Tại sao chúng ta phải niệm Phật? Và niệm phật để làm gì? Chúng ta niệm phật là để chuyển phàm tâm thành Phật tâm, chuyển đau khổ thành an lạc, chuyển tâm phiền não địa ngục thế giới Ta Bà thành tâm thanh tịnh thánh chúng của thế giới Cực Lạc; chuyển tâm mê thành tâm ngộ chuyển tâm uế thành tâm tịnh, chuyển tâm ưa nói lời thị phi thành tâm ưa niệm Phật, chuyển tâm nghi thành tâm tín.
Phật, tâm, chúng sanh tuy ba nhưng đồng nhứt thể, vì chúng sanh mê muội vọng tâm, chạy theo trần cảnh tạo nhiều nghiệp lực đau khổ sanh tử luân hồi trong lục đạo. Tâm chúng sanh vọng tưởng nên tạo: sát, đạo, dâm, vọng; tham, sân, si các thứ nên gọi là tâm địa ngục. Chúng sanh một niệm giác thấy được tự tánh bản tâm ấy là tâm Phật. Mê ngộ tuy hai nhưng tựu trung là một, khi mê tâm tạo nên địa ngục, lúc ngộ tâm tạo nên thế giới Cực Lạc.
Trong Kinh Địa Tạng có nói đến các cảnh giới riêng biệt của địa ngục là do nơi sự chiêu cảm nghiệp lực tạo tác của tâm chúng sanh mà ra. Như tạo tác: sát, đạo, dâm, vọng, phá hoại những người làm việc thiện, tiếp tay những người tạo nghiệp ác, thấy ai làm việc thiện hay nói lời chê bai, chia rẽ sự hiểu biết hạn hẹp ích kỷ riêng mình; những tâm tưởng ác nghiệp này sẽ chiêu cảm trở thành quả báo nơi địa ngục. Địa ngục do nơi tâm tạo, cảnh giới đau khổ buồn vui lẫn lộn ở nơi trần gian cũng do tâm tạo; tâm tạo tác, tâm dẫn đầu. Tâm nghĩ xấu thì hành động xấu, tâm nghĩ tốt thì hành động tốt. Tâm chúng sanh phiền não đau khổ thì tạo nên cảnh giới đau thương sầu muộn. Cảnh giới súc sanh, chúng sanh ở đây tâm độc ác, ngu muội tự ăn thịt đồng loại với nhau; cảnh giới địa ngục ngã quỷ tâm chúng sanh chứa đầy thù hận tranh đấu, giết hại lẫn nhau; cho đến trong loài người tuy tâm có chút thiện nghiệp; nhưng chúng sanh đa phần đang hướng tâm về cảnh giới đau khổ ác đạo nên dã sanh tâm thù hận chém giết lẫn nhau trong cuộc sống.
Chuyển tâm phiền não ác độc của địa ngục ngạ quỷ thành tâm thanh tịnh của thánh chúng nơi cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, bằng cách ngày ngày gieo vào tâm thức của ta bằng sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật”. Chuyển tâm phàm thành tâm Thánh, mê thành ngộ, chúng sanh thành Phật. Ta bà ngũ trược ác thế, phiền não đau khổ, tranh đấu, chém giết, ăn thịt nhau là do tâm niệm ác độc, cấu trược vô minh của chúng sanh ở đây mà tạo thành. Bây giờ, chuyển phàm thành thánh bằng câu niệm Phật, tức tâm chúng sanh giờ này thuần là thanh tịnh, nên tạo thành cảnh giới thanh tịnh không phiền não đau khổ; đó là cảnh giới Cực Lạc của Phật Di Đà.
Xưa nay chúng ta đem tâm nghi ngờ mọi việc chung quanh, ngay cả nghi ngờ chính mình; nay phát tín tâm đoạn trừ sự nghi ngờ mà niệm Phật để cầu sanh Tây Phương. Tâm nghi ngờ hết, tín tâm kiên cường dũng mãnh công đức niệm Phật mới viên mãn tròn đầy. Thỉnh chư vị dứt trừ nghi tâm, tinh tấn phát đại tín tâm niệm phật hằng ngày tương tục mà cầu sanh Tây Phương Cực Lạc.
Trích từ sách Niệm Phật Thành Phật
Tác giả: Hòa thượng Thích Phước Nhơn
Nếu đời nay bị lừa thì là phúc hay họa vậy .thưa thầy?
