở đây, không biết là tốt hơn bao nhiêu lần; do vậy Cực Lạc thế giới đích thật rất hấp dẫn, quyến rũ.”
Kinh Kim Cang dạy “hết thảy pháp hữu vi như mộng, huyễn, bọt bóng”, hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian chẳng có thứ nào chân thật. Lão hòa thượng nói lúc còn trẻ Ngài đã có một chút trí huệ, trí huệ từ đâu đến? Lúc lão hòa thượng còn chưa học Phật, mỗi ngày coi báo, trước hết là coi các mục cáo phó, coi hôm nay có người nào qua đời, trong số đó có người già, có người rất trẻ, thật đúng là “trên đường đến suối vàng, già cũng có mà trẻ cũng không ít”. Coi họ đã qua đời, lúc đến thế gian này họ đem theo cái gì, lúc ra đi họ mang theo được gì? Lúc tới trắng tay, lúc đi cũng tay trắng, một chút gì cũng không mang theo được, thế gian này có gì đáng tranh giành, có gì đáng mong cầu? Mỗi ngày coi báo, coi những mục cáo phó này sẽ mở mang trí huệ, công phu niệm Phật sẽ đắc lực. Nếu chúng ta không buông xuống được, hãy coi những mục cáo phó này suốt nửa năm, xem thử chúng ta có buông xuống được hay không!
Hết thảy đều buông xuống, tâm sẽ thanh tịnh, trong tâm trống rỗng, chẳng có gì hết. Biết được tiền tài, sắc đẹp, tiếng tăm, ăn uống, ngủ nghỉ, ngũ dục lục trần trong thế gian này đều là giả, đều là một giấc mộng! Ngay bây giờ chúng ta đang nằm mộng, biết rằng chúng ta đang nằm mộng. Nếu không biết chúng ta đang nằm mộng, coi mộng là thật, thì ngày tháng đó sẽ rất đau khổ. Biết mình đang nằm mộng sẽ giống như Phật, Bồ Tát du hý thần thông, có gì chẳng tự tại? Thật sự có thể tùy duyên, thật sự có thể hằng thuận chúng sanh, thành tựu đạo nghiệp của chính mình. Đạo nghiệp là gì? Tâm thanh tịnh là đạo nghiệp, vạn duyên buông xuống là đạo nghiệp.
Trích từ sách Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật
Trích lục từ giảng ký của Lão Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không
Minh Trí và Mẫn Đạt chuyển ngữ
Như Hòa nhuận văn
A DI ĐÀ PHẬT
khi đọc bài viết này trong tâm con cảm thấy xấu hổ vô cùng, con cũng cảm thấy buồn, sao con không buông xả, con chưa làm được như những gì Phật dạy,thời gian gần đây con còn lơ là việc niệm phật, thời gian đầu con rất siêng năng ngày nào cũng đọc kinh Vô Lượng Thọ và niệm phật, ngày nào con không niệm được là cảm thấy rất bất an, con phải cố gắng niệm dù ít cũng được xong rồi con mới đi ngủ, và trong lúc ngủ con cũng niệm thầm cho đến khi ngủ mê, nhưng sao bây giờ con lại không niệm phật, có phải do oan gia trái chủ của con cản trở không cho con niệm phật hay tại duyên con chưa đến, hay con chưa đủ duyên, hay tại con có quá nhiều tội…xin các liên hữu hãy giúp cho con thức tỉnh, xin hãy giúp con .
