Văn báng nhi nộ, tuy xảo tâm lực biện, như xuân tàm tác kiển, tự thủ triền mộ, nộ bất duy vô ích, thả hữu hại dã.
(Nếu nghe những lời phỉ báng mà nổi giận. Dù hết lời biện hộ, chẳng khác nào như con tằm nhả tơ, tự trói buộc mình mà thôi. Sự nóng giận tai hại vô ích.)
Sự việc này, chúng ta trong đời sống sinh hoạt thường ngày hay gặp phải, bản thân chúng ta phải đề cao cảnh giác, ngàn vạn lần không được để hoàn cảnh xoay chuyển, như vậy thì tổn thất của chúng ta quá lớn rồi. Một lần nổi sân hận, bất luận thời gian dài hay ngắn, tức là nói chỉ một giây đồng hồ ngắn ngủi như thế, đã làm tổn hại trên sinh lí, trên tâm lí của chúng ta, cần phải mất thời gian ba ngày mới có thể phục hồi lại tâm thanh tịnh. Chư vị nghĩ thử xem, nếu như mỗi ngày đều phát nộ khí, đối với sức khỏe của bạn có tổn hại quá lớn rồi, điều này thật không đáng chút nào.
“Văn báng” người khác hủy báng chúng ta, đây là điều không thể tránh miễn được, chúng ta cùng mọi người qua lại với nhau, thực tại không cách gì khiến cho tất cả đại chúng đối với ngôn ngữ, hành vi của chúng ta cảm thấy mãn ý. Không chỉ có phàm phu chúng ta làm không được, mà ngay cả Thích Ca Mâu Ni Phật cũng làm không được. Phật lúc còn tại thế, thường hay có người tìm đến Ngài gây sự, hủy báng, vũ nhục, thậm chí là hãm hại Ngài; như có Đề Bà Đạt Đa, trong nội bộ tăng đoàn có 6 chúng tỳ kheo đến gây phiền não, bên ngoài có lục sư ngoại đạo; đều là Thế Tôn tại thế gian này làm một tấm gương tốt cho chúng ta. Phật đối với những hủy báng, hãm hại này xử lí như thế nào? Phật dùng tâm bất động, tâm chân thành, thanh tịnh, từ bi mà xử lí, đây là điều mà chúng ta phải học tập. Cho nên, nếu như chúng ta nghe thấy người khác hủy báng mình, mà vẫn nổi tâm sân hận, thậm chí là bản thân còn cực lực phản biện lại, đây là bạn tự tìm phiền não. Cho nên, Liễu Phàm tiên sinh tại đây có cử ra một ví dụ: “như xuân tàm tác kiển, tự thủ triền mộ” (giống như con tằm về mùa xuân kéo kén tự ràng buộc mình), thực tại bất tất phải như thế.
“Nộ bất duy vô ích, thả hữu hại dã”, hai câu nói này là danh ngôn rất chí lí, chúng ta hi vọng bản thân trong một đời sống được hạnh phúc mỹ mãn, bạn phải ghi nhớ “làm sao để trong một đời luôn không nổi giận”, đây là công phu tu dưỡng đã đạt đến cảnh giới. Nổi giận, vừa mới nói là đối với thân tâm của chúng ta đều có tổn hại; cũng có hại cho đối phương, cả hai bên đều có hại, cả hai đều không có lợi ích gì cả. Nếu như chúng ta có thể nhẫn chịu, có thể dùng tâm bất động mà xử sự, bản thân chúng ta có được lợi ích. Có được lợi ích gì? Định huệ tăng trưởng. Phước đức của một người là do định huệ mà có, định huệ tăng trưởng thì phước đức tăng trưởng; định huệ là nhân, phước đức là qủa. Đối với đối phương cũng có lợi ích, chúng ta không có tâm oán hận, không có tâm báo thù, không cùng với anh ta kết oán cừu, cho nên tự tha lưỡng lợi, đây là Bồ Tát đạo, là Bồ Tát học, chúng ta cần phải nỗ lực học tập. Đương nhiên, lúc sơ học nhất định sẽ có khó khăn, nhưng bản thân chúng ta nhất định phải hiểu được đạo lí này, cần phải khắc phục những khó khăn của bản thân, dần dần có thể làm được một cách tự nhiên. Lúc ban đầu phải hết sức nhẫn nại, về sau làm được tự nhiên hơn. Ở đây cử ra hai ví dụ để nói: “Kỳ dư chủng chủng quá ác, giai đương cứ lí tư chi” (Mỗi lần gặp lỗi lầm ta đều phải bình tĩnh sáng suốt để thấy lý của nó).
Chúng ta trong đời sống hằng ngày đối người, đối sự, đối vật, sai lầm vô số, ác hạnh quá nhiều, đều phải thường nghĩ đến đạo lí này, phải thông tỏ nghĩa lí của nó. “Thử lí ký minh, quá tương tự chỉ” (khi lý đã rõ thì việc làm lỗi tự động sẽ dứt).
Trích Liễu Phàm Tứ Huấn giảng ký (Tập 10)
Giảng sư HT Tịnh Không
Giảng tại Thẩm Quyến – Trung Quốc ngày 18/04/2001
Con đến PHẬT PHÁP cũng đều do nghịch cảnh.sau dần hiểu 1chút mới biết.àh.hoá ra nghịch cảnh là tăng thượng duyên.có thể gặp mà chẳng thể cầu.khi sự việc đến với mình đều do mình không tốt.không chịu đối diện
A Di Đà Phật.
Có câu nói rằng: “thuận cảnh nghịch cảnh hun đúc cho chính mình một tài sản kinh nghiệm vô giá.”
Cho nên đạo với đời không tách rời ra, do sự trải nghiệm trong cuộc sống (kinh nghiệm) mình mới hiểu được đôi phần lời Đức Phật và các vị Tổ Sư Thầy dạy mà sanh tín tâm chân chánh.
Luôn luôn sẵn sàng đón nhận những thứ không ngờ tới thì mới hy vọng có ngày tự tại niệm Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cám ơn đường về cõi tịnh.chúng con khi chưa biết PHẬT xem tượng đá chỉ là tượng đá.xem hình vẽ chỉ là giấy khung.nay được biết những bài viết ở đây thì giật mình.
Rất nhiều người phân biệt đạo là xuất gia.là chùa chiền.và đời là ở nhà vợ con cha mẹ quyến thuộc.xin thầy chỉ dạy để chúng con biết
chào bạn,theo mình nghĩ thì đó là tâm phân biệt của chúng sanh thôi,nếu cứ nghĩ tu là phải vào chùa đó là tu tướng rồi .Nếu biết bản chất và thật hành trong cuộc sống kể cả trong đời sống xuất gia và bên ngoài xã hội thì đấy là tu tâm rồi,đấy là đạo rồi.Theo mình thấy bạn nên tìm hiểu các bước tu tịnh độ không lại lạc vào việc tìm hiểu kiến thức quá nhiều,dễ bị phân biệt chấp trước,biết nhiều lại thắc mắc nhiều hơn.Theo bản thân mình thì nhiều khi có khúc mắc thì cứ niệm phật thôi,chẳng lâu sau sẽ có cơ duyên giải nghi cho bạn
A Di Đà Phật
Thế gian này mà 9 người mười ý, quan trọng là bạn phải giữ vững ý của mình là được.Bạn tham khảo tại đây
https://www.youtube.com/watch?v=jN3srL2FsuY
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Các Thầy tu ở chùa có cái khó khăn của các vị tu ở chùa.
Cư sĩ tu tại gia có cái khó khăn của người tu tại gia.
Điều quan trọng là ở chỗ tín tâm chân chánh mà tuỳ duyên thực hành tu tập. Nếu hướng ngoại bắt chước theo người khác mà sanh tín tâm thì làm sao gọi là tự tâm chân chánh?
Tín tâm không chân chánh thì coi như hành giả đã đi con đường đạo sai lầm từ ban đầu rồi. Càng đi càng xa đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
“Luôn luôn sẵn sàng đón nhận những thứ không ngờ tới thì mới hy vọng có ngày tự tại niệm Phật” Chính vì vậy mà bản thân đã tự nhắc nhở lòng mình: hãy chấp nhận những gì không hoàn hảo của cuộc sống này để rồi cái ta nhận được là sự hoàn hảo, huy hoàng nhất”
Nam mô A Di Đà Phật
NHẪN đúng là một trong những thách thức lớn nhất trong tu học. Với tôi khi đụng chuyện là tôi lại nhẫm câu này “Mọi người cứ thoải mái đi, tôi không quan tâm” và nhiếp tâm vào câu Phật hiệu.
tuy mình không phải người xuất gia nhưng mình nghe pháp cũng khá nhiều.mình vận chưa hiểu rõ về vấn đề tà dâm.mình có nghe phật nói tà dâm là không quan hệ bừa bãi còn về việc thủ dâm không hề làm tộn hại ai cả như thế có thể gọi là tà dâm không.vì đâu phải hạng xuất gia
Hòa thượng Tuyên Hóa dạy: “Nói rõ một chút, quý vị không giữ gìn được tinh, khí, thần của mình đều gọi là “lậu”. Người nữ mỗi tháng đều có kinh nguyệt, đây cũng gọi là lậu. Căn nguyên chính ở chỗ nam nữ không dừng được tâm dâm dục, gọi đây là “lậu” lớn nhất. Lậu có rất nhiều như thế!”
Đạo hữu có thể tham khảo thêm tại địa chỉ: http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Nam Mô A Di Đà Phật!
