Hết thảy chúng sanh từ vô thỉ kiếp đến nay trôi lăn trong lục đạo, chẳng có nghiệp gì chưa tạo. Nếu không có tâm tu hành, đâm ra chẳng cảm thấy có ác niệm kỳ lạ khác thường; nhưng nếu phát tâm tu hành thì ý niệm đó càng nhiều hơn (sẽ cảm thấy có nhiều ác niệm hơn). Đó là do chân vọng giao xen hiện ra, chứ không phải là lúc trước không có nên chẳng hiện ra! Lúc đó, hãy nên tưởng A Di Đà Phật hiện ra trước mặt mình, chẳng dám móng lên một tạp niệm hay vọng tưởng nào, chí thành khẩn thiết niệm danh hiệu Phật. Hoặc niệm nhỏ tiếng, hoặc niệm thầm. Phải từng chữ từng câu, trong tâm niệm khởi lên rõ ràng rành rẽ, miệng niệm ra tiếng rõ ràng rành rẽ, tai mình nghe tiếng mình niệm rõ ràng rành rẽ. Nếu có thể thường niệm như vậy thì hết thảy tạp niệm liền có thể tiêu mất. Khi tạp niệm khởi lên, cứ dốc hết toàn bộ tinh thần niệm Phật, chẳng để cho tạp niệm tung hoành trong tâm mình. Nếu có thể thường niệm như vậy thì ý niệm tự nhiên thanh tịnh. Khi tạp niệm vừa phát khởi giống như một người chống chọi vạn người, chẳng thể dụng tâm lơ là. Nếu không, sẽ bị nó làm chủ, mình sẽ bị hại. Nếu cố hết sức để chống chọi, nó sẽ bị ta chuyển, tức là chuyển phiền não thành Bồ Đề. Nếu quý vị có thể dùng vạn đức hồng danh của Như Lai để đối trị [vọng niệm], lâu dần tâm sẽ được thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh thì vẫn niệm như vậy, không thể buông lỏng, ắt nghiệp chướng tiêu trừ, trí huệ mở mang. Tâm trọn chớ nên hấp tấp vội vàng. Bất luận là ở nhà hay ở chùa, nhất định phải là kính trên, nhường dưới, nhẫn điều người khác không thể nhẫn, làm điều người khác không thể làm; giúp đỡ người ta, thành toàn cho kẻ khác. Khi tịnh tọa thường nghĩ tới lỗi của mình, khi trò chuyện đừng nói tới thị phi của người khác. Đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, từ sáng tới tối, từ tối tới sáng niệm câu Phật hiệu đừng cho gián đoạn, hoặc niệm nhỏ tiếng, hoặc niệm thầm. Trừ việc niệm Phật ra, chẳng khởi ý niệm khác. Nếu vọng niệm vừa khởi, liền diệt trừ nó. Thường khởi tâm xấu hổ, thường khởi tâm sám hối. Dù có tu trì, cứ cảm thấy công phu của mình còn rất kém, chẳng tự khoa trương. Chỉ bận tâm chuyện của mình, không lo chuyện của người khác. Chỉ nhìn vào mặt tốt, chẳng xét tới mặt xấu. Coi hết thảy mọi người đều là Bồ Tát, chỉ có mình là phàm phu. Nếu quý vị có thể y theo lời tôi nói mà làm theo, chắc chắn sẽ vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Nếu khi niệm Phật, tâm khó quy nhất, hãy nên nhiếp tâm khẩn thiết niệm sẽ có thể quy nhất. Pháp nhiếp tâm không gì chẳng bắt đầu từ chí thành khẩn thiết. Nếu tâm không chí thành, muốn nhiếp rất khó. Đã chí thành rồi mà còn chưa thuần nhất, hãy nên nhiếp nhĩ căn và lắng nghe. Bất luận niệm ra tiếng hay niệm thầm đều phải niệm từ tâm khởi, âm thanh niệm từ miệng phát ra rồi trở vào tai. Niệm thầm tuy không nhép miệng ra tiếng, nhưng trong ý niệm cũng có tướng miệng niệm. Tâm và miệng niệm cho thật rõ ràng, tai nghe thật rõ ràng, nhiếp tâm như vậy, vọng niệm tự dứt. Nếu vọng niệm vẫn trào dâng chẳng dứt, nên dùng pháp thập niệm ghi số, dùng toàn thể tâm lực dồn sức vào một câu Phật hiệu này, tuy muốn khởi vọng, nhưng sức của nó cũng sẽ yếu bớt. Đó là diệu pháp rốt ráo để nhiếp tâm niệm Phật. Chư vị hoằng dương Tịnh Độ thời xưa chưa đề ra là vì người đời xưa căn tánh bén nhạy, chưa cần đến pháp này cũng có thể nhiếp tâm quy nhất. Do vì Quang (“Quang” là lời đại sư Ấn Quang tự xưng) khó chế phục tâm, nên mới biết sự mầu nhiệm của pháp này. Quý vị nên sử dụng lâu ngày sẽ biết lợi ích của nó, xin chia sẻ cùng những người độn căn đời sau, để cho vạn người tu vạn người vãng sanh vậy.
