Trên sảnh đường, hai người đang nói chuyện râm ran, chủ nhân liền nói với Liên Ngọc Thành: “Khó mà có dịp anh từ xa đến thăm, nhất định phải thết đãi anh một bữa!”
Liên Ngọc Thành vội vàng nói: “Chỗ thân thích với nhau mà bày vẽ làm chi như thế!”
Đoạn, Ngọc Thành nghe người thân bàn bạc định giết một con gà để làm bữa cơm trưa, liền vội vã đến nói với chủ nhân: “Tôi đang ăn chay, xin anh đừng sát sinh!”
“Đã ăn chay, thì thôi vậy”. Chủ nhân không còn cách nào khác đành phải nói thế.
Sau khi dùng bữa cơm thanh đạm xong, ngồi nói chuyện được một lát thì Ngọc Thành cáo từ: “Người nhà đang trông đợi, cho phép tôi được cáo lui! Hết lòng cảm tạ sự chiêu đãi hôm nay của anh”.
Thế rồi ông từ biệt ra về, đi đến một bến sông, thì thấy con đò sắp rời bến, liền vội vã bước lên đò. Hốt nhiên, ông thấy trên bờ có một ông lão đầu tóc bạc phơ nói lớn lên rằng: “Trên thuyền có một người không ăn chay mà nói dối là mình ăn chay, nhất định đừng có chở y!”
Những người trên đò nghe thế lấy làm kỳ quái, liền cật vấn nhau xem chung cục người đó là ai. Bấy giờ Ngọc Thành bèn lên tiếng: “Đúng đó! Chính tôi đây! Chẳng qua là gặp việc cấp bách bất đắc dĩ tôi phải nói dối như vậy, nhưng mà sự dụng tâm không phải là xấu! Nhân vì người bà con chuẩn bị giết gà để khoản đãi, cho nên tôi mới nói dối là mình đang ăn chay để tránh sự sát hại không cần thiết”.
Thế nhưng mọi người trên đò không lượng xét tình cảnh của ông mà tha thứ, họ bèn hè nhau lôi ông lên bờ.
Lúc ấy, ông bèn để ý tìm xem ông già đầu bạc lắm chuyện kia là ai thì không còn thấy bóng dáng của ông ta đâu nữa. Thế rồi, ngoái nhìn lại chiếc thuyền vừa rời bến, thì lúc này nó đã ra đến giữa dòng sông, bỗng nhiên một trận cuồng phong nổi lên, vì gió thổi quá mạnh nên chiếc đò ấy liền bị lật úp.
Cứu một con gà, nhưng nghiễm nhiên thành ra tự cứu tính mạng mình, đây quả thật là một việc làm mà lúc đầu không thể ngờ tới.
Trích từ Cứu vật phóng sinh
Tác giả: HT Tịnh Không
Dịch giả: TT. Thích Phước Sơn
Video giảng sư: Ni sư thích nữ Như Lan
Video trích từ bài pháp Năm Thánh Đức Của Người Cư Sĩ
Thân Như Lai vi diệu đoan nghiêm
Thế gian không ai sánh kịp được
Sáng ngời vô lượng khắp mười phương
Nhựt nguyệt hỏa châu lu mờ cả.
Thế Tôn diễn thuyết một âm thanh
Tùy loại hữu tình thảy thông hiểu
Lại hay hiện sắc thân đẹp đẽ
Tùy loại chúng sanh đều thấy rõ.
Nguyện con thành Phật có tiếng tốt
Đưa Pháp âm đến vô biên cõi,
Tuyên dương pháp: Giới, định , tinh tấn.
Thông đạt rộng sâu pháp nhiệm mầu
Trí huệ rộng lớn như biển cả
Nội tâm thanh tịnh dứt trần lao
Ra hẳn vô biên đường ác thú
Mau đến Bồ đề bờ cứu cánh.
Vô minh tham sân đều dứt sạch
Tuyệt hẳn vọng hoặc, đắc tam muội
Như vô lượng Phật đời quá khứ,
Làm đại Đạo soi khắp quần sanh,
Hay cứu tất cả sự khổ não
Sanh già bịnh chết của chúng sanh.
Thường tu bố thí, giới, nhẫn nhục
Tinh tấn, định, huệ sáu Ba la.
Hữu tình chưa độ khiến được độ,
Kẻ đã độ rồi khiến thành Phật.
