Khi niệm Phật chưa được nhứt tâm, tuyệt đối không nên khởi vọng niệm mong muốn thấy Phật. Khi được nhứt tâm rồi, khi đó tâm cùng Phật hợp nhau, tâm cùng đạo hòa nhau, thì muốn thấy Phật sẽ được thấy, chẳng thấy Phật thì cũng không ngăn ngại. Còn như gấp muốn thấy Phật, tâm niệm lăng xăng do vì muốn thấy Phật lâu ngày cố kết nơi tâm sẽ khiến thành bệnh nặng. Bấy giờ oan gia nhiều đời nương nơi vọng tưởng thô tháo này, hiện làm thân Phật để trả ốn đời trước. Người tu chỉ cần nhứt tâm, lo gì không thấy Phật.
Trì danh niệm Phật cần lấy sự tinh chuyên làm chủ. Nếu khi chưa được nhứt tâm, không nên đem vọng tâm thô tháo cầu có sự cảm thông. Tâm nếu được chuyên nhứt thì tự có sự cảm thông không thể nghĩ bàn. Đã có cảm thông, tâm lại càng tinh nhứt.
Người niệm Phật phải thường xuyên giữ vững tâm niệm cầu vãng sanh, khi báo thân chưa dứt, thì cũng cứ tuỳ duyên mà sống. Nếu gấp vãng sanh, ví như công phu đã thuần thục thì không sao, còn như công phu chưa thành thục mà vọng tâm chấp cầu sẽ trở thành ma cảnh. Vọng niệm này một khi kết thành khối thì nguy hiểm vô cùng.
Trì danh Niệm Phật mà tâm chẳng qui nhứt, cần phải nhiếp tâm tha thiết mà niệm, thì mới có thể quy nhứt. Pháp nhiếp tâm không gì hơn là “chí thành khẩn thiết”. Nếu tâm chẳng chí thành mà muốn nhiếp thì không thể được. Đã nhiếp tâm rồi mà chưa thuần nhất thì cần phải lắng tai mà nghe cho thật kỹ tiếng niệm Phật. Không luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, tất cả đều phải “niệm niệm từ tâm khởi, tiếng phát ra nơi miệng, rồi tiếng niệm lại vào tai”. Tâm và miệng niệm được rành rẽ, tai nghe cũng rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm như vậy thì vọng niệm tự dứt.
Trích từ sách Chân Thật Niệm Phật Cực Lạc Hiện Tiền
Thích Thiện Phụng
Từ khi mình biết đến phật pháp thì mình đã không còn mê tín nữa.nhưng khổ nỗi thây nhà mình không tin phật pháp.toàn tin vào đạo nho giáo nào là nói tuổi cọp lấy tuổi cọp không được
Thầy Ấn Quang dạy là chưa được nhất tâm thì không nên cầu thấy Phật vì sợ vọng niệm khởi thì ma dựa vào phá rối, nhưng trong thời khóa niệm Phật con có đọc bài phát nguyện văn của ngài Liên Trì, có câu: “Nguyện khi thiền quán, hoặc lúc mộng mơ, được thấy thân vàng, A Di Đà Phật,…” và hình như các bài phát nguyện khác hầu như đều có nguyện như vậy, điều này có hợp lý không?. Con mới học Phật, chưa thông hiểu lý, xin được khuyên dạy chỉ giáo thêm ạ.
Chào Ngọc Ánh
Chúng ta nên hiểu rõ ràng về sự khác biệt giữa mong cầu mong muốn, với phát nguyện. Hai cái này tuy có vè là nó giống nhau nhưng mà lại là khác nhau. Lấy ví dụ đơn giản về việc phát nguyện: Có 1 cậu bé vì được chữa khỏi bệnh nan y. Cậu bé ước mơ sau này trở thành bác sĩ nên cố gắng học tập và rồi đạt được kết quả như ý nguyện là trở thành bác sĩ. Tức nguyện là mục đích ban đầu, nhưng kết quả là do sự nỗ lực tinh tấn tu hành của bản thân mà có được. Còn mong cầu nó giống như việc thắp nhang cầu thần tài thổ địa buôn bán đắt hàng vậy, không nỗ lực mà lại mong muốn hưởng quả được sự trợ giúp từ 1 ai đó vậy.
Kiến giải bản thân nên nhiều chỗ còn chưa hợp lí lắm. Nam Mô A Di Đà Phật.