Pháp thập niệm ký số là khi niệm Phật, niệm từ câu thứ nhất tới câu thứ mười phải niệm cho thật rõ ràng, phải ghi nhớ từng câu cho rõ ràng. Niệm tới câu thứ mười xong, bắt đầu đếm trở lại từ câu thứ nhất, chứ đừng niệm tiếp tới hai mươi, ba mươi. Vừa niệm vừa ghi nhớ số, đừng lần chuỗi, chỉ dùng tâm ghi nhớ số câu mình niệm. Nếu nhớ mười câu khó quá, có thể chia thành hai đoạn: từ một đến năm và từ sáu đến mười. Nếu vẫn thấy khó thì nên chia thành ba đoạn: từ một đến ba, từ bốn đến sáu, từ bảy đến mười. Niệm cho rõ ràng, ghi nhớ số rõ ràng, nghe tiếng mình niệm rõ ràng, vọng niệm sẽ chẳng xen vào được, niệm lâu dần sẽ được nhất tâm bất loạn.
Nên biết pháp thập niệm này so với pháp niệm mười hơi buổi sáng và mười hơi buổi tối giống nhau ở chỗ cả hai đều nhiếp tâm dứt vọng niệm, nhưng cách dụng công hoàn toàn khác nhau. Pháp niệm mười hơi sáng tối là niệm hết một hơi kể là một niệm, bất luận trong một hơi đó niệm được bao nhiêu Phật hiệu. Còn pháp thập niệm ký số này tính một câu Phật hiệu là một niệm. Pháp niệm mười hơi là chỉ niệm mười hơi mà thôi, đừng niệm tới hai chục, ba chục hơi sẽ tổn khí và thành bịnh. Còn trong pháp thập niệm ký số này, niệm một câu Phật hiệu, tâm ghi nhớ một câu; niệm mười câu Phật hiệu, tâm mình biết đã niệm mười câu. Từ một tới mười, dù cho một ngày niệm tới cả vạn câu cũng phải đếm số, đếm số từ một tới mười như vậy. Không chỉ có thể dứt trừ vọng niệm, lại còn có thể dưỡng thần. Niệm nhanh hay chậm đều được, từ sáng tới tối khi nào niệm cũng được. So ra, lợi ích hơn cách niệm lần chuỗi rất nhiều. Niệm lần chuỗi mệt thân, động trí, còn niệm ghi số này thân khỏe, tâm an. Khi làm việc khó ghi nhớ số thì nên khẩn thiết niệm và không đếm số. Khi làm việc xong, tiếp tục niệm theo cách ký số. Cứ tiếp tục niệm theo cách ký số, chuyên chú vào câu Phật hiệu. Đại Thế Chí Bồ Tát dạy “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, được Tam-ma-địa, đó là đệ nhất”. Căn tánh bén nhạy thì không bàn tới, còn những người độn căn như tôi nếu không dùng pháp niệm Phật ký số này rất khó đạt đến mức “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”, quá khó, quá khó! Lại nên biết pháp nhiếp tâm niệm Phật này là pháp chẳng thể nghĩ bàn, vừa cạn, vừa sâu, vừa nhỏ, vừa lớn. Hãy nên tin lời Phật dạy, đừng vì mình nghĩ khác mà sanh nghi ngờ, đến nỗi thiện căn nhiều đời bị tổn hại, chẳng thể gặt hái được lợi ích rốt ráo của sự niệm Phật, rất đáng tiếc thay! Niệm Phật lần chuỗi chỉ thích hợp khi đứng hoặc đi kinh hành. Còn lúc tịnh tọa dưỡng thần nếu lẫn chuỗi thì tay phải động, thần trí khó an định, lâu ngày sẽ sanh bịnh. Pháp thập niệm ký số này đi, đứng, nằm, ngồi đều dùng được.
Ấn Quang Đại sư
A Di Đà Phật
Chào các vị thiện tri thức.Hôm nay mình mạnh dạn chia sẻ với mọi người về việc đọc kinh Vô Lượng Thọ.Thật ra đối với những vị đã chuyên tâm tụng kinh,niệm Phật thì mình chẳng dám nói.Đại để là đối với những người mới tu tịnh độ,mới đọc kinh Vô Lượng Thọ.Mình biết có một số người hơi dị ứng với chữ nghĩa,tức là khi mở kinh ra họ thấy toàn là chữ dày đặc khiến họ cảm thấy rối mắt,buồn ngủ,nhàm chán dẫn đến việc không thể đọc hết bộ kinh này.Thì đây mình xin giới thiệu bộ kinh Vô Lượng Thọ này ngoài phần chữ ra còn có hình ảnh kèm theo,có thể làm cho dễ đọc hơn.Chỉ có 70 trang thôi,mỗi ngày đọc 5-10 trang thì chỉ trong 7-15 ngày là đọc xong 1 lượt.
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxR0cxdldKZnhuRlk/view?usp=sharing
Đồng thời với việc đọc kinh bạn kết hợp xem video clip này.clip này chưa đầy 1 tiếng.Theo như mình thì clip này cực hay.
https://www.youtube.com/watch?v=WV-2YqBBjYM&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt&index=10
Chúng ta tâm còn loạn động chưa thể chuyên tâm được,thời gian đầu để đưa kinh Vô Lượng Thọ vào trong tâm phải dùng đủ mọi phương pháp.Khi nào chán đọc kinh,thì chuyển sang xem video.Khi chán xem thì lại đọc kinh.Cứ thế bổ xung cho nhau trong vòng khoảng 2-3 tháng thì cũng đọc hết được bộ kinh này ít nhất là 3 lần.Khi đã đọc 3 lần thì mình nghĩ ít nhiều cũng có ấn tượng với bộ kinh Vô Lượng Thọ,ít nhiều cũng biết được bộ kinh này nói về điều gì.
Sau đó nếu bạn muốn tìm hiểu hơn bộ kinh Vô Lượng Thọ thì đọc bạn chú giải này của ngài Hoàng Niệm Tổ.
