Niệm Phật điều cần yếu là thường xuyên đặt mình vào trường hợp sắp chết, sắp đọa địa ngục thời không khẩn thiết cũng tự khẩn thiết. Dùng tâm sợ khổ để niệm Phật, ấy là “xuất khổ diệu pháp đệ nhất” cũng là “tùy duyên tiêu nghiệp diệu pháp đệ nhất”. Tâm niệm Phật sở dĩ chẳng qui nhất là do lỗi của tâm đối với sự sanh tử chẳng tha thiết.
Khởi tâm niệm Phật cực kỳ quan trọng ở chỗ, phải tha thiết mong cầu liễu sanh thoát tử. Đã tha thiết giải quyết sanh tử, thì đối với sự khổ sanh tử tự sanh tâm nhàm chán; đối với sự vui ở Cực Lạc tự sanh tâm ưa thích. Như thế thì trong hai điều Tín và Nguyện ngay nơi một niệm đã đầy đủ; lại thêm chí thành khẩn thiết như con nhớ mẹ mà chuyên cần niệm Phật, thì sức Phật, sức Pháp, sức công đức Tín, Nguyện, ba pháp đều đầy đủ rõ ràng giống như mặt trời giữa hư không, dù có tuyết sương từng lớp dày đặc chẳng bao lâu cũng tự tan rã.
Nếu thường nghĩ sắp bị nước cuốn trôi, lửa thiêu cháy, khó thể cứu vớt và tưởng sắp chết, sắp đọa địa ngục thời tâm tự quyết liệt, tâm tự quy nhất, ngoài pháp “trì danh niệm Phật” ắt sẽ không cầu đến diệu pháp nào nữa cả. Thế nên trong Kinh thường nói “Nhớ khổ địa ngục, phát Bồ đề tâm”. Đây là lời khai thị tối thiết yếu của đức Đại Giác Thế Tôn. Tiếc vì người đời không chịu suy nghĩ điều này. Xét kỹ sự khổ ở địa ngục khổ hơn vô lượng vô biên lần so với sự khổ của nước trôi lửa cháy ở thế gian. Trong khi nghĩ đến sự khổ nước trôi lửa cháy ở thế gian thì sanh tâm vô cùng sợ hãi, thế nhưng khi nghĩ đến nỗi khổ ở địa ngục lại lơ là cho rằng không thiết thực. Ấy là suy nghĩ cạn cợt của hầu hết chúng sanh thời mạt pháp!
Phương pháp “trì danh niệm Phật” rất mau công hiệu, đó là “nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối nhau”. Pháp nhiếp cả sáu căn đó là: Khi niệm Phật, tâm chuyên chú nơi danh hiệu Phật, tức nhiếp Ý căn; miệng không tạp thoại mà phải niệm Phật cho rõ ràng tức nhiếp Thiệt căn; tai nghe rành rẽ danh hiệu Phật do mình niệm tức nhiếp Nhĩ căn; mắt phải khép lại, không nên mở to tức nhiếp Nhãn căn; mũi cũng không ngửi mùi khác tức nhiếp Tỹ căn; thân nghiêm trang cung kính tức nhiếp Thân căn. Sáu căn đã nhiếp nên tâm không tán loạn, không vọng niệm. Sáu căn nếu chẳng nhiếp thì tuy có niệm Phật nhưng trong tâm vọng tưởng lăng xăng, như thế khó được lợi ích thiết thực. Nếu thường hay nhiếp sáu căn mà niệm Phật, đó gọi là “tịnh niệm nối nhau”. Thường xuyên giữ được “tịnh niệm nối nhau” thì “nhứt tâm bất loạn” cùng “Niệm Phật Tam Muội” lần lần có thể chứng đắc vậy.
Trì danh Niệm Phật mà tâm chẳng qui nhứt, cần phải nhiếp tâm tha thiết mà niệm, thì mới có thể quy nhứt. Pháp nhiếp tâm không gì hơn là “chí thành khẩn thiết”. Nếu tâm chẳng chí thành mà muốn nhiếp thì không thể được. Đã nhiếp tâm rồi mà chưa thuần nhất thì cần phải lắng tai mà nghe cho thật kỹ tiếng niệm Phật. Không luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, tất cả đều phải “niệm niệm từ tâm khởi, tiếng phát ra nơi miệng, rồi tiếng niệm lại vào tai”. Tâm và miệng niệm được rành rẽ, tai nghe cũng rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm như vậy thì vọng niệm tự dứt.
“Niệm Phật thành khẩn cung kính”. Lời này thế gian ai cũng biết nhưng lý này thế gian không ai rõ. Tôi (Ấn Quang Đại sư) vì muốn tiêu tội chướng, muốn báo ân Phật, nên thường “chí thành cung kính niệm Phật”. Đây thật là bí quyết nhiệm mầu để siêu phàm nhập Thánh, liễu sanh thoát tử, nên đối với người có duyên tôi thường hay khuyên nhắc vậy.
