Ngày trước vào thời kỳ học Phật, tôi thân cận lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam mười năm. Khi tôi thân cận với thầy thì thầy đã hơn 70 tuổi rồi, cũng gần bằng với tuổi của tôi hiện tại, vào lúc đó tôi mới 30 tuổi. Thầy tri túc thường lạc, mỗi ngày chỉ mặc một bộ Trung Sơn, mấy mươi năm không hề thấy thầy đổi qua bộ y phục thứ hai. Bởi vì y phục bên trong của thầy không nhìn thấy, nên đến khi thầy vãng sanh, chúng tôi mới biết được áo lót bên trong thầy đã đắp vá nhiều lần, vớ cũng đắp vá. Hiện tại các vị đến Đài Trung, trong phòng trưng bày kỷ niệm lão sư Lý xem, áo lót bên trong, vớ đều là đắp vá nhiều lần. Ai vá cho thầy vậy? Thầy chính mình vá. Đời sống của thầy an vui không gì bằng. Không phải thầy không có tiền, học trò nhiều đến như vậy, học trò có tiền rất nhiều, đưa tặng cúng dường cho thầy rất phong phú. Tôi không hề nghĩ đến bên trong Ngài lại mặc áo rách, vì sao vậy? Có một số người tặng cho thầy quần áo tốt, sau khi người tặng đi rồi, thầy liền đưa tôi. Thầy nói: “Ông đến đây, ông không có quần áo mặc, cái này cho ông nè”. Hiện tại tôi vẫn còn giữ lại hai bộ áo lót trong cao cấp do thầy tặng cho tôi, tôi cũng không nỡ mặc nên để đó, hiện tại vẫn còn. Các món ăn, quần áo mặc, qua tay thì thầy liền tặng cho người, thầy tri túc thường lạc, nhu cầu đời sống chính mình đủ rồi, quyết định không yêu cầu quá đáng. Cả một đời của Ngài, một ngày ăn một bữa, ăn rất ít, nhưng sức làm việc của thầy nhiều, ba bốn người chúng ta cũng không thể so được với thầy.
Ngày nay chúng ta muốn nói, năng lực này của thầy không phải người phổ thông chúng ta có thể làm được, vậy thì bạn hoàn toàn nghĩ sai rồi. Thầy là người, chúng ta cũng là người, chúng ta phải suy xét xem vì sao thầy có thể mà ta không thể? Đến sau này tôi mới chân thật hiểu thông. Hiểu thông rồi, tôi liền hỏi thầy là cách nghĩ cách thấy này của tôi có đúng hay không. Tôi nghĩ đến cái gì? Thân thể con người là một cái máy, nếu muốn vận hành cái máy này thì phải tiêu hao năng lượng (năng lượng chính là bổ sung ăn uống của chúng ta), thế nhưng lượng tiêu hao của mỗi một người không như nhau. Có một số người thân thể hao năng lượng, họ phải bổ sung số lượng lớn; nhưng có một số người thân thể tiết kiệm năng lượng, chỉ cần bổ sung chút ít thì đủ rồi, cho nên tôi liền nghĩ, năng lượng rốt cuộc tiêu hao vào đâu? Lão sư mỗi ngày có nhiều công việc đến như vậy, nhiều khách đến như vậy, phải tiếp khách (thầy là một thầy trung y rất giỏi, ngày ngày còn khám bệnh cho người), sức làm việc rất nhiều, thế nhưng thầy bổ sung năng lượng rất ít. Cho nên tôi liền nghĩ đến, tiêu hao năng lượng đại khái 95% là tiêu hao ở nơi vọng tưởng, nghĩ tưởng xằng bậy, chân thật gọi là lao tâm lao lực thì năng lượng tiêu hao đều ít, đều không nhiều. Phàm phu chúng ta một ngày ăn ba bữa vẫn không đủ, còn phải ăn chút điểm tâm, còn phải ăn đủ thứ, toàn là do nghĩ tưởng xằng bậy, ngay đến buổi tối ngủ nằm mộng cũng không thành thật, cho nên chúng ta cần phải bổ sung, nếu không bổ sung thì chúng ta sẽ bị bệnh, chúng ta không thể đứng nổi. Trên 95% năng lượng tiêu hao ở nơi vọng tưởng. Tôi đem quan điểm của tôi báo cáo với lão sư, lão sư khẳng định không sai, chính