Giả sử cúng dường hằng sa Thánh,
Không bằng kiên dõng cầu Chánh giác.
Nguyện an trụ vào Tam ma địa
Hằng phóng hào quang chiếu khắp nơi
Chạm đến được vào nơi thanh tịnh,
Thù thắng trang nghiêm không ai bằng
Chúng sanh luân hồi trong các cõi,
Mau về cõi con hưởng an lạc.
Thường vận từ tâm cứu hữu tình,
Độ tận vô biên chúng sanh khổ.
Con nguyền quyết định kiên cố tu,
Xin Phật thánh trí chứng biết cho,
Dù cho thân nát trong các khổ,
Nguyện tâm như vậy thề không thối.
A Di Đà Phật
xin cho mình hỏi là đoạn này trích từ bộ kinh điển nào vậy các cư sĩ ?
Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng,
Bá thiên vạn ức Phật, Hằng hà sa số Phật,
Vô lượng công đức Phật, Phật cáo A-nan ngôn,
Thử kinh đại-thánh, Năng cứu ngục tù,
Năng cứu trọng bịnh, Năng cứu tam tai bá nạn khổ .
Nhược hửu nhơn tụng đắc nhất thiên biến,
Nhứt thân ly khổ nạn,
tụng đắc nhứt vạn biến, Hiệp gia ly khổ nạn,
Nam Mô Phật Lực oai, Nam Mô Phật lực hộ ,
Sử nhơn vô ác tâm, Linh nhơn thân đắc độ ,
Hồi quang Bồ-tát, Hồi thiện Bồ-tát,
A nậu đại thiên-vương, Chánh-điện Bồ-Tát ,
Ma kheo ma kheo. Thanh tịnh Tỳ-kheo,
Quán sự đắc tán, Tùng sự đắc ưu,
Chư Đại Bồ-Tát, Ngủ-bá A-La Hán,
Cứu-độ đệ-tử và tất cả chúng sanh,
Nhất thân ly khổ nạn,
Tự ngôn Quán-Thế-Âm Bồ-Tát ân lạc bất tu giãi,
Cần đọc bá thiên vạn biến, tai nạn tự nhiên đắc giải thoát.
Tín thọ phụng hành. Tức thuyết chơn-ngôn viết:
Kiêm Bà Kiêm Bà Đế,
Cầu Ha Cầu Ha Đế,
Đà Ra Ni Đế, Ni Ha Ra Đế,
Tỳ Lê Nễ Đế, Chơn Lăng Càng Đế, Ta Bà Ha .
Nam mô A Di Đà Phật
Chào bạn Gia Gia
Bài kinh trên nằm trong “Phương đẳng bộ” là một bộ kinh đại thừa của Phật giáo. Trong kinh này có nói là “năng cứu ngục tù, năng cứu trọng bệnh, năng cứu tam tai bá nạn khổ” tụng 1000 biến thì bản thân hết khổ nạn, bệnh tật, tụng 1 vạn biến thì gia đình hết khổ nạn bệnh tật. Đây chính là hạnh nguyện cứu khổ của Bồ tát Quán Thế Âm. Thực ra trong bài kinh mà bạn đã trích dẫn thiếu hai câu sau: Nam mô đại từ đại bi quảng đại linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. Nam mô cứu khô cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát. Sau đó mới đến câu: Bá thiên vạn ức Phật.vv…
Hiện mình đang trì tụng mỗi này 21 biến, dự định tụng 1000 biến, hiện đã tụng được 210 biến. Bệnh xoang của mình dùng đủ loại thuốc mà không đỡ. Nhưng bây giờ sau khi tụng 210 biến và niệm Phật hàng này thì đã đỡ phần nào, hơi thở trước đây rất hôi thối nay đã đỡ hôi, mặc dù chưa khỏi hẳn nhưng đã có chuyển biến rất khả quan. Nếu bạn Gia Gia có duyên với bài kinh này thì nên trì tụng chẳng những có ích cho mình mà còn có thể cứu khổ cho gia đình bạn.
Bạn xem giảng nghĩa kinh trong ĐC: http://www.daotam.info/booksv/QuachVanHoa/ChuGiaiDiLacChonKinh&KinhCuuKho/chugiai-kck.htm
A Di Đà Phật
KINH QUÁN ÂM CỨU KHỔ bạn nhé
mình biết là họ gọi kinh quán âm cứu khổ , nhưng kinh điển thì k thể nào chỉ có mấy câu vậy thôi , nên mình mới muốn hỏi là đoạn đó trích ra từ cuốn kinh nào .