Ấn Quang Đại sư
Trong tâm niệm PHẬT nhưng bên ngoài làm việc có được không ạ?
xin chào bạn,gần đây thấy bạn có đăng rất nhiều thắc mắc lên trên này.Như ở bài trước bạn hỏi bạn tạo tội ngũ nghịch có được vãng sanh không,theo như kinh quán vô lượng thọ và lời nhiều vị đại sư thì có thể.Từ đây có thể thấy pháp môn niệm phật vô cùng vi diệu.Tuy nhiên bạn chớ có lơ là,tạo tội ngũ nghịch phải đọa địa ngục,bạn lại biết niệm phật cho dù tạo ngũ nghịch có thể vãng sanh,tâm lơ là chủ quan sẽ phát sinh ngay.Bạn nên đọc kĩ phần đầu bài này sẽ thấy rõ.Mình cũng xin chia sẻ,hôm trước mình có đọc bài về lấy trộm đồ của thường trụ,ngũ giới và phá hòa hợp tăng,suy xét lại bản thân thấy khi chưa biết phật pháp thật là tai hại,tạo nhân địa ngục vô số,tuy sau đó tâm vô cùng hoảng sợ và cũng đi lễ chùa sám hối trước tam bảo nhưng được vài hôm lại quên ngay.Suy xét bản thân tuy có chút ít tin tưởng nhưng chưa thật sự đặt sự sinh tử lên hàng đầu thật xấu hổ.Cho nên gần đây mình thường cố gắng kiểm điểm lỗi lầm mỗi ngày bản thân,suy ngẫm xong thấy ngày nào cũng tạo nhân địa ngục,từ đó kích thích bản thân niệm phật.Quả thật các bậc tổ sư nói không sai,không thấy lỗi người chỉ thấy lỗi mình,nhìn đó mà xét lại bản thân còn đầy tội ra,không tu nhanh thì vào địa ngục.Mình cũng chia sẻ thêm với mọi người về bố mẹ mình,mình về nhà nhìn bố mẹ tu mà thấy các vị đại đức nói không sai,có 3 hạng người,thứ 1 là người thật thà,hai là bậc thượng căn và hạng thứ 3 là chúng ta.Bố mẹ mình mới biết niệm phật khoảng hai năm,sáng nào cũng dậy sớm từ 4.30 để niệm phật,giống như ăn cơm uống nước vậy.Mẹ mình bảo không niệm thấy thiếu thiếu làm sao ý.Khi xưa mới biết đến tịnh độ mình phát tâm hăng lắm,mong độ mình độ cả bố mẹ nhưng cũng hơn 2 năm từ ngày biết tu tịnh mà vẫn giải đãi lắm,vẫn trôi lăn trong cảnh trần.Còn bố mẹ mình thật thà niệm phật mình thấy cũng có nhiều lợi ích hiện tiền,vui vẻ hơn chẳng hơn thua với ai,gặp việc khó khăn bình tĩnh giải quyết.Hôm thứ 5 về quê mẹ mình bảo,Mẹ chẳng suy nghĩ việc linh tinh người khác chỉ chăm lo làm ăn,lo việc trong nhà,mình có của thì phải có đức mới giữ được.Nhiều lúc mình hay khoe một số hiểu biết về phật pháp với mẹ,về luân hồi hay cái này cái kia,mẹ mình chỉ bảo sống ở đời làm gì trời biết đất biết,làm ác phải chịu quả báo,tu nhân rồi sẽ có ngày khá lên.Mình thấy mình biết nhiều cũng chẳng bằng phước đức bố mẹ,tin tưởng nhân quả,thật thà niệm phật.Chúc mọi người tinh tấn trong tu học
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Không ảnh hưởng
xin cho mình hỏi là kinh quán âm cúu khổ không bắt đầu bằng 4 chữ ‘Tôi nghe như vậy’ như Đức phật có dặn truớc khi nhập vô dư. Như vậy liệu kinh đó có phải do phật thuyết và tôn giả anan đã chép lại chăng?
Vì truớc đó mình cũng có đọc kinh thiên địa bát duơng, rồi sau này biết đc là đó k phải phật thuyết , nên giờ mình lo kinh quán âm có phải của phật thuyết k vì mình nghe nói đạo cao đài thuờng đọc .
Kinh Sách bất kể thế gian pháp hay Phật pháp mà có thể giúp con người ta Đoạn Ác Tu Thiện, Phá Mê Khai Ngộ, Chuyển Phàm Thành Thánh thì đều đáng trân trọng như nhau.