Xin chào bạn,mình có đôi lời chia sẻ với bạn như sau.Những ai trong chúng ta nếu đã biết đến tịnh độ và niệm phật thì đã là người có phước báo rất lớn.Bạn đã biết tịnh độ,biết niệm phật là duyên đến rồi,duyên đến thì mình phải nắm lấy.Niệm phật công đức vô lượng,tiêu trừ 80 ức kiếp sinh tử trọng tội,còn đới nghiệp vãng sanh nữa.Oan gia trái chủ nhiều càng phải niệm phật hồi hướng trả nợ cho họ,họ được mình niệm phật hồi hướng trả nợ bớt thì mình dễ tu hơn.Bạn nên quán(hay suy nghĩ) rằng sinh tử là việc quan trọng lắm,không tu ngũ giới thập thiện chắc chắn đọa 3 đường ác vô lượng kiếp khó ra.Chỉ có niệm phật là giúp ta thoát sinh tử.Bạn cũng có thể tìm hiểu nỗi khổ địa ngục ngạ quỷ và so sánh cõi cực lạc để thấy sự kinh khủng nếu không giác ngộ tu tập.Bạn hãy đọc ngay cuốn NIỆM PHẬT THẬP YẾU nó sẽ giải mối nghi cho bạn,tại sao lại lười ko niệm phật và 1 số thắc mắc sau đó,bạn có thể chọn một số phương pháp niệm phật mà cảm thấy phù hợp với mình trong cuốn đó.Có thể bạn niệm hăng quá giống như người ta làm việc hay ăn cơm vậy,phải tính toán vừa sức thì mới lâu dài và hiệu quả được nhé.Bạn có thể tham gia diễn đàn về tịnh độ như trang này chẳng hạn,vào đọc ý kiến giúp mình biết có rất nhiều người đang cố gắng,lấy đó nhắc nhở bản thân và cùng mọi người tu tập.Cố lên bạn nhé,không sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm,bạn đã nhận thấy bản thân lười biếng là tốt rồi niệm phật ngay thôi.Chúc tất cả mọi người cùng nhau cố gắng tinh tấn niệm phật
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật! Xin tán thán công đức của bạn ạ!
Xin chân thành cảm ơn ạ !
Chào Beonhi,cảm ơn những loi chia sẻ of b nhé.B co thể cho m biết làm tn để có được quyển ” Niệm Phật Thập Yếu”được k?:)))
Nam mô a di đà phật.
Bạn lên google tìm nhé,có cả video và bản đọc nhé
Mình tìm được 1 bản pdf quyển ” Niệm Phật Thập Yếu”.Nếu ai cần mà lại chưa tìm được,thì hãy tải về mà đọc
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxV2I1bVZMeUthZDg/view?usp=sharing
A Di Đà Phật! Xin tán thán công đức của Hãy Niệm A Di Đà Phật ạ! Cảm ơn đạo hữu!
A di đà phật.
Cảm ơn bạn Beonhi!
Gửi bạn Hy Vọng
Bạn đang sinh sống ở đâu? mình nghĩ bạn mong có đuợc cuốn Niệm Phật thập yếu thì thế nào bạn cũng sẽ có được , trước đây mình cũng mong có được cuốn Niệm Phật thập yếu, duyên lành đến mình đi chùa tìm được thỉnh về đọc , từ đó biết cách niệm Phật . Chư Phật sẽ gia hộ cho bạn. A DI ĐÀ PHẬT
Đường Về Cõi Tịnh: Xin quý đạo hữu vui lòng tập gỏ tiếng Việt có dấu để người xem dể đọc và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
A di đà phật.
Umk…:).M đang trọ ở Vĩnh Phúc.:).Hi,cám ơn b,b nói vật thì m cũng thấy an tâm hưn và m cũng tin là m sẽ có thể có được cuốn”Niệm Phật Tông Yếu”.:).Mà nếu m k có được thì m cũng k buồn lắm vì m chưa đủ duyên.:)hj
A di đà phật.
M nhầm.:).Là cuốn “Niệm Phật Tông Yếu”,mà cho m hỏi là “Niệm Phật Thập Yếu”có giống “Niệm Phật Tông Yếu”không vậy?:).Hai tên na ná như nhau.:)
Mọi người cho mình hỏi một vấn đề như thế này: Mình hiện làm công việc biên tập thông tin cho một trang mạng bán hàng online, khách hàng muốn bán sản phẩm gì thì mình có nhiệm vụ chỉnh sửa thông tin, thêm thông tin chi tiết sản phẩm trước khi đưa lên website. Có một số sản phẩm là những bức tranh chụp ly rượu, hay những bức hình nghệ thuật mà theo suy nghĩ của mình là phạm tội tà dâm. Mình không muốn phạm tội xúi giục người khác uống rượu, và mình không muốn trợ giúp cho việc bán những sản phấm có hình ảnh gợi lên sự dâm dục ở người khác. Đây là website bán hàng đàng hoàng, bình thường thì bán những sản phẩm là vật dụng, nội thất trong nhà. Họ bán những bức tranh phong cảnh rất đẹp. Nhưng đôi khi họ bán những bức tranh, theo con mắt của họ là nghệ thuật, nhưng mình thấy lại là phạm tội tà dâm.
Mình không muốn phạm tội thấy người khác làm ác, mà mình lại làm theo. Xin mọi người cho mình ý kiến, mình phải làm gì trong trường hợp này, hay là mình phải bỏ công việc này?
Bạn có thể ko cho đăng những quảng cáo rượu,tranh tà dâm kia được ko ?