Bạn có thể tham khảo tại bài viết dưới đây.
http://adidaphat.jimdo.com/t%E1%BB%99i-t%C3%A0-d%C3%A2m-v%C3%A0-qu%E1%BA%A3-b%C3%A1o/
Gần gũi với ái dục sẽ chẳng tốt. Mình nghĩ là bạn hãy cố gắng lìa xa nó. Bằng cách nào?
– Trước hết hãy coi địa ngục !
https://www.youtube.com/watch?v=rkOVJSp6V7w
https://www.youtube.com/watch?v=45ndOSy1oqY
https://www.youtube.com/watch?v=9mzx3HISimw
https://www.youtube.com/watch?v=HAIrf0gL13s
https://www.youtube.com/watch?v=x6Vjl7pPy5c
https://www.youtube.com/watch?v=TifWmQTuYiM
https://www.youtube.com/watch?v=txTnNQmvbMQ
– Sau đó, bạn đọc bài viết đã được chia sẻ của bạn Phúc Bình dưới đây: http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
– Và rồi, hãy nghe 1 chút nhạc thiền:
https://www.youtube.com/watch?v=rNvSCM7Wf7U
https://www.youtube.com/watch?v=40QeVUofGMs
https://www.youtube.com/watch?v=IPevJRJAra8
https://www.youtube.com/watch?v=cbqTanVemvA
– Xa lìa sắc tướng, hãy coi “sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Đừng nhìn, cũng đừng chú ý, gần gũi với nữ nhân khi không cần thiết. Các pháp trên thế gian sinh ra có hình tướng đều là “huyễn hóa”, là “không”, đều trụ theo quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”, hay “thành, trụ, hoại, không”. Chính vì vậy, hãy thử ngẫm lại tướng mạo nữ nhân xem ? Đều là giả tạo mà thôi ! Hôm nay là 1 cô gái xinh đẹp, ngày mai là 1 bà lão xấu xí, thực chẳng có gì hay cả.
– Ít tiếp xúc với mạng internet, vì ngày nay nạn tà hạnh lan tràn, chúng sinh vì ái nhiễm mà mê hoặc điên đảo, ta không vì thế mà làm bạn với kẻ mê, nếu không… ta cũng dễ bị sa đọa như họ.
– Phải như “Mắt nhìn hình sắc, tâm không động, Tai vẳng chuyện đời, dạ chẳng hay!”, dù núi tu di có sụp xuống, tâm cũng không động. Một lòng một dạ chấp giữ vào câu “A Di Đà Phật”, hiển hiện rõ trong tâm, minh bạch, mạch lạc, từng câu từng chữ 1, miệng niệm, tai nghe… như vậy tức là bạn đang hành hạnh “viễn ly”, tới đây là bạn đang có tiềm năng bước tới ngưỡng cửa thành công của sự giải thoát rồi.
– Đồng thời, khi làm việc, phải chú tâm vào công việc, hết mình vì công việc, không nghĩ tới những điều xấu. Vì lý tưởng vãng sanh về Tây phương tịnh độ, cần coi rằng sáng nay ta vẫn sống, nhưng tối nay ta có thể sẽ đến với cái chết, nhờ vậy mà được Phật A Di Đà cùng Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, chư Phật tiếp đón về cõi Tịnh độ… mà hành trì cho đúng giới luật.
– Cuối cùng, mình cũng khuyên bạn có thể tham khảo trên mạng những món ăn giúp giảm cholesterol… đây mà vấn đề sức khỏe mà bạn sẽ đáng cần quan tâm.
Với những ý kiến trên của mình, mong rằng bạn sẽ luôn luôn cố gắng để đạt được thành công. Hãy nhớ ma chướng luôn luôn ở bên bạn. Vì vậy, mỗi khi gặp tai họa trong tâm trí, khởi niệm tâm dục vọng, hãy niệm to một tiếng: A DI ĐÀ PHẬT, hoặc NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT, rồi nhờ đó làm đà tiếp tục niệm Phật cho tâm đc an tịnh.
(Một số kinh nghiệm cần lưu ý khi niệm Phật mà mình từng trải nghiệm, muốn chia sẻ với bạn:
* Đó là khi niệm Phật, mình nghĩ ta nên phải để tâm thanh tịnh. Đừng nghĩ đến nỗi lầm của mình khi niệm Phật, vì đó sẽ là rào cản, làm chúng ta mất tự tin, sợ niệm Phật. Dù biết rằng luôn biết tới tội lỗi của bản thân là tốt, nhưng làm thế nào để nó ko lặp lại lần nữa, biết cách sửa đổi triệt để, không tái phạm, đó mới là vẫn đề.
* Khi niệm Phật, cần có “tâm thanh tịnh”. Nhưng để có tâm thanh tịnh, bạn không thể niệm đến lúc chuyên tâm rồi tự nhiên lại nghĩ “mình đang thanh tịnh”, lập tức sẽ hỏng, hỏng tâm thanh tịnh của bạn. Điều mình khuyên là khi niệm Phật, bạn hãy cứ chuyên tâm niệm bình thường cho rõ ràng 4 chữ “A DI ĐÀ PHẬT”, đừng để tâm rằng “mình đang thanh tịnh”, vậy là tốt rồi ! )
Cuối cùng, xin chúc bạn sớm tăng thượng duyên trên con đường học đạo. Mình tin là bạn sẽ thành công. Có điều gì băn khoăn cần giúp đỡ, giải đáp, bạn cứ mở lòng comment hỏi thăm trên diễn đàn, các bạn đồng tu và các vị thiện tri thức sẽ luôn sẵn sàng mở rối khúc mắc cho bạn.
Hẹn gặp lại bạn ở Thế Giới Tây Phương Cực Lạc vào 1 ngày không xa 😀
A DI ĐÀ PHẬT
Vâng.có gì xin các cô chú bỏ qua ạ.
hòa thượng tịnh không pháp sư hiện tại đã vãng sanh hay còn tại thế ạ ?
sao có mạng nói đã vãng sanh có mạng nói vẫn chưa ạ ?
Vâng.chú huệ tịnh nói rất đúng.những câu hỏi này phần nhiều là do trong hoàn cảnh thực tế.nên có người hỏi như vậy nên bản thân người hỏi không trả lời được.
Cho con hỏi nếu giả sử con đang niệm Phật tại nhà thì bỗng nhiên có nạn động đất nhà cửa sụp đổ đè lên người con thì con phải đối diện với nó ra sao đây nếu trường hợp đó là cái chết bất đắc kì tử đến với con thì con phải niệm Phật như thế nào để được vãng sanh về Tây phượng vì lỡ may nhà cửa sụp đổ đè con chết thì phải đối mặt với nó làm sao,nếu như vậy nó đè chết thì làm sao con được vãng sanh về cực lạc mà lại mất phần vãng sanh Tây phương cực lạc nữa.Con kính mong mọi người từ bi giải thích cho con để con có thể hiểu rõ pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương
A Di Đà Phật
Khi mà bị động đất,nếu cứ để mặc cho số phận thì cứ ngồi im một chỗ mà niệm Phật,nếu không ngồi im được thì bạn vừa chạy trốn miệng vừa niệm Phật.Bạn cứ yên tâm niệm Phật đi.Việc tiếp dẫn cứ để Phật lo.Hãy tập trung làm những việc thuộc phận sự của mình,còn những việc bạn không lo được thì lo cũng chẳng được gì.
Mình xin trích 1 phần chú giải trong kinh VLT
Chánh kinh:
Ðã từng nơi Phật gieo các thiện,
Thì mới tu nổi hạnh cứu đời
Nghe xong thọ trì và biên chép
Ðọc, tụng, khen, giảng và cúng dường
Nhất tâm như vậy cầu cõi tịnh
Quyết định vãng sanh cõi An Lạc.
Giả sử đại hỏa trọn tam thiên
Nương oai đức Phật vượt qua được
Giải:
Chỉ có hạng người đã từng ở nơi vô lượng đức Phật trồng nhiều cội lành lớn lao mới có thể tu tập hạnh cứu độ khắp hết thảy thế gian này.
‘Hạnh cứu đời’ chính là như kinh này đã nói: hết thảy hàm linh trong đời tương lai đều nhờ vào pháp này mà được độ thoát. Ai muốn tự cứu và cứu khắp hết thế gian thì đều phải tu hạnh cứu độ thế gian đó. Cái hạnh ấy chính là như đoạn kệ tiếp đó
đã nói: ‘Nghe rồi thọ trì và biên chép’… cho đến ‘nhất tâm như thế cầu cõi tịnh’.
Ðoạn trên là nói về việc nghe và tin kinh này, đoạn kệ đây giảng rộng ý nghĩa: từ nghe và tin nên phát khởi hạnh nguyện. ‘Thọ’ là tin nhận, ‘trì’ là gìn giữ. Phụng hành đúng theo lời dạy, phát Bồ Ðề tâm, một bề chuyên niệm A Di Ðà Phật. Ðồng thời còn biên chép, đọc tụng, khen ngợi, diễn nói, cúng dường kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác này. Với các thứ công đức thắng diệu như vậy đều dùng tâm chí thành, tâm bất nhị hồi hướng Tịnh Ðộ, cầu sanh Cực Lạc nên bảo là ‘nhất tâm như thế cầu cõi tịnh’. Phật liền thọ ký rằng: ‘Quyết định vãng sanh cõi Cực Lạc’.