Nam mô a di đà phật
Xin thiện tri thức giảng rõ”
Nguyện an trụ vào Tam ma địa
Hằng phóng hào quang chiếu khắp nơi
Chạm đến được vào nơi thanh tịnh,
Thù thắng trang nghiêm không ai bằng
ý nghĩa thế nào?
tại sao nói “chạm vào nơi thanh tịnh”?
chẳng lẽ mặt trời bình đẳng không chiếu sáng kẻ mù đui ư?
A di đà phật
A Di Đà Phật
Mình tạm giải thích như thế này
Tam ma địa còn gọi là chánh đinh,tam muội,hay còn gọi là Tịch. Tịch là chẳng sanh chẳng diệt,có sanh diệt thì chẳng phải là Tịch. Tịch là là không tăng không giảm,có tăng giảm thì chẳng phải là Tịch.Tịch là không khởi vọng niệm,khộng loạn động.Có khởi vọng niệm,có loạn động thì chẳng phải là Tịch. Tịch là cái thể thường trụ lúc nào cũng như thế,không bị lay động.
Trong cái thể thường trụ sẽ thế sẽ phát ra cái đại dụng lớn,đó là ánh sáng Vô Lượng Quang chiếu khắp mọi nơi.Tỷ dụ như mặt trời đứng lặng chiếu soi khắp hư không. Mặt trời đứng lặng là chỉ cái thể Tịch thường trụ,ánh sáng mặt trời chiếu soi khắp nơi là cái dụng của cái thể Tịch ấy.
Tại sao nói “chạm vào nơi thanh tịnh”?
Nơi thanh tịnh,nếu nói về tâm thì đó là tâm thanh tịnh tức là chân tâm của chúng sanh,không phải là vọng tâm.Nếu nói về cõi thì là cõi thanh tịnh tức là cõi Cực Lạc
Câu này muốn nói đến sự khác biệt giữa ánh sáng Vô Lượng Quang với các thứ ánh sáng khác.Ánh sáng mặt trăng,mặt trời là thứ ánh sáng hư vọng do nghiệp lực của chúng sanh chiêu cảm biến hóa ra cho nên sức chiếu của nó có hạn,nó không thể chiếu soi khắp mười phương được mà chỉ chiếu soi được trong một khoảng thời gian,không gian mà thôi.Không một thứ ánh sáng nghiệp lực nào có thể chiếu soi chạm đến được mảnh đất chân tâm.Bởi vì trong chân tâm tuyệt đối không có 1 thứ gì hư vọng cả,nhật nguyệt còn không có thì làm gì có ánh sáng của nhật nguyệt.Chỉ có 1 thứ ánh sáng chạm được đến được nơi đó,chính là Vô Lượng Quang.Điều đó muốn nói Vô Lượng Quang không phải là thứ ánh sáng hư vọng. Vô Lượng Quang vốn là bản thể của chân tâm thanh tịnh,là thứ sẵn có trong mỗi chúng sanh .Vì thế nếu chúng sanh nương theo ánh sáng Vô Lượng Quang thì sẽ đến được nơi thanh tịnh,theo các thứ ánh sáng khác thì không đến được.
Từ trong ánh sáng Vô Lượng Quang ấy mà hiện ra y báo và chánh báo trang nghiêm thù thắng của cõi Cực Lạc.
Vô Lượng Quang chính là A Di Đà Phật.Nương theo ánh sáng Vô Lượng Quang chính là niệm danh hiệu A Di Đà Phật
-Đó chỉ là vài lời chia sẻ,còn nếu bạn muốn hiểu chính xác câu kệ này,thì hãy niệm Phật,vãng sanh Cực Lạc ,gặp đức Phật A Di Đà mà hỏi ngài.Bởi vì đây chính là bài kệ mà Phật A Di Đà khi còn là Pháp Tạng Tỳ kheo đến trước đức Phật Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, đảnh lễ quỳ gối chắp tay tán thán phát đại thệ nguyện mà nói kệ
A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật Kinh Cứu Khổ của Đạo Cao Đài thường Tụng là Bài Kinh Bạn hỏi đó A Di Đà Phật
nói vậy là k phải kinh của đạo phật đọc à? -_- mình đâu có biết..
