Khai quang có ý nghĩ gì? Có hay không có việc khai quang? Ai đủ tư cách để khai quang? Đây là vấn đề mà trong khi giảng kinh, chúng ta vẫn thường đề cập. Hiện tại, việc khai quang gần như đã trở thành xu hướng mê tín. Ý nghĩa đích thực của việc khai quang hoàn toàn đã bị đánh mất. Khai quang là một việc phi thường trọng yếu. Ý nghĩa chân chính của nó nói lên việc cúng dường tượng Phật, Bồ tát. Việc này giống như chúng ta xây đúc hình tượng của một bậc vĩ nhân ở thế tục, khi việc xây đúc thành rồi, sau đó chúng ta mới cử hành lễ khai mạc. Trong buổi lễ khai mạc đó, nhất định chúng ta phải nói cho mọi người hiểu rõ ràng, ca ngợi về sự nghiệp cống hiến lớn lao của họ đối với đồng bào, với dân tộc và đất nước, khi ấy, mọi người nhìn hình tượng của bậc vĩ nhân liền nhớ đến công lao của vị ấy. Việc khai quang trong Phật giáo cũng có ý nghĩa tương tự như vậy. Ví như chúng ta cúng dường Bồ tát Quan Thế Âm, sau khi đắp tượng trang nghiêm rồi, chúng ta mới khai mở việc cúng dường. Lúc khai mở việc cúng, chúng ta nhất định phải nói cho đại chúng hiểu rõ, vì sao chúng ta cúng dường Bồ tát. Trong lúc cúng dường, dựa vào tôn tượng trang nghiêm của Bồ tát mà chúng ta có thể khai phát quang minh tự tánh của chúng ta. Vì thế, không phải người khác thay thế Phật, Bồ tát để khai quang, mà chính tượng Phật, Bồ tát vì chúng ta khai quang. Đó là ý nghĩa chân chính vậy. Nếu đã thờ Phật, Bồ tát rồi lại đi mời một vị pháp sư tới làm lễ khai quang cho Phật, Bồ tát và cho đó là linh, không khai quang lại cho không linh, điều này thật sự sai lầm. Có rất nhiều người đến tìm tôi nhờ khai quang cho Phật, Bồ tát. Tôi chân thật bảo với họ không cần thiết phải cúng dường Phật và Bồ tát. Họ hỏi “vì sao?” tôi đáp: “Vì tôi bảo các vị ấy linh thì các vị ấy sẽ linh, bảo không linh sẽ không linh, như vậy tôi linh hơn họ nhiều, và bạn có thể cúng tôi là tốt rồi, cần gì phải cúng dường các vị ấy”. Chúng ta nghĩ có đúng không? Đó có gọi là mê tín không? Vì tôi giả bộ làm vẻ này vẻ nọ, lấy tay ra hiệu làm như linh, làm sao họ lại không cho tôi linh hơn được, đó là chỗ nghĩ không thông. Chỉ có người ngu mới tin sâu như thế. Một người có trí óc linh mẫn thông minh, một khi nhìn liền nhận ra sự thật chân tướng. Tôi nói thay thế Phật, Bồ tát khai quang tức là lừa dối họ, vì họ chưa được sáng suốt, còn hồ đồ. Cho nên, việc khai quang là việc đại biểu cho Phật và Bồ tát. Ví dụ như chúng ta cúng dường Quan Âm Bồ tát, mà Quan Âm Bồ tát là đại biểu cho tâm từ bi, đem việc Bồ tát đại từ, đại bi mà cứu độ hết tất cả chúng sinh đó là những điều cần phải học; phát khởi chí nguyện, nghe được danh hiệu, thấy được hình tượng Bồ tát là nhớ phát khởi lòng đại từ, đại bi, làm lợi ích cho hết thảy mọi người. Chúng ta đối nhân, đối vật, đối việc phải lấy tâm đại từ, đại bi mà thương yêu và gia hộ cho tất cả, không phân biệt một ai, đây là một đạo lý chúng ta không thể không biết. Đối với những người có đủ tư cách và khả năng giúp Phật và Bồ tát khai quang, người này đối với kinh, luật, luận phải thông suốt ý nghĩa, vì mọi người diễn nói cho rõ ràng. Cho nên, tuyệt đối không được dựa vào hình thức, mỗi một hình thức đều có ý nghĩa giáo dục riêng, rất thâm sâu. Đó là điều mà chúng ta phải hiểu mới không bị lệch theo xu hướng mê tín. Cầu Phật, cầu Bồ tát, cầu thiên thần giúp mình phát tài, được phúc, đó là quan niệm sai lầm, không phải là tư tưởng chân chính.