Hạng người như thế lúc lâm chung ‘giả sử cả tam thiên đại thiên thế giới đều ngập tràn đại hỏa vẫn có thể vượt qua sanh về cõi ấy’ cho nên mới nói: ‘Giả sử đại hỏa trọn tam thiên, nương oai đức Phật vượt qua được’.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Sanh Tử Như: Ngủ, Thức – Nhưng Vẫn Niệm A Di Ðà
(Hòa Thượng Tuyên Hóa khai thị)
Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta sanh ra rồi tử, tử rồi lại sanh, giống như con người thức rồi lại ngủ, ngủ rồi lại thức. Tối đến đi ngủ thì giống như người chết. Ðến sáng thức dậy, giống như người mới sanh ra. Chẳng qua chuyện sanh tử nầy thì ngắn ngủi, còn cuộc đời thọ mạng của chúng ta, so ra thì dài hơn một chút.
Song, sanh tử thì cũng giống như chuyện ngủ, thức mà thôi. Vì sao? Bởi chúng ta có lúc hồ đồ mê muội, có lúc minh bạch sáng suốt. Minh bạch tức là sanh, hồ đồ tức là tử. Cho nên, nếu chúng ta có một niệm sáng suốt, và với niệm đó là mình đang sống; hễ có một niệm mê muội, với niệm đó là mình như đã chết. Ðó là thời gian ngắn ngủi tạm bợ của cuộc sanh tử. Bất luận thời gian sanh tử dù ngắn thì cũng vậy, dài cũng vậy, cũng đều là luân chuyển trong vòng sanh tử luân hồi, nổi trôi chìm hụp chẳng yên. Có lúc chúng ta được sanh vào nhà giàu sang phú quý, có lúc lại sanh vào nhà nghèo hèn bần tiện. Có lúc chúng ta sanh làm trâu, làm ngựa, làm súc sanh, có lúc làm ngạ quỷ, hoặc xuống địa ngục. Ðây đều là những kiếp luân hồi, nổi trôi bất định trong biển khổ sanh tử, vì sự sanh tử tuần hoàn nầy không chấm dứt, không khi nào hết được.
Ðức Phật Thích Ca vì quá tội nghiệp chúng sanh, cho nên Ngài chờ không nổi nữa mà “bất vấn tự thuyết,” không ai hỏi mà Ngài tự nói ra Pháp Môn Tịnh Ðộ nầy. Pháp Môn Tịnh Ðộ là pháp môn phương tiện rất dễ dụng công. Ðường đi rất ngay thẳng, chỉ cần chúng ta niệm Nam Mô A Di Ðà Phật với lòng tin, lòng phát nguyện và tâm thực hành là đủ rồi.
Cho nên tín, nguyện, hành là ba món tư lương, là ba thứ lộ phí cần thiết để chúng ta vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Thứ nhất, chúng ta phải tin Ðức Phật A Di Ðà, tin Thế Giới Cực Lạc, tin pháp môn niệm Phật có thể đưa chúng ta đến cõi Cực Lạc để diện kiến đức Phật A Di Ðà. Chúng ta phải có lòng tin. Chớ nên nói: Tôi chưa thấy điều đó, mà cũng không có chứng cớ gì nên tôi không thể nào tin được. Chúng ta chỉ cần có lòng tin, còn ngoài ra không cần gì khác cả. Kế đến là sự phát nguyện gặp đức Phật A Di Ðà, nguyện sanh về thế giới Cực Lạc, nguyện tu pháp môn niệm Phật. Sau khi đã phát nguyện, chúng ta phải y chiếu theo pháp môn Tịnh độ, niệm Phật mà tu hành.
Một khi chúng ta có được ba món tư lương: tín, nguyện, hành rồi, thời rất dễ cho ta đi trên con đường diện kiến đức Phật A Di Ðà ở cõi Cực Lạc, bởi vì đó là nguyện lực của đức Phật A Di Ðà. Trong mười phương thế giới, nếu có chúng sanh nào thành tâm niệm danh hiệu Nam Mô A Di Ðà Phật, thời người đó lúc lâm chung sẽ được đức Phật A Di Ðà đến tiếp dẫn về cõi Phật.
Khi niệm Phật cũng như là mình đánh điện tín đến Thế Giới Cực Lạc vậy. Chúng ta niệm Phật một câu là đánh một cái điện tín, niệm Phật hai câu là đánh hai cái điện tín. Mỗi ngày chúng ta đều đánh điện đến đức Phật A Di Ðà, đức Phật A Di Ðà ở cõi Cực Lạc cũng có ra-đa, cũng có máy nhận điện tín. Vậy máy ra-đa, máy nhận điện tín là cái gì? Thì là ao sen thất bảo đó. Quý vị niệm Phật một câu, hoa sen lớn lên một chút. Nếu quý vị niệm niệm đều là A Di Ðà Phật, như vậy hoa sen sẽ to lớn dần như bánh xe. Chờ đến lúc quý vị sanh về cõi Cực Lạc, nhất linh Phật tánh của quý vị và nhất linh chân tánh của quý vị sẽ đến hoa sen nầy mà hóa sanh. Khi hoa sen nở, Phật tánh của quý vị cũng sẽ xuất hiện. Cho nên nói:
Nguyện sanh Tây Phương Tịnh độ trung,
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
Bất thoái Bồ Tát vi bạn lữ.
———————
Động đất hay không là chuyện cộng nghiệp theo luật nhân quả thôi.
Niệm Phật hay không là chuyện mỗi người lo niệm mà hồi hướng khắp pháp giới chúng sanh.
Phần vãng sanh Tây Phương Cực Lạc hãy để Phật A Di Đà lo lắng “quyết định tin” mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
mình biết tà dâm là có tội.nhưng hiện mình đang nói đến là thủ dâm.mình thấy việc thủ dâm là sinh lý tự nhiên của 1 con người thật chất nó không hề làm tổn thương như hiếp dâm.khi ta đói nhất định ta sẽ ăn no chẳng lẽ lại cấm ta không được ăn n
xin chào bạn,bạn ơi hiểu biết của bạn về giới tà dâm của bạn còn thiếu nhiều lắm,phải hiểu đầy đủ bạn ơi.Xin thứ lỗi mình nói thẳng bạn chưa bỏ được ham muốn dâm dục nên nói nó là nhu cầu sinh lý của bản thân thôi,nếu không ăn thì có thể chết đói thật nhưng không dâm dục có chết đâu.Đến khi vào địa ngục thì thanh minh với ai.Mong bạn dũng mãnh bỏ thủ dâm,xa lìa tâm dâm dục.Bạn có thể tham khảo thêm ở đây
https://www.facebook.com/amluatvotinhsachquy/posts/563702317104168:0
Bạn cũng nên tìm hiểu kĩ về giới tà dâm,quả báo của tà dâm.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Xin cho mình hỏi thủ dâm làm tổn hại ai.vì sao thủ dâm lại có tội nó đã hại đến người nào.và người đó hiện đang ở đâu.mình chỉ nghe phật nói làm lành chánh dữ đừng hại mình và hại người.còn bây giờ mấy cái kinh này ở đâu ra trước hơn phật thích ca thế
Bạn ơi thực sự trong tội tà dâm có thủ dâm đó bạn,thủ dâm tuy không làm hại ai nhưng nó giết chết chính bản thân bạn làm tổn hại tinh khí thần,giảm thọ mạng phước báo.Mình nói thật mình biết đến phật pháp 2 năm nay và bỏ thủ dâm khoảng 8 tháng.Lúc đầu cũng nghĩ như bạn nhưng cơ duyên hiểu kĩ về ngũ giới và quả báo tà dâm nên cố gắng bỏ thủ dâm,một thời gian đầu rất khó chịu và ý nghĩ về tà dâm nổi lên rất kinh khủng,không chịu được mà lại thủ dâm.Thú thật sau nhiều lần tái phạm mới cai được nhưng thật sự là cai hình thức thủ dâm,không xem đồi trụy nhưng chưa dứt hẳn đôi khi vẫn suy nghĩ linh tinh.Bạn cố gắng bỏ đi mình thấy bỏ rồi sức khỏe tốt,minh mẫn và chỉ một thời gian đầu khó chịu thôi,mình hạn chế tiếp xúc với hình ảnh video nhạy cảm,lúc nào mà bạn muốn thủ dâm thì đứng dậy đi lại vận động một chút.Thú thật với bạn mình cũng giống bạn thôi,ban đầu cũng nghĩ thủ dâm chẳng hại ai nhưng thật ra tâm tham nó che lấp,đánh lừa mình thôi,tà dâm nó giết mình bạn ạ.Mình muốn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân thật sự không nói dối bạn làm gì,năm nay mình cũng 24t đang thanh niên đây.Mong bạn dũng mãnh quyết tâm bỏ tà dâm đi,con người ta hay hối hận khi mọi sự đã đi quá xa và quả thực khi đó rất khó có đường ra.Mình thấy bạn đặt tên là thuần dương tử,bạn có đọc truyện tiên hiệp không,quả thật nếu bạn có đọc thì khuyên bạn nên bỏ đi bạn ạ.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Bạn à chúng ta là hàng tại gia không phải xuất gia không nên so sánh với xuất gia.nếu nói thủ dâm là có tội thì sai với nhân quả rồi.ví như khi mình soi gương mình mắng chưởi bản thân mình là thứ xấu xa ác độc chắc như thế không có quả báo nhỉ.việc thủ dâm cũng vậy thôi
Bạn ơi quả thật là mình muốn học làm người ngu như hòa thượng tịnh không nói về ba hạng người thôi.Mình không có đại trí tuệ như bậc tổ sư,đức phật thì các ngài nói gì mình cố gắng tin theo,các ngài chẳng có lí do gì để lừa mình cả.Quả thật mình tìm hiểu là thủ dâm rất tổn hại cho mình nên cố gắng bỏ nó đi,cái gì có hại cho bản thân thì bỏ.Chứ bây giờ mình tranh luận thì rất khó,mình viết đi rồi lại xóa mấy lần rồi,quả thật kiến thức của mình không nhiều
A Di Đà Phật
Bạn thuân dương tử nên lắng nghe lời bạn beonhi.