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxU3dWaW9TSHdzQ3c/view?usp=sharing
Bản chú giải này rất sâu và rộng.Nếu ngay từ đầu bạn đọc bản này,e rằng một số người không đọc nổi vì nó rất dài.Không phải là đọc vài tháng mà là đọc hàng năm.Nhưng theo mình nghĩ nếu như bạn đã đọc bản chánh kinh và xem video phía trên trong vòng 2-3 tháng thì khi đọc bản của ngài Hoàng Niệm Tổ thì cũng cảm thấy dễ đọc hơn.
-Ngay từ đầu chuyên tâm niệm Phật là khó.Cho nên phải đọc kinh Vô Lượng Thọ.Do đọc kinh mà bạn biết về đại nguyện của A Di Đà Phật,từ đó mà phát sanh bồ đề tâm. Do đọc kinh mà bạn biết về cảnh giới thù thắng trang nghiêm của Cực Lạc,từ đó hâm mộ mà phát nguyện cầu sanh Cực Lạc. Do đọc kinh mà bạn biết hết thảy đại nguyện và sự trang nghiêm Cực Lạc đều ở trong câu A Di Đà Phật,từ đó mà kiên cố dứt bặt lòng nghi mà chuyên tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật! Cảm ơn bạn nhiều nha! Mong bạn cùng mọi người tinh tấn niệm Phật vãng sanh Tây Phương!
Xin cảm ơn quý Phật tử đã chia sẻ! Chúc đồng tu vãng sanh Cực Lạc. Nam Mô A Di Đà Phật
cảm ơn bạn rất rất nhiều vì đã chia sẻ bộ Kinh Vô Lượng Thọ thật chi tiết cho mọi người trên này. Một lần nữa cảm ơn bạn nhiều lắm
A Di Đà Phật! Cho mình hỏi nha, lúc sắp lâm chung khoảng 1 2 ngày mà mình niệm Phật mà thấy được A Di Đà Phật đến rồi thì mình vẫn phải Niệm cho đến khi được Phật lực của ngài tiếp dẫn thần thức của mình sang Tây Phương phải không ạ! Lúc đó thấy ngài rồi những vẫn phải tiếp tục niệm Phật phải không ạ!
Mình hỏi hơi buồn cười nhưng mong các đạo hữu chỉ bảo ạ! A Di Đà Phật!
Cho mình bổ sung ạ, tại mình đọc có một bài nói về một cô sư cô niệm Phật lúc sắp lâm chung khoảng 1~2 ngày rồi đã thấy Phật rồi mà lại khởi niệm “Tôi không đi!” Cho nên A Di Đà Phật liền biến mất luôn, vì vậy lúc đó mình vẫn phải niệm Phật phải không ạ!
Ở thế giới Tây Phương Cực Lạc các Bồ Tát ở đó còn tu hành Niệm Phật huống hồ ở thế giới Ta Bà này muốn cầu sanh mà lại không Niệm Phật sao, ở đây Niệm Phật về đó cũng Niệm Phật thì dĩ nhiên là ta phải Niệm Phật liên tục không gián đoạn cho đến khi sanh về ao thất bảo của thế giới Cực Lạc rồi.
Vậy thì nguy hiểm quá,nhỡ lúc đó m mà khởi niệm:”tôi không đi!”thì m kpit làm tn.:(.
A di đà phật.
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật .Hãy cứ Tinh Tấn Niệm NAm Mô A Di Đà Phật đừng lo nghỉ gì cả. Hãy để Tâm Binh Thế giới Bình .A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật!
Nam mô a di đà phật !
Kính thưa toàn thể chư vị , con xin được hỏi , làm cách nào để loại bỏ tạp niệm , không vương vấn . Và cho con hỏi , niệm Phật có được nằm không ạ , do con còn đi học nên chỉ có thời gian khi ngủ niệm 10 câu A DI ĐÀ PHẬT thôi nên xin chỉ cho con !
Con xin cảm ơn !
Chào bạn Thành Tâm
Miệng niệm tai nghe rõ ràng rành mạch từng chữ từng câu, khi tạp niệm khởi liền giác ngộ quay lại niệm Phật. Hoặc có thể sử dụng pháp niệm Phật ký số ở bài này:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/07/cach-nhiep-tam-niem-phat-khong-loan/
Tổ Ấn Quang tổ thứ 13 của Tịnh Độ Tông cũng nói rằng niệm Phật dù là đi đứng nằm ngồi thì đều niệm được nhưng khi nằm thì nên niệm thầm vì niệm ra tiếng bị tổn khí mà còn mất cung kính. Nam Mô A Di Đà Phật.
chào bạn Thành Tâm!
con người chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi, tạo ra không biết bao nhiêu là nghiệp ác thật không thể kể xiết. vì thế tạp niệm tự nhiên tích lũy từ nhiều kiếp và khi chúng ta phát tâm siêng năng tu hành thì chúng lại khởi lên làm cản đường tu hành của chúng ta vậy. vì thế chúng ta cần phải biết cách để dẹp tâm tán loan. nhưng bằng cách nào ? Đơn giản hãy cứ kiên trì niệm Phật là đủ, không nên nghĩ ngợi gì nhiều. mỗi khi tạp niệm khởi lên thì nên niệm ngay hồng danh của Phật, phải tập trung làm chủ chủ tâm mình đừng để mình bị hại. như vậy thật nguy nan. vì thế khi tạp niệm khởi thì nên nghĩ ngay tới Phật, đừng nên lo nghĩ vẩn vơ làm gì như vậy tạp niệm không hết mà còn sanh thêm!