Trích Phật Giáo Là Gì?
Tác giả: Pháp sư Tịnh Không
Dịch giả: Thích Tâm An
Xin thầy dạy con về hiếu thuận.tam phước
Người nào muốn vãng sanh vào cõi Phật, phải tu Tam Phước:
– Một là hiếu thảo cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, có lòng từ bi không sát sanh, tu thập thiện nghiệp.
– Hai là thọ trì tam quy, giữ các giới đầy đủ, không phạm oai nghi.
– Ba là phát Bồ Đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh đại thừa, khuyên bảo người tu hành.
Làm được ba điều này, thì gọi là Tịnh Nghiệp Chánh Nhân của ba đời chư Phật.
(Pháp Sư Tịnh Không)
Về hiếu thuận, bạn hãy tham khảo đệ tử quy:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/06/de-tu-quy/
Nam Mô A Di Đà Phật
Đúng thật là lòng con rất nóng rát.nóng rát.
A Di Đà Phật!
Kính thưa bạch thầy, con đang hành trì bộ kinh Địa Tạng Bồ Tác Bổng Nguyện để đem công đức đó hồi hướng cho con của con đang nằm trong bụng mẹ của nó, hồi hướng cho oan gia trái chủ và cho các chúng sanh.Con đã độc được đúng bẩy biến giờ không biết nhân duyên gì nó thúc đẩy con độc thêm Kinh A Di Đà . Và niện phật vào 2 thời sáng và trước khi đi ngủ để hồi hướng Tây phương.
Vậy kính xin bạch thầy hãy khai thị cho con nên hành trì 2 bộ luôn hay sau? Và nếu hành trì thì hành trì như thế nào ? ( con thường độc kinh vào mổi buổi tối vì ban ngày con bận làm việc). Hay con có nên cúng dường cho phật tử khác bộ kinh Địa Tạng Bổng Nguyện không? Xin bạch thầy hãy khai thị cho con ạ!
Nam Mô A Di Da Phật !
Nếu trong bụng con nghĩ thế này: ta đã biết về môn niệm PHẬT,nay tuỳ duyên hôm nay có cá ăn cá; hôm nay có rượu uống rượu, nhưng vẫn ngày ngày niệm PHẬT sau này có được vãng sanh không? Xin thầy chỉ giùm con với, vì con ở nhà cỗ bàn, bạn bè không thể chấp tướng được.