Nhân Quả thì bình đẳng,tại gia hay xuất gia đều chịu ảnh hưởng.
Trong tinh khí của chúng ta có phước bảo,nên khi chảy ra ngoài sẽ có rất nhiều yêu ma lị mị đến gần hút mùi tinh khí.Ví như bạn nhỏ giọt mật ngọt ra nhà thì tự nhiên sẽ có rất nhiều kiến đến bu lại làm cho nhà rất là bẩn.Nếu như loài người thủ dâm nhiều thì các loài yêu ma sẽ theo mùi dâm khí này đến thế gian này rất là nhiều,chúng sẽ nhập vào tâm người,mượn thân người phá hoại hết thế gian.dâm khí ngập trời thì chánh khí của trời đất sẽ bị mất đi.Khi ấy nhật nguyệt hỗn loạn,trời đất đảo điên,thiên tai khắp nơi,lòng người cũng trở nên kỳ quaí,người không ra người,ma không ra ma.
Tóm lại thủ dâm là đang gọi ma về phá hoại thế gian này.Như vậy mà còn nói là không có tội sao.
Dâm không phải tự nhiên,sinh lý mà là đều từ Nhân Quả,đều là tự mình làm tự mình chịu.Lúc gieo Nhân thì mê muội không biết đến lúc gặt Quả cũng mê muội không biết. Dâm là trộm cướp,nó sẽ trộm cướp đi phước bảo của chúng ta.Vì sao chúng ta lại có Dâm là vì chúng ta từ trong vô thủy kiếp đã gieo cái Nhân trộm cướp,hàng ngày chúng ta nghĩ cách trộm cướp tiền tài,sanh mạng của chúng sanh thì trong tâm địa sẽ sanh ra Dâm để cướp đi phước báo của chúng ta.Tất cả chúng sanh trong lục đạo đều trộm cướp sanh mạng ăn nuốt lẫn nhau cho nên tất cả chúng sanh đều có lòng dâm dục.Không có trộm cướp thì chẳng có lòng dâm dục.
Vì sao lại trộm cướp.Vì mê mất tự tánh của mình,không biết rằng tất cả các pháp đều là huyễn mộng,không thể tìm cầu,không thể nắm bắt.Chỉ có tự tánh là mình,tam giới hư ngụy chẳng có gì thuộc về mình,lại cứ đi nhận những thứ không phải là mình là tự tánh thì chẳng phải là trộm cướp thì gọi là gì.
Trong lúc niệm Phật,thì tập khí dâm dục bạo phát khiến dẫn đến việc thủ dâm.Chẳng nên vì sự thủ dâm này mà sanh ra buồn chán đến mức độ không niệm Phật.Dù thế nào cũng phải niệm Phật,chưa bỏ được thủ dâm cũng phải niệm Phật.Chờ bỏ được mới niệm Phật thì không có ngày đó đâu.Chẳng phải là con không muốn bỏ chỉ vì tập khí,sức lại hèn kém tạm thời chưa bỏ được mong Phật rủ lòng từ bi xót thương nhiếp thọ cho con vẫn được vãng sanh.Bạn chưa bỏ được thủ dâm nhưng vẫn phải biết là có tội,mong Phật chiếu cố cho những lúc hèn kém.Chứ tuyệt đối không được đi tuyên truyền là thủ dâm không tội.
Những ai đang niệm Phật bị dâm tác quaí,hãy bình tĩnh lại.Tuyệt đối không thể vì vài lần thủ dâm mà buồn chán bỏ niệm Phật.Nếu bạn dừng lại thì coi như bạn chính thức bỏ cuộc.Nếu bạn cư tiếp tục niệm Phật,trải qua năm tháng mọi việc sẽ thay đổi.Nhất định phải tin vào sức mạnh của câu Phật hiệu,ngã rồi thì lại đứng lên tiếp tục niệm Phật,cứ đấu đến cùng ,nhất định sẽ vãng sanh.Phải biết dâm có thể in dấu sâu vào trong tàng thức của chúng ta nhưng nó không thể in dấu vào danh hiệu A Di Đà Phật.Cho nên bạn không nên khởi vọng tưởng là hiện nay tôi đang rất dâm,liệu niệm Phật thì có bất kính không.Dâm hay không dâm đều niệm Phật được.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
@ Thuần Dương Tử:
Ý bạn nghĩ sao? Khi bạn thấy có kẻ đi lang thang ở ngoài đường phố, mắt nhìn xuống đất, miệng thì tự lẩm bẩm từ ngày này sang ngày nọ không có ý thức biết gì xung quanh. Như vậy theo bạn thấy kẻ ấy có biết mình điên đảo hay không? Chắc là không đúng không?
Bạn tự thủ dâm cũng vậy thôi. Đối với tâm điên đảo của bạn thì cho là OK không gì cả nhưng sự thật có phải là vậy không? Nếu cho là OK sai với nhân quả thì như vậy tại sao bạn phải lén lút tự thủ dâm? Có phải do tâm bạn mặc cảm thấy hổ thẹn lúc đó hay không?
Thói quen thủ dâm là tâm lý thấp hèn khiến bạn lâu ngày bị dốt trong căn phòng tối, xa lìa ánh sáng trí tuệ lành mạnh mà bạn khó nhận biết ra thôi. Bị bệnh mà không biết mình bị bệnh thì làm sao biết tìm thuốc uống?
Bạn nói: “ví như khi mình soi gương mình mắng chưởi bản thân mình là thứ xấu xa ác độc chắc như thế không có quả báo nhỉ.việc thủ dâm cũng vậy thôi”..
Có ai mà bị điên đảo đến nổi tự soi gường mình mắng chửi bản thân không? Thiệt tình mà nói hết thuốc chữa.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Theo con thấy hiện bây giờ trong 5 món ngũ dục lục trần này:tài,sắc,danh,thực,thùy.Thì sắc dục đứng thứ 2 chỉ sau tiền tài.Vì thời hiện nay tiền tài là món dục mà tâm con người chấp trước nó số một, rồi sau đó con người mói chấp trước món dục sắc tướng hay còn gọi sắc dục,nói về thủ dâm thì con người hiện nay ít nhiều ai chẳng có dính đến thủ dâm,mặc dù ý nghĩ thủ dâm đó chỉ ban đầu thoảng qua thôi nhưng đặc biệt khi có duyên thì nó phát khởi nhanh lắm dâng trào như sóng,đã là phàm phu thì ai mà không bị những ý nghĩ đó lung tung trong đầu,chỉ trừ khi mình thành bậc thánh nhân thì chẳng còn khởi ý niệm thủ dâm trong suy nghĩ của mình nữa,đừng nói Thuần Dương Tử mới có ý niệm thủ dâm trong suy ngĩ của mình ngay cả tôi cũng bị ô nhiễm những tập khí độc đó ở trong tâm niệm mình,lúc khởi tâm động niệm lên cả 2 suy nghĩ tốt xấu đều xuất hiện trong đó có luôn thủ dâm.Tôi cũng biết ý niệm thủ dâm trong đầu mình rất khó chế phục và đặc biệt là mỗi khi tôi đến chùa tụng kinh,niệm Phật,hoặc lạy tượng Phật vào lúc mùa hè nắng nóng,các Phật tử nam,nữ vào chùa lúc ấy cũng nhiều,rất đông nhưng do trời mùa hè nóng nực,một số thiếu nữ ăn mặc có vẻ “mát mẻ”,đôi khi còn quá đà hở hang, chính vì những duyên không bình thường đó đưa đến khiến tôi khởi lên nhiều ý niệm không lành trong đó có ý niệm thủ dâm,nhưng ngay sau đó tôi không thèm để ý đến nó nữa nhưng ý niệm thủ dâm nó vẫn dâng trào cuồn cuộn như sóng ở trong đầu tôi,biết là vậy tôi cứ mặc kệ nó,để cho nó muốn làm sao thì làm,muốn nhảy lung tung để phá rối chánh niệm niệm Phật của tôi thì thôi cứ để cho nó nhảy,tôi biết đó là nghiệp chướng trong vô lượng kiếp đến nay của tôi khi gặp cảnh duyên nó liền nhảy lung tung như vậy,nhưng tôi vẫn cứ niệm Phật không quan tâm để ý đến nó nữa thì tự nhiên nó nhảy lung tung,nó quậy cho đã trong đầu xong rồi tự nhiên nó tan mất thay vào đó là tiếng câu Phật A Di Đà Phật vang vọng lên ở trong suy nghĩ của tôi.Tôi có thắc mắc muốn hỏi tại sao người niệm Phật tâm tán loạn mà khi niệm hồng danh đức Phật tâm tự nhiên lại yên,phải nói là nó không chịu khởi vọng niệm nữa,mặc dù vốn trước đó tâm thường hay loạn,nhảy lung tung và cho con xin hỏi tại sao tiền tài,sắc đẹp tại sao lại có sức hấp dẫn lôi kéo tâm con người bám chặt nó mạnh mẽ đến vậy.Mong mọi người hãy giải thích giúp đỡ con và hồi âm sớm,con xin chân thành cảm ơn nhiều.