niệm Phật có thể nằm, ngồi, đi làm, học hành cũng có thể niệm Phật,khi nằm ngủ thì nằm thẳng đầu chân và tay chắp ngang trc ngực, thả lỏng toàn thân tâm nhớ nhgix tới Phật, lập nguyện rồi niệm Phật. Niệm bằng lòng tin, sự thiết tha và niệm niệm không rời bỏ đc vậy thời sẽ đc “nhất tâm tán loạn”..
chúc bạn tu hành ngày càng tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mình là người vừa tu vừa phải trải qua rất nhiều buồn phiền trong thời gian gần đây. Nay đựơc Phật gia hộ cho mình biết đến trang ciả chúng ta thật là trong cảm xúc mình đang tràn đầy hoan hỉ!
Không biết nói gì hơn mình chỉ muốn trang ngày càng phát triển hơn nữa, có nhiều bài viết hay hơn nữa để mình, và những người như mình có thể ngày càng tin tưởng hơn vào chánh đạo, công phu ngày càng tăng tiến để về với đức từ phụ để rồi cứu độ thêm nhiều chúng sanh vẫn đang phải chịu khổ trong luân hồi, đồng sanh về Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật kinh thưa toàn thể chư vị cho con xin được hỏi ? Niệm phật ký số tâm con niệm nam ôm a di đà phật rồi tâm con cũnng đến là 1 như vậy cho đến 10 con niệm vậy có đúng không ?
A Di Đà Phật, bạn niệm thì nhớ trong tâm mình niệm đến bao nhiêu chứ đừng có đếm . cách dễ áp dụng là: A Di Đà Phật, A Di Đà Phât, A Di Đà Phật — thở lấy hơi– A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật –thở lấy hơi— A Di Đà Phât, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phât. Niệm liên tục ko gián đoạn. Niệm thế là niệm theo nhịp 3 câu 3 câu 4 câu đủ 10 niệm, cứ niệm tiếp mãi như thế. Khi niệm nhiếp tai nghe cho kỹ tiếng mình niệm Phật. Chúc bạn tinh tấn .
Phuong pháp niệm phật kí số trừ tà niệm rất hay , cám ơn đại sư . nam mô a di đà phật
Nam mô A Di Đà Phật!
Cho con xin được hỏi là trong ngày “Đèn Đỏ” mình có được niệm danh xưng Phật không ạ? Vì con nghe người lớn nói rằng nếu niệm Phật trong ngày này sẽ làm ô uế Phật, tội nặng lắm. Con mong được giải đáp ạ!
Bạn Bùi Bích Trâm thân mến,
Trong khi chờ đợi quý thiện tri thức trình bày cặn kẻ cho bạn, mình xin nói vắn tắt nhe! Vào ngày “Đèn Đỏ” bạn vẫn niệm Phật, tụng kinh, lễ Phật, đi chùa…v.v như mọi ngày, chẵng có tội lối gì cả vì chư Phật và chư Bồ Tát vô cùng từ bi! Nhưng tiệt đối không đến những nơi thờ các loài Quỷ Thần cấp thấp như Đình, Đền, Miếu, Phủ…v.v. (vì họ rất nghiện máu tươi nên nổi giận khi thấy bạn đến, và có thể sinh tâm hảm hại bạn)
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Mình xin cảm ơn bạn Nguyễn Thị Lựu đã giải đáp giúp mình. Bạn có gì cứ hỏi mình sẽ trả lời.
Nam mô A Di Đà Phật. Con có câu hỏi mong quý vị hoan hỷ giải đáp. Con theo pháp môn niệm Phật cầu vãnh sanh và muốn phát tâm ăn chay vì thuơng chúng sanh và muốn dứt nghiệp sát nhưng con vẫn còn đi học nên mẹ con bảo như thế sẽ không đủ chất và nói mặc dù ăn ít nhưng cũng phải có đồ mặn (thịt,cá,hải sản,…). Mẹ con bảo không gì là tuyệt đối, giảm bớt chứ không nên bỏ hoàn toàn, nhưng ngày nào còn ăn mặn ngày đó con còn cảm thấy tội lỗi và thân tâm khó mà trong sạch, khó tránh tạo ác nghiệp được. Con muốn giải thích những vấn đề liên quan đến oan gia trái chủ, những tấm guơng ăn chay nhưng mẹ con vẫn có quan điểm ăn một chút không sao, con nói mấy lần cũng không thay đổi quan điểm đó được, thậm chí nói mẹ chưa bao giờ nghĩ đến trường hợp con sẽ như vậy. Con không biết lựa lời lẽ sao để khuyên mẹ và người nhà, con sợ mẹ nổi nóng lên rồi mình lại mang tội cãi cha mẹ. Mặt khác con nghĩ đến quả báo ăn thịt chúng sinh, sát sinh mà kinh hãi, nhìn đã thấy thuơng xót cho chúng nói gì đến chuyện ăn. Con phải cảm hóa gia đình thế nào để suôn sẻ thuận lợi trên con đường ăn chay niệm Phật cầu vãng sanh đây ạ? Con rất biết ơn quý vị hoan hỉ hồi đáp ạ!
A Di Đà Phật
Chào bạn Thảo Ngân!