Xin chào bạn,cái này mình nghĩ là nhân quả thôi.Xa xưa mình có lấy của người nay họ đến lấy lại của mình.Vay tiền trả nợ đấy là lẽ đương nhiên nên bạn không nên quá để ý đến nó mà chuyên tâm tu tập thì hơn,coi như mình trả xong món nợ rồi từ nay không nợ nhau nữa,để ý vào tâm sân hận nó nổi lên thì gay to.Mình thấy lý nhân quả và số phận con người rất hay,những gì mình có như công danh,tiền bạc sức khỏe đều do khi xưa mình tạo tác,còn người khác họ có là do họ mình ganh ghét tranh giành cũng không được.Mình luôn suy nghĩ mình gặp phật pháp là tài sản lớn nhất rồi,thoát sanh tử vãng sanh tịnh độ,tài sản to như thế rồi thì sẽ không để ý đến việc khác nữa.Quyết tâm nắm lấy tài sản do đức PHẬT A DI ĐÀ để cho chúng ta.
Chúc bạn tinh tấn trong tu tập nhé.NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Tùy theo vấn đề ảnh hưởng đến bạn.
Nếu bạn bị lừa thì coi như có người tiêu nghiệp cho bạn, cũng coi như là phước
Nếu như bạn bị lừa rồi sinh tâm sân hận, nói lời hung ác, oán trời trách Phật thì là họa rồi.
Nếu như bạn tu nhẫn nhục thì đây là cơ hội để bạn nhìn thấy được tâm mình.
Trong họa đôi khi có phước, trong phước đôi khi có họa, như câu truyện “Tái ông thất mã”
Theo mình nghĩ, bạn nên rút kinh nghiệm, sau đó bạn hãy đặt nó ngoài tâm của bạn.
Con xin chào các vị thiện tri thức.
Xin tư vấn cho con.Tâm nguyện của con hàng niệm Phật cầu sinh tây phương,con cố gắng kiểm soát tâm mình khi những tham sân si,đố kị nổi lên thì con dùng câu A di đà phật để chuyển đổi không còn những phiền não đó nữa.trong cuộc sống con cũng tùy duyên làm những việc lành và hồi hướng về tây phương,và cho khắp pháp giới chúng sanh.Nhưng trong công việc của con là làm cửa hàng bán bia hơi,vì cuộc sống mưu sinh và nuôi gia đình nên con phải kinh doanh công việc đó.Trong tâm con rất muốn thay đổi công việc cho đúng chánh nghiệp,nhưng hiện nay con chưa tìm được công việc phù hợp và đủ thu nhập cho gia đình.
Xin quý thiện tri thức tư vấn cho con,nếu con làm công việc đó thì có xứng là phát tử tại gia không,và có làm chướng ngại cho ước nguyện vãng sanh của con không.
Con xin chân thành cảm ơn!
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn nói “Trong công việc của con là làm cửa hàng bán bia hơi”
Vậy thật sự là bạn làm công, hay bạn làm chủ, nếu như bạn làm chủ thì mau mau đổi nghề, còn nếu như bạn làm công thì tùy hỉ đổi nghề.
Trong việc thiện hiện tại, nhưng chưa chắc tương lai không phải là việc ác, và trong việc ác, đôi khi có được phước thiện ở tương lai. Quan trọng là bạn làm công việc kinh doanh bia, nhưng đừng sát sanh nhé.
Chỉ cần bạn thật sự tin tưởng, thật sự nguyện vãng sanh, chân thật niệm Phật, thì bạn sẽ có cơ hội vãng sanh.
Kính bạch quý thầy! Con muốn hỏi niệm phật 6 chữ hay bị vọng tưởng chen vào hoặc là hôn trầm,con có nên chuyển qua niệm 4 chữ hay không? Ích lợi của việc niệm 4 chữ là gì? Có khác gì so với niệm 6 chữ hay không? Con xin cảm ơn.
A Di Đà Phật, bạn Tuân thân mến
Niệm 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật hay 4 chữ A Di Đà Phật đều như nhau thôi, nếu tâm bạn thường quen với niệm thế nào thì bạn cứ niệm thế ấy. Lợi ích của niệm 4 chữ là ở lúc lâm chung thân thể đau đớn, tâm thức hoảng loạn, oan gia trái chủ ùa về…v.v… nên người niệm Phật từng chữ rất là khó khăn, khi đó thì 4 chữ sẽ có lợi hơn 6 chữ. Chỉ là vậy mà thôi.
Còn niệm Phật bị vọng tưởng xen vào là bình thường, cho dù bạn có niệm 6 hay 4 thì vọng tưởng vẫn có, nếu không có thì không còn là phàm phu nữa rồi. Niệm Phật có vọng tưởng là bình thường, nhưng hãy lờ đi, đừng để ý đến nó, cứ tập trung miệng niệm ra tiếng rõ ràng, tai nghe từng câu rõ ràng là được thì lâu ngày vọng tưởng cũng ít đi. Nếu hôn trầm thì có thể niệm lớn tiếng hoặc nhanh hơn một chút hoặc chuyển sang vừa niệm (thầm) vừa lạy Phật thì có lợi ích cho sức khỏe và không buồn ngủ nữa. Tùy hoàn cảnh mà bạn chủ động uyển chuyển cho linh hoạt, giữ nguyên tâm niệm Phật cho chuyên cần là rất tốt rồi bạn.