là như vậy. Cho nên người tu hành tâm càng thanh tịnh thì ăn uống của họ sẽ càng ít đi. Chúng ta xem thấy ở trên kinh, năm xưa Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, những vị Tỳ Kheo đó giữa ngày ăn một bữa, mỗi ngày ra bên ngoài khất thực ăn một bữa. A La Hán bảy ngày đi khất thực một lần, bảy ngày ăn một bữa. Bích Chi Phật nửa tháng đi khất thực một lần, hai tuần lễ ăn một bữa. Đây là nói rõ, công phu càng cao, tâm càng thanh tịnh thì tiêu hao năng lượng càng ít, cho nên Bích Chi Phật nửa tháng ăn một bữa, năng lượng một bữa đó của họ đủ để duy trì nửa tháng, họ cũng giảng kinh nói pháp, cũng đi khắp nơi độ chúng sanh. Như vậy chúng ta mới tường tận, tiêu hao năng lượng chân thật đều là tiêu hao ở nơi vọng tưởng, cho nên nhất định tâm phải thanh tịnh mới được. Việc này không thể học, vì học sẽ ra bệnh, không phải nói học để cho dễ coi. Họ một ngày ăn một bữa, con người này có công phu, có bản lĩnh, nếu bạn có cách nghĩ như vậy thì hoàn toàn sai lầm, bạn vẫn là khởi vọng tưởng. Cho nên bất cứ việc gì đều có đạo lý, luôn phải đem đạo lý đó làm cho rõ ràng, làm cho tường tận, chúng ta mới có chỗ để học tập.
Người hiện tại chúng ta phiền não quá nhiều, vọng tưởng quá nhiều, nếu quý vị tu mỗi ngày chỉ ăn bữa trưa, chẳng thể nào không sanh bệnh! Vì sao? Nói thật ra, thân thể này là một bộ máy, sở dĩ máy móc có thể vận hành thì phải được bổ sung năng lượng. Bổ sung chẳng đủ, máy móc phải tổn hoại. Chẳng hạn như xe hơi, đổ không đủ xăng, nếu quý vị chạy với tốc độ cao, xe chẳng thể nào không hỏng, chẳng thể nào không bị trục trặc! Thân thể chúng ta là một cỗ máy, ẩm thực, dinh dưỡng là năng lượng! Đến lúc thì quý vị phải cung cấp đầy đủ cho nó mới được, nó mới có tinh thần, mới có thể làm việc.
Vì sao đệ tử Phật mỗi ngày ăn một bữa là đủ, chúng ta ăn ba bữa vẫn không đủ? Vẫn phải ăn nhẹ trước khi ngủ? Nguyên nhân là vì máy móc của họ ít hao xăng, máy móc của ta tốn xăng, chẳng có cách nào, chẳng thể so sánh! Mọi người phải hiểu, năng lượng tiêu hao ở chỗ nào? Tiêu hao nơi vọng niệm, quý vị vọng tưởng càng nhiều, tiêu hao năng lượng càng lắm! Thuở trước, người xuất gia không có vọng tưởng, chẳng phan duyên, suốt ngày từ sáng đến tối chẳng suy tưởng, chỉ có nhập định, do vậy, tiêu hao năng lượng ít. Chứng đắc quả A La Hán, bảy ngày ăn một bữa, Ngài ở trong Định, tiêu hao càng ít. Kinh nói Bích Chi Phật nửa tháng đi khất thực một lần, nửa tháng ăn một bữa, công phu định lực càng sâu, tiêu hao năng lượng càng ít. Ngài ăn một bữa là đủ dinh dưỡng, nửa tháng ăn thêm một lần nữa là đủ. Chúng ta không được, vọng niệm quá nhiều, chẳng chịu tăng thêm [năng lượng] cho cơ thể, chẳng phải là quý vị tự chuốc phiền ư? Do vậy, mọi người phải hiểu rõ đạo lý này, chắc chắn chẳng phải là chuyện giữ thể diện, chẳng phải là chuyện làm cho dễ coi, mà tùy thuộc chúng ta có sức để làm được hay không, chớ nên miễn cưỡng.
Trích Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh giảng giải (Tập 104)
A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa (Phần 56)
Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không
Con muốn học nấu cơm chay.anh chị nào có trang nấu ăn chay để em tham khảo với
A Di Đà Phật!