Khi mẹ bạn chưa hiểu tường tận Phật pháp, chưa thấu triệt nhân quả thì việc ngăn cản ăn chay vì sợ thiếu chất cũng rất dễ hiểu. HN từng chứng kiến người tu hành, bản thân ăn chay, nhưng con cái thì cho ăn thịt cho ăn đồ ngon vì sợ thiếu dinh dưỡng. Người đang học Phật còn khó vượt qua cái lý thường của thế gian thì người chưa học Phật chắc chắn rất khó để tiếp nhận lý giải lợi ích của việc ăn chay. Vậy nên phải cần thời gian để bạn chứng minh và dần chuyển hóa quan niệm của mẹ, trước tiên bạn hãy ngoan ngoãn nghe lời mẹ đi đã. Bạn chấp nhận theo yêu cầu của mẹ, nhưng bạn ăn gì, ăn bao nhiêu mẹ bạn chẳng kiểm soát bạn mỗi ngày, thế nên cần gì đôi co. Nếu thật sự bạn đã bỏ cái tâm ngã mặn rồi, thịt này chẳng phải là thức ăn nữa, bạn thương xót chúng sanh ra sao, chúng sanh không ở đâu xa, ở ngay cạnh bạn chúng đều nghe hết, bạn khuyên họ đừng luyến thân đau khổ, hãy cùng tôi niệm A Di Đà Phật cầu sinh Tịnh độ, họ cảm nhận được chắc chắn nghe theo.
Chúc bạn thành tựu Đạo nghiệp nhé!
A Di Đà Phật
Bạn Thảo Ngân thử mở video này cho mẹ bạn xem thử sao nhé. Các bé từ nhỏ ăn chay vẫn khỏe mạnh học tốt thế cơ mà. A Di Đà Phật.
https://www.youtube.com/watch?v=2yFvLJ0aRVQ
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2018/09/ma-quy-chuyen-hai-nguoi-cung-phai-kieng-de-nguoi-an-chay/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/06/an-chay-niem-phat-tranh-duoc-ac-nghiep-keo-dai-tuoi-tho/
A di đà Phật.
Trường hợp của bạn Thảo Ngân sao giống mình quá vậy, mình cũng đang đi học và cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Mình nhiều lúc ở vào thế rất khó, nhưng giờ đành tự nhắc mình cố gắng lên thôi.
Chào bạn Thảo Ngân,
PH nghĩ giải pháp tình thế lúc này là bạn nên thuận theo ý mẹ, nhưng nói với mẹ chỉ mua thịt, cá, tôm,.. đã chết rồi về nấu nướng, chứ không mua nên mua gà, cá, tôm, cua,…còn sống rồi giết mổ, mần thịt. Làm được vậy là mẹ bạn đã tránh được một phần quả báo sát hại sanh mạng chúng sanh. Bạn nên chia sẻ cho mẹ xem các clip về động vật để thấy con vật cũng có cảm xúc như con người, ví dụ: xem các loài vật nuôi dưỡng chăm sóc con, khỉ mẹ, voi mẹ buồn khóc khi con bị chết,.. Bạn cũng nên khuyên mẹ chuẩn bị thêm nhiều rau, củ, quả,..cho bữa ăn vì chúng có lợi cho sức khỏe. Đến bữa ăn thì bạn tùy duyên mà ăn, để ý ăn nhiều rau củ và ăn ít lại thức ăn có nguồn gốc từ động vật.
Về lâu dài, bạn cần mỗi ngày nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho bạn sớm được ăn chay trường, cũng như gia đình, người thân sớm biết tu Phật, ăn chay. Sức gia hộ của Tam Bảo không thể nghĩ bàn, chỉ cần bạn thành tâm, chắc chắn sẽ được cảm ứng.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật con chân thành cảm ơn lời khuyên của quý vị Phật tử nhiều ạ. Con sẽ thử và nuơng nhờ lực gia trì của Tam Bảo để cảm hóa gia đình, hướng gia đình học Phật, biết phát nguyện niệm Phật vãng sanh.
A Di Đà Phật. Con xin được sự chỉ bày kinh nghiệm về tụng Kinh Vô Lượng Thọ.
Gia đình con đã gặp và tụng VLT nhiều năm mà chưa có một kinh nghiệm nào hết.
Thời tu của con tụng hết 1 quyển, tụng lớn tiếng thì 60 đến 65 phút, tụng nhỏ nhanh thì 40 đến 45 phút vào sáng và tối. Tụng nhanh thì âm thanh không truyền cảm mà ít vọng tưởng và sợ chúng sanh nghe không rõ. Còn tụng chậm thì âm thanh truyền cảm nghe hay nhưng nhiều vọng tưởng và dễ buồn ngủ. Con xin được sự chia sẻ kinh nghiệm giúp con với. Cầu mong tu 1 đời này được vãng sanh. A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Gửi bạn Huỳnh Thị Kim Dung,
Vọng tưởng là chủng tử của phàm phu chúng ta, vì thế khi tụng kinh, trì chú, niệm Phật mà có vọng tưởng khởi lên là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu chúng ta hướng tâm vào những vọng tưởng đó rồi bị nó chi phối thì công phu của chúng ta sẽ không thể tiến bộ. Do vậy TN chỉ cho bạn cách tụng kinh và niệm Phật sao cho ít và tiến tới không còn quá nhiều vọng tưởng nữa:
* vọng tưởng và hôn trầm (ngủ gật) thường xảy ra khi bạn không chịu nhiếp tâm vào câu kinh hay Phật hiệu. Vì không nhiếp nên tâm sẽ lăng xăng chạy theo ngoại cảnh hoặc nội cảnh, tức những chuyện quá khứ vị lai, tài, sắc, danh, ăn uống, ngủ nghỉ, v.v…lôi kéo.