Gửi qúy đạo hữu xem một trích đoạn trong Kinh Lăng Nghiêm, ngõ hầu có thể giải thích được một phần câu hỏi:
“A Nan, lại các chúng sinh lục đạo trong các thế giới, nếu cái tâm không sát, thì không theo dòng sinh tử tiếp tục. Thầy tu phép tam muội, cốt ra khỏi trần lao, nếu không trừ lòng sát, thì không thể ra khỏi trần lao được. Dầu có nhiều trí thiền định hiện tiền, nếu không đoạn lòng sát, thì chắc phải lạc vào thần đạo; người bậc trên thì thành đại lực quỷ, người bậc giữa thì thành phi hành dạ xoa và các loại quỷ soái, người bậc dưới thì thành địa hành la sát, các loài quỷ thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng là thành đạo vô thượng. Sau khi tôi diệt độ rồi, trong đời mạt pháp, có nhiều quỷ thần này sôi nổi trong thế gian, tự nói rằng ăn thịt, được đạo Bồ đề. A Nan, tôi khiến hàng Tỷ Khưu ăn năm thứ tịnh nhục, thịt kia đều do thần lực tôi hóa sinh ra, vốn không có mạng căn. Xứ Bà La Môn đất đai phần nhiều nóng ướt, lại thêm cát đá, rau cỏ không sinh được; tôi dùng sức đại bi gia bị, nhân sức đại từ bi, giả gọi là thịt và các thầy cũng nhận được cái vị như thịt; làm sao, sau khi Như Lai diệt độ, người ăn thịt chúng sinh, lại gọi là Phật tử! Các thầy nên biết những người ăn thịt đó, dầu cho tâm được khai ngộ, giống như Tam ma đề, đều là loài la sát, quả báo hết rồi, phải chìm đắm trong bể khổ, không phải đệ tử Phật. Những người như vậy, giết nhau, nuốt nhau, ăn nhau chưa thôi, làm sao, lại được ra khỏi ba cõi. Thầy dạy người đời tu phép Tam ma đề, thứ nữa, phải đoạn lòng sát. Ấy gọi là lời dạy rõ ràng thanh tịnh, quyết định thứ hai của các đức Như Lai Phật Thế Tôn.”
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Da Phật.
Nguyên: “ta đã biết về môn niệm PHẬT,nay tuỳ duyên hôm nay có cá ăn cá; hôm nay có rượu uống rượu, nhưng vẫn ngày ngày niệm PHẬT sau này có được vãng sanh không?”
Câu hỏi của bạn đủ biết chứng tỏ lòng bạn còn NGHI Bổn Nguyện Phật A Di Đà. Hễ ăn cá uống rượu làm chướng ngại cho “lòng TIN” thì nên cố gắng từ bỏ, câu hỏi này tự bạn trả lời thôi.
————————————–
Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
(Nên tham khảo kỹ càng)
18) Hỏi: Người xuất gia niệm Phật với người tại gia niệm Phật hơn kém ra sao? Đáp: Người xuất gia niệm Phật với người tại gia niệm Phật công đức bằng nhau không có hơn kém. Hỏi: Chỗ này quả thật tôi không hiểu. Vì sao người xuất gia không gần đàn bà, ăn chay trường mà niệm Phật, do đó rất đáng quý. Người tại gia thường hay nghĩ đến sắc dục, ăn thịt uống rượu mà niệm Phật, hẳn nhiên là thấp kém. Làm sao mà bằng nhau được? Đáp. Công đức bằng nhau không có hơn kém. Vì sao vậy? Người không biết BỔN NGUYỆN CỦA ĐỨC A DI ĐÀ mới có nghi vấn này!
19) Anh Cát Đằng (một đệ tử tại gia thuộc hạng hạ lưu của Ngài) cũng mong Phật cứu độ mà niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Pháp Nhiên nầy cũng mong Phật cứu độ mà niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Hai bên hoàn toàn không khác gì nhau.
20) Niệm Phật của Pháp Nhiên nầy với niệm Phật của anh Cát Đằng hoàn toàn như nhau. Nếu cho rằng không giống nhau, là hoàn toàn không biết ý nghĩa của niệm Phật vậy. Như lấy gấm vóc mà gói vàng ròng, hoặc lấy vải dơ mà gói vàng thì cũng là vàng ròng cả.
40) Không để ý đến thiện ác của bản thân, chỉ một lòng cầu vãng sinh mà Niệm Phật. Đó gọi là Tha Lực Niệm Phật. Cho rằng bản thân bị tội chướng khó được vãng sinh là điều sai lầm rất lớn.