Bạn tìm ở fb các trang “Thiện Phát – Tinh hoa ẩm thực Chay”, “Dạy nấu ăn chay” hay “Nghệ thuật nấu ăn chay” rất hay post các bài dạy nấu các món chay đơn giản đó ạ. Nếu không bạn muốn làm món gì cứ google là có đầy đủ cách nấu cũng như nguyên liệu cần thiết. Mình hầu như cũng toàn học trên mạng thôi bạn ạ. Tại nấu món chay cũng không khó như bạn tưởng đâu.
Chúc bạn thân tâm luôn an lạc và tinh tấn trên con đường tu hành!
Có người nói rượu uống là phải say.rượu say mới ngon.vậy quả báo uống ruợu là sao.anh chị có câu chuyện dẫn dụ đăng lên giùm được không ạ?
A Di Đà Phật!
Mình xin mạn phép trích dẫn 1 đoạn truyện mình đã lưu sẵn từ trong máy khá lâu:
““Phật cấm uống rượu vì muốn ngăn ngừa những nguyên nhân sanh ra tội lỗi.
Uống rượu chính nó không phải là một tội lỗi như sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nhưng nó có thể làm nhân cho những tội lỗi kia sanh ra. Khi đã uống rượu say sưa, thì tội nào cũng có thể phạm được. Dưới đây là một câu chuyện để chứng minh điều đó:
Một anh nông phu kia đang cày ruộng giữa đồng, bỗng thấy hiện ra sừng sững trước mặt mình một hung thần to lớn, kỳ dị, hăm giết anh. Anh kinh sợ, khóc lóc xin tha mạng. Vị hung thần bảo:
– Nếu ngươi làm được một trong ba việc này thì ta tha chết cho: hoặc là giết cha ngươi, hoặc là đánh mẹ ngươi hay uống hết lít rượu để trên bàn nhà ngươi.
Anh nông phu suy nghĩ một hồi rồi trả lời:
– Xin Ngài cho con được uống lít rượu.
Ác thần nghe xong, có vẻ hài lòng, rồi biến mất.
Trưa hôm ấy, anh nông phu về nhà, thấy lít rượu mà ông thân sinh mua để đãi khách, vì nhà sắp có giỗ, anh ta vội vàng chụp lấy, nốc cạn một hơi. Cha anh thấy đứa con hỗn láo, nắm gậy xông lại đánh mắng con. Ma men đã thấm, anh ta không còn biết phải trái, giựt gậy của cha, đánh ông một cây chết tốt ! Bà mẹ chạy đến ôm con la làng. Anh ta chưa hả cơn giận, đánh mẹ túi bụi. Làng xóm chạy lại bắt anh dẫn lên quan vì tội giết cha đánh mẹ. Tỉnh lại anh mới biết uống rượu là tội nặng nhất trong 3 điều mà hung thần đã bắt anh làm”.
Nếu những gì mình nói không đúng mong bạn có thể hoan hỉ bỏ qua. Hi vọng những kiến thức ít ỏi mình biết có thể giúp đỡ bạn trên con đường học đạo.
Con nghe nói có 1giới gọi là giới không nói lỗi người.con chưa hiểu vì sao người hay mình mắc lỗi mà khuyên dạy như vậy?
Chào bạn nguyên
Bạn đọc giới chỉ hiểu 1 mà không hiểu 2. Không nói lỗi người ở đây là chỉ những kẻ mà chỉ luôn biết nhìn lỗi người khác mà lại không nhìn thấy lỗi của bản thân, làm người khác chịu nhiều chỉ trích từ chính mồm miệng của mình. Cụ thể là nói lỗi để thỏa cái miệng thích nói, muốn người ta gặp rắc rối, còn nếu như để người ta sửa đổi thì không sao. Nam Mô A Di Đà Phật.
các bạn đồng tu ơi chúng ta cùng nhau niệm phật hồi hướng công đức cho gia đình lê thị ánh linh đi
A Di Đà Phật! Xin tán thán công đức của đạo hữu!
Con xin hỏi: Lỡ ăn thịt có được đọc kinh không? Tội báo ăn thịt là sao?
Trước khi đọc kinh thì nên súc miệng đánh răng sạch sẽ trước rồi mới đọc, còn ăn thịt thì bạn thử bị người khác ăn thịt xem bạn có ghét không? Nếu ghét bạn có muốn lập tức phanh thây kẻ đó hay không? Tự bạn giải đáp đi. Nam Mô A Di Đà Phật.