Quan trọng: Khi tụng kinh cũng giống như niệm Phật:
– Tụng kinh: miệng tụng, tai nghe, tâm và mắt dõi theo từng câu kinh.
– niệm Phật: miệng niệm – tai nghe – tâm nhớ rõ Phật hiệu.
Khi bạn không nhiếp tâm được theo cách trên hoặc là do ăn uống quá no, hoặc là thân thể quá mỏi mệt. Trường hợp này nếu thường xảy ra bạn nên dừng lại, chắp tay sám hối và nguyện chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ giúp con an trụ tâm để tụng kinh niệm Phật. Nếu sám hối mà không chuyển hoá, bạn nên dừng tụng kinh, đứng dậy đi kinh hành 5-10 vòng để giúp thân, tâm thư giãn. Khi thân tâm đã thanh tịnh, bạn có thể ngồi lại tiếp tục tụng kinh.
Trường hợp bạn đã sám hối, kinh hành nhưng hiện tượng vọng tâm và hôn trầm vẫn diễn ra thường xuyên, mặc dù ăn, uống, thân thể bình thường, điều này có nghĩa nghiệp lực từ tiền kiếp khởi (nghiệp tán tâm, giải đãi, phóng dật…), trường hợp này ngoài việc sám hối, cầu Phật gia hộ, thì bạn phải phát nguyện một lòng kiên định, tinh tấn quyết không thoái chuyển để hành trì thì mới chuyển hoá được.
* Tụng kinh nhỏ, nhưng không nên quá nhanh, tâm thanh tịnh thì cảc chúng sanh hữu hình, vô hình họ vẫn có thể nhiếp theo để tu học; trừ khi tâm quá tán loạn thì không tác dụng.
* Tụng chậm, to, thường bị hôn trầm là do bạn quá để tâm vào giọng, tiếng tụng của mình. Tụng kinh, niệm Phật quan trọng ở tâm thanh tịnh; nếu giọng tụng, niệm truyền cảm mà tâm không thanh tịnh, ngay chính người tụng, niệm cũng không có lợi lạc nói gì chúng sanh hữu hình và vô hình xung quanh.
* Bạn phải xả bỏ niệm chấp nhất vào sự tụng to, nhỏ, truyền cảm, không truyền cảm…bởi những điều này chỉ là hình tướng tu học. Phật dạy: Tâm tịnh – cõi Phật tịnh = tâm bạn thanh tịnh thì nơi nào bạn có mặt, nơi đó chính là cõi Phật. Vì thế, khi tụng kinh, niệm Phật, nếu bạn nhiếp tâm theo từng câu kinh, từng Phật hiệu=không thể hôn trầm và vọng tưởng không thể khởi. Có chăng nhưng không thường xuyên.
Chúng ta tu học quan trọng hàng đầu là phải nhiếp tâm, đừng để nó lăng xăng, vọng khởi đủ những tạp niệm. Hành trì lâu ngày ắt sẽ có định lực và giả như vọng tưởng, hôn trầm có khởi, ngay niệm kế tiếp bạn đã có thể khắc phục. Do vậy nhiếp tâm chính là tỉnh giác.
Nguyện chúc bạn tinh tấn và tỉnh giác tu hành
TN
A Di Đà Phật. Con xin cung kính đãnh lễ gửi lời cảm ơn những lời pháp nhủ của Thiện Nhân. Con xin sự gia trì Hồng ân Tam Bảo cho chúng con được tu tập một đời này sớm làm phật giúp được nhiều nhiều chúng sanh làm phật. A Di Đà Phật.
Nam mô quán âm bồ tát
Xin các thầy các cô giúp con
Tại sao chỉ vì một câu nói đùa trong quá khứ của bạn còn mà giờ con đi làm cứ thấy xấu hổ và sợ hãi
Mặc dù chuyện rất lâu rồi
Mong thầy cô chỉ cho con biết con phải làm gì
Sáng mai con lại đi làm rồi nên con mong được hồi âm sớm ạ
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyễn Đăng Kiêm
Rất tiếc bạn không nói rõ đó là lời nói gì của người bạn?
Phật dạy: quá khứ đã qua,tương lai chưa tới,hiện tại không ngừng sanh diệt.
Câu nói đùa của người bạn xảy ra đã lâu rồi = đã là quá khứ, đã qua, bạn chỉ cần quán xét câu đó đúng hay sai? Có ích hay vô ích? Nếu đó là lời đùa nhưng mang tính gián tiếp góp ý, giúp bạn sống tốt hơn thì bạn nên tri ân người bạn kia rồi sửa sai, quyết không tái diễn = bạn thực sự biết tri ân; ngược lại nếu đó là lời vô ích, mang tính cợt nhả, giải khuây hay đâm thọc…mà bạn chấp chặt lời đó thì bạn không tỉnh giác.
“quá khứ đã qua”: chuyện đã xảy ra nếu sai thì sửa để không sai nữa và quyết không tái phạm; nếu không sai thì chẳng cần chấp lời ấy vì chấp = mang rác của người gom vào tâm mình.
“Tương lai chưa tới”: những chuyện vượt ra khỏi tầm suy nghĩ, hành động của bạn thì chẳng nên động tâm hay lao tâm vì nó không hữu ích.
*hiện tại không ngừng sanh diệt”: tất cả mọi chuyện diễn ra xung quanh bạn đều triển chuyển không ngừng nghỉ. Bạn để tâm chạy theo sự sanh-diệt đó = bạn tự làm khó cho chính mình.
