Phật pháp chia ra làm ba thời kỳ: lúc Phật còn tại thế cho đến một ngàn năm sau Phật nhập diệt là thời kỳ chánh pháp, thính chúng trực tiếp nghe Phật và các vị Bồ Tát, A La Hán thuyết giảng, tự quán sát tu tập, vạn người tu đạo, vạn người chứng đạo. Sau một ngàn năm Phật nhập diệt, Tăng đoàn đại đệ tử toàn là những vị Bồ Tát, A La Hán truyền bá Phật pháp, hướng dẫn mọi người tu học, do ảnh hưởng tu tập của các vị Thánh Tăng, nên hàng đệ tử đối với sự chứng ngộ giải thoát có phần dễ dàng, trăm người tu năm bảy chục người chứng đạo; thời gian này cũng kéo dài cả ngàn năm sau thời chánh pháp được gọi là thời tượng pháp, từ năm Phật lịch 1000 đến năm 2000( Tây Lịch 500 – 1500). Thời kỳ mạt pháp bắt đầu từ Phật Lịch 2001 (DL1501) đến 10,000 năm sau. Hiện tại chúng ta đã ở thời kỳ mạt pháp khoảng 500 năm, nên biết rằng chỉ nương theo pháp môn niệm Phật mà thoát sanh tử, ngoài ra tu các pháp môn khác cũng tốt nhưng vạn người tu khó có được vài người chứng đạo giải thoát. Pháp môn tu cũng phải tùy thời tùy cơ phù hợp với điều kiện và phương tiện cho người tu; vì xã hội hiện tại cơ khí quá nhiều nên con người cũng trở thành quá cơ tâm; do đó chỉ y lục tự Di Đà mới tiêu trừ được cơ tâm mà đưa người về nơi cõi Tịch Quang Tịnh Độ.
Đành rằng pháp môn nào cũng do Phật dạy, nhất là chính Phật do ngồi thiền mà thành Phật chứ không do niệm Phật mà thành Phật. Nhưng căn cơ chúng sanh thì có khác (nếu không thì chúng ta thành Phật rồi), nên đến thời mạt pháp duy chỉ lấy sáu chữ Di Đà mà được độ thoát. Giống như chúng ta trồng cây, phải tùy theo thời tiết khí hậu thì cây mới phát triển; cây phù hợp với khí hậu nhiệt đới ta không thể đem trồng ở nơi hàng băng. Mùa đông lạnh ta không thể không mặc áo ấm, mà chỉ mặt một chiếc áo mỏng của mùa hè tuy rằng chiếc áo được may bằng một loại vải đặc biệt và được kiến bởi một thợ may nổi tiếng. Chúng ta là người học Phật tự biết rằng, mọi sự vật có mặt ở thế gian dầu do nhơn duyên giả hợp tạo thành và bị chi phối bởi định luật biến đổi vô thường của vũ trụ: sanh, trụ, dị, diệt; hay thành, trụ, hoại, không; Phật pháp hay phương pháp tu cũng không ngoại lệ. Thiền đã đưa người tu chứng liễu sanh thoát tử trải qua hơn hai ngàn năm và nay đến thời kỳ suy yếu, đây cũng là lẽ tự nhiên không có gì phải bối rối lo âu mà cần biện luận. Do đó, chúng ta không cần thiết phải đặt câu hỏi tại sao trong các chùa Bắc Tông tuy là nằm trong hệ thống thiền; nhưng, hai thời công phu thì chuyên về Tịnh Độ và có pha lẫn một ít Mật Tông, như một vị Thiền sư đương thời đã đặt câu hỏi. Hoặc vị Thiền sư khác cho rằng cần phải phục hồi thiền Tông; nếu chúng ta làm được thì đâu còn định luật của thành, trụ, hoại, không; mà ngay cả thuyết vô thường biến đổi cũng không còn chỗ đứng, và, nếu như vậy thì Phật pháp luôn ở trong thồi kỳ chánh pháp, làm gì có tượng pháp và mạt pháp. Cho nên, điều cần thiết mà người tu muốn nói đó là làm sao giúp ích cho mọi tầng lớp quần chúng tu tập được kết quả, diệt đau khổ ở thế gian, liễu sanh thoát tử, càng nhiều càng tốt; chớ không phải chỉ lo bàn đến phương pháp tu mà không đem lại kết quả cho quảng đại quần chúng.