Vài chia sẻ. Chúc bạn thường tinh tấn và an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
Nếu đời này bị lừa thì là bị nhân quả.trong đạo gia thì nói là tất cả đều là ý trời mọi việc đều đã có sự sấp đặc.có thể nói là thiên cơ không được tiếc lộ.còn nói đến phật giáo thì mọi việc đều có nhân quả mình tạo ra thì mình lãnh
A Di Đà Phật
Vậy cầu công danh thì sao ạ.mọi nguời ai biết chỉ giùm em với
A Di Đà Phật
Cầu công danh là cầu ngũ dục lục trần, cầu luân hồi. Chỉ cầu vãng sanh, cầu giải thoát mới đúng với bản ý của Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
Bạn Nguyên thân mến,
Theo mình hiểu thì lời đáp của bạn Mỹ Diệp cũng đúng mà sự mong cầu công danh của bạn cũng không có gì là sai! Vốn dĩ căn cơ của chúng sanh rất sai biệt, nên đức Phật mới chỉ dạy 84.000 pháp môn; tuy pháp môn niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc là thù thắng nhất, nhưng không phải ai cũng đủ duyên để quy ngưỡng và thực hành. Nếu bạn muốn cầu công danh sự nghiệp, vợ đẹp con ngoan, mọi tiện nghi và hạnh phúc của thế gian, thì đức Phật Thích Ca cũng khuyên bạn nên hướng về đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ở thế giới Đông Phương Cực Lạc, và thọ trì kinh Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức. Nếu bạn thọ trì kinh Dược Sư một cách rốt ráo, thì cuối đời bạn vẫn được chư Bồ Tát đến tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Tất cả các pháp đều là PHẬT pháp.vậy cầu cũng không được sao ạ?
Chào bạn nguyên
HT Tịnh Không nói trong Phật pháp hữu cầu thì tất ứng, khi mà ta thành tâm nguyện cầu thì sẽ có sự linh ứng nhưng bản thân bạn cũng phải biết tu thân tích đức mới đạt được. Nên đọc sách “Liễu Phàm tứ huấn” để hiểu cách chuyển đổi vận mệnh. Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn Nguyên thân mến,
“Tất cả các pháp đều là PHẬT pháp.”. Bạn viết như vậy là không chính xác, vì đoạn văn trên chỉ là NỬA câu (1/2) chứ không phải một câu trọn nghĩa. Một câu trọn nghĩa là ” Tất cả các pháp đều là Phật pháp, Phật pháp là pháp bất nhị” .Nên cái ý mà bạn muốn nói đến ở trên, là không đúng với nghĩa của đoạn văn trên trong ngữ cảnh của một câu hoàn chỉnh.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Gửi bạn nguyên
Trong nhà phật có phương pháp để cầu bạn à.cầu công danh,cầu tiền tài,cầu sức khỏe,cầu con cái vvv.có nhân ắt có quả.Bạn hãy xem liễu phàm tứ huấn thì bạn sẽ biết minh phải tạo nhân gì để cầu được như ý muốn.Bạn hãy lỗ lực mà làm tất cả những việc thiện thì chắc chắn sẽ được như ý.
Tất nhiên những mong cầu của chúng ta như vậy thì không cứu cánh.Nếu bạn mở rộng tâm lượng làm tất cả những việc thiện không vì lợi ích của mình,mà vì mọi chúng sinh đang đau khổ thì công đức của bạn vô lương vô biên.Bạn cứ yên tâm trong công đức thì có phướng đức chân thật,không cần cầu cũng có ma còn viên mãn bạn à.
chúc bạn tinh tấn làm những việc thiện,chúc bạn thành công trong đường công danh sự nghiệp
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin cảm ơn bạn Khả Tài rất nhều.
Nam Mô A Di Đà Phật
Mọi người chia sẻ bài hay quá.có gì con lại hỏi sau.cám ơn quý thầy.quý cô
A Di Đà Phật !
Mình chia sẻ với bạn suy nghĩ giản đơn trong cuộc sống thôi bạn nhé. Cha mình khong học Phật, cũng khong theo Phật Pháp, nhung từ nhỏ, Cha đã dạy mình điều này : tất cả mọi sự mong cầu trong đời đều khong có gì Sai Trái, nếu thực sự ta coi nó như là Phương Tiện, mà khong phải là Mục đích. Phương tiện ở đây là phương tiện để làm Việc Tốt, phương tiện để cho Thế giới và con người được Tiến Bộ, phát triển lành mạnh hơn.