41) Chẳng cần để ý là tâm mình thiện hay ác, tội chướng nặng hay nhẹ, mà chỉ nên dùng miệng xưng NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT và phát khởi cái tâm quyết định! Nương Phật Thệ Nguyện chắc chắn vãng sinh!!!
42) Hạng vô trí, tội chướng Niệm Phật mà vãng sinh là ý chánh (mục đích chính) của Bổn Nguyện.
43) Thâm tâm tức là cái tâm tin sâu. Tin sâu điều gì? Tin rằng: Hạng phàm phu phiền não sâu dày, nghiệp chướng nặng nề, thiện căn thiếu kém, nhờ tin vào Nguyện Lực Đại Bi của Đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu, hoặc 100 năm, hoặc 45 năm, 20 năm, 10 năm, cho đến một hai năm. Từ khi phát tâm cho đến lúc lâm chung không thối chuyển. Hoặc 7 ngày, hoặc 1 ngày, cho đến 10 niệm, 1 niệm. Dù nhiều hay ít, người xưng danh Niệm Phật chắc chắn được vãng sinh.
Tóm lại, đối với chuyện vãng sinh mà không nghi ngờ thì gọi là “Thâm Tâm”.
44) Tuy được nghe Danh Hiệu mà không tin thì cũng như không được nghe. Tuy có tín tâm mà không xưng niệm thì cũng như không tin. Bởi thế nên một lòng Niệm Phật.
45) Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà là thệ nguyện dùng Danh Hiệu của Ngài để tiếp chúng sanh tội chướng. Do đó, người Niệm Phật (xưng danh hiệu Ngài) thì sẽ được lai nghinh. Đạo lý này tuyệt đối không thể nghi ngờ.
Nam Mô A Di Da Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật Tu Là phải Hành Bạn ơi Tính Hạnh Nguyện
Thú thật nhà con có kinh sách.nhưng mà mỗi người 1suy nghĩ.trên mâm cơm thì suốt ngày thịt cá.căn bản vợ con nấu cơm .vào trang PHẬT PHÁP thì vợ không vui lắm nên thay vì trướ c được đọc kinh còn bây giờ thì lạy.con muốn NIỆM PHẬT .con cũng không biết đây là duyên nợ hay là thiện tri thức đến đây để dạy mình nữa.dù sao nghịch cảnh là duyên hữu ích có thể gặp mà chẳng thể cầu.tuy có lúc bị lừa đến nỗi 1xu không còn nhưng biết về PHẬT PHÁP.vặy cho con hỏi những người ngăn cản như vậy hoặc lừa mình khi mất có chịu nghiệp báo không?nếu như vậy thì sợ quá
A Di Đà Phật
Nếu bạn nghĩ đó là oan gia thì là oan gia, nghĩ là Bồ tát thì là Bồ tát vậy. Bồ tát trợ duyên hay Bồ tát thử lòng bạn đều như nhau, quan trọng là sự kiên cố nơi tâm bạn “nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật”
_()_
Bài trả lời hay quá.con cám ơn các cô chú đã bố thí pháp vô uý.
kính gửi quý liên hữu,
Con có câu hỏi băn khoăn như sau:
1. Khi con mua mới các đồ thờ như chén đựng nước, lọ hoa, mâm, đĩa đựng hoa quả, trước khi sử dụng có phải làm thủ tục nào không (con thấy mọi người nói là phải dùng rượu gừng để tẩy uế), kính xin các Quý thầy, liên hữu chỉ bảo.
2. Khi đọc giảng về kinh nhân quả, con thấy có chú thích là Ăn mặn rồi muốn tụng kinh, phải súc miệng rửa tay, rửa miệng sạch, và tụng chú như sau “Tất được thanh tịnh không tội lỗi: Tịnh tam nghiệp chân ngôn: Um Soa Pha Va Suýt Đà, sạt và đạt ma, soa phạ va suýt đa hàm (7 biến) Aum! Syabhava sudaha, sarva drama svabhava suddhà hàma”.