A Di Đà Phật
Chào bạn,bạn không còn tán loạn nữa như vậy là có công phu,như tôi đây vẫn còn ở trong tình trạng tán loạn niệm Phật.Tán loạn là vì chưa buộc tâm được vào danh hiệu Phật.Nếu buộc tâm và ý vào danh hiệu Phật thì sẽ không còn tán loạn nữa.Sở dĩ như vậy là vì danh hiệu Phật là tự tánh thanh tịnh của chúng chúng sanh,nếu buộc tâm vào đó thì sẽ xa lìa được các vọng niệm,dần trở về với sự thanh tịnh.
1.xin hỏi tại sao tiền tài,sắc đẹp tại sao lại có sức hấp dẫn lôi kéo tâm con người bám chặt nó mạnh mẽ đến vậy
Thực ra không phải chỉ có tiền sắc mê chúng ta mà là vạn pháp trong thế gian đang mê hoặc chúng ta,tiền chỉ là phần thô chúng ta phát hiện được.Sở dĩ là do chúng ta mê mất tự tánh của chính mình.Do mê tự tánh dẫn đến mê cả vạn pháp.Tự tánh gọi là diệu tánh,giác được rốt ráo diệu tánh này thì gọi là Phật,giác một phần gọi là bồ tát,mê hoặc hoàn toàn thì là phàm phu.Sở dĩ hết thảy chúng sanh mê tự tánh là vì cái tự tánh này nó kỳ diệu,hoàn mỹ đến cùng cực,ví như cô gái xinh đẹp đến cùng cực khiến cho ai nhìn thấy cũng phải mê
Diệu tánh có mặt ở trong tất cả pháp.ở Phật gọi là Phật diệu,ở chúng sanh gọi là chúng sanh diệu,ở vô tình gọi pháp diệu. Phật diệu, chúng sanh diệu, pháp diệu tuy tên gọi khác nhau nhưng đều là 1 cái diệu
Con người vì tiền tài đất đai mà xảy ra chiến tranh lẫn nhau.Vì sao con người có tri giác thông minh như vậy,tiền bạc đất đai là thứ không có tri giác.Tại sao những thứ không có tri giác lại làm mê hoặc những thứ có tri giác,lại làm cho những thứ có tri giác phải đổ máu tranh dành.Là bởi vì trong thứ vô tri giác kia không đơn giản như bạn nghĩ,nó chứa đựng pháp diệu bất khả tư nghị.Do có thần lực của cái diệu bên trong mới làm cho chúng sanh mê hoặc điên đảo như thế. tiền tài đất đai tự nó không có khả năng mê hoặc,thủ phạm cái mê chính là cái diệu ẩn chứa bên trong.
Như nhìn thấy cô gái xinh đẹp,bạn nói mê sắc tướng của cô ta.Nếu vậy khi cô ta đi rồi thì sắc tướng của cô ta không còn nữa thì cái mê phải theo đó mà mất,nhưng khi về nhà vẫn nhớ tới cô ta.Căn thân của người nữ vốn không có năng lực mê được bạn,vì trong thân người nữ có diệu tánh,chính nó mới gây ra cái mê.Diệu tánh này có mặt khắp nơi,không có hình tướng nhưng lại biến hóa mọi thứ có hình tướng,nhảy vào thân người nam thì mê thân người nữ,nhảy vào thân người nữ thì mê thân người nam,nhảy thân heo đực thì mê heo cái.Tột cùng của cái mê chính là mê tự tánh của chính mình,một khi mê tự tánh cho dù có chạy khắp pháp giới cũng bị nó làm cho mê dưới mọi hình thức.
Tiền sắc chỉ là 1 trong vô sô hình thức thôi.Ví như cõi sắc giới,họ chẳng mê tiền,họ lại mê cái hỷ lạc thiền định,vô sắc giới lại mê cảnh đoạn diệt sắc.
Chính vì thế mới có câu kẻ thù lớn nhất của đời mình chính là mình.Không ai có khả năng mê hoặc bạn hơn chính là tự tánh của bạn,thực ra tự tánh không làm mê bạn mà chính bạn mê tự tánh của mình,bởi vì cái tự tánh ấy hoàn mỹ đến cùng cực.
Cho nên muốn phá mê khai ngô phải ngay từ tự tánh của mình,chính là 1 câu A Di Đà Phật,niệm A Di Đà Phật là đang giác tự tánh của mình.Tham cũng là do mê mất tự tánh của mình nên sanh ra tham.Dùng bố thí để đoạn lòng tham vẫn chưa phải rốt ráo,vì thế khi chúng sanh được hưởng phước báo lại sanh tâm tham.Đoạn tham,sân,si thì phải từ ngay trong tự tánh mới là rốt ráo,cho nên 1 câu A Di Đà Phật này mới thực sự giác được diệu tánh.Đã giác diệu tánh thì hết thảy vạn pháp đều không thể làm mê ta được nữa.Chưa giác được diệu tánh vẫn chưa đảm bảo viên mãn.
Bạn tham khảo tại đây
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxY1NDV01fbG41UTA/view?usp=sharing
A Di Đà Phật
Chẳng tranh luận
Chẳng bám chấp
Chẳng kìm hãm
Chẳng để tâm
Nó tự đến
Khắc tự đi
Chỉ niệm Phật
Dẹp chướng duyên.
Con thấy thời gian hiện nay thiền không còn phù hợp với căn tánh của con,nói thật con thấy thiền rất là khó và gian nan hơn là tu niệm Phật cầu vãng sanh cực lạc.Khoảng 1 tuần trước con không dám ngồi thiền một mình ở trong phòng tại nhà mà con thuê để ở.Sau khi thuê mướn phòng này khoảng 2 tuần thì con mới nghe một người bạn của con tên là David Trần đã từng mướn nhà trọ này kể nhà trọ này có con ma rất dữ,mỗi đêm nó thường hay phá phách,làm đổ đồ đạc trong nhà,nếu bạn tu thiền mỗi đêm khoảng 12 giờ tối thì nó sẽ hiện ra với vẻ mặt hung dữ ,thậm chí nếu cảnh giới thiền của bạn không vững thì có thể bị ma nhập dẫn đến “tẩu hỏa nhập ma”,nghe nói vậy con cũng chút e sợ nhưng con là người cứng vía chẳng bao giờ nghe và tin chuyện ma quỷ nên nghe nói vậy con cũng không tin lắm,phải thấy tận mắt con mới dám tin lời nói của bạn con.Con nói với bạn con rằng:” mình đã tu tập thiền định đã hơn 3 năm và mình tin chắc vào công phu thiền định của mình nên bạn đừng có hù dọa mình”.Và con còn nói với bạn con rằng đừng nên tin vào những chuyện ma quỷ chưa chắc chuyện ma quỷ nào cũng là thật đó có khi chỉ là do người ta đồn thổi nên và mình không tin vào những gì mình chưa thấy tận mắt.Nhưng bạn con vẫn cứ quả quyết rằng nhà trọ ấy có ma thật sự và nói với con rằng bạn ấy thề nếu nói láo ra đường sẽ bị xe cán chết,sau đó lại khuyên con nên mướn nhà trọ khác.Nhưng tính con lại kiên định đã mướn rồi thì ở không muốn thay đổi quyết định nên con không nghe lời bạn.Tối đêm hôm đó khoảng 11 giờ rưỡi con đang chuẩn bị ngồi thiền thì thấy xung quanh phòng tự nhiên u ám mặc phòng vẫn mở đèn sáng,con ngồi thiền được khoảng hơn 40 phút thì tự nhiên da thịt cả thân người mình lạnh ngắt,nổi da gà,lúc đó tay chân con cứng đơ không cử động được,miệng cũng không nói được giống như mình bị cái gì nó khống chế vậy,chỉ nói mấp máy vài tiếng ú ớ nho nhỏ .Ngay lúc đó con giảm giác có cái gì đó đang tiến gần lại mình,con cảm thấy lo sợ toát mồ hôi,trong tâm con đang cầu mong Phật ,bồ tát đến cứu.Lúc đó con sợ quá thấy mình đang lạc vào cảnh giới của ma và thấy rất nhiều con ma đang ở xung quanh với gương mặt rất đáng sợ thì tự nhiên con nhớ lấy thánh hiệu Nam mô A Di Đà Phật mà mọi người thường hay nhắc đến và hay nghe qua,con khẩn thiết niệm A Di Đà Phật để mong Phật đến cứu thì bỗng nhiên con cảm thấy có một sự ấm áp dễ chịu từ đâu đến và con nhìn thấy ma tự nhiên bỏ đi đâu mất,cảm giác lo sợ dường như giảm bớt đi,tay chân con có thể cử động lại được,lúc đó trong lòng con vui mừng hớn hở và con niệm Phật suốt cho tới khi trời sáng.Từ đêm hôm đó con không dám tu thiền nữa vì sợ ma nó nhập,nên tối đến con mở đèn sáng hết tất cả phòng,chỗ giường ngủ để tránh ma lại hiện ra quấy phá,vì con nghe bạn con nói ma rất sợ căn phòng nào có ánh sáng mạnh nên ma không chịu nổi phải bỏ đi.Và con rất sợ ngồi thiền một mình nên rủ một số bạn đồng tu thiền của con đến ngồi thiền chung cho đỡ sợ,bạn con nói với 5 năm người ngồi thiền như vậy tối nay ma có hiện ra cũng chả sao,bạn cứ để phòng ánh sáng vừa là được.Con cũng tin tưởng và làm theo lời bạn con nói.Ai ngờ ma lại hiện ra vào lúc 12 giờ ,căn phòng như bị phủ một đám sương u ám,kết quả cả 5 người ngồi thiền bị ma nhập hết,miệng không cử động được chỉ nói mấp máy,tay chân cứng đơ cho đến trời gần sáng thì ma liền rời khỏi,khiến cả 5 người và cả con đều hoảng sợ.Từ ngày hôm đó con không dám ngồi thiền ở căn nhà này nữa và đã phải chuyển đi mướn chỗ khác.Mong quý đạo hữu ở diễn đàn này có ai có cách gì giúp em chứ em không biết phải chọn pháp tu nào để tu nữa ,em đang phân vân giữa tu thiền và tu Tịnh Độ phải chọn cái nào để tu đây, mong mọi người hãy hồi đáp cho em ,tại em thấy pháp môn niệm Phật dễ tu nhưng hành thì thấy không được dễ cho lắm.Kính mong mọi người hướng dẫn chỉ bảo.