Công danh, Tiền tài, Vật chất, trí tuệ , sức khỏe , hạnh phúc nếu ta có thể tạo dựng nén bằng chính Năng lục của mình thì có gì là Không tốt. Ngược lại, khi ta có nó , ta mới có phương tiện để làm điều Thiện, làm nhiều điều Tốt cho nhiều người. Tỷ phú Bill Gate là một tấm gương điển hình.
Ở đây , mình loại trừ trường hợp, có người khong chịu Học tập, nỗ lực, phấn đấu , mà chỉ ngày đêm ” chắp tay tha thiết nguyện cầu ” ( cười ) !
Ví dụ, tôi nguyện cầu tôi có thể thuận lợi phát triển một Tập đoàn lớn , hùng mạnh, tôi sẽ tạo ra được việc làm cho nhiều người đang thất nghiêp, tôi có thể tài trợ nhiều suất học bổng cho những tài năng tre, cho những hoàn cảnh khó khăn, mỗi năm xay được nhiều nhà tình thương, xay cầu, làm đường, xay trường học, bệnh viện …( cười )
Các vị cho phép con hỏi lạc đề 1 chut ạ vì thật sự con không biết hỏi ai nữa để mà giải toả thắc mắc.Rất rất mong sẽ có trả lời từ các vị.Con từng niệm phật được vài tháng nhưng đã bỏ.Vì ngày nào cũng phải đêm đêm đợi cả nhà đi ngủ mới dám dậy niệm phật, con giấu diếm cả nhà niệm phật ( gia đình con khó tính, sợ biết con tu lại cười vs lỡ phỉ báng tam bảo ) nên phải niệm thầm nên vô cùng khó tập trung, chỉ ước được niệm ra tiếng cho đỡ tạp tâm.Lúc hành trì thì lâu lâu người nhà lại dậy đi vệ sinh hay uống nước nên con lại phải nhảy lên giường giả ngủ nên cảm thấy bị phá đám và bất kính vs chư phật vô cùng.Con cảm thấy khổ sở quá nên đành bỏ, chỉ mong sớm có công ăn việc làm ra ở riêng mà đặng tu cho đàng hoàng, đỡ bất kính vs chư phật.Các vị làm ơn cho con hỏi:
– Cứ niệm thầm như thế thì tạp niệm vô cùng nhiều, niệm như vậy liệu có mang tội bất kính và vô ích khi niệm không ạ.Khi con niệm dở và lại phải nhảy bổ lên giường giả ngủ thì con lại phải hành trì lễ bái lại từ đầu đúng không ạ, và con làm vậy có bị tội bất kính không ạ.
– Con rất muốn xin đi quy y nhưng gia đình con vì miếng cơm manh áo mà phải buôn bán chút cả đồ điện tử lậu, giờ xin đi quy y mà bán đồ lậu thì khác gì ôm thêm tội nặng vào thân đúng không ạ.Chắc con sẽ không thể khuyên mẹ con bỏ được và bản thân cũng thất nghiệp nên cũng chả có con đường nào để kiếm sống.
– Nghiệp gia đình con nặng nên từ xưa đến nay gặp ngàn tai ương đen đủi đến giờ mới khá lên chút.Giờ con không có công ăn việc làm, người yêu thì phản bội, hay bị gặp đen đủi nên con muốn niệm “địa tạng bồ tát” vạn lần để giảm chút nghiệp và cầu cho có việc làm và bớt đen đủi.Việc này có phải là ngu dốt và tham lam, đi ngươc lời dạy của bồ tát không ạ.
– Con chưa quy y nên khi phóng sinh, con không có quyền được quy y cho các chúng sinh đó đúng không ạ.
Ngàn lần mong có hồi âm từ các vị.Xin vô cùng cảm ơn các vị.
Bạn có tâm muốn niệm Phật là rất đáng quý, nên phát huy, ko nên bỏ cuộc giữa chừng như vậy. Chẳng qua là bạn chưa hiểu đúng về việc hành trì câu A Di Đà Phật nên mới khổ tâm như vậy.
Xin chia sẻ với bạn vài điều sau:
1. Niệm Phật thành tiếng hay niệm Phật thầm công đức đều như nhau. Quan trọng là trong tâm có câu Phật hiệu, nghe rõ từng câu từng chữ là được. Tổ Ấn Quang dạy chúng ta đi đứng nằm ngồi đều ko rời câu Phật hiệu, vậy thì niệm Phật khi nằm, mình niệm thầm thì tốt, chứ tại sao lại nghĩ là bất kính với Phật? Tâm ta tạp niệm thì ta mới niệm Phật để chuyển dần cái tâm tạp niệm, nhiễm ô đó trở về trạng thái thanh tịnh vốn có của nó, là việc làm đúng đắn chứ ko có gì bất kính hết. Tâm tạp niệm vọng tưởng đủ thứ mà ko chịu niệm Phật, tạo nghiệp bất thiện, đó mới chính là bất kính với Phật, bất hiếu với Mẹ Cha.