Vậy nếu ăn trưa mặn thì chiều, tối niệm phật (sau khoảng 5-6 tiếng) có phải đọc bài chú này không ạ?
Rất mong Quý thầy và Quý liên hữu bớt chút thời gian chỉ bảo.
Nam mô A di đà Phật
1. Không cần thủ tục, chỉ cần thành tâm trang nghiêm bàn thờ trong khả năng của mình và hiểu rõ ý nghĩa của các đồ thờ cúng để tránh rơi vào mê tín:
http://www.youtube.com/watch?v=ZT_cZnClTJU
2. Nếu còn ăn mặn như vậy thì buổi tối cần phải đánh răng sạch sẽ, súc miệng sạch sẽ rồi mới đọc tụng Kinh Phật. Không thể nói là ăn mặn thì ko thể đọc Kinh, chẳng có lẽ này. Nhưng phải biết giữ tâm miệng thân thể càng thanh tịnh càng tốt trước khi đọc tụng Kinh Phật. Bài chú Tịnh Tam Nghiệp chân ngôn là cần thiết, trong các Kinh đọc tụng thường thấy bài chú này ở đầu cuốn Kinh trong phần nghi thức Khai Kinh. Chúng ta cứ làm đúng theo sự sắp xếp sẵn có trong Kinh Phật là được. Quan trọng nhất là tâm thành kính khi đọc tụng Kinh Phật.
Vì có 1 phần tâm thành kính thì sẽ có 1 phần lợi ích, mười phần thành kính thì được 10 phần lợi ích.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con cám ơn cư sĩ hữu minh,cư sĩ phúc bình.huệ tịnh.hi vọng các thầy tuỳ hỷ công đức nói pháp.thật may mắn
con có mua tượng bồ tát và thần tài, thổ địa về để thờ ở trong nhà có cần mang tới chùa xin thỉnh về không ạ. kính xin quý thầy chỉ bảo ạ
Kính gửi các Thầy!
Vợ chồng con mới làm xong 01 căn nhà, ngoài thờ tổ tiên gđ con có tâm nguyện muốn được thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Xin Quý Thầy chỉ bảo con mua tượng Phật về có cần gửi đến chùa để nhờ các sư thầy tụng kinh làm phép và cúng an vị không ạ!. Và cho con hỏi nhà con hướng Nam, bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên cũng hướng phải theo hướng Nam như thế có bị phạm vào hướng ngũ quỷ không ạ! Con mong các thầy hoan hỉ chỉ bảo cho con ạ.Vợ chồng con biết ơn lắm ạ. Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Bạn Trương Quang Vinh,
1/ Tượng Phật và Bồ tát chúng ta nên nói là thỉnh về chứ không nên nói là mua. Bởi Phật, Bồ tát mà mua được thì đồng nghĩa các Ngài như sảm phẩm hàng hoá vậy.
2/ Nếu bạn không thể tự làm lễ An Vị Phật, bạn có thể gừi lên một ngôi chùa có sự tu học thanh tịnh, nhờ chư Tăng Ni làm lễ “khai quang” giúp. Hai từ “khai quang” là ý nói làm sạch những vật dơ uế trên những tôn tượng chứ không phải chư Tăng Ni có thể “khai quan, điểm nhãn” cho chư Phật và Bồ tát. Hiểu sâu hơn thì “khai quang” chính là làm lễ phát nguyện tu học chân chánh theo giáo pháp của Phật, giúp tịnh hoá thân tâm, chuyển đổi lối sống, tư duy uế trược, phiền não của bản thân. Nhờ đó tâm bạn và tâm Phật mới tương ưng.