Căn cơ chúng sanh cách đây hai ngàn năm phù hợp cho sự thiền tọa và, nhiều người đã tu chứng đạo không có một vị tổ sư nào của Tịnh Độ Tông không vui vẻ thấy những người bạn mình được chứng quả; vì quý ngài biết rằng thời kỳ truyền bá pháp môn niệm Phật cho quần chúng chỉ ở thời mạt pháp, không phải là ở thời chánh pháp và tượng pháp. Quý ngài là những bậc đại triệt đại ngộ nên nhìn thấy rõ được sự lưu hành của các pháp trong vũ trụ. Và tại sao từ năm trăm năm trở lại đây (đang bước vào thời kỳ mạt pháp) thiền tập đang suy dần và pháp môn niệm Phật đang được phổ cập rộng rãi trong quảng đại quần chúng, từ hàng xuất gia đến người tại gia ai ai cũng niệm Phật; Tăng cũng như tục ở các quốc gia Trung Hoa, Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản, Đài Loan…mỗi khi gặp nhau đều niệm : “A Di Đà Phật”. Sự kiện trên cho ta thấy Tịnh Độ Tông đang ở vào thời kỳ cực thịnh và phổ cập trong quần chúng hơn các pháp môn tu khác. Cho nên các Tổ, ngay cả các ngài Vĩnh Minh, Triệt Ngộ, Liên Trì…là những Thiền sư nổi tiếng sau khi chứng đạo, đã cầu vãng sanh Tây Phương và, đã giới thiệu mọi người nên niệm Phật cầu vãng sanh là pháp môn tu phù hợp nhất cho thời mạt pháp. Trong kinh Đại Tập đức Thế Tôn có dạy: “ mạt pháp muôn vạn người tu, một vài người chứng quả, duy chỉ nương nơi niệm Phật mà được đoạn sanh tử”. Đây là lời của các Tổ sư bên Tịnh Độ Tông, lại càng không phải là lời của Thiên Ma hay ngoại đạo. Điều đó cũng cho ta biết rằng đức Phật không chỉ tùy theo căn cơ của chúng sanh lúc Ngài còn sanh thời để hóa độ; mà, Ngài cũng tùy căn cơ của chúng sanh trong thời mạt pháp như chúng ta hiện tại nên phương tiện thuyết giảng pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh. Cho nên nói pháp môn niệm Phật là môn tu đơn giản và hợp cho mọi người ở thời mạt pháp là vậy.
Lời nói trên là của Như Lai nói ra, nếu ai có nghi ngờ hay cho rằng tu theo niệm Phật là không hợp, hoặc chỉ dành riêng cho những người yếu kém khả năng tự lực…thì đó chẳng phải là Phật tử, mà đó là những bạn hữu của ngoại đạo, là tín đồ của Thiên Ma. Dầu cho những vị đó là người cạo tóc xuất gia, mặc áo Như Lai, mà có lòng nghi ngờ lời nói Như Lai, nói những lời làm cho nhiều người hoang mang; như vậy, người ấy thật sự là người không có chánh kiến, nói những lời điên đảo, là con dân của ma.