Gửi bạn Hy Vọng .
Hai cuốn Niệm Phật tông yếu và niệm Phật thập yếu khác nhau , bạn mà có 2 cuốn này đọc thì hiểu về pháp môn Tịnh độ vững vàng , kết hợp việc nghe pháp và niệm Phật thì đường về Tây phương ở trứơc mũi bàn chân .Tổ ẤN QUANG khuyến khích những người mới học Phật như chúng ta nên đọc” niệm Phật thập yếu ” để có niềm tin vửng vàng
cố hòa thượng Thích Thiền Tâm đã dịch ra cuốn này bằng tiếng Việt , “niệm Phật tông yếu ” là ngài Pháp Nhiên thựơng nhân gỉang giải . 2 cuốn khác tên nhưng cùng gỉang giải về Tịnh độ . Mình hiểu được như vậy .
A DI ĐÀ PHẬT
A di đà phật
Cuốn Tổ Ấn quang giới thiệu và cuốn HT Thiền Tâm không phải là một bạn nhé
Chào bạn hoa sữa
Cuốn của Ấn Quang Tổ sư giới thiệu và cuốn do HT Thiền Tâm sáng tác là 2 cuốn hoàn toàn khác nhau.
Chào bạn hy vọng, Niệm Phật Thập Yếu là một quyển sách không thể thiếu đối với người theo pháp môn niệm Phật.
http://tinhdo.net/sachdao/166-niemphatthapyeu.html
A di đà phật.
Chào bạn Thu Bui, hoa sữa và Kinh Luân :))))
Cảm ơn mọi người đã giúp m.:))))
A di đà phật.
M mới tu pháp môn Tịnh độ,nhưng m k biết nghe giảng như thế nào,có phải là nghe các bài pháp của PS.Tịnh Không phải không ạ?.M k biết nên nghe như thế nào cho hợp với căn cơ và để m nghe mãi đến cuối đời.:)))))
Chào hy vọng
Bạn có thể nghe theo thứ tự ở trang web này http://www.tinhtonghochoioregon.org/news_guidelines.php các bài giảng được xếp theo thứ tự thừ thấp lên cao dần
Cho con hỏi:bồ đề như trăng trong nước,muốn lấy mà không được.phiền não như ảnh theo hình muốn bỏ mà không xong.là sao?xin thầy cho con ví dụ để dễ hiểu.
A Di Đà Phật
Xin chào bạn Nguyên!
Chúng sanh nào cũng có sẵn Phật tánh, đều có thể thành Phật, đó là hạt giống Bồ đề có sẵn trong tâm thức (ánh trăng) nhưng vì từ vô thủy kiếp đến nay chúng ta đã tạo vô lượng tội nghiệp, bị vô minh che lấp nên không dễ gì tìm lại hạt giống bồ đề.
Phiền não là giả tạo (ảnh) nhưng bởi vì nó quá sâu dày, trở thành tập khí nên ta không dễ dàng dứt trừ.
Vài dòng sơ sài, hoan hỷ!
Nam mô A Di Đà Phật
Chào bạn nguyên
Bồ đề như trăng trong nước, muốn lấy mà không được. Thì đơn giản như vậy đi, ví dụ như chuyện tình cảm. Anh chàng ấy yêu cô gái ấy nhưng mà cô gái ấy lại không yêu anh ta, anh ta làm đủ mọi cách cũng không thể có được tình cảm của cô gái. Thì cũng như vậy, việc cầu chứng quả bồ đề cũng không nên gượng ép mà ta cứ tinh tấn tu hành, cái gì đến nó sẽ tự đến mà thôi.
Phiền não như ảnh theo hình, muốn bỏ mà không xong. Ảnh ở đây nghĩa là bóng, phiền não giống như là cái bóng vậy. Muốn bỏ nó đi mà lại không thể nào bỏ đi được. Phiền não nó cũng như vậy, chúng ta đừng cố gắng diệt bỏ nó đi làm gì để rồi phiền não lại càng sinh phiền não. Mà hãy bình tâm lại nhìn nhận sự tồn tại của nó, thừa nhận nó và chuyển hóa nó bằng các phương pháp tu hành. Ý của 2 câu này là ta không nên gượng ép bắt mọi thứ phải theo ý mình mà cứ để mọi thứ trôi theo dòng chảy của tự nhiên, không nên mong cầu chứng đắc mong cầu diệt phiền não.
Chỉ là kiến giải bản thân nên không giám bảo đảm đúng sai. Nam Mô A Di Đà Phật.
Cám ơn mọi người