2. Khi niệm Phật thì phải tùy duyên, ko chấp chặt nơi hình thức, nếu hoàn cảnh của mình ko cho phép, chỉ có thể niệm Phật thầm nằm trên giường thì cứ theo duyên “nằm” mà niệm Phật, niệm xong rồi cũng thầm hồi hướng, chẳng có gì chướng ngại. Tâm chân thành có thể cảm thông, thành tất linh. Phật pháp chú trọng thực chất chứ ko chú trọng hình thức. Câu này bạn phải ghi tạc vào lòng, hiểu cho đúng thì việc niệm Phật của bạn mới được an lạc và hoan hỉ.
3. Quy Y thì chỉ cần đủ duyên thì có thể đến Chùa để xin Quy Y Tam Bảo, bạn cũng nên tìm hiểu ý nghĩa chân thật của Quy Y Tam Bảo tại đây:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/09/y-nghia-chan-that-cua-quy-y-tam-bao/
Khi nào đủ duyên thì bạn có thể lên Chùa mà xin Thầy làm lễ Quy Y. Còn việc thọ Ngũ Giới thì có thể xin Thầy cho Thọ những giới nào mà bạn nghĩ bạn có thể giữ được, còn những giới chưa giữ được có thể chưa thọ, không nhất thiết là cứ phải thọ hết 5 giới…Nhưng trong thâm tâm 1 người Phật tử luôn là hướng đến ngày một hoàn thiện mình hơn, cho nên cũng phải tự thân cố gắng, duyên ngoài thì cầu Tam Bảo gia hộ để bạn có thể có được việc làm phù hợp, lương thiện hơn theo đúng sở trường của bạn.
Hiện nay bạn đang thất nghiệp thì bạn nghĩ lại xem mình nên học thêm nghề gì? Chuẩn bị thêm kiến thức gì để có thể học được 1 nghề phù hợp với bản thân mình trong thời gian sắp tới…định hướng nghề nghiệp phải rõ ràng, bạn cũng nên chia sẻ hỏi ý của Cha Mẹ về định hướng nghề nghiệp của bạn, và hỏi ý kiến của các Thầy Cô, bạn bè thân thiết…Sau đó tự mình quyết định 1 con đường cho chính mình. Không nên sống thụ động, buông xuôi theo số phận, phải gắng sức vươn lên.
3. Muốn số mạng mình tốt hơn thì miệng niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng vạn lần là chưa đủ, phải hiểu rõ ý nghĩa của Địa Tạng Bồ Tát là gì? Địa Tạng Bồ Tát là đại biểu cho tâm Hiếu Kính, cho nên Kinh Địa Tạng là Hiếu Kinh của nhà Phật, bạn niệm danh hiệu của Ngài thì phải mang cái tâm Hiếu Kính thực tiễn trong đời sống hằng ngày, đối xử với tất cả mọi người đều là dùng tâm Chân Thành Hiếu Kính, thật làm như vậy thì mới có thể chuyển đổi vận mạng.
Bạn hãy đọc thêm Liễu Phàm Tứ Huấn thì sẽ hiểu rõ hơn về việc làm thế nào để làm chủ vận mệnh của mình, chứ ko còn bị vận mệnh trói buộc nữa:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
4. Phóng sanh cứu vật lúc nguy khốn là việc lành bậc nhất, Phật ko có nói chỉ có người Quy Y rồi thì mới được làm lễ Quy Y cho chúng sanh, Phật pháp ko có định pháp để nói. Ai cứu vật thì cũng đều có thể tự mình làm lễ Quy Y cho chúng sanh, hoặc nếu chẳng biết nghi thức thì cũng chỉ cần niệm A Di Đà Phật cho chúng vài phút cũng là rất tốt rồi. Tiện đây xin chia sẻ nghi thức Quy Y đơn giản khi phóng sanh để bạn tham khảo:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/06/phuong-phap-phong-sanh-don-gian/
Hi vọng với vài lời chia sẻ ngắn gọn ở trên sẽ giúp ích cho bạn một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật.
Con xin chào tất cả mọi người.?
Con biết chuyện gì đang xảy ra với mình.?