Con xin hỏi bình thường khi tỉnh táo thì còn biết buồn vui.nhưng sau khi ngủ tại sao không được như thức.vì sao mơ thấy kiện cáo.nhà cửa thất bát.phải chăng đây là quả báo.tuy hình sắc là giả không phải thật nhưng tại sao nó xuất hiện.cảnh giới như vậy.cái sai ở do đâu.tại sao tâm khi ngủ không có cảnh giới lành.hay đây là nghiệp duyên từ trước.rõ ràng chỉ là nằm mộng
A Di Đà Phật
Chào bạn Nguyên.Trước tiên mình xin nói qua về mộng
-Mộng có hai là nhắm mắt mộng và mở mắt mộng
1.Nhắm mắt mộng
-Khi bạn nhắm mắt lại ngủ thì ngũ căn bao gồm mắt,thân,lưỡi,tai,mũi đều ngừng nghỉ không hoạt động.Lúc bấy giờ bạn còn Ý căn hoạt động
– Ý căn có 2 phần.Phần tịnh và phần thô.Phần thô chính là bộ não trong đầu của bạn.Phần tịnh thì không có hình tướng vật chất,phần này ăn sâu vào tận trong tàng thức.
-Lúc này Ý căn-cứ gọi là bộ não đi cho dễ hiểu tiếp xúc với Pháp trần. Pháp trần tức là những ảnh tượng lưu lại trong não bộ mà bạn nhìn thấy lúc thức.
-Khi Ý căn tiếp xúc với Pháp trần thì sanh ra Ý thức. Ý thức này sẽ biến ra một cảnh tượng trong giấc mộng.
– Ý thức có nhiều cách biến hiện ra mộng.Hoặc là lấy cảnh lưu lại khi thức nhìn thấy để biến,hoặc là lấy trong tàng thức ra để biến,hoặc là nó tự biến ra những cảnh vốn không có trong thực tế
-Lúc này,nếu có ai vào trong mộng mà bảo bạn rằng bạn đang nằm mộng thì bạn cũng không tin,vì rõ ràng trong mộng thấy có thân mình,thấy cảnh sao bảo là mộng
-Đến khi giật mình tự mở mắt mới phát hiện ra là lúc nhắm mắt là nằm mộng.Nếu không mở mắt sẽ vẫn không biết là mộng.
2.Mở mắt mộng
-Không phải chỉ nhắm mắt đang mộng mà mở mắt cũng đang là mộng.
-Khi nhắm mắt mộng thì chỉ có một thức là ý thức biến hiện ra giấc mộng.Còn khi mở mắt thì lục căn là ý căn, mắt,thân,lưỡi,tai,mũi đều hoạt động.Khi ấy 6 thức là ý thức,nhãn thức,nhĩ thức,tỷ thức,thân thức,thiệt thức cùng chung biến ra mộng
-Nhắm mắt mộng thì tự thức tỉnh được còn Mở mắt mộng không thể tự thức tỉnh được,chỉ khi nào tu hành tới kiến tánh mới tỉnh được,chưa kiến tánh thì vẫn cho rằng thế gian mình thấy đây là có thật.
4.Còn bạn hỏi vì sao mơ thấy kiện cáo.nhà cửa thất bát, tại sao tâm khi ngủ không có cảnh giới lành thì bạn tham khảo câu trả lời này.
Tất cả do tâm tạo, 5 thứ trược cũng do tâm tạo. Trong này giải từng danh từ.
-Vậy thì trong thân ngươi, tánh cứng là địa, ướt nhuần là thủy, hơi ấm là hỏa, lay động là phong, do tứ đại ràng buộc mà chia cái diệu tâm sáng tỏ của ngươi ra tánh kiến, văn, giác, tri từ vô thỉ tạo thành 5 lớp ô trược.
Thân của mình do tứ đại cấu tạo, tánh cứng là địa đại, hơi ấm là hỏa đại, nước là thủy đại, hơi thở là phong đại. Địa, thủy, hỏa, Phong vốn không có giác tri mà tổ chức làm thân này. Vì lộn với diệu tâm sáng tỏ thành kiến, văn, giác, tri là không có sự bắt đầu, mà tạo 5 lớp ô trược (không trong sạch). Tâm mình vốn trong sạch, nhưng chấp thân tứ đại sanh ra kiến, văn, giác, tri thì ô trược. Có 5 lớp ô trược:
1- Kiếp trược: Hư không chẳng có bản thể và kiến tinh chẳng có bản giác, hai thứ chẳng phân rõ ràng giao kết lẫn nhau.