3/ Theo đúng pháp, bàn thờ không thể song song cũng không nên đối diện mà nên sắp xếp theo ở vị trí vuông góc 90°. Ý là: nếu bàn thờ tổ tiên đã ở hướng Nam, thì bàn thờ Quán Thế Âm nên an vị ở giữa bức tường bên cạnh, sao cho bàn thờ Bồ tát phải cao hơn, trang nghiêm hơn bàn thờ tổ tiên. Trường hợp phòng thờ quá chật, bạn nên an vị bàn thờ Quán Thế Âm chung một bàn thờ, chung một hướng với bàn thờ tổ tiên, khác là bàn thờ Quán Thế Âm làm cao lên một tầng tối thiểu từ 50-70cm và an vị bát hương thờ Quán Thế Âm ở chính giữa, bát hương tổ tiên để hai bên, dưới tầng thấp. Như thế khi bạn thắp hương, tu học trước bàn thờ Quán Thế Âm, tổ tiên cũng có phần lợi lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật! Con xin chân thành cảm ơn và tiếp nhận ý kiến của quý Thầy! Trong thư có chỗ con viết ko đúng mong quý Thầy hoan hỉ bỏ qua! Nam Mô A Di Đà Phật!
Thưa chư vị tiền bối!
Hôm nay con thỉnh tượng Phật nhỏ về để thờ, lúc trong tiệm thì thấy tượng bình thường nhưng khi về đến nhà thì nhìn kĩ thấy phần đôi mắt của Phật vẽ không được cân đối. Như vậy nếu con mang ra tiệm đổi lại thì có mang tội bất kính không?
Và một điều này nữa, do cơ thể con sau khi sanh không được ở cữ, phải làm công việc nhà sớm, vừa làm việc nhà vừa điệu con của con trên lưng, sanh 2 đứa con đều vất vả một mình như thế nên con bị đau lưng nhức mỏi cổ và vai. Bác sĩ nói bị thoái hóa, vừa uống thuốc vừa kết hợp vật lí trị liệu nhưng vẫn không thuyên giảm mà còn bị tác dụng phụ của thuốc gây tê bàn chân và hai cánh tay. Bác sĩ nói tại thoái hóa sống cổ nên vậy. Con qua bên bác sĩ đông y thì vị này bảo bệnh này không chữa được đâu, các loại thuốc bên tây y chỉ sử dụng với mục đích giảm đau mà thôi chứ không hết đau. Chỉ có thể châm cứu và kết hợp vật lí trị liệu khi đau và phải kiên trì, để lâu ngày chuyển thành thoát vị đĩa đệm. Không biết chư vị có cách gì không ạ?
Chào bạn Lê Kim Thuý,
PH nghĩ nếu nhìn tượng không thấy khó chịu gì thì chắc không cần đổi lại. Hoặc bạn có thể thỉnh thêm một tượng Phật khác cũng được.
PH có để ý những người thân bị bệnh xương khớp thì trị Đông y như bấm huyệt có hiệu quả, không bị tác dụng phụ (châm cứu thì PH không biết). Còn thuốc Tây y, hoặc giải phẫu có vẻ không ổn về sau. Tuy nhiên, Tây y có chữa bằng cách đeo các loại đai để cố định xương khớp, cách này rất tốt, lại không bị tác dụng phụ như dùng thuốc. Bạn hãy tìm hiểu về các loại đai, cũng như xem và tập theo các bài tập do bệnh viện chấn thương chỉnh hình chỉ dẫn chuyên về các khớp, cơ mà bạn đang bệnh. Các bài yoga có thể có cách tập khá giống các bài tập vật lý trị liệu, nhưng vẫn có những điểm khác nên an toàn nhất vẫn là nên tập theo chỉ dẫn của bác sĩ của bệnh viện chấn thương chỉnh hình. Các bài tập này cần tập đều đặn, ngoài ra bạn cần tìm hiểu để tránh các động tác, tư thế không tốt cho xương khớp, đặc biệt là những xương khớp đang bệnh (ví dụ: ngồi khom lưng là không tốt cho cột sống, dùng sức cột sống khi khuân vác là không tốt,..). Bạn hãy tìm hiểu xem có cần bổ sung canxi và vitamin D không nhé.