Mỗi một tôn giáo đều có bộ giáo lý riêng của mình, để đáp ứng căn cơ đa dạng của chúng sanh. Nhà Phật gọi là “Muốn dùng thân gì để độ thì các Ngài liền hiện thân đó để độ chúng sanh”, vậy nếu cần hiện thân “Cao Đài Giáo” thì các Ngài sẽ hiện thân “Cao Đài Giáo” để thuyết pháp. Hiểu biết như vậy thì bản thân chúng ta sẽ sanh tâm cung kính và tôn trọng các tôn giáo khác, cùng kinh điển của họ.
Do vậy nhà Phật mới có câu: “Tất cả các pháp đều là Phật pháp”. Bạn có hiểu câu này hay không?
Tuy nhiên với người sơ học thì ko nên học rộng nghe nhiều vì sẽ dễ sanh thêm phiền não, nên chuyên tâm học tập nơi 1 pháp môn, 1 bộ Kinh, sau này khi khai mở trí huệ thì mới có khả năng học rộng nghe nhiều, gọi là nghe một biết mười vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tối hôm qua nghe vợ em bảo gửi ít tiền để đốt vàng mã cho người mất.tiện câu hỏi này thì xin cô bác anh chị hoan hỉ chỉ giùm.vợ chồng tuy ở cùng nhưng suy nghĩ mỗi người thì khác em nghĩ phóng sanh hơn đốt vàng mã.nhưng quan niệm không đốt quần áo tiền bạc cho người âm thì có lỗi vô cùng.thậm chí còn phải làm cỗ thật to món ăn đầy đủ như người còn sống hthườngăn.vậy quả báo của người làm việc này sau này mạng chung sẽ là gì?và đốt như vậy.cúng như vậy người mất được gì.mất gì?
Bạn có thể chia sẻ thêm vợ bạn xem bài viết này:
http://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=77725B
A Di Đà Phật.
Con xin hỏi:làm sao hoá giải thị phi giữa mình với người?
Con nghe nói người niệm PHẬT có 50 thứ ấm ma.tại sao ấm ma lại có.?
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Xin kính chào quý vị liên hữu!
Mây chưa quy y,muốn hành trì hàng ngày như thế này:
Niệm Phật A DI ĐÀ.
Niệm QTA Bồ Tát.
Thần chú Án Ma Ni Bát Mê Hồng (khoảng 10,30 câu).
Chú Đại Bi (khoảng 5 biến).
Đọc kinh Vô Lượng Thọ(mỗi thời khóa vài phẩm).
Theo thứ tự như vậy đã đc chưa ạ? Tự ý niệm chú ,thần chú,đọc kinh,như vậy có sao ko ?
Mong nhận đc phúc đáp của các liên hữu!
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật
Chào bạn Mây.Hành trì như bạn chắc phải có nhiều thời gian thì mới làm được thường xuyên
Niệm Phật là chánh hạnh.Niệm các thứ khác đều là trợ hạnh.Tại sao phải có trợ hạnh,bởi vì tâm của chúng ta vọng động quá nhiều,một câu A Di Đà Phật chúng ta không thể chuyên tâm lãnh thọ được,nên thời gian đầu bạn có thể kết hợp cả chánh hạnh lẫn trợ hạnh.
-Theo mình thì thứ tự ưu tiên như sau
Niệm Phật A DI ĐÀ.Đây là chánh hạnh ưu tiên sô1
Đọc kinh Vô Lượng Thọ.Ưu tiên số 2.Trong kinh Vô Lượng Thọ ưu tiên đọc phần 48 đại nguyên.Trong 48 đại nguyện ưu tiên đọc nguyện 18,vì đây được coi là vua của 48 đại nguyên.Nếu không có thời gian đọc hết bộ kinh,thì chỉ cần đọc 48 đại nguyên .Nếu không đọc hết 48 đại nguyên bạn chỉ cần đọc nguyện 18 là đủ
Niệm QTA Bồ Tát. Ưu tiên số 3
Chú Đại Bi (khoảng 5 biến). Ưu tiên số 4
Thần chú Án Ma Ni Bát Mê Hồng (khoảng 10,30 câu). Ưu tiên số 5
Tự ý niệm chú ,thần chú,đọc kinh,như vậy cũng được,điều quan trọng là phải có tâm chân thành.Tâm chân thành tức là tâm chuyên nhất,ví như khi niệm Phật.Từ tâm khởi niệm, qua miệng thành tiếng,tai phải lắng nghe từng niệm phân minh rõ ràng.Một phép lắng nghe như vậy là chân thành
Nhưng theo thời gian phải bỏ dần trợ hạnh đi,để chỉ còn lại 1 câu A Di Đà Phật là đủ.Chúng ta học Phật phải biết bi tâm của Phật.Phật muốn tất cả chúng ta nhanh chóng thành Phật,cho nên Ngài cố gắng tìm ra 1 phương pháp đơn giản nhất,hiệu quả nhất,tất cả những gì khó nhất Phật đều tự làm hết,chỉ còn phần đơn giản nhất cho chúng ta làm.Đó là chúng ta phải tin Phật,phải niệm Phật.Ngài chỉ cần chúng ta niệm 1 câu A Di Đà Phật là đủ.