Chào bạn,ai căn cơ như nào thì chọn pháp môn tương ứng với căn cơ đó.thiền dành cho bậc thượng căn còn tịnh độ cả ba căn thượng trung hạ đều được.Nhiều vị thiền sư kiêm tu tịnh độ vì đây quả thật là pháp dễ tu dễ hành,giải thoát sanh tử ngay trong 1 đời.Bạn biết đến tịnh độ và phân vân có tu hay không là bạn rất có duyên với tịnh độ rồi.Quả thật pháp tu nào cũng dẫn đến giải thoát nhưng mình cũng nên lượng sức mình,cơ duyên đến thì nên nắm lấy.Quả thật tu tịnh độ rất thù thắng,1 đời thoát sinh tử,được phật a di đà,các vị bồ tát,long thiên thiện thần gia hộ nên ít gặp ma chướng,nếu bạn lo sợ như vậy thì hãy thành tâm niệm phật,các ngài sẽ gia hộ cho bạn.Rất mong bạn tu tịnh độ sớm ngày vãng sanh
A Di Đà Phật
Về vấn đề phương pháp tu hành thì bạn có thể xem tai đây
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxQVU0alhLOEtRQUU/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxR1A1ekIzdV9XUmc/view?usp=sharing
https://www.youtube.com/watch?v=rnUEhOXiE5Y&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt&index=1
1. KHAI THỊ PHẬT HỌC CƠ BẢN-Hòa Thượng Tịnh Không
Vấn đề thứ năm, câu hỏi “Trong xã hội hiện đại, mật tông, thiền tông đều rất thịnh hành. Mật tông thì nói ‘tức thân thành Phật’, thiền tông lại nói ‘minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật’, vậy rốt cuộc việc thành Phật là như thế nào”?
Chữ “Phật” là từ âm tiếng Phạn Ấn Độ mà dịch ra, kỳ thật chữ này có thể đem dịch sang Trung văn, nhưng tại sao lại không dịch? Vì trong trung tâm dịch kinh thời xưa quan niệm có năm loại không dịch. Từ này thuộc về lòng tôn kính nên không dịch. Chỉ có thể dịch âm, ý nghĩa là trí tuệ, giác ngộ. Tuy nhiên hàm ý trong danh từ “Phật” vượt ra ngoài lý giải của chúng ta. Trí tuệ của ngài là trí tuệ viên mãn, giác ngộ của ngài là triệt để giác ngộ. Nói cách khác, đối với cả vũ trụ nhân sinh, thậm chí đến quá khứ vị lai, chân thật không gì không biết, không gì không giác. Phải đạt đến cảnh giới như vậy mới gọi là thành Phật.
Nếu các vị hiểu rõ hàm ý của chữ Phật này thì liền biết “tức thân thành Phật” của mật tông có thể thành được hay không? Ngay trong đời hiện tại, hoặc trong thời gian tu học ngắn ngủi của bạn, bạn có thể tường tận thông suốt được chân tướng của vũ trụ nhân sinh hay không? không hề tường tận là không thể thành Phật. Lời nói của thiền tông so với “tức thân thành Phật” của mật tông, tôi cảm thấy ý nói tiến bộ thêm một chút. Vì nó có điều kiện, điều kiện là minh tâm kiến tánh, kiến tánh mới thành Phật. Ai có thể đạt đến được minh tâm? . Do đây mà biết, tâm chúng ta không minh, hiện tại tâm này bị mê hoặc. Yêu cầu tu học của thiền tông là phá trừ mê hoặc, hồi phục tự tánh. Khi mê, Phật pháp gọi là “tâm”, khi giác ngộ thì gọi là “tánh”. Các vị phải biết “tâm” cùng “tánh” là một thể. Nếu tâm sáng suốt thì gọi là bổn tánh, nhà Phật gọi là “chân như”. Lúc nào bạn đã kiến tánh, minh tâm thì lúc đó gọi bạn là Phật, bạn không còn là phàm phu nữa. Khác biệt giữa phàm phu và Phật ở chỗ này. Phàm phu chúng ta phải mặc áo ăn cơm, Phật Bồ tát cũng mặc áo ăn cơm; phàm phu chúng ta có công việc, Phật Bồ tát mỗi ngày cũng làm việc, trên sự tướng thì không hề khác nhau, khác biệt chính là cảnh giới. Họ có trí tuệ chân thật, chân thật không gì không biết, không gì không thể. Nếu chúng ta hiểu rõ thì liền hiểu được hai câu nói này.
Tuy trong kinh luận, trong chú sớ của đại đức xưa có, nhưng trên thực tế thì tuyệt đối không phải người thông thường có thể làm được. Nói đến “tức thân thành Phật” của mật tông, trong Văn Sao của Ấn Quang đại sư đã nói rất rõ ràng, chúng ta không cần phải bàn nhiều. Trước khi lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ vãng sanh không lâu, tôi có gặp ông, ông cũng là truyền nhân của mật tông, bản thân ông là Kim Cang Thượng sư. Ông rất thành thật nói với tôi: “vào thời đại này, căn cơ để học mật đã không còn nữa”, nói cách khác, học mật nếu muốn ngay đời này thành tựu thì không thể tìm ra. Mật tông không thể thành tựu, thiền tông cũng rất khó tương tự. Kinh Đại Tập, Phật nói: “Thời kỳ mạt pháp chỉ có pháp môn tịnh độ đới nghiệp vãng sanh”, pháp này dễ dàng thành tựu, hơn nữa còn thành tựu ổn định. Chúng ta tuân theo lời giáo huấn của Phật Thích Ca Mâu Ni chính là học sinh tốt của Phật, chăm chỉ nỗ lực niệm Phật, y theo ba kinh một luận của tịnh độ mà tu tập, tương lai nhất định có kết quả tốt đẹp.
Từ xưa đến nay, niệm Phật vãng sanh đã có rất nhiều tướng lạ không thể nghĩ bàn. Những người này biểu hiện rõ ràng để chúng ta xem. Mật tông “tức thân thành Phật”, chúng ta chưa hề thấy qua, cũng không hề nghe nói. Lão cư sĩ Hòang Niệm Tổ cũng không dám nói mình “tức thân thành Phật”. Lão pháp sư Đàm Hư sống đến hơn chín mươi tuổi mới vãng sanh. Sinh tiền ông nói với người rằng ông gặp qua rất nhiều vị thiện tri thức của thiền tông, gặp qua người có được thiền định, nhưng chưa gặp qua người khai ngộ, cũng chính là người “minh tâm kiến tánh”. Không những không thấy qua mà còn không hề nghe nói. Do đây có thể biết, mật và thiền rất khó, tuyệt đối không phải người thông thường có thể thành tựu.
Đại sư tổ thứ sáu thiền tông nói rất hay, đối tượng mà ngài tiếp dẫn là người thượng thượng căn. Chúng ta tự nghĩ xem mình có căn khí thượng thượng căn hay không?. Thế nào gọi là thượng thượng căn? phiền não nhẹ, trí tuệ lớn. Nói cách khác, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước rất ít; sáu căn thông lợi, mắt vừa thấy, tai vừa nghe, thân vừa tiếp xúc liền thông đạt, liền thông suốt, hơn nữa không có sai lầm. Căn tánh như vậy mới xem là người thượng thượng căn, bạn mới có duyên phận tiếp nhận tu học pháp môn này.
Điều kiện của mật tông thì cao hơn. Trong kinh đại thừa, mật tông nói “tức thân thành Phật”, lời nói này cũng không phải giả, học Phật không học mật nhất định không thể thành Phật, có thể thấy được mật rất quan trọng. Mật không phải là bí mật, Phật pháp không có bí mật. Phàm có bí mật, thì đó không phải là việc tốt, tại sao? vì không thể nói với người thì sao là việc tốt được. Phật pháp nói cái mật này là thâm mật, không phải thiển trí, không phải người huệ ít mà có thể lãnh ngộ, cho nên gọi nó là mật. Vậy lúc nào mới có thể chính thức bắt đầu học mật?, pháp đại thừa nói, khi thành Bát Địa Bồ Tát. Liệu bạn đang là Bồ tát địa thứ mấy? Bồ Tát Bát Địa chính thức học mật vì họ đã chứng được bất động địa.