Chào bạn Hoa sữa. Liên Hoa thiết nghĩ đoạn bạn hỏi ở trong Kinh Vô Lượng Thọ có nói ” chạm đến được vào nơi thanh tịnh” có nghĩa là Hào Quang của đức Phật A Di Đà vô lượng thù thắng nhất trong tất cả các ánh sáng và ánh sáng của ngài chiếu khắp tam thiên đại thiêm thế giới và hằng hà sa thế giới khắp mười phương. Có nghĩa là ngay cõi ta bà chúng ta đây cũng được ánh sáng từ bi của ngài phủ trùm, nhưng vì sao chúng ta không thấy được chỉ do vô minh nghiệp chướng sâu dày thôi. Còn lòng từ bi rộng lượng của ngài là ko ngăn ngại và bình đẳng tất cả. Chỉ cần tâm ta thanh tịnh thì nhất định sẽ chạm được vào, sẽ cảm được quang minh ấy. Nó là thanh tịnh và bình đẳng với tất cả chúng sinh. Liên Hoa ko tự nhận mình là bậc thiện tri thức gì cả, chỉ nói ra những hiểu biết của mình có gì sai cũng xin sám hối. A Di Đà Phật…
Bạn có thể lên mạng nghe giảng kinh Vô Lượng Thọ của đại đức Thích Giác Nhàn để hiểu rõ ạ. Mong hoan hỉ.
A di đà phật.
Tâm con không luôn luôn được ổn định,mùi vị an lạc mà con cảm nhận được chỉ thi thoảng rồi biến mất,có khi con cảm thấy rất gần phật,có khi lại k,có lúc con cảm nhận dk câu phật hiệu,nhưng có thời lại k,…con nghĩ hình như là con tu tại gia,nhiều cám dỗ quá,ồn ào,tấp nập và con lập thời khóa niệm phật thì chỉ duy trì đều đặn dk trong mấy ngày r lại bị ngịch duyên,ng khác cản(tức là yêu cầu con đi đây,làm nọ).Những lúc cảm giác xa phật con buồn lắm vì công phu của m lên xuống thay phiên.Con k pít con đang ở giai đoan nào,trạng thái nào mà lại như vậy.Nếu v con vẫn cứ niệm phật đi phải không ạ?những lúc như vậy con thấy chán nản.:)Các vị hãy cho con lời khuyên với ah.
A di đà phật.
A Di Đà Phật! Mình mới niệm Phật thôi và còn một chuyện chưa hiểu, mong các đạo hữu hoan hỉ chỉ bảo ạ!
Tu hành theo kinh Vô Lượng Thọ là sao ạ, có phải mình nên nghe băng đĩa giải nghĩa kinh Vô Lượng Thọ không! Và nếu vậy thì mình nên xem trọn bộ ở đâu ạ! A Di Đà Phật!
Xin chào bạn Niệm Phật.
Theo mình thì bạn hàng ngày phải nghe giãng Kinh Vô Lượng Thọ ở đây http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/VTVoLuongTho10.htm
Và nếu được thì bạn hay học thuộc kinh và làm theo những lời trong kinh dạy.
Chúc bạn tinh tấn và hỹ lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Cảm ơn đạo hữu mong bạn tinh tấn! Vãng sanh Tây Phương!
Chào bạn Niệm Phật. Tu hành theo kinh Vô Lượng Thọ có nghĩa là sao?. Vô Lượng Thọ là tên của Đức Phật A Di Đà. Nếu bạn niệm A Di Đà Phật có nghĩa bạn muốn quy y quay về nương tựa theo cảnh giới của ngài khi xả bỏ báo thân này tức là cảnh giới Tây Phương Cực Lạc đấy ạ! Khi bạn tụng đọc và xem kinh nghĩa là bạn đang dần hiểu rõ về cảnh giới Tây Phương thù Thắng. Và như vậy người niệm Phật sẽ hiểu rõ và tin tưởng hơn về cảnh giới cũng như danh hiệu A Di Đà Phật. Ở Việt Nam mình có thầy Thích Giác Nhàn ở Tịnh Thất Quan Âm đi sâu vào pháp môn Tịnh Độ và giới thiệu rất sâu về cuốn kinh Vô Lượng Thọ bạn nên tham khảo ạ. Trên website voluongtho.vn hoặc vào youtube cũng được.