Chúc bạn vui khỏe, tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Gửi chị Thúy,
Về bệnh thoái hóa đốt cổ, chị thử tìm hiểu bài tập Đạt ma dịch cân kinh xem ạ. Em đọc thấy rất nhiều người tập và đã khỏi. Em cũng mới phát hiện bị bệnh này, hiện tại em điều trị bằng phương pháp bấm huyệt và tập Đạt ma dịch cân kinh, vì mới tập nên chưa thấy hiệu quả rõ rệt. Còn bấm huyệt đúng là giảm hẳn đau mỏi vai gáy.
Chúc chị luôn khỏe!
Con chào cư sĩ Phước Huệ! Con rất biết ơn và rất vui khi được cư sĩ hồi âm. Con đã thỉnh thêm 2 tượng Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát vậy là được Tây Phương Tam Thánh. Thầy con bảo tại nghiệp lực che mắt con nên vậy, nếu con tinh tấn tu hành, tâm thanh tịnh thì sẽ thấy Tượng Phật đẹp ra thôi. Không nên mang đổi lại.
Con vẫn còn chuyện khó xử, chồng con không phản đối việc con lập bàn thờ nhưng ông ấy không cúi đầu hay lễ Phật khi đi ngang qua bàn thờ, như vậy có phải con đã vô tình tạo cho ông ấy gieo cái nhân làm người thấp bé không ạ vì trong kinh nhân quả có để ai đi ngang qua hình tượng Phật mà không cúi đầu thì đời sau sẽ bị thấp bé. Con thấy ái náy về việc này nên có ý định dời bàn thờ Phật vào một góc phía bên trong phòng sách. Trong phòng sách có để máy vi tính, chồng con thỉnh thoảng vào dùng máy đi ngang qua bàn thờ, con sẽ đổi vị trí của bàn thờ Phật với bàn để máy vi tính. Như vậy khi chồng con vào dùng máy khỏi phải đi ngang qua bàn thờ Phật cũng khỏi phải mang tội bất kính. Con nghĩ vậy được không ạ? Con viết hơi lòng vòng mong Cư sĩ hoan hỉ bỏ qua. Mong hồi âm của Cư sĩ cùng quý Thiện tri thức!
Chào Diệu Vi!
Tối qua mình vừa mới đọc xong nhưng thực hành. Cũng nghe nói có người thực hành có hiệu quả nhưng mình thì chưa biết sao. Mình đang ở Hàn, châm cứu bên đông y và từ bỏ tây y vì lúc đầu chưa uống chỉ nhức cổ và đau lưng nhưng sau khi uống thuốc thì hai chân và hai cánh tay bị tê mỏi, chắc do tác dụng phụ của thuốc. Nên bỏ thuốc tây luôn. Trong lúc lạy Phật liên tục thì không đau không mỏi nhưng sau thời khóa thì mỏi mệt. Mình biết cái xác này đến lúc rồi cũng hư hoại, giờ chỉ còn nhờ Phật lực gia trì thôi, cố gắng giữ tâm thanh tịnh luôn nhớ nghĩ A DI ĐÀ PHẬT. Mình đọc một số chuyện thấy có người bị ung thư đau đớn như vậy mà họ niệm Phật đã chuyển hóa được cả tế bào ung thư, như bác sĩ Quách Huệ Trân là một minh chứng. Nghĩ tới đó thấy mình thật là hổ thẹn!