Vì lẽ trên thỉnh chư vị thiện hữu tri thức không nên có tâm giao động, có lòng nghi ngờ; dầu cho có người danh tiếng đông đảo người theo, thuyết giảng biện tài phi thường, nói rằng phương pháp tu này hay, phương pháp tu nọ mau chứng quả…thì xin chư vị hãy nhất tâm không loạn động trước sau như một chuyên cần trì niệm danh hiệu “ A Di Đà Phật” mà cầu vãng sanh về Tây Phương. Phật Di Đà đang chờ đón quý vị như mẹ trông con, thời mạc pháp không còn con đường nào khác hợp với ta hơn, xin chư vị đừng chần chờ, hãy cố gắng niệm Phật. Nam Mô A Di Đà Phật!
Trích từ sách Niệm Phật Thành Phật
Tác giả: Hòa thượng Thích Phước Nhơn
Nam mô A Di Đà Phật
Con xin hỏi vợ con có bầu rồi thì chuyện ăn uống phải làm sao?liệu có sat sinh để cho tẩm bổ không?con biết chúng sanh có PHẬT tánh .mà cha mẹ không tin
Xin chào bạn nguyên,Ví dụ bố mẹ bạn chưa biết nhiều về ăn chay và sát sinh thì mình không thể giải thích theo kiểu từ ngữ chuyên môn của phật giáo được.Bạn lí giải theo kiểu dân dã hay theo kiểu các nghiên cứu khoa học ý, sao cho bố mẹ bạn hiểu là được.Nếu bố mẹ bạn không đồng ý thì bạn mua ngũ tịnh nhục cũng được,như thế giảm nhẹ đi nhiều,ăn nhưng trong tâm có sự sám hối,không ham muốn vị ngon thịt chúng sinh(cái này khá khó) và niệm phật hồi hướng cho chúng sinh bị chết(đền ơn chúng sinh cho ta thịt nuôi thân này)là tốt rồi.Chúc bạn tinh tấn trong tu tập
Bạn Nguyên thân mến,
Mình có nghe quý thầy trích từ trong kinh và giảng rằng trong thời gian người mẹ có mang,
cần phải thai giáo(giáo dục đứa bé trong bụng) và nên vì đứa bé mà làm tất cả mọi việc thiện lành như: ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, bố thí, cúng dường, phóng sanh…v.v.. để hồi hướng công đức cho bé cũng như cho tất cả oan gia trái chủ trong nhiều đời của bé, đặc biệt là tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện; kinh này có công năng tiêu trừ túc nghiệp cũng như hóa giải mọi oán thù trong nhiều đời nhiều kiếp. Được như thế thì khi còn trong bụng, người mẹ luôn cảm thấy nhẹ nhàng thư thái, khi sinh nở thì dễ dàng; đứa bé sinh ra khỏe mạnh, ít khóc cười nhiều, thức ngủ cùng giờ giấc với cha mẹ; lớn lên thông minh, thành đạt, và vô cùng hiếu thuận với mẹ cha.
Một điều nữa mà người mẹ khi mang thai nên lưu ý, là đừng nghĩ rằng đứa bé trong bụng chưa hình thành đủ chức năng nên không biết nghe, nói, hiểu biết, hay cảm nhận được gì; ngược lại chúng luôn cảm nhận đầy đủ và giao tiếp với người mẹ từ TÂM qua TÂM, từ ái ố hỷ nộ cho đến mọi ý nghĩ thiện lành hay bất thiện. Khi người mẹ dùng đồ lạnh như kem hay nước đá, thì đứa bé trong bụng cảm thấy bị lạnh khủng khiếp, cũng như khi người mẹ dùng đồ nóng, thì đưa bé cũng cảm nhận tương ứng ở mức độ cao nhất. Người mẹ và thai nhi có duyên với nhau rất đặc biệt, luôn tương tác với nhau ở mọi lúc mọi nơi; thân tâm người mẹ an lạc cũng là lợi ích của em bé trong bụng vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mo A Di Da Phat !
Chúng con xin nghe theo lời dạy của thầy. Đọc những lời của thầy con thấy thật cảm động, vì lo cho chúng con khỏi bị một đời uổng phí mà thấy hết lòng khuyên bảo.