Từ lúc bắt đầu biết niệm Phật được tầm 4 tháng con thấy tâm m dần thay đổi kỳ diệu,sự thay đổi mà con thấy dk rõ là tháng vừa rồi con dk nghỉ hè,con k phải học và tiếp xúc vs m.ng nên con dễ nhiếp tâm.Nhưng con lên chỗ học ms có 2 tuần mà con cảm giác m quay trở lại thời kỳ ban đầu,lúc niệm con k thấy thân mật vs câu phật hiệu nữa,nếu có chỉ là thoáng qua thôi.?,con lo m đang bị trì trệ,con k bỏ niệm nhưng lúc niệm có nhiu vọng tuong quá(bạn bè,việc tốt xaau..những cái con gặp trong ngày hiện nhiu trong đầu con nên con thấy hơi chán vì dẫu miệng niệm nhung tâm chạy linh tinh),con còn k cảm thấy xúc động khi nhìn thấy ảnh Phật nua.Con phải lam j đây cô chú?khi câu phật hiệu niệm thì ít mà duyên trần cứ diễn ra hoài,nhiu lúc con cố nhưng có nhiu thứ bắt con phải quan tâm đến,đến khi quan tâm chúng thì tâm con động rồi niệm Phật k dk đắc lực nữa.?,sẽ là tốt nếu con k duyên theo cảnh nhưng chỉ có niệm phật ms giúp con thay đổi dk suy nghĩ và tâm sẽ thanh tịnh,giúp con có định lực,nhưng cảnh ngoài cứ tác động vào con,con k có định lực vững chắc và con k biết cách cân bằng giữa đời và đạo,học đạo con lại k muốn tiếp xúc vs cảnh trần đời,mà chú tâm vào việc học con lại wen đạo,khi ween đạo con thấy m phiền não lắm.Đã v con học tiếng anh nên bắt buộc phải xem thật nhiu phim,đọc nhiu sách,nghe nhạc để phục vụ cho việc học nên con k cuong lai dk,cái đam mê yêu thích tiếp tục nổi lên,có lúc con ngồi mà thấy buồn,con muốn quỳ dưới chân Phật khóc,con muốn Phật ns cho biết con phải làm gì để k bỏ lỡ con đường vãng sanh.?
Con xin tâm sự đôi lời trong đây,để con dk nghe lời khuyên của mọi ng,để con tìm dk cái cảm giác với đạo,với”Tây Phương Cực Lạc Là Quê Nhà”.hj?
con biết tội sát sanh là trọng tội nhưng con làm nông dân trồng cây ăn trái, thì con phải sử dụng thuốc để trừ sâu phá hoại,nhiều lúc con muốn bỏ tất cả nhưng vì ngặc nổi con là trụ cột gia đình, cha mẹ con thì già yếu nên con phải làm,con biết là con tạo nghiệp rất năng con rất sợ. xin hãy cho con lời khuyên còn phải làm sao.
Chào bạn Không Không,
Bạn làm nghề nông vất vả cực nhọc mà có tâm hướng thiện như vậy thật là đáng quý. Về nỗi lo lắng của bạn, trước tiên xin được làm rõ là, theo lý nhân quả, khi bạn sát sanh như vậy thì sẽ gặt quả báo không tốt, chứ không phải bị một đấng thiêng liêng nào đó giáng tội, về điểm này bạn cần hiểu rõ như thế nhé. Về nhân quả, xin được trình bày một vài ý như sau:
-Không sát sanh: Chắc bạn cũng biết là khi chúng ta uống nước, hít thở không khí, thì chúng ta đã vô tình “tiêu thụ” rất nhiều loại vi trùng, vi khuẩn,.. mà mắt thường chúng ta không thấy được, hoặc khi ta bệnh, phải uống thuốc thì thuốc đó sẽ giết những vi khuẩn đang gây bệnh cho ta, nhờ vậy ta mới hết bệnh. Vậy để giữ giới không sát sanh, phải chăng ta không nên ăn, uống, trị bệnh,…? Dĩ nhiên, bạn hiểu rõ không phải là như vậy. Đối với người cư sỹ tại gia như bạn, giới không sát sanh là không giết người, không giết các loài thú lớn như trâu, bò, heo,… còn các con vật nhỏ khác thì ta nên tránh giết hại, tránh được càng nhiều càng tốt, nếu bất đắc dĩ phải giết thì cũng không phải là “trọng tội” như bạn nghĩ.
-Để biết quả báo nặng, nhẹ thì dựa trên tâm mà đánh giá. Ví dụ như trường hợp của bạn, khi bạn thấy sâu bọ phá hoại cây trái của bạn, nếu bạn sanh tâm giận dữ và muốn giết chết chúng cho bằng được, thì khi bạn giết chúng, quả báo bạn nhận sẽ xấu, tùy theo mức độ tâm giận dữ của bạn. Còn ngược lại, khi bạn thấy sâu bọ phá hoại cây trái của bạn, nếu bạn không thấy giận mà hiểu rằng vì tụi nó là sâu bọ, nó ăn cây trái là chuyện đương nhiên, bạn vì nuôi sống gia đình nên mới phải trừ diệt tụi nó, chứ thực ra không có tâm tìm kiếm giết tụi nó cho bằng được, thì quả báo bạn nhận được dù không tốt, nhưng chắc chắn nhẹ hơn cái quả báo của trường hợp tâm sân hận rất nhiều. Lại thêm một cách phản ứng khác nữa là, khi bạn thấy sâu bọ phá hoại cây trái của bạn, bạn khởi tâm thương xót tụi nó là chúng sanh không có được thân người, phải làm thân sâu bọ, không được nghe Phật pháp, không biết khi nào mới thoát khỏi luân hồi, thì dù bạn phải bất đắc dĩ giết chúng nó, bạn có thể phát nguyện cho mình sớm thành Phật để độ thoát chúng nó, thì dù quả báo của hành động giết vật đó là không tốt, nhưng sẽ nhẹ hơn trường hợp thứ hai, mà sau này khi có đủ duyên lành có khi lại chuyển thành quả báo tốt nữa, vì cái tâm của bạn là tâm tốt. Như vậy, cùng một hành động trừ sâu bọ, nhưng tâm khác nhau thì quả báo lại khác nhau. Theo như tâm hiện giờ của bạn, vì bất đắc dĩ mới giết tụi nó, bạn không ưa thích giết tụi nó chút nào hết, thì có thể đoán rằng quả báo cho hành động này dù không tốt nhưng nhẹ, chứ hoàn toàn không phải là “trọng tội” hay là “nghiệp nặng” đâu, nên bạn đừng lo lắng quá nhé.