2- Kiến trược: Là do kiến văn giác tri mà cảm thấy hiểu biết.
3- Phiền não trược: Cuộc sống hàng ngày vì lo cái thân phải có tiền này tiền kia, phiền não sanh ra nhiều.
4- Chúng sanh trược: Tâm niệm ngày đêm không ngừng thì phiền não liên tục, ban đêm biến hiện cảnh giới nhắm mắt chiêm bao, ban ngày biến hiện cảnh giới mở mắt chiêm bao. Tất cả chúng sanh đều như vậy.
5- Mệnh trược: Tứ đại không có sanh mạng, thần thức của mình với duyên cha mẹ mới có duyên này, nên có sanh mạng.
Năm lớp trược này đều là vọng, do tư tưởng chấp thật sanh ra. Nên Phật dạy mình bỏ tư tưởng chấp thật thì hiện lên tri kiến Phật (chẳng có tri kiến), gọi là trong sạch.
Bạn muốn có cảnh giới lành thì phải niệm Phật,vãng sanh Cực Lạc.
A Di Đà Phật
Hay quá! A Di Đà Phật!
Anh đăng bài hay quá.nếu là ngũ trược ác thế.thì em phạm vào tội ngũ nghịch rồi.không biết nhân duyên thế nào quen đường về cõi tịnh.nên mạnh dạn hỏi.nguyện 18 của ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ nói trừ người phạm tội ngũ nghịch .em lo quá
A Di Đà Phật
Khổ quá,ngũ trược không phải là ngũ nghịch.Ngũ trược là chỉ 5 thứ ô nhiễm trong thời đại chúng ta đang sống.Ai sống trong thời đại này cũng bị ảnh hưởng 5 thứ ô nhiễm này cả.Nên bạn cứ yên tâm tiếp tục niệm Phật.Niệm Phật nhiều thì 5 thứ trược này sẽ được gạn lọc.
A Di Đà Phật
Chào bạn nguyên
Mình nhớ là kinh Quán Vô Lượng Thọ có nói là dù là kẻ tạo ngũ nghịch mà chí tâm niệm Phật vẫn được vãng sanh. Nên bạn phải biết là bạn chỉ có 2 con đường 1 là vãng sanh 2 là địa ngục không còn đường nào khác. Nam Mô A Di Đà Phật.
Vâng ạ.em vào đây chỉ hỏi thôi ạ.
xin hỏi các bạn bóng đè là hiện tượng gì, ngày trước chưa biết pháp phật mình thường xuyên bị, có lúc mở mắt ra thấy ma quỷ trừng trừng mắt nhìn mình rất đáng sợ, mình niệm phật đến nay hơn 2 năm rồi, hiện tượng đó giảm đáng kể, đó là oan gia của mình hay là do mệt mỏi, tưởng tượng như khoa học giải thích
Chào bạn hướng về tây phương
Ngày trước mình có đọc 1 bài viết về bóng đè ở trên facebook, nó có thể là do ta để tay ở trên ngực hay stress như khoa học nói hoặc cũng có thể là do khi ta ngủ thì 1 phần hồn của ta đi rong chơi và khi nó quay trở lại thì nó sẽ vào cơ thể với 1 tư thế khá kì quái làm ta sợ hãi mà thôi. Chỉ có 1 phần nhỏ lí do là do oan gia trái chủ hù dọa. Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Trước khi đi ngủ bạn hướng tâm về Tây Phương Cực Lạc (ngồi hay đứng quay mặt về hướng tây) mà niệm Phật thầm (10 lần). Khi nằm xuống nghiêng hông bên phải (thế ngủ cát tường) tiếp tục niệm Phật thầm, buông xả hết đi vào giấc ngủ (coi như khi chết) sẽ OK thôi. Sáng thức dậy cũng nhớ niệm Phật (10 lần) như vậy trước khi bước xuống giường.
Nam Mô A Di Đà Phật.
cảm ơn quốc huy và huệ tịnh
A Di Đà Phật!
Cho con hỏi là chỗ chia sẻ lên face là
ở đâu đó ạ?
Chào chị,
Lúc trước em hay chia sẻ bằng cách copy cái link của bài rồi paste vào Facebook vậy là xong đó chị. FB tự động hiển thị bài.