Chúng ta tu học phải biết đơn giản vấn đề đi,đừng làm phức tạp ra,bởi vì lúc lâm chung,những thứ phức tạp chúng ta không nhớ được đâu.Chúng ta cần phải biết quý trọng thời gian.Niệm 1 câu A Di Đà Phật chúng ta chỉ có mất 1 giây thôi,trong khi đó tụng 1 bộ kinh mất mấy tiếng đồng hồ.Mà công năng A Di Đà Phật hơn cả đọc kinh.Mỗi người hãy tự tính toán xem phương pháp nào thì hiệu quả hơn mà áp dụng.
Cuối cùng mình xin trích một phần lời giảng của hòa thượng Tịnh Không
Đây là chỗ thù thắng của pháp môn này, “phiến ngôn” là một câu danh hiệu. Trong Tâm Kinh nói “thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú” (là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng). Chú ấy là chú gì vậy? Chính là hai trăm sáu mươi chữ của Tâm Kinh. Tôi đặc biệt giới thiệu với quý vị, còn có một bài đại thần chú bậc nhất cao hơn nữa. Chú, tiếng Phạn là Đà-la-ni (Dhāranī), Đà-la-ni dịch sang nghĩa tiếng Hán là Tổng Trì, “tổng nhất thiết pháp, trì nhất thiết nghĩa” (gồm thâu hết thảy pháp, nắm giữ hết thảy nghĩa).
Quý vị hãy suy nghĩ: Sáu chữ Nam-mô A Di Đà Phật có phải là Tổng Trì hay chăng? Dịch sang nghĩa tiếng Hán là Quy Y Vô Lượng Giác. Sáu chữ ấy chẳng phải là gồm thâu hết thảy pháp, nắm giữ hết thảy nghĩa ư? Không cònphải bàn cãi gì nữa, quả thật danh hiệu này gồm thâu hết thảy pháp, nắm giữ hết thảy nghĩa. Nói cách khác, một câu Phật hiệu này là chú ngữ, không những là chú ngữ, tôi còn phải thêm vào “đại thần chú bậc nhất, đại minh chú bậc nhất, chú vô thượng bậc nhất, chú không gì sánh bằng bậc nhất”.
Quý vị chẳng cần phải học các chú ngữ Mật Tông nữa, A Di Đà Phật là chú bậc nhất! Mọi người nhất định phải hiểu rõ, tổ sư Tịnh Độ Tông mỗi ngày niệm mười vạn câu Phật hiệu, các Ngài chẳng niệm kinh mà cũng chẳng niệm chú, Phật hiệu đã là chú rồi!
Từ Tâm Kinh, quả thật có thể thấu hiểu một câu danh hiệu A Di Đà Phật thật sự là đại thần chú chân thật chẳng dối, là đại minh chú, là vô thượng chú, là chú không gì sánh bằng, [hiểu như vậy] sẽ chẳng uổng công niệm Tâm Kinh. Một bộ Bát Nhã Tâm Kinh quy về câu Phật hiệu. Niệm kinh Hoa Nghiêm, niệm đến cuối cùng mới thấu hiểu: Mười đại nguyện vương của Phổ Hiền Bồ Tát dẫn về Cực Lạc, toàn bộ Hoa Nghiêm quy về một câu Phật hiệu. Câu Phật hiệu này là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, niệm câu Phật hiệu giống như niệm toàn bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Tụng kinh Hoa Nghiêm, mỗi ngày niệm tám tiếng đồng hồ, phải tụng nửa tháng mới xong. Một câu Phật hiệu, chỉ là một lời, mà đã bao quát toàn bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh chẳng sót một chữ nào, lẽ nào nó chẳng phải là đại thần chú, là đại minh chú ư? Sau khi hiểu rõ đạo lý này, đối với pháp môn Tịnh Độ, quý vị mới chết sạch tấm lòng mong ngóng, so đo, khiêm hư sát đất, lẽ nào chẳng được vãng sanh?
A Di Đà Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Xin cảm ơn liên hữu Hãy Niệm A DI ĐÀ PHẬT đã phúc đáp !
Chúc huynh tinh tấn và an lạc!
Nam Mô A Di Đà Phật