Phật dạy về nhân quả và nghiệp rất hay và tinh tế. Bạn có thể tìm xem trên mạng để hiểu thêm về nhân quả và nghiệp theo đúng chánh pháp Phật dạy. Bạn cứ làm công việc đang làm, vì nghề nghiệp của một người cũng là do duyên nghiệp quá khứ chi phối, huống gì bạn phải làm công việc đó để nuôi sống bản thân và cha mẹ, vả lại nghề nông không nằm trong danh sách các công việc mà Phật khuyên Phật tử không được làm, cho nên bạn đừng lo lắng nữa nhé. Còn sắp tới phải làm sao thì bạn hãy thử làm một số việc như sau.
-Giữ vững tâm từ bi, tâm bất đắc dĩ mới giết, tuyệt đối không sanh tâm ưa thích giết tụi nó, hoặc sân giận với tụi nó. Con người của mình, cái gì làm hoài thì từ từ thành quen. Ban đầu mình thấy tội nghiệp tụi nó không muốn giết, sau giết hoài từ từ thấy quen, sau không còn thấy tội nghiệp nữa mà bắt đầu thấy bực với tụi nó, sau lại sanh tâm sân hận với tụi nó… Nên bạn phải cẩn thận cái tâm của mình nhé.
-Phát nguyện tu thành Phật độ tụi nó. Bạn có thể tìm hiểu pháp môn Tịnh độ để hành theo. Hiện tại, khi bạn phải phun thuốc trừ tụi nó, thì khởi tâm thành thật thương xót và muốn độ tụi nó thoát khổ, rồi vì tụi nó thành tâm niệm Phật vài chục câu (nên niệm thầm trong tâm vì khi bạn phun thuốc, mở miệng ra niệm, hít phải hơi thuốc đó thì không tốt cho sức khỏe), được như vậy rất tốt. Nếu chưa đủ điều kiện thì bạn cứ thầm phát nguyện, thầm niệm như vậy nhé.
Hy vọng giúp bạn bớt lo lắng. Chúc bạn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
GIẾT KIẾN BỊ QUẢ BÁO
Chúng ta thấy một vài người Trung Hoa dùng chữ số để đặt tên cho con mình. Các tên đó là biệt danh, và cũng có thể là tên thực.
Sau đây chúng tôi xin kể cho quý và nghe câu chuyện của một anh sống nghề làm vườn tên là Tứ Lục (46). Tứ Lục nghĩa là gi? Có thể là người con thứ bốn mươi sáu. Hoặc ông già của anh ta thích con số này.
Dù thế nào, Tứ Lục là một nhân công làm vườn kỹ lưỡng và khéo tay. Anh ta chữ nghĩa thì ít nhưng có nhiều kinh nghiệm làm vườn. Mọi người đều khen tay nghề của anh, nhưng tánh tình của Tứ Lục có phần nào tàn nhẫn. Ðương nhiên làm vườn thỉnh thoảng phải giết sâu bọ nhưng nhiều khi y muốn diệt cả Những côn trùng vô hại mới là điều đáng nói.
Một hôm, y trồng hoa, trông thấy một tổ kiến nằm sâu dưới đất. Kiến nhiều vô số kể lúc nhúc bò khắp nơi.
Tứ Lục nói: “Thực là đúng lúc!” Y đang nấu một nồi nước sôi trong bếp. Y định dùng để pha trà, nhưng anh ta nghĩ làm việc này hay hơn. Rồi y vội vàng xông vào nhà bếp lấy nước sôi sùng sục, đem ra rót ngay xuống tổ kiến. Hàng nghìn con kiến bị phỏng và chết hết. Tứ Lục thấy vậy tỏ vẻ vô cùng thích thú!