Mong bạn được nhiều lợi lạc ạ. A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật! Cảm ơn đạo hữu chỉ dẫn ạ, mong bạn thường tinh tấn, an lạc, vãng sanh Tây Phương!
Gửi bạn Hy Vọng .
Tổ Ấn Quang dạy nếu mình bận bịu không có thời gian thì hãy dùng pháp thập niệm, điều chủ yếu la` phải nhiếp tâm , dùng tâm để nhớ ,bạn nên nghe những bài pháp củaTo^? ẤN QUANG thì sẽ hiểu rõ, pháp niệm Phật lúc nào cũng niệm được , bạn bị bắt đi đây, làm nọ nhưng trong tâm cũng thầm niệm được mà , ta bà khổ qúa mà phải không , nhiều cám dỗ , cố gắng lên Hy Vọng ơi , có thời gian rảnh rổi nên đọc lời khai thị của Tổ ẤN Quang , những bài giảng của cư sỉ Diệu Âm Úc Châu để vững niềm tin vào pháp môn Tịnh đô.
Vào web http://www.tinhthuquan.com nghe giảng thì mới vững niềm tin , khi hiểu rồi thì dù ai bắt mình làm này làm nọ mà mình vẫn niệm Phật thầm được mà . vài lời chia sẽ cùng bạn
Xin thường niệm: Nam Mô A Di Đà Phật.
Thoát Chết Nhờ Tha Mạng Sống Nhền Nhện
Trích từ bài pháp Bốn Điều Quan Trọng Với Người Niệm Phật
Giảng sư: ni sư thích nữ Như Lan
Kỳ diệu qúa !!!Nếu ngừơi đó giết bé nhện đó thì tính mạng của ngừơi đó e rằng cũng không giữ được.
Thưa quý thầy trong ngũ giới có điều cấm là không được nói dối mà người này đã nói dối để cứu vật nên vừa bị quả báo xấu vừa nhận được quả báo tốt.Quả báo nói dối là anh ta sẽ chết chìm ở con thuyền còn quả báo tốt là được cứu không lên thuyền có phải không ạ?
Đãi vật vật trả ơn
Một người dùng Twitter có nickname yamapii0509, sống tại Nhật Bản cho hay, vào một ngày nọ, cô vô tình bắt gặp một chú gấu mèo đang trong tình trạng bị bỏ đói. Cảm thấy đáng thương nên cô đã mời chú ta vào nhà mình và đãi một bữa ăn thịnh soạn gồm thức ăn và nước uống của bọn mèo trong nhà. Vì quá đói nên khi được cho ăn chú ta tỏ vẻ rất thích thú và không nỡ từ chối lời mời hấp dẫn này.
Chú gấu mèo bẽn lẽn xà vào tô thức ăn. (Ảnh qua quiznhe)
Sau đó vài hôm, trong lúc mở cửa đi ra ngoài, cô gái bỗng phát hiện trước cửa nhà có mấy hạt dẻ được ai đó bỏ lại trên mặt đất. Và liên tục mấy ngày sau nữa, đều đặn ngày nào cũng có hạt dẻ được đặt sẵn trước cửa nhà cô, lúc nhiều lúc ít nhưng ngày nào cũng có.
Hạt dẻ đặt trước cổng nhà. (Ảnh qua quiznhe)
Cảm thấy kỳ lạ, cô gái liền nhìn quanh quất xung quanh để tìm xem người tốt bụng nào đã làm chuyện này thì bất ngờ trông thấy “người ấy” đang thập thò trong bụi cây gần nhà. Lúc này cô gái mới vỡ lẽ hóa ra chú gấu mèo kia đã vào tận rừng nhặt hạt dẻ về để tặng lại cho cô, nhằm trả ơn vì bữa ăn hôm nọ.
Hóa ra người tốt bụng ấy lại là một chú gấu mèo. (Ảnh qua quiznhe)
Câu chuyện này khiến cư dân mạng vô cùng thích thú, và chỉ trong vài ngày nó đã nhận được hàng ngàn lượt like và retweet của nhiều người.
Gấu mèo có khả năng ghi nhớ rất tốt, có thể lên tới 3 năm, nghĩa là toàn bộ quãng đời của chúng. Chính vì thế không khó để giải thích cho sự việc vì sao những chú gấu mèo luôn nhớ ơn và trả ơn những ai đã từng giúp đỡ cho chúng.
Chúc Di (theo tinhhoa.net)