Thông thường chúng ta nói tu hành thành Phật cần phải trải qua ba a tăng kỳ kiếp, người hiện đại gọi con số này là con số thiên văn, không phải tính từ hiện tại, cũng không tính từ đời đời kiếp kiếp trong quá khứ của chúng ta, mà tính từ ngày bạn phá được nhất phẩm vô minh, thấy một phần chân tánh. Rõ ràng hơn, nếu bạn đoạn kiến tư phiền não, siêu việt sáu cõi luân hồi, chứng được quả A La Hán, đã là rất tốt, vậy cũng không tính. Bạn có thể tiến thêm một bước, phá trần sa vô minh siêu việt mười pháp giới, vẫn chưa tính. Cần phải tiến thêm một bước nữa, phá nhất phẩm vô minh, chứng một phần pháp thân, lúc đó bắt đầu tính từ ngày này, thực tế chính là bốn mươi mốt vị pháp thân đại sĩ mà kinh Hoa Nghiêm đã nói. Ba a tăng kỳ kiếp là nói đối với họ, không phải nói với chúng ta, chúng ta không có phần.
Một a tăng kỳ kiếp tu mãn ba mươi ngôi thứ, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, đây là Viên Giáo. A tăng kỳ kiếp thứ hai tu mãn bảy ngôi thứ, từ sơ địa đến thất địa. A tăng kỳ kiếp thứ ba tu mãn ba ngôi thứ, bát địa, cửu địa, thập địa, càng lên cao, càng khó khăn. Vậy Bồ tát Bát Địa, việc tu hành của họ đã tiến vào thời kỳ đầu của ba a tăng kỳ kiếp, lúc này họ mới chính thức học mật, làm gì có phần của chúng ta. Không thể nói truyền cho bạn mấy câu chú, ngày ngày trì chú, học vài thủ ấn thì gọi là học mật. Đó chỉ là hình thức của mật, không phải thật. Những thường thức này chúng ta nhất định phải hiểu, về sau mới không sanh ra quan niệm sai lầm.
A Di Đà Phật
Chào bạn Jennifer Bích Phương
Nếu bạn tự tin vào tự lực bản thân thì có thể dùng cách của các vị thiền sư đó là khi ma quỷ quấy phá liền bình tâm giữ chánh niệm và quán chiếu thân xác là vô thường ma quỷ muốn lấy cũng mặc kệ nó chỉ giữ tâm bình thản mà thôi. Còn nếu không thì dùng tha lực, đó là trước khi ngồi thiền thì niệm Phật 1 lúc cho đỡ sợ rồi bắt đầu thiền định khi mà nó quấy phá liền niệm Phật để nhờ tha lực của Phật mà nó tránh đi.
A Di Đà Phật.
@ Jennifer:
Trích yếu sách Vân Thê Pháp Vựng của đại sư Liên Trì Chu Hoằng đời Minh.
Nếu là kẻ tại gia, biết cõi đời đúng là nhà lửa thì càng phải nên niệm Phật.Nếu ai thông minh, thông hiểu Tịnh Ðộ thì rất nên niệm Phật. Nếu là kẻ ngu si, thô lỗ, không thể làm gì khác, thì thật đúng là nên niệm Phật. Nếu ai trì luật mà Luật lại do Phật chế ra; vì thế, rất nên niệm Phật. Nếu ai đọc kinh thì kinh là do Phật dạy, càng phải nên niệm Phật. Nếu ai tham Thiền, do Thiền là tâm Phật nên càng phải nên niệm Phật. Nếu ai ngộ đạo thì ngộ cần phải được Phật chứng cho, nên càng phải niệm Phật.
Khuyên khắp mọi người hãy cấp bách niệm Phật. Chín phẩm vãng sanh, hoa nở thấy Phật, gặp Phật nghe Pháp, rốt ráo thành Phật, mới biết rằng tâm vốn dĩ là Phật.
* Chỉ cần niệm Phật, tôn xưng, đã thành quy kính. Sáu chữ hay bốn chữ quả thật chẳng sai khác gì. Có điều là do pháp truyền lâu ngày hóa tệ, biến thành lê thê, khua chiêng, thúc trống, như xướng, như ca, thổn thức, rên siết như gào, như quát; thiên nhĩ nghe thấy chẳng buồn bã hay sao? Nhưng dù là xưng danh một cách hoan hỷ hay nóng nảy cũng vẫn gieo trồng nhân lành, quả báo trong tương lai chẳng thể nghĩ bàn. Kẻ phàm tình mê muội, chứ người trí thì biết rõ!
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thực tế đã cho thấy bạn hợp với niệm Phật hơn là Thiền. Thật ra sau này bạn niệm Phật một thời gian thì bạn cũng sẽ thấy rõ niệm Phật chính là Thiền, Phật dạy trong Kinh Đại Tập: Niệm Phật chính là vô thượng thâm diệu thiền. Phật đã chỉ bày chân tướng sự thật như thế thì chúng ta cứ y giáo phụng hành, A Di Đà Phật thẳng một đường mà tiến bạn nhé.
Việc hành trì câu A Di Đà Phật thì bạn nên tham khảo các bài giảng trong các comment phía trên trước, đặc biệt là các bài của HT. Tịnh Không và trên web duongvecoitinh.
Chúc bạn niệm Phật ngày một hoan hỉ và an lạc hơn.
A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật.
Xin hỏi đạo hữu Phương,bạn ngồi thiền có niệm phật không? Nếu ngồi thiền,trong tâm niệm 6 chữ a di đà phật,thì các loài ma quỷ lui tan cả hết.Ở đây tuấn châu nghĩ cách hành thiền của đạo hữu chắc trong tâm luôn lo lắng chuyện trong phòng đó có ma. Giả sử,bạn mướn phòng đó và người bạn của đạo hữu không cho bạn biết phòng đó không có gì hết,phòng đó rất tốt.Thì mọi chuyện sẽ theo hướng khác phải không,vì lúc này trong tâm bạn đâu có nghĩ đến chuyện ma quỷ đâu mà lo sợ. TC luôn tin niệm phật “Nam mô a di đà phật” thì các loài ma quả không dám quấy phá và được chư phật mười phương hộ trì.Thử hỏi ma quỷ nào mà dám đến phá được.
Vài lời chia sẻ theo mình hiểu.Chúc đạo hữu tinh tấn,an lạc.
Nam mô a di đà phật.
Thôi không nói nữa huệ tịnh à, mỗi người đều có lý riêng không ai giống ai cả, bạn cho là có tội thì đừng thủ dâm. Biết sai mà còn làm là không được đâu. Còn mình sống không hổ thẹn không xấu xa là được rồi. Như vậy là quá đủ với 1 phàm phu như mình rồi.
Dám hỏi đạo hữu thuần dương tử lấy gì để tin tưởng mình sống không hổ thẹn,không xấu xa là đã được.Nếu như tử nghĩ rằng 3 nghiệp thân,khẩu,ý của mình đều không làm điều gì sai,3 nghiệp đó thanh tịnh.Tất cả những người phàm phu như chúng ta mà có thể sống không hổ thẹn,không xấu xa thì có thể đủ để thoát khỏi sanh tử chưa.
Dám hỏi bạn thuần dương tử là theo bạn sống như thế nào là không hổ thẹn,không xấu xa.Nếu bạn nghĩ như vậy thì những người phàm phu thật sự đã là người tốt 100% sao,tiêu chuẩn của một người tốt,một người thiện nam tử ,thiện nữ nhân chỉ cần không hổ thẹn với việc mình đã làm chẳng cần quan tâm chuyện đó sai hay đúng,chỉ cho rằng chuyện đó không xấu xa,thì nhân quả theo đó như thế nào chẳng cần biết là đạt tiêu chuẩn của bạn.
Con thấy rằng càng nhẵn nhịn thì làm như họ khinh thường mình…. nếu cố gắng chống trả thì con biết có tôi lắm..con đã nhịn họ đc nữa năm thì họ vẫn ngựa quen đường cũ.. vẫn thít kím chuyện với con… tại sao họ phai làm vậy khi con đã im rồi…con rất mệt mõi trong longg con không khi nào đc vui vẽ… nhà họ thì cứ xát bên… lâu lâu họ lạy làm mk tức bằng những lời lẽ đau long…. chẳng hiểu họ muốn gì…trong khi con đã im lặng và không nói gì tới họ… cho tới khi con không đũ kiên nhẫn và đã đáp lại họ.. mặc dù con biết như vậy là sai… theo thầy con phai làm sao???
Chào bạn Thảo,
Tập khí sân giận của chúng ta không thể trừ trong một lúc được, cần phải kiên trì thực hiện. Bạn đã nhịn được nửa năm, kể là cũng đã rất cố gắng. Khi tâm bạn vẫn còn thấy họ xấu, nhưng ráng nhịn, thì một lúc nào đó, nhịn không nổi nữa thì sẽ bùng lên, mà có khi còn mạnh hơn lúc chưa nhịn.
Người đối với ta hoặc xấu hoặc tốt đều là quả báo mà ta nhận. Bạn hãy tin chắc rằng trong kiếp lâu xa nào đó, bạn và người thân đã từng gieo nhân không tốt, nên giờ gặt quả. Hiểu rõ mình đã từng gieo nhân xấu, giờ người trả quả lại cho mình, thì mình phải nhận thôi. Như vậy thì đâu phải là mình nhịn họ gì, mà chính là, nói theo kiểu thế gian, “có vay, có trả”.