Hôm nay trời đẹp làm sao! Thời tiết rất tốt, và y mới hoàn tất xong một việc quá ác là tiêu diệt toàn bộ tổ kiến. Sau đó, ông đã trồng trọt và chăm sóc kỹ; lưỡng khu vườn, nhờ vậy mà y đã thu hoạch được nhiều hoa và rau cải đem ra chợ bán. Tứ Lục đã dành dụm được một số tiền, và cũng nghĩ tới việc lập gia đình. Giờ đây y đã hơn ba mươi tuổi rồi và phần lớn bạn bè của anh đã có con đàn cháu lũ.
Anh đang để ý đến cô Trường. Mặt mày cô ấy cũng dễ coi nhất là hai bàn tay mềm mại diu dàng của cô trông rất khả ái. Nếu lấy được cô ấy về làm vợ rồi sinh nhiều con cái thì thực là diễm phúc không gì bằng!
Anh nghĩ: “Ba cô là bạn rất thân với ông già của ta. Ta đã có đủ tiền để cung cấp lo cho gia đình, ta sẽ thỉnh cầu ba của ta nhờ người làm mai mối để sắp đặt việc cưới hỏi”
Tứ Lục suy nghĩ đến việc này, lòng anh cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Mọi việc diễn tiến rất tốt đẹp – nhưng duy nhất có điều không may là vào thời gian này bỗng nhiên trên vai anh ta nổi lên rất nhiều chấm đỏ ngứa ngáy khó chịu. Y càng gãi lại càng ngứa thêm.
Tứ Lục tiếp tục làm việc nhưng vẫn thấy còn ngứa, và chỗ ngứa càng lan rộng. Thế rồi không bao lâu, Những chấm đỏ ấy hiện ra trên khắp thân thể của y và chúng gây ra sự ngứa ngáy khủng khiếp, đến nổi anh ta phải bỏ cuốc xuống để tập trung vào việc gãi cho đã ngứa mà thôi.
Gãi cào chừng nào, càng ngứa thêm và các chấm đỏ lại càng nổi lên nhiều hơn. Tứ Lục chà lưng vào thân cây cùng lúc anh lấy tay cào gãi nơi ngực, cánh tay và dùng bàn chân gãi ở hai chân.
Chúng ngứa quá sức đến nổi anh cào gãi rách cả da và từ nơi mỗi chấm đỏ thấy có một con kiến bò chui ra!
Kể từ khi lâm bệnh Tứ Lục ngứa gãi liên tục đến nổi phát điên cuồng, và sau vài ngày anh đã nhắm mắt lìa đời một cách đau đớn.
(Tác giả: G.B. Talovick – Người dịch: HT. Thích Trí Chơn)
Con chào thầy! Lòng người thật khó đoán,con đã những nỗi oan ức trong lòng con thật nhiều con xin thầy hãy chỉ cho con cách để ko giận ko buồn ko phiền vì những điều như thế, chỉ muốn tâm được bình yên
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Trang,
Đức Phật dạy 10 điều tâm niệm như sau:
01. Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sanh.
02. Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
03. Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
04. Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
05. Việc đã làm thì đừng cầu mong dễ thành công, vì việc dễ thành công thì lòng mình thường kiêu ngạo.
06. Khi giao tiếp thì đừng cầu lợi cho mình, vì cầu lợi cho mình thì sẽ mất đạo nghĩa.
07. Với người, đừng cầu mong tất cả sẽ đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.
08.Thi ân thì đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có mưu đồ.
09. Thấy lợi thì đừng nhúng vào, vì nhúng vào lợi lộc thì si mê phải động, mà tâm trí thì hắc ám.
10. Oan ức vẫn không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân quả chưa xa, vì làm như vậy là hèn nhát, mà oán thù lại càng thêm tăng.
Bởi vậy, Đức Phật dạy:
– Lấy bệnh khổ làm thuốc thần
– Lấy hoạn nạn làm giải thoát
– Lấy khúc mắc làm niềm vui
– Lấy ma quân làm bạn đạo
– Lấy khó khăn làm thích thú
– Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ
– Lấy người chống đối làm nơi giao du
– Coi sự thi ân như đôi dép bỏ đi
– Lấy sự xả lợi làm vinh hoa
– Lấy oan ức làm cửa ngỏ đạo hạnh.
Trích sách LUẬN BẢO VƯƠNG TAM MUỘI NIỆM PHẬT CHỈ QUY
Bạn hãy thử suy ngẫm rồi tự mình quán chiếu đểm tìm ra phương pháp hoá giải nhé. Nếu có khúc mắc, xin bạn hoan hỉ tiếp tục chia sẻ nhé.
TN
Nam Mô A Di Đà Phật. Niệm Phật rất nhiệm màu và hay. Mong mọi người thường xuyên niệm Phật hướng về Tịnh Độ . Nam Mô A Di Đà Phật