Phật gọi đó là những niệm vô minh. Muốn phá niệm đó bạn chỉ cần thay vì đeo bám nó nay bạn khởi tâm niệm A Di Đà Phật. Nghĩa là hễ những niệm không vui,bất thiện khởi lên bạn đừng chạy theo nó mà ngay khi nó khởi bạn lập tức niệm A Di Đà Phật. Niệm niệm không nghỉ để đánh bật những niệm vô minh ra khỏi tâm.
Để đạt được kết quả bạn phải năng niệm Phật. Niệm mọi nơi, mọi lúc…tâm và miệng là một thể thống nhất = chuyện vui, buồn không làm khó bạn được.
Khép lại quá khứ, hướng về tương lai chính là nghĩa đó = phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, chuyển phàm thành thánh.
Chúc bạn tỉnh giác tu học.
TN
Nam mô quan âm bồ tát
Con chân thành cảm ơn thầy. Con có thể niệm câu quán âm bồ tát thay cho câu a di đà phật được không ạ
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyễn Đăng Kiêm,
Được bạn à!
Thầy ơi con phải làm thế nào
Con niệm phật cũng lâu năm rồi
Chỉ vì lời nói xấu của bạn con ngày xưa mà giờ con lo lắng và con cảm thấy mọi người xung quanh cứ nghĩ xấu về con. Con lo sợ
Xin thầy giúp con
Nam mô quán âm bồ tát
A di Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyễn Đăng Kiêm,
Bạn hoan hỉ đọc kỹ bài giảng cua HT Tịnh Không rồi tư duy xem mình đang kẹt chỗ nào để sửa lỗi nhé.
…………………………
VÌ SAO CHÚNG TA NIỆM PHẬT MÀ VẪN CÒN PHIỀN NÃO QUÁ NHIỀU?
Hôm nay có một đồng tu viết cho tôi một tấm giấy (người nào đó truyền cho tôi, tôi cũng không biết được). Họ nói, họ niệm Phật nhưng niệm rất là phiền não. Họ thường nghe tôi nói niệm Phật pháp hỷ sung mãn, nhưng cái pháp hỷ này của họ không thể khởi lên được, ngày ngày sanh phiền não. Họ hỏi tôi, phải làm sao? Vẫn là lão thật trung thực mà niệm. Tại vì sao có phiền não? Vọng tưởng, tạp niệm của bạn quá nhiều, cho nên công phu của bạn không có lực. Niệm Phật phải buông xả. Pháp sư ở Niệm Phật đường, lãnh đạo Niệm Phật đường gọi là đường chủ. Đường chủ mỗi giờ mỗi phút phải nhắc nhở đại chúng buông bỏ vạn duyên, buông bỏ thân tâm thế giới, đề khởi một câu Phật hiệu. Đây là lời cảnh sách. Một mặt niệm Phật, một mặt trong lòng vẫn có vướng bận, còn có lo lắng, còn có vọng tưởng thì công phu của bạn làm sao có thể có lực? Sự việc có quan trọng hơn, bước vào Niệm Phật đường rồi đều phải buông bỏ, không nên nghĩ đến nó, đợi sau khi ta niệm Phật xong rồi hãy nghĩ tiếp, làm việc tiếp, bạn đi ra liền có trí tuệ. Khi chưa bước vào Niệm Phật đường, làm sự việc này có nghĩ thế nào cũng rất khó, nhưng sau khi niệm Phật ra, nghĩ lại, vừa nghĩ liền thông suốt, sự việc liền làm xong. Nếu như bạn một mặt niệm Phật, một mặt lo nghĩ, thì Phật hiệu niệm không được tốt, mà sự việc cũng nghĩ không được tốt, hai bên đều sai. Cho nên đồng tu niệm Phật phải ghi nhớ, khi niệm Phật, sự việc lớn bằng trời cũng phải buông xả, đều không để ý đến nó; sau khi thời khóa niệm Phật xong rồi, rời khỏi niệm Phật đường, đáng làm sự việc gì thì đi làm việc đó, có như vậy, bạn niệm Phật cũng niệm được tốt, làm việc cũng làm được tốt, hai bên đều được tốt. Nhất định không thể hợp chung lại với nhau, khi làm việc lại muốn niệm Phật thì việc làm sẽ khẩn trương, sẽ làm sai; khi niệm Phật mà nghĩ đến công việc thì Phật hiệu niệm không có lực, cho nên vẫn là không như pháp. Như pháp thì nhất định được pháp hỷ sung mãn. Nếu như lại có mê hoặc thì phải nghe Kinh. Nghe Kinh là đoạn nghi sanh tín, chuyển nghi thành ngộ, cho nên không thể không nghe Kinh. Đạo tràng này của chúng ta thù thắng, chính là mỗi ngày có giảng Kinh, có niệm Phật, tuy là giảng Kinh mỗi ngày chỉ có hai giờ đồng hồ. Hai giờ đồng hồ, đối với căn tánh hiện tại của chúng ta, đích thực là không đủ. Chúng ta muốn công phu có lực thì mỗi ngày chí ít phải có bốn giờ giảng Kinh, thế nhưng người thông thường mỗi ngày phải tìm bốn giờ để nghe Kinh, gần như là không thể, vì mọi người đều có gia đình, có công tác, làm gì có nhiều thời gian đến như vậy. Cho nên tận lực tìm thời gian rảnh rỗi để nghe Kinh, phải nghe Kinh nhiều. Lý không thể không tường tận, sự không thể không rõ ràng. Lý sự đều tường tận, đều rõ ràng, bạn mới có thể buông xả. Hiện tại bạn học không thông là vì không thể buông xả. Tại vì sao không thể buông xả? Vì không hiểu đạo lý, không hiểu rõ chân tướng sự thật, cho nên bạn không thể buông xả. Chân thật rõ ràng tường tận rồi thì rất dễ dàng buông xả. Bạn có thể buông xả, tâm của bạn sẽ thanh tịnh, tâm của bạn sẽ bình đẳng. Tâm thanh tịnh, bình đẳng thì sanh trí tuệ, không sanh phiền não. Bạn vẫn còn sanh phiền não là bạn hoàn toàn chưa buông xả.