Nếu dùng cách trên mà bạn cũng không thể dập được cơn giận của mình thì thử cách tiếp theo đây. Phật dạy, dùng tâm từ bi mà chế ngự tâm sân. Trong hoàn cảnh của bạn, hãy thường khởi nghĩ, họ vì vô minh mà có những hành động làm tổn thương người khác như vậy, theo nhân quả, bạn biết rõ họ sẽ có ngày lãnh quả báo(giống như quả báo bạn đang nhận vậy), mà bạn hiểu rõ bạn đang khổ sở, tức tối thế nào, thì từ đó hãy khởi tâm thương họ sẽ bị quả báo, khi khởi tâm từ thì tâm sân sẽ không còn nữa, bạn sẽ chẳng còn muốn đôi co với họ làm gì nữa.
Hoặc bạn hãy thường chú tâm niệm danh hiệu Phật, nhờ công đức của danh hiệu Phật mà bạn dần dần giảm được tâm sân. Để có hiệu quả thì then chốt ở nơi chú tâm, chí thành, chứ không niệm suông ở miệng.
Nói chung là có một số phương pháp như thế, cách nào bạn thấy làm được thì hãy thực hành.
Chúc bạn sớm an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
“trong khi con đã im lặng và không nói gì tới họ… cho tới khi con không đũ kiên nhẫn và đã đáp lại họ..”
Nếu được người khen thì chúng ta nghe khoái cái lỗ tai. Khi bị người chê, kím chuyện thì chúng ta nghe bực bội bực tức trong lòng.
Tập khí thói quen trong sát na phản ứng đối đãi của chúng ta rất nặng nề, hãy cố gắng nhớ siêng năng niệm Phật là hơn hết. Niệm Phật không cần để ý đến nhẫn nhịn hay thêm bớt gì cả. Nếu có thêm bớt cũng chỉ là tập khí thói quen còn mang tâm niệm tự lực khi niệm Phật hay tu hành của chúng ta.
————————
9) Kinh QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ chép rằng: “Quang minh soi chiếu khắp mười phương thế giới, thâu nhiếp không rời các chúng sinh niệm Phật ”. Quang minh của Đức A Di Đà chỉ soi chiếu người niệm Phật, chẳng soi chiếu người tu các hạnh khác. Bởi thế người cầu sinh sang cõi Cực Lạc phải biết Niệm Phật là trọng yếu.
10) Bổn Nguyện thâm trọng sau năm kiếp tư duy chép trong kinh PHẬT THUYẾT VÔ LƯỢNG THỌ là: “Chẳng kể thiện hay ác, chẳng quản trì giới hay phá giới, chẳng tính tại gia hay xuất gia, chẳng luận có trí hay không có trí. Chỉ pháp Đại Bi Bình Đẳng, nay đã thành Phật ”. Trụ vào cái Tâm Tha Lực ( nguyện lực của Đức A Di Đà) mà Niệm Phật thì chỉ trong khoảnh khắc, đã được dự vào sự nhiếp thọ của Đức Phật A Di Đà.
11) Niệm Phật không có hình thức. Ngoài việc xưng Danh hiệu, không có hình thức. Ngoài việc xưng Danh hiệu, không có hình thức gì cả.
12) Niệm Phật hoàn toàn không có hình thức. Chỉ cần biết rằng: “Hễ xưng Danh hiệu Đức Phật A Di Đà thì được sinh sang cõi Cực Lạc ”, do đó chí tâm niệm Phật để cầu vãng sinh.
13) Niệm Phật lấy không hình thức làm hình thức. Chỉ biết rằng thường niệm Phật thì đến lúc lâm chung nhất định Phật lai nghinh mà vãng sinh sang cõi Cực Lạc.
14) Vấn đề niệm Phật tuy có nhiều ý nghĩa, nhưng xưng Lục Tự Hồng Danh ( NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ) thì đã bao hàm tất cả.
29) Không cần để ý đến vọng niệm, tán loạn… mà chỉ chuyên cần xưng Danh hiệu. Nếu thường xưng Danh hiệu thì do công đức của Phật Danh, vọng niệm tự dừng, tán loạn tự yên, tam nghiệp (thân, khẩu, ý) tự điều hòa, nguyện tâm tự phát. Bởi thế:
“ Khi nguyện tâm còn yếu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tâm tán loạn nhiều, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi vọng niệm sinh khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thiện tâm phát sinh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi bất tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thanh tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm còn thiếu kém, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm hiện khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm thành tựu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật ”.
Đây là phương tiện để chắc chắn được vãng sinh, xin ghi khắc vào tâm can chớ quên.
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Ngô Bảo Thảo,
Sân hận có ngoại sân và nội sân.
*Ngoại sân: bạn dùng thân, khẩu của mình để ứng phó, đối đáp, chống trả lại những điều, những hành vi của người đối diện đã khiến bạn khó chịu, không thích, hay bị tổn thương… Ngoại sân thường dễ phát hiện, bởi nó hiện ra bên ngoài=thân, khẩu bị uế nhiễm.
*Nội sân: bạn dồn nén tất cả những bực dọc, uất ức, thù hận trong tâm và cố gắng không để chúng bộc lộ ra bên ngoài. Nội sân rất khó phát hiện, bởi chúng ta dễ lầm tưởng mình cao thượng, mình nhẫn giỏi, thực tế ý của chúng ta đã bị uế nhiễm.
Cả hai trường hợp này đều rất nguy hại cho bạn, bởi hoặc ngay lập tức bạn sẽ khiến người đối diện bị tổn thương bằng chính thân, khẩu của bạn; hoặc bạn sẽ bị ức chế tinh thần (do tâm bị dồn nén tới đỉnh điểm) và khiến tính cách của bản thân trở nên cộc cằn, vũ phu, thô thiển và ác độc lúc nào mà bạn không hề hay biết hay trở thành người lập dị, tự kỷ ám thị hay tâm thần phân liệt.
*Đối trị tâm sân hận là khó vô cùng, bởi sân hận là bệnh lớn của chúng sanh chúng ta. Muốn đối trị được tâm sân và đối trị tận gốc bạn phải truy tìm được cái nhân gây sân nộ. Nhân đó là gì? Là sự tự ti và tự đại. Tự ti là: bạn luôn cảm thấy mình thấp, nhỏ, yếu kém, thua thiệt, không bằng người nên bạn luôn phải tìm cách để che dấu, phủ lấp những yếu kém đó để người khác không nhìn ra sự yếu kém của bạn và nghĩ rằng bạn cũng chẳng thua kém người. Vì lý do này mà trong cuộc sống bạn luôn phải gồng mình lên để đối phó với mọi người, mọi hoàn cảnh; Tự đại: còn gọi là cống cao ngã mạn, nghĩa là bạn luôn thấy mọi người thua kém mình, chẳng ai giỏi, thông minh, ưu tú bằng mình, từ đó hễ ai làm trái ý bạn, không đúng quỹ đạo của bạn, bạn lập tức nổi sân.
Cả hai trường hợp tự ti và tự đại đều là bệnh tự ngã khiến cho tâm của bạn luôn bất ổn vì bạn luôn phải tìm cách đối phó với người, với đời, với hoàn cảnh…
*Những gì bạn đang làm trong thời gian qua chính là mầm mống của bệnh tự ngã trong bạn đang trỗi dậy và nguy cơ bùng nổ sẽ vô cùng dữ dội và sẽ vượt qua tầm kiểm soát của chính bạn.
*Nhẫn nhục của người đời: là im lặng, dồn nén những uất hận vào trong lòng, để chúng một nơi, khi nào có cơ hội sẽ thanh toán một thể.
*Nhẫn nhục trong đạo Phật: là không vướng chấp vào những ác duyên và thiện duyên, nghĩa là khi đối những cảnh huống đó, ví thử đối cảnh ác duyên: thường khởi tâm từ bi, quán chiếu những ác duyên là những biểu pháp giúp mình cảnh tỉnh thân, khẩu, ý để tu học, không phạm, không để những ác duyên lôi kéo, chi phối cũng như không tán thán, không phê phán hay tìm cách tán phát những ác duyên đó, kế đó là sửa đổi chính mình, buông xả tất thảy những ác duyên này.
*Bạn không đối đáp lại người, đó mới là bạn muốn buông chứ chưa thực xả, nói khác đi: bạn có nhẫn nhưng còn thấy mình bị hạ nhục. Nhẫn nhục không phải là sự dồn nén và chịu đựng; trái lại là sự buông xả. Buông là không nắm; xả là không giữ. Không nắm giữ những sai quấy của người, tâm từ sẽ hiện tiền. Người luôn sống với tâm từ bi là người đang giữ giới, đang trì giới. Nhờ giữ, trì giới nên tâm luôn an định; nhờ luôn an định mà trí tuệ khai sáng.
*Như vậy chỉ một hạnh nhẫn nhục nhưng bạn đã thành tựu cả 3: Giới-Định-Tuệ.
Người giúp bạn thành tựu 3 giới đó vốn chẳng phải kẻ thù, mà họ là đại thiện tri thức của bạn. Với họ bạn nên biết ơn chứ chẳng nên sanh oán thù.
Quán chiếu và thường quán được như vậy là bạn đang tu, và thực tu, chứ chẳng phải ngồi trước bàn thờ Phật, ngồi giữa đạo tràng, niệm Phật, hay tụng kinh gõ mõ, trì chú mới là tu.
Tu hay không tu ở chính nơi tâm bạn, chẳng ở nơi người.
TN