Chào bạn Lê Kim Thuý,
Trong nhà có người thân chưa tin Phật, bạn biết nghĩ như vậy là tốt lắm. Bạn nên dùng một bức bình phong để ngăn che, tách biệt chỗ thờ Phật với phần còn lại, như vậy sẽ giảm được việc mất phước do vô tình không cung kính với hình tượng Phật. Nếu dời vào phòng sách thì nên sắp xếp nơi thờ làm sao để hướng Phật không nhìn thấy nơi để máy vi tính, làm việc, nghĩa là hai vị trí này không nên đối nhau, cũng không nên cùng hướng. Ngoài ra, cũng vẫn nên có tấm bình phong để ngăn cách chỗ thờ và nơi để máy, như vậy người ngồi dùng máy sẽ không bị tổn phước. Ở trong phòng kín như vậy, nếu có thể, bạn nhớ lưu ý người vào phòng nhớ tránh trung tiện.
Chúc bạn vui khỏe, tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Dạ thưa cư sĩ! Con đã đặt bàn thờ Phật vào phòng sách, vị trí là song song với bàn để máy vi tính , con sẽ dùng bình phong để ngăn hai bàn lại, bàn thờ Phật thì cao 1mét 2 còn bàn máy vi tính thì thấp hơn nhiều ạ khoảng 60cm. Bàn thời Phật đối diện với kệ để sách không biết có sao không hay phải dẹp kệ sách đi nhưng kệ sách rất to và cao, khoảng cách từ bàn thờ Phật đến kệ sách là 1met9, cũng thông thoáng và rộng để con công phu hàng ngày.
Còn chuyện này nữa ạ!
Mấy năm trước mẹ chồng con làm công việc lao dọn vệ sinh trường học, các vật dụng cọ rửa như nước tẩy, bao tay…v v sau khi sử dụng vệ sinh ở trường xong thì bà đem về nhà, để dành riết cũng nhiều. Lúc trước do không biết nên con đã sử dụng chúng để vệ sinh trong nhà vì con sống chung với mẹ chồng. Nước tẩy hay bao tay mà hết thì bà bảo lấy đó mà dùng. Giờ hiểu biết ra thì mới biết thời gian qua mình đã dùng đồ của không cho mà lấy, tội này phải biết tính sao đây? Mẹ chồng con đã nghỉ làm hơn 7 năm nay. Đồ của nhà nước hay cơ quan công cộng mà lấy như vậy thì tội không hề nhỏ ạ, nghe nói là tương đương với của thường trụ, con định mua những thứ mà mẹ chồng con đã lấy đó đem trả lại cho trường học nhưng không biết phải ăn nói thế nào với hiệu trưởng trường học. Thời buổi này dịch bệnh nữa họ không tùy tiện tiếp người lạ, gửi đường bưu điện trả thì phải có số điện thoại với tên người nhận mới được mà con chẳng có những thông tin trên. Mẹ chồng con giờ thì đau yếu, đầu óc không minh mẫn như trước, bà không thừa nhận mình lấy cắp mà bảo là cô giáo ở trường bảo bà sử dụng tiết kiệm rồi mang về dùng nếu còn dư. Con biết bà xấu hổ với con nên mới nói dối như thế vì sống chung lâu năm con biết tính bà thích lấy của không tốn tiền.
Giờ con phải làm sao đây? Con lỡ sài đồ ăn cắp rồi?
Chào bạn Lê Kim Thuý,
PH nghĩ bức bình phong ngăn hai bàn cần đủ dài để che khuất người ngồi ở máy vi tính là ổn.
Về việc kia, bạn cần sám hối trước Tam bảo, PH nghĩ do bạn không biết, không cố ý nên không phải là lỗi nặng. Bạn có thể chờ qua đợt covid rồi gởi hàng cho trường (PH nghĩ
chắc là không cần nói ra lý do, là để giữ thể diện cho mẹ chồng bạn, hoặc biết đâu bà không có lấy cắp). Hoặc nếu trường có một quỹ gì đó cần đóng góp, thì bạn hãy đóng góp vào quỹ đó, cũng là một cách trả lại cho cộng đồng.
Chúc bạn và gia đình an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.