Trích từ bài giảng Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 134)
Nam mô quán âm bồ tát đại từ đại bi
Con xin hỏi thầy một câu cuối nữa ạ
Đối với người thâm nho làm ảnh hưởng đến công việc hiện tại và sau này của con thì con nên suy nghĩ thế nào để không nhớ tới nó. Con niệm quán âm đã lâu năm nên con biết dùng từ đó là ko hay nhưng con không biết dùng từ nào khác thưa thầy
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyễn Đăng Kiêm,
*người mà bạn gọi là “thâm nho” đó trong đạo gọi là oan gia trái chủ. Gặp người như vậy bạn phải khởi tâm tri ân và sám hối. Tri ân vì họ đã báo cho bạn biết tiền kiếp bạn đã dùng cách ứng xử với họ như vậy; sám hối vì nhờ sự nhắc nhở đó bạn biết được quá khứ tạo bất thiện của mình mà thay đổi lỗi lầm.
Sám hối là gì? Là nguyện đoạn hết lỗi trước và không phạm lỗi sau nữa. Làm được như vậy mới chân thực là sám hối, chẳng phải khi phạm lỗi lại mang sám hối kinh ra để tụng, nhưng mai, mốt lỗi vẫn không sửa.
*bạn nói bạn niệm Quán Thế Âm đã lâu rồi nhưng TN nghĩ Hạnh nguyện của Ngài bạn chưa thực hiểu. 12 Đại nguyện của Ngài, nguyện thứ 6: Đại Từ Bi Năng Hỉ Xả và Thường hành bình đẳng nguyện.
Với người đang gây ra khó dễ cho bạn từ nhiều năm nay bạn dùng tâm nào để đối diện với họ? Chắc chắn là không phải Đại Từ bi và năng hỉ xả, cũng vì thế mà bạn không thể hành bình đẳng với họ nên đương nhiên họ sẽ mãi là oan gia của bạn.
*bạn hãy cởi bỏ hết những sai lầm, chấp trước trong những nằm qua để thay đổi chính mình. Tu là sửa mình chẳng phải sửa người. Khi bạn chân sửa, tâm bạn từ bi hỉ xả tự có từ trường tốt cho người xung quanh bạn, lúc đó chỉ còn bạn lành.
Lành hay dữ đều từ nơi bạn.
Chúc tỉnh giác.
TN
A Di Đà Phật. Con Xin thỉnh giáo của ân Sư. Con tu hành mà không biết được nhiều, có lúc con nghe giảng ” Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng” hiếu dưỡng cha mẹ thì con hiểu còn phụng sự sư trưởng con không hiểu rõ lắm. Tâm con nghỉ Sư trưởng con là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. con xin thầy chỉ cho con với con nghỉ vậy có đúng không. A Di Đà Phật. Con xin được học hỏi.
Chào bạn,
Câu hỏi của bạn rất hay. Hồi xưa học trò phải đến nhà của thầy bái sư xin được nhận làm học trò để được chỉ dạy. Nếu thầy đồng ý thì trò sẽ ở nhà thầy, xem thầy như cha mẹ nên nhất nhất đều phải nghe lời chỉ dạy của thầy, cung phụng thầy hết mực. Lão pháp sư Tịnh Không có giảng điều này như sau:
“Sư trưởng với cha mẹ là giống nhau, chúng ta cũng phải chăm sóc đời sống vật chất của Thầy cô, không cô phụ lời chỉ dạy của Thầy cô, không cô phụ sự kỳ vọng của Thầy cô. Phật Pháp bắt đầu từ đây và cũng phải viên mãn ngay chỗ này. “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự Sư Trưởng”, hai câu này là căn bản. Tất cả pháp còn lại mà Phật đã nói trong 49 năm là phương tiện, dùng pháp phương tiện để thực hiện căn bản này một cách viên mãn, đây là Phật đạo. Bắt đầu làm từ đâu vậy? Bắt đầu từ việc bồi dưỡng tâm từ bi của mình. Nếu như ở trong tâm bạn không có quan niệm như tôi vừa mới nói, thì bạn không có tâm từ bi. Nếu có thể hiếu dưỡng cái tâm của phụ mẫu, Sư Trưởng, hiếu dưỡng cái chí của phụ mẫu, sư trưởng, người này mới đầy đủ tâm từ bi. Tâm từ bi chính là tâm đại Bồ Đề, thực hiện ở tu thập thiện nghiệp. Cha mẹ hy vọng chúng ta là một người tốt, là người thiện trong xã hội. Thầy cô cũng kỳ vọng chúng ta là người thiện ở trong xã hội. Chúng ta có thể dùng toàn tâm, toàn lực giúp đỡ xã hội, đặc biệt là giúp đỡ tất cả chúng sanh khổ nạn. Đây là sự kỳ vọng của cha mẹ, Sư Trưởng đối với chúng ta, đây là điều căn bản của dạy học.”
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật sáng nay con đọc được thư Thầy. Con rõ được lời dạy của Thầy.