Từ khi biết pháp môn niệm phật con đã hiểu rõ mục tiêu của cuộc đời mình để đi tới.
Nam mo A Di da Phat !
A di đà phật.
Mau mau niệm phật
Buông bỏ thị phi
Đời người ngắn ngủi
Một hơi thở là…
Nhanh nhanh niệm Phật
Buông bỏ vạn duyên
Thẳng đường về nhà.
Tây phương cực lạc.
A Di Đà Phật!
Kính thưa bạch thầy, con đang hành trì bộ kinh Đia Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện để đem công đức đó hồi hướng cho con của con đang nằm trong bụng mẹ của nó, hồi hướng cho oan gia trái chủ và cho các chúng sanh. Con đã đọc được đúng bảy biến, giờ không biết nhân duyên gì nó thúc đẩy con đọc thêm Kinh A Di Đà . Và niệm phật vào 2 thời sáng và tối trước khi đi ngủ để hồi hướng Tây Phương tịnh độ.
Vậy kính xin bạch thầy hãy khai thị cho con nên hành trì 2 bộ luôn hay sau? Và nếu hành trì thì hành trì như thế nào ? (con thường đọc kinh vào mỗi buổi tối vì ban ngày con bận làm việc). Hay con có nên cúng dường cho phật tử khác bộ kinh Địa Tạng Bổn Nguyện không? Xin bạch thầy hãy khai thị cho con được biết ạ .
Nam Mô A Di Da Phật !
Chào bạn Trường Giang Nguyen
Bạn có thể hành trì 1 lúc cả 2 bộ kinh, thứ tự trước sau như thế nào thì tùy bạn. Nếu thời gian không đủ thì chọn 1 bộ mà hành trì.
A Di Đà Phật, bạn Trường Giang thân mến
Chúc mừng bạn đã làm cha và hoan hỷ cho cháu bé là có cha mình đang tích cực vì mình mà tụng kinh niệm Phật hàng ngày hồi hướng. Bạn đã làm rất tốt, bạn đọc tụng kinh Địa Tạng và niệm Phật là vô cùng tốt đẹp cho thai nhi. HT Tịnh Không cũng từng khuyên người làm cha mẹ nên vì thai nhi mà đọc tụng hoặc cho thai nhi nghe bộ kinh này rồi niệm Phật.
Việc đọc tụng kinh điển thì theo lời dạy của HT Tịnh Không thì nên Chuyên tu, hành trì một bộ kinh, niệm một danh hiệu Phật thì tốt hơn hết. Theo thiển ý của TLPT thì khi cháu còn trong bụng mẹ, bạn có thể vì cháu mà đọc tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện và niệm Phật, sau này khi cháu được sinh ra rồi thì khi đó trở đi bạn đọc tụng kinh A Di Đà (hoặc kinh Vô Lượng Thọ) rồi niệm Phật thì tốt, tốt, tốt. Còn nếu như bạn quyết định tụng bộ kinh A Di Đà và niệm Phật kể từ bây giờ thì cũng tốt luôn vì nhất hướng chuyên tụng, nhất hướng chuyên niệm, trong đó niệm Phật vẫn là chánh hạnh, thêm nguyện tha thiết vãng sanh Tây Phương còn chi phải nói.
Vài chia sẻ. Chúc bạn thường tinh tấn và an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
Cảm ơn Quốc Huy , Tìm Lại Phật Tánh. Chúc các đao hữu thân tâm an lạc
A Di Đà Phật!!!
Hiện nay có người giảng nói kinh A Di Đà là giả, Phật A Di Đà là không có thật. Việc làm này đã đoạn mất đi biết bao nhiêu huệ mạng chúng sanh. Chúng ta quyết định không được đem tri kiến của phàm phu để nhìn Phật Bồ-tát. Dùng tri kiến phàm phu nhìn Phật Bồ-tát thì Phật Bồ-tát đều biến thành phàm phu, đây chính là phỉ báng Phật. Phần trước đã nói qua cái tội lỗi này rất nặng, rất nặng. Bản thân phỉ báng Phật vẫn không sao cả, còn ảnh hưởng người khác. Ảnh hưởng người khác, hay nói cách khác chính là đoạn mất pháp thân huệ mạng của chúng sanh, cái kết tội này là rất nặng.
Cho nên cửa Phật, giống như kết tội phỉ báng tam bảo, không phải kết tội từ trên bản thân của mình, kết tội trên bản thân mình không có nặng như vậy, là kết tội từ bên phía chúng sanh, bạn ảnh hưởng người khác. Bạn ảnh hưởng người khác càng nhiều, phạm vi càng rộng, thời gian càng dài thì tội của bạn sẽ càng nặng.
Ở cái chỗ này, chúng tôi nêu ra một cái ví dụ đơn giản dễ hiểu, ví dụ nói tất cả chư Phật 10 phương ba đời đều tán thán Tịnh Độ, cái này không có gì để nói, “Kinh Di-Đà” không phải giả, Phật 10 phương tán thán. Pháp sư La-Thập dịch là 6 phương Phật, đại sư Huyền trang dịch là 10 phương Phật, cái kinh này đâu phải là giả.
Hiện nay lại có người nói “Kinh Di-Đà” là giả, Phật A-Di-Đà là giả, không phải thật. Phật A-Di-Đà là thần mặt trời, không những đi tuyên dương khắp nơi, còn đi viết thành văn tự, viết thành sách để lưu thông, cái tội lỗi này là rất nặng. Cái kết tội báng pháp này không phải ở một mình họ hiểu lầm, không phải cá nhân họ thấy sai, nghĩ sai. Tương lai cái thế gian này, những văn tự, trước tác này của họ, chỉ cần thế gian vẫn còn tồn tại một quyển, có một bài văn tự này tồn tại thì họ không thể ra khỏi địa ngục A-tỳ.
Cần phải cái thế gian này sức ảnh hưởng của họ hoàn toàn không còn nữa, cái văn tự này của họ toàn bộ đều tiêu mất hết, họ mới có thể ra khỏi địa ngục A-tỳ. Các bạn cần suy nghĩ cách kết tội là kết như vậy, là xem sức ảnh hưởng của bạn. Chúng ta quan sát thật kỹ, thể hội thật kỹ những điều mà ở trong kinh Phật nói này là hợp tình, hợp pháp, hợp lý.
Ở trong giới luật kết tội là không bị oan uổng một người nào. Thế gian làm quan tòa xử tội có thể xử oan cho người. Ở trong giới luật Phật pháp là không xử oan người nào. Cho nên câu nói này của Phật khuyên răn chúng ta, dứt khoát không được dùng ý của mình, cách nghĩ, cách nhìn của mình để phê bình Phật pháp, phê bình kinh điển, hiểu sai Phật pháp, cái lỗi lầm này rất lớn…
…Đây là cảnh giác chúng ta, người đời sau chúng ta học tập giảng kinh thuyết pháp, quyết định không được tùy theo ý của mình. Tùy theo ý của mình, bạn phải chịu trách nhiệm. Hiện nay phiền phức lớn rồi! Bởi vì bạn giảng kinh có ghi âm, có băng ghi âm lưu thông, cái này rất nguy hiểm, cái này gần giống như văn tự.
Cái băng ghi âm này của bạn truyền ra rồi, tương lai còn một cuốn băng lưu lại ở cái thế gian này, là bạn không thể thoát khỏi ác đạo, bạn nói cái thứ này phiền phức biết bao, không thể không chú ý, không thể không cẩn thận.
Trích Kinh Kim Cang giảng giải – Tập 189
Pháp Sư: HT.Tịnh Không